PHƯƠNG PHÁP LÀM CÁC LOẠI THƠTrước tiên chúng ta đề cập đến một loại hình khá phổ biến VĂN VẦN Cần phân biệt Thơ với Văn Vần, vì văn vần chỉ đơn giản là những câu văn ngăn ngắn, được li
Trang 1DẬY HỌC LÀM THƠ
TẠI SAO TA CẦN ĐỌC THƠ VÀ LÀM THƠ ?
Lá Phong chuyển màu vào thu
THƠ là một loại hình nghệ thuật của ngôn từ, âm thanh của thơ có vần có điệu nhịp nhàng Lời lẽ của thơ ngắn gọn, hàm chứa, xúc tích Một bài thơ hay có thể làm người đọc rung cảm bởi tiết tấu, bởi nội dung, bởi hình thức thể hiện.
Giá trị nghệ thuật của Thơ làm người đọc vui thích vì cái hay, cái đẹp của ngôn
từ Đọc thơ hay, người đọc có xúc cảm nghệ thuật, cảm nhận được Cái Đẹp Tinh Thần, tạo thói quen nhận thức những giá trị tinh thần trong cuộc sống, dần loại bỏ khuynh hướng thực dụng, tôn vinh những giá trị vật chất đơn thuần, khiến con người sa đoạ trong vật chất Có thể làm thơ hay, người sáng tác thơ dần làm phong phú tâm hồn mình bởi những quan sát, thấu hiểu để có thể phô diễn một cách biểu cảm, sâu sắc và tinh tế những tình huống, cảm xúc trước cuộc đời, từ đó dần nâng tâm hồn mình thăng hoa lên, trên nấc thang tiến hoá của sự sống.
Về hình thức, Thơ có nhiều thể loại, chúng ta có thể kể đến những loại thơ đã được biết đến như : Đường Luật (Thất Ngôn Bát Cú), Lục Bát, Song Thất Lục Bát, Thất Ngôn, Ngũ Ngôn, Tứ Tuyệt v.v Sau này chúng ta có thêm Thơ Tự Do.
Trang 2PHƯƠNG PHÁP LÀM CÁC LOẠI THƠ
Trước tiên chúng ta đề cập đến một loại hình khá phổ biến
VĂN VẦN
Cần phân biệt Thơ với Văn Vần, vì văn vần chỉ đơn giản là những câu văn ngăn ngắn, được liên kết với nhau có vần, có điệu nhằm thể hiện một nội dung nào đó, mà không mang tính nghệ thuật như THƠ.
Ví dụ : Các bài văn vần dành cho trẻ em, ngắn gọn, vui vẻ, dễ nhớ
Hôm nay trời nắng chang chang Mèo con đi học chẳng mang thứ gì Chỉ mang một cái bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con Hoặc các bài Ca Dao như :
B ồng bồng cõng chồng đi chơi
Đi qua chỗ lội đánh rơi mất chồng Chị em ơi cho tôi mượn cái gàu sồng
Để tôi tát nước vớt chồng tôi lên
Chúng ta thường gặp các loại bài văn vần như thế và không nên nhầm lẫn với Thơ
Trang 3ĐƯỜNG LUẬT (THẤT NGÔN BÁT CÚ)
Đường Luật là một loại thơ cổ Các thi sĩ Việt Nam ngày xưa thường hay sáng tác theo thể loại này.
Thơ Đường Luật (Có tám câu, mỗi câu có bảy chữ ) tuân theo các quy định về luật Bằng Trắc , luật Đối Ngẫu và Vần, Nói chung là Niêm Luật.
· Luật Bằng Trắc
Bằng là những từ có dấu huyền và không dấu Trắc là những từ có dấu sắc, hỏi, ngã,
nặng Ký hiệu Trắc là T, bằng là B.
Từ thứ hai của câu thứ nhất nếu là T, từ thứ bảy của câu thứ nhất là B, thì bài thơ là luật Trắc vần Bằng Ngược lại, từ thứ hai của câu thứ nhất là B, từ thứ bảy của câu thứ nhất là T, thì bài thơ là luật Bằng vần Trắc
Từ câu thứ hai đến câu thứ tám, tuân theo quy luật :
Nhất, tam , ngũ bất luận
Nhị, tứ, lục phân minh
Nghĩa là từ ở vị trí một, ba, năm không nhất thiết phải theo luật bằng trắc Nhưng từ ở vị trí hai, bốn, sáu buộc phải theo luật cân đối bằng trắc ( Nếu từ ở giữa (số bốn) là Trắc thì hai từ ở
vị trí số hai và sáu phải là Bằng (và ngược lại).
·
Luật Đối Ngẫu
Trong tám câu của bài thơ thì câu thứ ba và câu thứ tư, câu thứ năm và câu thứ sáu đối nhau cả về hình thức lẫn nội dung.
· Vần
Vần gieo ở cuối các câu một, hai, bốn, sáu, tám thì buộc phải cùng âm với nhau, hoặc na
ná giống nhau Cuối các câu ba, năm, bảy thì có thanh ngược lại
Thơ Đường có thể làm theo các loại :
Luật Trắc vần Bằng
Đơn cử một bài thơ luật Trắc vần Bằng của Bà Huyên Thanh Quan
QUA ĐÈO NGANG
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
T T B B T T B
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
B T B B
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
B T B T
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
T B T B
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
T B T T
Thương nhà mỏi miệng cái da da
B T B B
Trang 4Ngừng đây ngắm cảnh trời non nước
B T B T
Một mảnh tình riêng, ta với ta
T B T B
Đối nhau về hình thức
Câu thứ ba và câu thứ tư
B B T T B B T
T T B B T T B
Câu thứ năm và câu thứ sáu
T T B B B T T
B B T T T B B
Đối nhau về nội dung
Câu thứ ba và câu thứ tư
Lom khom đối với Lác đác, dưới núi đối với bên sông
Tiều vài chú đối với Chợ mấy nhà
Câu thứ năm và câu thứ sáu
Nhớ nước đối với Thương nhà, đau lòng đối với mỏi miệng
Con Quốc Quốc đối với Cái Gia Gia
ĐÈO NGANG
Luật Bằng vần Bằng
Ví dụ : Một bài thơ nổi tiếng của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến
THU ĐIẾU
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Trang 5B B T T T B B
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
T B T B
Sóng biếc đưa làn hơi gợn tÍ
T B T T
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
B T B B
Tầng mây lơ lửng trời trong vắt
B T B T
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
T B T B
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
T B T T
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
B T B B
Đối nhau về hình thức
Câu thứ ba và câu thứ tư
T T B B B T T
T B T T T B B
Câu thứ năm và câu thứ sáu
B B B T B B T
T T B B T T B
Đối nhau về nội dung
Câu thứ ba và câu thứ tư
Sóng biếc đối với Lá vàng; đưa làn đối với trước gió
Hơi gợn tí đối với khẽ đưa vèo
Câu thứ năm và câu thứ sáu
Từng mây đối với Ngõ trúc; lơ lửng đối với quanh co
Trời trong vắt đối với Khách vắng teo
Trang 6NGUYỄN KHUYẾN CÂU CÁ
Trong bố cục thơ Đường, hai câu đầu : Giới thiệu đề tài, bốn câu kế tiếp : triển khai nội dung, hai câu cuối : kết luận
Thơ Đường Luật là một thể loại thơ khó làm và khó hay, bởi quy luật chặt chẽ về âm vận, ứng đối và bố cục một bài phải gói gọn trong tám câu Thi sĩ nào dám chọn thể thơ này để làm là chấp nhận thử thách tài năng của mình, nếu thành công (sáng tác được một bài thơ hay) thì điều đó chứng tỏ được sự tài giỏi và tinh tế trong văn chương của họ
THƠ LỤC BÁT
Thơ Lục Bát là thể thơ quy định hai câu liên tiếp một câu sáu chữ, một câu tám chữ và số câu thì không giới hạn Thơ Lục Bát nổi tiếng bởi tác
Hào NGUYỄN DU Thơ Lục Bát là một thể thơ rất dễ làm bởi luật thơ rất đơn giản và tự do Do không quy định bắt buộc về số câu trong bài thơ, nên
bố cục được “mở” cho người làm thơ Ngoài ra, các âm bắt vần cho hai câu không bắt buộc phải khớp với nhau một cách chặt chẽ, bởi một âm na ná tương tự cũng có thể chấp nhận được
Trang 7Nguyên tắc thơ lục bát
Âm của chữ thứ 6 của câu số 6 vần với âm của chữ thứ 6 của câu số 8 Chữ thứ 8 của câu số 8 vần với chữ thứ 6 của câu thứ 6 tiếp theo Chữ thứ 6 của câu thứ 8 tiếp theo vần với chữ thứ 6 của câu thứ 6 kế trên Chữ thứ 8 của câu thứ 8 này vần với chữ thứ 6 của câu thứ 6 tiếp theo v.v…
Mô hình thơ lục bát như sau
1 2 3 4 5 6 7 8
Trích đoạn thơ Kim Vân Kiều (Đoạn Trường Tân Thanh) của Nguyễn
Du để minh hoạ thơ lục bát
………
Trang 8Qua đoạn thơ trên, chúng ta thấy âm vận trong thơ lục bát không quá khắt khe Nếu khi thuận lợi cho ý thơ, có thể sử dụng âm vần nhau một cách chặt chẽ như : Nga, là – Vân, thần, phân Nhưng cũng có thể sử dụng những
âm tương tợ để hợp với ý câu, như : mười, vời, nở…
Thơ lục bát là thể loại thơ dễ làm, nhưng không vì thế mà nó kém giá trị sử dụng Với tài văn chương của những thi sĩ hàng đầu, các tác giả vẫn có thể tạo nên những tác phẩm thơ tuyệt bút
THƠ THẤT NGÔN
Thất Ngôn là thể loại Thơ mỗi câu có bẩy chữ, số lượng câu không giới hạn cách gieo vần trong thơ Thất Ngôn cũng rất đơn giản và “thoáng”
có nghĩa là vần na ná tương tự cũng có thể chấp nhận được, miễn là đọc lên nghe xuôi tai, không chỏi là được
QUY LUẬT
Hai câu đầu tiên bắt buộc : Chữ cuối của câu thứ nhất vần với chữ cuối của câu thứ hai (thường là âm Bằng)
Câu thứ ba, âm cuối là vần Trắc
Câu thứ tư, âm cuối là vần Bằng
Sau đó cứ một câu vần Trắc lại một câu vần Bằng
Trang 9MÔ HÌNH THƠ THẤT NGÔN
1 2 3 4 5 6 7
1 2 3 4 5 6 7
1 2 3 4 5 6 7
1 2 3 4 5 6 7
1 2 3 4 5 6 7
1 2 3 4 5 6 7
1 2 3 4 5 6 7
Một bài thơ minh hoạ :
Tình ơi, em đã bao nhiêu tuổi
Ai gõ vào tim từng tiếng đập
Em là Thiên Sứ đem ánh sáng
THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT
Giống như thể loại thơ Thất Ngôn, nhưng Thất Ngôn Tứ Tuyệt là thơ chỉ có bốn câu Sự khác biệt của thể loại thơ này là bố cục bài thơ được gói gọn trong bốn câu, còn quy luật thì cũng giống như thơ Thất Ngôn
Ví dụ một bài thơ thuộc thể loại này :
Trăng non đương độ rồi trăng khuyết Trong mắt em
THƠ THẤT NGÔN& THẤT NGÔN TỨ TUYỆT
Trang 10Đây là cách làm thơ phối hợp hai thể loại Thất Ngôn lại với nhau.
Ví dụ một bài thơ minh hoạ :
TRỞ LẠI
Cho tôi trở lại mái chùa xưa
Với ngói rêu phong đã mấy mùa
Với cả hồ sen hương bát ngát
Với chiều tịch mịch tiếng chuông đưa
Cho tôi trở lại mái chùa xưa
Trở lại giòng sông mát bóng dừa
Trở lại đồi thông vang tiếng gió
Có rặng hoa vàng ngủ giữa trưa
Cho tôi trở lại mái chùa xưa
Dầu đã phong trần trải nắng mưa
Dẫu lớp sóng đời ô tuổi ngọc
Dẫu bao cay đắng nếm chưa vừa
Trang 11Cho tôi trở lại ngày thơ ấu Nhặt lá bên hiên quét cổng chùa Tôi học bài kinh quên từ độ Xuôi dòng thế tục nếm cay chua
Cho tôi trả lại Người – nhân thế -
Trả những oan khiên, những nợ nần
Trả những lợi danh và phú quý
Trả tình yêu lại kẻ Tình Chân
Cho tôi góp lại muôn lầm lỗi Làm gói hành trang trở lại chùa Cho tôi kính cẩn dâng Chư Phật
Lễ vật tâm thành đắt giá mua
Cho tôi xin được yên nghỉ mãi
Dưới rặng thông ngàn vướng vít mây
Cho hồn tôi quyện hồn cỏ dại
Thênh thang cánh gió hướng trời Tây
thơ còn lại làm theo thể Thất Ngôn
THƠ SONG THẤT LỤC BÁT
Song Thất Lục Bát là loại thơ gồm hai câu bẩy chữ, một câu sáu và một câu tám chữ Mỗi khổ thơ có bốn câu như vậy và không hạn chế số khổ thơ Quy luật và âm vận được phối hợp như sau :
1 2 3 4 5 6 7
1 2 3 4 5 6 7
1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6 7 8
Ví dụ hai khổ thơ minh hoạ :
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Trang 12Xanh kia thăm thẳm từng trên
THƠ NGŨ NGÔN
Ngũ ngôn là thể loại thơ năm chữ, không hạn chế số câu Quy luật thơ như sau :
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
…………
Chữ cuối của câu đầu là vần trắc, chữ cuối của câu tiếp theo là vần Bằng Sau đó cứ một câu vần Trắc, một câu vần Bằng…
Ví dụ minh hoạ :
Mùa Vu Lan năm ngoái
Em cài lên áo mới
Mùa Vu lan năm ấy
Em đi trên mộng ước
Mùa Vu Lan năm ấy
Như mặt trời rực rỡ
Cho mùa xuân em tươi
Trang 13THƠ TỨ NGÔN
Thơ Tứ Ngôn là loại thơ bốn chữ Giống như các loại thơ khác, mỗi khổ thơ gồm 4 câu , nhưng tuỳ theo bố cục bài thơ, ý thơ mà số câu nhiều ít khác nhau
Chữ cuối các câu 2, 3, 6, 7,… là âm Bằng và vần với nhau Chữ cuối các câu 1, 4, 5, 8, 9, …là vần Trắc Nói chung, từ câu thứ hai trở đi, cứ 2 câu âm Bằng lại kèm 2 câu âm Trắc…
Quy luật thơ bốn chữ :
1 2 3 4
1 2 3 4
1 2 3 4
1 2 3 4
Ví dụ minh hoạ Trong phòng hương toả
Trang 14Hương khói quyện hoà
Như ta quấn quýt
Anh là khói thuốc
Cùng nhau chấp cánh
THƠ LỤC NGÔN
Thơ lục ngôn là thơ sáu chữ Quy luật thơ không khó lắm, nhưng làm theo thể loại này, thơ khó hay, trừ khi nhà thơ phải thật tài năng
Luật thơ : Chữ cuối các câu 1 và các câu chẵn 2, 4, 6, 8…thuộc âm Bằng câu lẻ 3, 5, 7,…thuộc âm Trắc Chữ thứ tư của câu dưới thường vần với chữ thứ 6 của câu trên
1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6
Ví dụ minh hoạ :
Tôi yêu tuổi thơ trong trắng
Tôi yêu chùm hoa hoang dã
Tôi yêu trời xanh màu áo
Tôi yêu giòng sông mây trắng
Trang 15Tôi yêu bàn tay thân ái
THƠ BÁT NGÔN
Thơ bát ngôn là thơ tám chữ Cách gieo vần cho thơ giống thơ Tứ ngôn như sau :
Chữ cuối các câu 2, 3, 6, 7,….âm Bằng, chữ cuối các câu 1, 4, 5, 8, 9…âm trắc Nói chung, sau câu 2, 3, cứ cách 2 câu âm trắc lại là 2 câu âm bằng
1 2 3 4 5 6 7 8
1 2 3 4 5 6 7 8
1 2 3 4 5 6 7 8
1 2 3 4 5 6 7 8
Ví dụ minh hoạ
… Tình như gió bắt đầu cơn bão nổi
Tình nồng thắm mặn mà hoa đương độ
Gió đưa thuyền về bến sông kỳ ngộ
Không biết nữa Thiên Đường Hay Địa Ngục
Trang 16THƠ TỰ DO
Thơ tự do là thể loại thơ không quy định bắt buộc số chữ trong câu, số câu trong một bài, cũng không quy định âm luật cho bài thơ Vì vậy, thơ tự
do tuỳ thuộc vào sự gieo vần ngẫu hứng của tác giả
Ngày nay , nhiều người tưởng mình làm “thơ tự do” nhưng thực ra chỉ
là sự ghép nối những câu văn xuôi ngăn ngắn, bởi vì Thơ chỉ được gọi là Thơ khi đọc lên có vần có điệu, cho dù đó là thơ tự do đi nữa
Ví dụ minh hoạ :
NẰM BÊN TRÁI
Anh có cái đầu
và một trái tim Cái đầu ở giữa nhưng trái tim không chịu nằm ở giữa Cái đầu dùng công lý xét soi
nhưng trái tim có lý lẽ riêng của nó
Nó không cần sự biết điều hợp lý
Nó tự do như gió như mây, như cánh chim Hải Âu thênh thang trên những giải núi non
hùng vĩ
Có những khi cái đầu reo vui thì trái tim rên rỉ
Trang 17Cái đầu nói đúng thì nó bảo sai, cái đầu muốn thôi
thì nó bảo rằng cứ nữa
Ôi trái tim
nó che dấu bao nhiêu điều kỳ bí
Mà cái đầu không bao giờ hiểu được đến nơi
Chàng hoa tiêu ở trên phải nghe lệnh ông chủ điên cuồng ở dưới
Bởi vì khi cái đầu bóp nát trái tim
thì có nghĩa là nó theo nhau về nơi chín suối Khi anh nói yêu em
đó là điều nghịch lý Nhưng biết làm sao được
vì tim anh nằm bên trái
Em ơi !
Muốn làm thơ hay, các bạn phải có ý tưởng mới lạ, hoặc cái nhìn mới
lạ về những sự vật, sự việc quen thuộc Ngoài ra bạn phải có bố cục hay, tìm từ đắt giá
Một bài thơ lý tưởng, là bài thơ làm cho người đọc có cảm xúc sâu sắc
và ấn tượng khó phai với bài thơ đó
Chúc các bạn thành công, sáng tác được những vần thơ tuyệt diệu