1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mô đun 9 XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 36 TUỔI

23 7,5K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 399 KB

Nội dung

- Khi bạn thực hiện các hoạt động trong module MN 9, bạn sẽ tìm hiểu về cách tổ chức các hoạt động trong môi trưởng giáo dục dành cho trẻ từ 3-6 tuổi cũng như tìm ra cách thức xây dựng m

Trang 1

MODULE MN 9

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 3-6 TUỔI

Trang 2

A.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN:

- Môi trưởng giáo dục có ảnh hưởng, tác động đến trẻ từ 3 - 6 tuổi rất lớn và có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách toàn diện của mỗi cá nhân trẻ Trong module này, bạn sẽ tìm hiểu tác động của môi trưởng và hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi từ 3 - 6 tuổi

- Khi bạn thực hiện các hoạt động trong module MN 9, bạn sẽ tìm hiểu về cách tổ chức các hoạt động trong môi trưởng giáo dục dành cho trẻ từ 3-6 tuổi cũng như tìm ra cách thức xây dựng môi trưởng giáo dục hiệu quả với những điều kiện nhất định để trẻ được hoạt động cá nhân nhiều hơn,

tự do khám phá theo ý thích và khả năng của mình Đặc biệt, bạn sẽ biết cách xây dựng các góc và

tổ chức hoạt động trong các góc với các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương và của môi trưởng

thiên nhiên gần gũi nhằm giúp trẻ 3 - 6 tuổi phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần, thực

hiện chương trình Giáo dục mầm non ban hành năm 2009 đạt hiệu quả chất lượng

B.MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung:

- Học viên biết vận dung lí luận và thực tiễn để xây dựng được môi trưởng giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ từ 3 - 6 tuổi, phù hợp với thực tiễn của địa phuơng, nhà trưởng nhằm phát triển toàn diện Về năm lĩnh vực: Nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội và thẩm mĩ cho trẻ, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

2 Mục tiêu cụ thể:

- Sau khi học module này, bạn có thể:

2.1.Về kiến thức:

- Xác định các đặc điểm, quy luật phát triển tâm sinh lí của trẻ từ 3- 6 tuổi

- Nêu được vai trò, nguyên lắc xây dựng môi trưởng giáo dục cho trẻ trong độ tuổi từ 3 - 6 tuổi

- Trình bày được cách xây dựng môi trưởng giáo dục tích cực cho trẻ trong độ tuổi từ 3 - 6 tuổi

2.2 Về kỹ năng:

- Biết tổ chức sắp xếp môi trưởng giáo dục cho Trẻ từ 3 - 6 tuổi hoạt động

- Sử dụng các vật liệu sẵn có ở địa phương nhà trưởng để xây dựng môi trưởng hoạt động trong lớp cho trẻ phù hợp; tận dụng các thiết bị chơi ngoài trởi để trẻ vui chơi học tập

- Sử dụng môi trưởng sẵn có xung quanh lớp học để giúp trẻ trong độ tuổi

từ 3 - 6 tuổi phát triển toàn diện.

2.3 Về thái độ:

- Rèn luyện khả năng tự học để có những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong việc xây dựng môi trưởng giáo dục cho trẻ trong độ tuổi từ 3 - 6 tuổi

- Có ý thức bố sung, điều chỉnh việc làm hàng ngày để tổ chức môi trưởng cho trẻ trong độ tuổi

từ 3 - 6 tuổi hoạt động ngày càng phong phú và hấp dẫn

- Có ý thức tự giác sưu tầm, tận dụng và sử dụng các nguyên vật liệu, phế liệu để làm đồ dùng

đồ chơi cho trẻ hoạt động

C.NỘI DUNG:

*Nội dung 1:

Trang 3

ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ TỪ 3-6 TUỔI

* Hoạt động: Tìm hiểu hoạt động chủ đạo của trẻ từ 3 - 6 tuổi.

Bạn hãy đánh dấu X vào phương án mà bạn cho là đúng.

chắn

1 Hoạt động chủ đạo của trẻ từ 3-6 tuổi là hoạt động với đồ

vật.

2 Hoạt động chủ đạo của trẻ từ 3-6 tuổi là hoạt động vui chơi.

3 Câu nói “Trẻ học bằng chơi” đúng hay sai? X

- Để nắm bắt được những đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ từ 3 - 6 tuổi, mởi bạn tham khảo thêm những thông tin sau đây

* Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ từ 3-6 tuổi

Trẻ chơi mà học, học qua chơi là một đặc điểm cơ bản và cốt lõi nhất của trẻ từ 3 - 6 tuổi và hoạt động vui chơi của Trẻ biểu hiện ở những đặc điểm sau:

Trong độ tuổi này, khi chơi trò chơi, Trẻ thực hiện các hành động không nhằm tạo ra sản phẩm, không nhằm dạt kết quả mà nhằm tái tạo lại quá trình, nội dung của hoạt động

Ví dụ: Khi đóng vai đầu bếp, trẻ thực hiện các hành động chơi theo đứng trình tụ có trong thực tiễn như: Đầu tiên phải đi mua thực phẩm, thái rau, thịt xong mới cho vào nấu, chứ không theo trình tự ngược lại Khi chơi, trẻ không bắt buộc phải thực hiện các phương thức hành động và thao tác như thật Trẻ có thể dùng các đồ chơi thay thế cho các đồ vật thật

Ví dụ: Trẻ có thể dùng que để làm kiêm tiêm của cô y tá, dùng các động tác mô phỏng để diễn tả hành động của chú lái xe

Khi trẻ chơi sắm vai, trẻ nhâp vai một ngưởi lớn nào đó, tái tạo lại cuộc sống, hoạt động và các mối quan hệ của ngưởi đó với mọi ngưởi

Ví dụ: Khi trẻ đóng vai bác sĩ thì trẻ tái tạo lại công việc của bác sĩ như khám bệnh, hỏi han tình hình sức khỏe của bệnh nhân và kê đơn thuốc Còn khi trẻ sắm vai cô y tá thì trẻ tái tạo lại công việc chính như tiêm thuốc, chăm sóc bệnh nhân và thể hiện nuối quan hệ của cô y tá với bác sĩ, với bệnh nhân và ngưởi nhà của bệnh nhân

Thao tác chơi được quy định bởi đặc điểm của đồ vật có trong tay trẻ Do đó các thao tác chơi không hoàn toàn do ý muốn chủ quan của trẻ và được xuất hiện trong điều kiện của hành động chơi Trẻ chỉ tưởng tượng khi tham gia vào tình huống chơi, còn khi đúng ngoài cuộc chơi trẻ không tưởng tượng, trẻ chỉ quan sát bạn chơi một cách đơn thuần

Ví dụ: Khi trẻ có trong tay một sợi dây hay một cây gậy hoặc một con ngựa đồ chơi (thú nhún) thì mỗi trẻ sẽ thể hiện hành động cưỡi ngựa khác nhau.

- Hành động chơi của trẻ chỉ diễn tả hành động thực một cách khái lược, không chi tiết, không tỉ

mỉ, không diễn tả thao tác kỹ thuật của hành động thực

Ví dụ: Khi đóng vai bố, mẹ trong trò chơi gia đình, trẻ thưởng nói và làm các việc cơ bản giống như bất kỳ các ông bố, bà mẹ nào như: Tắm cho con, cho con ăn, ru con ngủ, cho con đi chơi

- Trong trò chơi, trẻ có thêm những hiểu biết về thế giới xung quanh Hành động chơi, thao tác

chơi phản ánh thế giới khách quan

- Tình huống chơi xuất hiện ở trẻ dưới tác động của cảm xúc mạnh xuất hiện ở trẻ Nghĩa là, chỉ

sự vật, hiện tượng nào gây cho trẻ cảm xúc mạnh mẽ mới thôi thúc trẻ thể hiện trong trò chơi

Ví dụ: Trẻ đã bị đau bụng thì khi chơi trò chơi bác sĩ, trẻ sẽ đưa tình huống bị đau bụng vào trò

Trang 4

chơi một cách hứng thú, chân thực nhất.

- Trong rnôi trưởng giáo dục, trẻ tái tạo lại hành động với đồ vật, sau đó trẻ tái tạo lại mối quan hệ giữa ngưởi vòi ngưởi Thông qua chơi, trẻ thâm nhập ngày càng sâu hơn cuộc sống của những ngưởi lớn xung quanh

Ví dụ: Khi Trẻ đóng vai ngưởi bán hàng trẻ tự thỏa thuận, thương lượng, diễn đạt ý kiến của mình khi bán hoặc mua Qua đó, trẻ học cách ứng xử giữa ngưởi với ngưởi như chào hỏi, cảm ơn

để dần có những hành vi ứng xử văn minh trong giao tiếp Trẻ nắm bắt được những quy tắc ẩn kín của trò chơi, vai chơi

*Những đặc điểm khác cần lưu ý

- Hoạt động học tập là hoạt động đuợc tiến hành nhằm lĩnh hội các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới chứ không nhằm thu được kết quả bên ngoài Ở trẻ từ 3-6 tuổi, việc dạy học được xen vào những hình thức giao tiếp khác nhau của ngưởi lớn và trẻ em như trò chơi và hoạt động có sản phẩm

- Trẻ hứng thú với cái mới lạ, nảy sinh ở trẻ tính ham hiểu biết, thể hiện là trẻ hay đặt câu hỏi, đặc biệt là câu hỏi “Tại sao?”, “Để làm gì?”, ví dụ: Đến 3- 4 tuổi số lượng các câu hỏi không nhiều, thưởng nhằm tới để mở rộng kiến thức, nên các câu hỏi là: “Cái gì đây?”, “Con gì đây?”,

“Kêu thế nào?” Đến mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, số lượng câu hỏi của trẻ tăng lên đáng kể và chiếm

ưu thế, đa dạng các loại câu hỏi được trẻ sử dụng Trẻ quan tâm sâu sắc đến việc tìm hiểu đặc điểm của sự vật hiện tượng và công dụng của chúng, nên trẻ hay đặt các câu hỏi: “Như thế nào?”,

“Ở đâu?”, “Khi nào?”, “Có bao nhiêu”, “Để làm gì?”, “Tại sao?”

- Trẻ mẫu giáo nhỡ và bé chỉ tiếp nhận nhiệm vụ học tập khi các kiến thức, kỹ năng, kỹ sảo tiếp thu được có thể áp dụng ngay vào hoạt động thực hành hấp dẫn như vui chơi hay hoạt động tạo ra sản phẩm Nhiệm vụ học tập của trẻ độ tuổi này cần được giao một cách gián tiếp dưới hình thức của hoạt động vui chơi hoặc hoạt động thực tiễn cụ thể nào đó Đến tuổi mẫu giáo lớn, trẻ có thể hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ học tập là giúp trẻ lĩnh hội được các kiến thúc, kỹ năng, kỹ sảo mới, trẻ sẽ giỏi hơn Chính vì vậy trẻ 5-6 tuổi sẽ tự giác, chủ động và có ý thức, chủ đích lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kỹ sảo trong quá trình tham gia hoạt động

*ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG 1

- Bạn hãy trả lởi những câu hỏi sau vào vở học tập của mình:

1.Hoạt động chủ đạo của trẻ từ 3 - 6 tuổi là hoạt động nào? Bạn hãy nêu một vài đặc điểm cơ bản của hoạt dộng chủ đạo đó.

2.Tại sao phải nắm bắt đặc điểm tâm lí của trẻ khi xây dựng môi trưởng giáo dục cho trẻ từ 3-6 tuổi?

Nội dung 2:

SỰ PHÁT TRIỂN CHỦ ĐỀ CHƠI VÀ NỘI DUNG CHƠI Ở

TRẺ TỪ 3 - 6 TUỔI Hoạt động: Tìm hiểu sự khác biệt về chủ đề chơi và nội dung chơi giữa các độ tuổi ở trẻ mẫu giáo

*Bài tập: Dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của mình, bạn hãy trả lởi câu hỏi sau:

- Chủ đề chơi và nội dung chơi ở lớp bạn hiện nay như thế nào? Bạn hãy quan sát trẻ trong hai nhóm chơi nấu ăn (3 - 4 tuổi và 4 - 5 tuổi hoặc 5-6 tuổi) Bạn hãy quan sát cách chơi, nội dung chơi của trẻ để tìm ra sự khác nhau Về nội dung và chủ đề chơi của trẻ trong hai độ tuổi đó

Trang 5

*Trả lởi:

- Chủ đề chơi là lĩnh vực hiện thực được trẻ phản ánh trong trò chơi và đuợc diễn ra tuần tự từ các

trò chơi chủ đề về sinh hoạt đến các trò chơi về lao động sản xuất và sau đó là các trò chơi về chính trị-xã hội Các trò chơi này có thể cùng phản ánh một chủ đề nhưng có nội dung chơi khác nhau

Ví dụ: Cùng là chơi chủ đề “gia đình” nhưng nội dung chơi khác nhau: “Mừng sinh nhật của mẹ” (hoặc những ngưởi thân khác: ông, bà, bố, anh chị ), “Mừng thọ ông ngoại” (hoặc những bậc cao tuổi khác trong nhà: ông nội, bà nội, bà ngoại ); “Ngày giỗ bác Lan” “Tết Trung thu”

- Hay nội dung chơi thưởng được mở rộng dần như: chơi ở góc Nấu ăn thì trẻ chơi từ mô hình nhỏ: bếp ăn trong gia đình, nhà ăn của xí nghiệp sản xuất ô tô, cửa hàng ăn uống trẻn phố rồi mở rộng chơi thành nhà hàng, khách sạn

- Nội dung chơi: là những gì mà trẻ tách ra như là một yếu tố cơ bản của hoạt động ngưởi lớn và phản ánh trong trò chơi Trong trò chơi, trẻ phản ánh hành động với đồ vật hoặc phản ánh mối quan

hệ giữa ngưởi với ngưởi và tuân thủ các quy tắc hành vi, các quan hệ xã hội Sự phát triển nội dung chơi thể hiện ở việc trẻ dần chuyển việc tái tạo lại hành động với đồ vật sang tái tạo mối quan hệ giữa ngưởi với ngưởi

*Sự phát triển nội dung chơi ở trẻ từ 3-4 tuổi:

- Trẻ chơi các trò chơi rất đơn giản và thưởng chơi cạnh nhau thành những nhóm nhỏ với bạn Do

đó giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi thành nhóm để trẻ biết chơi cùng nhau, số lượng chủ đề chơi của trẻ còn hạn chế Trẻ thưởng phản ánh cuộc sống gần gũi của trẻ Ví dụ trẻ chơi: “MẸ con”; “Đi thăm bạn” , thởi gian chơi thưởng kéo dài 10- 15 phút

- Nội dung chơi của trẻ cơ bản là lặp đi lặp lại nhiều lần một hành động với một đồ chơi, đồ vật,

ví dụ: thái rau, rủa bát nhưng tre rủa rau lại không đem nấu, rửa bát khi bát còn sạch Điều đó có nghĩa là, các hành động chơi của trẻ được triển khai đầy đủ nhưng không mang tính rút gọn, chỉ thực hiện những hành động đơn 1ẻ chứ chưa có sự kết nối các hành động trong một chuỗi dây chuyển của công việc

- Trẻ 3 tuổi cỏ thể chơi thành nhóm nhỏ 2 - 3 trẻ trong một thởi gian ngắn 3-5 phút, sau đó trẻ liên kết với các nhóm khác

- Tuy tham gia chơi cùng nhau nhưng trẻ ít chú ý đến hành động của nhau, chúng chơi “cạnh nhau” và không giao tiếp với nhau.

- Chủ đề chơi và vai chơi thưởng không được trẻ lập kế hoạch từ trước mà tùy thuộc đồ chơi có trong tay trẻ Nếu trong tay trẻ có cái ống thì trẻ làm bác sĩ Nếu trong tay trẻ có cặp nhiệt độ thì trẻ

sẽ làm cô y tá, đó là do vốn kinh nghiệm của trẻ còn hạn chế Giáo viên cần hướng dẫn trẻ thảo luận

và nói Về vai chơi, nội dung, đồ chơi và kế hoạch chơi của mình, dần giúp trẻ định hình được vai chơi của mình

- Xung đột cơ bản giữa các trẻ trong trò chơi là do tranh giành đồ chơi để trẻ có thể thực hiện được hành động chơi

*Sự phát triển chủ đề, nội dung chơi ở trẻ từ 4-5 tuổi:

- Chủ đề chơi của trẻ đã mở rộng và nội dung chơi phong phú hơn, thởi gian chơi của trẻ có thể kéo dài đến 40 - 50 phút và nhóm chơi cũng phát triển Trẻ có thể chơi thành từng nhóm từ 2- 5 trẻ

- Đến tuổi này, trẻ đã có thể xây dựng chủ đề chơi và vai chơi

- Xung đột xảy ra trong trò chơi chủ yếu là do vai chơi: Ai đóng vai gì? và hành động chơi (trẻ cũng đã biết tranh luận với bạn khi chơi: “Không đúng rồi”; “Phải làm thế này chứ” )

- Nội dung chơi cơ bản của trẻ là thể hiện mọi quan hệ giữa ngưởi với ngưởi

Trang 6

- Các hành động chơi của trẻ mang tính khái quát, phong phú hơn, hành động này đuợc nối tiếp bằng hành động kia để diễn đạt một mối quan hệ nhát định với ngưởi khác, phù hợp với vai mà trẻ dang diễn.

- Trẻ học cách phục tùng các quy tắc, hành vi nhất định phù hợp với vai chơi, mặc dù quy tắc đó

có thể trái ngược với mong muốn của trẻ

*Sự phát triển chủ đề và nội dung chơi ở trẻ từ 5-6 tuổi:

- Chủ đề chơi của trẻ đa dạng hơn, phản ánh cuộc sống hiện thực rộng và xa hơn như “Cửa hàng ăn”, “Siêu thị”

- Thởi gian chơi cửa trẻ kéo dài hơn (đến hàng giữ hoặc được duy tri tới vài ngày)

- Khi thực hiện các hành động chơi, trẻ ưu tiên cho việc sử dung kết quả của những hành động

đó cho các thành viên khác của trò chơi Nấu “cháo” rồi thì đổ vào đĩa, “rau” được thái ra là để dành cho búp bê

- Các hành động chơi của trẻ đuợc rút gọn, khái quát hóa và mang tính ước lệ

- Nội dung chơi cơ bản của trể là tuân thủ các quy tắc hành vi xã hội và các mối quan hệ xã hội phù hợp với vai chơi.

Ví dụ: Trẻ nói: “Bác sĩ mà lại nói với bệnh nhân như vậy à?”

*ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG 2

- Bạn hãy tự cho điểm về những kiến thức bạn có trong lĩnh vực này

1 Tìm ra được sự khác nhau Về chủ đề chơi Đạt 2 điểm

2 Tìm ra được sự khác nhau Về nội dung chơi Đạt 3 điểm

3 Tìm ra được sự khác nhau Về thởi gian chơi Đạt 2 điểm

4 Tìm ra được nguyên nhân mâu thuẫn của trẻ khi chơi Đạt 3 điểm Nội dung 3:

MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC CHO TRẺ TỪ 3 - 6 TUỔI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về môi trưởng giáo dục cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

*Câu hỏi Theo bạn, môi trưởng giáo dục có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của trẻ từ 3

- 6 tuổi?

*Trả lởi - Môi trưởng giáo dục là nơi có các nguồn thông tin phong phú, khuyến khích tính độc lập và tích cực của trẻ Môi trưởng giáo dục mà mođule này đề cập đến là môi trưởng vật chất, bao gồm môi trưởng trong lớp (môi trưởng do giáo viên và trẻ trong lớp cùng xây dựng), môi trưởng sẵn có ở xung quanh lớp hoặc trưởng mầm non (chủ yếu giáo viên sử dụng môi trưởng sẵn có)

Môi trưởng giáo dục cho trẻ từ 3 - 6 tuổi bao gồm:

*Môi trưởng cơ sở vật chất trong lớp:

- Trang thiết bị đồ dùng và đồ chơi; bàn ghế, các giá, tủ, đồ dùng, đồ chơi

- Các biểu bảng phục vụ cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ

- Các góc hoạt động trong lớp.

Trang 7

*Môi trưởng cơ sở vật chất ngoài lớp:

- Trong khuôn viên nhà trưởng như:

+Các góc hoạt động ở sân trưởng, hành lang lớp học;

+Các phòng chức năng, nhóm lớp khác trong trưởng;

+Sân chơi và các thiết bị chơi ngoài trởi;

+Khu chơi cát, nước;

+Vưởn hoa, luống rau, các con vật cây cối

+Cánh đồng lúa, quả đồi gần trưởng;

+ Di tích lịch sử, làng nghề của địa phương

*Vai trò của môi trưởng giáo dục:

- Giúp trẻ từ 3 - 6 tuổi tìm tòi, khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống; Các kiến thức và kỹ năng của trẻ được củng cố và bố sung Trong môi trưởng đó, trẻ từ 3 - 6 tuổi được hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm và trẻ có nhiều cơ hội tham gia tích cực các hoạt động, tạo cơ hội để trẻ bộc lộ hết khả năng của mình

- Môi trưởng phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ tù 3 - 6 tuổi và bản thân giáo viên; góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ trong cùng lớp

Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Thế giới động vật”, nhà trưởng, Lớp mẫu giáo cần xây dựng môi trưởng giáo dục Về thế giới động vật như:

+Trong lớp có các góc hoạt động với nhiều đồ dùng, đồ chơi và hình ảnh Về động vật Trẻ sẽ đuợc chơi, đuợc xem sách, được vẽ, Xé dán, được so sánh, phân loại các động vật khác nhau; được xem các video clip Về thế giới động vật

+Ngoài lớp có các chuồng nuôi các con vật như: Thỏ, gà, khỉ, chim Trẻ sẽ được quan sát các đặc điểm của con vật như: Đặc điểm cấu tạo, vận động, hình dáng, sinh sản, sinh hoạt của các con vật đó Qua đó hình

thành ở trẻ thái độ yêu quý, chăm sóc các con vật không có thái độ đuổi, đánh và biết cách bảo vệ bản thân khi chơi với các con vật

- Môi trưởng giáo dục là nơi cung cấp kiến thức, phát triển sự hiểu biết, tình cảm, thẩm mĩ, thể chất, ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng cho trẻ, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ từ 3

- 6 tuổi nói riêng và trẻ mầm non nói chung

- Môi trưởng giáo dục góp phần hình thành tính chủ định cho trẻ từ 3-6 tuổi

+Khi trẻ từ 3 - 6 tuổi hoạt động trong môi trưởng giáo dục phù hợp và khoa học, các phẩm chất tâm lí, các đặc điểm của nhân cách được hình thành và phát triển mạnh mẽ Trẻ có nhu cầu tham gia các hoạt động giáo dục khác nhau để xây dựng các mối quan hệ với các bạn và cô giáo Qua đó học được cách ứng xử và giao tiếp xã hội, mở mang hiểu biết cá nhân và hình thành kỹ năng sống cần thiết Trẻ đã nhớ đuợc các chủ đề mà lớp đang thực hiện, thực hiện đuợc các quy tắc hoạt động trong môi trưởng đó Tính chủ định của trẻ tù 3 - 6 tuổi bắt đầu được hình thành và phát triển

- Môi trưởng giáo dục tốt sẽ giúp trẻ từ 3 - 6 tuổi phát triển tư duy và trí tưởng tượng.

Trang 8

- Bạn có thể nhận thấy trẻ từ 3 - 6 tuổi bắt đầu hình thành khả năng sử dụng kí hiệu Khi trẻ hành động với đồ vật thay thế hay xuất hiện những quy ước, kí hiệu cụ thể, trẻ sẽ học cách suy nghĩ Về đối tượng và những

quy ước trong lớp Lúc đầu tưởng tượng của trẻ lệ thuộc vào đồ chơi, hành động chơi nhưng sau đó hành động chơi được rút gọn và ở trẻ hình thành khả năng tưởng tượng thầm trong óc

- Môi trưởng giáo dục góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 3 - 6 tuổi Khi trẻ tham gia các hoạt động học tập, vui chơi, trẻ sẽ trò chuyện, trao đổi, thảo luận với bạn, với cô giáo để thống nhất

về chủ đề, nội dung hoạt động Vì vậy vai trò của giáo viên là tạo đuợc một môi trưởng giáo dục

mà ở đó, trẻ được nói ra những suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng, hiểu biết, mong muốn của mình, có nghĩa là trẻ được cởi mở và thoái mái biểu đạt ý kiến cá nhân, không bị bất kỳ một sự cấm đoán nào

- Môi trưởng giáo dục góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ

+Trẻ từ 3 - 6 tuổi được làm quen nhiều hơn với các hành vi, mối quan hệ của ngưởi lớn và dần chúng trở thành mẫu mục hành vi đối với trẻ khi tham gia vào các hoạt động khác nhau Các nuối quan hệ thực tế được thiết lập giữa các trẻ với nhau trong khi chơi và chính mối quan hệ đó đã hình thành ở trẻ từ 3 - 6 tuổi kỉ năng giao tiếp, có thái độ mềm dẻo khi thiết lập mối quan hệ với bạn cùng trang lứa

- Môi trưởng giáo dục góp phần làm nảy sinh hoạt động mới

- Trẻ 3-4 tuổi húng thú với quá trình chơi chú chua để ý đến kết quả cửa hoạt động Nhưng đến

4-5 tuổi hay 4-5-6 tuổi, hứng thú của trẻ chuyển dần sang kết quả hoạt động

*Câu hỏi: Theo bạn, môi trưởng giáo dục cho trẻ từ 3 - 6 tuổi cần đảm bảo

những nguyên tắc gì? (Bạn hãy liệt kê những nguyên tắc đó ra?)

*Trả lởi

- Nguyên tắc khi xây dựng môi trưởng giáo dục dành cho trẻ từ 3 - 6 tuổi:

- Đảm bảo an toàn về thể chất và tâm lí.

- Đảm bảo vệ sinh Về nguồn nước, không khí và dinh dưỡng, các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được bảo dưỡng sạch sẽ, tạo cám giác an toàn, tránh những nguy hiểm cho trẻ

- Đối với trẻ từ 3 - 6 tuổi, ở độ tuổi đã bắt đầu có ý thức được sự nguy hiểm xảy ra với mình hơn so với lứa tuổi trẻ nhà trẻ, việc đảm bảo an toàn cho trẻ không còn phụ thuộc hoàn toàn vào ngưởi lớn như lứa tuổi nhà trẻ nữa

- Môi trưởng an toàn là môi trưởng hoạt động cho trẻ từ 3- 6 tuổi mà ở đó không có các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ hoặc được phòng, chống và giảm thiểu tối đa khả năng gây thương tích cho trẻ Cụ thể là:

+Các đồ dùng, đồ chơi trong lớp và ngoài lớp không sắc nhọn, không dễ vỡ, không làm xước da, chảy máu trẻ, không có các vật liệu độc hại

+Đồ dùng, đồ chơi trong lớp và các thiết bị chơi ngoài tròi nếu bị gãy, hỏng phải được sửa chữa ngay hoặc không cho trẻ dùng

+Không trồng các loại cây có độc dược như cây hoa anh đào, cây cà dại

+Bố trí sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp, ngoài sân phải khoa học, gọn gàng và giáo viên dễ quan sát khi trẻ hoạt động.

+Trong nhà trưởng, lớp phải có tủ thuốc, phòng y tế và cán bộ y tế để xử lí kịp thởi khi có sự cố bất thưởng với trẻ hoặc giáo viên

+Giáo viên, nhân viên phải được trang bị những tài liệu, kiến thức cần thiết Về an toàn cho trẻ,

Trang 9

cách sơ cứu trong một số tình huống khẩn cấp: Hóc, sặc, gãy tay, chảy máu

+Nhà trưởng cần có biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ khi nhà trưởng không có hiên, không có sân chơi, không có cổng hoặc hàng rào che chắn; hoặc nhà trưởng/lớp học được xây dựng sát đưởng giao thông

- Cần xây dựng một môi trưởng tinh thần thân thiện, không khí làm việc trong nhà trưởng hăng say, đoàn kết và thể hiện tình yêu thương đối với con trẻ

*Môi trưởng giáo dục được xây dựng trong quá trình triển khai chủ đề:

- Hiện nay, các lớp mẫu giáo thực hiện giáo dục thông qua các chủ đề Vì vậy việc xây dựng môi

trưởng giáo dục đuợc tiến hành trong suốt thởi gian thực hiện chủ đề Cần xây dựng môi trưởng giáo dục vào các thởi điểm khác nhau trong các chủ đề để trẻ dễ thích nghi với cái mới Giáo viên không nên đưa quá nhiều cái mới vào cùng một thởi điểm hoặc không có gì mùi lạ, hấp dẫn trẻ trong suốt một thởi gian diễn ra chủ đề, không kích thích và tạo hứng thú cho trẻ

- Khi xây dựng môi trưởng giáo dục cho trẻ cần dựa vào mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục của từng chủ điểm nói riêng nhằm đảm bảo phát triển toàn diện cho trẻ Về 5 lĩnh vực:

Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm- quan hệ xã hội và thẩm mĩ

*Môi trưởng giáo dục cần đa dạng, phong phú, kích thích sự phảt triển của trẻ.

- Các trang thiết bị ngoài trởi có tác dụng kích thích các vận động khác nhau của trẻ bằng màu sắc, hình dạng, kích thước và chức năng sử dụng chúng

- Tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để trẻ khám phá, đặc biệt là những nguyên vật liệu tự nhiên và tái sử dụng.

- Đảm bảo các cơ sở hạ tầng như ánh sáng, đưởng đi, công trình cấp thoát nước

- Tạo môi trưởng với những nền văn hóa đa dạng, phong phú bởi những đồ dùng, trang phục, các phong tục tập quán Cung cấp thêm cho trẻ những hiểu biết Về nền văn hóa của mỗi địa phương.

- Tạo môi trưởng có không gian phù hợp với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ Trang trí, sắp xếp môi trưởng giáo dục phải gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của trẻ

- Đảm bảo kết hợp các hoạt động trong nhóm tập thể và từng cá nhân, các hoạt động trong và ngoài lớp

- Đảm bảo phát huy tính tích cực, tự giác của trẻ Giáo viên giữ vai trỏ chủ đạo giúp trẻ tích cực tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh

- Khai thác triệt để tác dụng giáo dục của môi trưởng, tránh tình trạng lãng phí công sức, thởi gian hay kinh phí

- Thay đổi cách sắp xếp môi trưởng giáo dục tạo sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ, khuyến khích trẻ tích cực khám phá trải nghiệm và tập làm Trẻ có nhu cầu khám phá những điều mới lạ xung quanh, biết quan sát sự vật hiện tượng một cách tinh tế, có khả năng tri giác cái đẹp, thể hiện những cảm xúc tích cực

- Phải giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trưởng, giữ gìn môi trưởng gọn gàng, ngàn nắp, sạch sẽ

- Tôn trọng nhu cầu, sở thích hoạt động và có tính đến khả năng của mỗi trẻ

*Môi trưởng giáo dục phải là nơi để hình thành các kĩ năng xã hội cho trẻ.

- Đảm bảo môi trưởng giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với

trẻ, giữa trẻ với môi trưởng xung quanh Cô giáo phải tạo cơ hội để trẻ mạnh dạn bộc lộ những suy

Trang 10

nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của mình, cử chỉ, lởi nói, việc làm của giáo viên phải luôn mẫu mực để trẻ noi theo Thống nhất các biện pháp giáo dục những thói quen, hành vi văn hóa cho trẻ và gia đình, cộng đồng xã hội.

QUY TRÌNH XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

Hoạt động: Xác định những bước cơ bản khi xây dựng môi trưởng giáo dục

- Dựa vào kinh nghiệm và thực tiễn tại lớp của bạn, bạn hãy ghi những bước cơ bản để dựng môi trưởng giáo dục cho trẻ Trao đổi, thảo luận với các đồng nghiệp trong trưởng các câu hỏi:

*Câu hỏi - Quy trình xây dựng môi trưởng giáo dục gồm những bước nào?

*Trả lởi Quy trình xây dựng môi trưởng giáo dục dành cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

*Bước1: Xác định nội dung và lập sơ đồ

*Xác định nội dungcần xây dựng:

- Xây dựng môi trưởng chung trong nhà trưởng bao gồm: Sân vưởn (cổng trưởng, tưởng rào bao quanh, sân chơi, vưởn ); hệ thống công trình phụ (cung cấp hệ thống thoát nước, điện lưới ); hệ thống các phòng chung, phòng chuyên biệt, phòng chức năng trong nhà trưởng (phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng y tế, phòng hành chính quản trị, phòng hội đồng ); khu vực phục

vụ ăn uống (nhà bếp - nơi chế biến thức ăn, kho lưu trữ và bảo quản thức ăn); khối phòng học cho trẻ (các nhóm lớp, phòng học, phòng ăn, phòng ngủ, phòng vệ sinh, phòng đón trả trẻ, hiên chơi )

- Xây dựng môi trưởng giáo dục trong lớp: Môi trưởng tổ chức các hoạt động học tập như hoạt động khám phá khoa học, hoạt động giáo dục âm nhac, tạo hình, hoạt động làm quen với chữ viết ; môi trưởng ngoài trởi; môi trưởng hoạt động vui chơi

Lưu ý: Cần xác định một số đồ dùng, trang thiết bị, tranh ảnh, đồ chơi cũ có liên quan đến chủ đề mới để tiết kiệm công sức và thởi gian của giáo viên và giúp trẻ tiếp tục có cơ hội củng cố và ôn luyện kiến thức, tạo những ấn tượng cảm xúc cho trẻ

Ví dụ: Từ chủ đề “Thế giới thực vật” chuyển sang chủ đề “Thế giới động vật” có thể lưu giữ mảng tranh tưởng (tranh chủ đề với một số cây xanh, hàng rào, thảm cỏ sau đó bố sung thêm những chi tiết có liên quan đến con vật Ở ngoài trởi có thể giữ lại những cây xanh, các chuồng chim, bể cá, hòn non bộ Tại các góc hoạt động như nẩu ăn có thể giữ lại một số đồ chơi, nguyên vật liệu thay cho thức ăn của các con vật Trong nhóm lắp ghép xây dựng giữ lại khung thiết kế công viên như hàng rào, cổng, một số cây hoa, cỏ, hồ nước

Ví dụ: Trong chủ đề “Thế giới động vật”, ngoài những thứ đã lưu giữ ở trẻn, có thể mua sắm

Trang 11

thêm một số mô hình chuồng của các con vật, hoặc các chủng loại đồ chơi con giống, các đồ chơi con vật bằng những chất liệu khác nhau như bằng vải lụa, vải bông có thể kết hợp với gia đình trẻ

để huy động phụ huynh đóng góp, ủng hộ một số thức ăn của các con vật, sưu tầm một số tranh ảnh các loài động vật hoặc mang đến lớp cho mượn một vài con vật thật như mèo, gà Tận dụng các nguồn nguyên vật liệu, phế liệu khác như xốp, mút, giấy màu, đèe can, vỏ chai, vỏ hộp, bìa cát tông để chuẩn bị làm đồ dùng, đồ chơi

*Bước3: Tổ chức làm tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi

- Đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh phục vụ chương trình giáo dục mầm non rất đa dạng và phong phú Ngoài những đồ dùng, tranh ảnh mua sẵn ở thị trưởng thì giáo viên và trẻ phải tự làm những đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh khác để thực hiện các hoạt động của lớp

- Giáo viên làm: Cần xác định rõ những loại tranh ảnh, đồ dùng nào mà giáo viên làm Những tranh ảnh, đồ dùng giáo viên làm là những thứ có tính chất giới thiệu chủ đề hoặc khó làm do cần

có sự khéo léo tinh tế, kiên trì trong khi thể hiện bố cực, đưởng nét, màu sắc của bức tranh hoặc sản phẩm

- Giáo viên và trẻ cùng làm: Giáo viên có thể làm mẫu một vài thứ, sau đó gợi ý cho trẻ làm Trong khi trẻ thực hiện, giáo viên có thể bao quát, giúp đỡ từng trẻ kết hợp với những lởi động viên, khích lệ kịp thởi

- Trẻ tự làm: Một số tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi quen thuộc có thể giao cho trẻ tự làm cùng nhau Khuyến khích trẻ có hứng thú làm và hiểu được ý nghĩa xã hội của những công việc được giao

Ví dụ: Làm đồ chơi để tặng các em nhỏ, tặng bạn nhân ngày sinh nhật.

- Thưởng xuyên chú ý bố sung cho trẻ các điều kiện Về cơ sở vật chất (nguyên vật liệu, đồ dùng,

đồ chơi) tạo điều kiện để trẻ có thể vận dụng vốn kinh nghiệm phong phú của mình vào trò chơi

- Tận dụng những đồ dùng thật nhưng đã bị hỏng còn nguyên hình dáng hoặc gia đình không sử dụng đến để trẻ có thể sử dụng khi chơi như: Máy điện thoại bàn, máy điện thoại di động, giày, mũ của bố mẹ, quần áo của bố mẹ, anh chị hoặc bản thân trẻ, những chiếc bát, đĩa nhựa các cỡ, đũa ăn, thìa, cốc

Ví dụ: Trong góc gia đình, cô giáo sưu tầm những chiếc túi sách, đôi giầy, váy, ca vát cũ (phụ huynh không dùng đến) để trẻ mặc, sử dụng khi đóng vai bố mẹ thì trẻ sẽ rất hứng thú và chơi say sưa

- Không nhất thiết phải có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi của chủ đề khi mở chủ đề Đồ dùng, đồ chơi đuợc bố sung dần trong suốt chủ đề và khi kết thúc chủ đề thì giáo viên đã có thể cất bớt những đồ dùng, đồ chơi của chủ đề mà trẻ không thích chơi và thay thế bằng những đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho chủ đề tiếp theo để kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ

Ví dụ: Với chủ đề “Thế giới động vật”, giáo viên tổ chức cho trẻ làm những quyển sách sưu tầm những loại động vật quý hiếm hay những động vật sống ở môi trưởng khác nhau như: dưới nước, trong rừng trong nhà Khi kết thúc chủ điểm, giáo viên có thể cất những cuốn sách đó và treo những

cuốn vở mới, trang trí bên ngoài thật đẹp và bắt mắt Về màu sắc, còn những trang vở bên trong thì để trắng Điều này sẽ làm trẻ thấy tò mò, háo hức với chủ điểm mới, nội dung hoặc trò chơi sắp tới mà cô sẽ giới thiệu.

- Để phát huy vai trò của góc hoạt động, đòi hỏi giáo viên phải nhanh nhay, linh hoạt, chủ động trong việc tổ chức, thiết kế môi trưởng góc, khuyến khích trẻ giữ rộng mối quan hệ giữa các góc chơi, thưởng xuyên thay đổi vị trí, trang trí tại các góc Giáo viên cần đưa ra kế hoạch chủ động trong việc xây dựng các góc để hạn chế những tồn tại đang phổ biến hiện nay ở các trưởng, lớp mầm non như:

Ngày đăng: 21/08/2016, 11:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w