1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo kiến tập dịch vụ pháp lý: Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

31 481 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 307,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 3 PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN LỤC NAM 5 1. Giới thiệu sơ lược về Tòa án nhân dân Huyện Lục Nam 5 2. Cơ cấu tổ chức 5 3. Chứ năng nhiệm vụ của từng bộ phận 7 PHẦN II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM 10 Lý do chọn đề tài 10 2.1 Khái niệm thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm; vị trí, vai trò, ý nghĩa của xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự 11 2.1.1 Khái niệm thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm 11 2.1.2 Vị trí, vai trò và ý nghĩa của xét xử sơ thẩm trong vụ án hình sự 12 2.1.2.1 Vị trí của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong tố tụng hình sự 12 2.1.2.2 Vai trò, ý nghĩa của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 13 2.2 Các nguyên tắc tố tụng tại phiên toà xét xử vụ án hình sự 14 2.3 Thủ tục tố tụng tại phiên toà hình sự ở một số nƣớc trên thế giới 14 2.4 Sự hình thành và phát triển của các quy phạm về thủ tục tố tụng tại phiên toà từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 15 2.4.1Từ năm 1945 đến năm 1959 15 2.4.2Từ năm 1959 đến trước khi ban hành Bộ lụât tố tụng hình sự năm1988 15 2.4.3Từ năm 1988 đến trước khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm2003 16 2.5 Các quy định của BLTTHS năm 2003 về thủ tục tố tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm 17 2.5.1 Thủ tục bắt đầu phiên toà 17 2.5.2. Thủ tục xét hỏi tại phiên toà 17 2.5.3. Thủ tục tranh luận tại phiên toà 17 2.5.4. Thủ tục nghị án 18 2.5.5 . Tuyên án 18 2.6 Thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTHS năm 2003 về thủ tục tố tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm 18 2.6.1 Các kết quả đạt được 19 2.6.2 Những hạn chế của việc áp dụng các quy định về thủ tục tố tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm 19 PHẦN III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC TỐ TỤNG TẠI PHIÊN TOÀ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ 20 3.1 Nguyên nhân của sự vi phạm các quy định về thủ tục tố tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm 24 3.1.1 Nguyên nhân khách quan 24 3.1.2 Nguyên nhân chủ quan 24 3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng thủ tục tố tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm 25 3.2.1 Yêu cầu đối với việc hoàn thiện các quy định về thủ tục tố tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm 35 3.2.2 Các kiến nghị về thi hành pháp luật 15 KẾT LUẬN 22

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

BÁO CÁO KIẾN TẬP

ĐỀ TÀI: Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN LỤC NAM

Người hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Hệ đào tạo: Cao đẳng Khóa học: 2013 - 2016 Lớp: Dịch vụ pháp lý K13A

Hà Nội – 2015

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN LỤC NAM 5

1 Giới thiệu sơ lược về Tòa án nhân dân Huyện Lục Nam 5

2 Cơ cấu tổ chức5

3 Chứ năng nhiệm vụ của từng bộ phận 7

PHẦN II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM 10

Lý do chọn đề tài 10

2.1 Khái niệm thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm; vị trí, vai trò, ý nghĩa của xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự 11

2.1.1 Khái niệm thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm 11

2.1.2 Vị trí, vai trò và ý nghĩa của xét xử sơ thẩm trong vụ án hình sự 12

2.1.2.1 Vị trí của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong tố tụng hình sự 12 2.1.2.2 Vai trò, ý nghĩa của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 13

2.2 Các nguyên tắc tố tụng tại phiên toà xét xử vụ án hình sự 14

2.3 Thủ tục tố tụng tại phiên toà hình sự ở một số nước trên thế giới 14

2.4 Sự hình thành và phát triển của các quy phạm về thủ tục tố tụng tại phiên toà từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 15

2.4.1Từ năm 1945 đến năm 1959 15 2.4.2Từ năm 1959 đến trước khi ban hành Bộ lụât tố tụng hình sự năm1988 15

Trang 4

2.4.3Từ năm 1988 đến trước khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm2003 16

2.5 Các quy định của BLTTHS năm 2003 về thủ tục tố tụng tại phiên toà hình sự sơ

thẩm 17

2.5.1 Thủ tục bắt đầu phiên toà 17 2.5.2 Thủ tục xét hỏi tại phiên toà 17 2.5.3 Thủ tục tranh luận tại phiên toà 17 2.5.4 Thủ tục nghị án 18

Trang 5

3.2.2 Các kiến nghị về thi hành pháp luật 15

LỜI NÓI ĐẦU

Thông qua việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận

về thủ tục tố tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm, làm rõ khái niệm, lịch sử hìnhthành và phát triển của các quy phạm tố tụng; khái quát các quy định của pháp luậtViệt Nam về vấn đề này cũng như pháp luật một số nước trên thế giới Nghiên cứucác quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 về thủ tục tố tụngtại phiên toà hình sự sơ thẩm, đó là thủ tục bắt đầu phiên toà, thủ tục xét hỏi tạiphiên toà, thủ tục tranh luận tại phiên toà, thủ tục nghị án và tuyên án Tìm hiểuthực tiễn áp dụng các quy định của BLTTHS năm 2003 về thủ tục tố tụng tại phiêntoà hình sự sơ thẩm ở nước ta hiện nay, thấy được những kết quả đạt được vànhững hạn chế còn tồn tại Trình bày những nguyên nhân khách quan và chủ quancủa sự vi phạm các quy định về thủ tục tố tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm; từ đóđưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thủ tục tố tụng tại phiên toàhình sự sơ thẩm về mặt lập pháp và về thi hành pháp luật, phục vụ nhiệm vụ cảicách tư pháp ở nước ta

Lần kiến tập này là dịp em được thử sức, áp dụng tất cả những kiến thức trong sách

vở đã được học ở trên lớp để thể hiện năng lực thực tiễn, khả năng ứng phó vớitình huống, và khẳng định bản thân mình

Trang 6

Để có thể học tập và hoàn thành được bài báo cáo kiến tập này, em xin gửi lời cảm

ơn sâu sắc đến toàn thể của tòa các ban lãnh đạo, nhân viên của tòa án nhân dânHuyện Lục Nam

Do thời gian có hạn nên báo cáo kiến tập này không tránh khỏi những thiếu sót vàkhiếm khuyết Kính mong sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và cácbạn để báo cáo kiến tập này của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

PHẦN I:TỔNG QUAN VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN LỤC NAM

1 Giới thiệu sơ lược về tòa án nhân dân huyện Lục Nam.

+ Giấy phép kinh doanh số : 2400468597/ TP/ĐKHĐ – cấp lần đầu ngày 30/06/2009

 Chịu trách nhiệm phụ trách chung mọi hoạt động của cơ quan

 Phân công thẩm phán tiến hành giải quyết các vụ án

 Phân công công tác tổ chức trong cơ quan

Trang 8

 Tổ chức quán triệt, thực hiện các chỉ đạo, lãnh đạo của cấp trên.

 Tổ chức rút kinh nghiệm án hủy

b Phó chánh án: Hà Văn Nâu

 Chịu trách nhiệm trước Chánh án về việc giám sát tiến độ giải quyết áncủa mình và tiến độ giải quyết án của Thẩm phán thuộc bộ phận mìnhquản lý

 Xem xét tính ngay thẳng của các quyết định trước khi ban hành đối vớicác thẩm phán mà mình phụ trách

 Báo cáo kết quả giải quyết án với Chánh Án

 Cho ý kiến chỉ đạo đối với thẩm phán

 Chủ động báo cáo tình hình mới phát sinh

 Báo cáo hàng tháng

c Các thẩm Phán

 Lập kế hoạch chi tiết trong 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, trình Chánh ánphê duyệt

 Tiến hành giải quyết án theo kế hoạch

 Báo cáo tiến độ giải quyết án đối với Phó chánh án

 Chủ động báo cáo tình huống mới phát sinh trong quá trình giải quyết

 Giải trình các nguyên nhân về việc: Tạm đình chỉ, để án quá hạn

 Báo cáo phó chánh án phụ trách tất cả các quyết định trước khi ra quyếtđịnh

 Lên kế hoạch làm việc, giám sát đối với thư ký

d Thư kí

 Tiến hành tố tụng theo kế hoạch của Thẩm phán

Trang 9

 Chủ động báo cáo, tham mưu tình huống mới phát sinh trong quá trìnhgiải quyết vụ án

 Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo phân công

3 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

Tòa án nhân dân Quận Long Biên gồm 3 bộ phận:

Trang 10

- Giải quyết các loại án dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình, kinh doanhthương mại và lao động.

- Chuẩn bị tài liệu, thông tin liên quan đến các loại án dân sự cho chánh ánkhi tham dự các cuộc họp các cấp

- Báo cáo kết quả, kế hoạch giải quyết các loại án dân sự hang tháng

- Dự họp các cuộc họp khi lãnh đạo phân công

- Chuyển hồ sơ dân sự lưu trữ vào kho

- Chuyển hồ sơ dân sự có kháng cáo, kháng nghị theo quy định pháp luật

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được chánh án phân công

- Tham mưu về lĩnh vực dân sự cho Quận ủy, UBND quận Long Biên

b Chức năng nhiệm vụ của bộ phận hình sự

- Tiếp nhận, tham mưu cho chánh án thụ lý và làm các thủ tục thụ lý theoquy định pháp luật các vụ án hình sự

- Lập, lưu, quản lý toàn bộ sổ sách và tài liệu của bộ phận hình sự

- Làm các báo cáo, thống kê liên quan đến lĩnh vực hình sự, thống kê mạnghình sự

- Chuyển giao bản án, quyết định hình sự theo quy định pháp luật

- Chuyển hồ sơ hình sự lưu trữ vào kho

- Chuyển hồ sơ hình sự có kháng cáo, kháng nghị theo quy định pháp luật

- Liên hệ, thu chi án lưu động

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được chánh án phân công

c Chức năng nhiệm vụ của bộ phận tổng hợp

- Thực hiên các hoạt động của phòng hành chính tư pháp

- Tham mưu giúp chánh án thu chi theo quy định

- Quản lý, theo dõi và thống kê thi hành án hình sự

Trang 11

- Tham mưu cho chán án để ra các quyết định thi hành án hình sự đúng quyđịnh phảp luật, theo dõi thủ tục đặc xá.

- Miễn giảm thi hành án

- Mua sắm, thanh lý và quản lý tài sản công

- Theo dõi công tác Hội thẩm nhân dân

- Tổng hợp báo cáo chuyển các nơi theo yêu cầu

- Thông báo, tham mưu cho lãnh đạo các cuộc họp các cấp

- Thông báo các chỉ đạo của chánh án đến toàn bộ cơ quan

- Công văn đi, đến

- Quản lý, điều hành bộ phận bảo vệ và tạp vụ

- Lưu trữ các văn bản của cấp trên, các loại báo cáo, các văn bản của cơquan gửi đi các nơi

- Tham mưu về công tác đối nội, đối ngoại của cơ quan

- Lập, lưu, quản lý sổ sách các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của bộphận

- Chuẩn bị các phiên tòa tại trụ sở cơ quan

- Chuẩn bị các điều kiện phòng họp

- Thực hiện nhiệm vụ của tổ bảo vệ và tạp vụ

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cánh án phân công

Trang 12

PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA

ÁN VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG TẠI PHIÊN TÒA HÌNH

ra bản án, quyết định giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án hình sự Quá trình giảiquyết vụ án hình sự là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau từ giaiđoạn khởi tố vụ án, điều tra, truy tố, xét xử đến giai đoạn thi hành bản án và donhiều cơ quan tiến hành Các giai đoạn này đều có một vị trí, vai trò nhất định trongviệc tìm ra sự thật của vụ án Trong đó, hoạt động xét xử của Toà án là rất quantrọng, được coi là trung tâm của quá trình tố tụng hình sự Tất cả các hoạt độngkhởi tố, điều tra nhằm phục vụ cho việc xét xử của Toà án và đều được thể hiệnmột cách công khai tại phiên toà

Một phiên toà nghiêm trang, được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục pháp luậtquy định sẽ bảo đảm cho công tác xét xử được khách quan, chính xác, thể hiệnđược vai trò, vị thế của toàán “Nhân danh nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam” thực hiện chức năng xét xử nhằm bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, xử

lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, không bỏ lọt tội phạm , không làm oanngười vô tội

Thực tiễn cho thấy mặc dù Bộ luật Tố tụng hình sự mới ban hành năm 2003 đã cómột số sửa đổi, bổ sung quan trọng về thủ tục tố tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm

so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, song vẫn còn nhiều điểm bất cập, chưa

Trang 13

đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay Hiện tượng viphạm các quy định về thủ tục tố tụng vẫn xảy ra ở nhiều phiên toà gây thiệt hại đếnquyền , lợi ích của những người tham gia tố tụng, ảnh hưởng đến kết quả xét xử Một trong những nhiệm vụ của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay theo tinh thầncủa Nghị quyết số 49 ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lượccải cách tư pháp đến năm 2020” đó là phải “Đổi mới việc tổ chức phiên toà xét xử,xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và ngườitham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nângcao chất lượng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tưpháp”.

Xuất phát từ những đòi hỏi của công cuộc cải cách tư pháp và thực trạng tổ chức,tiến hành phiên toà hình sự, việc nghiên cứu đề tài :” thủ tục tố tụng tại phiên toà sơthẩm hình sự” là yêu cầu khách quan, cần thiết cả về phương diện lý luận cũng nhưphương diện thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác xét xử, bảođảm quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng cũng như người tham gia tốtụng

2.1 Khái niệm thủ tục tố tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm; vị trí, vai trò, ý nghĩa của xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự.

2.1.1 Khái niệm thủ tục tố tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm.

Hoạt động xét xử sơ thẩm là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong tố tụng hình sự.Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội cũng như quyền lợi chính đángcủa công dân việc xét xử vụ án hình sự có thể phải trải qua nhiều giai đoạn khácnhau Thông thường, xét xử sơ thẩm là bắt buộc đối với mọi vụ án hình sự Trên cơ

sở Cáo trạng của Viện kiểm sát chuyển sang, Toà án cấp sơ thẩm lần đầu tiên đưa

vụ án ra xem xét công khai tại phiên toà Thủ tục tố tụng tại phiên toà hình sự sơthẩm được hiểu là quá trình giải quyết một vụ án theo một trình tự nhất định đượcquy định trong Bộ luật tố tụng hình sự do Toà án có thẩm quyền sau khi nghiên cứu

hồ sơ vụ án , lần đầu tiên đưa vụ án hình sự ra xem xét công khai tại phiên toà

Trang 14

2.1.2 Vị trí, vai trò và ý nghĩa của xét xử sơ thẩm trong vụ án hình sự 2.1.2.1 Vị trí của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong tố tụng hình sự

Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được xác định như là một công đoạn trong quá trìnhgiải quyết vụ án hình sự nhưng là một công đoạn đặc biệt quan trọng Việc xét xử

sơ thẩm chỉ được tiến hành khi cơ quan điều tra đã điều tra vụ án, Viện kiểm sát đãtruy tố bị can ra trước Toà bằng một bản Cáo trạng Trên cơ sở hồ sơ vụ án vàquyết định truy tố do Viện kiểm sát chuyển sang, Toà án lần đầu tiên sẽ nghiên cứu

để quyết định có đưa vụ án ra xét xử hay không? Như vậy, vụ án hình sự lần đầutiên sẽ được đưa ra xem xét công khai tại phiên toà Tất cả các chứng cứ thu thậpđược trong giai đoạn điều tra cùng với các chứng cứ mới được đưa ra tại phiên toà

sẽ được kiểm tra, xem xét một cách khách quan, toàn diện, trực tiếp, công khai tạiphiên toà Nếu như bản kết luận điều tra của Cơ quan điều tra, bản cáo trạng củaViện kiểm sát chỉ là những kết luận sơ bộ về vụ án thì bản án của Toà án mới là kếtluận chính thức và công khai về việc bị cáo có tội hay không có tội, nếu có tội thì bịcáo phạm tội gì , theo quy định tại điều nào, khoản nào của Bộ luật hình sự và mứchình phạt cụ thể được áp dụng đối với bị cáo

Với vị trí là hoạt động trung tâm của quá trình giải quyết vụ án hình sự, giai đoạnxét xử có mối quan hệ chặt chẽ với các giai đoạn tố tụng khác Khởi tố vụ án hình

sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, là cơ sở để các cơ quan có thẩmquyền tiến hành các hoạt động tố tụng tiếp theo, cụ thể là cơ sở để cơ quan điều tratiến hành các hoạt động điều tra, viện kiểm sát ra quyết định truy tố và có như vậy,Toà án mới tiến hành xét xử được vụ án Không có các giai đoạn này, Toà ánkhông thể đơn phương đưa vụ án ra xét xử được Tuy nhiên, các hoạt động tronggiai đoạn khởi tố, điều tra chỉ nhằm thu thập chứng cứ phục vụ cho việc truy tố, xét

xử của Toà án Giai đoạn thi hành án chỉ có thể được thực hiện khi Toà án đã rabản án, quyết định cóhiệu lực pháp luật

Trang 15

2.1.2.2 Vai trò, ý nghĩa của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Trong tố tụng hình sự, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có vai trò đặc biệt quan trọngmang tính quyết định trong việc giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án hình sự,bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của công dân.Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các quyềnlợi ích hợp pháp và quyền tự do dân chủ của công dân Tại phiên toà, nhữngngườitham gia tố tụng được bình đẳng với nhau và bình đẳng cả với đại diện Việnkiểm sát trong việc xuất trình các chứng cứ, tranh luận và đưa ra các yêu cầu như

đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, yêu cầu triệu tập thêm nhân chứng Ngườitham gia tố tụng được trực tiếp nghe lời khai, lời trình bày của những người thamgia tố tụng khác, được đối chất và tự mình hoặc nhờ người khác đưa ra những lý lẽ

để bảo vệ mình Có thể nói, phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là nơi thể hiệnđầy đủ nhất quyền dân chủ của công dân

Bằng việc xét hỏi và tranh luận tại phiên toà và việc áp dụng nghiêm minh hìnhphạt đối với người phạm tội, người phạm tội và người tham dự phiên toà sẽ hiểu rõcác quy định của pháp luật, hiểu rõ quan điểm, chính sách của Nhà nước đối vớingười phạm tội để tránh vi phạm pháp luật Điều này giúp nâng cao ý thức phápluật cuả công dân trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm

Khác với các hình thức xét xử khác, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là bắt buộc đốivới bất kỳ vụ án nào Đây được coi là bước xét xử lần một của việc thực hiệnnguyên tắc hai cấp xét xử Tuy nhiên, không phải vụ án nào cũng trải qua hai cấpxét xử Việc xét xử phúc thẩm chỉ đặt ra khi có kháng cáo, kháng nghị Do đó, mộtphiên toà được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, tạo điềukiện để người tham gia tố tụng được tranh luận công khai sẽ là cơ sở để có để cóđược bản án, quyết định khách quan, toàn diện, chính xác Điều này sẽ tạo đượclòng tin trong nhân dân, làm giảm tỷ lệ kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúcthẩm, bản án sơthẩm sẽ có hiệu lực pháp luật góp phần tiết kiệm được thời gian,

Trang 16

tiền bạc của nhà nước và nhân dân, nâng cao chất lượng, uy tín của cơ quan tư phápnói chung và Toà án nói riêng.

2.2 Các nguyên tắc tố tụng tại phiên toà xét xử vụ án hình sự.

Giai đoạn xét xử tại phiên toà là một trong những giai đoạn tố tụng hình sự Do đó,việc xét xử tại phiên toà cũng phải tuân theo các nguyên tắc tố tụng nói chung, đó

là các nguyên tắc: Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụnghình sự, tôn trọng và bảo vệ các quyền của công dân, bảo đảm quyền bình đẳng củamọi công dân trước pháp luật, bảo đảm sự vôtư của người tiến hành hoặc ngườitham gia tố tụng

Bên cạnh đó, việc xét xử tại phiên toà cũng có nhiệm vụ , nét đặc thù so với cácgiai đoạn tố tụng khác Vì vậy, phiên toà xét xử vụ án hình sự còn phải tuân thủ cácnguyên tắc sau:

1 Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia

2 Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật( Điều 16 )

3 Nguyên tắc Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số (Điều 17)

4 Nguyên tắc xét xử công khai ( Điều 18 )

5 Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Toà án (Điều 19)

6 Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo ( Điều 11 )

7 Nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục ( Điều 184 )

2.3 Thủ tục tố tụng tại phiên toà hình sự ở một số nước trên thế giới.

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định về thủ tục tố tụng tại phiên toà hình sự của một

số nước trên thế giới như Pháp, Hoa Kỳ, Nga, Australia cho thấy pháp luật cácnước có các quy định khác nhau về thủ tục xét xử một vụ án hình sự Tuy nhiên, dùcác nước có tổ chức hệ thống tư pháp khác nhau theo hệ thống luật lục địa hay hệthống luật án lệ, ở mức độ này hay mức độ khác đều chứa đựng yếu tố tranh tụng.Đây là cơ chế tố tụng có hiệu quả bảo đảm cho Toà án xác định sự thật khách quan

Ngày đăng: 21/08/2016, 10:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w