MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 3 PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN 5 1. Giới thiệu sơ lược về Tòa án nhân dân quận Long Biên 5 2. Cơ cấu tổ chức 6 3. Chứ năng nhiệm vụ của từng bộ phậm 7 PHẦN II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN VỀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ 10 1. Lý do chọn đề tài 10 2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu 11 2.1. Khái niệm thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và căn cứ quy định thẩm quyền xét xử 11 2.2. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án theo quy định của Bộ luật TTHS 12 2.2.1. Thẩm quyền xét xử theo sự việc 12 2.2.2. Thẩm quyền xét xử theo đối tượng 14 2.2.3. Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ 15 3. Thực tiễn thi hành và đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử sơ thẩm 17 3.1. Những kết quả đạt đượng 17 3.2. Những bất cập, vướng mắc trong việc thực hiện thẩm quyền xét xử 18 PHẦN III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM 20 1. Kiến nghị 20 2. Giải pháp 21 KẾT LUẬN 22
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP
ĐỀ TÀI: THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN
Người hướng dẫn: Nguyễn Minh Nam Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Thái
Hệ đào tạo: Cao đẳng Khóa học: 2013 - 2016 Lớp: Dịch vụ pháp lý K13A
Hà Nội – 2015
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình tiến hành tố tụng, giai đoạn xét xử chiếm vị trí rất quan trọng Bởicác giai đoạn khác có đạt được hiệu quả hay không có vai trò rất lớn ở công tác xét
xử tại tòa Nước ta ghi nhận và đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc hai cấpxét xử là xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm Trong đó, xét xử sơ thầm được quyđịnh chặt chẽ từ thẩm quyền xét xử, chuẩn bị xét xử, những quy định chung về thủtục tố tụng tại phiên tòa cho đến khi xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, nghị án vàtuyên án Noi riêng vấn đề thẩm quyền xét xử sơ thẩm được quy định cụ thể trongchương XVI Bộ luật tố tụng hình sự năm 2013 (BLTTHS) Hiện nay thẩm quyềnxét xử sơ thẩm vụ án hình sự được quy định khác phù hợp với thực tiễn cũng nhưnăng lực xét xử của Tòa án nước ta Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan vàchủ quan, các quy định của luật tố tụng Hình sự vẫn còn nhiều hạn chế và rất cần
có những đề xuất đổi mới và hoàn thiện nó Với việc chọn đề tài “Thẩm quyền xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự và việc hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này”giúp em có thêm nhiều kiến thức thực tế, không chỉ hiểu thêm về tòa án nhân dân
và quy trình thủ tục xét xử các vụ án hình sự của tòa án nhân dân, mà em còn cóthể tiếp xúc và học hỏi trực tiếp từ Tòa án nhân dân Quận Long Biên với nhữngcon người giàu kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về pháp luật
Báo cáo kiến tập gồm 3 phần :
• Phần I: Tổng quan về Tòa án nhân dân Quận Long Biên.
• Phần II : Thực trạng hoạt động của Tòa Án về thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
• Phần III: Một số giải pháp, kiến nghị về thẩm quyền xét xử vụ án hình
xự tại Tòa án.
Trang 4Lần kiến tập này là dịp em được thử sức, áp dụng tất cả những kiến thức trong sách
vở đã được học ở trên lớp để thể hiện năng lực thực tiễn, khả năng ứng phó vớitình huống, và khẳng định bản thân mình
Để có thể học tập và hoàn thành được bài báo cáo kiến tập này, em xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến :
- Thư kí Nguyễn Minh Nam – Tòa án nhân dân Quận Long Biên
- Thư kí Nguyễn Thị Ngọc Lan – Tòa án nhân dân Quận Long Biên
Cùng toàn thể nhân viên trong văn phòng tổng hợp của tòa án nhân dân Quận LongBiên
Do thời gian có hạn nên báo cáo kiến tập này không tránh khỏi những thiếu sót vàkhiếm khuyết Kính mong sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và cácbạn để báo cáo kiến tập này của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5PHẦN I:TỔNG QUAN VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN
QUẬN LONG BIÊN
1 Giới thiệu sơ lược về tòa án nhân dân Quận Long Biên.
- Tòa án nhân dân Quận Long Biên được thành lập theo quyết định số268/2003/QĐ-TCCB ngày 25/12/2013 của Chánh án tòa án nhân dân tối cao
- Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004
- Trụ sở của tòa án nhân dân Quận Long Biên được đặt tại địa chỉ lô HH03Khu đô thị Việt Hưng, P.Giang Biên, Quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội
- Trên diện tích khoảng 3200m2, với 2 khu nhà: Khu nhà làm việc 3 tầng với
30 phòng làm việc và khu nhà xét xử với 3 phòng xét xử
2 Cơ cấu tổ chức.
Trang 6Tòa án nhân dân Quận Long Biên gồm:
- Chịu trách nhiệm phụ trách chung mọi hoạt động của cơ quan
- Phụ trách giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo
- Phân công thẩm phán tiến hành giải quyết các vụ án
- Phân công công tác tổ chức trong cơ quan
- Tổ chức quán triệt, thực hiện các chỉ đạo, lãnh đạo của cấp trên
- Tổ chức rút kinh nghiệm án hủy
b Phó chánh án: Nguyễn Thị Nguyệt, Lưu Đình Hùng, Nguyễn Thị Phương Huyền
- Chịu trách nhiệm trước Chánh án về việc giám sát tiến độ giải quyết áncủa mình và tiến độ giải quyết án của Thẩm phán thuộc bộ phận mìnhquản lý
- Xem xét tính ngay thẳng của các quyết định trước khi ban hành đối vớicác thẩm phán mà mình phụ trách
- Báo cáo kết quả giải quyết án với Chánh Án
- Cho ý kiến chỉ đạo đối với thẩm phán
- Chủ động báo cáo tình hình mới phát sinh
- Tham gia báo cáo các cấp cùng Thẩm phán khi có yêu cầu
- Báo cáo hàng tháng
c Các thẩm Phán
- Lập kế hoạch chi tiết trong 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, trình Chánh ánphê duyệt
- Tiến hành giải quyết án theo kế hoạch
- Báo cáo tiến độ giải quyết án đối với Phó chánh án
Trang 7- Chủ động báo cáo tình huống mới phát sinh trong quá trình giải quyết
- Giải trình các nguyên nhân về việc: Tạm đình chỉ, để án quá hạn
- Báo cáo phó chánh án phụ trách tất cả các quyết định trước khi ra quyếtđịnh
- Lên kế hoạch làm việc, giám sát đối với thư ký
d Các thư kí
- Tiến hành tố tụng theo kế hoạch của Thẩm phán
- Chủ động báo cáo, tham mưu tình huống mới phát sinh trong quá trìnhgiải quyết vụ án
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo phân công
3 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Tòa án nhân dân Quận Long Biên gồm 3 bộ phận:
- Bộ phận dân sự
- Bộ phận hình sự
- Bộ phận văn phòng - tổng hợp
a Chức năng nhiệm vụ của bộ phận dân sự.
- Giải quyết các loại án dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình, kinh doanhthương mại và lao động
- Chuẩn bị tài liệu, thông tin liên quan đến các loại án dân sự cho chánh ánkhi tham dự các cuộc họp các cấp
- Báo cáo kết quả, kế hoạch giải quyết các loại án dân sự hang tháng
- Dự họp các cuộc họp khi lãnh đạo phân công
- Chuyển hồ sơ dân sự lưu trữ vào kho
- Chuyển hồ sơ dân sự có kháng cáo, kháng nghị theo quy định pháp luật
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được chánh án phân công
- Tham mưu về lĩnh vực dân sự cho Quận ủy, UBND quận Long Biên
b Chức năng nhiệm vụ của bộ phận hình sự
Trang 8- Tiếp nhận, tham mưu cho chánh án thụ lý và làm các thủ tục thụ lý theoquy định pháp luật các vụ án hình sự.
- Lập, lưu, quản lý toàn bộ sổ sách và tài liệu của bộ phận hình sự
- Làm các báo cáo, thống kê liên quan đến lĩnh vực hình sự, thống kê mạnghình sự
- Chuyển giao bản án, quyết định hình sự theo quy định pháp luật
- Chuyển hồ sơ hình sự lưu trữ vào kho
- Chuyển hồ sơ hình sự có kháng cáo, kháng nghị theo quy định pháp luật
- Liên hệ, thu chi án lưu động
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được chánh án phân công
c Chức năng nhiệm vụ của bộ phận văn phòng tổng hợp
- Thực hiên các hoạt động của phòng hành chính tư pháp
- Tham mưu giúp chánh án thu chi theo quy định
- Quản lý, theo dõi và thống kê thi hành án hình sự
- Tham mưu cho chán án để ra các quyết định thi hành án hình sự đúng quyđịnh phảp luật, theo dõi thủ tục đặc xá
- Miễn giảm thi hành án
- Mua sắm, thanh lý và quản lý tài sản công
- Theo dõi công tác Hội thẩm nhân dân
- Tổng hợp báo cáo chuyển các nơi theo yêu cầu
- Thông báo, tham mưu cho lãnh đạo các cuộc họp các cấp
- Thông báo các chỉ đạo của chánh án đến toàn bộ cơ quan
- Công văn đi, đến
- Quản lý, điều hành bộ phận bảo vệ và tạp vụ
- Lưu trữ các văn bản của cấp trên, các loại báo cáo, các văn bản của cơquan gửi đi các nơi
- Tham mưu về công tác đối nội, đối ngoại của cơ quan
- Lập, lưu, quản lý sổ sách các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của bộphận
- Chuẩn bị các phiên tòa tại trụ sở cơ quan
- Chuẩn bị các điều kiện phòng họp ( đối với các cuộc họp của cơ quan, các
sự kiện, lễ chào cờ hàng tháng )
- Thực hiện nhiệm vụ của tổ bảo vệ và tạp vụ
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cánh án phân công
Trang 9PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA
Xét xử sơ thẩm là giai đoạn mở đầu cho toàn bộ hoạt động xét sét xử (sơ thẩm phúcthẩm giám đốc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm) Việc tìm hiểu, giải thích, làmsang tỏ thẩm quyền xét xử sơ thẩm không chỉ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quảxét xử sơ thẩm ấcc vụ án hình sự mà còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạtđộng của các cơ quan tiến hành tố tụng
Trang 10Điểm trọng tâm trong đề tài mà người viết thực hiện là: “Thẩm quyền xét xử sơthẩm vụ án hình sự và việc hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này”.
Tìm hiển quy định của pháp luật TTHS hiện hành về thẩm quyền xét xử sơ thẩmhình sự, nghiên cứu thực tiễn xét xử liên quan đến thẩm quyền trong bối cảnh cảicách tư pháp hiện nay là vấn đề có ý nghĩa quan trọng về lý luận cũng như thực tiễnlập pháp
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.1 Khái niệm thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và căn cứ quy định thẩm quyền xét xử.
Theo giáo trình luật TTHS trường Đại học Luật Hà Nội: “Thẩm quyền xét xử sơ
thẩm là quyền mà pháp luật quy định cho phép Tòa án được xét xử sở thẩm vụ án hình sự căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; đối tượng phạm tội; nơi thực hiện tội phạm hoặc nơi khác theo quy định của pháp luật” Đây
là một khái niệm hẹp giới hạn trong phạm vi nghiên cứu về thẩm quyền xét xử củaTòa án theo quy định tại Chương XVI của Bộ luật TTHS (thẩm quyền hình thức)còn xét một cách rộng hơn thẩm quyền xét xử của tòa án còn bao gồm cả thẩmquyền nội dung bao gồm cả quyền hạn giải quyết quyết định của tòa án đối vớinhững vấn đề cần được xem xét mà trong phạm vi bài làm này sẽ không đề cậpđến
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được phân định theo những căn cư sau:căn cứ vào đường lối chính sách của Đảng; các nguyên tắc cơ bản của luật TTHS;tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; tính chất nghiêmtrọng phức tạp của tội phạm; trình đội chuyên môn nghiệp vụ của người tiến hành
tố tụng và căn cứ vào tình hình tội phạm và yêu cầu đấu tranh phòng chống tộiphạm Dựa trên những căn cứ này, pháp luật hiện hành phân định thẩm quyền củaTòa án như sau:
Trang 11- Thẩm quyền xét xử theo sự việc: là sự phân định thẩm quyền xét xử giữaTòa án các cấp với nhau căn cuws vào tính chất của tội phạm.
- Thẩm quyền xét xử theo đối tượng: là sự phân định thẩm quyền xét xửgiữa TAND và TAQS căn cứ vào đối tượng của tội phạm
- Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ: là sự phân định thẩm quyền xét xử căn
cứ vào nơi tội phạm được thực hiện và nơi kết thúc điều tra
2.2 Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
2.2.1 Thẩm quyền xét xử theo sự việc
• Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án quân sự khu vựcKhoản 1 Điều 170 BLTTHS 2003 quy định Tòa án nhân dân cấp huyện và Toàn ánquân sự khu vực xét xử sở thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng,nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây:
- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
- Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
- Các tội quy định tại các điều 93, 95,96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222,
223, 224, 225, 226, 293, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình
sự năm 1999
Như vậy theo khoản 1 điều 170 BLTTHS, thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự (VAHS) của TAND huyện và TAQS khu vực bao gồm các loại tội phạm có mứchình phạt cao nhất được quy định trong Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi 2009 (BLHS)
là 15 năm tù, trừ trường hợp quy định tại điểm a, b, c khản 1 Điều 170 So vớiquyền định của BLTTHS 1988, thẩm quyền xét xử sơ thẩm quy định theo hướngtang cường thẩm quyền quy định theo hướng tang cường thẩm quyền xét xử choTAND cấp huyện Đây cũng là một biện pháp giảm lượng án tồn đọng ở TANDcấp huyện Đây cũng là một biện pháp giảm lượng án tồn đọng ở TAND cấp tỉnh
và Tòa phúc thẩm TAND tối cao Đây là một bước cải cách phù hợp với chuyên
Trang 12môn, cơ sở vật chất của ngành tòa án Vấn đề này đã được hướng dẫn tại Mục 3Nghị quyết 24/2003/QH11 về việc thi hành Bộ luật tố tụng hình sự 2003.
Việc mở rộng thẩm quyền cho TAND huyện xuất hiện từ lý do sau:
Một là, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Thẩm phán ở hầu hết Tòa án cấp huyệnngày càng được nâng cao và có khả năng xét xử được những vụ án mà mức caonhất của khung hình phạt đối với tội ấy là 15 năm tù trở xuống Hai là việc tăngthẩm quyền xét xử cho Tòa án cấp huyện sẽ tránh được việc tồn đọng án cấp tỉnh,dành thời gian cho Tòa cấp tỉnh tập trung xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, táithẩm Ba là, cơ sở vật chất của Tòa án cấp huyện ohaafn nào đã được cải thiện nângcấp Số lượng biên chế thẩm phán ổn định cũng chính là lí do giúp cho ngành Tòa
án làm việc tốt hơn Bốn là, giảm bớt được chi phí và thời gian tiến hành tố tụng,tránh được việc trì hoãn phiên tòa vì lí do vắng mặt của người tham gia tố tụng.Năm là, một trong những mục đính của việc xét xử là giáo dục quần chúng nhândân chấp hành đúng pháp luật, và việc xét xử ở Tòa cấp huyện có thể thực hiện tốtmục đích này
• Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu
Khoản 2 Điều 170 Bộ luật TTHS 2003 quy định: “Tòa án nhân dân cấp tỉnh và
Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ tẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lê
để xét xử” So với những quy định trước đây, thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa
án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu được quy định trong Bộ luật
tố tụng hình sự không có gì khác nhau Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sựcấp quân khu có thẩm quyền xét xử sơ thẩm hai loại việc sau:
- Những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền củaTòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực
Đó là những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biện nghiêm trọng mà mức caonhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, hoặc những vụ án không
Trang 13thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới quy định tại điểm a,b,c khoản 1 Điều 170BLTTHS.
- Những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên đểxét xử Bộ luật tố tụng hình sự không quy định cụ thể những vụ án nàothuộc quyền của Tòa án cấp huyện nhưng Tòa án cấp tỉnh lấy lên để xét
xử Do đó, Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát và thủ trưởng cơquan điều tra cấp tỉnh cần căn cứ vào khả năng thực tế của các Thẩmphán, Kiêm sát viên và Điều tra viên ở cấp huyện mà xác định những loại
vụ án nào cần lấy lên để điều tra truy tố và xét xử ở cấp tỉnh Cơ quanđiều tra cần lấy lên để điều tra, truy tố xét xử các vụ án sau:
+) Những vụ án có tính chất phức tạp ( có nhiều tình tiết khó đánh giáthống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiềungành);
+) Những vụ án mà bị cáo là thẩm phán, kiểm sát viên, sỹ quan công
an, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp huyện, người nước ngoài, người cóchức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người
2.2.2 Thẩm quyền xét xử theo đối tượng
Trong BLTTHS 2003 không có điều luật cụ thể phân định đói tượng nào thuộcthẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, đối tượng nào thuộc thẩm quyền của Tòa
án nhan dân Tuy nhiên trong Pháp lênh tổ chức Tòa án quân sự 2002 có quy định
về thẩm quyền xét xử của TAQS Cụ thể Điều 3 Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự
năm 2002 quy định: “Các tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình
sự mà bị cáo là:
1 Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị
trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sang chiến đấu; dân quân tự vệ phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu phục vụ chiến đấu và những người được trưng tập là nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý;
2 Những người không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này mà
phạm tội có lien quan đến bí mật quan sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội”.