Như chúng ta đã biết, học sinh tiểu học nằm trong khoảng 611, 12 tuổi. Đây là lứa tuổi của sự phát triển hồn nhiên bằng phương thức lĩnh hội. Cùng với việc lĩnh hội, tiếp thu một hệ thống tri thức về các môn học, trẻ em học cách học, học kĩ năng sống trong môi trường trường học và môi trường xã hội. Cùng với sự ảnh hưởng khá lớn của môi trường giáo dục gia đình và quan hệ bạn bè cùng tuổi, cùng lớp và trường học, học sinh tiểu học lĩnh hội các chuẩn mực quy tắc đạo đức của hành vi. Sự lĩnh hội trên tạo ra những biến đổi cơ bản trong sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học. Chúng không chỉ đảm bảo cho các em thích ứng với cuộc sống nhà trường và hoạt động học, mà còn chuẩn bị cho các em những bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống ở tuổi thiếu niên lứa tuổi có xu thế vươn lên làm người lớn. Về việc này, N.X.Leytex đã khắc họa: “ Tuổi tiểu học là thời kì của sự nhập tâm và tích lũy tri thức, thời kì mà sự lĩnh hội chiếm ưu thế. Chức năng trên được thực hiện thắng lợi nhờ các đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi này – sự tuân thủ tuyệt đối vào những người có uy tín với các em (đặc biệt là thầy, cô giáo), sự mẫn cảm, sự lưu tâm, đặc biệt là thái độ vui chơi ngây thơ đối với các đối tượng mà các em được tiếp xúc. Chính vì vậy, việc tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư , tình cảm, suy nghĩ của các em là vô cùng cần thiết nhằm giúp người lớn chúng ta hiểu được các nhu cầu của lứa tuổi các em. Từ đó đáp ứng một cách thiết thực nhất để tạo động lực cho sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần của học sinh.
Trang 1I TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ HIỂU HỌC SINH TIỂU HỌC
HƠN
II ĐẶT VẤN ĐỀ:
1 Tầm quan trọng.
Như chúng ta đã biết, học sinh tiểu học nằm trong khoảng 6-11, 12 tuổi Đây là lứa tuổi của sự phát triển hồn nhiên bằng phương thức lĩnh hội Cùng với việc lĩnh hội, tiếp thu một hệ thống tri thức về các môn học, trẻ em học cách học, học kĩ năng sống trong môi trường trường học và môi trường xã hội Cùng với sự ảnh hưởng khá lớn của môi trường giáo dục gia đình và quan hệ bạn bè cùng tuổi, cùng lớp và trường học, học sinh tiểu học lĩnh hội các chuẩn mực quy tắc đạo đức của hành vi Sự lĩnh hội trên tạo ra những biến đổi cơ bản trong sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học Chúng không chỉ đảm bảo cho các em thích ứng với cuộc sống nhà trường và hoạt động học, mà còn chuẩn bị cho các em những bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống ở tuổi thiếu niên-lứa tuổi có xu thế vươn lên làm người lớn Về việc này, N.X.Leytex đã khắc họa: “ Tuổi tiểu học là thời kì của sự nhập tâm và tích lũy tri thức, thời kì mà sự lĩnh hội chiếm ưu thế Chức năng trên được thực hiện thắng lợi nhờ các đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi này – sự tuân thủ tuyệt đối vào những người có uy tín với các em (đặc biệt là thầy, cô giáo), sự mẫn cảm, sự lưu tâm, đặc biệt là thái độ vui chơi ngây thơ đối với các đối tượng mà các em được tiếp xúc
Chính vì vậy, việc tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư , tình cảm, suy nghĩ của các em là vô cùng cần thiết nhằm giúp người lớn chúng ta hiểu được các nhu cầu của lứa tuổi các
em Từ đó đáp ứng một cách thiết thực nhất để tạo động lực cho sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần của học sinh
Trang 22 Thực trạng ban đầu :
Ở bất kì một cấp học nào, việc lắng nghe, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của thầy cô giáo đối với học sinh cũng hết sức cần thiết, đặc biệt là học sinh tiểu học Các em là lứa tuổi còn non nớt, giống như những mầm xanh vừa mới vươn lên trong cuộc sống xã hội, cần sự bao bọc, che chở, thương yêu
Tuy nhiên, thực trạng của nền giáo dục nước ta hiện nay không được như vậy Vẫn còn đâu đó hình ảnh nghiêm khắc, uy quyền của người thầy, vẫn còn nhiều tình trạng
“thầy nói trò phải nghe”, học sinh giống như chiếc máy thu âm, nghe, nghe và nghe Không hiếm tình trạng trẻ đi học nghe thầy cô quát tháo, đến lúc về nhà thì lại không muốn tới trường vì sợ Đó phải chăng là lỗi của các em ? Không, đó là lỗi của người lớn, những người chưa thực sự hiểu học sinh mình cần gì, thích gì, sợ gì
Tất nhiên không thể đánh đồng hay đổ lỗi cho các nhà giáo hay nền giáo dục, vì đó cũng chỉ là một phần, một vùng tối trong toàn bộ mảnh đất giáo dục của chúng ta Nhưng chúng ta cũng không vì thế mà bỏ qua mảng tối đó, chúng ta phải biết nhìn thẳng vào sự thật để thay đổi, để thanh lọc nhằm tạo ra một môi trường học tập tốt nhất cho học sinh tiểu học bằng việc lắng nghe
3 Lí do chọn đề tài
Xuất phát từ thực trang nêu trên, bản thân tôi thấy răng cần phải có sự thay đổi trong nhận thức và cách tiếp cận, tạo ra một hướng đi mới để gần gũi với học sinh hơn, hiểu được các em hơn Đó là lí do tôi chọn đề tài “Một số phương pháp tìm hiểu suy nghĩ, tâm tư của học sinh tiểu học.”
Trang 34 Giới hạn của đề tài
Suy nghĩ, tâm tư của bất kỳ cấp học nào cũng cần phải tìm hiểu, lắng nghe Nhưng
do thời gian và đặc thù công tác nên tôi chỉ giới hạn trong phạm vi “Một số phương pháp tìm hiểu suy nghĩ, tâm tư của học sinh tiểu học.”
III CƠ SỞ LÝ LUẬN
Thế kỉ XXI là thế kỉ của khoa học, công nghệ Đất nước ta đứng trước cơ hội lớn những cũng không ít thách thức, đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực vừa hồng vừa chuyên để phục vụ đất nước Và thực tế, giáo dục đã được Đảng và Nhà nước ta đặt lên hàng đầu
Đối với giáo dục tiểu học, đây là bước nhằm “giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển dúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản” Từ những yêu cầu đó, chúng ta thấy rằng cần phải xây dựng cho các em một môi trường học tập thân thiện, tích cực và lành mạnh, mà việc lắng nghe, hiểu được các em cũng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng
IV CƠ SỞ THỰC TIỄN
Chạy theo những yêu cấp thiết của cuốc sống, nhiều lúc chúng ta quên mất có những tâm hồn cần được bao bọc, yêu thương Nhiều gia đình, cha mẹ lo làm ăn để tích cóp cho con nhưng lại quên mất con mình phải một mình đối diện với những khó khăn trong buổi đầu bước ra với cuộc sống Hay có những thầy cô giáo thương học trò nhưng chưa biết cách lắng nghe, khi các em mắc lỗi thì quát tháo, thậm chí là dùng thước để phát các em Ông bà ta có câu “thương cho roi cho vọt”, nhưng tâm hồn trẻ con giống như tờ giấy trắng, một khi đã bị chúng ta làm nhàu đi thì thế nào cũng sẽ còn lại những đường nét xấu xí đó cho đến tận mai sau
Trang 4Thực tế tại địa phương tôi đang công tác, bố mẹ các em hầu hết là công nhân Chính thời gian eo hẹp như vậy nên không thể nào đi sau, đi sát với các em để lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của con cái, từ đó khiến nhiều em cảm thấy cuộc sống không còn vui vẻ Vậy tại sao người thầy không thể là người xoa dịu những vết thương cho các em, hay chỉ đơn giản là tránh gây những vết thương mới cho tâm hồn các em ? Chính vì câu hỏi đó mà tôi đã cố gắng hết sức để mình được làm bạn với các em học sinh của mình để nghe và hiểu các em hơn
V NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Bác Hồ đã từng nói :
Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
Chúng ta, những người thầy giáo, cô giáo phải là những người đồng hành với các em trên quãng đường quan trọng này Để làm được điều đó, chúng ta phải gần gũi, lắng nghe, thấu hiểu bằng nhiều kênh, nhiều phương pháp và thực hiện thường xuyên liên tục Và đây cũng là nội dung chính trong sáng kiến kinh nghiệm này của tôi
1 Lắng nghe học sinh.
Đối với người lớn chúng ta, khi ý kiến của mình đưa ra bị người khác quay lưng, không chấp nhận thì chắc chắn sẽ cảm thấy thất vọng, khó chịu Học sinh cũng vậy, lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi các em đang muốn được chấp nhận, chấp nhận cả về hành động lẫn ý thức, cảm xúc Và thật khó khăn cho các em chừng nào khi chúng ta bỏ qua những mong muốn của trẻ thông qua việc bày tỏ ý kiến cá nhân Chỉ một lần quay lưng thôi là
đủ để các em mất tự tin và không dám bày tỏ thêm lần khác
Trang 5Bây giờ nếu có câu hỏi : Bà dì ghẻ trong truyện Tấm Cám có phải là người xấu hay không ? Chắc hẵn chúng ta sẽ trả lời là có Thế nhưng, học sinh của tôi có em phát biểu thế này : Bà dì ghẻ là người xấu, nhưng cũng có điểm tốt, đó là thương con Bà chỉ không thương con của người khác như thuong con mình mà thôi Đó, nếu chúng ta không khuyến khích các em thì liệu có được nghe một câu trả lời hay, một sự bày tỏ chính kiến rất già dặn như vậy hay không ?
Chúng ta - những người làm giáo dục - luôn muốn đem đến cho học sinh mình những gì tốt đẹp nhất Vậy tại sao chúng ta không bắt đầu từ những điều giản dị và gần gũi nhất : Lắng nghe và học cách lắng nghe
1.1 Lắng nghe trong giờ học.
Trong những giờ học, với học sinh là cả một khoảng trời mới và nhiều điều thú vị Thông qua sự truyền đạt, hướng dẫn của giáo viên, các say mê khám phá, tìm hiểu và đưa ra ý kiến cá nhân đối với vấn đề đang học Và giáo viên phải là người lắng nghe ý kiến của các em Tất nhiên, không phải ý kiến nào các em đưa ra cũng đúng, cũng hay
và sát với vấn đề Điều quan trọng là chúng ta luôn phải lắng nghe các ý kiến đó với tất
cả sự chăm chú của mình, để học sinh biết rằng mình có quan tâm tới ý kiến các em Với cá nhân tôi, không có ý kiến nào của học sinh là sai cả, chỉ đơn giản là chưa đúng
Và trách nhiệm của chúng ta không phải đi bác bỏ những ý kiến đó mà phải định hướng cho nó dần trở nên đúng, từ đó khơi dậy sự ham học hỏi, khám phá cũng như tư duy ở các em, giúp chúng ta trở nên gần gũi với các em hơn
2 Lắng nghe ngoài giờ học.
Ngoài giờ học, chắc chắn sẽ không giáo viên nào tránh khỏi cảnh học sinh của mình
nô đùa quá mức dẫn đến thương tích, thậm chí gây gỗ đánh nhau hoặc buồn rầu, xa lánh bạn bè Thay vì ngay lập tức phán xét hành vi của các em, sao chúng ta không tìm hiểu
Trang 6nguyên nhân dẫn đến hành vi của các em để có cách giải quyết ổn thỏa ? Đó là lí do chúng ta phải lắng nghe các em
Những lúc các em vui, buồn hay tức giận, sợ hãi,…là những lúc các em mong được lắng nghe nhiều nhất Hãy thử tưởng tượng, khi chúng ta đang tức giận một ai đó, lại có một người khác đứng bên cạnh yêu cầu chúng ta phải làm thế này, làm thế kia thì tâm trạng của chúng ta sẽ như thế nào và phản ứng ra sao ? Và chúng ta cũng phải đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu rằng : các em cũng giống như chúng ta
Ví dụ : Trong giờ giải lao, nếu có một học sinh nào của lớp đánh nhau với bạn khác
thì chúng ta sẽ làm gì ? Đa số chọn giải pháp trách phạt, viết kiểm điểm,…bản thân tôi cũng từng chọn giải pháp này Tuy nhiên, thay vì trách phạt ngay lập tức, tại sao chúng
ta không nhẹ nhàng hơn với trẻ ?
Cá nhân tôi đã thử làm với một vài trường hợp và thấy có kết quả tốt hơn là việc trách phạt các em Bây giờ nếu gặp trường hợp như ví dụ, tôi sẽ ngồi riêng với em đó,
và thật nhẹ nhàng ( để các em bình tĩnh ) hỏi nguyên nhân của cuộc đánh nhau Lúc này, các em sẽ kể cho tôi nghe tất cả diễn biến sự việc Thật ra, tôi không đi tìm nguyên nhận sự việc để xem ai đúng ai sai mà chủ yếu giúp cho học sinh suy nghĩ lại bản thân Bởi khi trẻ kể lại sự việc một cách rõ ràng, chính các em cũng đang suy xét lại sự việc vừa xảy ra một cách cụ thể hơn, từ đó nhận ra những ứng xử chưa đúng của bản thân
Và thật ngạc nhiên, một số em còn đưa ra những hướng giải quyết tích cực cho sự việc xảy ra
Và còn một điều nữ, khi lắng nghe học sinh bày tỏ cảm xúc của mình, chúng ta cần phải tỏ ra tôn trọng cảm xúc của các em bằng cách dùng những thán từ như à, ừ, uhm,
…để cho các em thấy rằng chúng ta đang đồng ý với những cảm xúc của các em, để các
em cảm thấy gần gũi và muốn chia sẽ nhiều hơn với chúng ta
Trang 72 Giáo viên phải là một người bạn tin cậy của các em.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta gặp không ít khó khăn, trở ngại Và những lúc như thế, ta luôn cần đến một người bạn để chia sẻ, giúp vơi bớt những ức chế về mặt tâm lý Trẻ cũng vậy, các em cũng có nhu cầu chia sẻ, và không ai tốt hơn một người bạn tin cậy Đối với chúng ta, những việc của các em là những việc bình thường, nhưng đối với các em thì đó là những sự việc rất to tát, nghiêm trọng Biết được như vậy, chúng ta vừa phải là người thầy, người cô mẫu mực, đồng thời vừa phải làm một người bạn đáng tin cậy để các em mạnh dạn chia sẻ, để chúng ta hiểu các em hơn
Có những lúc chúng ta thấy một em học sinh nào đó buồn rầu hoặc hay giận dữ vô
cớ, hay cáu gắt,…Đó là biểu hiện tâm lý không bình thường của trẻ Để hiểu được nguyên nhân, chúng ta phải làm cho trẻ chia sẻ với chúng ta Nhưng làm cách nào ? Làm cho trẻ hiểu được chúng ta là một người bạn - người bạn đáng tin cậy
Thực tế cho thấy, đa số học sinh tiểu học có xu hướng làm thân, thích gần gũi với giáo viên Bởi vì điều này giúp các em cảm thấy hãnh diện với bạn bè vì được nói chuyện với thầy, cô - điều mà các em cho là rất to tát Hiểu được tâm lý này, giáo viên chúng ta không khó để tiếp cận một cách thân mật với các em Chỉ cần vài câu hỏi về gia đình, bản thân với một sự quan tâm chân thành, từ đó giúp các em chuyển từ chia sẻ thụ động dần dần sang thành nhu cầu cần chia sẻ
Một điều rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến việc chúng ta có “được làm bạn” với các em hay không chính là mức độ gần gũi giữa chúng ta với học sinh trong sinh hoạt hằng ngày Lấy ví dụ đơn giản : Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp 3, nhưng hằng ngày trong giờ giải lao hoặc giờ ăn bán trú, tôi luôn trò chuyện, vui đùa cùng các em lớp 1, lớp 2 Từ đó, các em lớp 1, lớp 2 luôn muốn kết thân với tôi, kể hết những
chuyện ở nhà của các em Bây giờ thì các em đã xem tôi như một kênh chia sẻ những
Trang 8chuyện xảy ra xung quanh mình, hay đã xem tôi như một người bạn ( mặc dù chính bản thân các em chưa ý thức được điều này)
Làm bạn với các em, gần gũi với các em đôi lúc chúng ta phải chấp nhận một điều rằng : Nhiều khi các em gần gũi với mình quá lại sinh ra hội chứng “lờn mặt” Tức là có nhiều lúc không cảm thấy sợ thầy cô của mình, hay đúng hơn là quên mất mối quan hệ thầy - trò mà chỉ nghĩ trong đầu mối quan hệ bạn bè Điều này không phải lỗi của các
em Mà chúng ta phải vừa là bạn, vừa là thầy, lắng nghe các em nhưng cũng phải luôn nhắc nhở các em về nhiệm vụ học tập, về tình thầy trò để các em không quên những nhiệm vụ trước mắt
Giả sử, một em học sinh nào đó kể với chúng ta về một người bạn vừa không chơi với em nữa ( đối với trẻ thì việc này to tát như chúng ta bị người yêu chia tay vậy) Lúc này, chúng ta giống như một người bạn để trẻ chia sẻ những cảm xúc giận dữ, hụt hẫng, thất vọng,…và chúng ta phải lắng nghe với sự thông cảm tuyệt đối, dần dà sẽ xoa dịu cảm xúc của trẻ Khi đã thổ lộ xong những suy nghĩ của mình với chúng ta, thấy có một người khác sẵn sàng ngồi nghe mình nói và cảm thông với mình thì trẻ sẽ hiểu ra rằng
đó là một việc bình thường, vì ở đâu trẻ cũng có những người bạn để sẻ chia
Mặt khác, người giáo viên cũng cần phải giúp cho học sinh của mình hiểu rằng : Các
em là thành viên của một đại gia đình, và đều có tầm quan trọng đối với nhau Từ đó giúp các em tụ tin trong giao tiếp, hòa đồng với nhau trong sinh hoạt, đoàn kết hơn trong học tập Và quan trọng nhất, đối với các em, người thầy là một người bạn lớn mà các em có thể chia sẻ bất cứ lúc nào Trẻ con là vậy
3 Bảo đảm và tạo cảm giác an toàn cho học sinh.
Trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học có nhu cầu khám phá, tìm hiểu và chia sẻ Và giáo viên phải là người hướng dẫn các em khám phá, đồng thời lắng nghe những suy nghĩ, tâm tư của các em để hiểu được các em biết gì, cần gì Và để cho học sinh mạnh
Trang 9dạn chia sẻ, chúng ta phải cho trẻ cảm giác an toàn, để trẻ tự tin nêu lên ý kiến cá nhân với chúng ta
Đôi khi, cuộc sống gia đình không trọn vẹn như bố mẹ li dị, bố mẹ hay cáu gắt, bố
mẹ hay đánh đập,…sẽ làm cho trẻ có xu hướng sợ hãi, thậm chí là thái độ tự vệ với môi trường xung quanh như hay cáu bẩn, gây sự, hoặc bất tuân lệnh của giáo viên, một số khác chọn cách im lặng, sống thu mình , tự ti so với các bạn trong lớp Với những trường hợp này, giáo viên chúng ta phải là người xoa dịu những vết thương trong tâm hồn các em, giúp các em hòa đồng với lớp hơn, bớt mặc cảm tự ti hơn Quan trọng nhất
là phải tạo cho các em cảm giác an toàn và bình yên Chưa chắc các em buồn, chúng ta hỏi han mà các em chịu thổ lộ ngay, vì cảm giác không an toàn, các em không biết nói
ra rồi có bị phạt hay la mắng gì không Lúc này, người thầy phải mở lời trước, có thể kể cho các em nghe một câu chuyện của mình ngày nhỏ, cũng có lúc giống như em bây giờ
và cần người chia sẻ,…để em thấy được việc chia sẻ tình cảm, tâm tư với chúng ta là hoàn toàn vô hại với các em, giúp các em bước ra khỏi vỏ ốc của mình để mở lòng hơn với chúng ta, và chúng ta thì hiểu được các em hơn
Nếu trong việc lắng nghe các em, chúng ta là bạn, thì bây giờ, để xoa dịu các em chúng ta phải là cha, là mẹ, là gia đình thứ hai để các em tìm được sự nương tựa trong tâm hồn Cách đây không lâu, trong lúc rảnh rỗi tôi có nói chuyện với học sinh mình Tôi hỏi các em về một đoạn quảng cáo tết của Neptune, một đoạn quảng cáo xúc động
về tình cảm thiêng liêng của gia đình Đa số các em đều trả lời là đã xem rồi, và GẦN NHƯ KHÓC Đơn giản như vậy thôi, nhưng tôi hạnh phúc biết bao khi học sinh mình
đã biết yêu thương, và mạnh dạn chia sẻ những tình cảm đó không dấu giếm với mình
Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ, Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh
Trang 10Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều
Người thầy, người cô phải là người đồng hành, lắng nghe các em để hiểu các em, mang lại cho các em môi trường tốt nhất, an toàn nhất để tạo sự phát triển bền vững trong những năm tiếp theo, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước
VI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Qua quá trình nghiên cứu, áp dụng với các học sinh mà trường tôi đang công tác, tôi thấy đã có sự tiến bộ rất nhiều trong nhận thức của các em Quan trọng nhất là tôi thấy mình đã hiểu các em hơn, hiểu được lúc nào thì các em cần gì, và mình với vai trò người thầy thì mình phải làm gì để đáp ứng những mong muốn của các em Đặc biệt, không chỉ học sinh trong lớp chủ nhiệm mà cả học sinh ngoài lớp chủ nhiệm, các em đã trở nên gần gũi với giáo viên hơn rất nhiều, chia sẻ với giáo viên những điều mình nghĩ ( có những điều đúng hoặc chưa đúng), giúp giáo viên có định hướng đúng đắn trong việc giáo dục và giảng dạy các em
VII KẾT LUẬN.
Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong môi trường nhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn Sau 5 năm học, "tính cách học đường" mới dần ổn định và bền vững ở trẻ
Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang những đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách