1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tài liệu đại cương ngành công nghệ sợi dệt ts nguyễn tiến bình phần kéo sợi dệt thoi dệt kim và phần nhuộm xử lý hoàn tất

183 5K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 183
Dung lượng 5,18 MB

Nội dung

TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAMTRƯỜNG CAO ĐẲNG KTKT VINATEX TP. HỒ CHÍ MINHĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN HỌCĐẠI CƯƠNG CÔNG NGHỆ SỢI DỆTNgười soạn: TS. Nguyễn Tiến BìnhThành phố Hồ Chí Minh, 1. Trần Nhật Chương, Công nghệ kéo sợi bông và kéo sợi pha, Trường Đại học Bách khoa Hà nội, 1996 2. Trần Công Thế, Công nghệ kéo sợi bông và sợi hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà nội, 1994 3. Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Giáo trình công nghệ sợi, 2013 4. Nguyễn Văn Lân, Vật liệu dệt, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2004 5. Arthur D Broadbent, Những nguyên lý cơ bản của tạo mầu hàng dệt, Tổng công ty Dệt May Việt Nam, 2005 6. Huỳnh Văn Trí, Công nghệ dệt thoi, Nhà xuất bản đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2007 7. Huỳnh Văn Trí, Công nghệ dệt kim, Nhà xuất bản đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2003 8. ACIMIT, Reference Book of TextileTechnologies PHẦN KÉO SỢI I. Nguyên liệu cho ngành kéo sợi Xơ dệt là đơn vị cơ bản của nguyên liệu thô ban đầu để tạo thành sợi và vải. Xơ được đặc trưng bởi tỷ số lớn giữa chiều dài và chiều dày, bởi độ bền và độ mềm dẻo của chúng. Xơ có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Xơ tự nhiên có nhiều nhược điểm cố hữu. Chúng thể hiện sự khác nhau lớn về chiều dài, độ mảnh, hình dáng, độ quăn và các tính chất lý hóa khác do địa điểm và điều kiện sinh trưởng. Hình 1.1Phân loại xơ dệt II. Các khái niệm cơ bản II.1. Khái niệm sợi Sợi là một bộ phận vật liệu dệt mà thành phần cơ bản là xơ. Trong sợi xơ nằm xoắn ốc cũng có thể nằm song song dọc theo trục trung tâm và gắn kết với nhau bởi lực ma sát. Sợi tương đối mảnh, mềm mại và bền. Chiều dài sợi tùy ý đo bằng mét hoặc km. Bề ngang sợi tính bằng 0,1mm hoặc cm. II.2. Các dạng sợi Sợi con: Là dạng sợi do các xơ cơ bản ngắn từ 9-150mm, liên kết với nhau bằng phương pháp xoắn. Sợi phức: Là dạng sợi gồm những xơ kỹ thuật hoặc bó tơ liên kết nhau bằng phương pháp xoắn hoặc liên kết dính tạo thành. Sợi cắt: là dạng sợi do dải xoắn lại (nhằm tăng độ bền) tạo thành. Sợi dún: Có độ co giãn cao Sợi xốp: Có độ xốp và cách nhiệt cao Các dạng sợi trên là sợi đơn. Xe các sợi đơn lại thành sợi xe. II.3. Phân loại sợi Theo phương pháp sản xuất có 4 loại: Sợi xơ ngắn, sợi filament, sợi fancy, sợi phức Sợi xơ ngắn được sản xuất từ các xơ ngắn (staple fibres) xoắn lại với nhau Sợi filament thường là từ xơ nhân tạo. Sợi fancy là sợi kiểu Sợi phức là sợi gồm những xơ kỹ thuật hoặc bó tơ liên kết lại bằng phương pháp xoắn hoặc kết dính. Hình 1.2Sơ đồ phân loại sợi III. Công nghệ kéo sợi từ xơ ngắn III.1. Nguyên lý hình thành sợi Nguyên liệu xơ tự nhiên dưới dạng kiện được đưa vào nhà máy kéo sợi. Do xơ được ép chặt, có tạp chất và tính chất khác nhau nên phải qua quá trình xé, trộn để làm sạch và trộn đều xơ. Để các xơ trong hỗn hợp có thể thành sợi cần làm cho các xơ duỗi thẳng, xếp song song với nhau và dọc theo chiều nhất định. Quá trình này thực hiện bởi chải thô và sản phẩm là cúi chải thô. Chải kỹ là quá trình tương tự như chải thô. Tại đây các xơ ngắn được loại bỏ triệt để hơn, giữ lại các xơ dài, tăng thêm độ duỗi thẳng và song song các xơ. Do chiều dài xơ tăng lên cho nên có thể sản xuất sợi nhỏ hơn. Sau quá trình chải là quá trình ghép hoặc kéo dài. Một số cúi được kết hợp với nhau và kéo ra từ từ bằng cách cho chúng đi qua khoảng giữa các cặp trục ma sát với tốc độ tăng dần. Các xơ trượt lên nhau làm tăng độ duỗi thẳng của chúng và tạo thành dòng xơ mảnh hơn. Xe săn dòng xơ tạo thành sợi thô. Nguyên lý hình thành sợi Vật liệu xơLoại bỏ tạp chất, pha trộn xơ Làm xơ duỗi thẳng, song song, tách thành xơ đơn Ghép làm đều Kéo mảnh, tạo bền cho sản phẩm Tạo ống có kích thước lớn Côn sợi III.2. Các quá trình công nghệ kéo sợi 1.Quá trình làm tơi: Là quá trình phá vỡ mối liên kết giữa các xơ với chùm xơ, nhằm chia nhỏ chùm xơ thành chùm nhỏ hơn và có thể thành xơ riêng biệt. 2. Quá trình tách tạp: Là phá vỡ mối liên kết giữa xơ và tạp chất, sau đó loại bỏ các tạp chất này ra khỏi xơ. 3. Quá trình pha trộn: Là quá trình phân bố đều đặn các xơ thành phần có tính chất khác nhau trong khối lượng lớn hỗn hợp xơ. 4. Quá trình phân bố các xơ song song, làm tơi xơ đến xơ riêng biệt: là phá vỡ liên kết giữa các xơ để thành xơ đơn, phân bố chúng song song với nhau và nằm dọc theo chiều dài bán thành phẩm. 5. Quá trình duỗi thẳng xơ: Là quá trình tác dụng lực kéo vào một hoặc 2 đầu xơ nhờ các cặp trục suốt hoặc bề mặt kim để giảm bớt độ quăn của xơ. 6. Quá trình loại bỏ xơ ngắn: Là loại bỏ bớt các xơ ngắn và tạp chất sau chải thô để sản phẩm có chiều dài xơ lớn hơn và tạp chất ít hơn. 7. Quá trình làm đều: Là quá trình tạo ra sản phẩm có độ đều cao hơn từ những sản phẩm có độ đều thấp nhờ các cơ cấu làm đều 8. Quá trình làm mảnh nhờ kéo dài: Là quá trình cho sản phẩm qua các cặp trục kéo dài chuyển động quay với tốc độ của các cặp trục tăng dần. 9. Quá trình tạo bền cho sản phẩm: Là quá trình tạo các mối liên kết giữa các xơ trong sợi. 10. Quá trình tạo côn sợi lớn: Là quá trình tạo ra côn sợi có chiều dài và trọng lượng lớn. III.3. Một số hệ kéo sợi từ xơ ngắn Hệ kéo sợi chải liên hợp, chải thô, chải kỹ, kéo sợi pha, kéo sợi OE III.3.1. Hệ kéo sợi bông chải liên hợp Dùng để kéo sợi chất lượng thấp, sợi thô từ phế liệu của hai dây chuyền chải thô và chải kỹ. Chi số và chất lượng sợi ở mức thấp. Máy kéo sợi (sợi con) thường sử dụng là máy OE (Open End) hoặc máy sợi con nồi cọc chất lượng máy ở mức trung bình. Hình 1.3Sơ đồ công nghệ kéo sợi chải liên hợp III.3.2. Hệ kéo sợi chải thô Dùng để kéo sợi từ xơ hóa học mọi độ mảnh và cấp chất lượng, kéo sợi từ xơ bông hoặc hỗn hợp của xơ bông với xơ hóa học. Sợi thường có độ mảnh và chất lượng ở mức trung bình. Nguyên liệu cho hệ kéo sợi này thường ở mức trung bình với xơ bông. Khi kéo sợi 100% xơ hóa học được sử dụng trên hệ kéo sợi chải thô. Hình 1.4Sơ đồ công nghệ kéo sợi chải thô xơ bông,xơ hóa học III.3.3. Hệ kéo sợi chải kỹ Dùng để kéo sợi bông hoặc hỗn hợp xơ bông với xơ hóa học có yêu cầu về độ mảnh cao và chất lượng cao. Xơ bông dùng cho hệ kéo sợi này thường có chiều dài lớn và ít tạp chất. Khi kéo sợi chải kỹ giữa xơ bông với xơ hóa học chỉ tiến hành chải kỹ cho xơ bông. Hình 1.5Sơ đồ công nghệ kéo sợi chải kỹ xơ bông Hình 1.6Sơ đồ công nghệ kéo sợi polyester pha bông,chải kỹ III.3.4. Hệ kéo sợi rô to (OE-Open End) và khí (Air jet) Thường dùng để kéo sợi chi số trung bình và chất lượng trung bình. Có thể dùng cho xơ bông và xơ hóa học hoặc pha trộn giữa 2 loại xơ này. Hình 1.7Sơ đồ công nghệ kéo sợi OE và Air jet chải thô IV. Công nghệ và thiết bị dây chuyền kéo sợi xơ ngắn, chải kỹ IV.1. Liên hợp xé trộn (dây máy bông) Tùy theo nguyên liệu bông sử dụng như xơ bông trung bình, bông xơ dài, tỷ lệ tạp chất cao hay thấp để kéo ra sợi có yêu cầu chất lượng khác nhau và độ nhỏ khác nhau mà ta bố trí dây chuyền xé, làm sạch với số lượng máy và chủng loại máy cho phù hợp. Với những máy thế hệ mới có khả năng xé, làm sạch cao thì dây chuyền xé làm sạch rút ngắn nhiều nhưng hiệu quả xé làm sạch vẫn đảm bảo. Thông thường trong giai đoạn đầu việc xé và làm sạch có tính chất sơ bộ nên thường dùng các máy xé, xé trộn hoặc máy xé kiện. Tiếp theo đến giai đoạn xé và làm sạch tăng cường hơn nên ta bố trí các máy xé trục đinh hoặc trục dao hoặc trục răng cưa. Để kết thúc giai đoạn xé và làm sạch, bố trí máy xé cuối có nhiệm vụ làm sạch và làm tơi hơn để tạo ra lớp bông hoặc cuộn bông để chuyển sang máy chải. Nếu pha trộn xơ polyester với xơ bông thì dây chuyền xé và làm sạch cho từng loại xơ riêng biệt. Thành phần máy cho xơ polyester gồm ít máy hơn vì xơ polyester sạch và đều. Dây chuyền xé làm sạch chủ yếu thực hiện việc xé tơi nhưng không làm đứt xơ, gây kết. Sự vận chuyển xơ giữa các máy trong dây chuyền xé và làm sạch được thực hiện chủ yếu bằng đường ống và do các máy tụ bông gắn trên từng máy tạo ra lực hút xơ. Có thể tham khảo bố trí dây chuyền xé và làm sạch của hãng Rieter (Thụy sỹ) cho kéo sợi nồi cọc chải thô, chải kỹ; rô to chải thô, chải kỹ dùng cho xơ bông. Máy xé kiện tự động UNIfloc Máy xé thô UNIclean Máy xé mịnUNIflex(Fineclean) Máy trộn UNImix IV.1.1. Máy xé phên nghiêng IV.1.1.1. Nhiệm vụ Xé tơi, pha trộn và làm sạch IV.1.1.2. Nguyên lý làm việc Xơ từ kiện được công nhân xé ra từng miếng và cấp đều đặn lên băng tải (1). Từ băng tải xơ được cấp lên trên phên tiếp liệu (3), tấm chắn có nhiệm vụ ngăn xơ bám vào bộ phận dò mức độ đầy xơ (2) (có nhiệm vụ dừng băng tải khi xơ đầy thùng chứa). Thùng chứa bao gồm đáy dưới là phên tiếp liệu (3) chuyển động với vận tốc V1, bề mặt đứng là phên nghiêng có bọc kim (4) chuyển động với vân tốc Vp. Hình 1.8Sơ đồ máy xé nghiêng B25 của Rieter Khi phên tải chuyển động, xuất hiện lực ép xơ vào chân kim phên nghiêng và làm xơ bám vào kim phên nghiêng. Sau đó các xơ này đi vào khu vực tương tác giữa phên nghiêng (4) và trục bóc xơ (11). Do khoảng cách giữa 2 bề mặt này nhỏ hơn kích thước trung bình của các chùm xơ nên chùm xơ bị gạt lại một phần làm cho chùm xơ nhỏ hơn. Những chùm xơ còn lại trên phên nghiêng sẽ đi vào khu vực xé của trục đánh (12, 6). Thanh ghi dưới trục đánh có tác dụng đỡ xơ và loại bỏ tạp chất ra ngoài. Quạt hút có tác dụng đưa phế liệu và bụi ra ngoài. IV.1.1.3. Một số bộ phận chính -Phên ngang, phên nghiêng, trục đánh. -Phên nghiêng và trục đánh có gắn kim. -Phên nghiêng, trục đánh có thể thay đổi được tốc độ để điều chỉnh khả năng xé. IV.1.2. Máy xé kiện tự động IV.1.2.1. Nhiệm vụ Lấy xơ từ các kiện xơ, xé các lớp xơ trong kiện thành các miếng nhỏ, phá vỡ mối liên kết xơ và các chùm xơ làm ra các chùm xơ nhỏ hơn để cung cấp cho các máy tiếp theo. IV.1.2.2. Nguyên lý hoạt động Xơ từ các kiện xơ được trục xé bóc ra và đưa vào đường ống nhờ lực hút không khí. Các kiện xơ được xếp thành dãy hai bên, trục xé di chuyển tịnh tiến dọc theo chiều dài máy và bóc các lớp xơ phía trên kiện xơ của từng kiện cho tới hết dãy kiện xơ. Sau đó trục xé chuyển động tịnh tiến ngược lại và quá trình bóc các lớp xơ tiếp tục diễn ra. Chiều cao trục xé thay đổi sau khi xé hết một lượt các kiện xơ. Tốc độ trục xé có thể thay đổi tùy theo loại xơ đưa vào máy. IV.1.2.3. Một số bộ phận chính Trục xé là chi tiết quan trọng nhất. Hình 1.9Sơ đồ máy xé kiện tự động Uni Floc A11-Rieter IV.1.3. Máy xé thô IV.1.3.1. Nhiệm vụ Tách và loại bỏ tạp chất nhờ phá vỡ mối liên kết giữa xơ và tạp chất. IV.1.3.2. Nguyên lý làm việc Xơ được đưa từ máy xé kiện vào ống cấp xơ (5), đi qua trục đánh (13) vài lần. Nhờ lực ly tâm lớn, xơ, bụi, tạp chất được tách ra. Bụi và tạp chất nhỏ được đưa vào bộ phận lọc (11) và đi vào ngăn chứa tạp. Xơ sau khi được làm sạch sẽ đi ra ngoài bằng đường ống (2) và chuyển đến máy trộn. IV.1.3.3. Một số bộ phận chính Trục đánh Hình 1.10Sơ đồ máy lọc thô Uni Clean B12-Rieter IV.1.4. Máy trộn xơ IV.1.4.1. Nhiệm vụ Trộn đều các xơ trong hỗn hợp xơ. IV.1.4.2. Nguyên lý làm việc Xơ được chuyển vào đầy và đều trong các hòm chứa xơ (10), sau đó xơ rơi xuống băng tải (11) rồi được chuyển cho phên kim (6). Các răng lược của phên kim móc xơ, xé nhỏ chúng rồi đưa lên phía trên. Xơ đi qua trục xé (2), trục bóc (4) tiếp tục xé tơi, làm sạch, tách tạp. Xơ được đưa ra ngoài bằng cửa (5) và cấp nguyên liệu cho máy tiếp theo. Hiện tại nhà sản xuất máy Rieter (Thụy sỹ) chế tạo loại máy B 72 có chức năng trộn kết hợp xé với phên nghiêng để tăng mức độ xé và nâng cao khả năng trộn. IV.1.4.3. Một số bộ phận chính Trục xé, phên trộn Hình 1.11Sơ đồ máy trộn UNImix B71-Rieter IV.1.5. Máy xé tinh IV.1.5.1. Nhiệm vụ Loại trừ bụi bẩn, tạp nhỏ còn lại. Dàn trải xơ thành lớp đều đặn trước khi đưa vào máy chải thô. IV.1.5.2. Nguyên lý làm việc Xơ từ máy trộn được cấp cho máy xé tinh bằng quạt hút (2) đi qua ống cấp nguyên liệu (1) xuống theo đường đi (11). Xơ được chuyển xuống qua trục phẳng (4) vào lồng bụi (3) rồi qua trục ép (7), qua trục tay đánh (8) xé nhỏ, tách tạp lần nữa trước khi được hút chuyển sang các máy chải thô. IV.1.5.3. Một số bộ phận chính Trục xé Hình 1.12Sơ đồ máy xé tinh UNIflex B60 -Rieter IV.2. Máy chải thô IV.2.1. Nhiệm vụ Chia nhỏ chùm xơ thành các xơ riêng biệt, làm cho các xơ duỗi thẳng và song song theo chiều dọc sản phẩm. Loại trừ tạp chất, điểm tật và một phần xơ ngắn. Hình thành cúi chải có kích thước nhất định đáp ứng yêu cầu gia công tiếp theo. Sau quá trình chải thô: -Hầu hết các dúm xơ được phân chải thành xơ đơn -Tạp chất trong cúi chỉ còn không quá 2% so với khối lượng tạp chất có trong bông nguyên. -Độ duỗi thẳng của xơ tăng, hệ số duỗi thẳng của xơ đạt 0,50-0,60 (trước chải thô hệ số duỗi thẳng của xơ nhỏ hơn 0,5). -Độ đều theo chiều dài xơ tăng. -Các thành phần xơ trong hỗn hợp bông được trộn đều hơn. Trong kéo sợi chải thô việc loại trừ tạp chất và xơ ngắn kết thúc sau máy chải thô. Hình 1.13Sơ đồ máy chải thô C60-Rieter IV.2.2. Nguyên lý làm việc Lớp xơ được đưa vào máy nhờ trục tở cuộn bông, bàn đưa bông và trục tiếp liệu (dùng cuộn bông, bông chải không liên hợp), nhờ trục tiếp liệu và bàn đưa bông (dùng thùng trữ bông, bông chải liên hợp). Xơ đi vào khu vực trục gai và bị xé tơi nhờ trục gai quay với tốc độ lớn rồi đưa tới khu vực trục gai thùng lớn. Xơ được chuyển sang thùng lớn do kim thùng lớn có vận tốc dài lớn hơn vận tốc độ dài trục gai; kim ở bề mặt trục gai và thùng lớn bố trí chéo nhau. Lớp xơ trên thùng lớn rất mỏng và đi vào khu vực thùng lớn-mui chải. Tại đây xơ được phân chải mạnh (thành các xơ đơn và xếp song song). Xơ ngắn bám trên mui được loại ra ngoài thành bông mui. Xơ nằm trên thùng lớn được đi vào khu vực thùng lớn –thùng nhỏ. Xơ được tụ trên thùng con thành một lớp đủ dày để hình thành cúi chải. Lớp xơ trên thùng con được lấy ra nhờ dao chém hoặc trục bóc. Màng xơ sau khi được lấy ra đi qua trục ép để loại bỏ tạp cứng rồi tụ lại trong loa tụ cúi để hình thành cúi chải. Cúi có thể đi qua bộ kéo dài ở máy để đạt độ nhỏ cúi theo yêu cầu. Sau đó cúi đi qua ống xiên và xếp vào thùng cúi. IV.2.3. Một số bộ phận chính -Trục gai: có gắn kim, tốc độ quay lớn . -Thùng lớn: gắn kim -Thùng nhỏ: gắn kim -Mui: gắn kim Một số máy chải hiện đại đã trang bị bộ phận tự động điều chỉnh độ đều cúi chải. IV.3. Máy ghép IV.3.1. Nhiệm vụ Tiếp tục làm xơ duỗi thẳng và song song. Trộn các thành phần nguyên liệu. Tạo thành cúi ghép có độ nhỏ yêu cầu. IV.3.2. Nguyên lý làm việc Cúi chải đi qua dàn dẫn cúi (1) tới bộ phận kéo dài (3) rồi tới cặp trục ép, phễu tụ cúi và qua bộ phận xếp cúi để xếp vào thùng cúi. IV.3.3. Một số bộ phận chính -Bộ kéo dài -Bộ phận tự động điều chỉnh độ đều cúi. Hình 1.14Sơ đồ công nghệ máy ghép IV.3.4. Nguyên lý tự động điều chỉnh độ đều cúi ghép Tự động điều chỉnh độ đều cúi ghép là điều chỉnh định lượng cúi hay độ nhỏ (chi số) cúi một cách tự động sao cho định lượng cúi ra luôn ổn định theo yêu cầu. Nghĩa là khi định lượng cúi vào thay đổi (định lượng cúi thay đổi nhiều, mất cúi, chập cúi…) thì khi qua bộ phận tự động điều chỉnh cúi định lượng cúi ghép ra vẫn đảm bảo định lượng theo yêu cầu. Nguyên lý điều chỉnh: Tự động điều chỉnh bội số kéo dài theo định lượng cúi vào. Vì bội số kéo dài E được xác định theo công thức sau: NmrGv E= = NmvGr Trong đó: E-bội số kéo dài Nmr,Nmv-chi số mét sản phẩm ra, vào Gv,Gr-định lượng sản phẩm vào, ra Do vậy muốn định lượng (chi số) cúi ra không đổi thì khi định lượng (chi số) cúi vào thay đổi thì ta cần thay đổi bội số kéo dài. Muốn có định lượng cúi ra là g khi định lượng cúi vào là gvthì bội số kéo dài là E. Khi định lượng cúi vào thay đổi là gv1thì muốn có định lượng cúi ra không đổi là g thì phải thay đổi bội số kéo dài tương ứng là E1. Khi đó ta có mối quan hệ: gv gv1 g= = E E1 Khi gv1giảm thì E1giảm và ngược lại. Muốn thay đổi bội số kéo dài thì ta dựa vào công thức xác định bội số kéo dài sau: Vr E = Vv Trong đó: Vr, Vv-tốc độ dài suốt ra, suốt vào (m/phút) Tốc độ dài của suốt ra liên quan đến sản lượng nên khi thay đổi tốc độ suốt ra sẽ liên quan đến sản lượng của máy. Do vậy khi thay đổi bội số kéo dài sẽ thay đổi tốc độ suốt vào. Máy ghép thế hệ mới có thể đảm bảo định lượng cúi ra không đổi khi định lượng cúi vào tăng giảm tối đa tới 25%, nghĩa là khi ghép 4 cúi mà mất đi hoặc tăng thêm 1 cúi thì định lượng (chi số) cúi ra vẫn không đổi. Hình 1.15Sơ đồ tự động điều chỉnh độ đều cúi trên máy ghép DUOMAX-VOUK (Italia) IV.4. Máy cuộn cúi IV.4.1. Nhiệm vụ Tạo ra cuộn cúi có quy cách và chất lượng phục vụ cho máy chải kỹ IV.4.2. Nguyên lý làm việc Cúi từ các thùng cúi ghép đi trên bàn dẫn cúi vào bộ kéo dài. Giữa các trục dẫn và bộ kéo dài có bàn dẫn cúi để tập hợp cúi cho song song và đồng đều trước khi được kéo dài. Hình 1.16Sơ đồ công nghệ máy cuộn cúi LW1-Marzoli (Italia) IV.5. Máy chải kỹ IV.5.1. Nhiệm vụ Phân tách hoàn toàn các dúm xơ thành xơ đơn để loại trừ hiện tượng bông kết khi kéo dài Làm sạch hết tạp chất, điểm tật Loại trừ xơ ngắn để tăng độ đều xơ theo chiều dài Nâng cao độ duỗi thẳng và song song của xơ IV.5.2. Nguyên lý làm việc Bản chất của quá trình chải kỹ là dùng nhiều hàng kim của trục chải để chải một đầu trước của chùm xơ, sau đó chải đầu thứ 2 của chùm xơ bằng lược chải. Kim trên trục chải và lược chải có tác dụng làm duỗi thẳng xơ, tách tạp chất và loại bỏ các xơ ngắn còn lại trong cúi chải thô. Xơ ngắn bị loại ra trên máy chải kỹ gọi là bông rơi chải kỹ. IV.5.3. Một số bộ phận chính -Trục chải -Lược chải -Hàm kẹp Hình 1.17Sơ đồ công nghệ máy chải kỹ VC 5-Toyota (Nhật) IV.6. Máy sợi thô IV.6.1. Nhiệm vụ -Làm cho xơ tiếp tục được duỗi thẳng và song song -Kéo dài, xe săn sơ bộ để tạo thành sợi thô -Quấn sợi thô lên ống IV.6.2. Nguyên lý làm việc Cúi ghép từ các thùng cúi qua dàn dẫn cúi đi vào bộ kéo dài, tại đây cúi được kéo dài và làm mảnh đến độ nhỏ theo yêu cầu. Ra khỏi bộ kéo dài, sợi thô được luồn qua lỗ gàng, đi trong nhánh rỗng của gàng để tạo cho đoạn sợi từ suốt đến đầu gàng đủ bền (tạo xoắn), trên đầu gàng có lắp cơ cấu tạo xoắn giả. Sợi thô qua tay ép gàng và quấn vào ống sợi. IV.6.3. Một số bộ phận chính -Bộ kéo dài -Gàng -Cọc Hình 1.18Sơ đồ công nghê máy thô IV.7. Máy sợi con IV.7.1. Nhiệm vụ Kéo sợi thô thành sợi con có độ nhỏ theo yêu cầu Xe săn tạo cho sợi con có độ bền, độ tròn và độ chặt chẽ nhất định Quấn sợi lên ống để thuận tiện cho vận chuyển, cất giữ và đáp ứng yêu cầu của công đoạn sau IV.7.2. Nguyên lý làm việc Sợi thô được tở ra khi đi qua thanh dẫn sợi, qua loa tụ mối vào bộ kéo dài. Bộ kéo dài khống chế sự chuyển động của xơ và làm nhỏ đến độ mảnh cần thiết. Hình 1.19Sơ đồ công nghệ máy sợi con nồi cọc Sợi sau khi ra khỏi bộ kéo dài, vòng dẫn sợi được cơ cấu nồi, khuyên, cọc xoắn lại khi đó sợi con có độ bền cần thiết, sau đó sợi được quấn lên ống sợi con. IV.7.3. Một số bộ phận chính -Bộ kéo dài -Cọc, nồi, khuyên IV.8. Máy kéo sợi OE IV.8.1. Nhiệm vụ Kéo dài cúi ghép thành sợi có độ nhỏ theo yêu cầu. Tạo độ săn, độ bền và độ đều theo yêu cầu Quấn sợi vào ống IV.8.2. Nguyên lý làm việc Cúi ghép (1) được phễu cấp cúi (4) kẹp ép vào trục cấp (3). Khi trục cấp quay cúi chuyển động theo đưa xơ vào vị trí làm việc của kim trục chải (5) và được kim trục chải xé, phân chải thành dòng xơ, lược chải loại tạp, kim trục chải dẫn dòng xơ đến cửa thông với rôto (8) Hình 1.20Sơ đồ công nghệ máy kéo sợi OE Và được rôto lấy đi nhờ lực hút âm do rôto chuyển động tạo ra. Bông sau khi vào rôto dưới tác dụng của lực ly tâm xơ bông được xếp đều trên rãnh rôto (9). Khi xơ được xếp lên rãnh rôto và được kéo ra ngoài nhờ sợi mồi dẫn hướng. Sợi được cặp trục (12) kéo ra, một đầu sợi căng bị lực ly tâm ép vào rãnh rôto để lấy xơ và đầu kia được quấn vào ống sợi (13). IV.8.3. Một số bộ phận chính -Trục chải -Rôto IV.9. Máy ống IV.9.1. Nhiệm vụ Tháo sợi từ ống sợi con để quấn sợi thành ống sợi côn có dung lượng lớn. Tạo sức căng phù hợp trong quá trình quấn ống để loại trừ sợi mảnh, kém bền Loại trừ tạp chất, điểm dày, mỏng, khuyết tật trên thân sợi Nối hai sợi lại với nhau đảm bảo chất lượng và ngoại quan mối nối Hình 1.21Sơ đồ công nghệ máy ống IV.9.2. Nguyên lý làm việc Các ống sợi con được đưa vào giá đặt ống sợi và đi qua bộ phận dẫn sợi như vòng balông, móc dẫn sợi, bộ phận điều tiết sức căng. Sợi đi vào ống khía rồi được quấn vào búp sợi. IV.9.3. Một số bộ phận chính -Bộ phận điều tiết sức căng -Ống khía -Bộ phận nối sợi tự động (máy tự động nối vê) IV.10. Máy đậu sợi IV.10.1. Nhiệm vụ Chập hai hay nhiều sợi đơn lại với nhau và quấn thành búp sợi đạt yêu cầu của máy xe Tạo sức căng ổn định và đồng đều giữa các sợi thành phần IV.10.2. Nguyên lý làm việc Các sợi đơn được tháo ra và đi qua các chi tiết dẫn sợi tới bộ phận sức căng rồi đi đến ống khía để quấn sợi thành ống theo yêu cầu. IV.10.3. Các bộ phận chính -Bộ phận sức căng -Ống khía IV.11.Máy xe IV.11.1. Nhiệm vụ Xe săn sợi đậu (sợi chập) để tạo cho sợi có độ bền cần thiết cho nhu cầu sử dụng tiếp theo IV.11.2. Nguyên lý làm việc máy xe nồi cọc Sợi qua các thành dẫn vào cặp suốt dẫn rồi đi tới khu vực khuyên, nồi, cọc để sợi được xe săn, quấn ống thành sợi xe. Nguyên lý xe săn, quấn ống giống như máy sợi con nồi cọc. IV.11.3. Nguyên lý làm việc máy xe Two for one Sợi chập từ búp sơi đặt trong cọc quay và tở ra đi vào ống dẫn sợi. Qua ống dẫn sợi được tạo sức căng và tạo xoắn lần thứ nhất. Sợi tiếp tục đi ra ngoài từ phía dưới cọc tới móc và trục dẫn. Đoạn sợi này được tạo xoắn lần thứ hai. Sau đó sợi đi qua cơ cấu rê sợi và quấn thành ống sợi. Một vòng quay của cọc cho sợi 2 vòng xoắn. IV.11.4. Một số bộ phận chính Cọc, nồi, khuyên Hình 1.22Sơ đồ nguyên lý xe kép (Two For One) V.Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là một hàm số với nhiều thông số có ảnh hưởng tới. Chất lượng sản phẩm của một công đoạn không chỉ liên quan trực tiếp đến công đoạn đó mà công đoạn trước đó cũng có thể tác động vào. Do đó khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cần phải nghiên cứu đầy đủ các yếu tố. Để tìm ra nguyên nhân gây ra chất lượng sản phẩm kém thường sử dụng phương pháp loại trừ, trên nguyên tắc từ dễ đến khó. Nguyên liệu vào Quá trình sản xuất Sản phẩm ra Hình 1.23Quy trình kiểm soát chất lượng trong kéo sợi xơ ngắn Như vậy yếu tố đầu vào và quá trình sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm của một công đoạn do nguyên liệu đầu vào cho công đoạn đó và sự hoạt động của thiết bị cũng như các thông số công nghệ của công đoạn đó quyết định. Trong kéo sợi do tính liên tục của dây chuyền nên sản phẩm của công đoạn trước là nguyên liệu đầu vào của công đoạn sau. Do vậy để nguyên liệu của công đoạn sau tốt thì chất lượng sản phẩm của công đoạn trước liền kề phải tốt.

Trang 1

TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG KTKT VINATEX TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

Tài liệu tham khảo

1 Trần Nhật Chương, Công nghệ kéo sợi bông và

kéo sợi pha, Trường Đại học Bách khoa Hà nội, 1996

2 Trần Công Thế, Công nghệ kéo sợi bông và sợi

hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà nội, 1994

3 Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Giáo trình công nghệ

sợi, 2013

4 Nguyễn Văn Lân, Vật liệu dệt, Nhà xuất bản Đại

học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2004

5 Arthur D Broadbent, Những nguyên lý cơ bản của

tạo mầu hàng dệt, Tổng công ty Dệt May Việt Nam,

2005

Trang 3

6 Huỳnh Văn Trí, Công nghệ dệt thoi, Nhà xuất

bản đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2007

7 Huỳnh Văn Trí, Công nghệ dệt kim, Nhà xuất

bản đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2003

8 ACIMIT, Reference Book of Textile

Technologies

Trang 4

PHẦN KÉO SỢI

Trang 5

I Nguyên liệu cho ngành kéo sợi

Xơ dệt là đơn vị cơ bản của nguyên liệu thô ban

đầu để tạo thành sợi và vải Xơ được đặc trưng bởi tỷ số lớn giữa chiều dài và chiều dày, bởi độ bền và độ mềm dẻo của chúng

Xơ có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo

Xơ tự nhiên có nhiều nhược điểm cố hữu Chúng

thể hiện sự khác nhau lớn về chiều dài, độ mảnh, hình dáng, độ quăn và các tính chất

lý hóa khác do địa điểm và điều kiện sinh trưởng

Trang 6

Hình 1.1 Phân loại xơ dệt

Trang 7

II Các khái niệm cơ bản

II.1 Khái niệm sợi

Sợi là một bộ phận vật liệu dệt mà thành phần cơ

bản là xơ Trong sợi xơ nằm xoắn ốc cũng có thể nằm song song dọc theo trục trung tâm

và gắn kết với nhau bởi lực ma sát Sợi

tương đối mảnh, mềm mại và bền Chiều dài sợi tùy ý đo bằng mét hoặc km Bề ngang sợi tính bằng 0,1mm hoặc cm

Trang 8

Sợi cắt: là dạng sợi do dải xoắn lại (nhằm tăng độ bền) tạo thành.

Sợi dún: Có độ co giãn caoSợi xốp: Có độ xốp và cách nhiệt caoCác dạng sợi trên là sợi đơn Xe các sợi đơn lại thành sợi xe

Trang 9

II.3 Phân loại sợi

Theo phương pháp sản xuất có 4 loại:

Sợi xơ ngắn, sợi filament, sợi fancy, sợi phức

Sợi xơ ngắn được sản xuất từ các xơ ngắn (staple fibres) xoắn lại với nhau

Sợi filament thường là từ xơ nhân tạo

Sợi fancy là sợi kiểuSợi phức là sợi gồm những xơ kỹ thuật hoặc bó tơ liên kết lại bằng phương pháp xoắn hoặc kết dính

Trang 10

Hình 1.2 Sơ đồ phân loại sợi

Trang 11

III Công nghệ kéo sợi từ xơ ngắn

III.1 Nguyên lý hình thành sợi

Nguyên liệu xơ tự nhiên dưới dạng kiện được

đưa vào nhà máy kéo sợi Do xơ được ép

chặt, có tạp chất và tính chất khác nhau nên phải qua quá trình xé, trộn để làm sạch và trộn đều xơ

Để các xơ trong hỗn hợp có thể thành sợi cần

làm cho các xơ duỗi thẳng, xếp song song với nhau và dọc theo chiều nhất định Quá trình này thực hiện bởi chải thô và sản phẩm

là cúi chải thô

Trang 12

Chải kỹ là quá trình tương tự như chải thô Tại đây các xơ ngắn được loại bỏ triệt để hơn,

giữ lại các xơ dài, tăng thêm độ duỗi thẳng và

song song các xơ Do chiều dài xơ tăng lên cho nên có thể sản xuất sợi nhỏ hơn

Sau quá trình chải là quá trình ghép hoặc kéo dài Một số cúi được kết hợp với nhau và kéo

ra từ từ bằng cách cho chúng đi qua khoảng giữa các cặp trục ma sát với tốc độ tăng dần Các xơ trượt lên nhau làm tăng độ duỗi thẳng của chúng

và tạo thành dòng xơ mảnh hơn Xe săn dòng xơ tạo thành sợi thô

Trang 13

Nguyên lý hình thành sợi Vật liệu xơ Loại bỏ tạp chất, pha trộn xơ

Làm xơ duỗi thẳng, song song, tách thành xơ đơnGhép làm đều Kéo mảnh, tạo bền cho sản phẩm

Tạo ống có kích thước lớn Côn sợi

Trang 14

III.2 Các quá trình công nghệ kéo sợi

1.Quá trình làm tơi: Là quá trình phá vỡ mối liên

kết giữa các xơ với chùm xơ, nhằm chia nhỏ chùm xơ thành chùm nhỏ hơn và có thể

thành xơ riêng biệt

2 Quá trình tách tạp: Là phá vỡ mối liên kết giữa

xơ và tạp chất, sau đó loại bỏ các tạp chất

này ra khỏi xơ

3 Quá trình pha trộn: Là quá trình phân bố đều

đặn các xơ thành phần có tính chất khác

nhau trong khối lượng lớn hỗn hợp xơ

Trang 15

4 Quá trình phân bố các xơ song song, làm tơi

xơ đến xơ riêng biệt: là phá vỡ liên kết giữa các xơ để thành xơ đơn, phân bố chúng song song với nhau và nằm dọc theo chiều dài bán thành phẩm

5 Quá trình duỗi thẳng xơ: Là quá trình tác dụng

lực kéo vào một hoặc 2 đầu xơ nhờ các cặp trục suốt hoặc bề mặt kim để giảm bớt độ

quăn của xơ

Trang 16

6 Quá trình loại bỏ xơ ngắn: Là loại bỏ bớt các

xơ ngắn và tạp chất sau chải thô để sản phẩm

có chiều dài xơ lớn hơn và tạp chất ít hơn

7 Quá trình làm đều: Là quá trình tạo ra sản

phẩm có độ đều cao hơn từ những sản phẩm

có độ đều thấp nhờ các cơ cấu làm đều

8 Quá trình làm mảnh nhờ kéo dài: Là quá trình

cho sản phẩm qua các cặp trục kéo dài

chuyển động quay với tốc độ của các cặp trục tăng dần

Trang 17

9 Quá trình tạo bền cho sản phẩm: Là quá trình

tạo các mối liên kết giữa các xơ trong sợi

10 Quá trình tạo côn sợi lớn: Là quá trình tạo ra

côn sợi có chiều dài và trọng lượng lớn

Trang 18

III.3 Một số hệ kéo sợi từ xơ ngắn

Hệ kéo sợi chải liên hợp, chải thô, chải kỹ, kéo sợi pha, kéo sợi OE

III.3.1 Hệ kéo sợi bông chải liên hợp

Dùng để kéo sợi chất lượng thấp, sợi thô

từ phế liệu của hai dây chuyền chải thô và chải

kỹ Chi số và chất lượng sợi ở mức thấp

Máy kéo sợi (sợi con) thường sử dụng là máy OE (Open End) hoặc máy sợi con nồi cọc chất lượng máy ở mức trung bình

Trang 19

Hình 1.3 Sơ đồ công nghệ kéo sợi chải liên hợp

Trang 20

III.3.2 Hệ kéo sợi chải thô

Dùng để kéo sợi từ xơ hóa học mọi độ mảnh và cấp chất lượng, kéo sợi từ xơ bông hoặc hỗn hợp của xơ bông với xơ hóa học Sợi thường có độ mảnh và chất lượng

ở mức trung bình

Nguyên liệu cho hệ kéo sợi này thường ở mức trung

bình với xơ bông

Khi kéo sợi 100% xơ hóa học được sử dụng trên hệ kéo sợi chải thô

Trang 21

Hình 1.4 Sơ đồ công nghệ kéo sợi chải thô xơ bông,

xơ hóa học

Trang 22

III.3.3 Hệ kéo sợi chải kỹ

Dùng để kéo sợi bông hoặc hỗn hợp xơ bông với xơ hóa học có yêu cầu về độ mảnh cao và chất lượng cao

Xơ bông dùng cho hệ kéo sợi này thường có chiều dài lớn và ít tạp chất

Khi kéo sợi chải kỹ giữa xơ bông với xơ hóa học chỉ

tiến hành chải kỹ cho xơ bông

Trang 23

Hình 1.5 Sơ đồ công nghệ kéo sợi chải kỹ xơ bông

Trang 24

Hình 1.6 Sơ đồ công nghệ kéo sợi polyester pha bông,

chải kỹ

Trang 25

III.3.4 Hệ kéo sợi rô to (OE-Open End) và khí (Air jet)Thường dùng để kéo sợi chi số trung bình và chất lượng trung bình Có thể dùng cho xơ bông và xơ hóa học hoặc pha trộn giữa 2 loại xơ này.

Trang 26

Hình 1.7 Sơ đồ công nghệ kéo sợi OE và Air jet

chải thô

Trang 27

IV Công nghệ và thiết bị dây chuyền kéo sợi

xơ ngắn, chải kỹ

IV.1 Liên hợp xé trộn (dây máy bông)

Tùy theo nguyên liệu bông sử dụng như xơ bông trung bình, bông xơ dài, tỷ lệ tạp chất cao hay thấp để kéo

ra sợi có yêu cầu chất lượng khác nhau và độ nhỏ

khác nhau mà ta bố trí dây chuyền xé, làm sạch với số lượng máy và chủng loại máy cho phù hợp

Với những máy thế hệ mới có khả năng xé, làm sạch

cao thì dây chuyền xé làm sạch rút ngắn nhiều nhưng hiệu quả xé làm sạch vẫn đảm bảo

Trang 28

Thông thường trong giai đoạn đầu việc xé và làm sạch

có tính chất sơ bộ nên thường dùng các máy xé, xé

trộn hoặc máy xé kiện Tiếp theo đến giai đoạn xé và làm sạch tăng cường hơn nên ta bố trí các máy xé trục đinh hoặc trục dao hoặc trục răng cưa Để kết thúc

giai đoạn xé và làm sạch, bố trí máy xé cuối có nhiệm

vụ làm sạch và làm tơi hơn để tạo ra lớp bông hoặc cuộn bông để chuyển sang máy chải

Nếu pha trộn xơ polyester với xơ bông thì dây chuyền

xé và làm sạch cho từng loại xơ riêng biệt Thành

phần máy cho xơ polyester gồm ít máy hơn vì xơ

polyester sạch và đều Dây chuyền xé làm sạch chủ yếu thực hiện việc xé tơi nhưng không làm đứt xơ,

gây kết

Trang 29

Sự vận chuyển xơ giữa các máy trong dây chuyền xé và

làm sạch được thực hiện chủ yếu bằng đường ống và

do các máy tụ bông gắn trên từng máy tạo ra lực hút

Có thể tham khảo bố trí dây chuyền xé và làm sạch của

hãng Rieter (Thụy sỹ) cho kéo sợi nồi cọc chải thô,

chải kỹ; rô to chải thô, chải kỹ dùng cho xơ bông

Máy xé kiện tự động UNIfloc Máy xé thô UNIclean Máy xé mịnUNIflex(Fineclean) Máy trộn UNImix

Trang 30

IV.1.1 Máy xé phên nghiêng

IV.1.1.1 Nhiệm vụ

Xé tơi, pha trộn và làm sạch

IV.1.1.2 Nguyên lý làm việc

Xơ từ kiện được công nhân xé ra từng miếng và cấp đều đặn lên băng tải (1) Từ băng tải xơ được cấp lên trên phên tiếp liệu (3), tấm chắn có nhiệm vụ ngăn xơ bám vào bộ phận dò mức độ đầy xơ (2) (có nhiệm vụ dừng băng tải khi xơ đầy thùng chứa) Thùng chứa bao

gồm đáy dưới là phên tiếp liệu (3) chuyển động với vận tốc V1, bề mặt đứng là phên nghiêng có bọc kim (4) chuyển động với vân tốc Vp

Trang 31

Hình 1.8 Sơ đồ máy xé nghiêng B25 của Rieter

Trang 32

Khi phên tải chuyển động, xuất hiện lực ép xơ vào chân kim phên nghiêng và làm xơ bám vào kim phên

nghiêng Sau đó các xơ này đi vào khu vực tương tác giữa phên nghiêng (4) và trục bóc xơ (11)

Do khoảng cách giữa 2 bề mặt này nhỏ hơn kích thước trung bình của các chùm xơ nên chùm xơ bị gạt lại một phần làm cho chùm xơ nhỏ hơn Những chùm xơ còn lại trên phên nghiêng sẽ đi vào khu vực xé của

trục đánh (12, 6)

Thanh ghi dưới trục đánh có tác dụng đỡ xơ và loại bỏ tạp chất ra ngoài Quạt hút có tác dụng đưa phế liệu

và bụi ra ngoài

Trang 33

IV.1.1.3 Một số bộ phận chính

- Phên ngang, phên nghiêng, trục đánh

- Phên nghiêng và trục đánh có gắn kim

- Phên nghiêng, trục đánh có thể thay đổi được tốc độ

để điều chỉnh khả năng xé

Trang 34

IV.1.2 Máy xé kiện tự động

IV.1.2.2 Nguyên lý hoạt động

Xơ từ các kiện xơ được trục xé bóc ra và đưa vào đường ống nhờ lực hút không khí Các kiện xơ được xếp

thành dãy hai bên, trục xé di chuyển tịnh tiến dọc

theo chiều dài máy và bóc các lớp xơ phía trên kiện

xơ của từng kiện cho tới hết dãy kiện xơ

Trang 35

Sau đó trục xé chuyển động tịnh tiến ngược lại và quá trình bóc các lớp xơ tiếp tục diễn ra.

Chiều cao trục xé thay đổi sau khi xé hết một lượt các kiện xơ

Tốc độ trục xé có thể thay đổi tùy theo loại xơ đưa vào máy

IV.1.2.3 Một số bộ phận chính

Trục xé là chi tiết quan trọng nhất

Trang 36

Hình 1.9 Sơ đồ máy xé kiện tự động Uni Floc

A11-Rieter

Trang 37

IV.1.3 Máy xé thô

IV.1.3.1 Nhiệm vụ

Tách và loại bỏ tạp chất nhờ phá vỡ mối liên kết giữa xơ

và tạp chất

IV.1.3.2 Nguyên lý làm việc

Xơ được đưa từ máy xé kiện vào ống cấp xơ (5), đi qua trục đánh (13) vài lần Nhờ lực ly tâm lớn, xơ, bụi,

tạp chất được tách ra Bụi và tạp chất nhỏ được đưa vào bộ phận lọc (11) và đi vào ngăn chứa tạp Xơ sau khi được làm sạch sẽ đi ra ngoài bằng đường ống (2)

và chuyển đến máy trộn

IV.1.3.3 Một số bộ phận chính

Trục đánh

Trang 38

Hình 1.10 Sơ đồ máy lọc thô Uni Clean B12-Rieter

Trang 39

IV.1.4 Máy trộn xơ

IV.1.4.1 Nhiệm vụ

Trộn đều các xơ trong hỗn hợp xơ

IV.1.4.2 Nguyên lý làm việc

Xơ được chuyển vào đầy và đều trong các hòm chứa xơ (10), sau đó xơ rơi xuống băng tải (11) rồi được

chuyển cho phên kim (6) Các răng lược của phên

kim móc xơ, xé nhỏ chúng rồi đưa lên phía trên Xơ

đi qua trục xé (2), trục bóc (4) tiếp tục xé tơi, làm

sạch, tách tạp Xơ được đưa ra ngoài bằng cửa (5) và cấp nguyên liệu cho máy tiếp theo

Trang 40

Hiện tại nhà sản xuất máy Rieter (Thụy sỹ) chế tạo loại máy B 72 có chức năng trộn kết hợp xé với phên

nghiêng để tăng mức độ xé và nâng cao khả năng

trộn

IV.1.4.3 Một số bộ phận chính

Trục xé, phên trộn

Trang 41

Hình 1.11 Sơ đồ máy trộn UNImix B71-Rieter

Trang 42

IV.1.5 Máy xé tinh

IV.1.5.1 Nhiệm vụ

Loại trừ bụi bẩn, tạp nhỏ còn lại Dàn trải xơ thành lớp đều đặn trước khi đưa vào máy chải thô

IV.1.5.2 Nguyên lý làm việc

Xơ từ máy trộn được cấp cho máy xé tinh bằng quạt hút (2) đi qua ống cấp nguyên liệu (1) xuống theo đường

đi (11) Xơ được chuyển xuống qua trục phẳng (4)

vào lồng bụi (3) rồi qua trục ép (7), qua trục tay đánh (8) xé nhỏ, tách tạp lần nữa trước khi được hút

chuyển sang các máy chải thô

IV.1.5.3 Một số bộ phận chính

Trục xé

Trang 43

Hình 1.12 Sơ đồ máy xé tinh UNIflex B60 - Rieter

Trang 44

IV.2 Máy chải thô

IV.2.1 Nhiệm vụ

Chia nhỏ chùm xơ thành các xơ riêng biệt, làm cho các

xơ duỗi thẳng và song song theo chiều dọc sản phẩm Loại trừ tạp chất, điểm tật và một phần xơ ngắn

Hình thành cúi chải có kích thước nhất định đáp ứng

yêu cầu gia công tiếp theo

Trang 45

Sau quá trình chải thô:

- Hầu hết các dúm xơ được phân chải thành xơ đơn

- Tạp chất trong cúi chỉ còn không quá 2% so với khối lượng tạp chất có trong bông nguyên

- Độ duỗi thẳng của xơ tăng, hệ số duỗi thẳng của xơ đạt 0,50-0,60 (trước chải thô hệ số duỗi thẳng của xơ nhỏ hơn 0,5)

- Độ đều theo chiều dài xơ tăng

- Các thành phần xơ trong hỗn hợp bông được trộn đều hơn

Trong kéo sợi chải thô việc loại trừ tạp chất và xơ ngắn kết thúc sau máy chải thô

Trang 46

Hình 1.13 Sơ đồ máy chải thô C60-Rieter

Trang 47

IV.2.2 Nguyên lý làm việc

Lớp xơ được đưa vào máy nhờ trục tở cuộn bông, bàn đưa bông và trục tiếp liệu (dùng cuộn bông, bông chải không liên hợp), nhờ trục tiếp liệu và bàn đưa bông (dùng thùng trữ bông, bông chải liên hợp)

Xơ đi vào khu vực trục gai và bị xé tơi nhờ trục gai

quay với tốc độ lớn rồi đưa tới khu vực trục gai thùng lớn Xơ được chuyển sang thùng lớn do kim thùng

lớn có vận tốc dài lớn hơn vận tốc độ dài trục gai;

kim ở bề mặt trục gai và thùng lớn bố trí chéo nhau

Trang 48

Lớp xơ trên thùng lớn rất mỏng và đi vào khu vực thùng lớn-mui chải Tại đây xơ được phân chải mạnh (thành các xơ đơn và xếp song song) Xơ ngắn bám trên mui được loại ra ngoài thành bông mui Xơ nằm trên

thùng lớn được đi vào khu vực thùng lớn – thùng nhỏ

Xơ được tụ trên thùng con thành một lớp đủ dày để hình thành cúi chải Lớp xơ trên thùng con được lấy

ra nhờ dao chém hoặc trục bóc Màng xơ sau khi

được lấy ra đi qua trục ép để loại bỏ tạp cứng rồi tụ lại trong loa tụ cúi để hình thành cúi chải Cúi có thể

đi qua bộ kéo dài ở máy để đạt độ nhỏ cúi theo yêu

cầu Sau đó cúi đi qua ống xiên và xếp vào thùng cúi

Trang 50

IV.3 Máy ghép

IV.3.1 Nhiệm vụ

Tiếp tục làm xơ duỗi thẳng và song song Trộn các

thành phần nguyên liệu Tạo thành cúi ghép có độ

nhỏ yêu cầu

IV.3.2 Nguyên lý làm việc

Cúi chải đi qua dàn dẫn cúi (1) tới bộ phận kéo dài (3) rồi tới cặp trục ép, phễu tụ cúi và qua bộ phận xếp cúi

Trang 51

Hình 1.14 Sơ đồ công nghệ máy ghép

Trang 52

IV.3.4 Nguyên lý tự động điều chỉnh độ đều cúi ghép

Tự động điều chỉnh độ đều cúi ghép là điều chỉnh định lượng cúi hay độ nhỏ (chi số) cúi một cách tự động sao cho định lượng cúi ra luôn ổn định theo yêu cầu Nghĩa là khi định lượng cúi vào thay đổi (định lượng cúi thay đổi nhiều, mất cúi, chập cúi…) thì khi qua bộ phận tự động điều chỉnh cúi định lượng cúi ghép ra vẫn đảm bảo định lượng theo yêu cầu

Nguyên lý điều chỉnh:

Tự động điều chỉnh bội số kéo dài theo định lượng cúi vào

Trang 53

Vì bội số kéo dài E được xác định theo công thức sau:

E= =

Trong đó: E- bội số kéo dài

N mr ,N mv - chi số mét sản phẩm ra, vào

G v ,G r - định lượng sản phẩm vào, ra

Do vậy muốn định lượng (chi số) cúi ra không đổi thì khi định lượng (chi số) cúi vào thay đổi thì ta cần thay đổi bội số kéo dài

Trang 54

Muốn có định lượng cúi ra là g khi định lượng cúi vào

là gv thì bội số kéo dài là E

Khi định lượng cúi vào thay đổi là gv1 thì muốn có định lượng cúi ra không đổi là g thì phải thay đổi bội số kéo dài tương ứng là E1

Khi đó ta có mối quan hệ:

g= =

E E1Khi gv1 giảm thì E1 giảm và ngược lại

Trang 55

Muốn thay đổi bội số kéo dài thì ta dựa vào công thức xác định bội số kéo dài sau:

Vr

E =

Vv

Trong đó: V r , V v - tốc độ dài suốt ra, suốt vào (m/phút)

Tốc độ dài của suốt ra liên quan đến sản lượng nên khi thay đổi tốc độ suốt ra sẽ liên quan đến sản lượng của máy Do vậy khi thay đổi bội số kéo dài sẽ thay đổi tốc độ suốt vào

Ngày đăng: 17/08/2016, 14:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w