1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển KTXH nông thôn Thái Nguyên

146 3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 318,26 KB

Nội dung

Chỉ có nhân tố con người mới có thể làmthay đổi được công cụ sản xuất ngày càng phát triển với năng suất, chất lượng caolàm thay đổi quan hệ sản xuất và các quan hệ xã hội khác, nhằm mục

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả Luận văn

NGUYỄN THANH SƠN

i

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu nghiêm túc, đến nay tôi đã hoàn thành bản luận văn để bảo vệ tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên.

Có được kết quả này, trước hết cho phép tôi được gửi lời cám ơn đến tập thể các thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt những tri thức quý giá trong thời gian tôi được học tập tại trường Đặc biệt tôi xin được chân trọng cảm ơn thầy giáo Tiến sỹ Đỗ Anh Tài đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và trách nhiệm để tôi hoàn thành bản luận văn này.

Tôi cũng xin được cám ơn các cơ quan Văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Giáo dục Đào Tạo, Sở

Y tế, Cục Thống kê và các hộ điều tra đã giúp đỡ tôi về tài liệu và các thông tin liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu.

Cuối cùng, tôi xin được cám ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này.

Tác giả Luận văn

NGUYỄN THANH SƠN

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan…….…….………

Lời cảm ơn ………… ……… ………

Mục lục.………

Danh mục các chữ viết tắt………… ….……….………

Danh mục các bảng……… ….… ………

Danh mục biểu đồ………… ……….….………

Mở đầu ……… …… ………… … ……….

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài………

2 Mục tiêu nghiên cứu……… ………

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………

4 Đóng góp mới của luận văn……… ………

5 Bố cục luận văn……… ……… ………

Chương I: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu……

Cơ sở khoa học về nguồn nhân lực……… ……

Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực………

Cơ sở thực tiễn và ý nghĩa của nguồn nhân lực………

Phương pháp nghiên cứu………

Câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết………

Các phương pháp nghiên cứu………

1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu……….………

Chương I: Thực trạng nguồn nhân lực khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên………… ………

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu………

2.1.1 Điều kiện tự nhiên………

2.1.2 Thực trạng kinh tế xã hội khu vực nông thôn… … ………… …

Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên Thực trạng về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực………

i ii iii v vi vii 1 1 2 3 3 4 5 5 5 14 27 27 27 29

32 32 32 43 50 50 iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trang 4

Thực trạng sử dụng lao động trong các hộ điều tra……….

Đánh giá kết quả sử dụng lao động trong khu vực nông thôn ………

Ý kiến đề xuất của người dân để phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội………

Tác động của một số chính sách của tỉnh Thái Nguyên đến vấn đề sử dụng nhân lực trong khu vực nông thôn ……….…

2.3 Phân tích đánh giá……… …….…… ………

Một số hạn chế về nguồn nhân lực trong khu vực nông thôn … … …

Những khó khăn, trở ngại trong việc phát huy vai trò nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn ……… ……… …

Chương III: Một số giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên

Quan điểm phương hướng và mục tiêu phát huy nguồn nhân lực nông thôn Quan điểm phát huy vai trò nguồn nhân lực…….………

… 3.1.2 Phương hướng……… …………

………

3.1.3 Những mục tiêu cơ bản………

3.2 Một số giải pháp……… ……… ……….…………

Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… …….… …

Nhóm giải pháp về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nông thôn để tạo thêm nhiều việc làm mới…… ……… ………

……….………

Nhóm giảp pháp về tạo việc làm, nâng cao hiệu quả lao động trong khu vực nông thôn……… ……… ……

Một số giải pháp phát triển kinh tế để nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực đối với các vùng nghiên cứu………

……….………

Kết luận và kiến nghị……… ……… ………… ………

1 Kết luận……… ……….………

2 Đề nghị……….………… ……… ………

2.1 Đối với Nhà nước……… ……… ….………

2.2 Đối với tỉn h Th ái Ng uyê n… … … …

Da nh mụ c

Trang 5

tài liệu tham khảo …… …… … …….……… Phụ

lục……… …….… … ……….

627385

89919192

9494949596969699104

107110110111111111113116

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

09 HDI Chỉ số phát triển con người

20 UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

v

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ tham gia LLLĐ chia theo nhóm tuổi năm 2005……… 20Biểu đồ 1.2 Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế năm 2005……… 22Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ dân số theo giới tính và nhóm tuổi khu vực nông thôn 39tỉnh Thái Nguyên năm 2006………….… ……… ….……

1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

viii

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Nguồn nhân lực chia theo giới tính và khu vực thành thị, nông

thôn giai đoạn 2001 - 2005………… ……… 16

Bảng 1.2 Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp năm 2005……… ………… 18

Bảng 1.3 Một số chỉ tiêu về Y tế và Giáo dục của Việt Nam…… ……… 21

Bảng 2.1 Hiện trạng diện tích đất tự nhiên……… ……… ………… 36

Bảng 2.2 Hiện trạng cơ sở giáo dục đào tạo của khu vực nông thôn… … 40

Bảng 2.3 Thực trạng cơ sở y tế và cán bộ y tế xã……… ……… 41

Biểu 2.4 Hiện trạng cơ sở hạ tầng văn hóa thông tin ….………… ……… 42

Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu hiện trạng cấp nước nông thôn………… ……… 45

Bảng 2.6 Một số chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn năm 2006… 46

Bảng 2.7 Một số chỉ tiêu về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp……… …… 47

Bảng 2.8 Đặc điểm và quy mô lao động theo khu vực điều tra…… ……… 50

Bảng 2.9 Cơ cấu trình độ văn hoá của những người đang làm việc… …… 52

Bảng 2.10 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động……… …… 53

Bảng 2.11 Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe của người dân……… 55

Bảng 2.12 Một số chỉ tiêu về tình hình chăm sóc trẻ em……… …… 56

Bảng 2.13 Thông tin về tình hình học tập của trẻ……… ……… 58

Bảng 2.14 Cơ cấu đào tạo của những người đang theo học…… ………… 59

Bảng 2.15 Một số chỉ tiêu về thông tin - văn hoá và thể thao…… ……… 60

vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trang 10

Bảng 2.16 Phân bố lao động chia theo vị trí làm việc……… ……… 62

Bảng 2.17 Thời gian làm việc bình quân của lao động làm việc tại hộ… … 64

Bảng 2.18 Một số đặc điểm của lao động thuần nông nghiệp………… … 66

Bảng 2.19 Một số đặc trưng của lao động có thời gian làm công việc phi nông nghiệp giữa các khu vực……… ……… 68

Bảng 2.20 Cơ cấu của lao động làm việc ngoài hộ chia theo vị thế công việc, theo địa giới hành chính … ……… ………… ……… 70

Bảng 2.21 Lao động ngoài hộ chia theo trình độ kỹ thuật và giới tính … 71

Bảng 2.22 Việc làm ngoài hộ chia theo ngành kinh tế và mức tiền công… 72

Bảng 2.23 Mức thu nhập bình quân chia theo vị trí làm việc……… …… 73

Bảng 2.24 Tỉ lệ lao động nghèo chia theo vị trí làm việc………… ……… 74

Bảng 2.25 Thời gian làm việc trong năm của lao động nông thôn… …… 76

Bảng 2.26 Tổng hợp nhu cầu làm thêm của các hộ điều tra …… ……… 78

Bảng 2.28 Ý kiến của hộ dân về những nguyên nhân dẫn đến hạn chế hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực……… ……… 79

Bảng 2.28 Tình hình sử dụng đất của hộ điều tra……… ………… 80

Bảng 2.29 Tình hình vay vốn đầu tư sản xuất của các hộ điều tra…… … 82

Bảng 2.30 Tiếp cận thông tin giới thiệu việc làm trong 12 tháng qua… … 84

Bảng 2.31 Tổng hợp ý kiến đề xuất của người dân về nhu cầu phát triển nghề phụ……… ……… 86

Bảng 2.32 Nhu cầu về ngành nghề cần được đào tạo của người dân… … 88

Trang 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trang 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giớiđều có một đường lối chiến lược phát triển khác nhau Một số quốc gia trongnhững thập kỷ gần đây đạt được những thành tựu phát triển kinh tế vượt bậc nhưNhật Bản, Hàn Quốc Khi tìm hiểu những nguyên nhân tạo ra bước phát triển nhẩyvọt của các quốc gia này thì có một điểm chung nhất là họ đều có đường lối chiếnlược phát huy nguồn lực con người hiệu quả và hợp lý Nhân lực được coi là mộtnguồn lực trọng tâm để phát triển kinh tế xã hội và được xem như là nguồn lựckhởi đầu cho mọi sự khởi đầu

Việt Nam với công cuộc đổi mới phát triển kinh tế xã hội trong hai thập kỷqua đã đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành một quốc gia năng động trongkhu vực Tuy nhiên trước bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và xu thế hội nhập kinh tếquốc tế đã đặt ra những cơ hội và thách thức lớn trên mọi lĩnh vực Việt Nam đượcđánh giá là quốc gia có lợi thế so sánh về lao động do lực lượng lao động dồi dào,chi phí nhân công thấp, tuy nhiên để phát huy triệt để lợi thế so sánh, tạo đà xâydựng phát triển nguồn nhân lực bền vững đòi hỏi phải có chiến lược đồng bộ và lâudài Chúng ta đã có sự đổi mới căn bản về quan điểm và nhận thức phát triển nguồnnhân lực được thể hiện rõ nét trong văn kiện của Đảng và chính sách pháp luật củaNhà nước Tại văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc khoá IX - X đã khẳng định

“Phát triển con người vừa là nhiệm vụ cấp bách vừa lâu dài…nâng cao chất lượngnguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và pháttriển kinh tế tri thức”; "Tăng cường đầu tư vào phát triển con người thông qua pháttriển mạnh giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ Đảm bảo nguồn nhân lực

về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu ngày càng cao [1].Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi thuộc vùng Đông Bắc tổ quốc Làtrung tâm đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề lớn thứ 3 của cảnước Trong những năm qua, Thái Nguyên đã đạt được mức tăng trưởng kinh tếkhá

13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trang 14

mạnh mẽ, tốc độ phát triển GDP bình quân đạt trên 8%, thu nhập bình quân năm

2005 đạt khoảng 300USD/người Các chỉ tiêu xã hội có chiều hướng chuyển biếntích cực Với cơ chế chính sách mở tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tếphát triển và đặc biệt với chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang là nhữngtiền đề tốt giúp Thái Nguyên có cơ hội phát triển và hòa mình với nhịp độ phát triểnchung của cả nước Với những thành tựu đã đạt được nêu trên có một phần đónggóp quan trọng từ khu vực kinh tế nông thôn, bình quân giai đoạn 2001 - 2005 GDPkhu vực nông nghiệp đóng góp gần 30% cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng bìnhquân năm khoảng 4,6%

Tuy nhiên với thực trạng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và khuvực nông thôn nói riêng hiện nay còn quá nhiều bất cập đã cản trở, hạn chế tiếntrình phát triển kinh tế xã hội Thực trạng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng

và thế mạnh vốn có Một trong những nguyên nhân chủ yếu là việc phát huy cácnguồn nội lực còn rất thấp, đặc biệt chưa phát huy tốt vai trò nguồn nhân lực phục

vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội Vì vậy tập trung nghiên cứu, xây dựng cácgiải pháp giúp khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên đạt tốc độ tăng trưởng nhanh

và bền vững, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệphóa, hiện đại hóa khu vực nông thôn là nội dung cần được quan tâm nghiên cứu.Trước thực trạng này yêu cầu đặt ra hiện nay là cần phải có công trình nghiêncứu khoa học nhằm đánh giá đúng thực trạng nguồn nhân lực khu vực nông thôn

Từ thực tiễn nêu trên, tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải

pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 15

Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu đặc điểm của nguồn nhân lực khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên

- Nghiên cứu những nguyên nhân hạn chế hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trongthực tiễn

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò nguồn nhân lực trong khuvực nông thôn

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài đƣợc giới hạn trong phân tích đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vàtình hình sử dụng nguồn nhân lực khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên Do vấn đềnghiên cứu về nhân lực rất rộng và phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực nên trongluận văn này sẽ chủ yếu tập trung tìm hiểu, nghiên cứu về đặc điểm nguồn lao động

và sử dụng lao động nông thôn

Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: Đề tài đƣợc nghiên cứu tại địa bàn đặc trƣng cho cácvùng, khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên Khi tổng hợp phân tích tùy theo từngnội dung nghiên cứu sẽ chia theo 3 khu vực cơ bản gồm khu vực vùng cao, trung du

và vùng thấp

- Thời gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng nguồn nhân lựckhu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên tại thời điểm điều tra thu thập thông tin (tháng10/2006), có tham khảo số liệu sơ cấp các năm từ 2001 đến năm 2006

4 Đóng góp mới của Luận văn

Tìm hiểu khái quát thực trạng nguồn nhân lực khu vực nông thôn tỉnh TháiNguyên Phân tích đặc điểm về việc làm của các nhóm lao động nhƣ lao động thuầnnông, lao động phi nông nghiệp Từ đó chỉ ra những tồn tại hạn chế làm cơ sở đềxuất các giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực

Trang 16

5 Bố cục Luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 03 phần chính sau:

- Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu

- Thực trạng nguồn nhân lực khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên

- Các giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên

Trang 17

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ NGUỒN NHÂN LỰC

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NGUỒN NHÂN LỰC

Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực

Khái niệm nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực “là tiềm năng về lao động trong một thời kỳ xác định củamột quốc gia, suy rộng ra có thể được xác định trên phạm vi một địa phương, mộtngành hoặc một vùng chia theo địa giới hành chính” [23]

Nguồn nhân lực theo nghĩa rộng được hiểu là nguồn lực con người của quốcgia hoặc vùng lãnh thổ có khả năng huy động, quản lý để tham gia vào quá trìnhphát triển KT-XH Theo nghĩa hẹp có thể lượng hóa bằng một bộ phận của dân sốbao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động không kể đếntrạng thái có việc làm hay không có việc làm

Nguồn nhân lực là toàn bộ những người lao động dưới dạng tích cực (đangtham gia lao động) và tiềm tàng (có khả năng lao động nhưng chưa tham gia laođộng), không gồm những người có khả năng lao động nhưng không có nhu cầu làmviệc Nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triểnKT-XH Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay kinh tế tri thức đang chi phối các hoạtđộng của nền kinh tế quốc dân thì con người trở thành động lực trực tiếp cho mọi

sự phát triển

Các quan điểm về nguồn nhân lực

- Nhân tố con người trong lực lượng sản xuất:

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về pháttriển toàn diện con người là cơ sở quan trọng nhất cho việc nghiên cứu nhân tố conngười Khi nói đến nhân tố con người là nói tới mặt hoạt động cơ bản nhất quyếtđịnh mọi thuộc tính, biểu hiện đặc trưng của con người Sự tác động của con người

Trang 18

quyết định đến toàn bộ tiến trình phát triển của lịch sử Tiến bộ xã hội không phải làquá trình tự động mà phải thông qua hoạt động của con người trong xã hội Conngười vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy phát triển xã hội Nhân tố conngười vừa là phương tiện sáng tạo ra mọi giá trị của cải vật chất và tinh thần vừahoàn thiện ngay chính bản thân mình Chỉ có nhân tố con người mới có thể làmthay đổi được công cụ sản xuất ngày càng phát triển với năng suất, chất lượng caolàm thay đổi quan hệ sản xuất và các quan hệ xã hội khác, nhằm mục đích ngàycàng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho con người và cho xã hội.

Theo C.Mác thì con người trong lực lượng sản xuất phải ngày càng phát triểncao về trí tuệ, khỏe mạnh về thể chất, giầu có về tinh thần, trong sáng về đạo đức,linh hoạt và văn minh trong ứng sử Trong đó trí tuệ không chỉ là những tri thứctrừu tượng mà trước hết là những năng lực chuyên môn được đào tạo và đào tạo lạitrong quá trình sản xuất [15] Khỏe mạnh về thể chất không chỉ đơn thuần là sựcường tráng về thể lực mà nó bao hàm trong đó sự phát triển về trí lực, tư chấtthông minh và trí sáng tạo trong lao động học tập Con người tham gia vào quátrình sản xuất với tư cách là một nhân tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuấtbằng sức mạnh của trí tuệ và sức lực của cơ bắp, trong đó trí tuệ ngày càng chiếm

ưu thế trong quá trình sản xuất

- Nguồn nhân lực trong lý thuyết tăng trưởng:

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học, tăng trưởng kinh tế là quá trìnhchuyển dịch đường giới hạn khả năng sản xuất, là quá trình biến đổi của các nguồnlực cơ bản phát triển kinh tế gồm: vốn tư bản, kỹ thuật, nhân lực và tài nguyên.Trong đó nhân lực được xem như là nhân tố quan trọng nhất của quá trình sản xuấttạo ra sản phẩm cho xã hội Vốn tư bản thuần nhất giá trị định lượng nhưng vốnnhân lực bao hàm cả hai giá trị định lượng, định tính và quyết định hiệu quả laođộng [23] Hiệu quả lao động đồng nhất khái niệm tăng năng suất lao động xã hội,

là tiền đề cải tạo xã hội Mặt khác hiệu quả lao động phản ánh sức khỏe, trình độđào tạo chuyên môn kỹ thuật, khả năng tay nghề của lực lượng lao động

Các nhà kinh tế học khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởngkinh tế đã đặc biết chú ý đến chất lượng lao động và vai trò của tiến bộ khoa học

Trang 19

công nghệ Nếu lao động chỉ đề cập đến số lượng sẽ không mang lại tăng trưởng,chỉ có tiến bộ công nghệ được lao động ứng dụng hiệu quả mới giải thích được sựgia tăng không ngừng.

- Xu hướng phát triển của nguồn nhân lực:

Giai đoạn hiện nay, con người không những muốn thoả mãn nhu cầu vật chấtngày càng nhiều và đa dạng mà còn mong muốn bảo vệ môi trường trong quá trìnhsản xuất, tạo sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng và bền vững

Để giải quyết được yêu cầu trên thì con người có trí tuệ mới là nhân tố quyết địnhthực hiện mục tiêu đó Trong thời đại mới nhân tố con người có tri thức ngày càngđóng vai trò quyết định hơn trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Đối vớingười lao động hiện tại cũng như trong tương lai không thể chỉ dựa vào kinhnghiệm sản xuất mà đồng thời phải kết hợp với tri thức khoa học mới có thể nângcao năng suất lao động Chức năng của con người đã và sẽ có những biến đổi tolớn, các thao tác trực tiếp của con người sẽ ngày càng ít, thay vào đó là sự sáng tạo

và sự điều khiển gián tiếp vào các khâu trong quá trình sản xuất Khoa học côngnghệ là sản phẩm lao động trí tuệ của con người, nó trở thành lực lượng sản xuấttrực tiếp

Các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực

Khi đánh giá nguồn nhân lực, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách

sử dụng chỉ tiêu cơ bản là đánh giá về số lượng và chất lượng, đồng thời xem xétcác yếu tố phát triển và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

* Số lượng nguồn nhân lực: Là tổng số người tham gia hoạt động kinh tế và được

chia theo các đặc trưng về tuổi, giới tính, dân tộc, tương quan giữa nguồn nhân lựcvới dân số Qua đó chỉ ra tính cân đối theo giới, theo nhóm tuổi hay không và xuhướng thay đổi như thế nào trong tương lai Số lượng nguồn nhân lực được xácđịnh bởi chỉ tiêu về quy mô và tốc độ tăng trưởng Ngoài ra còn được xác định như

tỷ lệ % so với tổng dân số, tốc độ gia tăng bình quân Theo từ điển thuật ngữ củaPháp (1977 – 1985) thì nguồn nhân lực xã hội bao gồm những người trong độ tuổilao động, có khả năng lao động và mong muốn có việc làm [6] Như vậy theo quan

Trang 20

niệm này thì những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưngkhông muốn làm việc thì không được tính vào nguồn nhân lực xã hội Còn một số

Trang 21

quốc gia khác lại xem nguồn nhân lực là toàn bộ dân số và có khả năng lao động, quan niệm này không có giới hạn về tuổi.

Ở Việt Nam theo cách xác định của Tổng cục Thống kê, thì cách xác địnhnguồn nhân lực bao gồm những người đang làm việc và những người chưa làmviệc nhưng có nhu cầu tìm việc và sẵn sàng làm việc Nguồn nhân lực còn được gọivới khái niệm lực lượng dân số tham gia hoạt động kinh tế Nguồn nhân lực có thểđược phân chia như sau:

- Nguồn nhân lực có sẵn trong dân cư: Bao gồm toàn bộ những người trong độ tuổilao động, có khả năng và nhu cầu lao động không kể đến trạng thái có việc làm haykhông có việc làm và còn gọi là lực lượng lao động

- Nguồn nhân lực đang làm việc: Là số lao động trong các ngành kinh tế bao gồm laođộng làm công ăn lương và lao động tự làm còn gọi là lao động tham gia hoạt độngkinh tế

- Nguồn nhân lực dự trữ: Bao gồm những người trong lực lượng lao động chưa cónhu cầu làm việc, chưa tham gia làm việc gọi là dân số không tham gia hoạt độngkinh tế như người nội trợ, ốm đau, tàn tật và đi học

* Chất lượng nguồn nhân lực: Là trạng thái nhất định thể hiện mối quan hệ giữa các

yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực Chất lượng nguồnnhân lực không những là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế mà còn phảnánh trình độ phát triển về mặt đời sống xã hội Bởi lẽ chất lượng nguồn nhân lựccao sẽ tạo động lực mạnh mẽ hơn với tư cách không chỉ là nguồn lực của sự pháttriển mà còn thể hiện mức độ văn minh của một xã hội [23] Trình độ học vấn vàtrình độ chuyên môn kỹ thuật theo nhóm tuổi, theo giới tính, dân tộc là những chỉtiêu cơ bản để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Ngoài ra chất lượng nguồnnhân lực còn thể hiện ở tay nghề, tác phong nghề nghiệp, cơ cấu chia theo các đặctrưng, thiên hướng ngành nghề

Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực xét về mặt xã hội được thể hiện quamột số hệ thống chỉ tiêu chủ yếu sau:

Trang 22

- Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khỏe của dân cư: Sức khỏe là trạng thái thoải mái

về chất, tinh thần và xã hội chứ không phải đơn thuần là có bệnh tật hay không Sứckhỏe là tổng hòa nhiều yếu tố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài, giữa thể chất vàtinh thần Hiện trạng sức khỏe được đánh giá như về chiều cao, cân nặng, tình trạngthị lực, tai mũi họng, thần kinh, nội ngoại khoa và có thể chia theo 3 cấp độ tốt -trung bình - yếu

Bên cạnh việc đánh giá sức khỏe của người lao động người ta còn nên ra cácchỉ tiêu đánh giá sức khỏe của quốc gia qua các nhóm chỉ tiêu tổng hợp, chỉ tiêu y tế

cơ bản, chỉ tiêu về tình hình bệnh tật cụ thể như sau:

+ Tuổi thọ trung bình

+ Chiều cao, cân nặng trung bình của thanh niên

+ Tỷ lệ sinh thô, tỷ lệ chết thô, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

+ Tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi

+ Tỷ lệ trẻ em sơ sinh dưới 2500g

+ Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi

+ Tỷ lệ người mắc bệnh truyền nhiễm, nhóm bệnh có tiêm chủng

- Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa là sự hiểu biết của người laođộng với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội, là khả năng về tri thức

và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản Trình độ văn hóa biểu hiệnmặt bằng dân trí của một quốc gia Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực là một chỉtiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực và tác động trực tiếpđến quá trình phát triển kinh tế xã hội Trình độ văn hóa tạo khả năng tiếp thu vàvận dụng hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn

Trình độ văn hóa được cung cấp qua hệ thống giáo dục chính quy, khôngchính quy và được đánh giá qua các chỉ tiêu cơ bản sau:

+ Tỷ lệ dân số biết chữ (tính những người từ đủ 10 tuổi trở nên)

+ Số năm đi học trung bình (tính những người từ đủ 15 tuổi trở nên)

Trang 23

+ Tỷ lệ người đi học chia theo các cấp tiểu học, trung học phổ thông, trung học cơ sở so với dân số trong độ tuổi đi học.

+ Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông đúng tuổi

* Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật:

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm trách côngviệc về quản lý hoặc hoạt động nghề nghiệp Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết,khả năng thực hành về chuyên môn nào đó mà người lao động được đào tạo ở cáctrường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và có khả năng chỉ đạo, quản lýcông việc thuộc chuyên môn nhất định Trình độ kỹ thuật thường dùng để chỉ trình

độ của người được đào tạo các trường kỹ thuật, được trang bị kiến thức, kỹ năngthực hành để thực hiện công việc nhất định Những người hoạt động trong các lĩnhvực kỹ thuật có thể qua đào tạo hoặc chưa qua đào tạo nhưng có thâm niên làmviệc một thời gian nhất định có trình độ cấp bậc công nhân tương đương bậc 3 trởnên

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động phản ánh kiến thức và kỹ năng của laođộng, phản ánh chất lượng lao động được hình thành thông qua hệ thống giáo dục

và đào tạo Trình độ chuyên môn là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của mộtnền kinh tế Nó cũng phản ánh khả năng làm việc của người lao động nhằm đápứng với yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động

- Đo lượng trình độ chuyên môn kỹ thuật với một số chỉ tiêu sau:

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với lực lượng lao động

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề so với lực lượng lao động

+ Tỷ lệ đại học, trên đại học, trung học chuyên nghiệp so với dân số

+ Cơ cấu lao động chuyên môn kỹ thuật chia theo cấp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật

* Phát triển nguồn nhân lực:

- Khái niệm phát triển nguồn nhân lực được hiểu ở góc độ hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và có điều chỉnh hợp lý số lượng Để có thể phát

Trang 24

triển nguồn nhân lực, xét từ góc độ vĩ mô phải có cơ chế chính sách tác động vàonguồn nhân lực [14] Như vậy có thể hiểu khái niệm phát triển nguồn nhân lực làtổng thể cơ chế chính sách và biện pháp hoàn thiện nâng cao chất lượng nguồnnhân lực gồm trí tuệ, phẩm chất tâm lý xã hội và điều chỉnh hợp lý về số lượngnhằm đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn pháttriển.

- Mức độ phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia được thể hiện một số chỉ tiêu

Ngày nay cùng với việc phát triển nguồn nhân lực, người ta quan tâm nhiềuđến yếu tố phát triển và mức độ chênh lệch giữa các khu vực dân cư, giữa các vùngmiền và các nhóm dân tộc khác nhau Mặt khác nguồn nhân lực đóng vai trò quantrọng trong phát triển kinh tế Nếu mức độ sử dụng vốn, công nghệ có hiệu quả haykhông sẽ phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người Một quốc gia dân số có trình độhọc vấn thấp, lao động không được đào tạo, sức khỏe yếu thì khả năng tăng trưởngkinh tế không thể cao và thiếu bền vững Vì thế quan hệ giữa phát triển nguồn nhânlực và tăng trưởng kinh tế là quan hệ nhân quả

* Sử dụng nguồn nhân lực: Là khái niệm chỉ sự khả dụng lao động trong

nền kinh tế quốc dân, bao hàm giá trị về số lượng và khả năng thu hút lao độngtrong các ngành kinh tế Chất lượng sử dụng được xem xét, đánh giá như cơ cấulao động có việc làm trong các ngành kinh tế, năng suất lao động, lao động theo vịthế việc làm, cơ cấu đào tạo, tỷ lệ lao động làm công hưởng lương, lao động tự tạo

Trang 25

việc làm chia theo các đặc trƣng Ngày nay ý nghĩa của việc biết khai thác sử dụnglao

Trang 26

động vô cùng quan trọng, có thể hiểu ở hai góc độ về số lượng và chất lượng, trong

đó biết bố trí sử dụng cân đối hài hòa với các nguồn lực khác và việc sử dụng phảigắn liền với phát triển bền vững

Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến nguồn nhân lực

Qua tổng hợp ý kiến từ nhiều tài liệu nghiên cứu và qua thực tế, nguồn nhânlực chịu ảnh hưởng to lớn của các yếu tố chính như sau:

- Tăng trưởng kinh tế: Tác động trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực trên nhiềuphương diện Tăng trưởng kinh tế không chỉ góp phần cải thiện đời sống nhân dân

mà còn tăng khả năng tiết kiệm và đầu tư, tạo thêm việc làm Ngoài ra tăng trưởngkinh tế đồng hành với việc tăng thu ngân sách nhà nước, đây chính là tiền đề quantrọng để Nhà nước cân đối đầu tư nguồn lực tài chính cho các chương trình nhằmđiều chỉnh, cân đối và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt trong các lĩnhvực phát triển sự nghiệp y tế, giáo dục Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên thìtăng trưởng kinh tế cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nhân lực nhưquá trình đô thị hóa gắn liền với tình trạng ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội gâyảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân và gánh nặng về y tế, giáodục do gia tăng dân số cơ học

- Tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe: Dinh dưỡng thấp, sức khỏe yếukhông chỉ gây ốm yếu về thể trạng, về tinh thần mà còn làm giảm năng suất laođộng, ảnh hưởng đến khả năng phục hồi và tái sản xuất sức lao động Đối với bà mẹđang mang thai, tình trạng dinh dưỡng không đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đếnđứa trẻ, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong tương lai Hơn nữa suy dinh dưỡng

và bệnh tật làm giảm khả năng sáng tạo và hạn chế việc học tập

- Mức độ phát triển của giáo dục và đào tạo: Là yếu tố vô cùng quan trọng vì nókhông chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹnăng thực hành của người lao động mà còn giúp người dân có kiến thức biết tựchăm sóc bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống Trong bối cảnh thay đổiliên tục không ngừng về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo giữ vai trò chủ yếutrong ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật Lịch sử các nền kinh tế thế giới cho

Trang 27

thấy không có một quốc gia giầu có nào đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế caotrước

Trang 28

khi đạt được mức phổ cập giáo dục phổ thông Kinh nghiệm từ các nước và vùnglãnh thổ có tốc độ phát triển cao như Hàn Quốc, Singapo, Hồng Kông trong nhữngnăm từ 1970 - 1980 thường đạt mức độ phổ cấp tiểu học trước khi nền kinh tế đạtmức tăng trưởng cao Tiềm năng kinh tế của quốc gia phụ thuộc vào trình độ khoahọc công nghệ, khoa học công nghệ lại phụ thuộc vào trình độ chất lượng giáo dục.

Vai trò của nguồn nhân lực với tăng trưởng và phát triển kinh tế

Trong những thập kỷ 50 - 60 của thế kỷ 20, những thành tựu tăng trưởngkinh tế thế giới chủ yếu do nền công nghiệp mang lại Đây là kết quả của những tiến

bộ khoa học kỹ thuật do con người tạo ra đặc biệt ở những nước có nguồn nhân lựcphát triển Trước đây người ta đánh giá cao vai trò của nguồn lực tự nhiên thì ngàynay người ta quan tâm nhiều hơn đến vai trò của con người, nguồn lực con người

đã trở thành nguồn lực cơ bản nhất, quan trọng nhất để phát triển Trong phát triểnkinh tế xã hội, nhân tố con người vừa là mục tiêu vừa là động lực Yếu tố này cómối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại thúc đẩy cùng phát triển

Nguồn lực cơ bản của sự phát triển gồm nguồn lực tự nhiên và nguồn lực conngười, trong đó nguồn lực tự nhiên là tài nguyên thiên nhiên một số là hữu hạnnhưng nguồn lực con người lại mang tính vô hạn, không mất đi mà ngày càng hoànthiện phát triển Đây là ưu thể hơn hẳn của nguồn lực con người so với nguồn lực

tự nhiên Nguồn lực con người thành nguồn lực cơ bản, quan trọng nhất để pháttriển Mặt khác từ thực tế phát triển kinh tế xã hội và kinh nghiệm của một số nước

đã chỉ ra rằng việc đầu tư vốn và công nghệ sẽ không hiệu quả nếu không có nguồnnhân lực tương xứng với các yêu cầu phát triển

Ngày nay khi xuất hiện quan điểm về nền kinh tế tri thức thì vai trò củanguồn nhân lực càng được đánh giá cao Chất lượng nhân lực bao hàm chứa đựnggiá trị tri thức kết tinh của nhân loại Từ thập kỷ 80 đến nay do tác động của cuộccách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệsinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, nền kinh tế thế giới đang biếnđổi rất sâu sắc và mạnh mẽ Đây không phải là một sự biến đổi bình thường mà làmột bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại Nền kinh tế chuyển từ kinh tế côngnghiệp sang kinh tế tri thức, nền văn minh loài người chuyển từ văn minh công

Trang 29

nghiệp sang văn minh trí tuệ, (kinh tế tri thức - knowledge economy) nói lên vai tròquyết định của tri thức và công nghệ đối với phát triển kinh tế Tri thức ngày càngtrở thành nhân tố trực tiếp của sản xuất.

Đầu tư vào tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế dàihạn Chính C.Mác đã coi tri thức là nhân tố trực tiếp của chức năng sản xuất, ngườikhẳng định khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp [15] Ngày nay conngười không những tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất bằng việc tạo ra côngnghệ, tạo ra phương pháp tổ chức quản lý sản xuất để nâng cao năng suất, chấtlượng hiệu quả mà còn có thể trực tiếp làm ra sản phẩm như sản xuất phần mềm,các ngành công nghệ cao Trong lực lượng sản xuất mới, tri thức chiếm giữ vị trínòng cốt, là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tạo ra củacải, việc làm trong tất cả các ngành của nền kinh tế

Cơ sở thực tiễn và ý nghĩa của nguồn nhân lực

Kinh nghiệm các nước về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực

Nền giáo dục hiện đại của Nhật Bản dựa trên nền tảng vững chắc của nền giáodục truyền thống kết hợp với xu thế hướng ngoại Quan điểm phát triển giáo dục làchú trọng nhiều đến các ngành khoa học Họ xác định chỉ có con đường tiếp thu kỹthuật mới có thể theo kịp các nước phương tây về trình độ phát triển khoa học côngnghệ Ngoại ngữ là công cụ quan trọng để phát triển nền học thuật non trẻ của đấtnước, từ thế kỷ 19 người Nhật đã nghiên cứu các ngoại ngữ Mặt khác, pháp luật vềgiáo dục quy định rõ các gia đình phải có nhiệm vụ đặt việc học tập của con cái lêntrên hết Luật giáo dục Nhật Bản ra đời năm 1947 chỉ rõ giáo dục được coi là nhiệm

vụ của quốc gia và là quyền cơ bản của mọi người dân Do đó trong quá trình phát

Trang 30

triển nhiều bước thăng trầm, trẻ em ở Nhật luôn được tạo điều kiện học tập tốt nhất.Bên cách hệ thống giáo dục tập trung chính quy thì các hình thức giáo dục tại giađình, tại các công ty được đặc biệt coi trọng [12] Thực tế cho thấy ở Nhật hìnhthức giáo dục này phát triển nhất thế giới bởi vì người Nhật rất coi trọng trình độhọc vấn Trình độ học vấn chính là yếu tố tạo nên cơ hội làm việc suốt đời Chỉ cótốt nghiệp ở những trường đại học lớn có danh tiếng và kết quả học tập loại giỏi thìmới có cơ hội làm việc trong các công ty lớn và mới đảm bảo một vị trí tốt trong xãhội.

Theo thống kê năm 1999 thì cứ 100.000 người dân Nhật Bản thì có 7,9 bệnhviện, 67,4 cơ sở khám bệnh Số bác sĩ cho 100.000 dân là 177 người Theo báo cáocủa Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2004, người Nhật Bản là người dân sốngthọ nhất thế giới với tuổi thọ trung bình là 81,9 tuổi Năm 2006 Nhật là nước châu

Á duy nhất nằm trong số 10 nước có chỉ số phát triển con người cao nhất thế giới(HDI 0,949) Ở các cơ quan ích lợi công cộng, cơ quan của các địa phương lập ra,nhân viên đều phải mua bảo hiểm y tế Loại hình bảo hiểm mà ai cũng có thể thamgia là hệ thống bảo hiểm quốc dân Kể từ năm 1961 những ai không tham gia bảohiểm trong các hiệp hội bảo hiểm y tế bắt buộc phải tham gia bảo hiểm quốc dân(http://WWW.VYSA.JP)

* Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ):

Đặc điểm nổi bật của Mỹ là coi trọng giáo dục, lấy giáo dục đào tạo là trungtâm của phát triển nguồn nhân lực Giáo dục và đào tạo được đầu tư khá cao và giatăng liên tục Từ năm 1960 ngân sách đầu tư cho giáo dục của Mỹ khoảng 5,3%GDP thì đến nay đạt gần 10% Ngân sách không chỉ đầu tư xây dựng hạ tầng, trangthiết bị dạy học mà còn tập trung cho việc đào tạo giáo viên Nhờ đầu tư cho giáodục mà tỷ lệ người biết chữ ở Mỹ rất cao và đạt trên 97% Trong hơn một thế kỷ, hệthống giáo dục của Mỹ đã đào tạo một lực lượng lớn có trình độ học vấn cao vàđưa Mỹ trở thành một nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới Trung tâm của hệthống giáo dục ở Mỹ là bậc đại học và được đặc biệt coi trọng [23] Theo quanniệm của các nhà hoạch định chính sách giáo dục thì người nào vượt qua cấp giáodục phổ thông có tính chất đại chúng để tiến đến bậc đại học thì mới cần đầu tư, bồi

Trang 31

dưỡng Chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo hướng ưu tiên phát triển đào tạongành

Trang 32

lĩnh vực công nghệ cao và chiến lược thu hút chất xám ngoài nước có hiệu quả Họcoi trọng tầng lớp trí thức, tạo mọi điều kiện để họ phát huy khả năng.

Chính sách quản lý, sử dụng nhân lực của của Mỹ là yếu tố kích thích sảnxuất và tạo động lực cho người lao động và các chính sách đó được lồng ghép vớicác chính sách xã hội như chính sách việc làm, an sinh, phúc lợi xã hội Nhà nướcgiữ vai trò quan trọng làm nẩy sinh các nhân tố kích thích phát triển nguồn nhân lực

và được điều tiết mạnh mẽ bởi hệ thống pháp luật Hiệu ứng của pháp luật là kíchthích phát triển nguồn nhân lực như bảo đảm quyền lợi của người lao động mặtkhác thúc đẩy năng suất lao động tăng cao Vấn đề công bằng việc làm là cơ sở pháttriển nhân lực, Chính phủ Mỹ đã đưa ra đạo luật cấm phân biệt về việc làm theomầu da, chủng tộc, tôn giáo và giới tính do đó Mỹ thu hút được đội ngũ lao động trithức từ khắp mọi nơi trên thế giới

Năm 2006 Mỹ là nước nằm trong số 10 nước có chỉ số phát triển con ngườicao nhất thế giới (HDI 0,948) Tuổi thọ trung bình của dân Mỹ là 77,3 tuổi Mớiđây một cuộc khảo sát quốc tế về các bệnh nhân cho thấy chi tiêu cho ngành y tế vàchăm sóc sức khỏe người dân tại Hoa Kỳ cao hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thếgiới Hiện nay Theo luật liên bang, phúc lợi chăm sóc y tế là để cho những ngườikhông có tiền hoặc bảo hiểm Có khoảng 86,4% người Mỹ được hưởng bảo hiểm y

tế, trong đó có 61% hưởng bảo hiểm y tế do có việc làm (http://diendan.edu.net.vn)

* Các nước EU:

Ở hầu hết các nước EU, chính sách phát triển nguồn nhân lực chịu sự canthiệp của nhà nước bởi vì nếu không có sự kiểm soát thì các công ty có thể rơi vàotình trạng cực đoan là chỉ tập trung đào tạo nhân công để giải quyết các công việctrước mắt, do đó sẽ ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài của quốc gia Chiến lược vàchính sách phát triển nguồn nhân lực của các nước EU là đào tạo đội ngũ lao động

có trình độ học vấn cao, có kỹ năng nghề nghiệp Do đó, giáo dục và đào tạo như làđiều kiện tiên quyết để tăng khả năng thích ứng cạnh tranh về khoa học kỹ thuật, làđộng lực của sự phát triển và còn là một trong những hướng ưu tiên trong các chiếnlược phát triển của các nước

Trang 33

Các nước EU có hệ thống giáo dục dạy nghề rất tốt Nước Đức được đánhgiá là có hệ thống đào tạo nghề trên quy mô lớn dành cho những người không cóđiều kiện học đại học Các học sinh trong độ tuổi 15 - 17 được học ở các trườngdạy nghề kết hợp với dạy văn hóa, sau 3 năm học phải qua kiểm tra trình độ nghề.Nếu vượt qua kỳ thi đó thì sau một năm học thêm các môn như quản trị, luật cơbản và một số môn kỹ thuật, người lao động có thể tạo lập doanh nghiệp [23] Đây

có thể là nhân tố quan trọng dẫn đến trình độ của lực lượng lao động đồng đều vànăng suất lao động tăng cao và ổn định

Chính sách việc làm được chính quyền các nước EU đặc biệt quan tâm vàđầu tư cho chương trình phát triển việc làm ngày càng tăng, trong đó ngân sách đầu

tư cho đào tạo việc làm chiếm tỷ trọng lớn nhất

Nguồn nhân lực Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

Xuất phát từ đặc trưng nổi bật của lịch sử phát triển kinh tế xã hội Việt Namqua các thời kỳ là nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, đã tạo nên những tập quán củalối làm ăn mạnh mún, tản mạn, lối tư duy làm theo lệ hơn theo luật Chế độ phongkiến tồn tại quá lâu đã hình thành và tồn tại tính cộng đồng làng xã bó buộc ngườilao động khó có thể vượt ra khỏi khuôn khổ làng xã và cản trở hạn chế sự năngđộng, sáng tạo trong lao động sản xuất

Trong thời kỳ chiến tranh chống thực dân xâm lược, chúng ta phải tập trungnguồn lực con người cho tiền tuyến nên nhiều thế hệ thanh niên đã cống hiến tuổithanh xuân vì độc lập tự do của tổ quốc nên không có điều kiện học tập đầy đủ,chưa có điều kiện phát triển tài năng của mình do đó không thể tránh khỏi nhữngsai lầm, hạn chế trong việc xây dựng đất nước sau chiến tranh

Việc áp dụng và duy trì quá lâu mô hình kinh tế theo cơ chế hành chính tậptrung, quan liêu bao cấp là nguyên nhân hạn chế sự phát huy phẩm chất mới củangười lao động Trong nhiều năm chúng ta tập trung cho việc cải tạo quan hệ sảnxuất cũ, thiết lập củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới mà chưa tập trung cao

độ cho phát triển lực lượng sản xuất Giai đoạn này chúng ta đề cao vai trò của tậpthể, không thấy hết vai trò của cá nhân Những tập quán, thói quen hình thành và

Trang 34

tồn tại quá lâu trong lịch sử đã ăn sâu và nhiều thế hệ người lao động Việt Nam làmcản trở quá trình phát triển của dân tộc Như Lênin đã nhận xét: “những tập quán,thói quen xấu của con người là sức mạnh đáng sợ nhất” [15].

Ngày nay, khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, tàn dư của đặc tính lao động tiểu nông dần được xoá bỏ,trí tuệ con người Việt Nam bắt đầu phát triển hướng vào quá trình sáng tạo của cảivật chất Những đức tính mới, phẩm chất tốt đẹp của người lao động hiện đại đangdần hình thành và hoàn thiện Con người Việt Nam đang chuyển biến nhanh chóng

để thích ứng với cơ chế thị trường và sự biến động phức tạp của những biến đổikinh tế xã hội Với những đức tính cần cù, bền bỉ kết hợp với sự thông minh, sángtạo, nguồn nhân lực Việt Nam đang minh chứng khả năng lợi thế so sánh Nhiềungành sản xuất truyền thống bị sa sút, đình trệ trong thời kỳ bao cấp nay đã có cơhội hồi sinh và vươn lên chiếm lĩnh thị trường thế giới như ngành dệt lụa, thêu ren,mây tre đan, mộc, thủ công mỹ nghệ Sức sáng tạo và mạnh dạn trong sản xuấtkinh doanh đã xuất hiện một số ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh mới Những lĩnhvực mũi nhọn của một số nước công nghiệp phát triển như điện tử, tin học, viễnthông, lao động của chúng ta đã có khả năng tiếp cận và phát triển nhanh chóng Từchỗ nhập linh kiện lắp ráp, dần dần lao động Việt Nam đã có thể chế tạo một số linhkiện thay thế đặc biệt trong các ngành lắp máy công nghiệp, đóng tàu, dầu khí Một

số công ty của Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu phần mềm tin học, xuất khẩu hànghóa có giá trị hàm lượng công nghệ cao Những dấu hiệu đó cho thấy nguồn nhânlực của chúng ta có nhiều triển vọng tốt đẹp để vươn lên hội nhập với khu vực vàthế giới

Tuy nhiên người lao động Việt Nam hiện nay hạn chế lớn là về mặt thể lực.Người Việt Nam đang bị thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là nông thôn mức dinh dưỡngđược cung cấp trong ngày dưới mức tối thiểu của một lao động bình thường (theotiêu chí đánh giá của quốc tế là 2.000 calo/người/ngày) [17] Không chỉ nhữngngười trong độ tuổi lao động, mà trẻ em là nguồn lao động trong tương lai thì tỷ lệsuy dinh dưỡng còn rất cao Mặt khác sự phát triển trí lực của người lao động, nănglực vận dụng kiến thức khoa học trong lao động sản xuất của người lao động ViệtNam còn yếu và đang là một trở ngại lớn nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế

Trang 35

khi chúng ta đang được tiếp xúc nhiều với công nghệ kỹ thuật mới của thế giới và phương pháp quản lý tiên tiến hiện đại.

* Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng:

Dân số nước ta hiện này trên là 80 triệu người, tốc độ tăng dân số bình quânhàng năm khoảng trên 1% Là một nước có cơ cấu dân số trẻ và có mức tăngtrưởng cao Với điều kiện đó hàng năm Việt Nam có một số lượng lớn dân số đến

độ tuổi lao động

Lao động của Việt Nam năm 2005 là khoảng 44,4 triệu người, bình quân giaiđoạn 2001 – 2005 hàng năm tăng 2,3%, tương ứng với 805 ngàn người Do đặcđiểm cơ cấu phân bố dân số và lao động giữa thành thị và nông thôn nên lao động

có việc làm ở nông thôn vẫn chiếm phần lớn Lao động ở khu vực nông thôn hiệnnay tuy có giảm nhưng vẫn chiếm gần 3/4 tổng số lao động có việc làm Lao độnglàm việc tại thành thị có tốc độ tăng cao hơn nông thôn, tốc độ tăng hàng nămkhoảng 5% và cao hơn gấp 3 lần khu vực nông thôn [5]

Bảng 1.1 Nguồn nhân lực chia theo giới tính

và theo khu vực thành thị, nông thôn giai đoạn 2001 - 2005

Đvt: Triệu người

Năm Tổng số Chia theo giới tính Chia theo khu vực

Nguồn: Bộ Lao động – TBXH, năm 2006

Trong 5 năm từ 2001 đến 2005 nguồn nhân lực Việt Nam tăng khoảng 4,3triệu người, bình quân hàng năm nguồn nhân lực tăng thêm khoản 860 ngàn người.Năm 2005 lao động nam là 22,7 triệu người trong khi nữ là 21,7 triệu người, tỷ lệlao động nữ giảm từ 49,63% năm 2001 xuống 48,87% năm 2005 Nguồn cung lao

Trang 36

Tổng Nam Nữ

động của Việt Nam ở cả khu vực thành thị và nông thôn đều tăng đáng kể, từ năm

2001 đến 2005 lao động khu vực nông thôn tăng khoảng 2,5 triệu người với tốc độtăng bình quân hàng năm là 1,56% Khu vực thành thị tăng 1,8 triệu người tươngứng với mức tăng bình quân hàng năm khoảng 3% [5] Xu hướng lao động trongkhu vực thành thị tiếp tục tăng nhanh do nguyên nhân phân mở rộng các khu vực đôthị đã làm tăng diện tích khu vực thành thị về mặt địa lý Việt Nam đang trong quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và có tốc độ đô thị hóa cao, cùng vớitốc độ tăng trưởng dân số của khu vực thành thị ngày càng nhanh thì sự di chuyển

cơ học dân số từ nông thôn ra thành thị làm gia tăng lao động khu vực thành thị.Nếu xem nguồn nhân lực chia theo nhóm tuổi cho thấy lao động ở nhóm tuổi

30 - 34 tham gia lực lượng lao động rất cao và đạt trên 95% Nhóm tuổi từ 15 - 24

và từ 55 tuổi trở nên những năm gần đây có xu hướng tiếp tục giảm

Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ tham gia LLLĐ chia theo nhóm tuổi năm 2005

Nguồn: Bộ Lao động – TBXH, năm 2006

Như vậy lực lượng lao động Việt Nam khá trẻ và dồi dào, đây là một trongnhững lợi thế nếu chúng ta biết sử dụng hợp lý và hiệu quả Số lượng nhân lực lớn

là một điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước Chúng ta đang có một lực lượng lao động hớp dẫn thu hút các nhà đầu tưtrong và ngoài nước Ngược lại nếu không giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lực

Trang 37

lượng lao động đông đảo thì đây là yếu tố kìm hãm quá trình phát triển kinh tế của đất nước.

- Một số đặc điểm của nguồn nhân lực:

+ Đặc trưng của nguồn nhân lực theo nhóm nghề: Đặc điểm nổi bật là laođộng phổ thông chiếm tỷ trọng lớn nhất trong lực lượng lao động Lao động nữ làmnghề phổ thông nhiều hơn nam giới với tỷ lệ tương ứng là 52% Lao động kỹ thuậttrong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chỉ chiếm 5,2%, điều này có nghĩa là phần lớnlao động trong nông nghiệp làm công việc giản đơn

Bảng 1.2 Cơ cấu lao động theo nghề năm 2005

Đvt: %

6 Lao động có kỹ thuật trong nông,

Nguồn: Bộ Lao động – TBXH, năm 2006

+ Đặc trưng việc làm chia theo vị thế công việc: Năm 2005, nhóm lao động

tự tạo việc làm cho bản thân và lao động làm việc tại gia đình chiếm số lượng chủyếu của nguồn nhân lực Số lao động làm việc tại hộ là 14,3% và có xu hướng giảmnhanh trong thời gian tới Nhóm nhân lực làm công hưởng lương trong và ngoài

Trang 38

khu vực Nhà nước tăng đáng kể từ 5,0 triệu người năm 1996 lên 11 triệu ngườinăm

Trang 39

2005 Nhóm lao động là chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh chiếmkhoảng 200 ngàn người, tương ứng với 0,4% nguồn nhân lực cả nước [5], [7] Nếuchia theo khu vực thì số lao động tại hộ ở nông thôn cao hơn nhiều so với thành thị.Kết quả này cho thấy một thực tế là khu vực nông thôn lao động làm việc tại hộ làchủ yếu, số lao động đi làm thuê hưởng lương ngoài hộ rất ít

+ Nhân lực tham gia các ngành kinh tế: Năm 2005 cơ cấu lao động trongngành nông, lâm, ngư nghiệp là 56,7% và bình quân mỗi năm giảm 1,31% Laođộng trong ngành công nghiệp chiếm 17,8%, lao động trong ngành dịch vụ chiếm25,5% Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch từ lĩnh vực nông nghiệp sang côngnghiệp và dịch vụ Điều đó phản ánh xu thế công nghiệp chuyển đổi cơ cấu kinh tế,tuy nhiên lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn

Biểu đồ 1.2 Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế năm 2005

Nguồn: Bộ Lao động - TBXH, năm 2006

- Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực:

+ Y tế và chăm sóc sức khỏe: Việt Nam trong nhiều năm qua đã có nhiều nỗlực cố gắng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân Cho đến nay nhiều chỉ tiêu đánhgiá chất lượng dân số đã được cải thiện, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡnggiảm nhanh từ 51,5% năm 1990 xuống còn 25,2% năm 2005 Tầm vóc và tốc độtăng trưởng thể lực của trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành là khá cao

so với quy luật chung, sau 25 năm chiều cao trung bình của nam thanh niên 18tuổi

Trang 40

tăng 4,5 cm và nữ tăng 4 cm Một số chỉ tiêu được cải thiện đáng kể như tuổi thọtrung bình là trên 71 tuổi Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi bị chết là 17,80/00, tỷ lệ tử vong ởtrẻ em dưới 5 tuổi là 260/00, tỷ lệ sinh đẻ (số lần sinh trung bình tính trên một phụnữ) là 1,8%, tỷ lệ tử vong sản phụ (số ca tử vong/100.000 ca sinh sống) là 130.Mặc dù vậy, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêmtrọng như tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng vẫn ở mức cao Việt Nam còn phải đối mặt vớimột số căn bệnh quay trở lại như lao phổi cùng với những bệnh mới do lối sống đặcthù của một số nhóm xã hội sinh ra và số tai nạn giao thông ngày càng gia tăng Nạndịch HIV/AIDS cũng đang lan nhanh ở Việt Nam, mỗi ngày có tới hơn 100 người

bị lây nhiễm mới và từ năm 2000 đến năm 2005, số người đang phải sống chungvới HIV/AIDS đã tăng lên hơn gấp hai lần, từ 122.000 lên tới 263.000 người Ởmột số vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi chết còn rất cao tới 25 - 34%, tỷ

lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi còn cao tới 30 - 35% Sốlượng người tàn tật của cả nước khá lớn khoảng 5,3 triệu, chiếm gần 6,3% dân số,

tỷ lệ dân số bị thiểu năng thể lực và trí tuệ chiếm tới 1,5% dân số và hàng năm vẫntiếp tục tăng thêm do số trẻ em sinh ra bị dị tật và các bệnh bẩm sinh [1]

Theo báo cáo của UNDP, chỉ số phát triển con người Việt Nam tiếp tục tăng(năm 1995 xếp thứ 108/177, năm 2006 xếp thứ 120/174) [1] Mặc dù mức GDPbình quân đầu người chính thức của Việt Nam mới chỉ khoảng 600 USD và tìnhtrạng nghèo đói vẫn còn phổ biến, song những thành tích của quốc gia về mặt pháttriển con người lại khá thuận lợi Điều này được phản ánh ở sự gia tăng liên tục cácchỉ số HDI trong suốt mười năm qua và nói lên sự tiến bộ đạt được trong lĩnh vực y

tế và mức sống dân cư Tuy chỉ số phát triển con người của nước ta đã từng bướccải thiện, nhưng vẫn ở mức thấp so với nhiều nước trong khu vực và thấp xa so vớicác nước phát triển

+ Về giáo dục đào tạo: Mặc dù đất nước còn nghèo, thu nhập quốc dân cònthấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh nhưng Việt Nam đã đạt được nhữngthành tựu to lớn về mặt giáo dục Cùng với củng cố kết quả xóa mù chữ và phổ cậpgiáo dục tiểu học, đến hết năm 2005 có 31 tỉnh đạt tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ

sở Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học ở bậc tiểu học đạt 97,5% Số học sinh trung

Ngày đăng: 15/08/2016, 14:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Tư tưởng Văn hóa trung ương (2006), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Ban Tư tưởng Văn hóa trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
2. Lê Xuân Bá, Lương Minh Anh (2007), "Phát triển lao động kỹ thuật trong nông nghiệp khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới", Lao động Xã hội, (216), tr. 30 - 33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển lao động kỹ thuật trong nôngnghiệp khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
Tác giả: Lê Xuân Bá, Lương Minh Anh
Năm: 2007
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Báo cáo công tác giáo dục đào tạo giai đoạn 2001 - 2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công tác giáo dục đào tạo giai đoạn 2001- 2005
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2006
4. Bộ Lao động - TBXH (2006), Tài liệu tập huấn chương trình giảm nghèo, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn chương trình giảm nghèo
Tác giả: Bộ Lao động - TBXH
Nhà XB: Nxb Lao động Xã hội
Năm: 2006
5. Bộ Lao động - TBXH, Tổ chức ILO tại Việt Nam (2005), Thực trạng lao động việc làm Việt Nam giai đoạn 1999 - 2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng lao động việclàm Việt Nam giai đoạn 1999 - 2005
Tác giả: Bộ Lao động - TBXH, Tổ chức ILO tại Việt Nam
Năm: 2005
6. Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động việt Nam cơ sở lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường lao động việt Nam cơ sở lý luận và thực tiễn
Tác giả: Phạm Đức Chính
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
7. Chính phủ (2006), Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm giai đoạn 2006 -2010
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
8. Công ty cổ phần Thông tin kinh tế đối ngoại (2005), Thái Nguyên thế và lực trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thái Nguyên thế và lực trongthế kỷ XXI
Tác giả: Công ty cổ phần Thông tin kinh tế đối ngoại
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
9. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2005), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên
Nhà XB: NxbThống kê
Năm: 2005
10. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2007), Báo cáo nhanh kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn năm 2006, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo nhanh kết quả điều tranông nghiệp nông thôn năm 2006
Tác giả: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên
Năm: 2007
11. Phạm Vân Đình (2005), Giáo trình chính sách nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chính sách nông nghiệp
Tác giả: Phạm Vân Đình
Nhà XB: Nxb Nôngnghiệp
Năm: 2005
12. Nguyễn Hữu Dũng (2003), "Về phát triển và sử dụng nhân lực kinh nghiệm của Nhật Bản", Lao động Xã hội, (225 ), tr. 68 - 69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phát triển và sử dụng nhân lực kinhnghiệm của Nhật Bản
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng
Năm: 2003
13. Trần Kim Dung (2005), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nguồn nhân lực
Tác giả: Trần Kim Dung
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2005
14. Đỗ Thu Hằng (2003), "Về phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn ở Việt Nam", Kinh tế và Dự báo, (366), tr. 12 - 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa,hiện đại hóa rút ngắn ở Việt Nam
Tác giả: Đỗ Thu Hằng
Năm: 2003
15. Trần Đình Hoan, Lê Mạnh Khoa (1991), Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng nguồn lao động và giảiquyết việc làm ở Việt Nam
Tác giả: Trần Đình Hoan, Lê Mạnh Khoa
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
16. Học viện Hành chính quốc gia (2001), Đổi mới và sự phát triển con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới và sự phát triển con người
Tác giả: Học viện Hành chính quốc gia
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
17. Nguyễn Hải Hữu, Nguyễn Minh Thắng (2001), Vốn nhân lực của người nghèo Việt Nam tình hình và các hướng lựa chọn về chính sách , Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vốn nhân lực của ngườinghèo Việt Nam tình hình và các hướng lựa chọn về chính sách
Tác giả: Nguyễn Hải Hữu, Nguyễn Minh Thắng
Nhà XB: Nxb Lao động Xãhội
Năm: 2001
18. Tạ Đức Khánh (2001), Bài giảng kinh tế học nhân lực, Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kinh tế học nhân lực
Tác giả: Tạ Đức Khánh
Năm: 2001
19. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên (2006), Đề án phát triển giáo dục đào tạo tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án phát triển giáodục đào tạo tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010
Tác giả: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên
Năm: 2006
20. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên (2007), Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án quy hoạch tổngthể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
Tác giả: Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w