Biểu 2.4. Hiện trạng hạ tầng cơ sở văn hóa thông tin
2. Tỷ lệ dân số nông thôn đƣợc sử dụng nước sạch
% 40 66
Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh, năm 2005
- Nguồn điện cấp cho tỉnh Thái Nguyên hiện nay là điện lưới quốc gia thông qua trạm biến áp Thái Nguyên và trạm Sóc Sơn. Lưới điện trên địa bàn tỉnh bao gồm các cấp điện áp 220, 110, 35, 22, 10 và 6KV. Kể từ năm 2003, 100% số xã thuộc khu vực nông thôn đã có điện và 98% số thôn có điện, có khoảng 85% hộ dân nông thôn đƣợc sử dụng điện [20]. Mức tiêu thụ điện năng của tỉnh tăng rất nhanh qua các năm, bình quân tăng 16,3%/năm trong giai đoạn 2001- 2005. Tuy nhiên điện tiêu thu phục vụ cho nông lâm nghiệp thủy sản chỉ chiếm 0,2% tổng điện năng tiêu thụ toàn tỉnh.
- Hệ thống thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp của tỉnh khá hoàn chỉnh từ các kênh đầu mối tới kênh nội đồng với tổng chiều dài 949km và 2.070 công trình thuỷ lợi tính đến cuối năm 2005 nhưng hiện mới cung cấp đủ nước tưới ổn định cho gần 73.000ha đất canh tác mỗi năm cho cả ba vụ trong số tổng diện tích đất canh tác nông nghiệp 95.871,3ha (chiếm 76,1% diện tích).
- Mạng lưới bưu chính viễn thông và dịch vụ bưu chính viễn thông có tốc độ phát triển rất nhanh. Tính đến cuối năm 2005 toàn tỉnh có 1 bưu cục trung tâm, 9 bưu cục huyện, thị và 41 bưu cục khu vực. 100% các xã có điện thoại cố định và 97,9%
xã trong tỉnh có điểm bưu điện văn hóa xã [20]. Nhìn chung các điểm bưu điện xã đều đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc, phát hành báo chí ở địa phương
trừ một số xã miền núi. Mạng lưới bưu chính viễn thông đã phủ kín toàn tỉnh với tổng đài dung lƣợng 30.000 số. Các dịch vụ viễn thông hiện đại nhƣ nhắn tin, Internet, điện thoại di động đã đƣợc đƣa vào sử dụng rộng rãi.
Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn năm 2006
Chỉ tiêu Xã Thôn bản So sánh với
khu vực và cả nước (%) Số
lƣợng
Tỷ lệ (%)
Số lƣợng
Tỷ lệ (%)
Đông Bắc
Cả nước
Số xã có sử dụng điện 144 100 98,1 99
Số thôn có sử dụng điện 2280 98,4 88,59 92,8
Số xã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã
144 100 98,4 96,7
Số xã có đường ô tô đến cả năm 144 100 93,5 93,3
Số xã có đường liên thôn đã đƣợc nhựa, bê tông trên 50%
16 11,1 18,8 42,6
Số xã có công trình nước sinh
hoạt tập trung 35 24,3 32,6 35,3
Số xã có hệ thống thoát nước thải chung
5 3,5 3,8 12,5
Số xã có tổ chức thu gom rác 16 11,1 8,6 27
Số xã có cán bộ khuyến nông 136 94,4 91,6 79,2
Số thôn có cán bộ khuyến nông 237 10,2 38,9 26,2
Số xã có chợ 94 65,3 47,2 59
Số xã có quỹ tín dụng nhân dân 4 2,8 4,2 9,8
Số xã có máy vi tính 144 100 81,5 92,7
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, năm 2006
- Hệ thống ngõn hàng và dịch vụ tài chớnh đó cú những bước tiến rừ rệt trong những năm gần đây. Hệ thống ngân hàng hoạt động tốt, đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Hiện nay có 02 hệ thống ngân hàng có mạng lưới rộng khắp vùng nông thôn là Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách - Xã hội đã mở các điểm giao dịch đến tận hầu hết các xã trong tỉnh nhằm tạo điều kiện cho người
dân có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn vay đầu tƣ sản xuất, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của nhân dân và các thành phần kinh tế khác.
* Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu về lĩnh vực nông nghiệp:
- GDP của ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng ổn định bình quân 4,6% năm, tuy nhiên cơ cấu của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế toàn tỉnh đã giảm đáng kể (năm 2001 - 31,44%, 2005 - 26,54%). Nếu xem xét năng suất lao động nông nghiệp theo giá cố định thì mức tăng không đáng kể mặc dù vốn đầu tƣ cho ngành nông nghiệp luôn đạt mức cao và tiếp tục đƣợc tỉnh quan tâm đầu tƣ xây dựng, cải tạo nâng cấp các công trình hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp.
Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của tỉnh
Chỉ tiêu Đvt 2001 2002 2003 2004 2005
GDP của ngành nông nghiệp
Tỷ đồng 916,86 965,48 996,8 1049,35 1101,7
Tỷ trọng GDP % 31,44 30,99 27,14 26,87 26,54
Tốc độ tăng trưởng % 5 5,3 3,24 5,27 4,99
Năng suất lao động nông nghiệp
Triệu đồng/năm
2,62 3,07 3,12 3,82 4,26
Vốn đầu tƣ cho
nông nghiệp Tỷ đồng 27720,8 29158,3 29494,6 28919,9 29837 Sản lượng lương
thực quy thóc Tấn 316443 348923 357102 368945 377209
Diện tích đất nông
nghiệp bình quân m2/người 890,4 855,1 882,9 874,7 844,9 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2006
- Hiện nay nông nghiệp vẫn là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Ngành này đang từng bước tiếp cận với nền sản xuất hàng hóa. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của tỉnh là lúa, chè, lạc, đậu tương, gia súc, gia cầm, hoa quả tươi. Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp năm 2005 đạt trên 2.645 tỷ đồng. Một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung hướng vào các loại cây, con có sản lượng và giá trị kinh tế cao đã đƣợc hình thành nhƣ vùng chè, lợn, gà, bò và rừng nguyên liệu. Sản lƣợng lương thực có hạt bình quân đầu người trong toàn tỉnh liên tục tăng qua các năm, năm 2005 đạt 340kg. Phân ngành trồng trọt và chăn nuôi vẫn chiếm tỷ trọng lớn
nhất (92,9% tổng GTSX nông lâm thủy sản năm 2005), tỷ trọng phân ngành thuỷ sản có cải thiện chút ít qua các năm nhƣng vẫn rất nhỏ (năm 2005 chiếm 2,1%), phân ngành lâm nghiệp chiếm 2,3% và dịch vụ nông - lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm 2,7%. Cơ cấu sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi đƣợc chuyển dịch phù hợp với nhu cầu thị trường. Cụ thể một số lĩnh vực như sau:
+ Diện tích trồng lúa trong tỉnh giảm nhanh, năm 2005 tổng diện tích lúa cả năm của tỉnh còn 70.066ha nhƣng do năng suất lúa tăng lên qua các năm nên sản lượng lúa liên tục tăng, đáp ứng mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời hình thành và phát triển đƣợc vùng lúa đặc sản hàng hóa. Năm 2005, sản lƣợng lúa trong toàn tỉnh đạt trên 322 nghìn tấn.
+ Diện tích trồng ngô tăng nhanh từ 10.716ha năm 2000 lên 15.934 ha năm 2005 trong khi diện tích trồng khoai liên tục giảm kể từ năm 2001. Diện tích trồng sắn đang có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây và đạt 3.936ha năm 2005.
Tỉnh cũng đã đã có quyết định phê duyệt phương án phát triển vùng nguyên liệu sắn của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 với nội dung là ổn định diện tích vùng nguyên liệu ở mức 4.000 - 4.200ha, sản lƣợng sắn đạt 100.000 tấn củ/năm trong đó 90%
đƣợc chế biến công nghiệp.
+ Tổng diện tích trồng rau, đậu trong toàn tỉnh tăng nhanh từ năm 2001 đến năm 2005 tăng gần 7.100ha.
+ Sản xuất chè ngày càng phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, mở rộng diện tích chè thương phẩm. Diện tích trồng chè của tỉnh liên tục tăng lên qua các năm nhờ chuyển đổi đất vườn tạp kém hiệu quả sang trồng chè. Năm 2005 đạt 16.446ha với sản lượng chè đạt trên 93,7 nghìn tấn, trong đó có 14.133ha chè kinh doanh với năng suất trên 60 - 65 tạ/ha. Ngoài cây chè, một số cây công nghiệp khác cũng đƣợc trồng nhiều trong tỉnh, cây lạc được trồng với diện tích trên 4.300ha, đậu tương gần 3.600ha.
+ Diện tích cây ăn quả tăng nhanh từ năm 2000 đến nay, năm 2005 đạt 12.444ha, trong đó diện tích cây vải nhãn đạt gần 9.000ha. Diện tích trồng mới cây ăn quả đã được các địa phương thực hiện vượt xa so với mục tiêu trồng mới 1.000ha cây ăn quả mỗi năm trong kế hoạch hàng năm.
+ Ngành chăn nuôi tăng trưởng nhanh, giá trị tổng sản phẩm tăng bình quân 3,8% giai đoạn 2001 - 2005 và cũng đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong GDP nông nghiệp còn thấp.
- Ngành thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong giá trị nông - lâm - thuỷ sản của tỉnh. Sản xuất thủy sản Thái Nguyên chủ yếu là hoạt động nuôi trồng sản xuất các loại cá thương phẩm.
- Các dịch vụ cung cấp giống cây trồng, tưới tiêu, làm đất, sơ chế sản phẩm, cung ứng giống cây lâm nghiệp, cung ứng thức ăn gia súc, sửa chữa gia công cơ khí (công cụ tuốt lúa, sao chè...) đã bước đầu phát triển. Hệ thống dịch vụ kỹ thuật nông
- lâm nghiệp - thủy sản của tỉnh hiện có 7 nông lâm trường, 6 công ty, 6 cơ quan sự nghiệp khoa học, 11 trạm trại sản xuất giống cây trồng vật nuôi, 104 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, 150 tổ hợp tác thủy lợi, các tổ dịch vụ làm đất cơ giới hóa và các cửa hàng đại lý bán vật tƣ nông nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung các dịch vụ nông, lâm, thủy sản của tỉnh chƣa đa dạng và chƣa đáp ứng đủ nhu cầu của ngành, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
* Phân bố các thành phần kinh tế trong khu vực nông thôn:
Số doanh nghiệp hoạt động ở nông thôn rất ít và phân bố không đều. Các doanh nghiệp trên địa bàn nông thôn chủ yếu kinh doanh các lĩnh vực khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và một số nông, lâm trường nằm rải rác tại các huyện trong tỉnh. Doanh nghiệp dân doanh chiếm chƣa đến 5% so với tổng số doanh nghiệp của cả tỉnh. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện còn quá ít đầu tƣ vào khu vực nông thôn. Hiện nay khu vực nông thôn có khoảng 588 trang trại, trong đó nhiều nhất là trang trại chăn nuôi chiếm 62,6%, vốn SXKD bình quân là 148,2 triệu đồng. Số lao động làm việc bình quân là 3,1 người. Toàn tỉnh hiện có 83 HTX nông nghiệp, bình quân một HTX sử dụng 33 lao động.
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN
Thực trạng về số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực Số lượng nguồn nhân lực
Số lƣợng nguồn nhân lực là một chỉ tiêu phản ánh nguồn lao động, đƣợc xác định trong một giới hạn không gian và thời gian nhất định. Để tìm hiểu về số lƣợng nguồn nhân lực cần xem xét chỉ tiêu phản ánh đặc trƣng của nguồn lao động nhƣ lao động bình quân/hộ, tổng lao động/số nhân khẩu.
Bảng 2.8. Đặc điểm và quy mô lao động theo khu vực điều tra
Đvt: Người
Chỉ tiêu Chung Theo khu vực
Vùng cao
Trung du
Vùng thấp
1. Số nhân khẩu tại hộ 808 288 258 262
2. Quy mô nhân khẩu bình quân/hộ 4,48 (1,18)
4,8 (1,32)
4,3 (1,09)
4,36 (1,07)
3. Số lao động 488 166 164 158
4. Lao động là nữ 240 83 79 78
5. Hệ số lao động/nhân khẩu 0,6 0,57 0,64 0,59
6. Quy mô lao động bình quân
của hộ 2,7
(1,22)
2,76 (1,31)
2,73 (1,31)
2,63 (1,06) Ghi chú: Giá trị trong ngoặc là độ lệch chuẩn tại α = 0,1.
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
- Từ kết quả tổng hợp tại bảng 2.8 cho thấy quy mô nhân khẩu bình quân và quy mô lao động của hộ có xu hướng tăng dần từ vùng thấp đến vùng cao. Có 2 lý do dẫn đến xu hướng trên là:
+ Thứ nhất, do đặc điểm dân số, ở khu vực vùng cao tốc độ gia tăng dân số cao hơn vùng thấp nên số người trong một hộ thường lớn, nhiều gia đình có từ 3 thế hệ trở nên cùng sinh sống với từ 7 đến 10 nhân khẩu, số bà mẹ có trên 2 con khá phổ biến.
+ Thứ hai, vùng thấp có điều kiện kinh tế phát triển hơn vùng cao nếu số người đến độ tuổi lao động nhưng chưa tham gia làm việc tương đối lớn. Họ tiếp tục đƣợc gia đình cho đi học văn hóa, học chuyên môn kỹ thuật nên lực lƣợng lao động tại các hộ vùng trung du và vùng thấp ít hơn ở vùng cao.
+ Thứ ba là ở vùng thấp số người đến tuổi trưởng thành có cơ hội và điều kiện thoát ly tách khỏi hộ gia đình dẫn đến sự dịch chuyển nhân khẩu và lao động.
- Cơ cấu lao động chia theo nhóm tuổi:
+ Dưới 16 tuổi: 2,67%.
+ Từ 16 tuổi đến dưới 40 tuổi: 54,72%.
+ Từ 40 tuổi đến dưới 60 tuổi: 38,93%
+ Trên 60 tuổi: 3,68%.
Lao động nông thôn trẻ tuổi chiếm đa số, đây là nguồn lực quan trọng đóng góp vào sự phát triển của khu vực và của cả tỉnh trong tương lai.
- Hệ số lao động/nhân khẩu bình quân:
+ Hệ số này cho biết số người làm việc trong hộ và số người sinh sống tại hộ nhƣng không tham gia lao động sản xuất. Kết quả tổng hợp hệ số chung các khu vực là 0,6.
+ Chỉ tiêu này có tích chất 2 mặt, một là nếu hệ số lớn chứng tỏ số người tham gia lao động lớn, khả năng khai thác sử dụng lao động xét về mặt số lƣợng là tốt. Vì vậy khi xem xét chỉ tiêu này phải căn cứ vào quan sát trực quan và đặc điểm của từng hộ theo các vùng khác nhau để loại trừ yếu tố ảnh hưởng như đặc điểm nhóm tuổi, giới tính. Nếu so sánh tương quan giữa người lao động với số nhân khẩu không làm việc thì cứ 1 lao động làm việc phải nuôi thêm 0,6 người ăn theo.
+ Tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần từ vùng cao xuống khu vực thấp hơn. Nhƣ vậy mối quan hệ giữa lao động và nhân khẩu có tác động rất lớn đến thu nhập chung của hộ và mức thu nhập bình quân theo đầu người.
2.2.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực
* Trình độ văn hóa của lực lƣợng lao động
Số lao động chƣa biết chữ chiếm 1,43%, số lao động đã tốt nghiệp trung học phổ thông là 28,68%. Từ kết quả điều tra cho thấy rằng trình độ văn hóa nhìn chung ở vùng nông thôn vẫn còn rất thấp, số người chưa tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm đến 71,84%/tổng số lao động tại các hộ (bảng 2.9).
Có sự khác biệt lớn về trình độ văn hóa giữa các vùng, lao động chƣa tốt nghiệp các cấp ở vùng cao luôn thấp hơn nhiều so với lao động vùng trung du và vùng thấp. Cá biệt có những gia đình ở vùng cao không có thành viên nào đã tốt nghiệp tiểu học. Chính từ sự khác biệt về trình độ văn hóa giữa các khu vực sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng lao động và sự phân hóa mức sống, khoảng cách thu nhập chênh lệch ngày càng lớn.
Bảng 2.9. Cơ cấu trình độ văn hóa của những người đang làm việc Đvt: % Chia theo trình độ Chung Theo khu vực
Vùng cao Trung du Vùng thấp
1. Mù chữ 1,43 2,94 0,62 0,65
2. Chƣa tốt nghiệp tiểu học 16,36 29,43 6,87 12,18
3. Chƣa tốt nghiệp THCS 27,1 25,29 35,02 21,15
4. Chƣa tốt nghiệp THPT 26,43 20,58 33,12 26,28
5. Tốt nghiệp THPT 28,68 21,76 24,37 39,74
Cộng 100 100 100 100
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Số lao động trẻ hiện nay ở nông thôn chủ yếu bỏ học ở những lớp cuối cấp trung học cơ sở. Đáng chú ý là một số học sinh tốt nghiệp nhƣng cũng không tiếp tục theo học do kinh tế gia đình khó khăn, các trường trung học phổ thông thường khá xa nhà. Ngoài ra do nhận thức của người dân chưa quan tâm đến vấn đề học tập của trẻ. Một số gia đình chƣa khuyến khích con em phấn đấu học tập, chƣa thấy hết lợi ích lâu dài của việc học tập sẽ quyết định đến tương lai của trẻ.
Lao động nông thôn nhất là với khu vực vùng cao, với trình độ học vấn thấp nhƣ hiện nay sẽ khó có thể ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và đời sống. Hàng năm Nhà nước dành nhiều khoản kinh phí để tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp, tổ chức các khóa đào tạo dạy nghề ngắn hạn cho nông dân. Để tiếp thu kiến thức giảng dạy thì người dân phải có kiến thức cơ bản để hiểu và ứng dụng được trong sản xuất. Có như vậy thì các chương trình dự án đào tạo mời đạt được mục tiêu nâng cao năng lực, kiến thức cho người dân và phát huy được hiệu quả đào tạo trong thực tiễn.
* Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Theo điều tra, số lao động đã đƣợc đào tạo chiếm tỷ lệ 16,39% so với lực lƣợng lao động. Trong số lao động đƣợc đào tạo, trình độ trung cấp chiếm đến 70%, công nhân kỹ thuật chỉ chiếm có 10%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở khu vực vùng cao rất thấp và chỉ đạt 9,04%, trong đó số người có trình độ đại học là dưới 1%.
Bảng 2.10. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động
Đvt: % Theo
khu vực
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
Chia theo cấp đào tạo Tỷ lệ lao động đang Công
nhân kỹ thuật
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học trở nên
Vùng cao 9,04 6,66 73,35 13,33 6,66 20
Trung du 15,85 15,38 69,24 7,69 7,69 23,08
Vùng thấp 24,68 7,69 69,23 12,82 10,26 28,2
Cộng 16,39 10 70 11,25 8,75 25
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Trong số lao động đƣợc đào tạo trả lời phỏng vấn, chỉ có 25% cho rằng công việc họ đang làm phù hợp với ngành nghề đào tạo. Những người được làm đúng chuyên ngành đào tạo được bố trí làm việc tại các cơ quan nhà nước như giáo viên, công chức viên chức. Thực trạng lao động làm việc trái ngành, trái nghề không chỉ diễn ra ở khu vực thành thị mà đang là vấn đề bất cập ở cả trong khu vực nông thôn.
Có sự khác biệt tương đối lớn về trình độ được đào tạo của lao động giữa các khu vực. Khu vực vùng cao, số lao động đƣợc đào tạo chỉ đạt 9,04% trong tổng số lao động, khu vực trung du 15,85% và khu vực vùng thấp 24,68%. Có một xu hướng dễ nhận thấy là lao động qua đào tạo và lao động được đào tạo các ngành bậc cao giảm dần từ vùng cao xuống vùng thấp (bảng 2.10). Xuất phát từ trình độ văn hóa của vùng cao thấp hơn vùng trung du và vùng thấp nên số người có điều kiện tiếp tục theo học chuyên môn kỹ thuật rất ít. Đồng thời nhƣ phân tích về nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa trình độ văn hóa giữa các khu vực, điều kiện kinh tế của hộ gia đình quyết định đến vấn đề đầu tƣ nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật. Nếu gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, họ sẽ phải tính toán làm sao để giải quyết những nhu cầu vật chất trước mắt, cần thiết hơn việc đầu tư cho con cái học hành. Xét về mặt địa lý và điều kiện cơ sở hạ tầng thì lao động ở vùng trung du, vùng thấp có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin về giáo dục đào tạo. Họ cũng có nhiều cơ hội để lựa chọn ngành nghề đào tạo, đây làm một nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về trình độ giữa các vùng.
Chất lƣợng lao động nông thôn thấp và thiếu lao động kỹ thuật, số có kỹ thuật lại chƣa đƣợc sử dụng đúng chuyên ngành đào tạo, vì vậy họ sẽ không thể phát huy khả năng, kiến thức chuyên môn đã đƣợc đào tạo. Thực trạng lao động có kỹ thuật vừa thiếu, vừa không đúng chuyên ngành ngoài nguyên nhân đầu tƣ cho giáo dục đào tạo thấp thì nguyên nhân do một số lao động sau khi đào tạo xong, họ đã tìm kiếm việc làm ở thành thị và sẽ không quay lại làm việc ở khu vực nông thôn nữa. Mặt khác thực tế hiện nay việc làm ở khu vực nông thôn chƣa đa dạng, thiếu các cơ quan, doanh nghiệp có vị trí làm việc thích hợp để thu hút lao động có trình độ chuyên môn đến làm việc.
Trong một vài năm tới, với thực trạng chất lƣợng lao động thấp nhƣ hiện nay, các hộ khó có thể áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, thiếu kiến thức tổ chức phát triển kinh tế hộ gia đình. Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cần phải đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho lao động ở khu vực nông thôn. Nhƣ vậy trình độ kỹ thuật của người lao động vừa là động lực để phát triển kinh tế hộ một cách bền vững, vừa là mục tiêu phấn đấu của hộ gia đình.