Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
48,79 KB
Nội dung
Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19 Đề tài : Thực trạng và giải pháp phát triển nền nông nghiệp bền vững của Việt Nam 1 Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19 MỤC LỤC 2 Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua kinh tế Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu to lớn, tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định vào tốp những nước đầu của thế giới. Đời sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đến năm 2009 chúng ta đã thoát khỏi tình trạng là nước nghèo. Có được những thành tựu to lớn này là có sự đóng góp công sức của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và của tất cả các ngành các cấp trong đó có sự đóng góp to lớn của ngành nông nghiệp. Việt Nam vẫn được coi là nước nông nghiệp với khoảng trên 80% dân số sống ở nông thôn và khoảng 74,6% lực lượng lao động làm nông nghiệp. Có thể nói nông nghiệp, nông thôn là bộ phận quan trọng trong nên kinh tế quốc dân của Việt Nam. Nông nghiệp đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; xuất khẩu nông sản đem lại nguồn ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế; tạo việc làm và thu nhập cho đa số người dân. Nông thôn là môi trường sống của đa số nhân dân, nơi bảo tồn và phát triển các truyền thống văn hoá dân tộc. Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm tới vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, và coi đó nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để đảm bảo ổn định tình hình chính trị - xã hội, sự phát triển hài hoà và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước. Chính nhờ được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước mà trong những năm qua ngành nông nghiệp và nông thôn đã gặt hái được nhiều thành tựu hết sức đáng mừng. Nông nghiệp Việt Nam không những đảm bảo tự cung tự cấp mà còn trở thành một cường quốc trên thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đó ngành nông nghiệp Việt Nam cũng còn có một số mặt hạn chế cần phải khắc phục như vấn đề phát triển nông 3 Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19 nghiệp kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa thức sự xử dụng hiệu quả và phát huy hết các nguồn lực Do dó với mong muốn tìm hiểu thực trạng nền nông nghiệp nước nhà và đề xuất một số giải pháp để phát triển tốt hơn ngành nông nghiệp, em mạnh dạn chọn tiến hành nghiên cứu đề tài tiểu luận: ”Thực trạng và giải pháp phát triển nền nông nghiệp bền vững của Việt Nam”. Do điều kiện hạn chế về trình độ, thời gian nên trong tiểu luận sẽ có nhiều hạn chế và thiếu sót, rất mong được sự đóng góp thêm của thầy cô giáo và các bạn đọc quan tâm để em có thể hoàn thiện thêm hiểu biết của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững - Đánh giá thực trạng ngành nông nghiệp Việt Nam - Đề ra một số giải pháp để phát triển nền nông nghiệp bền vững 1.3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài * Phương pháp thu thập số liệu Do điều kiện hạn chế, nên chúng tôi chủ yếu tiến hành thu thập số liệu thứ cấp từ các nguồn: + Những thông tin, số liệu được thu thập từ các báo, tạp chí, luận văn có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu tại thư viện trường Đại học Nông nghiệp Hà Nộ và thư viện khoa Kinh tế và phát triển nông thôn. Từ đó chọn lọc những kiến thức, những kết quả có thể sử dụng được. + Thu thập từ các trang web có liên quan trên mạng Internet * Phương pháp xử lý số liệu Căn cứ vào mục đích của đề tài, tôi tiến hành thu thập những số liệu cần có bên trên và phân tích các số liệu đó. Tuy nhiên, để phân tích được, tôi sẽ phân tích các số liệu đó ra theo thời gian, sau đó sắp xếp chúng lại để tạo thành một chuỗi 4 Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19 thời gian nhằm cho thấy sự thay đổi qua từng năm trong lĩnh vực Nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Từ đó có thể nhận biết được những thành tựu đã đạt được và những hạn chế cần khắc phục để đưa Nông nghiệp nông thôn Việt Nam phát triển theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Tuy nhiên, để định lượng chính xác được một số những thành tựu và hạn chế, tôi sử dụng các chương trình (tính toán, xếp hạng,…) trong phần mềm Excel. Một phương pháp nữa phục vụ tôi trong quá trình phân tích và xử lý số liệu là phương pháp so sánh, nhằm so sánh giữa các năm với nhau và so sánh giữa Nông nghiệp với các ngành khác cũng như giữa Nông nghiệp với tổng thể nền kinh tế. 5 Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Một số khái niệm liên quan - Phát triển bền vững là sự phát triển trong đó lồng ghép các quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và làm tốt hơn về môi trường, đảm bảo thỏa mãn những nhu cầu hiện tại mà không làm phương hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của tương lai. - Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. (Hội đồng thế giới về môi trường và Phát triẻn của Liên hợp quốc - WCED) - Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm: phát triển kinh tế (đặc biệt là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (đặc biệt là tiến bộ xã hội, công bằng xã hội, giảm nghèo và giải quyết công ăn việc làm) và bảo vệ môi trường (đặc biệt là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, phòng chống cháy và chặt phá rừng, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). - Nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thỏa mãn được yêu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm giảm khả năng thỏa mãn yêu cầu của thế hệ mai sau (Tổ chức sinh thái và môi trường Thế giới – WORD) - Nền nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp phải đáp ứng được 2 yêu cầu cơ bản: Đảm bảo đáp ứng cầu nông sản hiện tại và duy trì được tài nguyên 6 Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19 thiên nhiên cho các thế hệ mai sau (bao gồm: gìn giữ quỹ đất, nước, rừng, không khí, khí quyển và tính đa dạng sinh học… - Nông nghiệp bền vững là phạm trù tổng hợp, vừa đảm bảo các yêu cầu về sinh thái, kỹ thuật vừa thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Vai trò của Nông nghiệp nông thôn trong nền kinh tế Việt Nam. Với khoảng hơn 70 % dân số là nông dân, Việt Nam luôn coi trọng những vấn đề liên quan đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước, các nghị quyết của Đảng đều rất chú trọng tới vấn đề này, cụ thể trong Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã nêu rõ: Về nông nghiệp: “phát triển nền nông nghiệp toàn diện”, trên cơ sở “bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống”, “chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa, nhất là hàng nông, lâm, thủy sản qua chế biến; tăng kim ngạch xuất khẩu”; và tiến tới “Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao”. Về nông thôn: “Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa”; “chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lại lao động ở nông thôn”; và “Xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển ngày càng hiện đại”, trên cơ sở thực hiện các biện pháp:“Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, chú trọng phát triển hệ thống thủy lợi, bảo đảm đường giao thông thông suốt đến trung tâm xã, có đủ trường học, trạm y tế và nước sạch cho sinh hoạt. Bảo vệ môi trường sinh thái”; “Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nông thôn”. 7 Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19 Nền kinh tế Việt Nam trong hơn 20 năm Đổi mới vừa qua (1986-2008) đã đạt được nhiều thành tựu phát triển khả quan. Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản lượng các loại nông sản đều tăng, nổi bật nhất là sản lượng lương thực đều tăng với tốc độ cao từ năm 1989 đến nay. Năm 1989 là năm đầu tiên sản lượng lương thực vượt qua con số 20 triệu tấn, xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD. Đến năm 2008 vừa qua sản lượng lương thực đã đạt đến con số kỷ lục 39 triệu tấn và đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 1,7 tỷ USD. Từ một nước thường xuyên thiếu và đói, hàng năm phải nhập hàng triệu tấn lương thực của nước ngoài, hơn thập niên qua đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan). GDP trong lĩnh vực nông nghiệp bình quân hàng năm tăng 3,3%. Thu nhập và đời sống nhân dân ngày càng cải thiện hơn, tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm bình quân 1,5% năm; bộ mặt nông thôn thay đổi theo hướng văn minh; trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật của nhiều nông dân được nâng lên cao hơn trước. Nông nghiệp ngày càng có nhiều đóng góp tích cực hơn vào tiến trình phát triển, hội nhập của kinh tế cả nước vào nền kinh tế toàn cầu. Năm 1986, kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thuỷ sản mới đạt 400 triệu USD. Đến năm 2007 đã đạt tới 12 tỷ USD, tăng gấp 30 lần. Nhờ có những thành tựu, kết quả đó, nông nghiệp không chỉ đã góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị-xã hội nông thôn và nâng cao đời sống nông dân trên phạm vi cả nước, mà nông nghiệp đã ngày càng tạo ra nhiều hơn nữa những tiền đề vật chất cần thiết, góp phần tích cực vào sự đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong những năm qua. Thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình CNH-HĐH đất nước theo định hướng XHCN đều khẳng định tầm vóc chiến lược của vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chính vì vậy, Đảng ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế-xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. 8 Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19 3.2 Tình hình phát triển nông nghiệp - nông thôn trong thời gian vừa qua. 3.2.1 Một số thành tựu đạt được Về đánh giá thực trạng, kết quả đạt được trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân nước ta trong những năm vừa qua là khá toàn diện và to lớn, khái quát thành năm thành tựu: Một là, nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia; xuất khẩu nông, lâm thủy sản tăng nhanh; trình độ khoa học - công nghệ được nâng cao hơn. Ðáng chú ý là giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng bình quân 16,8%/năm, năm 2009 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 15,4 tỷ USD chiếm 27,2% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, một số sản phẩm có vị thế cao trên thị trường thế giới, như gạo, cao-su, cà-phê, hồ tiêu, hạt điều, đồ gỗ, thủy sản. Hai là, Tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi, công nghiệp chế biến được tiếp tục phát triển góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Chúng ta đã có những bước tiến đáng mừng trong việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mới trong lai tạo giống, cơ khí hóa nông nghiệp và đẩy mạnh được công nghệ chế biến. Bai là, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường, nhất là thủy lợi, giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Nổi bật là sự quan tâm đầu tư phát triển thủy lợi theo hướng đa mục tiêu. Từ năm 2000 đến nay đã tăng nhanh cả năng lực tưới và năng lực tiêu, bảo đảm tưới tiêu chủ động cho 83% diện tích gieo trồng lúa, một số cây trồng khác và cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ. Hệ thống đê sông, đê biển được củng cố, nâng cấp một bước, nhiều công trình tiêu thoát lũ và trên 1.100 cụm tuyến dân cư ở đồng bằng sông Cửu Long được xây dựng và phát huy tác dụng Bốn là, các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp tục được đổi mới; kinh tế nông thôn phát triển theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn. Kinh tế hộ tiếp tục phát triển theo hướng mở rộng số lượng và quy mô. Đến nay cả nước đã có khoảng trên 9 Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19 12 triệu hộ nông dân hoạt động trong các lĩnh vực trồng trọt, nuôi trồng thủy sản …. Nhờ chính sách dồn điền đổi thửa mà quy mô diện tích của các hộ được tập trung hơn. Kinh tế trang trại phát triển mạnh đa dạng và hiệu quả hơn. Đến 2007 cả nước đã có 113,7 nghìn trang trại, tăng so với năm 2001(52.682 trang trại) là 85,4%. Quy mô trang trại ngày càng mở rộng, góp phần tích cực vào chuyển đổi cơ cấu sản suất; là mô hình sản xuất hàng hoá có hiệu quả, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Năm là, đời sống vật chất, tinh thần của cư dân các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện; xóa đói giảm nghèo đạt thành tựu to lớn. Năm 2007 thu nhập bình quân đầu người ở khu vực này tăng 2,7 lần so với năm 2000, đặc biệt là về cơ bản đã xóa được đói, tỷ lệ hộ nghèo hạ xuống còn 18%, thành tựu này được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Ðồng thời, các công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, phổ cập giáo dục, văn hóa, thông tin, thể thao cũng được quan tâm và đẩy mạnh hơn. Biểu đồ 3.1: một số thành tựu trong tăng trưởng ngành nông nghiệp Việt Nam 10 [...]... án “Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn” 3 Phát triển và hội nhập: Phát triển Nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ đổi mới, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn, Báo Nông nghiệp 4 Website của Bộ Nông nghiệp và PTNT: www.mard.gov.vn 5 Website của Tổng cục thống k : http://www.gos.gov.vn 6 Theo vneconomy, chính sách nào để phát triển Nông thôn, nâng cao thu nhập nông dân,... vực Nông nghiệp -Nông thôn chúng ta có quyền hy vọng sẽ có những chính sách và giải pháp thiết thực và phù hợp 16 Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19 nhằm đưa Nông nghiệp -nông thôn Việt Nam phát triển hài hoà và phù hợp với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế Đứng trên những thành công to lớn đã đạt được và đứng trước những thách thức đang gặp phải của việc phát triển nông nghiệp bền vững nền nông nghiệp. .. đã đưa đến những thành tựu to lớn trong nông nghiệp, nông thôn nước ta Đại hội X của đảng đã nhấn mạnh Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng; Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân Cũng là vấn đề “Tam nông trong giai đoạn hiện nay có nhiều... biện pháp, đường lối phát triển phù hợp để cân đối giữa phát triển và tính bền vững Có như vậy mới làm cho nông nghiệp phát triển ổn định lâu dài, thực hiện thành công xây dựng bộ mặt nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết 26 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đề ra 17 Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19 Tài liệu tham khảo 1 Giáo trình Nguyên lý kinh tế nông nghiệp, Đỗ Kim Chung, NXB nông nghiệp 2009 2 Đề. .. thách thức trong phát triển bền vững nền nông nghiệp Việt Nam Bên cạnh những thành tựu đã đạt được như trên thì sự phát triển bền vững trong nông nghiệp nông thôn nước ta còn gặp rất nhiều thách thức: - Ruộng đất manh mún, không phù hợp với việc sản xuất hàng hóa lớn, tập trung Khi mà nền nông nghiệp đã lớn mạnh đảm bảo an ninh lương thực trong nước thì mục tiêu là phải xuất khẩu nông sản phẩm, mang... hiệu quả và chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bền vững Phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn luôn là vấn đề trọng tâm mà Đảng và Chính phủ quan tâm và đã được thể hiện bằng nhiều chủ trương, chính sách như Chỉ thị 100 của Ban Bí thư (khoá IV), Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khoá VI) được triển khai cùng các chỉ thị, nghị quyết khác của các Đại hội và Hội nghị Trung ương của các khoá... Vũ Kinh tế NN B – K19 PHẦN IV: KẾT LUẬN Nông nghiệp Việt Nam đóng vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn Nông nghiệp đã trở thành ngành sản xuất hàng hoá quan trọng, tham gia ngày càng sâu sắc vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Nền nông nghiệp của Việt Nam đã và đang chuyển mạnh từ sản xuất... 3.4 Một số đề xuất giải pháp để phát triển nền nông nghiệp nước nhà bền vững - Thực hiện tốt chủ trương dồn điền đổi thửa của Đảng, Nhà nước đã đề ra Đây là chủ trương đúng đắn để tạo ra khả năng tích tụ ruộng đất có thể áp dụng công nghệ, máy móc hiện đại vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động Đồng thời có thể hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu... Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp như sản xuất máy nông nghiệp Phát triển các cơ sở chế biến nông sản phẩm ngay tại các địa phương để chế biến, bảo quản sau thu hoạch Như vậy mới có thể nâng cao được giá trị hàng nông sản, tránh tình trạng ép giá khi được mùa - Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với thực tế của địa... người nông dân Tuy nhiên, điều này cần có khu sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất đồng loạt theo quy trình kỹ thuật nhất định Tuy nhiên, Việt nam có dân số làm nông nghiệp đông, đất sản xuất nông nghiệp chật hẹp Do đó, ruộng đất manh mún nhất là ở vùng đồng bằng Sông Hồng diện tích đất nông nghiệp trung bình của mỗi hộ nông dân chỉ khoảng 0,3hecta Vì vậy, khó khăn để áp dụng máy móc, cơ giới hóa vào . nông nghiệp bền vững - Đánh giá thực trạng ngành nông nghiệp Việt Nam - Đề ra một số giải pháp để phát triển nền nông nghiệp bền vững 1.3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài * Phương pháp thu thập. – K19 Đề tài : Thực trạng và giải pháp phát triển nền nông nghiệp bền vững của Việt Nam 1 Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19 MỤC LỤC 2 Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. NXB nông nghiệp 2009 2. Đề án “Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn” 3. Phát triển và hội nhập: Phát triển Nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ đổi mới, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển