Lời mở đầu Trong thế giới hội nhập, cùng với việc đổi mới công nghệ thay đổi theo hướng văn minh hiện đại thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để phát triển bền vữ
Trang 1 Lời mở đầu
Trong thế giới hội nhập, cùng với việc đổi mới công nghệ thay đổi theo hướng văn minh hiện đại thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để phát triển bền vững là công việc không thể thiếu.Để tìm hiểu thêm về vấn đề này và một vài vấn đề thực trạng về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là nội dung bài tiểu luận này Bài viết còn nhiều thiếu xót, mong quý thầy cô chỉ dạy hướng dẫn để bài viết hoàn thiện hơn.
Chúng em xin cảm ơn!
Trang 2Mục lục
I ) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 3
1)Trách nhiệm xã hội là gì 3
2) Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội 3
3)Những tiêu chuẩn và công cụ quản lí trách nhiệm xã hội 5
4) Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội 6
II) Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội 8
1) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với bên ngoài 12
2)Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với bên trong 14
III) Giải pháp 16
1) Thay đổi nhận thức của doanh nghiệp 16
2) Một số giải pháp khác 17
IV) Kết luận 19 3)
Trang 3Nước ta có Bộ luật Lao động, Luật Bảo vệ môi trường và những nghị định hướng dẫn thi hành nhưng doanh nghiệp Việt Nam chưa thể hiện một cách rõ ràng việc thực hành những văn bản pháp quy đó bằng những tiêu chuẩn kiểm định và công bố hiệu quả thực hiện Ở các nước khác, mối quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp về lao động
và môi trường được gom chung vào một khái niệm gọi là trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
I) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1) Trách nhiệm xã hội là gì?
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là phương pháp tiến hành tự
hợp xã hội và khả năng cạnh tranh Khái
niệm này bao gồm những tác động liên
quan đến xã hội, môi trường và kinh tế
Thực ra những tổ chức quốc gia và quốc tế cũng như những tổ chức phi chính
xã hội doanh nghiệp Các nước Anglo Saxon biểu hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp với khái niệm PPP bao gồm ba lĩnh vực: con người (people), hành tinh (planet) và lợi nhuận (profit) Một số tổ chức lại còn thêm lĩnh vực quản trị (governance) Nhưng ý kiến này bị đả phá vì quản trị doanh nghiệp không có tính cách tự nguyện
Trong quy chế và tiêu chí xét thưởng của Giải thưởng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp năm 2009, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) giới hạn trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở hai lĩnh vực lao động và môi trường nhưng cũng đặt thêm tiêu chí “hoạt động kinh doanh có hiệu quả kinh tế” Nói một cách khác, VCCI cũng dùng khái niệm PPP như đa số các tổ chức và doanh nghiệp quốc tế
2) Lợi ích của thực hiện trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi liền với kinh doanh, bởi nó mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kể: khẳng định thương hiệu doanh nghiệp trong lòng khách hàng và tăng lợi nhuận doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đóng vai trò người kiến tạo lòng trung thành nơi khách hàng bằng những giá trị đạo đức rất "phong cách", và nó sẽ đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu và gây được thiện cảm trong lòng dân chúng, họ sẽ bán hàng nhiều hơn gấp nhiều lần
Trang 4Khẳng định thương hiệu
Trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được nhìn nhận như một công cụ tạo lợi thế cạnh tranh đặc thù cho doanh nghiệp, thì "niềm tin càng trở nên cần thiết Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trở thành nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu thật sự mạnh Điều này đồng nghĩa với việc có được sự sâu đậm trong việc "chia sẻ tâm trí" với người tiêu dùng song hành với sự "chiếm lĩnh thị phần"! Tình bạn, sự hiểu biết lẫn nhau và sự hợp tác với nhau trên cơ sở cùng tôn trọng những giá trị đạo đức cao quý và tinh thần trách nhiệm, trung thực với các nhà đầu tư và người tiêu dùng là cách tốt nhất để dánh bóng thương hiệu một cách chuyên nghiệp và thực chất
Uy tín xã hội ngày càng có ảnh hưởng lớn tới thương hiệu của các công ty, lớn hơn cả quảng cáo và chính sách tài chính Theo công tình nghiên cứu do hãng tiếp thị Environics tiến hành tại 20 quốc gia trên thế giới, uy tín xã hội của công ty có vai trò
vô cùng to lớn đối với các nhà đầu tư Ví dụ như ở Mỹ, hiện đang có khoảng 60% dân
số đang sở hữu cổ phiếu của các hãng tư nhân 28% trong số này khi quyết đinh làm như vậy đã dựa vào những thông tin thu thập được về hình ảnh của công ty trong con mắt xã hội
Tăng lợi nhuận doanh nghiệp.
Tôn trọng luân lý xã hội và thực hiện đạo đức trong kinh doanh chính là những hành vi đầu tư vào việc gia tăng lợi nhuận và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Giữ được chữ tín với khách hàng, bạn hàng, nhân viên, cộng đồng và nhà nước tạo nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, giữ được mối làm ăn bạn hàng, nhân viên và điều này lại tạo cho doanh nghiệp cơ hội có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa Trong một thị trường cạnh tranh, điểm "cân bằng tối ưu" và lợi nhuận doanh nghiệp chỉ có thể hình thành trên cơ sở của sự liên kết và sự tin tưởng giữa các đối tác chứ không thể trên nền tảng của sự lừa dối lẫn nhau Trong cạnh tranh kinh tế, nếu mỗi đối tác đều mù quáng chạy theo quyền lợi riêng tư của mình thì rốt cuộc tất cả dều bị thua thiệt nặng nề Công trình nghiên cứu của hai giáo sư John Kotter và James Heskett ở trường đào tạo quản lý kinh doanh thuộc Harvard cho thấy, trong vòng 11 năm, những công ty "đạo đức cao" đã nâng được thu nhập của mình lên tới 682% (trong khi những công ty đối thủ thường thường bậc trung về chuẩn mực đạo đức chỉ đạt được 36%) Giá trị cổ phiếu của những công ty "đạo đức cao" trên thị trường chứng khoán tăng tới 901% (còn ở các đối thủ "kém tắm" hơn, chỉ số này chỉ là 74%) Điều này cho thấy, các công ty có đạo đức sẽ dễ làm ăn phát đạt hơn
Đạo đức và trách nhiệm xã hội - gánh nặng hay cơ sở thành công của doanh nghiệp Xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là một phần thiết yếu của chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự nguyện và chủ động hơn trong việc thực hiện Khi đó, những vấn đề này không còn là môt gánh nặng hay điều bắt buộc mà là nguồn
và cơ sở của những thành công Rất nhiều cơ hội và lợi ích chiến lược sẽ đến khi
Trang 5doanh nghiệp xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là trọng tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh
Việc tôn trọng đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích chung cho nhân viên, khách hàng, đối tác và cộng đồng Đây là những bộ phận quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp Khi thực hiện tốt đạo đức
và trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ nhận được sự ủng hộ trung thành và nhiệt tình của nhân viên, khách hàng và các đối tác này Đây chính là điều kiện cơ bản nhất của mọi thành công Ngày nay, đề làm cho khách hàng và cộng đồng thương yêu thương hiệu của công ty, các doanh nghiệp ngày càng ít giới thiệu công ty qua những sản phẩm hay dịch vụ, mà chỉ giới thiệu các thành tích trong việc thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh bằng cách nêu lên những nỗ lực của công ty để trở thành ông chủ tốt, đối tác tốt, công dân tốt và là người bảo vệ môi trường
3) Những tiêu chuẩn và công cụ quản lí trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động và đối với môi trường chẳng qua chỉ là những vấn đề chất lượng tương tự như chất lượng sản phẩm mà các doanh nghiệp đã quen thuộc: chất lượng lao động và chất lượng đời sống
Ở những nước châu Âu, người ta có khái niệm QSE (quality safety environment, chất lượng – an toàn lao động – môi trường) Mục đích là mở rộng chính sách quản lý doanh nghiệp vượt khỏi khái niệm chất lượng để bao hàm thêm trách nhiệm xã hội,
mở rộng sổ tay chất lượng (Quality Manual) thành sổ tay QSE (QSE Manual) và chứng nhận doanh nghiệp cùng một lúc theo cả ba tiêu chuẩn chất lượng, an toàn lao động và môi trường Thực hiện đầy đủ cùng lúc ba chính sách này sẽ có thêm hiệu ứng hỗ trợ và giảm chi phí so với thực hiện riêng lẻ mỗi chính sách
Các tiêu chuẩn và công cụ về chất lượng và môi trường thì ai cũng biết ISO (International Organization for Standardization, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế) đã công bố bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lượng và ISO 14000 về hệ thống quản lý môi trường Hai tiểu ban của ISO chuyên về các bộ tiêu chuẩn này đã thống nhất những phương pháp thực hành tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thiết lập một chính sách toàn bộ chung cho cả hai hệ thống quản lý chất lượng và môi trường Còn về khía cạnh quản lý nhân lực, vấn đề này phức tạp vì không phải là một vấn
đề kỹ thuật Mỗi quốc gia có quan niệm khác nhau: (a) an toàn lao động là trách nhiệm cá nhân hay là trách nhiệm tập thể, (b) quyền lợi tối thiểu của người lao động
về nhân phẩm và tính dân chủ do phía thuê lao động tự nguyện ban cho hay phải theo quy định của nhà nước và thương lượng tập thể
Nhóm làm việc của ISO về trách nhiệm xã hội (WG SR) đã tham khảo rộng rãi mọi đối tác Chỉ riêng trong năm 2007 có 320 đại diện của 55 nước và 26 tổ chức
Trang 6quốc tế tham gia hội nghị của WC SR Nếu không có gì thay đổi thì tiêu chuẩn hướng dẫn ISO 26000 sẽ được công bố vào năm 2010 Điều cần chú ý là tiêu chuẩn ISO
26000 chỉ là một tiêu chuẩn hướng dẫn nên không thể dùng làm cơ sở để chứng nhận một doanh nghiệp
Dưới đây là những tiêu chuẩn có thể dùng làm cơ sở để chứng nhận một doanh nghiệp: Các tiêu chuẩn của ILO (International Labor Organization, Tổ chức Lao động quốc tế), ISO 9001 về hệ thống quản lý chất lượng, ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường, OHSAS 8001 về an toàn lao động, và SA 8000 về quản lý nhân sự
Ngoài ra có một số tài liệu hướng dẫn cách trình bày một báo cáo về trách nhiệm
xã hội như là GRI (Global Reporting Initiative, khởi đầu báo cáo toàn diện) hay AA
1000 Asurance Standard của ISEA (Institute of Social and Ethical Accountability, Viện Trách nhiệm xã hội và đạo đức)
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã dịch sang tiếng Việt các bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000 Để hoàn tất, tổng cục còn phải tiếp tục dịch và đưa ngay vào thực hành những tiêu chuẩn và văn bản hướng dẫn khác vừa nêu trên Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng tránh né trách nhiệm xã hội của mình Trong khi đó quản lý chất lượng và trách nhiệm xã hội là hai chính sách sẽ mau chóng đưa nước ta sớm lên hàng một quốc gia công nghệ hiện đại Hy vọng giải thưởng “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp năm 2009” của VCCI sẽ tạo được tiếng vang và thu hút được nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham dự
4) Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội.
a.Khía cạnh kinh tế
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội
Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh
và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc
Trang 7Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý
b.Khía cạnh pháp lý
Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự
và hình sự Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh:
(1) Điều tiết cạnh tranh
(2) Bảo vệ người tiêu dùng
(3) Bảo vệ môi trường
(4) An toàn và bình đẳng
(5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái
Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành
vi được chấp nhận Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình
c Khía cạnh đạo đức
Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành
vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật
Trang 8Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động
mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết thành luật
Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan
II) Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội.
Doanh nghiệp với tư cách là một trong những chủ thể của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đã sử dụng các nguồn lực của xã hội, khai thác các nguồn lực tự nhiên và trong quá trình đó, họ gây ra những tổn hại không tốt đối với môi trường tự nhiên Vì vậy, ngoài việc đóng thuế, doanh nghiệp còn có trách nhiệm xã hội đối với môi trường, cộng đồng, người lao động, v.v Nói cách khác, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân theo những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng
về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện một cách cụ thể trên các yếu
tố, các mặt, như:
Bên ngoài:
- Bảo vệ môi trường
- Đóng góp cho cộng đồng xã hội
- Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp
- Bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng Bên trong:
- Quan hệ tốt với người lao động
- Đảm bảo lợi ích cho cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp
Trong đó, bốn yếu tố đầu tiên thể hiện trách nhiệm bên ngoài của doanh nghiệp, còn hai yếu tố cuối thể hiện trách nhiệm bên trong, nội tại của doanh nghiệp Tất
Trang 9nhiên, sự phân chia thành trách nhiệm bên ngoài và trách nhiệm bên trong chỉ có ý nghĩa tương đối và không thể nói trách nhiệm nào quan trọng hơn trách nhiệm nào
- Bảo vệ môi trường:
Môi trường sống là ngôi nhà chung của
con người và tất cả các loài đông thực vật
khác, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ
nguồn sống của chính chúng ta, có thể nói
nếu loài người muốn sinh tồn và phát triển
thì chỉ có cách duy nhất là bảo vệ môi
trường Đó cũng chính là trách nhiệm xã hội
hàng đầu được đặt ra hiện nay cho các doanh nghiệp
Nhãn hàng nước giải khát Vfresh thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk phối hợp giữa Tổng cục Môi trường (VEA) xây dựng nên “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” bằng việctrích 50 đồng trên mỗi sản phẩm Nước giải khát Vfresh của Vinamilk bán ra với tổng số tiền cam kết tối thiểu trích là 3 tỷ đồng Ngày 30 tháng 09 năm
2012, chương trình đã tiến hành trồng khoảng 17,000 cây xanh tại đường tỉnh lộ 867 huyện Tân Phước và khuôn viên Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang Trước đó, chương trình đã triển khai trồng cây tại
xa lộ Hà Nội ở Tp.Hồ Chí Minh; trồng rừng ngập mặn ở thành phố Hạ Long; trồng cây ở trường học Lương Thế Vinh, thành phố Hà Nội; trồng cây tại khu vực Âu Thuyền và cảng cá Thọ Quang, quận Sơn Trà, Tp Đà Nẵng Tiếp sau tỉnh Tiền Giang, Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam sẽ tiếp tục trồng cây tại thêm nhiều thành phố khác trên toàn quốc, nhằm mục đích trồng thêm nhiều cây xanh cho các thành phố, cải thiện môi trường sống cho người dân Việt Nam
Tuy nhiên, rằng bảo vệ môi trường là tốn kém, nâng cao giá thành sản phẩm khiến cho doanh nghiệp khó cạnh tranh Điển hình là sự việc công ty Vedan Việt Nam “bức
tử sông Thị Vải” Vedan đã qua mặt các cơ quan chức năng khi xây dựng hệ thống xử
lý chất thải 2 đường (lúc có kiểm tra thì chuyển qua hệ thống xử lý, khi không ai kiểm tra thì chuyển sang đường ống đổ thẳng ra sông) Tổng khối lượng dịch thải sau lên men xả trực tiếp ra sông Thị Vải đươc xác định là 105.600 m³/tháng, làm có nhiều khúc sông bị ô nhiễm nghiêm trọng, không còn sự sống và có nguy cơ thành dòng sông chết, gây hôi thối cho khu vực, ảnh hưởng tới đời sống của người dân nơi đây
Trang 10Kết quả là không chỉ chịu trách nhiệm pháp
lý, mà Vedan còn bị “đồng loạt” tảy chay trên thị trường Các nhà bán lẻ, hệ thống siêu thị, chợ đều dừng bán sản phầm của công ty Qua sự việc trên, không chỉ là việc “tẩy chay” sản phẩm Vedan mà chúng ta cần rút ra bài học cho nhiều sản phẩm khác Bởi theo đánh giá, hiện có đến 70 - 80% xí nghiệp, nhà máy tại Việt Nam chỉ chú trọng đến hiệu quả kinh
tế mà quên trách nhiệm phải “ứng xử” phù hợp với môi trường
- Đóng góp cho cộng đồng xã hội:
Hiện nay, ở Việt Nam đã bắt đầu có khá nhiều tập đoàn ngoài chuyện đóng thuế cho chính phủ, họ đã tổ chức xóa đói giảm nghèo bằng cách là trong những trường hợp có lũ lụt thì họ đóng góp họ gây quĩ Rồi họ đóng góp trong những chương trình
hỗ trợ những người có công với đất nước, hay là hỗ trợ những bản những thôn của người dân tộc hay những chương trình về văn hóa về giáo dục, chương trình dành cho sinh viên nghèo
Tiêu biểu là tập đoàn Vinamilk, một trong những doanh nghiệp đã và đang chung tay góp sức xây dựng một cộng đồng vững mạnh về thể chất lẫn tinh thần Với các chương trình như:
Học bổng “Vinamilk–Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam”
Tổng trị giá 1 tỷ đồng của 1000 suất học bổng này đã đóng góp vào con số 18 tỷ đồng mà Quỹ học bổng đã trao hơn 33 ngàn em học sinh tiểu học tại 63 tỉnh thành cả nước trong suốt những năm qua
Quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” khởi nguồn từ
quỹ 1 triệu ly sữa, 3 triệu ly sữa và 6 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo Việt Nam do Vinamilk kết hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam thực hiện vào năm 2008 - 2009 Chương trình có mục đích chia sẻ những khó khăn của trẻ em nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt, bị suy dinh dưỡng Đây là hoạt động mang tính chất xã hội của Vinamilk nhằm góp phần giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong cả nước Số sữa đã phát trong năm 2012 là 1,652,316 hộp
Tất cả những cái đó là những bước tiến để khẳng định rằng họ muốn trở thành một