LỜI MỞ ĐẦU Trong xã hội, nếu con người thực hiện các hoạt động lao động sản xuất đơn lẻ, tách rời nhau thì mỗi người tự sắp xếp quá trình lao động của mình, hoạt độngcủa một người không
Trang 1DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội, nếu con người thực hiện các hoạt động lao động sản xuất đơn
lẻ, tách rời nhau thì mỗi người tự sắp xếp quá trình lao động của mình, hoạt độngcủa một người không ảnh hưởng đến hoạt động của những người khác và ngược lại.Thế nhưng điều đó lại không xảy ra, vì con người luôn tồn tại cùng với xã hội loàingười Trong cuộc sống, do nhiều lý do khác nhau như yêu cầu, điều kiện của quátrình lao động, mục đích, lợi ích, thu nhập khiến người ta luôn có nhu cầu cùng thựchiện một khối lượng công việc nhất định Chính quá trình lao động chung của conngười đòi hỏi phải có trật tự nề nếp để hướng hoạt động của từng người vào việcthực hiện kế hoạch chung và tạo ra kết quả chung đã định Chính cái tạo ra trật tự nềnếp trong quá trình lao động chung giữa một nhóm người hay trong một đơn vị đó
là kỷ luật lao động Với ý nghĩa này, kỷ luật lao động là yêu cầu khách quan đối vớitất cả cơ quan, doanh nghiệp (DN) hay tổ chức hay nền sản xuất nào Đặc biệt,trong điều kiện sản xuất ngày càng phát triển cùng với đó là trình độ phân công, tổchức lao động trong xã hội ngày càng cao và vì vậy kỷ luật lao động ngày càng trởlên quan trọng
Trong những năm gần đây, trách nhiệm xã hội (TNXH) được hiểu một cáchrộng rãi hơn, không chỉ từ phương diện đạo đức mà cả từ phương diện pháp lý.Những hậu qủa do các vi phạm pháp luật của các DN do thiếu trách nhiệm gây ratrong thời gian qua không những bị dư luận lên án về phương diện đạo đức mà quantrọng hơn cả là cần phải được xử lý nghiêm khắc về phương diện pháp lý Hiện nay,nhiều DN lớn ở Việt Nam đã nhận thấy rằng, TNXH của DN đã trở thành một trongnhững yêu cầu không thể thiếu được đối với DN bởi lẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế, nếu DN không tuân thủ TNXH của DN sẽ không thể tiếp cậnđược với thị trường thế giới Nhiều DN khi thực thực hiện TNXH đã mang lạinhững hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin nghiên cứu đề tài: “Thực trạng thực hiện tráchnhiệm xã hội về kỷ luật lao động tại công ty cổ phần cao su Bà Rịa”
Trang 3Chương 1: Cơ sở lý luận về TNXH trong kỷ luật lao động
1.1 Một số khái niệm cơ bản
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian,công nghệ vàđiều hành sản xuất ,kinh doanh trong nội quy lao động
(Nguồn:Theo điều 118 Bộ luật lao động năm 2012)
Nội quy lao động là những quy định do NSDLĐ ban hành được áp dụng choNLĐ trong công việc
Trách nhiệm kỷ luật lao động là một loại trách nhiệm pháp lý do người sửdụng lao động áp dụng đối với những người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật laođộng bằng cách bắt họ chịu một trong các hình thức kỷ luật
1.2 Ý nghĩa của kỷ luật lao động
Thông qua việc duy trì kỷ luật lao động, NSDLĐ có thể bố trí sắp xếp laođộng một cách hợp lý để ổn định sản xuất, ổn định đời sống NLĐ và trật tự xã hộinói chung
Nếu xác định được nội dung hợp lý, kỷ luật lao động còn là một nhân tốquan trọng để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệmnguyên vật liệu
Tuân thủ kỷ luật lao động, NLĐ có thể tự rèn luyện để trở thành người côngnhân của xã hội hiện đại, có tác phong công nghiệp, là cơ sở để họ đấu tranh vớinhững tiêu cực trong lao động sản xuất
Trật tự, nề nếp của một DN và ý thức tuân thủ kỷ luật của NLĐ là những yếu
tố cơ bản để duy trì quan hệ lao động ổn định, hài hòa Đó cũng là điều kiện để thuhút vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu lao động, giúp cho NLĐ không bị bỡ ngỡ khilàm việc trong các điều kiện khác biệt
1.3 Nội dung của nội quy lao động
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Biểu thời giờ làm việc trong ngày,trong tuần, thời giờ nghỉ giải lao trong ca làm việc, số ca làm việc, ngày nghỉ hàngtuần, ngày nghỉ lễ hàng năm, nghỉ về việc riêng, số giờ làm thêm trong ngày, trongtuần, trong tháng, trong năm
Trật tự trong doanh nghiệp: phạm vi làm việc, đi lại, những yêu cầu khác vềgiữ gìn trật tự chung
An toàn lao động và vệ sinh lao động ở nơi làm việc: việc chấp hành nhữngbiện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động,tuân thủ các quy phạm, tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động…
Bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, kinh doanh của đơn vị: các loại tài sản, tàiliệu, số liệu, tư liệu của đơn vị thuộc phạm vi trách nhiệm được giao
Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, hình thức xử lý lao động và tráchnhiệm vật chất:người sử dụng lao động có trách him cụ thể hóa từng loại hành vi vi
Trang 4phạm, các hình thức xử lý, các loại trách nhiệm vật chất, mức độ thiệt hại vàphương thức bồi thường nhưng không được trái với thỏa ước lao động tập thể vàcác quy định khác của pháp luật.
Nội quy lao động được phổ biến đến từng người lai động và những nội dungchính của nội quy lao động phải được niêm yết ở nơi làm việc, phòng tuyển dụnglao động và những nơi cần thiết khác
Nội quy lao động không được trái với pháp luật lao động và pháp luật khác.Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằngvăn bản
Trước khi ban hành nội quy, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiếnvới Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp
NSDLĐ phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan lao động cấp tỉnh và cókiệu lực kể rừ ngày được đăng ký
1.4 Nguyên tắc xử lý vi phạm kỷ luật lao động
Khi xử lý vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao động phải tuân thủ cácnguyên tắc pháp lý sau:
- Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật Khi mộtngười lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động đồng thời thì chỉ áp dụnghình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất
- Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm nội quy lao độngtrong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức haykhả năng điều khiển hành vi
- Cấm xâm phạm thân thể, nhân phẩm người lao động khi xử lý vi phạm kỷ luật laođộng
- Cấm dùng hình thức phạt tiền, cúp lương thay việc xử lý kỷ luật lao động
- Cấm xử lý kỷ luật lao động vì lý do tham gia đình công theo quy định của phápluật
1.5 Căn cứ áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động
Cơ sở để xác định trách nhiệm kỷ luật là có hành vi vi phạm kỷ luậtlao động và có lỗi
- Hành vi vi phạm kỷ luật lao động là sự vi phạm các nghĩa vụ lao động
trong một quan hệ lao động nhất định Khi xác định căn cứ này, không thể kết luậnchung chung rằng có hành vi vi phạm kỷ luật lao động mà phải xác định rõ đó làhành vi vi phạm những nghĩa vụ lao động cụ thể nào trong quan hệ lao động mà họtham gia Hành vi đó thể hiện ở việc không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thựchiện sai nghĩa vụ lao động
- Lỗi: người lao động chỉ bị chịu trách nhiệm kỷ luật khi họ có hành vi viphạm kỷ luật và có lỗi Khi không có lỗi, mặc dù có hành vi vi phạm thì cũng không
đủ cơ sở để áp dụng trách nhiệm kỷ luật Người lao động sẽ bị coi là có lỗi, nếu họ
vi phạm kỷ luật lao động trong khi họ có đầy đủ điều kiện và khả năng thực tế để
Trang 5thực hiện các nghĩa vụ lao động của mình Căn cứ vào yếu tố lý trí và ý chí khi viphạm, có 2 loại lỗi: lỗi cố ý và lỗi vô ý.
1.6 Các hình thức xử lý kỷ luật lao động
- Kỷ luật bằng hình thức khiển trách
- Kỷ luật bằng hình thức kéo dài thời gian nâng lương, thăng chức
- Hình thức kỷ luật sa thải
(Nguồn: Điều 125, Bộ Luật Lao động năm 2012)
1.7 Nội dung đánh giá TNXH của DN về kỷ luật lao động
Khi tiến hành đánh giá về TNXH của DN về kỷ luật lao động ,có thể đánhgiá qua các tiêu chí sau:
- Không có hiện tượng phạt về thể xác, nhục hình, lăng mạ, ép buộc, trừlương,
- Có quy định về thưởng phạt, kỷ luật phù hợp với luật pháp,phổ biến chocán bộ công nhân viên để họ biết cách áp dụng và khiếu nại nếu cần
- Phỏng vấn Chủ tịch công đoàn về các kỷ luật lao động
- Xem hồ sơ của các vụ kỷ luật, thưởng phạt, lý do và các biện pháp đã thựchiện
- Công nhân viên,công đoàn,các bên liên quan biết rõ về qui định thưởngphạt, họ có thể dễ dàng khiếu nại mà không bị ảnh hưởng gì
- Xem sổ khám sức khỏe để tìm hiểu xem cán bộ công nhạn viên có bị đánhđập, nhục mạ không,…
Trang 6Chương 2: Thực trạng thực hiện TNXH về kỷ luật lao động tại công ty cổ phần cao
su Bà Rịa2.1 Tổng quan về DN
2.1.1 Giới thiệu chung về DN
Tên giao dịch: Công ty cổ phần Cao su Bà Rịa
Địa chỉ: Quốc lộ 56, xã Bình Ba, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Ngày 01/05/2004, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và Tổng công
ty Cao su Việt Nam, Công ty cao su Bà Rịa cổ phần hóa 1 bộ phận của doanhnghiệp là nông trường Hòa Bình và Nhà máy chế biến cao su Hòa Bình để thànhlập Công ty cổ phần Cao su Hòa Bình;
Ngày 24/12/2009, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp cao suViệt Nam đã phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty Cao su Bà Rịa thành Công
ty TNHH MTV Ngày 01/01/2010, Công ty chuyển đổi thành Công ty TNHHMTV Cao su Bà Rịa, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
Ngày 31/12/2015, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã Ban hànhQuyết định về việc Phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Cao
su Bà Rịa - Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam;
Ngày 11/03/2016, Công ty TNHH MTV cao su Bà Rịa đã tổ chức thànhcông cuộc bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở Giao dịch chứngkhoán Thành phố Hồ Chí Minh;
Ngày 28/04/2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã cấp giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần cho Công ty cổ phần Cao su
Bà Rịa với vốn điều lệ đăng ký là 1.125.000.000.000 đồng;
Ngày 01/05/2016, Công ty bắt đầu hoạt động dưới hình thức Công ty Cổphần;
Ngày 30/06/2016, Công ty được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuậnđăng ký Công ty đại chúng;
Ngày 11/05/2017, Công ty được Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Namcấp Giấy chứng nhận đăng ký lưu ký chứng khoán với tổng số lượng chứng khoánđăng ký là 112.500.000 cổ phần
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh
Trồng cây cao su;
Khai thác gỗ;
Sản xuất sản phẩm từ cao su;
Bán buôn chuyên doanh khác chưa phân vào đâu;
Trang 72.1.4 Nguồn nhân lực tại DN
Năm 2017, Công ty cổ phần Cao su Bà Rịa có đội ngũ làm việc đông đảo là1.510 người Với đội ngũ kỹ sư được đào tạo bài bản, được trang bị những kiến thức
về công nghệ mới và có nhiều năm kinh nghiệm, sáng tạo trong công việc
Bộ máy cơ cấu tổ chức nhân lực quy mô và chuyên sâu vào từng lĩnh vựcCán bộ công ty cổ phần Cao su Bà Rịa không những được trang bị về cơ sởvật chất đáp ứng nhu cầu công việc mà còn được hưởng nhiều khoản ưu đãi nhưtiền thưởng, tiền làm thêm giờ
Bảng 2.1 Nguồn nhân lực phân theo giới tính và trình độ tại Công ty cổ phần Cao
su Bà Rịa giai đoạn 2015 – 2017
Số lượng(Người)
Tỷ lệ(%)
Số lượng(Người)
Tỷ lệ(%)
Sốlượng(Người)
Tỷ lệ(%)
(Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty cổ phần Cao su Bà Rịa)
2.1.3 Bộ máy tổ chức công ty cổ phần Cao su Bà Rịa
Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của Công ty được sắp xếp theo yêu cầuhoạt động kinh doanh, phù hợp với điều lệ của Công ty Bộ máy giúp việc là cácPhòng trực thuộc Công ty gồm:
Phòng Tổ chức-Hành Chính;
Trang 8Có chức năng tham mưu, giúp Tổng Giám đốc Công ty theo phân cấp về lĩnhvực tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công nhân viên chức lao động; đào tạo; thiđua khen thưởng; lao động tiền lương, tiền công; việc làm, đào tạo nghề cho ngườilao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn, vệ sinh laođộng; hành chính – quản trị, lễ tân khánh tiết, thư ký - tổng hợp, văn thư lưu trữ;công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.
Trưởng Phòng: Nguyễn Minh Đoan
Phó Phòng: Hoàng Văn Thành, Nguyễn Hồng Kỳ, Hồ Phan Trường Giang,Trần Đức Huệ
Phòng Tài chính - Kế toán;
Có chức năng tham mưu, giúp Tổng Giám đốc Công ty theo phân cấp quản
lý về công tác tài chính – kế toán của Công ty
Xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn, trung hạn và hàng năm trình Lãnh đạoCông ty phê duyệt và tổ chức chỉ đạo thực hiện;
Tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công tytheo Luật Kế toán, quy chế tài chính và các văn bản pháp quy liên quan khác củaNhà nước và của Tập đoàn quy định;
Lập đầy đủ và kịp thời các báo cáo tài chính theo đúng quy định Lập kếhoạch thu chi tài chánh tháng, quí, năm để cân đối kịp thời nguồn vốn đáp ứng nhucầu sản xuất kinh doanh của Công ty trước mắt và lâu dài;
Chủ trì tổ chức thực hiện công tác kiểm kê tiền vốn, công cụ, vật tư, tài sảntheo định kỳ hàng năm Kịp thời phản ảnh kết quả kiểm kê tài sản, đồng thời đềxuất các biện pháp xử lý;
Trưởng Phòng: Nguyễn Ngọc Thịnh
Phó Phòng: Huỳnh Thị Từ Ái
Phòng Kế Hoạch - Xây dựng cơ bản;
Có chức năng tham mưu, giúp Tổng Giám đốc Công ty theo phân cấp vềcông tác kế hoạch, kinh doanh, đầu tư và công tác xây dựng cơ bản của Công ty
Phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Công ty xây dựng quy hoạch, địnhhướng chiến lược phát triển, các kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm (kế hoạchsản xuất, tiêu thụ, giá thành; cung ứng nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị )của Công ty Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng chiến lược, kế hoạch pháttriển phù hợp với từng thời kỳ phát triển theo mục tiêu của Công ty đặt ra Theo dõi,kiểm tra và đề xuất các biện pháp thúc đẩy việc thực hiện các chương trình, kếhoạch đã được Công ty xác định;
Tham gia quản lý các vấn đề về giá cả và cung cấp các mặt hàng theo sự chỉđạo của Lãnh đạo Công ty;
Lập và quản lý các hợp đồng kinh tế liên quan đến việc mua, bán vật tư, máymóc thiết bị và sản phẩm mủ cao su, cây cao su ;
Trang 9Quản lý, theo dõi việc cấp phát, khoán vật tư cho nhu cầu sản xuất Công tytheo tiến độ kế hoạch;
Tham gia giám định hiện trạng, lập kế hoạch duy tu, bảo dưỡng và sửa chữacác loại máy móc, thiết bị và các loại phương tiện vận chuyển;
Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong việc quyết định đầu tư xây dựng, sửachữa các công trình xây dựng cơ bản cũng như các công trình, máy móc thiết bịphục vụ sản xuất, đời sống CBCNV;
Trưởng Phòng: Phạm Văn Khiên
Phó Phòng: Nguyễn Thành Linh
Phòng Thanh tra - Bảo vệ;
Có chức năng tham mưu, giúp Tổng Giám đốc Công ty theo phân cấp về lĩnhvực kỹ thuật nông nghiệp, quản lý đất nông nghiệp và các lĩnh vực khác liên quanđến chuyên ngành cao su thiên nhiên của Công ty; là đầu mối tổ chức nghiên cứu,ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực trên
Tham gia xây dựng và thực hiện các mục tiêu chiến lược, kế hoạch dài hạn,trung hạn và ngắn hạn trong nông nghiệp và các lĩnh vực khác liên quan đến sảnxuất cao su thiên nhiên của Công ty;
Trưởng Phòng: Lê Ngọc Duy
Phó Phòng: Hồ Văn Đạo
Có chức năng tham mưu, giúp Tổng Giám đốc Công ty theo phân cấp về lĩnhvực kỹ thuật nông nghiệp, quản lý đất nông nghiệp và các lĩnh vực khác liên quanđến chuyên ngành cao su thiên nhiên của Công ty; là đầu mối tổ chức nghiên cứu,ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực trên
Tham gia xây dựng và thực hiện các mục tiêu chiến lược, kế hoạch dài hạn,trung hạn và ngắn hạn trong nông nghiệp và các lĩnh vực khác liên quan đến sảnxuất cao su thiên nhiên của Công ty;
Theo dõi, quản lý, kiểm tra tình hình quản lý sử dụng đất đai trong Công ty;Tham mưu về việc đầu tư khoa học kỹ thuật, áp dụng các biện pháp tăngnăng suất;
Phối hợp với Phòng Kế hoạch - Xây dựng cơ bản tham mưu cho Lãnh đạoCông ty trong công tác đầu tư phân bón, các loại hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật …phù hợp với từng loại giống, tuổi cây…và từng loại mủ nguyên liệu đưa vào chếbiến;
Xây dựng các đề án, phương án áp dụng các tiến độ khoa học kỹ thuật tiêntiến nhằm nâng cao năng suất và chất lượng vườn cây;
Trưởng Phòng: Hoàng Văn Ngọc
Phó Phòng: Đoàn Ngọc Thanh, Đinh Ngọc Ánh
Trang 10Thực hiện việc cấp chứng chỉ chất lượng cho các sản phẩm SVR của nhàmáy theo TCVN 3769:2004;
Thực hiện hệ thống chất lượng phòng thử nghiệm ISO/IEC 17025:2005;Kiểm nhanh các mẩu thử phục vụ sản xuất;
Trưởng Phòng: Trần Văn Chương
Phó Phòng: Mai Thị Minh Trang
Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh;
Có chức năng tham mưu, giúp Tổng Giám đốc Công ty theo phân cấp quản
lý về việc tiêu thụ cao su, kinh doanh xuất nhập khẩu, nghiên cứu tình hình về cung,cầu, giá cả các sản phẩm mủ cao su và sản phẩm từ cao su trong nước và ngoàinước để xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty
Xây dựng các phương án, tổ chức quản lý công tác xuất, nhập khẩu của Côngty;
Nghiên cứu thị trường giá, kịp thời nắm bắt các thông tin diễn biến về thịtrường giá trong và ngoài nước Báo cáo nhanh về giá cả hàng ngày, hàng tuần choLãnh đạo Công ty biết;
Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong việc ban hành quy chế, quy định giảiquyết các khiếu nại, tranh chấp thương mại trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu cao su vàcác mặt hàng khác;
Nghiên cứu và tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong việc xây dựng cácbiện pháp, sách lược hợp tác quốc tế trong xuất khẩu cao su nhằm đối phó vớinhững biến động thị trường về giá;
Thực hiện các hoạt động về tiếp thị, giao dịch với khách hàng trong các lãnhvực xuất, nhập khẩu của Công ty;
Thực hiện các thủ tục giao, nhận hàng hoá xuất, nhập khẩu (thơ, hợpđồng…) theo lệnh của Lãnh đạo Công ty;
Trưởng Văn Phòng: Vũ Thị Hồ Thủy
2.2 Thực trạng thực hiện TNXH về kỷ luật lao động tại công ty cổ phần Cao su BàRịa
2.2.1 Về ban hành nội quy lao động