1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hiện chế độ BHXH bắt buộc cho người lao động tại Công ty Cổ phần giầy Ngọc Hà

34 457 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 524 KB

Nội dung

- Với mong muốn được tìm hiểu kỹ hơn việc thực hiện chế độ BHXH tại một doanh nghiệp cụ thể, tôi đã chọn đề tài thực tập tốt nghiệp:’’Thực hiện chế độ BHXH bắt buộc cho người lao động t

Trang 1

Hiện nay, BHXH là một trong những lĩnh vực quan trọng không thể thiếu

trong đời sống kinh tế xã hội Xã hội càng phát triển đòi hỏi chế độ BHXH càng

phải phát triển toàn diện hơn, hệ thống hơn Chính vì vậy từ lâu BHXH đã được

coi là chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, được quy định trong Hiến

Pháp, không ngừng được bổ sung và hoàn thiện qua từng thời kỳ

- Luật BHXH quy định việc áp dụng BHXH tự nguyện từ tháng 1/2008

và dự định thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp vào năm 2009 đã đánh dấu

bước tiến vượt bậc trong hoàn thiện chế độ BHXH ở nước ta Việc tìm hiểu chế

độ BHXH càng trở nên cần thiết Đối với người lao động trong cơ sở sản xuất

kinh doanh, bảo hiểm trở thành lĩnh vực được quan tâm hàng đầu, chi phối sự

gắn bó lâu dài của cá nhân trong tổ chức Công ty Cổ phần giầy Ngọc Hà là một

ví dụ Là một doanh nghiệp sản xuất, có số lượng lao động lớn, việc thực hiện

BHXH là công việc sống còn của công ty Vì vậy, trong những năm qua, Ban

lãnh đạo công ty cùng người lao động, không ngừng nỗ lực nâng cao hiệu quả

thực hiện BHXH theo đúng quy địng của pháp luật

- Với mong muốn được tìm hiểu kỹ hơn việc thực hiện chế độ BHXH tại

một doanh nghiệp cụ thể, tôi đã chọn đề tài thực tập tốt nghiệp:’’Thực hiện chế

độ BHXH bắt buộc cho người lao động tại Công ty Cổ phần giầy Ngọc Hà”

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

2.1 Mục tiêu:

Làm rõ việc thực hiện chế độ BHXH bắt buộc tại Công ty Cổ phần giầy

Ngọc Hà So sánh việc thực hiện với quy định của Pháp luật; Những thuận lợi,

khó khăn trong quá trình giải quyết Qua đó đề xuất giải pháp, khuyến nghị nâng

cao hiệu quả thực hiện chế độ BHXH bắt buộc tại Công ty

2.2 Nhiệm vụ:

- Tìm hiểu khái quát về BHXH bắt buộc, quy định của Pháp luật về việc

thực hiện và giải quyết chế độ BHXH bắt buộc

Trang 2

- Tìm hiểu kết quả công tác BHXH bắt buộc của công ty từ khi Cổ phần

hóa đến nay; Quy trình thực hiện

- Chỉ ra hiệu quả, vướng mắc trong quá trình thực hiện

- Đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ BHXH bắt buộc tại

công ty

- Khuyến nghị với một số cơ quan, bộ phận có liên quan

3 Phạm vi nghiên cứu

3.1 Phạm vi đối tượng nghiên cứu:

BHXH cho người lao động bao gồm nhiều nội dung khía cạnh khác nhau

Song báo cáo thực tập chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản: Đối tượng

tham gia và hưởng BHXH bắt buộc; Bộ phận đảm nhiệm công tác BHXH; Quy

trình thực hiện quyết chế độ BHXH bắt buộc tại công ty

3.2 Phạm vi thời gian:

Việc thực hiện chế độ BHXH bắt buộc của công ty từ khi cổ phần

hóa(tháng 7/2006) tới nay

3.3 Phạm vi không gian:

Công ty Cổ phần giầy Ngọc Hà

4 Mẫu khảo sát:

Việc thực hiện chế độ BHXH bắt buộc cho một bộ phận người lao động

trong công ty: Ban lãnh đạo, bộ phận nhân viên khối văn phòng; Một bộ phận

công nhân ở phân xưởng cắt, may, gò; Bộ phận bảo vệ

5 Vấn đề nghiên cứu:

Việc thực hiện chế độ BHXH bắt buộc tại Công ty Cổ phần giầy Ngọc Hà

diễn ra như thế nào? Kết quả đạt được? Có khác gì so với quy định của Luật

BHXH?

6 Giả thuyết:

Việc thực hiện chế độ BHXH bắt buộc tại Công ty Cổ phần giầy Ngọc Hà

diễn ra theo quy trình chặt chẽ, tuân thủ nghiêm ngặt Luật BHXH và đã đạt

những kết quả nhất định

Trang 3

7 Phương pháp nghiên cứu:

Phân tích, tổng hợp tài liệu: Tìm hiểu giáo trình, tài liệu có liên quan đến

BHXH; Văn bản quy phạm pháp luật về BHXH, đặc biệt là BHXH bắt buộc;

Luật lao động

Phương pháp thống kê phân tích số liệu, bảng tính BHXH; lao động trong

toàn công ty

Một số phương pháp XHH khác:

- So sánh: So sánh việc thực hiện BHXH bắt buộc của công ty với quy

định của pháp luật;

- Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn nhân viên làm công tác BHXH, người lao

động trong công ty về việc thực hiện BHXH bắt buộc

8 Kết cấu:

Báo cáo thực tập gồm ba phần: - Mở đầu

- Nội dung

- Kết luận Trong phần nội dung gồm có:

BHXH BẮT BUỘC

1.1 Các khái niệm BHXH, BHXH bắt buộc, quy trình giải quyết

BHXH bắt buộc:

1.1.1 Khái niệm BHXH:

Có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về BHXH:

- Theo Tổ chức Lao động thế giới(ILO): ‘’BHXH là sự bảo vệ của xã hội

Trang 4

ch ống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập gây

ra b ởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất ngiệp, thương tật, tuổi già và

ch ết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông

con”.

- Theo Luật BHXH: ‘’BHXH là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay

th ế thu nhập của người lao động khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh

ngh ề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng góp một

qu ỹ tài chính tập trung nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn xã

h ội’’

Các định nghĩa trên đều thống nhất quan điểm BHXH là:

+Một hình thức bảo hiểm thu nhập của người lao động

+Bảo hiểm cho các trường hợp rủi ro

+Cơ sở của bảo hiểm: Một quỹ tài chính có sự đóng góp của các bên

+Mục đích: Bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động, gia đình họ và

an toàn xã hội

1.1.2 BHXH bắt buộc:

BHXH bắt buộc là loại hình BHXH mà cả người lao động và người sử

dụng lao động bắt buộc phải tham gia theo quy định của pháp luật

Đây là loại hình BHXH mà nhà nước đứng ra với tư cách là nhà tổ chức

và quản lý Mục đích chính nhằm ràng buộc trách nhiệm của hai bên (người lao

động và người sử dụng lao động), quản lý chặt chẽ việc thực hiện BHXH tại các

doanh nghiệp, tổ chức; ổn định nguồn thu chi, đảm bảo nguồn lợi cho người lao

động, góp phần an sinh xã hội

Việc dùng thuật ngữ BHXH bắt buộc là cần thiết, nhằm phân biệt với

BHXH tự nguyện, một hình thức BHXH mới được áp dụng từ năm đầu 2008

Đồng thời, thuật ngữ BHXH bắt buộc cũng phản ánh đặc trưng pháp lý của hình

thức BHXH này Trong đó, Luật BHXH quy định cụ thể về đối tượng tham gia,

hình thức tham gia, mức đóng và hưởng BH

Trang 5

1.1.3 Quy trình giải quyết BHXH bắt buộc:

Được hiểu là trình tự các bước, thủ tục tiến hành thực hiện BHXH bắt

buộc theo quy định của pháp luật Các văn bản pháp luật quy định cụ thể về cách

thức tiến hành thực thi Trong đó quy định cụ thể về quyền, trách nhiệm của các

bên liên quan trong việc thực thi BHXH( Người lao động, tổ chức sử dụng lao

động, cơ quan BHXH)

1.2 Vai trò của BHXH bắt buộc:

1.2.1 Vai trò BHXH bắt buộc đối với người lao động:

BHXH bắt buộc có vai trò quan trọng đối với người lao động:

BHXH góp phân duy trì ổn định đời sống, thu nhập cho người lao động và

gia đình họ; đề phòng, khắc phục tình trạng mất hoặc giảm thu nhập trong các

trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Tạo tâm lý an toàn, yên tâm cho người lao động, giúp học có động lực

phấn đấu lao động, sản xuất

Giúp người lao động tự kiểm soát nguồn chi tiêu cá nhân, gia đình, tiết

kiệm dự phòng cho tương lai, cho các trường hợp bất trắc.Tạo sự ràng buộc gắn

bó giữa người lao động với tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động

1.2.2 Vai trò BHXH bắt buộc với tổ chức sử dụng lao động:

BHXH bắt buộc tạo sự ràng buộc trách nhiệm của tổ chức sử dụng lao

động đối với bản thân người lao động và gia đình họ

Việc thực hiện BHXH bắt buộc cho người lao động giúp các tổ chức xây

dựng mối quan hệ hài hoà gắn bó, đồng thuận giữa đôi bên Tạo điều kiện cho

quá trình hợp tác, gắn kết chặt chẽ Quan hệ lao động được lâu dài, thuận lợi,

thúc đẩy quá trình sản xuất ổn định

Qua đó tạo động lực phấn đấu cho người lao động, cải tiến kĩ thuật sản

xuất, nâng cao năng suất, hạ giá thành, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ

Giảm gánh nặng chi phí tài chính, đề phòng bất trắc, rủi ro xảy ra cho

doanh nghiệp tổ chức khi có biến động từ phía người lao động

Trang 6

1.2.3 Vai trò BHXH bắt buộc đối với xã hội:

Cũng như các loại BHXH khác, BHXH bắt buộc có vai trò to lớn trong

việc an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân, thể hiện trách nhiệm của nhà

nước luôn bảo vệ quyền lợi và chăm lo đời sống người lao động; Hạn chế

những biến động không có lợi có thể xảy ra

1.3 Các loại hình BHXH bắt buộc của nước ta hiện nay:

Luật BHXH được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006, đã quy định các nội dung cần

thiết về việc thực hiện BHXH bắt buộc

Khoản 1, điều 4 Luật BHXH quy định BHXH bắt buộc gồm 5 chế độ:

Là chế độ BHXH, giúp cho người lao động có khoản trợ cấp thay thế cho

phần thu nhập bị mất do không làm việc được khi bản thân bị ốm đau, hoặc con

nhỏ ốm

Mức hưởng và thời gian nghỉ hưởng chế độ căn cứ vào điều kiện làm

việc, tình trạng ốm đau, thời gian tham gia BH và độ tuổi của con

Mức hưởng:

+Thời gian: Làm việc trong điều kiện bình thường, người lao động nghỉ

tối đa 30 ngày(Đóng BHXH dưới 15 năm); 40 Ngày(Đóng BHXH từ 15 năm

đến dưới 30 năm); 60 ngày(Từ đủ 30 năm trở lên)

Con ốm: Số ngày nghỉ căn cứ vào độ tuổi của con Tối đa 20 ngày(con

dưới 3 tuổi) 15 ngày(con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi)

+Mức hưởng:

Tiền lương, tiền công đóng BHXH

Trang 7

Giúp lao động nữ, người lao động có khoản trợ cấp thay thế cho phần thu

nhập bị mất do không làm việc vì sinh con, nuôi con nhỏ dưới 4 tháng tuổi hoặc

các chế độ thai sản khác

Mức hưởng căn cứ vào thời gian tham gia BH, điều kiện làm việc, tình

trạng thai nhi

+Thời gian hưởng chế độ thai sản

Lao động nữ mang thai, được nghỉ khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày

Các trường hợp sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu lao động nữ được nghỉ

việc hưởng thai sản căn cứ vào độ tuổi của thai nhi

Lao động nữ sinh con, nghỉ việc hưởng thai sản 4 tháng( Làm việc trong

điều kiện bình thường);

+Mức hưởng: ‘’Lao động nữ sinh con, hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 4

tháng tu ổi được trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lưỡng tối thiểu chung cho mỗi

con’’[10;điều 34]

1.3.3 Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp:

Góp phần bảo đảm thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động

không may bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi tham gia lao động Đồng

thời thể hiển trách nhiệm của tổ chức sử dụng lao động đối với người lao động

của mình

Mức hưởng căn cứ trên tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, điều kiện làm

việc, số năm đóng BHXH

+Mức hưởng: Chia làm trợ cấp một lần và trợ cấp hằng tháng

Trợ cấp 1 lần: ‘’Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng

l ương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5

tháng l ương tối thiểu chung’’.[10;mục a, khoản 2 điều 42] Ngoài ra, còn hưởng

Trang 8

theo số năm đóng BHXH, từ một năm trở xuống tính bằng 0,5 tháng, thêm mỗi

năm đóng BHXH tính thêm 0,3 tháng tiền công của tháng liền kề trước khi nghỉ

việc

Trợ cấp hằng tháng(Xem Điều 43 Luật BHXH)

1.3.4 Chế độ hưu trí:

Cung cấp khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập không được nhận do

nghỉ hưu Thể hiện sự đãi ngộ xứng đáng đối với khoảng thời gian cống hiến của

người lao động

Căn cứ hưởng: Tuổi đời, số năm công tác, điều kiện làm việc, tình trạng

sức khoẻ

1.3.5 Trợ cấp tuất:

Là chế độ BH mang tính nhân đạo cao và có tính kế thừa, giúp thân nhân

người chết có được khoản trợ cấp bù đắp khoản thiếu hụt thu nhập do người lao

1.4.1.Quyền và trách nhiệm của người lao động :

Điều 15 và 16 Luật BHXH quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của

người lao động trong việc tham gia BHXH cũng như BHXH bắt buộc

• Quyền của người lao động:

- Được cấp sổ BHXH;

- Nhận sổ BHXH khi không còn làm việc;

- Nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời;

- Uỷ quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp BHXH;

- Yêu cầu chủ sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng BHXH;

Yêu cầu tổ chức BHXH cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về việc đóng, quyền

hưởng, thủ tục thực hiện BHXH;

Trang 9

- Khiếu nại tố cáo về BHXH;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật

• Trách nhiệm của người lao động:

Người lao động có các trách nhiệm sau:

Đóng BHXH theo quy định của pháp luật.’’Hằng tháng, người lao động

quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 điều 2 của Luật này đóng bằng 5%

m ức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất’’.[10; điều 91]

Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ BHXH

Bảo quản sổ BHXH theo đúng quy định và các trách nhiệm khác

1.4.2 Quyền và trách nhiệm của tổ chức sử dụng lao động:

Được quy định cụ thể tại điều 17 và 18 Luật BHXH

• Quyền của tổ chức sử dụng lao động:

- Được từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng pháp luật về BHXH

- Khiếu nại, tố cáo về BHXH và các quyền khác theo quy định của pháp

luật

• Trách nhiệm của tổ chức sử dụng lao động:

Tổ chức sử dụng lao động phải thực hiện nghiêm túc các quy định sau:

- Đóng BHXH theo quy định tại điều 92 Luật BHXH

Điều 92 Luật BHXH quy định: hằng tháng người sử dụng lao động đóng

trên quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của người lao động: 3% vào quỹ ốm

đau và thai sản Trong đó người sử dụng lao động có quyền giữ lại 2% để trả kịp

thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1 và Mục 2

Chương III Luật BHXH; Đồng thời thực hiện quyết toán hằng quý với cơ quan

BH Người sử dụng lao động trích nộp 15% quỹ lương đóng BHXH cho người

Trang 10

- Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưưỏng BHXH

- Trả trợ cấp BHXH cho người lao động;

- Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao

động;

- Cung cấp tài liệu thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nàh nước

có thẩm quyền;

- Cung cấp thông tin về việc đóng BHXH của người lao động khi ngưòi

lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần giầy Ngọc Hà

Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp cổ phần

Tên giao dịch quốc tế: SHOES HAMEX

Điện thoại: 84-46760363 hoặc 84-46760365

Fax: 84-4-6760362

Mặt hàng sản xuất chính: Giày vải, giày nữ, các sản phẩm khác thuộc da

Tiền thân là Công ty giầy Ngọc Hà, chuyên sản xuất giày, vali, cặp số

Địa chỉ: Tại K12, Đốc Ngữ, phường Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội Năm 2004, do

nhu cầu mở rộng sản xuất, đồng thời theo chỉ thị của UBND thành phố Hà Nội

về việc di rời một số nhà máy sản xuất rakhỏi khu vực nội thành, công ty đã

Trang 11

chuyển sang địa điểm mới tại xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội Hai năm sau,

thực hiện Quyết định số 2835/QĐ- UBND ngày 19/6/2006 của Uỷ ban nhân

dân thành phố Hà Nội về việc thực hiện cổ phần hóa Công ty giày Ngọc Hà,

công ty tiến hành cổ phần hoá thành công, chính thức lấy tên là Công ty Cổ phần

giầy Ngọc Hà

2.1.2 Mục tiêu:

Là doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, công ty sản xuất chủ yếu mặt

hàng giày xuất khẩu thị trường Đài Loan, EU

Đồng thời, là công ty cổ phần, nên công ty đặt lợi nhuận hàng đầu

o Bảo đảm lợi ích người lao động: Giải quyết công ăn việc làm, thanh

toán lương, thưởng, BHXH, BHYT và các khoản trợ cấp khác

o Bảo đảm lợi ích cổ đông: Lợi ích cổ tức

o Nộp ngân sách nhà nước: Đóng thuế; Thực hiện tốt chính sách xã

hội của Đảng và Nhà nước như việc làm, ổn định đời sống bộ phận dân cư, môi trường, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân lực chất lượng cao

Thể hiện qua việc hoạch định mục tiêu từng năm, từng thời kỳ, với con số

cụ thể Quá trình thực hiện có phân công cụ thể tới các phòng ban, bộ phận trong

toàn công ty

Kết qủa sản xuất kinh doanh năm 2007 và kế hoạch năm 2008

TT Các chỉ tiêu Đơn vị tính KH năm 2007 TH năm 2007

TH so với

KH năm 2007(%)

KH năm

Trang 12

( Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện năm 2007 phương hướng

nhiệm vụ năm 2008- Phòng Kế hoạch-Kỹ thuật)

2.1.3 Cơ cấu:

a/ Cơ cấu các phòng ban( Cơ cấu trực tuyến chức năng)

Sơ đồ cơ cấu các phòng ban Công ty Cổ phần giầy Ngọc Hà

Error!

Tổng giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy, lãnh đạo chung toàn công ty,

chịu trách nhiệm trước nhà nước, pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất của

công ty Đồng thời tổng giám đốc cũng là người đại diện cho quyền và lợi ích

của người lao động trong công ty

Phó tổng giám đốc: Giúp việc tổng giám đốc, giải quyết công việc khi

tổng giám đốc đi vắng; đồng thời kiểm tra giám sát hoạt động của các phòng

ban

Phòng tổ chức-hành chính: Chức năng lập kế hoạch, kiểm tra quá trình

hoạt động lao động trong công ty, chăm lo đời sống người lao động toàn công

ty Đảm nhiệm công việc có liên quan đến lao động, tiền lương, BHXH, BHYT;

Lập kế hoạch tuyển chọn, thuyên chuyển lao động

Phòng

Tổ chức

Hội đồng quản trị

Phó tổng

giám đốc

Tổng giám đốc

Ban kiểm soát

Phòng Bảo

vệ

P.Kế

hoạch-Kỹ thuật Phòng Tài

vụ

Trang 13

Phòng tài vụ: Quản lý hoạt động có liên quan tới tài chính, kế toán; các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cân đối thu chi

Phòng kế hoạch-kỹ thuật: Trước công ty tồn tại 2 phòng kế hoạch và

phòng kỹ thuật riêng biệt Nhưng vào đầu năm 2007 nhằm mục đích tinh giản

biên chế và tạo thuận lợi trong quản lý lao động, 2 phòng này đã được gộp làm

một Dù vậy phòng vẫn thực hiện tốt 2 chức năng chính được giao:

Chức năng kế hoạch: Nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch sản xuất

Chức năng kỹ thuật: Theo dõi, quản lý hệ thống điện toàn công ty Hướng

dẫn chỉ đạo về kỹ thuật cho phân xưởng, sửa chữa bảo dưỡng máy móc

Phòng bảo vệ: Kiểm tra, theo dõi, bảo vệ cơ sở vật chất, người và của

toàn công ty Phân công, bố trí bảo vệ thông suốt 24/24 giờ

Phân xưởng: Tổ chức sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ sản xuất mà công

ty đã đề ra, đảm bảo đúng yêu cầu về số lượng và chất lượng; Giữ vững an toàn

vệ sinh lao động

Mối quan hệ giữa các phòng ban:

Các phòng ban trong công ty có mối quan hệ gắn bó, ràng buộc, phụ

thuộc lẫn nhau Mỗi phòng ban được giao chức năng, nhiệm vụ khác nhau, phục

vụ quá trình hoạt động và làm việc toàn công ty Trưởng mỗi phòng ban chịu

trách nhiệm trước ban lãnh đạo công ty về tình hình chung của toàn phòng, quá

trình thực hiện nhiệm vụ Nhân viên phòng nào chịu sự quản lý, phân công của

trưởng phòng đó, đồng thời báơ cáo trực tiếp với trưởng phòng Các công việc

thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng ban nào, phòng ban đó thực hiện, đồng

thời hỗ trợ các phòng ban khácểtong phạm vi quyền hạn của mình

b/ Cơ cấu các phân xưởng

Hiện nay, Công ty Cổ phần giầy Ngọc Hà có 3 phân xưởng: Phân xưởng

cắt, may và phân xưởng gò, chuyên sản xuất gia công giày xuất khẩu cho đối tác

Trang 14

Trình độ: Đa phần cán bộ nhân viên đã được đào tạo qua trường lớp với

các trình độ chuyên môn, lĩnh vực khác nhau

Dây truyền

Văn phòng

Dây truyền

Văn phòng

Tổ 2

Trang 15

(Nguồn: Tình hình lao động công ty –Phòng tổ chức hành chính)

Số lượng cán bộ nhân viên các phòng ban

(Phòng: Tình hình lao động công ty-Phòng Tổ chức Tháng 3/2008)

Phân tích: Số lượng cán bộ nhân viên tương đối đầy đủ so với các vị trí

công việc Lao động nữ ngày càng chiếm lượng đáng kể ở các phòng ban(18

người chiếm 43%) Trong đó nhiều người đã có thâm niên công tác ở công ty

nhiều năm.Trình độ cán bộ nhân viên ngày một nâng cao Trong đó số lao động

có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ lớn(40.5%)

b/Công nhân

Số lượng: Hiện nay công ty có tổng cộng khoảng 1400 công nhân

(1381công nhân số liệu ngày 10/3/2008- Nguồn: Sổ theo dõi lao động công

ty-Phòng Tổ chức) Trong đó lao động nữ chiếm gần 84%; Chủ yếu trong độ tuổi

từ 16 đến 35 (chiếm 71%) Điều này ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết chế độ

BHXH của công ty( chủ yếu là chế độ thai sản, ốm đau) Hơn nữa lực lượng lao

động công ty luôn biến động qua từng ngày Đòi hỏi phải có biện pháp theo dõi

diễn biến lao động phục vụ công tác đóng bảo hiểm, cũng như giải quyết các chế

độ lao động khác

Số lượng công nhân công ty một số ngày

Trang 16

(Nguồn: Sổ theo dõi lao động công ty-Phòng tổ chức)

Trình độ: Bên cạnh một số công nhân đã có thâm niên công tác lâu năm,

có tay nghề cao, đa phần lao động công ty là công nhân mới vào làm việc, nên

tay nghề còn thấp Hiện nay, số công nhân mới chiếm tới gần 50% công nhân

toàn công ty Điều đó có ảnh hưởng nhất định đến việc giải quyết BHXH cho

người lao động

Đánh giá:

- Số lượng công nhân luôn biến động qua từng năm, thậm chí từng ngày

Nguyên nhân chính là lao động công ty đa phần là nữ, độ tuổi trẻ, nên tâm lý,

đời sống chưa ổn định Hơn nữa, tính chất ngành da giày có nhiều yếu tố thay

đổi theo mùa vụ, thời kỳ, phụ thuộc vào việc ký kết hợp đồng lao động với đối

tác nước ngoài, nên nhu cầu lao động thường thay đổi Mức lương công nhân

ngành da giày tương đối thấp Vì vậy, hàng năm, công ty luôn có chính sách

tuyển dụng thêm lao động vào làm việc nhằm bù đắp cho số lượng lao động

thường xuyên thiếu hụt do nghỉ việc, bỏ việc…Chính điều này đã ảnh hưởng rất

lớn đến việc đóng BHXH cho người lao động của công ty

- Do tính chất ngành da giày yêu cầu tính tỷ mỉ, chính xác, chịu khó nên

rất phù hợp với nữ giới Hơn nữa, tuổi đời công nhân công ty trẻ, khả năng nắm

bắt và thích nghi với công việc tốt Vì vậy chỉ sau vài tháng làm việc, trình độ

công nhân nâng cao rõ rệt

2.1.5 Chính sách động viên khuyến khích công nhân viên:

Công ty luôn chú trọng phát triển nguồn lực con người, cụ thể là lực

lượng lao động làm việc trong công ty Để nâng cao chất lượng, số lượng nguồn

nhân lực cho phù hợp với tình hình phát triển, công ty đã có nhiều chính sách

động viên khuyến khích cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ

a/ Đối với cán bộ nhân viên

Trang 17

- Công ty áp dụng chế độ trả lương thưởng hợp lý, tuân thủ quy định của

Pháp luật về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; làm thêm giờ; các khoản phụ cấp và

Bảo hiểm khác Điều này đã được quy định cụ thể trong nội quy lao động của

công ty Là doanh nghiệp cổ phần, công ty áp dụng hệ thống thang bản lương

nhà nước

- Thưởng tết hàng năm; Tổ chức chuyến nghỉ mát, chăm lo đời sống từng

nhân viên; Tổ chức thăm hỏi kịp thời đối với trường hợp hiếu, hỉ…

Vừa qua, công ty đã tổ chức cho 70 cán bộ nhân viên đi nghỉ mát tại Sầm

Sơn; và một đoàn cán bộ đi tham quan, học tập tại Nam Ninh, Trung Quốc

b/ Đối với công nhân:

• Chính sách về vật chất

- Chế độ lương thưởng cho công nhân được cải thiện theo từng năm phù

hợp với mức độ đóng góp của công nhân và lợi nhuận doanh thu của công ty

- Nâng lương cơ bản đối với công nhân học nghề từ 450.000 đồng/tháng

(năm 2007) lên 580.000 đồng( năm 2008); Hỗ trợ ăn trưa từ 4000

đồng/người/bữa lên 5000 đồng/người/bữa

- Thưởng tiền chuyên cần đối với công nhân làm đủ số ngày công tháng

(26 ngày công) là: 50.000 đồng/người/tháng Hằng tháng công ty có khoảng 970

công nhân được thưởng chuyên cần Doanh nghiệp không có việc, người lao

động được bố trí nghỉ việc hưởng 100% lương

- Tiền thâm niên được áp dụng: 10.000 đồng/ năm làm việc( tính đủ 12

tháng) Làm thêm giờ, ngày thường trả bằng 150% lương cơ bản Làm thêm chủ

nhật trả bằng 200% lương cơ bản

Thời gian làm việc, nghỉ ngơi tuân thủ nghiêm ngặt Luật lao động:

Thời gian làm việc 8 giờ/ ngày; 48 giờ / tuần Được chia làm 2 ca( ca 1 từ

7giờ 30 đến 12 giờ; ca 2 từ 13 giờ đến 16 giờ 30 phút) Làm thêm giờ không quá

4giờ/ ngày; 300 giờ/ năm

Công ty đã xây dựng được 60 nhà ở cho công nhân, hỗ trợ tiền ở 40.000

đồng/người/tháng

Ngày đăng: 25/01/2016, 17:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w