1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG GIỜ CHƠI TỰ DO Ở LỚP MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI.

90 3,4K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 633 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Chơi là hoạt động chủ đạo chủ đạo của trẻ Mầm non (MN), có vai trò to lớn ấn định tính chất của quá trình giáo dục trẻ MN – đó là nhận định của nhiều nhà tâm lí học, giáo dục học lứa tuổi MN 9, 34, 35.... Quan điểm đó được quán triệt rõ trong phương pháp giáo dục trẻ MN Việt Nam. Chương trình Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đã đưa ra mục tiêu, yêu cầu về nội dung; phương pháp giáo dục Mầm non, trong đó đã nêu rõ yêu cầu về phương pháp Giáo dục Mầm non: Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm ‘chơi mà học, học bằng chơi’.” 2,tr 4. Ở trường MN trẻ được học một cách tự nhiên qua việc tham gia vào các trò chơi trong sinh hoạt hằng ngày, trong các buổi tham quan dạo chơi, trên giờ học và đặc biệt là trong giờ chơi tự do (GCTD). Trong GCTD, trẻ có thể chơi và thực hiện các hoạt động ở các góc chơi (các khu vực hoạt động) khác nhau. Tổ chức tốt GCTD dành cho trẻ là một trong những yêu cầu quan trọng của việc thực hiện chế độ sinh hoạt ở trường MN, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ. Vai trò của GCTD trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường MN được khẳng định bởi bầu không khí khoáng đạt tự do dành cho trẻ. Trong GCTD trẻ được chơi thỏa thích với các trò chơi đa dạng, phong phú. Trẻ được tự do trải nghiệm, tự lực trong khi chơi: “Trong cuộc sống thực tế các cháu hoàn toàn là trẻ con, chúng chưa có tính tự lực nào cả, chúng bị lôi cuốn theo dòng chảy của cuộc sống một cách mù quáng và thờ ơ, nhưng trong trò chơi chúng là những con người trưởng thành, đang thử sức lực của mình và tự lực tổ chức sự sáng tạo của mình..trò chơi là phương tiện để phát triển tính sáng tạo, để hình thành cho các cháu những năng lực như: năng lực cảm giác vận động, năng lực trí tuệ, ngôn ngữ”26, tr10. Trong GCTD trẻ có cơ hội để chơi những trò chơi mà trẻ yêu thích, lúc này “Vị thế chủ thể của trẻ được phát huy và khẳng định”.11, tr 136.Chính vì được tự do thể hiện mình nên trẻ rất hào hứng, tích cực trong khi vui chơi, điều đó có một ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Hiện nay, ở hầu hết các lớp mẫu giáo hoạt động của trẻ trong GCTD được tổ chức theo các nhóm hoặc cá nhân tạo thành các góc chơi đa dạng. Có thể phân các góc chơi của trẻ thành hai nhóm: Nhóm các góc chơi dành cho các trò chơi mà trẻ là chủ nhân sáng tạo ra nội dung chơi, cách thức chơi (góc chơi đóng vai, góc chơi lắp rápxây dựng, góc chơi ghép hình, góc sân khấu, âm nhạc, khám phá... ) và nhóm các góc chơi với nội dung hoạt động của trẻ trong chừng mực nhất định đã được qui ước bởi các bài tập – trò chơi học tập (góc làm quen với biểu tượng ban đầu về toán, góc làm quen chữ viết, môi trường xung quanh...). Những góc chơi với nội dung hoạt động của trẻ trong chừng mực nhất định đã được qui ước bởi các bài tập – trò chơi học tập là các góc hoạt động với những bộ đồ chơi học tập đa dạng với mục đích ôn luyện củng cố kiến thức toán, làm quen với môi trường xung quanh, làm quen chữ viết...đây là những hình thức trò chơi để trẻ tiếp tục củng cố kiến thức kĩ năng đã được lĩnh hội trên giờ học và có cả những trò chơi nhằm cung cấp biểu tượng, tri thức mới. Những trò chơi này ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ Mầm non, được gọi chung là trò chơi học tập (TCHT) cũng có vị trí nhất định trong GCTD của trẻ ở trường MN. Trò chơi học tập (TCHT) có vị trí quan trọng trong hệ thống các phương tiện giáo dục – dạy học cho trẻ MN. Với đặc thù vừa mang tính chơi vừa chứa đựng nhiệm vụ nhận thức, TCHT là phương tiện không thể thiếu trong hoạt động giáo dục trẻ MN. TCHT là trò chơi mà nhiệm vụ trí lực được thực hiện dưới hình thức nhiệm vụ chơi vui vẻ, thoải mái. Ở đây nội dung học tập được ghép vào nội dung chơi, động cơ học tập hòa vào động cơ chơi. Việc thực hiện thao tác chơi, hành động chơi chính là thực hiện các nhiệm vụ trí dục. Với trẻ mẫu giáo 56 tuổi việc tự lực giải quyết các nhiệm vụ nhận thức được đặt ra trong các TCHT có ý nghĩa quan trọng, vừa trực tiếp tham gia vào việc chuẩn bị cho trẻ học tập ở trường phổ thông, vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển của các quá trình nhận thức đặc biệt là hứng thú nhận thức và khả năng tập trung chú ý. Tổ chức trò chơi học tập trong GCTD đòi hỏi giáo viên vừa làm tốt khâu chuẩn bị, vừa biết cách khơi gợi duy trì hứng thú ở trẻ, trợ giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ nhận thức có trong trò chơi cũng như giải quyết các tình huống nảy sinh khi chơi. Trong GCTD cho dù chơi ở bất cứ góc nào thì trẻ vẫn cần được tự do chơi, tự do hoạt động theo ý thích và khả năng của mình. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy, trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi các TCHT trong GCTD còn nhiều bất cập, trong đó nổi lên là việc trẻ không hứng thú, hoặc ít hoặc không thích tham gia vào chơi nếu có chơi cũng chỉ trong thời gian rất ngắn vì trẻ cảm thấy chán. Nhiều giáo viên cho rằng vì trò chơi này quá khô khan, đòi hỏi trẻ ngồi yên để “ làm bài tập”, trong khi trẻ thì rất hiếu động, thích các trò chơi xây dựng hay bán hàng, đóng vai. Có giáo viên cho rằng chỉ những trẻ nào giỏi và thông minh, tính trầm thì mới thích chơi những trò chơi này. Nhiều trẻ không có sự kiên nhẫn trong quá trình chơi và không muốn ngồi yên một chỗ để tư duy giải quyết bài toán của trò chơi. Khó khăn mà giáo viên đưa ra khi tổ chức các TCHT trong GCTD là việc đầu tư đồ chơi hay bài tập tốn nhiều thời gian, công sức: thiết kế bài tập, hướng dẫn luật chơi vì trong các trò chơi này có những quy luật nhất định đòi hỏi trẻ phải tuân theo để đạt kết quả cuối cùng của trò chơi. Giáo viên cho rằng mình không có thời gian tìm nguồn thông tin, tài liệu tham khảo để thiết kế trò chơi cho trẻ hoạt động nên ít đầu tư cho nhũng trò chơi này do vậy trò chơi lặp đi lặp lại, ít có sự phát triển hay thay đổi dẫn đến việc trẻ chán không thích chơi. Việc tổ chức thực hiện chương trình theo chủ đề đôi khi cũng làm cho giáo viên bị áp lực phải thiết kế trò chơi theo chủ đề đề tài, trong khi có nhiều trò chơi không thể lồng ghép vào nội dung chủ đề nhất định... Về hoạt động của trẻ tại các góc TCHT, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn có nhận xét: Hoạt động rất khô khan, thiếu ý tưởng mới để thu hút đối tượng, các hoạt động rất rời rạc, có sự lặp đi lặp lại một cách liên tục ..., có sự rập khuôn của các trò chơi; câu hỏi; thực nghiệm; thí nghiệm, ỷ tưởng quá ‘bao la’; ‘mông lung’, thiếu hẳn sự động viên hoặc tính thách thức trong ý tưởng” 31; Và: “Thực trạng cho thấy giáo viên chỉ sử dụng trò chơi học tập trong ‘tiết học’ là chủ yếu mà ở góc chơi thì trò chơi học tập không hề có cơ hội xuất hiện” 29, tr 13, trong khi trò chơi học tập là một phần không thể thiếu của giờ chơi tự do cả trong lớp và ngoài trời. Trò chơi có luật trong đó có trò chơi học tập không chỉ là những trò giải trí lành mạnh đem đến cho người chơi tâm trạng lạc quan yêu đời, mỗi trò chơi có luật đều chứa những giá trị giáo dục nhất định và là phương tiện giúp trẻ trau dồi củng cố tri thức, rèn luyện các kỹ năng nhận thức (quan sát, tư duy, ghi nhớ ...), kỹ năng vận động (chạy, ném, nhảy...) cùng với những phẩm chất trí tuệ, thể chất và những phẩm chất nhân cách khác 11,tr 72. Làm thế nào để tổ chức trò chơi học tập trong giờ chơi tự do thực sự tích cực, hứng thú đem lại niềm vui nhận thức cho trẻ đồng thời góp phần giải quyết nội dung nhiệm vụ của chương trình giáo dục?. Đề tài Thực trạng tổ chức trò chơi học tập trong giờ chơi tự do ở lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi được xây dựng nhằm xác định cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc giải quyết vấn đề nêu trên. 2. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng và đưa ra đánh giá một cách khoa học về việc tổ chức TCHT trong giờ chơi tự do ở lớp mẫu giáo (MG) 5 – 6 tuổi, trên cơ sở đó có những đề xuất cụ thể về giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức tổ chức TCHT trong giờ chơi tự do ở lớp MG 5 6 tuổi. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Cách thức tổ chức trò chơi học tập trong giờ chơi tự do ở lớp MG 5 – 6 tuổi. 3.2. Khách thể nghiên cứu: Phương pháp tổ chức giờ chơi tự do ở lớp MG 5 – 6 tuổi . 4. Giả thuyết nghiên cứu: Việc tổ chức TCHT trong giờ chơi tự do ở lớp MG 5 – 6 tuổi còn hạn chế cả về biện pháp tổ chức và về nội dung hoạt động của trẻ: trẻ ít hứng thú, tích cực khi chơi; nội dung các trò chơi đơn điệu, nghèo nàn, thiếu hệ thống, lặp đi lặp lại trong thời gian dài; môi trường cho trẻ chơi TCHT chưa thật sự hấp dẫn trẻ; giáo viên chưa có nhận thức đầy đủ về vai trò cũng như phương pháp tổ chức TCHT trong GCTD.

Trang 1

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG GIỜ CHƠI

TỰ DO Ở LỚP MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Chơi là hoạt động chủ đạo chủ đạo của trẻ Mầm non (MN), có vaitrò to lớn ấn định tính chất của quá trình giáo dục trẻ MN – đó là nhậnđịnh của nhiều nhà tâm lí học, giáo dục học lứa tuổi MN [9, 34, 35 ].Quan điểm đó được quán triệt rõ trong phương pháp giáo dục trẻ MNViệt Nam Chương trình Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành đã đưa ra mục tiêu, yêu cầu về nội dung; phương pháp giáo dụcMầm non, trong đó đã nêu rõ yêu cầu về phương pháp Giáo dục Mầmnon: "Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điềukiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanhdưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theophương châm ‘chơi mà học, học bằng chơi’.” [2,tr 4] Ở trường MN trẻđược học một cách tự nhiên qua việc tham gia vào các trò chơi trongsinh hoạt hằng ngày, trong các buổi tham quan dạo chơi, trên giờ học vàđặc biệt là trong giờ chơi tự do (GCTD) Trong GCTD, trẻ có thể chơi vàthực hiện các hoạt động ở các góc chơi (các khu vực hoạt động) khácnhau Tổ chức tốt GCTD dành cho trẻ là một trong những yêu cầu quantrọng của việc thực hiện chế độ sinh hoạt ở trường MN, góp phần thựchiện mục tiêu giáo dục trẻ Vai trò của GCTD trong sinh hoạt hàng ngàycủa trẻ ở trường MN được khẳng định bởi bầu không khí khoáng đạt tự

do dành cho trẻ Trong GCTD trẻ được chơi thỏa thích với các trò chơi

đa dạng, phong phú Trẻ được tự do trải nghiệm, tự lực trong khi chơi:

“Trong cuộc sống thực tế các cháu hoàn toàn là trẻ con, chúng chưa cótính tự lực nào cả, chúng bị lôi cuốn theo dòng chảy của cuộc sống một

Trang 2

cách mù quáng và thờ ơ, nhưng trong trò chơi chúng là những con ngườitrưởng thành, đang thử sức lực của mình và tự lực tổ chức sự sáng tạocủa mình trò chơi là phương tiện để phát triển tính sáng tạo, để hìnhthành cho các cháu những năng lực như: năng lực cảm giác vận động,năng lực trí tuệ, ngôn ngữ”[26, tr10] Trong GCTD trẻ có cơ hội để chơinhững trò chơi mà trẻ yêu thích, lúc này “Vị thế chủ thể của trẻ đượcphát huy và khẳng định”.[11, tr 136].Chính vì được tự do thể hiện mìnhnên trẻ rất hào hứng, tích cực trong khi vui chơi, điều đó có một ý nghĩa

to lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ

Hiện nay, ở hầu hết các lớp mẫu giáo hoạt động của trẻ trongGCTD được tổ chức theo các nhóm hoặc cá nhân tạo thành các góc chơi

đa dạng Có thể phân các góc chơi của trẻ thành hai nhóm: Nhóm các gócchơi dành cho các trò chơi mà trẻ là chủ nhân sáng tạo ra nội dung chơi,cách thức chơi (góc chơi đóng vai, góc chơi lắp ráp-xây dựng, góc chơighép hình, góc sân khấu, âm nhạc, khám phá ) và nhóm các góc chơi vớinội dung hoạt động của trẻ trong chừng mực nhất định đã được qui ướcbởi các bài tập – trò chơi học tập (góc làm quen với biểu tượng ban đầu vềtoán, góc làm quen chữ viết, môi trường xung quanh ) Những góc chơivới nội dung hoạt động của trẻ trong chừng mực nhất định đã được quiước bởi các bài tập – trò chơi học tập là các góc hoạt động với những bộ

đồ chơi học tập đa dạng với mục đích ôn luyện củng cố kiến thức toán,làm quen với môi trường xung quanh, làm quen chữ viết đây là nhữnghình thức trò chơi để trẻ tiếp tục củng cố kiến thức kĩ năng đã được lĩnhhội trên giờ học và có cả những trò chơi nhằm cung cấp biểu tượng, trithức mới Những trò chơi này ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trí tuệcủa trẻ Mầm non, được gọi chung là trò chơi học tập (TCHT) cũng có vịtrí nhất định trong GCTD của trẻ ở trường MN

Trang 3

Trò chơi học tập (TCHT) có vị trí quan trọng trong hệ thống cácphương tiện giáo dục – dạy học cho trẻ MN Với đặc thù vừa mang tínhchơi vừa chứa đựng nhiệm vụ nhận thức, TCHT là phương tiện không thểthiếu trong hoạt động giáo dục trẻ MN TCHT là trò chơi mà nhiệm vụ trílực được thực hiện dưới hình thức nhiệm vụ chơi vui vẻ, thoải mái Ở đâynội dung học tập được ghép vào nội dung chơi, động cơ học tập hòa vàođộng cơ chơi Việc thực hiện thao tác chơi, hành động chơi chính là thựchiện các nhiệm vụ trí dục Với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi việc tự lực giải quyếtcác nhiệm vụ nhận thức được đặt ra trong các TCHT có ý nghĩa quantrọng, vừa trực tiếp tham gia vào việc chuẩn bị cho trẻ học tập ở trườngphổ thông, vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển của các quá trình nhậnthức đặc biệt là hứng thú nhận thức và khả năng tập trung chú ý

Tổ chức trò chơi học tập trong GCTD đòi hỏi giáo viên vừa làm tốtkhâu chuẩn bị, vừa biết cách khơi gợi duy trì hứng thú ở trẻ, trợ giúp trẻgiải quyết nhiệm vụ nhận thức có trong trò chơi cũng như giải quyết cáctình huống nảy sinh khi chơi Trong GCTD cho dù chơi ở bất cứ góc nàothì trẻ vẫn cần được tự do chơi, tự do hoạt động theo ý thích và khả năngcủa mình

Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy, trong quá trình tổ chức chotrẻ chơi các TCHT trong GCTD còn nhiều bất cập, trong đó nổi lên làviệc trẻ không hứng thú, hoặc ít hoặc không thích tham gia vào chơi nếu

có chơi cũng chỉ trong thời gian rất ngắn vì trẻ cảm thấy chán Nhiềugiáo viên cho rằng vì trò chơi này quá khô khan, đòi hỏi trẻ ngồi yên để “làm bài tập”, trong khi trẻ thì rất hiếu động, thích các trò chơi xây dựnghay bán hàng, đóng vai Có giáo viên cho rằng chỉ những trẻ nào giỏi vàthông minh, tính trầm thì mới thích chơi những trò chơi này Nhiều trẻkhông có sự kiên nhẫn trong quá trình chơi và không muốn ngồi yên mộtchỗ để tư duy giải quyết bài toán của trò chơi

Trang 4

Khó khăn mà giáo viên đưa ra khi tổ chức các TCHT trong GCTD

là việc đầu tư đồ chơi hay bài tập tốn nhiều thời gian, công sức: thiết kếbài tập, hướng dẫn luật chơi vì trong các trò chơi này có những quy luậtnhất định đòi hỏi trẻ phải tuân theo để đạt kết quả cuối cùng của trò chơi.Giáo viên cho rằng mình không có thời gian tìm nguồn thông tin, tài liệutham khảo để thiết kế trò chơi cho trẻ hoạt động nên ít đầu tư cho nhũngtrò chơi này do vậy trò chơi lặp đi lặp lại, ít có sự phát triển hay thay đổidẫn đến việc trẻ chán không thích chơi Việc tổ chức thực hiện chươngtrình theo chủ đề đôi khi cũng làm cho giáo viên bị áp lực phải thiết kếtrò chơi theo chủ đề- đề tài, trong khi có nhiều trò chơi không thể lồngghép vào nội dung chủ đề nhất định

Về hoạt động của trẻ tại các góc TCHT, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn

có nhận xét: "Hoạt động rất khô khan, thiếu ý tưởng mới để thu hút đốitượng, các hoạt động rất rời rạc, có sự lặp đi lặp lại một cách liên tục ,

có sự rập khuôn của các trò chơi; câu hỏi; thực nghiệm; thí nghiệm, ỷtưởng quá ‘bao la’; ‘mông lung’, thiếu hẳn sự động viên hoặc tính tháchthức trong ý tưởng” [31]; Và: “Thực trạng cho thấy giáo viên chỉ sửdụng trò chơi học tập trong ‘tiết học’ là chủ yếu mà ở góc chơi thì tròchơi học tập không hề có cơ hội xuất hiện” [29, tr 13], trong khi trò chơihọc tập là một phần không thể thiếu của giờ chơi tự do cả trong lớp vàngoài trời Trò chơi có luật trong đó có trò chơi học tập không chỉ lànhững trò giải trí lành mạnh đem đến cho người chơi tâm trạng lạc quanyêu đời, mỗi trò chơi có luật đều chứa những giá trị giáo dục nhất định

và là phương tiện giúp trẻ trau dồi củng cố tri thức, rèn luyện các kỹnăng nhận thức (quan sát, tư duy, ghi nhớ ), kỹ năng vận động (chạy,ném, nhảy ) cùng với những phẩm chất trí tuệ, thể chất và những phẩmchất nhân cách khác [11,tr 72]

Trang 5

Làm thế nào để tổ chức trò chơi học tập trong giờ chơi tự do thực

sự tích cực, hứng thú đem lại niềm vui nhận thức cho trẻ đồng thời gópphần giải quyết nội dung nhiệm vụ của chương trình giáo dục? Đề tài

"Thực trạng tổ chức trò chơi học tập trong giờ chơi tự do ở lớp mẫu giáo

5 – 6 tuổi" được xây dựng nhằm xác định cơ sở khoa học và thực tiễncho việc giải quyết vấn đề nêu trên

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Cách thức tổ chức trò chơi học tập trong giờ chơi tự do ở lớp MG

5 – 6 tuổi

3.2 Khách thể nghiên cứu:

Phương pháp tổ chức giờ chơi tự do ở lớp MG 5 – 6 tuổi

4 Giả thuyết nghiên cứu:

Việc tổ chức TCHT trong giờ chơi tự do ở lớp MG 5 – 6 tuổi cònhạn chế cả về biện pháp tổ chức và về nội dung hoạt động của trẻ: trẻ íthứng thú, tích cực khi chơi; nội dung các trò chơi đơn điệu, nghèo nàn,thiếu hệ thống, lặp đi lặp lại trong thời gian dài; môi trường cho trẻ chơiTCHT chưa thật sự hấp dẫn trẻ; giáo viên chưa có nhận thức đầy đủ vềvai trò cũng như phương pháp tổ chức TCHT trong GCTD

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

5.1 Nghiên cứu lý luận về tổ chức trò chơi học tập trong giờ

chơi tự do ở lớp MG 5 – 6 tuổi

Trang 6

5.1.1 Giờ chơi tự do của trẻ MG 5-6 tuổi (khái niệm,đặc điểm, cách thức tổ chức và nội dung hoạt độngcủa trẻ…)

5.1.2 TCHT và vị trí của TCHT trong GCTD5.1.3 Những yêu cầu lựa chọn và hướng dẫn trẻ 5 – 6tuổi chơi TCHT trong giờ chơi tự do

5.1.4 Xây dựng tiêu chí đánh giá thực trạng tổ chứctrò chơi học tập trong giờ chơi tự do ở lớp mẫu giáo 5– 6 tuổi

5.2 Khảo sát thực trạng tổ chức TCHT trong GCTD ở lớp mẫu

giáo 5 – 6 tuổi 5.2.1 Môi trường TCHT trong giờ chơi tự do 5.2.2 Cách thức giáo viên tổ chức TCHT trong giờchơi tự do ở lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi

5.2.3 Hứng thú của trẻ 5-6 tuổi đối với những TCHTtrong GCTD

5.2.4 Nhận thức của giáo viên các lớp khảo sát vềTCHT và phương pháp tổ chức TCHT trong giờ chơi

tự do ở lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi

5.2.5 Đánh giá việc tổ chức TCHT trong giờ chơi tự

do ở lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi5.2.6 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tổchức TCHT trong giờ chơi tự do ở lớp mẫu giáo 5 – 6tuổi

6 Phương pháp nghiên cứu:

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Trang 7

6.1.1 Tập hợp, thu thập tài liệu, phân tích, tổnghợp lý luận tổ chức TCHT trong giờ chơi tự do ở lớpmẫu giáo 5 – 6 tuổi, xây dựng các khái niệm công cụ

và hệ thống tiêu chí khảo sát của đề tài

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

6.2.1 Phương pháp quan sát:

- Đối tượng quan sát:

 Môi trường TCHT trong giờ chơi tự do

 Cách thức giáo viên tổ chức cho trẻ MG 5 – 6 tuổi chơi cáctrò chơi học tập trong giờ chơi tự do

 Hoạt động chơi các TCHT của trẻ 5-6 tuổi trong giờ chơi tựdo

- Nội dung quan sát:

 Cách thức giáo viên MG 5 – 6 tuổi tổ chức TCHT trong giờchơi tự do đối chiếu với các tiêu chí đã xác định

 Ảnh hưởng của cách thức giáo viên tổ chức TCHT trong giờchơi tự do lên việc triển khai hoạt động của trẻ

Phương pháp quan sát được phối hợp cùng phương pháp tròchuyện với giáo viên mầm non ngay sau buổi chơi được quan sát

6.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi:

- Đối tượng điều tra: Giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi ở các trường

MN thuộc diện khảo sát

- Nội dung điều tra:

Trang 8

o Nhận thức của giáo viên về bản chất, ý nghĩa, vai tròcũng như cách thức tổ chức TCHT trong giờ chơi tự do ởlớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi

o Thực trạng giáo viên tổ chức TCHT trong giờ chơi tự do

ở lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi

o Những khó khăn và đề xuất của giáo viên đối với việc tổchức TCHT trong giờ chơi tự do ở lớp mẫu giáo 5 – 6tuổi

6.2.3 Phương pháp nghiên cứu hồ sơ giáo dục của giáo

viên mầm non:

Nghiên cứu kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi tự dotrong lớp của giáo viên mầm non các lớp khảo sát nhằmtìm hiểu cách thức tổ chức TCHT trong giờ chơi tự do ởlớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở thời điểm khảo sát

6.3 Phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu:

Phương pháp thống kê toán học được ứng dụng để xác định tínhxác thực của các số liệu nghiên cứu thu được

7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:

7.1 Giới hạn về nội dung:

Trang 9

- Việc khảo sát tổ chức TCHT trong giờ chơi tự do ở lớp mẫugiáo 5 – 6 tuổi được giới hạn trong phạm vi các TCHT trongGCTD trong lớp học tại trường Mầm non và trong phạm vi 2chủ đề/lớp khảo sát

- Thử nghiệm 1-2 giải pháp để bước đầu nhận xét về hiệu quả và tínhkhả thi

7.2 Về địa bàn nghiên cứu:

Nghiên cứu thực trạng được triển khai tại 10 trường MN thuộcThành phố Hồ Chí Minh, gồm các trường: Quận 7 (Tân Hưng, TânPhong, Tân Mỹ, Tân Kiểng); Quận Tân Phú (Hoa Anh Đào, Thuỷ Tiên,Hoa Hồng, Bông Sen, Phượng Hồng, Rạng Đông) Các trường này trựcthuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Đa số cáctrường có đội ngũ cán bộ; giáo viên nhiệt tình, ham học hỏi và có kinhnghiệm trong giảng dạy, có những điều kiện thuận lợi cho việc chămsóc và giáo dục trẻ

Thử nghiệm ở trường mầm non Tân Hưng – Quận 7; Thuỷ Tiên

- Quận Tân Phú Hai trường dự kiến thử nghiệm đều có những điều kiệnthuận lợi cho công tác chăm sóc – giáo dục đạt hiệu quả Giáo viên cótrình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên, có tinh thần yêu trẻ Tập thể cán

bộ, giáo viên, công nhân viên các trường luôn phấn đấu để nâng caochất lượng nuôi dạy trẻ, thực sự thu hút phụ huynh đưa con em tớitrường học Các cháu học sinh ngoan ngoãn, khỏe mạnh, vui vẻ mỗi khiđến trường Đó là phần thưởng cao quý nhất và cũng là mục tiêu màtoàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên các trường luôn cố gắng phấnđấu đạt được

Thời gian khảo sát: từ tháng 1-2015 đến 3-2015

Trang 10

8 Đóng góp của đề tài:

Việc làm sáng tỏ thực trạng và một số biện pháp được đề xuất gópphần nâng cao chất lượng tổ chức TCHT trong giờ chơi tự do ở lớp mẫugiáo 5 – 6 tuổi

Kết quả nghiên cứu lí luận về tổ chức TCHT trong giờ chơi tự do

ở lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi cùng với những tư liệu thực tế thu thập đượctrong quá trình nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung thêm tài liệu hướng dẫnnghiệp vụ dành cho GVMN

9 Dự kiến cấu trúc Luận văn:

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lụcthì có phần nội dung chính gồm 3 chương chính, cụ thể như sau:

CHƯƠNG I LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONGGIỜ CHƠI TỰ DO Ở LỚP MG 5 – 6 TUỔI

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 5-6TUỔI TẠI CÁC GÓC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG GIỜ CHƠI TỰDO

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔCHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC GÓC TRÒ CHƠIHỌC TẬP TRONG GIỜ CHƠI TỰ DO

NỘI DUNG

CHƯƠNG I LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬPTRONG GIỜ CHƠI TỰ DO Ở LỚP MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI

Trang 11

1.1 Tổng quan một số công trình nghiên cứu về tổ chức hoạt động vuichơi của trẻ ở trường mầm non.

1.1.1 Một số nghiên cứu về tổ chức giờ chơi tự do của trẻ mẫugiáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

Hiện có rất ít công trình nghiên cứu về GCTD của trẻ mẫu giáo Hầuhết các phần nghiên cứu về GCTD đều kết hợp với nghiên cứu cùng cáchoạt động khác hoặc chỉ tìm hiểu phần thực hành cụ thể, chưa có kiếnthức lí luận tổng quát, do đây là tài liệu hiếm hoi Chứng tỏ mảng nàykhông được coi trọng trong giáo dục trẻ mầm non Đa số lí thuyết vềGCTD được đồng nhất với hoạt động góc của trẻ Có thể kể ra một sốcuốn sách, bài nghiên cứu có đề cập tới GCTD như sau:

Cuốn “Thiết kế các hoạt động học có chủ đích, hoạt động góc vàhoạt động ngoài trời trong trường mầm non : Trẻ 5 - 6 tuổi” theo một sốchủ đề như: Chủ đề gia đình Chủ đề nghề nghiệp,…Cuốn sách của LêThị Huệ, Trần Thị Hương, Phạm Thị Tâm (ch.b.) , NXB Giáo dục,

2010, đã tái bản nhiều lần Cuốn sách như cuốn giáo án dành cho giáoviên mần non trong việc thiết kế hoạt động trong GCTD

Tiếp theo là cuốn “Bài tập tình huống giáo dục trong tổ chức hoạtđộng góc cho trẻ mẫu giáo” của Nguyễn Thị Oanh, NXB Giáo dục,

2009 Cuốn sách đặt ra những tình huống xuất hiện trong lúc quản lí trẻchơi trong GCTD và đưa ra cách xử lí phù hợp

Ngoài ra, có nhiều tiểu luận, sáng kiến kinh nghiệm của các giáo viên mầm non liên quan tới vấn đề này, như: “Một số biện pháp để thực hiện tốt hoạt động góc” của Đàm Thị Minh Hiếu, “Một số biện pháp giúp trẻ chơi tốt hoạt động góc” của Nguyễn Thị Thành, “Biện pháp để trẻ hoạt động góc đạt kết quả tốt hơn” của Hồ Kim Phượng, Các tiểu

Trang 12

luận này thiên về đưa ra biện pháp mang tính định hướng và có thử nghiệm ở một trường mẫu giáo cụ thể

Tóm lại, các tài liệu nói về GCTD đa số liên quan tới thực hành và

đi sâu vào hoạt động góc Đa số tài liệu đều nêu được biện pháp trong các GCTD Tuy vậy, tôi thấy biện pháp tổ chức TCHT không được nhắc tới cụ thể, trong khi đây lại là một trong những mảng quan trọng trong GCTD

1.1.2 Một số nghiên cứu vấn đề về trò chơi học tập và phươngpháp hướng dẫn trò chơi học tập trong giờ chơi tự do

1.1.2.1 Trên thế giới

TCHT là một biện pháp giáo dục rất hấp dẫn đối với trẻ Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này Hầu hết họ đều khẳng định TCHT có vai trò lớn với trẻ em và đưa ra một số cách thức áp dụng Tiêu biểu có thể kể tới nhà sư phạm nổi tiếng người Tiệp KhắcI.A.Komenxki(1592-1670) Ông coi trò chơi dạy học là một dạng hoạtđộng trí tuệ nghiêm túc, là nơi mọi khả năng của trẻ em được phát triển,

mở rộng phong phú thêm vốn hiểu biết Đó là phương tiện phát triểntoàn diện cho trẻ, là hình thức hoạt động cần thiết, phù hợp với bản chất

và khuynh hướng của trẻ I.A.Komenxki đã khuyên người lớn phải chú

ý đến trò chơi dạy học cho trẻ và phải hướng dẫn, chỉ đạo đúng đắn chotrẻ chơi.[14,tr24]

Thứ hai là công trình nghiên cứu của nhà sư phạm người ĐứcPh.Phroebel (1782-1852) Ông cho rằng cần kết hợp dạy học với trò chơicho trẻ Theo ông, những trò chơi này mang lại cho người học niềm vui

và phát triển năng lực trí tuệ của chúng, đáp ứng được nhu cầu và phùhợp với đặc điểm của người học và tất nhiên hiệu quả tiết học sẽ cao

Trang 13

hơn Do vậy ở tiết học, giáo viên cần sử dụng các phương pháp, biệnpháp chơi hoặc tiến hành tiết học dưới hình thức chơi Ông đã đưa ra hệthống trò chơi học tập dùng lời như: trò chơi gọi tên, trò chơi phát triển

kỹ năng khái quát tên gọi của cá thể, trò chơi đoán từ trái nghĩa, điềnnhững từ còn thiếu Tuy nhiên, Ph.Phroebel lại cho rằng, nhà giáo dụcchỉ cần phát triển cái vốn có sẵn của trẻ, thông qua trò chơi trẻ nhậnthức được cái khởi đầu do thượng đế sinh ra tồn tại ở khắp mọi nơi, nhậnthức được những qui luật tạo ra thế giới, tạo ra ngay chính bản thânmình Ông phủ nhận tính sáng tạo và tính tích cực của trẻ trong khi chơi

Vì thế quan điểm của ông về trò chơi tuy hay nhưng mang tư tưởngduy tâm thần bí [14, 25-26]

TCDH còn được phản ánh trong công trình của R.I.Giucovxkaia,VR.Bexpalova, E.I.Udalsova, Đặc biệt, R.I.Giucovxkaia đã chỉ ranhững tiềm năng và lợi thế của TCHT, coi TCHT như là hình thức dạyhọc, giúp người học lĩnh hội những tri thức mới Từ đó, bà đã soạn thảo

ra một số “tiết học – trò chơi” và đưa ra một số yêu cầu khi xây dựngchúng

Vậy tóm lại, ta thấy các nhà nghiên cứu nước ngoài đã chú ý tớiTCHT, ý thức được vai trò của nó Tuy nghiên nội dung của các côngtrình vẫn chủ yếu là nghiên cứu lí luận, chưa có phần thực tiễn sử dụng

cụ thể

1.1.2.2 Tại Việt Nam

Ở Việt Nam,các công trình nghiên cứu về TCDH mang tính thựctiễn cao hơn và tương đối sáng tạo

Đầu tiên, phải nói tới những cuốn sách mang tính định hướng của

Bộ và các trường đại học Trong đó, có giáo trình “Tâm lí học trẻ em”,

Trang 14

“Giáo dục học mẫu giáo” của các trường ĐHSP: đây là hai cuốn bổ sung

lí luận về TCHT Tiếp theo là cuốn “Hướng dẫn trẻ chơi như thế nào”,

“Chương trình chăm sóc giáo dục mần non và hướng dẫn thực hiện 5-6tuổi” của Bộ GD Các cuốn sách đã đề ra hướng dẫn chơi kèm trò chơi

cụ thể

Ngoài ra, phải kể tới các đề tài nghiên cứu về TCHT nhưng hầu hếtchỉ khai thác trò chơi phục vụ dạy học theo một ý đồ sắp đặt trước chứchưa chú ý tới tính chủ động sáng tạo của bản thân trẻ và cũng chưa có

đề tài nào nghiên cứu về TCHT trong GCTD cả Tiêu biểu có thể kể tới

đề tài cấp bộ “Đổi mới tổ chức hoạt động học tập và vui chơi trongtrường mẫu giáo theo hướng tiếp cận tích hợp chủ đề”, “Sử dụng TCHTnhư một phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực nhận thức chotrẻ 5-6 tuổi”, “Những điều kiện tâm lí của việc tổ chức TCHT nhằmnâng cao chất lượng trí nhớ có chủ định của trẻ 5-6 tuôi” Đây là những

đề tài nhằm chuẩn bị tiền đề cho việc đổi mới chăm sóc trẻ từ 3 tới 6 tuổituy nhiên giờ chơi vẫn chưa được đổi mới

Có nhiều tác giả khác nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng tròchơi dạy học dưới các góc độ và các bộ môn khác nhau, ví dụ như dùngTCHT để nhằm củng cố kiến thức phục vụ một số môn học như: Hìnhthành biểu tượng toán sơ đẳng, làm quen với môi trường xung quanh ,rèn các giác quan chú ý, ghi nhớ, phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ.Các tác giả tiêu biểu của khuynh hướng này là Phan Huỳnh Hoa,VũMinh Hồng,Trương Kim Oanh,Phan Kim Liên, Lê Bích Ngọc, TrươngThị Xuân Huệ nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng trò chơi nhằm hìnhthành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ 5-6 tuổi Hứa Thị Hạnh nghiêncứu việc thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển trí tuệ củatrẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) Các tác giả đặc biệt quan tâm đến ý nghĩa

Trang 15

phát triển của trò chơi học tập, không chỉ phát triển ở các giác quan màphát triển các chức năng tâm lý chung của người học Đồng thời, cáctác giả đã nêu ra một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tậpcủa học sinh thông qua việc xây dựng và sử dụng trò chơi học tập Gần đây trong tác phẩm “Trò chơi trẻ em”, tác giả Nguyễn ÁnhTuyết đã đề cập đến trò chơi trí tuệ Loại trò chơi này có tác dụng thúcđẩy hoạt động trí tuệ của trẻ Trong tác phẩm này, bà đã giới thiệu một

số trò chơi trí tuệ dành cho trẻ em [35] Cùng với tác phẩm này còn có

“Tuyển tập các trò chơi phát triển cho trẻ mẫu giáo” của nhóm tác giảNguyễn Tạc, Nguyễn Trâm, Trần Hương sưu tầm – biên soạn Đây làcuốn sách tuyển chọn các trò chơi mở giúp trẻ vừa học vừa chơi [36] Bên cạnh đó, tác giả Trần Thị Ngọc Trâm đã thiết kế một hệ thốngTCHT nhằm phát triển khả năng khái quát hóa của trẻ mẫu giáo lớn [37] Tóm lại, điểm qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy từ trướcđến nay tuy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về TCHT Songchưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc xây dựng TCHTtrong GCTD cho trẻ 5-6 tuổi

1.2 Lý luận về tổ chức trò chơi học tập trong giờ chơi tự do ở lớp mẫugiáo 5 – 6 tuổi

1.2.1 Giờ chơi tự do của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Trang 16

1.2.1.1 Khái niệm giờ chơi tự do của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ởtrường mầm non

- Đặc điểm: đây là thời điểm trẻ được chơi tự do trong thời gian mộtngày học ở trường Hoạt động của trẻ có sự giám sát ít nhất của giáoviên Trẻ tự làm mọi việc để hoàn thành phần chơi Trẻ chơi chủ yếu domâu thuẫn nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước , muốnlàm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm Hoạtđộng không phải là thừa năng lượng ( Như các nhà tư sản phương tâyquan niệm) mà là hoạt động để trẻ tái tạo lại những kiến thức trẻ đã đượchọc, được nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy Thông qua đó, trẻ học được mẫunhân cách phù hợp với xã hội loài người

Trang 17

Thường giờ chơi được tổ chức sau thời gian học chính trên lớp vàđược thực hiện ở các góc lớp: góc học tập, góc xây dựng, góc phânvai, Góc phân vai là góc trẻ tham gia vào xã hội người lớn theo cáchriêng của mình Chúng tưởng tượng mình là người lớn và cũng đóng mộtcương vị xã hội như họ Ví dụ: Người mẹ , cô giáo, chú công nhân, bácsỹ… Với vai trò chúng tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cáchtổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng Nó có một đặc trưng rất riêng vìchơi của trẻ không phải là thật, mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy mangtính chất rất thật Góc học tập là nơi trẻ tái tạo lại những gì đã được côdạy trẻ trong tiết học hoặc những kiến thức chưa chuyển tải hết trong tiếthọc chung Nó nhằm tạo cho trẻ sự ghi nhớ vững bền hơn cùng tư duytrừu tượng phát triển, kèm theo là tư duy logic, tư duy ngôn ngữ cũngphát triển… Như vậy, rõ ràng hoạt động góc được phát triển và mở rộngdần theo sự phong phú và mở rộng các mối quan hệ qua lại của trẻ vớimôi trường xung quanh Bản chất hoạt động góc là một hoạt động phảnánh sáng tạo, độc đáo sự tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xungquanh Khi trẻ hoạt động góc có nghĩa là đang sống cuộc sống thực Cóthể nói trẻ thực sự là một chủ thể tích cực, hành động một cách tự lực, tựnguyện và tự tin.

- Ý nghĩa của giờ chơi tự do:

- Ý nghĩa của giờ chơi tự do:

* Phát huy tính tự chủ và tính tích cực hoạt động, tính tích cực nhậnthức

Tổ chức hoạt động góc đa dạng, phong phú sẽ kích thích tính tíchcực chủ động của trẻ từ việc lựa chọn khu vực chơi, lựa chọn đồ chơi, tròchơi đồng thời khuyến khích trẻ hoạt động theo khả năng, ý thức, tạođiều kiện cho trẻ có thể chuyển sang các khu vực chơi khác mà trẻ thích

Trang 18

Cách bố trí, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu dới dạng mởkích thích tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá của trẻ Tổ chứchoạt động góc hợp lý tạo cơ hội cho trẻ tự chọn những hoạt động mìnhthích, trẻ tự quyết định và tìm cách giải quyết nhiệm vụ Trẻ sẽ dần biết

“tự chịu trách nhiệm” với hành động của mình và biết đánh giá nhữngthành công hay thất bại của mình trong quá trình chơi Dần dần trẻ rút rađợc những bài học kinh nghiệm cho chính bản thân mình

GCTD cũng là phương tiện phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữviết cho trẻ Sự suy luận phán đoán, óc tư duy hình tượng và tư duy trừutượng tư duy lô rích của trẻ được hình thành và phát triển mạnh

* Hình thành ở trẻ những kỹ năng xã hội

Ở góc chơi, trẻ là một chủ thể hoạt động tích cực, trẻ được giao lưutrao đổi với các bạn trong nhóm chơi, với giáo viên Tổ chức hoạt độnggóc tạo môi trường giao tiếp tích cực, thân thiện, hoà đồng, ấm cúng, cởi

mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh,tạo cơ hội để trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng củamình.Trẻ dễ dàng tới những cái đẹp trong hành vi văn minh, trong cáchgiao tiếp, ứng xử Tổ chức khu vực chơi hợp lý, khuyến khích trẻ chơicùng nhau và làm việc cùng nhau, cùng nhau xây dựng, cùng nhau chơiđóng vai “gia đình”, “siêu thị”… trên cơ sở đó giúp trẻ tái hiện các mốiquan hệ trong gia đình, cộng đồng, làng xóm Qua đó trẻ học đợc cáchlàm việc với người khác, được học lẫn nhau, trẻ học cách chấp nhận( lắng nghe, tuân theo ý kiến chung ), chia sẻ những suy nghĩ cá nhân vớibạn Trẻ biết chia sẻ kinh nghiệm chơi,biết tạo ra môi trường giao tiếpcởi mở ấm cúng, dân chủ giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô Thông qua tròchơi sáng tạo, cô còn giúp trẻ hình thành phẩm chất đạo đức như: lòng

Trang 19

nhân ái, ân cần, tốt bụng, chu đáo, quan tâm, cảm thông thật thà, dũngcảm, kiên trì, chịu khó…đặc biệt là lòng nhân ái

GCTD còn giúp trẻ bộc lộ xúc cảm, tình cảm và thái độ của mìnhmột cách thoải mái, tự nhiên như thể hiện các vai chơi trong hoạt độngGóc Trẻ xúc động, vui buồn theo vai chơi của mình, trẻ bồn chồn lolắng hồi hộp, xót xa khi con ốm( trong trò chơi mẹ con); trẻ biết âu yếm,vuốt ve, chải đầu cho búp be (trò chơi với búp bê); trẻ thông cảm, vộivàng có trách nhiệm với bệnh nhân khi đóng vai bác sĩ

* Giáo dục thể chất

Các hoạt động có kèm theo vận động : Đi, chạy, nhẩy những vậnđộng này sẽ giúp đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, tăng hô hấp, máu lưuthông…giúp cho các chức năng khác nhau của cơ thể phát triển và củng

cố các vận động cơ bản Đi, chạy nhảy phát triển các tố chất nhanh,mạnh, bền, khéo… Mặt khác trong khi hoạt động với nhiều thể loại hoạtđộng với nhiều chủng loại phong phú với các đồ chơi hấp dẫn nhiều mầusắc, trẻ phấn khởi là điều kiện tốt cho sự phát triển thể lực và tâm lý trẻmẫu giáo

Tóm lại, với những ý nghĩa rất quan trọng như trên hoạt động góc

có giá trị rất lớn trong việc phát triển toàn diện nhân của trẻ mẫu giáo và

đã trở thành phương tiện để giáo dục trẻ em; có giá trị không nhỏ nóquyết định sự thành công trong việc phát triển tình cảm xã hội – pháttriển thẩm mỹ- phát triển thể chất – phát triển ngôn ngữ - phát triển nhậnthức Hay nói cách khác nó là phương tiện giáo dục không thể thiếunhằm phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ ở trường mầm non

- Nội dung:

+ Trẻ tự chơi theo các chủ đề giáo viên định trước

Trang 20

Các chủ điểm chơi rất phong phú, có thể ví dụ một số chủ điểm sau:Bản thân, Gia đình, Môi trường xã hội, Dinh dưỡng và sức khỏe, Trườngmầm non, Động vật Thực vật, Đồ dùng đồ chơi, Nghề nghiệp,…

+ Trong GCTD, trẻ có thể sử dụng các loại trò chơi được tổ chức trongthực hiện chương trình giáo dục mầm non như: trò chơi đóng vai trò chơilắp ghép, xây dựng; trò chơi đóng kịch, trò chơi học tập; trò chơi vận động, trò chơi dân gian…

1.2.1.2 Môi trường cho trẻ hoạt động trong giờ chơi tự do

Môi trường xung quanh lớp là đồ chơi, tranh ảnh, sách vở,…ở lớp

và các góc chơi Nó giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động Góc chơi phải trang trí hấp dẫn đẹp mắt, đồdùng đồ chơi đa dạng phong phú Có một số loại góc chơi là: góc học tập, thiên nhiên, xây dựng và phân vai Thường tuỳ thuộc vào mỗi chủ

đề mà có cách trang trí góc chơi cho phù hợp giúp tăng sự hứng thú để khám phá thế giới xung quanh và sáng tạo khi hoạt động

1.2.1.3 Cách thức tổ chức giờ chơi tự do của trẻ 5- 6 tuổi

- Chuẩn bị:

+ Giáo viên đóng vai trò là người lên kế hoạch để tổ chức, lập kếhoạch, xác định mục tiêu, nội dung các loại trò chơi, thời gian chơi, đồdùng, đồ chơi Việc lập kế hoạch và tổ chức cũng cần xem xét đến thờigian Một số hoạt động cần nhiều thời gian hơn hoạt động khác, trẻ cũngcần được tự do để sử dụng nhiều hay ít thời gian cho hoạt động mà trẻlựa chọn

+ Giáo viên tổ chức sắp xếp các góc hoạt động cho trẻ Tổ chức sắpxếp về cơ sở vật chất cho từng góc chơi: Sắp xếp các phương tiện giáodục, các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, các thiết bị dạy học, tạo

Trang 21

từng cá nhân hoặc nhóm nhỏ có thể lựa chọn theo nhu cầu và hứng thú.

Bố trí vị trí đặt thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phù hợp với tính chất của từnghoạt động góc, điều kiện thực tiễn ở địa phương đản bảo an toàn cho trẻ

và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ Đồ chơi phải đẹp, kích cỡkhông quá to hoặc quá nhỏ đối với trẻ Đồ chơi phải gắn với đời sốngthực, đảm bảo an toàn tuyệt đối với trẻ Lựa chọn đồ chơi cho trẻ gồmnhiều chi tiết phải có các giá, kệ giá…Có các giá, kệ để đồ dùng, đồchơi Các giá có thể dùng làm vách ngăn tạo ranh giới giữa các góc hoạtđộng, tạo lối đi lại dễ dàng cho trẻ khi tham gia hoạt động, hoặc quay cácgiá áp tường để giành không gian cho hoạt động nhóm đông trẻ Các đồdùng, đồ chơi, nguyên vật liệu mở phải được sắp xếp hợp lý dới dạng mở

để kích thích trẻ khám phá và trải nghiệm

Số lượng góc chơi cần bố trí nhiều với trẻ lứa tuổi trước Các gócchơi của trẻ cần đa dạng, phong phú hơn do trẻ đã có nhiều kinh nghiệmhơn Đặt tên góc sao cho dễ hiểu Giữa các góc có ranh giới rõ ràng( sửdụng tường, các giá, tủ ) có lối đi lại đủ rộng cho trẻ di chuyển Bố trícác góc ồn ào xa những góc chơi yên tĩnh Các hoạt động tại góc chơi cónội dung phức tạp dần phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ Khu vựchoạt động góc cần bố trí thuận lợi cho trẻ hoạt động theo khả năng, hứngthú, sở thích riêng Có chỗ cho hoạt động chung và hoạt động cá nhân,

có góc cố định, có góc di động hoặc thay đổi theo chủ đề

- Tổ chức GCTD:

+ Giáo viên là người tổ chức các nội dung hoạt động tại các gócchơi cho trẻ Giáo viên cần bố trí hợp lý về thời gian và không gian chocác nhóm chơi, hướng dẫn tạo điều kiện cho mỗi trẻ cùng suy nghĩ cùnglàm một việc gì đó không bị thúc ép, áp đặt, bắt chước lẫn nhau một cáchthụ động và khuyến khích trẻ quan sát và học hỏi Trong thời gian tổ

Trang 22

chức cho trẻ chơi, hoạt động ở các góc phụ thuộc vào kinh nghiệm củatrẻ và yêu cầu triển khai của chủ đề, cô có thể tổ chức, triển khai 4-5 gócphù hơp Không nhất thiết phải triển khai cùng một lúc với tất cả các gócchơi Giáo viên nên giới thiệu các góc chơi, hướng dẫn trẻ chọn gócchơi, ổn định các nhóm chơi.

+ Cùng trẻ tổ chức hoạt động góc: Khi đưa ra một chủ đề mới côcùng trẻ thảo luận để xây dựng những góc nào? Trong mỗi góc cần cónhững cái gì? và làm như thế nào để tạo ra những góc đó Việc này cầnhuy động kinh nghiệm, sáng tạo của mỗi trẻ, điều đó rất phù hợp vớiquan điểm quan trọng trong việc đổi mới GDMN là lấy trẻ làm trungtâm

+ Căn cứ vào nội dung và chủ đề chơi, giáo viên có thể tổ chức hoạtđộng theo nhóm độc lập tại góc chơi và phối hợp giữa các góc chơi: Nộidung hoạt động tại các góc chơi của trẻ rất phong phú, luôn thay đổi theotừng chủ đề Khi tổ chức hoạt động góc, giáo viên lồng ghép linh hoạtnhiều nội dung hoạt động giữa các góc để triển khai chủ đề chơi và có sựphối hợp giữa các góc chơi Căn cứ vào số lượng trẻ tham gia hoạt độngtại các khu vực chơi có thể tổ chức góc hoạt động theo 2 hình thức: cánhân hay nhóm nhỏ: Hoạt động góc là hoạt động tự do, theo ý thích củatrẻ Trẻ có thể chơi theo khả năng, sở thích cá nhân của trẻ Căn cứ vào

số lợng trẻ chơi ở trong khu vực mà giáo viên lựa chọn tổ chức hoạtđộng góc theo hình thức cá nhân hay nhóm nhỏ Căn cứ vào tính chấtmối quan hệ của cô giáo mầm non với trẻ có thể tổ chức cho trẻ chơi tự

do hoặc có hướng dẫn giám sát của giáo viên: Khi tham gia chơi ở góchoạt động, trẻ được làm việc theo cách nghĩ của mình, trẻ huy động, vậndụng vốn kinh nghiệm của bản thân trong trò chơi Trẻ đợc trải nghiệmhoặc tìm hiểu, khám phá cái mới dới sự hớng dẫn, gợi ý và giám sát của

Trang 23

giáo viên Căn cứ vào mối quan hệ này ( giữa cô - trẻ ) có thể tổ chứccho trẻ chơi tự do hoặc có sự hớng dẫn của giáo viên

+ Tạo tâm thế hoạt động cho trẻ: Giáo viên cần kích thích động cơbên trong của trẻ, gây hứng thú, lôi cuốn trẻ vào các hoạt động bằng cáchtạo các tình huống có vấn đề cho trẻ tham gia hoạt động

+ Tạo cơ hội cho trẻ quan sát các góc để trẻ tự hoạt động: Giáoviên cần linh hoạt lồng ghép các nội dung, nhiệm vụ giáo dục qua cáchsắp xếp, bố trí, tổ chức góc hoạt động cho trẻ Các đồ dùng, đồ chơi, cácthiết bị dạy học được sắp dưới dạng mở… từ đó kích thích tính tò mò,thích khám phá, tìm tòi và trải nghiệm ở trẻ

+ Phối hợp hoạt động góc để triển khai chủ đề: Các góc hoạt độngđợc tổ chức một cách linh hoạt, luân phiên, thay đổi theo từng chủ đề.Trong quá trình tổ chức hoạt động góc cho trẻ, giáo viên cần tạo mốiquan hệ qua lại giữa các góc chơi với nhau bằng các hoạt động của trẻ đểthực hiện chủ đề

+ Phát triển các trò chơi theo ý tưởng sáng tạo của trẻ và gợi ý củagiáo viên: Đây là yêu cầu đảm bảo tính tích cực, cá thể hoá hoạt độngcủa người học trong quá trình hướng dẫn và tổ chức hoạt động cho trẻ.Giáo viên cần tôn trọng ý kiến của trẻ, tuyệt đối không can thiệp thô bạovào trò chơi của trẻ, hoặc bắt trẻ chơi theo ý mình Thông qua đàm thoạiđặt câu hỏi, cô có thể nhập vai vào trò chơi để gợi ý, mở rộng trò chơicho trẻ một cách hợp lý

+ Quan sát quá trình hoạt động của trẻ để xác định hướng điềukhiển: Trong quá trình tổ chức hoạt động góc, cô không trực tiếp chơicùng trẻ mà chỉ bao quát, theo dõi quá trình chơi của trẻ Trên cơ sở đógiáo viên xác định hớng điều khiển, điều chỉnh hoạt động của trẻ sao chophù hợp Giáo viên đúng vai trò là người quan sát, giám sát trẻ chơi Cô

Trang 24

giáo là người theo dõi, quan sát các nhóm chơi, các hoạt động của trẻ tạicác góc, cô quan tâm bao quát toàn bộ khu vực hoạt động của trẻ Trong

đó khu vực chơi đóng vai, chơi xây dựng- lắp ghép, chơi ở góc tạo hình,góc khám phá khoa học là các khu vực hoạt động trọng tâm Giáo viênquan sát để nắm bắt kỹ năng chơi, hứng thú chơi của trẻ Giáo viên phảithường xuyên theo dõi trẻ hoạt động trong góc để tìm hiểu năng lực, mức

độ suy nghĩ của từng trẻ, phát hiện ra đồ dùng, đồ chơi hoặc các vật liệu

có khó khăn gì so với khả năng của trẻ Thông qua quan sát giúp giáoviên biết được khi nào trẻ cần giúp đỡ, cần phải can thiệp, những gì cầnphải bổ xung, thay đổi Từ đó lựa chọn biện pháp tác động, hướng dẫntrẻ chơi phù hợp, hiệu quả trên cơ sở kết quả quan sát Xử lý linh hoạtcác tình huống xảy ra trong góc hoạt động: ở các góc chơi, để tổ chứcgiờ hoạt động góc đạt hiệu quả, ngoài việc sắp xếp, bố trí, tổ chức, điềukhiển, điều chỉnh quá trình chơi cho trẻ giáo viên cần xử lý linh hoạt cáctình huống xảy ra trong góc hoạt động, đảm bảo cho mọi trẻ đều đượctham gia hoạt động một cách tích cực, sáng tạo và hiệu quả Kiểm tra cơ

sở vật chất tại góc chơi cũng là nhiệm vụ của giáo viên, cần quan tâmđến sự an toàn, loại bỏ những thứ gãy hỏng ở các khu vực chơi, tiếp tụclàm phong phú môi trường, cung cấp thêm vật liệu, dụng cụ mới Sau khichơi xong giáo viên nhắc nhở trẻ thu dọn và cất đồ chơi vào nơi quyđịnh

+ Đối với lớp MGL, việc tổ chức cho trẻ chơi, hoạt động góc đượcquy định trong chế độ hàng ngày vào thời điểm buổi sáng và thời điểmbuổi chiều sau khi ăn bữa phụ Thời gian tiến hành giờ hoạt động góckhông nên quá 60 phút

- Đánh giá: Giáo viên là người đánh giá trẻ Trong quá trình quan sát và giám sát trẻ chơi, giáo viên cần đánh giá một cách liên tục vì chơi

Trang 25

là kiểu học đầu tiên của trẻ em, là phơng tiện đánh giá kĩ năng, thể lực, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội của trẻ.

1.2.2 Lí luận về trò chơi học tập và vị trí của trò chơi học tập trong giờchơi tự do

1.2.2.1 Khái niệm trò chơi học tập

Trang 26

- Đặc điểm TCHT:

Trò chơi là gì? Một số nhà tâm lý – giáo dục học theo trường pháisinh học như K.Gross, S.Hall, V.Stern cho rằng, trò chơi là do bảnnăng quy định, chơi chính là sự giải tỏa năng lượng dư thừa CònG.Piagie cho rằng, trò chơi là hoạt động trí tuệ thuần túy là một nhân tốquan trọng đối với sự phát triển trí tuệ Trên quan điểm macxit, các nhàkhoa học Xô Viết đã khẳng định rằng, trò chơi có nguồn gốc từ lao động

và mang bản chất xã hội Trò chơi được truyền thụ từ thế hệ này sangthế hệ khác chủ yếu bằng con đường giáo dục[11] Còn tác giả ĐặngThành Hưng thì trò chơi là một thuật ngữ có hai nghĩa khác nhau tươngđối xa: một là kiểu loại phổ biến của chơi Nó chính là chơi có luật (tậphợp quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động) và có tínhcạnh tranh hoặc tính thách thức đối với người tham gia; hai là những thứcông việc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức chơi, như chơi bằngchơi, chẳng hạn: học bằng chơi, giao tiếp bằng chơi, rèn luyện thân thểdưới hình thức chơi Các trò chơi đều có luật lệ, quy tắc, nhiệm vụ, yêucầu tức là có tổ chức và thiết kế, nếu không có những thứ đó thì không

có trò chơi mà chỉ có sự chơi đơn giản Như vậy, trò chơi là tập hợp cácyếu tố chơi, có hệ thống và có tổ chức, vì thế luật hay quy tắc chính làphương tiện tổ chức tập hợp đó Tóm lại, trò chơi chính là sự chơi cóluật, những hành vi chơi tùy tiện, bất giác không gọi là trò chơi [19]

Trang 27

Trò chơi của trẻ em không có nguồn gốc sinh học mà mà có nguồngốc xã hội Thông qua trò chơi mà trẻ chiếm lĩnh được thế giới đồ vật vàthế giới xung quanh Đó là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo Trò chơithường do giáo viên, người lớn nghĩ ra nhằm giáo dục cho trẻ một phẩmchất nào đó và chuẩn bị cho trẻ đến với hoạt động lao động trong tươnglai.[6,tr29] Trong trò chơi, trẻ em là chủ thể tích cực thể hiện sự gắn bóvới trò chơi nhằm thỏa mãn nhu cầu, hứng thú nhận biết thế giới Sự tíchcực, tò mò ham nhận biết thế giới là động lực làm trẻ ham thích trò chơi.Trò chơi cho trẻ có những đặc điểm sau Thứ nhất, nó diễn ra có mụcđích giáo dục cụ thể, có định hướng chơi rõ ràng Với trẻ mẫu giáo nhỏ,trò chơi thường liên quan tới đóng vai, bắt chước Trẻ phụ thuộc nhiềuvào bạn chơi, đồ chơi Ở tuổi lớn hơn, trẻ có thể độc lập hơn trong hoạtđộng chơi, trẻ có thể thảo luận về nội dung chơi thậm chí cả về kế hoạch,quy định chơi Thứ hai, trò chơi phải gắn liền với tính tự do và độc lậpcủa trẻ Nó thể hiện sự sáng tạo, suy nghĩ riêng của trẻ Trẻ không phảihoàn toàn tuân theo những quy định riêng của người lớn Các em có thểđưa ra phá cách riêng Đồng thời, cảm xúc đem lại không hẳn mang tínhtập thể mà đó là cảm xúc riêng của các em Thứ ba, trò chơi phải sángtạo Chỉ có sáng tạo nó mới không làm trẻ chán Trẻ sẽ bị cuốn hút bởiyếu tố mới lạ từ luật chơi, đồ chơi, Trong trò chơi đóng kịch, sự sángtạo ấy thể hiện ở việc trẻ thể hiện cảm xúc, sự nhập vai theo suy nghĩ củamình Trong các trò chơi khác, sự sáng tạo thể hiện ở việc huy độngđược các kiến thức mới lạ để hoàn thành trò chơi Trò chơi phải mang lạinhững cảm xúc đa dạng và những tình cảm chân thực Thông qua chơi,trẻ có thêm trải nghiệm về cuộc sống, phát triển cảm xúc và tình cảm màtrước đấy trẻ chưa trải qua Trong trò chơi vận động trẻ hiểu về cơ thể vànhịp điệu vận động Trong trò đóng vai trẻ được trải nghiệm về cách ứng

xử trong xã hội

Trang 28

Trò chơi của trẻ rất đa dạng Các dạng trò chơi khác nhau về luậtchơi, cách thức tổ chức, về mục tiêu tác động tới trẻ và về đồ chơi,phương tiện sử dụng Trong đó, ta có thể phân chia thành trò chơi sángtạo và có luật Nội dung trò chơi sáng tạo là do trẻ nghĩ ra Nó phản ánhsuy nghĩ của trẻ về thế giới xung quanh Còn trò chơi có luật lại là tròchơi do người lớn nghĩ ra để giáo dục trẻ Ngoài ra còn có trò chơi dângian, đây là loại trò chơi được truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia Cảhai nhóm trò chơi đều có nhiều dạng khác nhau Trong nhóm trò sángtạo có trò đóng vai, trò chơi xây dựng, phân vai Trong nhóm trò chơi cóluật có trò chơi học tập giúp phát triển trí tuệ, trò chơi vận động, trò chơi

âm nhạc,

Trang 29

Trò chơi học tập là trò chơi có luật và có nội dung tri thức gắnvới hoạt động học tập của trẻ Đó là trò chơi của sự nhận thức, hướngđến sự mở rộng, chính xác hóa, hệ thống hóa biểu tượng của trẻ về thếgiới xung quanh Thường nó do người lớn nghĩ ra cho trẻ chơi Nó cónội dung, luật chơi và mục đích khá phong phú Trong trò chơi học tập ,

ta thấy luôn có chứa đựng yếu tố dạy học mà từ đó giáo viên có thể giáodục một phẩm chất nhất định của trẻ song yếu tố ấy không nặng nề Trẻgiải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, thoải mái

Nó vừa để học vừa để chơi Ở đó, giáo viên vừa là người chỉ đạo vừa làngười chơi Nó giúp kéo khoảng cách giáo viên và trẻ lại gần nhau Giáoviên phải vừa giữ được luật chơi vừa tạo được không khí thoải mái, vui

vẻ TCHT cũng mang bản chất xã hội sâu sắc Người lớn tổ chức, hướngdẫn TCHT nhằm bổ sung cho trẻ kinh nghiệm lịch sử, thỏa mãn nhu cầukhám phá thế giới của trẻ Trò chơi học tập không chỉ giúp trẻ phát triểncác năng lực trí tuệ mà còn có tác dụng rèn luyện các phẩm chất đạo đức

và cả thể lực TCHT khác với các loại trò chơi khác ở chỗ, nhiệm vụnhận thức và luật chơi đòi hỏi trẻ phải huy động ở mức độ cao các chứcnăng trí tuệ để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức đó Tuy nhiên, nhiệm

vụ này lại được thực hiện dưới hình thức chơi vui vẻ, thú vị và chínhđiều đó nâng cao nhận thức của trẻ Khác với nhóm trò chơi có luật ẩn(các trò chơi do trẻ em tự nghĩ ra, luật chơi được ẩn đằng sau chủ đề,hành động và vai chơi) TCHT thuộc nhóm trò chơi có luật cố định (cáctrò chơi do người lớn nghĩ ra cho trẻ với những nội dung, nhiệm vụ vàluật chơi có sẵn) TCHT khác với “tiết học” ở chỗ, trong TCHT nhiệm

vụ nhận thức không đặt ra một cách trực tiếp và công khai trước trẻ mànằm trong nhiệm vụ chơi, luật chơi và hành động chơi Những nhiệm vụchơi và hành động chơi đòi hỏi trẻ phải tích cực huy động những tri thức,

kỹ năng, kỹ xảo của mình để đạt được kết quả mà trò chơi đặt ra “Tiết

Trang 30

học - trò chơi” là hình thức dạy học bằng các trò chơi, giáo viên sử dụngTCHT để làm phương tiện dạy học, giúp trẻ lĩnh hội những tri thức, kỹnăng, kỹ xảo mới.

TCHT có mọi đặc điểm của trò chơi thông thường, nhưng về cấu trúc nó kết hợp các yếu tố chơi và các yếu tố học tập trong một tổ hợp hoạt động và quan hệ hiện thực Đó là cấu trúc phức tạp, gồm những thành tố sau:

1/ Mục đích hay chủ định chơi- nó cũng là những nhiệm vụ học tập của học sinh trong khi tham gia chơi Mục đích này chi phối tất cả những yếu tố của trò chơi Khi trò chơi kết thúc, mức độ đạt được của mục đích chơi được phản ánh ở kết quả hiện thực mà học sinh thu được

và kết quả đó cũng là kết quả giải quyết các nhiệm vụ học tập - học sinh học được những gì cụ thể thì chính những cái đó phải thể hiện trong kết quả chơi

2/ Các hành động hay hành động chơi- là những hoạt động thực sự

mà người tham gia trò chơi tiến hành để thực hiện vai, nhiệm vụ và vai trò của mình trong trò chơi Chúng gồm một chuỗi những động tác riêng biệt và thường diễn ra cùng lời nói Các hành động này đa dạng như: lựa chọn đồ chơi hay tranh ảnh, sắp xếp đồ vật, mô phỏng động tác Trẻ còn nhỏ thì hành động đơn giản, ngây thơ Trẻ càng lớn thì hành động càng phức tạp và có chủ định rõ ràng, chúng có sự phối hợp giữa nhiều động tác tư duy

3/ Luật chơi hay quy tắc chơi là những quy định nhằm bảo đảm sự định hướng các hoạt động và hành động chơi vào mục đích chơi hay nhiệm vụ học tập, chỉ ra các mục tiêu và kết quả của các hành động , các phương thức và tính chất của hoạt động và hành động, xác định trình tự và tiến độ của các hành động, tạo ra các tiêu chí điều chỉnh

Trang 31

các quan hệ và hành vi của người tham gia và tiêu chí đánh giá hoạt động, hành động chơi có đáp ứng các nhiệm vụ học tập hay không 4/ Đối tượng hoạt động và giao tiếp là những thành tố chính của các hoạt động, tuy nhiên để đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ học tập thì chúng cầnđược xác định và thiết kế chặt chẽ, được chỉ dẫn cụ thể và rõ ràng hơn trong luật chơi

5/ Các quá trình, tình huống và quan hệ - là những tiến trình, biến số

và khuynh hướng của các hoạt động, hành động chơi, biểu thị tác động của luật chơi Dưới ảnh hưởng của luật chơi, chúng diễn ra như là động thái của trò chơi, nhưng hướng vào mục đích của dạy học [19 tr 396 - 398]

Trò chơi học tập của trẻ 5- 6 tuổi có một số nét riêng Vì đây là nhóm tuổi lớn nên nhiệm vụ nhận thức phải cao hơn Qua trò chơi, trẻ phải giúp được những tính chất chung nhất của đồ vật và cuộc sống xungquanh Do vậy, trò chơi phải luyện cho trẻ tư duy phân tích, tổng hợp, bên cạnh đó là sự liên hệ với những thứ cùng chung đặc điểm, tính chất Ngoài ra, trong quá trình chơi, trẻ phải biết ghi nhớ để mở mang hiểu biết và áp dụng cho lần sau Những điều cần ghi nhớ phức tạp hơn, đặc biệt là những chi tiết trừu tượng như con số, chữ viết Và hoạt động chơi của trẻ cũng đa dạng, phức tạp hơn Nó không chỉ là hành động tự phát mang tính cảm xúc mà còn là hành động có tư duy Vì thế, hành động ấy vừa có tính liên tục, vừa có tính tuần tự vừa logic lại vừa sáng tạo Để phục vụ cho hoạt động ấy, các trò chơi cần phong phú đa dạng và có những yêu cầu về luật chơi cao hơn Trong đó có một số trò chơi, trẻ 5- 6tuổi đặc biệt ưa thích Trẻ thích trò chơi đòi hỏi phải dùng lời, có sự kết hợp giữa lời nói và hành động, ví dụ: như kể lại một câu chuyện theo tranh, theo gợi ý của cô Trò chơi thứ 2: là trò phỏng đoán, ví dụ: như

Trang 32

chơi cờ, giải vây con tin, xét đoán hình họa logic,… Trẻ vẫn thích trò về động vật, song yêu cầu luật chơi cao hơn, trẻ phải tìm được những điểm giống và khác nhau từ nhóm động vật Ví dụ: động vật nuôi khác gì độngvật hoang dã Từ những điều trên, kết quả đạt được sau khi chơi cũng có

sự khác biệt Ở đó, trẻ không chỉ rèn được những kỹ năng xã hội, mà còn

có sự phát triển vượt bậc về trí tuệ Đặc biêt, mối quan hệ giữa giáo viên

và học sinh đã có sự dân chủ rõ rệt Giáo viên không chỉ điều hành, tổ chức mà còn là người bạn gần gũi của trẻ em Tóm lại, TCHT của trẻ năm- sáu tuổi là hoạt động quan trọng nhất và đặc thù nhất của trẻ trong giờ học ở trường Nó khẳng định trẻ đã trưởng thành so với các nhóm tuổi nhỏ

có thêm lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn khởi, vui mừng Nócòn giúp trẻ nhận ra được cái đẹp cái xấu của nội dung trò chơi, giúp trẻphát triển óc thầm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp Khichơi, trẻ còn được học và rèn luyện hành vi có luật, có nghĩa là các em

Trang 33

hiểu các luật lệ, quy tắc chi phối hoạt động, tuân theo luật, tôn trọngnhững thoả thuận đã nhất trí với nhau để tránh vi phạm luật và làmtheo những gì đã nhất trí

Hơn nữa, TCHT còn phát triển hứng thú học tập, tạo tiền đề cho trẻbước vào lớp một Nó mang tính cảm xúc cao và giúp trẻ có được trướckhi có động cơ hoạt động Khi trẻ hứng thú với TCHT, trẻ sẽ tích cựctham gia vào hoạt động học tập Hiệu quả học tập cũng cao hơn Sử dụngTCHT sẽ tạo được môi trường, không khí học tập vui vẻ, làm cho nhữngkiến thức trẻ học được sâu sắc hơn

Không chỉ rèn luyện phẩm chất đạo đức,thông qua TCHT, trẻ còn được phát triển trí tuệ Trẻ từ chỗ không biết, chưa biết rõ đến nắm được tri thức, làm giàu vốn kinh nghiệm tăng thêm sự hiểu biết và phát triển tri thức cho trẻ Đồng thời, nó giúp rèn luyện trí nhớ Các hoạt động đòi hỏi phải tái hiện trong thời gian ngắn hoặc dài những kinh nghiệm tri giác, thị giác hoặc thính giác Trí nhớ được trắc định bằng các trò đố, trong đó phải huy động tri thức từ quá khứ để giải đáp những câu hỏi đánh đố Bên cạnh đó, TCHT còn rèn luyện tư duy cho trẻ, như: tính sáng tạo, kỹ năng phán đoán, tư duy logic, Ngoài ra, TCHT giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ

- Phân loại TCHT:

Có nhiều cách phân loại TCHT Xét theo chủ đề, có thể phân TCHT thành các loại : Trò chơi phải đóng vai theo chủ đề và trò chơi không có chủ đề Nếu chia theo tính chất sử dụng đồ dùng học tập, ta có thể chia thành: trò chơi với đồ vật, trò chơi với tranh ảnh và trò chơi dung lời Thứ 3 nếu phân loại theo luật chơi, ta có: trò chơi đố đoán, trò chơi giấu- tìm, trò chơi giao nhiệm vụ như sắp xếp lắp đặt đồ vật Thứ 4

Trang 34

phân theo nhiệm vụ nhận thức, ta có: trò phát triển giác quan, trò phát triển ngôn ngữ, trò hình thành biểu tượng sơ đẳng, trò gắn với thiên nhiên, trò phát triển trí nhớ v…v… Tuy nhiên, căn cứ vào các quá trình tâm lý được huy động để giải quyết nhiệm vụ chơi có thể phân loại trò chơi học tập như sau:

+ Trò chơi học tập phát triển các giác quan: (thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác) là các trò chơi rèn luyện hoạt động cảm nhận của trẻ Ví dụ như trò chơi “Chiếc túi kỳ lạ”, trẻ dùng tay để nhận biết vàgọi tên hình Hoặc các trò chơi thi xếp hình, ghép hình theo hình dạng, theo màu sắc; trò chơi nhận dạng các đồ vật, con vật và đối chiếu các sự vật với mẫu, với vật thật, với mô hình, trò chơi phân biệt các sắc thái củamàu, phân biệt các bộ phận đồng nhất và khác nhau giữa các sự vật; trò chơi nghe và nhận dạng âm thanh

+ Trò chơi phát triển trí nhớ: là các loại trò chơi nhằm giúp trẻ nhớ lại, nhận biết lại các sự vật và hiện tượng đã tri giác trước đây hay những tri thức đã được học dưới dạng biểu tượng hay khái niệm Ví dụ trò chơi

“Cái gì biến mất”, đòi hỏi trẻ phải quan sát và nhớ kỹ để phát hiện xem hình gì đã vừa bị lấy đi Hoặc trò chơi kể và tiếp nối các từ đồng nghĩa, các đồ vật, các con vật, các chữ cái: Trò chơi nhắc lại các âm, các nốt nhạc, trò chơi nhận lại các hình sau khi quan sát, nhớ lại dạy số, nhớ lại

số lượng hay kích thức của vật

+ Trò chơi phát triển trí tưởng tượng: là các trò chơi giúp trẻ sử dụng vốn tri thức và những biểu tượng đã có để thực hiện nhiệm vụ chơi Ví

dụ trò chơi “ người họa sĩ tài ba”, GV yêu cầu trẻ dùng những hình đã học để vẽ ngôi nhà, chiếc thuyền, máy bay,

+ Trò chơi phát triển tư duy: là các trò chơi học tập đòi hỏi trẻ phải vận

Trang 35

trừu tượng hóa để giải quyết nhiệm nhiệm vụ mà trò chơi đặt ra Nhờ

đó óc phán đoan, suy luận, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa được phát triển Ví dụ các môn cờ khác nhau, các trò chơi xây dựng, lắp ghép mô hình, các trò chơi có vai (phóng tác), phân vai (theo chủ đề) và đóng kịch ; các trò chơi thi giải đố, thi tính toán thi với các thực nghiệm khoa học; các trò chơi thực hiện những thuật toán như xếp đội hình, giải các bài tập theo chương trình; các trò chơi khoa học vui

1.2.2.2 Việc tổ chức cho trẻ chơi trò chơi học tập trong giờ chơi tự do

- Khái niệm tổ chức TCHT trong GCTD cho trẻ mẫu giáo:

Tổ chức là làm những điều cần thiết để tiến hành một hoạt động nào

đó hiệu quả Đó còn là sự sắp xếp mọi thứ theo trình tự, làm thành mộtchỉnh thể thống nhất Đồng thời, nó bao hàm cả việc hướng dẫn mọingười thực hiện hoạt động tốt hơn Tổ chức TCHT trong GCTD là tổhợp cách thức tổ chức hoạt động chơi của trẻ trong GCTD nhằm giảiquyết một nhiệm vụ giáo dục nào đó Đây là nhiệm vụ của giáo viênhoặc người quản lí hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo Việc tổ chứcTCHT trong GCTD hiệu quả hay không phụ thuộc vào hiểu biết, kinhnghiệm của họ

- Những nguyên tắc tổ chức cho trẻ chơi trò chơi học tập trong giờ chơi

tự do:

+ Việc sử dụng TCHT phải góp phần phát triển trí dục cho trẻ em

Nó phải tạo nên những nhân cách hòa đồng, đoàn kết, để sau này các emmạnh dạn bước chân vào lớp 1 Không chỉ vậy, nó còn giúp hình thànhkiến thức kỹ năng, nền tảng để trẻ bước vào thế giới kiến thức phong phúrộng lớn TCHT sẽ là bước khởi đầu phát triển nhân cách và trí tuệ của

Trang 36

trẻ em một cách toàn diện và tạo nên hứng thú tiếp nhận kiến thức chocác em sau này.

+ Việc sử dụng TCHT còn phải tính tới đặc trưng trò chơi và đặcđiểm của trẻ 5-6 tuổi khi sử dụng trò chơi cần quan tâm đến những quyluật nhận thức của trẻ Đó là nhận thức cảm tính với cảm giác và tri giác.Đây là bước nhận thức đầu tiên, đồng thời nó cũng không mang tính chủđịnh Vì thế, trò chơi phải có hình ảnh, âm thanh sinh động để tác độngvào cảm giác của trẻ Từ đó, mới đem lại những tác động về lí tính + Việc sử dụng TCHT cần phải có tính hệ thống, đồng bộ, cụ thểnhưng vẫn mềm dẻo Nó vừa mang tính tập thể, vừa mang tính cá biệt

Có nghĩa là: ta không phải chọn trò chơi một cách tự phát, mà cần sắpxếp chương trình một cách bài bản Nhưng khi thực hiện không nênkhuôn mẫu , gò ép trẻ, giáo viên cần chú ý đến sở thích, nhu cầu của các

em để lựa chọn trò chơi cho phù hợp Giáo viên khuyến khích các emphát huy tính tập thể, nhưng vẫn cần trân trọng sở thích và kết quả chơiriêng của từng em

+ Giáo viên cần chú ý, phát huy tính tích cực của trẻ, phải chú ý tớikhả năng độc lập, sáng tạo của trẻ trong khi chơi Đây là xu thế đổi mớicủa cả nên giáo dục trong những năm gần đây Trò chơi phải làm sao đểtrẻ thể hiện sự ham thích, hứng thú Bản thân trẻ phải là trung tâm củatrò chơi, sản phẩm cuối của trò chơi không phải do cô mà do chính trẻ tựtạo ra

+ Khi tổ chức TCHT giáo viên cần phải chú ý đến mục tiêu, nội dung,phương pháp giáo dục, đặc biệt phải có đánh giá kết quả một cách đầy

đủ và cụ thể đối với từng em Để làm được điều đấy, trước khi tổ chứctrò chơi, giáo viên phải lập một kế hoạch và sau thời gian chơi phải dành

Trang 37

thời gian xem xét sản phẩm của học sinh Chú ý tất cả cần xem xét mộtcách linh hoạt và đánh giá theo chiều hướng khích lệ

+ TCHT cần phải kế thừa, phát huy mặt mạnh của TCHT hiện đại đểtăng tính sáng tạo, hấp dẫn cho trò chơi, và cũng không quên các trò chơidân gian để phát huy truyền thống, đảm bảo tính nhân văn cho chươngtrình các em

- Các bước lựa chọn và hướng dẫn trẻ chơi trò chơi học tập trong giờchơi tự do

+ Xác định mục đích trò chơi: cần làm rõ nhiệm vụ trò chơi liên quantới dạy học-giáo dục Mục đích, nhiệm vụ ấy là phải phát triển một tố chất, năng lực nhất định của trẻ Mỗi loại trò chơi sẽ giúp trẻ phát triển một tố chất riêng Ví dụ: Trò chơi phát triển trí tưởng tượng dạy trẻ cách suy nghĩ năng động của hành vi, tạo ra môi trường áp dụng những tri thức

+ Lựa chọn tình huống chơi: Tình huống chơi là hoàn cảnh có vấn đề

để trẻ giải quyết Trong đó ẩn chứa những mâu thuẫn hoặc một câu hỏi cần tìm lời giải đáp Chú ý, giáo viên chỉ lựa chọn những tình huống quan trọng, hấp dẫn và thích hợp với trẻ để đưa vào trò chơi để mang lại hiệu quả cao Giáo viên phải tìm cách đưa ra những liên hệ, dữ liệu của đời sống thực tế vào, nhằm tạo ra sự gần gũi giữa tình huống chơi và tìnhhuống thật

+ Xây dựng luật chơi, hành động chơi: sau khi có tình huống cụ thể, giáo viên tiến hành xây dựng luật chơi và hành động cụ thể Luật chơi nên đơn giản để tất cả trẻ có thể tham gia hành động, nhập vai chơi Các quy luật và quy tắc chơi cần tự nhiên đến mức cao nhất, tránh gò bó và

Trang 38

được trẻ hiểu rõ, chấp nhận trước khi tiến hành trò chơi Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo để có khả năng giải đáp những thắc mắc của trẻ.

+ Dự kiến vật dụng trong khi chơi: Vật dụng chính là đồ chơi, tranhảnh, sách vở,…được sử dụng trong TCHT Bắt buộc khi chơi trẻ phải cóvật dụng bởi tri thức của trẻ được hình thành trực tiếp qua thế giới trựcquan Mỗi trò chơi sẽ có một số vật dụng riêng Ví dụ: Khi tổ chức tròchơi khám phá đặc điểm của cây xanh, ta có thể dung vật dụng hoạt động

là cây xanh góc thiên nhiên bài trí ở ở góc thiên nhiên Có thể có thêmdụng cụ tưới cây, thau nước cát, sỏi Sau khi chơi, trẻ hiểu thêm về câycối và thêm yêu thiên nhiên

+ Tổ chức chơi và điều chỉnh nếu cần thiết: Giáo viên phổ biến rõ luật chơi cho trẻ, quan sát trẻ chơi và tư vấn, điều chỉnh nếu trẻ có thắc mắc

+ Đánh giá: Giáo viên tổ chức cho trẻ rút ra những vấn đề chính thông qua trò chơi như ý nghĩ của trò chơi, nội dung liên quan đến trò chơi, cách thực hiện chơi như thế nào để đạt hiệu quả …Giáo viên cũng cần đánh giá sản phẩm của trẻ để xem trẻ đã đạt được những kết quả ra sao Đồng thời, giáo viên sử dụng kết quả đánh giá nhằm: cải tiến

phương pháp dạy học, xác định nhu cầu học tập mới trong các hoạt độngtiếp theo

1.2.2.3 Tiêu chí đánh giá thực trạng tổ chức TCHT trong giờ chơi

tự do ở lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi

a Dựa vào hoạt động, thái độ của trẻ

Tiêu chí 1: Tự nguyện tham gia trò chơi

Tiêu chí 2: Thực hiện tốt trò chơi

Tiêu chí 3: Trao đổi trong quá trình chơi

Trang 39

Tiêu chí 4: Thích thú, tập trung vào trò chơi

Tiêu chí 5: Sáng tạo trong việc thể hiện trò chơi

Mỗi tiêu chí trên có 4 mức độ biểu hiện: tốt, khá, trung bình, yếu Hai tiêu chí: tự nguyện tham gia trò chơi, và tiêu chí thích thú, tập trung vào trò chơi là những tiêu chí quan trọng nhất giúp ta nhận ra sự phù hợp của việc tổ chức TCHT trong GCTD của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Tuy nhiên, đây chỉ là những tiêu chí nói lên sự yêu thích cũng như thái độ khi tham gia vào trò chơi của trẻ Trong khi đó, những tiêu chí còn lại nhấn mạnh đến kĩ năng chơi của trẻ như trao đổi trong quá trình chơi, sáng tạo trong việc thể hiện vai chơi lại giúp ta thấy được hiệu quả tác động tới trí tuệ, kĩ năng của trẻ Toàn bộ những điều trên cho thấy hiệu quả thực sự của TCHT với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong GCTD Nếu tất cả các tiêu chí trên đều đạt từ khá trở lên, chứng tỏ việc tổ chức đạt hiệu quả cao Nếu có tiêu chí cao, tiêu chí thấp thì chứng tỏ hiệu quả chưa đồng đều

b Dựa vào cách thức tiến hành của giáo viên

3 Tranh ảnh, mô hình, đồ dùng, đồ chơi… đượcchọn đáp ứng nhu cầu triển khai biện pháp hướng đãxác định

Trang 40

6 Chọn và vận dụng biện pháp hướng dẫn có tínhđến điều kiện hoàn cảnh của lớp và của giáo viênĐảm bảo phát

hợp

đa dạng các

BPHD

10 Trong giờ chơi, vận dụng đa dạng các TCHT

11 Biểu hiện sáng tạo trong vận dụng các TCHT

Cũng giống như đánh giá trẻ, với giáo viên, ta cũng đánh giá mỗi tiêu chí trên có 4 mức độ biểu hiện: tốt, khá, trung bình, yếu Nếu tất cả các tiêu chí trên đều đạt từ khá trở lên, chứng tỏ việc tổ chức đạt hiệu quả cao Nếu có tiêu chí cao, tiêu chí thấp thì chứng tỏ hiệu quả chưa tốt

Ngày đăng: 05/03/2016, 13:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w