1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu và xác lập mô hình phát triển kinh tế xã hội cho vùng đất ngập mặn và mô hình nuôi trồng thủy sản ven biển miền trung

285 404 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 285
Dung lượng 3,06 MB

Nội dung

Tình hình đờ đòi hõi phải cờ những mô hình kinh tế sinh thái Nông - Lâm - Ng bên cạnh những khu kinh tế trụng điểm bi các yếu t chính để đảm bảo cho sự phát triển bền vững vùng ven biển

Trang 1

Bộ khoa học và công nghệ Viện Hoá học các Hợp chất thiên nhiên

18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội

Chương trình điều tra cơ bản và nghiên cứu

ứng dụng công nghệ biển KC 09 (2001-2005)

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài

“Nghiên cứu và xác lập mô hình phát triển

kinh tế - x∙ hội cho vùng đất ngập mặn và mô

hình nuôi trồng thủy sản ven biển miền Trung”

Trang 2

Mở đầu

Dải ven biển miền Trung là nơi tập trung nhiều thành phố, cảng với các

khu quy hoạch phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và du lịch quan

trọng của cả nước Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng kinh tế

và phát triển công nghiệp mạnh mẽ của đất nước, xu thế “tiến ra biển” của cộng đồng dân cư ngày một gia tăng gây không ít ảnh hưởng xấu đến tài nguyên, cân bằng sinh thái và môi trường biển Phong trào đắp đầm nuôi hải

sản làm ngày càng mất đi diện tích rừng ngập mặn vốn đã ít ỏi, hạn chế trao

đổi nước và mất đi nơi cư trú của sinh vật vùng triều Tại nhiều đầm phá như

phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, đầm Quy Nhơn, đầm Ô Loan và đầm Nha Phu

đang diễn ra quá trình nông hoá đáy đầm với tốc độ khá nhanh Điều này và

tác động của con người ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái đầm phá ven bờ đặc biệt là nguồn lợi sinh vật và sẽ gây tổn thất khó lường tới tài nguyên môi trường của dải ven biển Vùng đất ven biển miền Trung với các hệ sinh thái

của nó do thiên tai, bị khai thác và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như

khai hoang nông nghiệp, xây dựng khu dân cư, khu chế biến, sản xuất muối,

nuôi trồng thủy sản, khai thác các loài hải sản khác trong suốt một thời kỳ dài

đã bị giảm sút cả về lượng và chất một cách nhanh chóng Hầu hết cồn cát, bãi

lầy và đất ngập mặn ở tình trạng hoang hoá Khác với vùng ven biển Bắc Bộ và

Nam Bộ, bờ biển miền Trung có tới 1000km bãi ngang Thêm vào đó do đất

hẹp, sông ngắn, ít phù sa và gió mạnh nên tạo ra nhiều cồn cát và hầu như không có rừng ngập mặn tự nhiên Thời gian qua một số dự án trong nước và

của các tổ chức quốc tế trồng rừng ngập mặn và phủ xanh vùng cát, đồi ven

biển đã được thực hiện ở một số địa phương như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Thuận Tuy nhiên do diện tích phủ xanh không lớn, hiểu biết của

người dân về bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái còn hạn chế và do nhu

cầu tìm kiếm kế sinh nhai của cộng đồng dân cư thành quả của các dự án

thường bị phá huỷ nghiêm trọng Do thiếu rừng phòng hộ vùng ven biển luôn

phải gánh chịu hậu quả của mưa bão, gió xoáy, triều cường, xói lở bờ và hiện

tượng “cát bay” “cát nhảy” Người dân vẫn phải đối mặt với đói nghèo và sự

lựa chọn hạn chế về kế sinh nhai trong tương lai của mình Họ rất cần sự trợ

giúp của Nhà nước, các tổ chức KHCN, kinh tế và xã hội Tình hình đó đòi hỏi

phải có những mô hình kinh tế sinh thái Nông - Lâm - Ngư bên cạnh những

khu kinh tế trọng điểm bởi các yếu tố chính để đảm bảo cho sự phát triển bền vững vùng ven biển là:

-Thu nhập cho người lao động không ngừng được nâng cao

-Việc làm cho người dân vùng ven biển ngày càng được tăng thêm

-Môi trường sinh thái vùng ven biển không bị suy thoái

Trang 3

Đề tài KC.09.21 “Nghiên cứu và xác lập mô hình phát triển kinh tế x∙

hội cho vùng đất ngập mặn và mô hình nuôi trồng thủy sản ven biển miền Trung” là nhiệm vụ đặt hàng của Bộ Khoa học và Công nghệ cho Viện Hoá

học các Hợp chất thiên nhiên và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhằm xác lập

các mô hình phát triển kinh tế sinh thái, thu hút được sự tham gia của cộng

đồng dân cư ven biển và đảm bảo các yếu tố phát triển bền vững Đề tài được thực hiện trong 2 năm (1/2004-12/2005) với mục tiêu:

- Xác định được đối tượng và phương thức tổ chức mô hình kinh tế - xã

hội cho vùng nuôi trồng thủy sản ven biển miền Trung đảm bảo cân bằng sinh

thái, khắc phục ô nhiễm môi trường và có hiệu quả kinh tế cao

- Có được mô hình phát triển kinh tế - xã hội cho vùng cát và ngập mặn

ven biển miền Trung

Để góp phần phát triển kinh tế khu vực miền Trung và đóng góp thiết

thực cho phong trào xoá đói giảm nghèo của phụ nữ vùng biển theo hướng phát

huy tiềm năng và lợi thế, ứng dụng khoa học kỹ thuật tạo ra những mô hình

phù hợp, phương thức chuyển đổi canh tác có lợi về kinh tế và môi trường trên

các vùng đất ngập mặn và hệ thống đầm phá ven biển, trong khuôn khổ đề tài chúng tôi thực hiện những nội dung sau:

1- Xây dựng hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tài nguyên thiên nhiên,

điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho các vùng đất ngập mặn và nuôi trồng

thuỷ sản ven biển miền Trung

2- Điều tra đánh giá hiện trạng các mô hình kinh tế - xã hội vùng nuôi trồng

thuỷ sản ven biển miền Trung

3- Xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản biển theo hướng bền vững

4- Xây dựng mô hình sản xuất và chưng cất cây tinh dầu trên vùng cát và đất

Trang 4

Phần i tổng quan và phương pháp nghiên cứu

Chương 1 Tổng quan

1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng ven biển miền Trung

Vùng duyên hải miền Trung ở vào trung độ của đất nước gồm 14 tỉnh

thành phố: Thanh Hoá, Nghệ An, HàTĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên

- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà,

Ninh Thuận và Bình Thuận Nằm trên một dải đất hơn 1000km dọc theo đường quốc lộ 1A với gần 1/3 diện tích và 1/5 dân số của cả nước, duyên hải miền

Trung có một vị trí quan trọng đối với sự phát triển của đất nước Nằm trên

trục giao thông xuyên quốc gia về đường sắt, đường bộ, đường biển và đường hàng không, có hệ thống cảng biển, sân bay đồng thời là cửa ngõ ra biển của vùng Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia

1.1.1 Địa hình

Bờ biển Trung Bộ có chiều dài trên 2000km, chiếm 62% đường bờ cả

nước và trải dài trên 10O vĩ độ bắc từ huyện Nga Sơn (Thanh Hoá) đến huyện

Hàn Tân (Bình Thuận) Trừ bờ biển Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh và Ninh

Thuận - Bình Thuận có độ dốc vừa phải, chất đáy chủ yếu là bùn và bùn cát,

còn lại từ Quảng Bình đến Khánh Hoà có độ dốc lớn, phù sa ít, chất đáy chủ

yếu là bùn cát, cát sò và nhiều rạn đá (bảng 1)

Bảng 1: Một số đặc điểm địa hình bờ biển miền Trung

Từ Thanh Hoá - TTHuế Từ Đà Nẵng - Bình Thuận

Địa hình

- Có diện tích hẹp, độ sâu nhỏ, đáy

biển bằng phẳng, thềm lục địa hẹp,

nhiều rạn đá và cồn rạn

- Vùng vịnh khơi có gò nổi và rãnh

sâu, đáy biển gồ ghề

- Vùng biển khơi có rãnh sâu, đáy biển gồ ghề, độ dốc cao, phù sa ít, thềm lục địa hẹp, nhiều rạn đá và cồn rạn

- Vùng vịnh khơi có gò nổi và rãnh sâu, đáy biển gồ ghề

Chất đáy Chủ yếu là bùn và bùn cát Đặc biệt ở Nghệ Tĩnh là bùn cát, vỏ sò Chủ yếu là bùn, bùn cát, vỏ sò

Bãi bồi

cửa sông

Có hình thể kéo dài, diện tích nhỏ

hẹp, được tạo thành trong các cửa

sông dưới dạng bãi cát, doi cát

Có khá nhiều cửa sông như tải lượng phù sa của sông không lớn

Vùng bãi bồi cửa sông hẹp; kéo dài; có dạng cồn, bãi và đảo

Đầm phá 2 (Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô) 10

Vũng

vịnh 5 (Nghi Sơn, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Vũng áng, Chân Mây) 31

Quảng Bình – Thừa Thiên Huế

251km

Bãi

ngang 1000km dọc bờ biển miền Trung

Trang 5

Miền Trung là nơi tập trung đầm phá, vũng vịnh ven bờ của cả nước Hệ

thống đầm phá chiếm khoảng 21% chiều dài bờ biển Việt Nam ở đây giàu

tiềm năng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, phát triển cảng, bến cá Hiện tượng

dịch chuyển, lấp cửa của một số cửa đầm phá (Tam Giang - Cầu Hai, Trà ổ, Ô

Loan) gây nhiều hậu quả môi trường sinh thái Tổng diện tích của 12 đầm phá

ven bờ vào khoảng 457,8km2, trong đó hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

(Thừa Thiên -Huế) là lớn nhất và cũng thuộc loại lớn trên thế giới (đứng sau

các lagun Mard (dài 200km) và Santo Domingo (dài 100km)

Theo tính chất độ mặn, kết quả của các quá trình động lực trao đổi nước, các đầm phá ven bờ miền Trung hình thành 3 nhóm: nhóm lợ và lợ - nhạt (Tam

Giang - Cầu Hai, Trường Giang, Thị Nại, Cù Mông, Thủy Triều và Nại); nhóm

lợ - mặn (Nước mặn, nước ngọt) và nhóm mặn - siêu mặn (Lăng Cô, An Khê,

và Ô Loan)

Vùng bờ biển Bắc Trung Bộ có tổng số 5 vũng - vịnh: vũng Nghi Sơn,

vũng Quỳnh Lưu, vịnh Diễn Châu, vũng áng, vịnh Chân Mây Khí hậu nhiệt

đới gió mùa có mùa đông lạnh vừa, mùa mưa muộn dần về phía Nam rồi trùng

với mùa gió Đông Bắc từ tháng 9 tới tháng 12, lượng mưa tăng dần về phía

Nam Bờ vịnh được cấu tạo chủ yếu từ cát và đá gốc Sông suối đóng vai trò

nhất định trong việc thành tạo địa hình bồi tụ ven vịnh Động lực của sóng

đóng vai trò chủ yếu hình thành địa hình vũng - vịnh

Vùng bờ biển Nam Trung Bộ là vùng có số lượng vũng - vịnh phân bố

nhiều và tập trung nhất trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, gồm 31 vũng - vịnh

Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông ấm, ít chịu ảnh hưởng của

gió mùa Đông Bắc về mùa đông thay vì chủ yếu gió Tây Nam về mùa hè, lượng

mưa giảm dần về phía Nam tới dưới 1000mm/năm Nhiệt độ không khí cao nhất, đạt trung bình 28OC vào tháng 7 và trên 22OC vào tháng 1, khô nhất ven bờ

biển Việt Nam ở Ninh Thuận - Bình Thuận do trùng vào vành đai bức xạ toàn

cầu lớn nhất với lượng giáng thủy thấp hơn lượng bay hơi (Trần Đức Thạnh và

CTV, 2005)

Hệ thống vũng vịnh ven bờ (bảng 2) là các vị trí trọng điểm, vô cùng

quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của đất

nước

Trang 6

Bảng 2: Hệ thống vũng - vịnh ven bờ miền Trung

(Kiểm kê theo hải đồ tỷ lệ 1:100.000)

Vị trí địa lý

TT Tên (theo hải

đồ 1:100 000) Kinh độ Vĩ độ

K/cách đến huyện/thị x∙, thành phố

bờ

Tĩnh Gia, Thanh Hoá

2 Vg Quỳnh Lưu 105 0 44’-105 0 49’ 19 0 06’-19 0 18’ Quỳnh Lập,

Quỳnh Lưu

Quỳnh Lưu, Nghệ An

3 V Diễn Châu 105 0 37’-105 0 44’ 18 0 51’-19 0 06’ Tp Vinh, 30km H Diễn

8 Vg An Hoà 108 0 40’-108 0 41’ 15 0 29’-15 0 31’ Cách Tam Kỳ

26km

Núi Thành, Quảng Nam

9 V Dung Quất 108 0 41’-108 0 49’ 15 0 23’-15 0 29’ Cách Bình Sơn

10km

Quảng Ngãi, Quảng Nam

10 Vg Việt Thanh 108 0 49’-108 0 52’ 15 0 21’-15 0 25’ Cách tx Quảng

Ngãi 26km

Bình Sơn, Quảng Ngãi

17 V Làng Mai 109013’-109017’ 13034’-13046’ Tp Quy Nhơn

trên bờ

Quy Nhơn, Bình Định

Trang 7

19 Vg Cï M«ng 109 0 17’-107 0 19’ 13 0 30’05’’-13 0 15’ C¸ch Tx Tuy

Hoµ 52,5km

Xu©n C¶nh, S«ng CÇu, Phó Yªn

20 Vg TrÝch 109 0 17’-109 0 19’ 13 0 28’13 0 31’ C¸ch Tx Tuy

Hoµ 44km

Xu©n ThÞnh, S«ng CÇu, Phó Yªn

22 Vg Xu©n §µi 109 0 12’-109 0 18’ 13 0 21-13 0 29’ Tx S«ng CÇu,

trªn bê

Tuy Hoµ, Phó Yªn

23 Vg R« 109 0 23’-109 0 26’ 12 0 51’-12 0 53’ C¸ch Tx Tuy

Hoµ 25km

Tuy Hoµ - Phó Yªn

24 Vg Cæ Cß 109 0 20’-109 0 24’ 12 0 37’-12 0 40’ C¸ch Tp Nha

Trang 45km

V¹nh Ninh – Kh¸nh Hoµ

25 V BÕn Géi 109 0 12’-109 0 22’ 12 0 36’-12 0 48’ V¹n Gi·, V¹n

Ninh

Nha Trang – Kh¸nh Hoµ

26 V V¨n Phong 109 0 13’-109 0 24’ 12 0 30’-12 0 37’ Ninh Thñy-Ninh

Hoµ

Nha Trang – Kh¸nh Hoµ

27 Vg C¸i Bµn 109 0 16’-109 0 20’ 12 0 24’-12 0 30’ Ninh Ph−íc,

Ninh Hoµ

Nha Trang – Kh¸nh Hoµ

28 Vg B×nh Cang 109 0 12’-109 0 17’ 12 0 18’-12 0 22’ Ninh Ph−íc,

Ninh Hoµ

Nha Trang – Kh¸nh Hoµ

29 V Nha Trang 109 0 12’-109 0 17’ 12 0 13’-12 0 21’ Tp Nha Trang,

trªn bê

Nha Trang – Kh¸nh Hoµ

31 V Cam Ranh 109 0 07’-109 0 12’ 11 0 49’-11 0 59’ Tx Cam Ranh,

trªn bê

Cam Ranh – Kh¸nh Hoµ

32 V B×nh Ba 109 0 10’-109 0 14’ 11 0 43’-11 0 53’ Tx Cam Ranh,

trªn bê

Cam Ranh – Kh¸nh Hoµ

33 V Phan Rang 109 0 01’-109 0 08’ 11 0 22’-11 0 35’

Tx Phan Th¸p Chµm, trªn bê

Phan Th¸p Chµm, B×nh ThuËn

Rang-34 V.Pa-§a-R¨ng 108 0 43’-108 0 55’ 11 0 10’-11 0 20’ H Tuy Phong,

trªn bê

H Tuy Phong, B×nh ThuËn

35 Vg Phan RÝ 108 0 28’-108 0 43’ 11 0 02’-11 0 12’ 45km, Tx Phan

ThiÕt

Phan ThiÕt, B×nh ThuËn

Trang 8

1.1.2 Khí hậu

* Vùng khí hậu ven biển Bắc Trung Bộ

Dải ven biển Bắc Trung Bộ (Nghệ An – Thừa Thiên Huế) có mùa đông

ấm Nhiệt độ không khí ở đây dao động trong khoảng 24,3-25,50C, cao hơn so

với phần phía Bắc Mùa hè thường nóng, có tới 5-6 tháng nhiệt độ không khí

đạt trên 250C, trong đó nóng nhất là các tháng 6, 7 và 8, với nhiệt độ trung

bình tháng từ 27-290C Mùa đông thường ấm, nhiệt độ trung bình tháng lạnh

nhất cũng gần 270C Số giờ nắng ở đây không nhiều, trung bình khoảng 1.750

– 1.900 giờ/năm Thời kì nhiều nắng nhất là các tháng mùa hè, trung bình mỗi

ngày chỉ có 2,5-3 giờ nắng

Do ảnh hưởng của gió mùa cực đới nên về màu hè gió thịnh hành trong

vùng chủ yếu là gió Tây Nam với tốc độ trung bình 4,4-5,2m/s, tần suất 27-

63% Về mùa đông các gió Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc chiếm ưu thế với tần

suất 45-55% Tốc độ gió lớn nhất là 28- 40m/s, chủ yếu và tháng 10 Tần suất

lặng gió khá lớn, khoảng 15 – 30%

Mưa ở đây khá lớn, từ 2.000 – 3.000 mm/năm nhưng phân bố không

đều Mùa mưa bắt đầu từ giữa hè và kéo dài 5 – 6 tháng cho đến cuối tháng 12

hoặc tháng 1 năm sau Do ảnh hưởng của địa hình và hiện tượng “Fơn”, vào

đầu hè lượng mưa thường tăng, nhưng khi gió mùa Tây Nam hoạt động ổn

định, mưa lại giảm dần và xuất hiện một mùa khô nhỏ Độ ẩm không khí ở đây

cũng khá lớn, trung bình khoảng 82 – 85%

Các hiện tượng thời tiết đặc biệt gồm có sương mù, mưa phùn, giông,

bão, gió Tây nóng… Sương mù xuất hiện chủ yếu vào các tháng 2 – 4, nhưng

cũng chỉ có 2 – 5 ngày/tháng; mưa phùn có 15 - 17 ngày/năm Giông thường

xuất hiện ở thời kì đầu hè, đầu mùa mưa, nhưng mỗi tháng cũng chỉ có khoảng

4 – 7 ngày giông Bão hoặc áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện vào các tháng 8

và 9

Nhìn chung, khu vực ven biển Bắc Trung Bộ có chế độ khí hậu tương

đối khắc nghiệt, chế độ nhiệt độ thuộc loại cao (5 tháng có nhiệt độ trên 270C);

nắng, nóng…ít phù hợp đối với sức khoẻ con người Riêng chế độ mưa ẩm

tương đối cao (có tới 4 tháng mưa ẩm bằng hoặc trên 900) thuộc loại rất xấu

Đối với cây trồng, lượng mưa khá phong phú, rất ít tháng khô…là điều kiện

khá thuận lợi cho sản xuất Các hiện tượng thời tiết đặc biệt ở đây, nhất là giông, bão và gió Tây nóng…có tần suất tương đối cao nên ảnh hưởng lớn đến

sản xuất và đời sống dân cư trong khu vực

Tại vùng cửa Thuận An (Thừa Thiên – Huế), về mùa đông, sóng thịnh

hành hướng Đông Bắc chiếm ưu thế với tần suất trên 900 và độ cao trong

khoảng 0,25 – 3,0 mét Về mùa hè, sóng thịnh hành hướng chính là hướng

Đông với tần suất trên 900 và độ cao từ 0,25 – 1,0 mét Đặc điểm này là một

Trang 9

trong những nguyên nhân gây sự cố lấp chuyển cửa đầm phá khi gió mùa

Đông Bắc hoạt động vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa

*Vùng khí hậu ven biển Nam Trung Bộ

Dải ven biển Nam Trung Bộ thuộc loại có số giờ nắng dồi dào, trung

bình từ 2.000 – 2.900 giờ/năm và có xu thế tăng dần từ Bắc xuống Nam Thời

kỳ ít nắng nhất là vào các tháng 11, 12 và nhiều nắng nhất là mùa hè (tháng 7

– 8), trung bình có tới 200 – 278 giờ nắng/tháng

Nhiệt độ không khí nhìn chung nóng hơn so với 2 vùng ở phía Bắc, nhiệt

độ trung bình năm khoảng 25,6 – 26,90C Trong năm thường có 7 – 9 tháng

nhiệt độ không khí cao hơn 250C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất có thể

đạt 300C và tháng lạnh nhất cũng trên 210C Biên độ nhiệt độ năm không lớn,

chỉ khoảng 3,6 – 7,90C

Về chế độ gió, trong mùa đông các gió Bắc và Đông Bắc giữ vai trò chủ

đạo với tần suất 40 – 65% và tốc độ trung bình 3,5 – 4,5m/s Về mùa hè chủ

yếu là gió Tây và Tây Nam, tần suất 30 – 65% và tốc độ khoảng 3 – 4,5m/s

Mùa mưa ở đây rất ngắn, thường bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng

12 Tổng lượng mưa thay đổi rất lớn theo không gian Từ 800 – 2.500

mm/năm, phụ thuộc vào vị trí địa lý và địa hình của từng khu vực Mùa ít mưa rất dài, tới 7 – 8 tháng, trong đó có 4 – 5 tháng mùa khô và 1 – 2 tháng hạn gây

trở ngại cho sản xuất và đời sống dân cư Độ ẩm không khí thấp hơn so với các khu vực ven biển khác, trung bình chỉ khoảnng 75 – 82%

Các hiện tượng thời tiết đặc biệt đáng chú ý là giông bão Hàng năm có

tới 20 – 4 ngày giông bão, trong đó thường gặp nhất là trong các tháng chuyển

mùa (tháng 4,5) và các tháng đầu mùa mưa (tháng 9 – 11) Bão và áp thấp nhiệt

đới thường xuất hiện vào các tháng 9 – 11, nhưng tần suất không lớn

Nhìn chung, dải ven biển Nam Trung Bộ là nơi có chế độ bức xạ rât dồi

dào, số giờ nắng tương đối nhiều, chế độ gió khá điều hoà, tốc độ vừa phải, thuộc loại từ tốt đến rất tốt cho sức khoẻ Tuy nhiên, cũng như ở các vùng ven

biển khác, tốc độ gió lớn là yếu tố bất lợi cho sản xuất nông nghiệp Nhiệt độ

trung bình năm khá thích nghi cho sức khoẻ, chế độ nhiệt thuận lợi cho cây

trồng nhiệt đới phát triển và cho năng suất cao Chế độ mưa không thuận lợi,

đặc biệt ở phía Nam mưa ít lại không điều hoà và rất nóng… dẫn đến tình

trạng rất khô ảnh hưởng lớn đến sản xuất Độ ẩm không khí thấp thuộc loại tốt

cho sức khoẻ Trừ những ngày có gió Lào và giông bão (nhưng không nhiều),

các hoạt động du lịch – nghỉ biển ở đây có thể tiến hành quanh năm

Trang 10

1.1.3 Một số hiện tượng thuỷ văn gây hại

* Xâm nhập mặn

Xâm nhập mặn là hiện tượng thường xuyên xảy ra tại các khu vực ven

biển, phụ thuộc vào chế độ thuỷ triều, lưu lượng nước, hình thái lòng dẫn và độ mặn nước biển cục bộ của vùng cửa sông….Trong điều kiện bình thường, các

hoạt động kinh tế – xã hội ở dải ven biển tự điều tiết và thich nghi với hiện

tượng xâm nhập mặn Tuy nhiên, trong điều kiện bất thường nó trở thành tai

biến với độ mặn cao và độ dài truyền mặn lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng

đến sản xuất nông nghiệp, cấp nước cho công nghiệp và cho sinh hoạt Xâm

nhập mặn do hai nguyên nhân:

- Sóng lớn và nước dâng – có thể chảy thấm hoặc tràn qua các dạng

tích tụ ven bờ, đặc biệt là ở các vùng cát ven biển Trung Bộ

- Xâm nhập sâu theo dòng sông vào mùa kiệt – có thể xảy ra ở hầu hết

các vùng cửa sông ven biển với mức độ khác nhau tuỳ theo độ lớn của

thuỷ triều, độ dốc của lòng dẫn và độ lớn của dòng chảy mùa kiệt

Sự xâm nhập mặn tại các khu vực cửa sông ven biển có những thay đổi

ở ven biển Trung Bộ, vào những ngày nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn cả

nước ngầm tầng nông Tính chất khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên ven biển

Trung Bộ chính là ở chỗ: hình thái sơn văn phức tạp và tương phản cao; thành

phần vật chất đồng bằng giàu cát ; nắng nóng dài ngày, sinh hạn trên diện rộng

và xâm nhập mặn vào mùa khô; mưa lớn kéo dài trên diện rộng, sinh lũ và ngập lụt, gia tăng xói lở bờ biển và trượt lở bờ sông về mùa mưa…

Tại vùng biển Đà Nẵng, biên độ triều không lớn, cực đại chỉ khoảng 1,0

mét nhưng mức chênh lêch giữa lượng nước mùa mưa và mùa khô lại quá lớn

dẫn đến khoảng cách xâm nhập mặn 40/00 theo sông vào tới 19km

Ngoài ra, độ mặn vùng cửa sông còn phụ thuộc vào dao động triều hàng

ngày Độ mặn cực đại trong ngày xuất hiện sau cực trị của nước triều khoảng 1

– 2giờ và phụ thuộc nhiều vào lượng nước từ thượng nguồn

* Lũ và ngập lụt

Tại ven biển Trung Bộ, hầu hết các trường hợp lũ lớn xảy ra là do ảnh

hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới từ ngoài biển đổ bộ vào Bão và áp thấp

nhiệt đới thường kèm theo mưa lớn và nước lũ dâng gây lũ lụt trên diện rộng,

phá huỷ mùa màng, nhà cửa và nhiều công trình ven biển, gây tác hại to lớn

đối với sản xuất, đời sống của dân cư ven biển Ngược lại, mùa khô hạn kéo

dài dẫn đến tình trạng thiếu nước sản xuất và nước sinh hoạt Một số khu vực

ven biển mùa cạn kéo dài tới 7 - 9 tháng, lượng nước mặt hạ thấp chỉ còn 10 –

30 % lượng dòng chảy hàng năm (khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, môđuyn

dòng chảy cạn chỉ còn 1 – 5 l/s.km 2 ) làm cho thuỷ triều và nước mặn dễ dàng

Trang 11

xâm nhập vào các sông, gây trở ngại lớn cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt

của dân cư

Tại vùng ven biển Trung Bộ hình thành 5 tiểu vùng sinh lũ khác nhau

trong khoảng thời gian từ tháng 7 - tháng 12, trong đó tiểu vùng từ Đèo Ngang

(Quảng Bình) đến Đèo Cả (Phú Yên) là lớn nhất

Nguyên nhân chính gây ngập lụt các đồng bằng ven biển Trung Bộ là do

cấu trúc hình thái các vùng cửa sông và cửa đầm phá (inlet), đặc biệt là các

vùng cửa sông có roi cát chắn cửa và các cửa đầm phá có sông lớn đổ vào

Vùng ven biển Trung Bộ vốn là vùng bờ năng lượng cao, giầu bồi tích cát Do

sóng và gió mà các các dạng tích tụ cát đồ sộ (cồn cát) phát triển, làm cho

phần hạ lưu các sông phải đổi hướng và chảy song song với đường bờ, đổ vào các thuỷ vực ven bờ trước khi qua cửa Các cửa này luôn có xu thế bị đóng kín

trong mùa khô do dòng bồi tích dọc bờ làm cho nước không thoát được ra biển, gây ngập lụt các đồng bằng ven biển mỗi khi có lũ lớn

1.1.4 Thổ nhưỡng

Dải ven biển là khu vực chịu nhiều tác động đan xen của các yếu tố tự

nhiên và kinh tế xã hội nên lớp phủ thổ nhưỡng rất phong phú về chủng loại và

phức tạp về tính chất Theo kết quả phân loại thổ nhưỡng, tại dải ven biển Việt Nam có 15 nhóm đất chính với 37 loại đất khác nhau Chiếm diện tích lớn ở

vùng bờ miền Trung là nhóm đất cát biển (tập trung từ Hà Tĩnh đến Bình

Định), nhóm đất mặn (nhiều ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh…) và nhóm đất

đỏ vàng (đất Feralit)

- Nhóm đất phù sa có diện tích không lớn Vùng đồng bằng Thanh Hoá,

Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi và

Phú Yên được hình thành trên sự bồi đắp phù sa của sông Mã, sông Thạch Hãn, sông Hương, sông Vệ và sông Ba

- Nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn nhất (~50%), có độ phì nhiêu

thấp, tầng đất mỏng và lẫn nhiều sỏi sạn Vì vậy vấn đề bảo vệ rừng ở các vùng

đất này nhằm bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái đang có nguy cơ bị suy thoái ở

khu vực ven biển miền Trung là rất cấp bách

- Nhóm đất lầy có diện tích khoảng 66.900 ha tập trung chủ yếu ở vùng

đồi ven biển từ Thanh Hoá đến Quảng Bình và Phú Yên, nơi có mực nước ngầm cao và thường xuyên bị ngập nước Trong mùa khô tầng đất mặt thuờng

bị se lại nhưng tầng dưới vẫn giữ phân tán cao Đất bị bí, không có tầng đế cày, chua, nghèo lân Cần cải tạo bằng biện pháp tiêu nước và bón vôi, lân cho loại

đất này

- Nhóm đất mặn phân bố ở hầu hết các huyện ven biển, nhất là ở Thanh

Trang 12

vùng ven biển và các vùng cửa sông ven biển nhưng bị nhiễm mặn trực tiếp do

nước mặn tràn hoặc do nước mạch ngầm, vì vậy tỉ lệ muối clorua trong đất luôn cao Do đất có hàm lượng muối cao nên hạn chế đến năng suất cây trồng Hiện

nay nhiều vùng đã chuyển đổi diện tích canh tác nông nghiệp năng suất thấp

sang nuôi trồng thuỷ sản Riêng đất mặn ngoài đê biển có thể phát triển sản xuất muối và trồng rừng ngập mặn kết hợp nuôi sinh thái một số loại hải sản

- Nhóm đất cát biển phân bố rộng khắp dọc ven biển từ Thanh Hoá đến

Bình Thuận dưới dạng các bãi cát và đụn cát, nhưng tập trung nhiều nhất ở các

vùng ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định Riêng đất cát đỏ hầu như chỉ

có ở các ven biển Ninh Thuận và Bình Thuận

Đất cát biển thường phân bố thành các dải cát dài và hẹp ở địa hình khá

cao so với đồng bằng, có thành phần cơ giới nhẹ (tỷ lện cát chiếm tới 90 –

95%, trong khi đó tỷ lệ limon và sét rất thấp) Tuy tuổi đất còn trẻ, nhưng quá

trình thoái hoá nhanh Các chất dinh dưỡng trong đất rất nghèo: mùn chỉ có

0,80%; đạm, lân tổng số thường thường nghèo, đất chua, độ pH thấp, xấp xỉ

4,0; khả năng giữ nước, giữ màu kém…nên năng suất cây trồng thấp

1.1.5 Đặc điểm cộng đồng dân cư vùng ven biển

Do những điều kiện địa lý, lịch sử khác nhau và do tính đặc thù riêng về

nghề nghiệp và cảnh quan địa lý của từng khu vực ven biển, trong quá trình

phát triển kinh tế – xã hội đã hình thành một số loại hình làng chính như làng

nông nghiệp, làng nửa nông, nửa ngư, làng chài, làng diêm nghiệp…, trong đó

làng nông nghiệp và làng nửa nông nửa ngư chiếm tỷ lệ chủ yếu (trên 70%)

Các làng nông nghiệp: cư dân nông nghiệp ven biển thường gồm hai

nhóm Một nhóm cư tụ trong những khu vực nội đồng được hình thành từ quá

trình quai đê lấn biển và đã được cải tạo (ngọt hoá) Nghề chính của họ là trồng trọt, trong đó cây lúa là chủ đạo Mặc dù bị cảnh quan biến đổi chi phối

một phần, nhưng diện mạo văn hóa chính của họ vẫn mang đậm nếp sống của

các làng cư dân nông nghiệp Loại làng này xuất hiện phổ biến dọc theo chiều

dài bờ biển Thanh Hoá và Nghệ An….Nhóm thứ hai cư tụ tại khu vực chuyển

tiếp giữa vùng đất thịt đồng bằng và vùng bãi cát ven biển Tuy là những làng

nông nghiệp nhưng chúng mang tính đặc thù riêng: làng xóm dựng trên những

trảng đất cao, khô, không có ruộng nước, cây trồng chủ yếu là khoai lang…và

họ tiếp xúc dần với biển Mặc dù khai thác biển chỉ là nghề phụ nhưng chúng

cũng đóng vai trò khá quan trọng trong đời sống kinh tế của họ Các làng này

thường tập trung ở vùng ven biển từ Hà Tĩnh trở vào đến Nam Trung Bộ

Các làng diêm nghiệp: là những làng chuyên sống bằng nghề làm muối

Làng xóm của họ cũng giống như những làng nông nghiệp Vào mùa hè, họ lợi

dụng nước thuỷ triều để làm muối, nhưng sản phẩm của họ mang tính hàng

Trang 13

hoá hơn làng nông nghiệp Hết mùa làm muối, họ tìm các công việc khác để

có thêm thu nhập Tuy nhiên, số lượng làng diêm nghiệp không nhiều và tập

trung phần lớn ở các tỉnh Nam Trung Bộ

Các làng ngư nghiệp: là những làng lấy việc đánh cá biển làm nguồn

sống chính, gồm 3 nhóm làng chính:

+ Làng ven biển: là những làng dựng trên đất liền ngay gần bờ biển,

cách mép nước khoảng vài trăm mét và gần các lạch (hay bàu) nước ngọt Có

hai loại hình ngư dân sống trên địa hình này Một là ngư dân bãi dọc (vùng cửa sông), là những cộng đồng dân cư sống ở cửa biển, sống chủ yếu bằng nghề

biển nên họ có kỹ thuật đi biển và đánh bắt cá trên biển khá cao Hai là cư dân bãi ngang, là những ngư dân định cư tại các dải cát dọc ven biển và ở những

vùng không phải cửa sông, sống bằng nghề đánh cá ở biển, kết hợp với các

hoạt động kinh tế phụ như trồng trọt, buôn bán hay làm nghề thủ công…tuỳ

theo đặc điểm môi trường và tập quán ở từng vùng

+ Làng chài: là những làng sống bằng nghề đánh cá nhưng không có đất

thổ cư ở trên bờ, sống lênh đênh nay đây mai đó trên mặt biển

+ Làng đảo: những làng ở các đảo ngoài khơi, ngoài đánh cá, cư dân còn

sống bằng nhiều nghề khác nhau như trồng trọt (như đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi)

1.1.6 Tiềm năng và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển miền Trung

Điều kiện tự nhiên, môi trường vùng bờ miền Trung thích hợp cho phát

triển ngành thuỷ sản, rất thuận lợi cho xây dựng cảng và phát triển hàng hải

Một số nơi có khả năng xây dựng cảng nước sâu hoặc cảng trung chuyển quốc

tế như Nghi Sơn, Vũng áng, Hòn La, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Qui

Nhơn… Đặc biệt khu vực Văn Phong mới đây đã được Nhà nước phê duyệt

đầu tư cảng trung chuyển Quốc tế Nhà nước cũng đã có chiến lược đặt các nhà

máy lọc hoá dầu và các cảng dầu tại miền Trung nhằm thúc đẩy phát triển kinh

tế - xã hội vùng này tiến kịp hai miền Nam Bắc (Vũ Cần & Tấn Đạt, 2005)

Duyên hải miền Trung không chỉ có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển,

ven biển và hải đảo mà còn có điều kiện thuận lợi để phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu du lịch và dịch vụ Đặc biệt với ưu thế vượt trội bờ biển dài, nhiều vũng vịnh và các bãi tắm đẹp, nhiều danh lam thắng

cảnh kỳ thú và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng tạo cho vùng có khả năng phát

triển thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực

Đông Nam á

Tài nguyên thiên nhiên trong vùng cũng rất đa dạng Nguồn tài nguyên

rừng và sinh vật biển phong phú Về tài nguyên khoáng sản chủ yếu là nhóm

Trang 14

kim loại có 7 loại song trữ lượng lớn chỉ có mỏ sắt ở Thạch Khê, Sa khoáng

Titan ở Kỳ Anh Cát Khánh và Hàm Tân, còn lại là các điểm quặng và mỏ nhỏ

Nhóm nhiên liệu có than bùn

Duyên hải miền Trung cũng đã hình thành một “chuỗi đô thị” với các

thành phố, thị xã, thị trấn gắn với các cụm công nghiệp và dịch vụ theo dọc

Quốc lộ 1A và các trục giao thông nối với Tây Nguyên Cơ sở hạ tầng ở các đô

thị lớn như Huế, Đà Nẵng, Nha Trang đang có bước phát triển nhanh, tạo sức

lan toả lớn, phù hợp với thế mạnh của từng vùng

Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng và thuận lợi vùng duyên hải miền

Trung cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

- Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý nên đây là vùng thường xuyên xẩy ra thiên tai, lũ lụt, triều cường, bão cát gây thiệt hại lớn ảnh hưởng đáng

kể đến sản xuất và đời sống của người dân, đặc biệt ở các khu vực bãi ngang

- Nền kinh tế của đa số các tỉnh trong vùng còn kém phát triển, cơ cấu

kinh tế lạc hậu với tỷ lệ công nghiệp thấp và tỷ lệ nông nghiệp còn cao Do vậy

nguồn thu ngân sách hạn hẹp, phần lớn các tỉnh trong vùng chưa tự cân đối

được ngân sách, phải nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương

- Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn nhiều yếu kém, thiếu đồng bộ, đặc

biệt là vùng nông thôn, miền núi Thiết bị và công nghệ của các cơ sở sản xuất

kinh doanh lạc hậu, không đủ sức cạnh tranh Hệ thống thị trường chưa đồng

bộ, nhất là thị trường tài chính còn rất yếu kém, chưa tạo được môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài cũng như đầu tư cho phát triển của các thành phần kinh tế trong nước (Mai Ngọc Lý, 2004)

Nhìn chung khu vực miền Trung có tiềm năng phát triển kinh tế lớn nhưng chưa tận dụng được lợi thế cùng với sự phân bố về nguồn lực không đồng

đều, có sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh, nhất là giữa thành thị và nông thôn

Đà Nẵng có cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và phát huy nội lực,

giữ được tốc độ tăng trưởng GDP là 13,3% so với năm trước Các thành phần

kinh tế đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố năm 2004: thành phần kinh tế Nhà nước do Trung ương quản lý đóng góp 8.22%,

do địa phương quản lý 2.45%, ngoài quốc doanh 3.9% và đầu tư nước ngoài

1.3% Dân số thành phố tiếp tục tăng nhanh theo xu hướng thu hút lao động trẻ

ở các vùng phụ cận Đây là một trong những thành phố thực hiện khá dịch vụ

xã hội và chủ trương “an dân” (Lê Công Phương, 2005) Cũng như Đà Nẵng,

những năm gần đây Khánh Hoà không chỉ thắng lợi toàn diện về kinh tế – xã

hội mà còn đầy ắp những sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá… Đó là sự kiện

Chính phủ cho phép sử dụng một phần bán đảo Cam Ranh vào mục đích kinh

tế, sự kiện vịnh Văn Phong được xây dựng cảng trung chuyển quốc tế và dịch

vụ thương mại, là sự kiện Nha Trang trở thành thành viên của câu lạc bộ các

vịnh đẹp nhất thế giới (Châu Văn Luân, 2004)

Trang 15

Thế nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều vùng lãnh thổ khác chậm phát triển (thậm chí kém phát triển), cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội còn rất nhiều

yếu kém, thu nhập dân cư thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn nhất là khu vực bãi ngang và đầm phá ven biển như Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Lệ Thuỷ (Quảng Bình), Phú Vang, Phú Lộc (Thừa Thiên – Huế), Mộ Đức (Quảng Ngãi)

Trong những năm đổi mới, các địa phương ven biển đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên đời sống dân cư ven biển đã được cải thiện đáng kể Phong trào xây dựng làng văn hoá ở vùng ven biển tuy được triển khai chậm hơn vùng nội đồng song đã thu được những kết quả đáng khích lệ, tạo dựng được hệ thống các thiết chế văn hoá mới Tuy nhiên ở các làng vùng bãi ngang và các

làng vùng nước lợ các hoạt động kinh tế gắn với biển chưa phát triển mạnh, chưa làm thay đổi đáng kể nội dung hoạt động kinh tế của các khu vực này

Người dân vẫn bám vào kinh tế lúa nước như một cơ sở an toàn, đảm bảo cho những rủi ro trong các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản

Điều kiện sống của các hộ dân cư ven biển miền Trung (bảng 3) nói chung thấp so với vùng bờ cả nước Tỷ lệ nhà tạm và thiếu điện, nước sinh hoạt

còn cao Một số xã ở vùng bãi ngang còn chưa có nhà vệ sinh…

Bảng 3: Điều kiện sống của các hộ dân cư ven biển

Đơn vị: %

cả nước

Venbiển Bắc Bộ

Ven biển Trung Bộ

Ven biển Nam Bộ

Nguồn Bộ Lao động – Thương binh và xã hội 2003

Thu nhập bình quân của dân cư ven biển cũng có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực cửa lạch và bãi ngang Mức thu nhập bình quân 1 hộ ở khu vực

Trang 16

ngang Nguyên nhân chính là do có sự khác nhau đáng kể về cơ cấu ngành

nghề của từng khu vực Thu nhập của dân cư vùng cửa lạch chủ yếu từ 2 ngành

có thu nhập cao là nghề hải sản và các ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp

Trong khi đó ở các khu vực bãi ngang ven biển, dân cư chủ yếu làm nghề nông, là nghề có thu nhập thấp

Mức độ chênh lệch trong thu nhập giữa các bộ phận dân cư cũng khá

lớn Thu nhập của nhóm hộ giầu thường cao gấp 2.5 lần thu nhập của nhóm hộ

khá, gấp 5 lần thu nhập của nhóm hộ trung bình và hơn 10 lần mức thu nhập

của nhóm hộ nghèo Các hộ giầu và khá chủ yếu làm nghề khai thác và nuôi

trồng hải sản (hộ giầu chiếm 67.2% và hộ khá 57.3%), tiếp đến là từ sản xuất

công nghiệp và kinh doanh dịch vụ Còn các hộ nghèo và đói chủ yếu là làm

nghề nông lâm nghiệp và sản xuất muối Phân tích cơ cấu thu nhập của các hộ nghèo đói, cho thấy nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp chiếm 73.3% và thu

nhập từ nghề muối chiếm 22.3%, ngoài ra hầu như không có khoản thu nào từ

các hoạt động khác

Về nguồn nhân lực: nguồn nhân lực vùng ven biển miền Trung tuy dồi

dào song chất lượng không cao Theo kết quả “điều tra lao động việc làm” vào tháng 7/2004 (Quang Toại, 2004) lực lượng lao động ở các khu kinh tế trọng

điểm Trung Bộ có trình độ học vấn phổ thông thấp nhất so với khu vực Bắc Bộ

và Nam Bộ

Dân số ngày càng tăng, kéo theo rừng bị tàn phá nặng nề, đất trồng đồi trọc còn nhiều, môi trường ngày càng xấu, nhiều thiên tai nên nông nghiệp và

thủy sản phát triển không ổn định Tỷ lệ các hộ đói nghèo còn cao, nhất là

đồng bào dân tộc, nhiều vấn đề xã hội cần tiếp tục giải quyết tích cực hơn như xoá đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết điện, nước sạch, phòng chữa bệnh, giáo dục dạy nghề, môi trường sống… GDP bình quân đầu người

thấp (mới đạt 80% so với bình quân cả nước), lại ở giữa hai vùng kinh tế lớn

của cả nước là đồng bằng sông Hồng và sông Mêkông có sức cạnh tranh và

sức hút lớn về nhiều mặt (vốn, vật tư, chất xám…) nên có nguy cơ tụt hậu là

thấy rõ nếu không phát huy được lợi thế của mình

1.2 Vấn đề phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở vùng ven biển miền Trung

Thủy sản là một ngành kinh tế phát triển nhanh nhất ở Việt Nam trong

thập niên qua (tốc độ tăng trưởng bình quân 7,9% năm về sản lượng; 9,97%

năm về giá trị kim ngạch xuất khẩu) Năm 2002, xuất khẩu thủy sản đạt trên 2

tỉ đôla với tổng sản lượng đạt 2,5 triệu tấn Cũng với dầu khí, đóng góp của

thủy sản cho tổng thu nhập kinh tế quốc dân tăng dần hàng năm (chiếm 4%

GDP) và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước (IUCN & IISD,

2003; Báo cáo Bộ Thủy sản 2004) Hiện nay mức tiêu dùng của người Việt

Trang 17

Nam đối với các loại thủy sản ước tính chiếm khoảng 8kg cá/đầu người/năm

(chưa kể các loại thủy sản khác) ở Việt Nam là thấp so với mức bình quân của

thế giới là 13,4kg/người (FAO) và 27kg/người ở các nước đang phát triển Phát

triển nuôi trồng thủy sản ngoài mục tiêu phục vụ nhu cầu xuất khẩu còn nhằm

cung cấp nguồn thực phẩm protein còn thiếu hụt trên cho nhân dân nhất là

nhân dân lao động ở các khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo (Chương trình

phát triển NTTS 1999-2010, Bộ Thủy sản 1999)

Trong tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng duyên

hải miền Trung của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thời kỳ 1996 – 2010 đã xác định

“kinh tế biển là lợi thể vượt trội và là điểm huyết để làm biến đổi nhanh chóng nền kinh tế của vùng”, trong đó mục tiêu đề ra cho phát triển thuỷ sản

thời kỳ 2001 – 2010: sản lượng cá đánh bắt đạt 27.7 vạn tấn, mức tăng trưởng

bình quân 3%/năm, diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 33.500 ha, sản lượng

50.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 410 triệu USD/năm

1.2.1 Tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở vùng biển miền Trung

Do đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn mà vùng biển miền Trung có tài

nguyên sinh vật nước rất phong phú và đa dạng Mỗi một đầm phá, vũng vịnh,

vùng biển ven bờ, hải đảo… có một hệ sinh thái riêng biệt, chứa đựng nhiều

sinh cảnh sống khác nhau như sinh cảnh ngập nước, thảm thực vật ven bờ,

vùng triều, rạn san hô,… Chúng tạo nên những “ngôi nhà” tự nhiên rất đa dạng

cho nhiều loài sinh vật sinh sống và phát triển, là tiềm năng đa dạng sinh học

rất lớn với các đặc trưng riêng biệt cho từng hệ sinh thái

Khu vực miền Trung có rất nhiều sông ngắn đổ ra biển nên các đầm phá

và khu vực ven bờ thường xuyên được cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào và có

sự trao đổi với biển nên tính đa dạng sinh học cao và nguồn lợi rất lớn Các loài

sinh vật phân bố ở những vùng này có nguồn gốc từ sông, từ biển và vùng nước

lợ cửa sông có sinh lượng cao, là nguồn lợi thực phẩm dồi dào cho cộng đồng cư

dân ven biển Tiềm năng nguồn lợi sinh vật ở đầm phá chủ yếu từ các nhóm cá,

giaựp xaực, thaõn meàm, rong vaứ coỷ bieồn trong ủoự coự raỏt nhieàu loaứi coự giaự trũ kinh teỏ Caực loaứi caự kinh teỏ ủieồn hỡnh nhử caự ủoỏi muùc, caự moứi chaỏm, caự maờng, caự dỡa, caự daứy, … Moọt soỏ loaứi giaựp xaực coự giaự trũ kinh teỏ cao nhử toõm suự, toõm raỷo, cua buứn, gheù xanh, toõm huứm, toõm ủaự, … Moọt soỏ loaứi thaõn meàm nhử veùm xanh, soứ huyeỏt, trai ngoùc, ngao, ngheõu, xỡa, … Moọt soỏ loaứi rong phoồ bieỏn goàm

rong caõu chổ vaứng, rong caõu maỷnh Moọt soỏ loaứi coỷ bieồn coự sinh khoỏi lụựn thửụứng ủửụùc khai thaực laứm thửực aờn cho gia suực vaứ laứm phaõn boựn Caực nguoàn

lụùi treõn ủaừ ủaỷm baỷo cuoọc soỏng cho haứng trieọu ngửụứi daõn vaứ laứ nguoàn thuyỷ

Trang 18

So với các tỉnh Bắc Bộ và Nam Bộ thì diện tích mặt nước ngọt ở vùng

Trung Bộ không lớn (chỉ chiếm 13,40% tổng diện tích mặt nước ngọt cả nước, kể cả khu vực Tây Nguyên) Diện tích ao và ruộng có khả năng sử dụng cho

nuôi trồng thuỷ sản không đáng kể Nhưng diện tích đầm phá, eo vịnh và biển ven bờ lại chiếm tới 50,41% tổng diƯn tích cả nước, ngoài ra còn có diƯn tích

mặt nước lớn (13,71%), bãi triều và nước lợ (7,63%) Các đầm, phá, vũng,

vịnh này có ưu thế về sản xuất giống và nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm hùm, cá mú, cua, ghẹ, … (Nguồn lợi thủy sản, 1996)

Hệ thống vũng, vịnh, đầm, phá ven biển kéo dài từ Thừa Thiên Huế

đến Nam Bình Thuận có đặc điểm kín gió, điều kiện môi trường thích hợp

cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, Vụng

Chân Mây, đầm Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), vũng Đà Nẵng, vũng Dung

Quất (Quảng Ngãi), đầm Trường Giang, đầm Thị Nại (Bình Định), đầm Cù

Mông, vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan (Phú Yên), vịnh Văn Phong - Bến Gỏi,

vịnh Bình Cang - Nha Trang, vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa), vịnh Phan

Rang, đầm Nại (Ninh Thuận), vịnh Phan Thiết (Bình Thuận) là tiềm năng

to lớn về diện tích và tài nguyên cho phát triển thuỷ sản đặc biệt là nuôi

trồng thuỷ sản ở khu vực miền Trung

Theo định hướng phát triển ngành thủy sản đến năm 2010, phát triển

nuôi trồng thủy sản hợp lý va ø có hiệu quả đối với các loại mặt nước, phấn đấu sử dụng hết diện tích vùng bãi triều nước lợ ven biển (Bộ Thuỷ sản,

1999) Đầm phá, eo biển, vũng vịnh, bãi triều ven biển, hải đảo, … là mặt

nước chính được sử dụng từng bước để phát triển nuôi trồng thuỷ sản Hiện nay, ở các mặt nước này đã phát triển các hình thức nuôi gồm: nuôi các đặc sản như cá mú, cá chẽm, cá cam, tôm hùm, trai ngọc, ốc hương và một số

loại nhuyễn thể khác theo hình thức lồng bè Các vùng triều, vùng rừng ngập mặn, vùng bãi cát hoang ven biển được khai thác đưa vào nuôi tôm,

cua xuất khẩu Tuy nhiêu hiệu quả của các mô hình nuôi chưa cao và mới

chỉ nuôi độc canh một số loài Vấn đề ô nhiễm môi trường và dịch bệnh

luôn luôn là rủi ro lớn nhất đối với những người nuôi trồng thuỷ sản Cần phải phát triển mô hình nuôi mới mang tính bền vững hơn ở các vùng đầm

phá và biển ven bờ, trong đó hình thức nuôi kết hợp đa loài nhằm ổn định

năng suất nuôi và môi trường mới có thể phát huy tiềm năng diện tích và phát triển nuôi thuỷ sản bền vững, mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng

Với khoảng trên 400.000 ha mặt nước các eo vịnh, đầm phá ven biển

có khả năng sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản bằng nhiều hình thức, trong đó khoảng 130.000 ha mặt nước có điều kiện thuận lợi phát triển nuôi thuỷ

Trang 19

sản bằng lồng bè, phần lớn tập trung vào vùng biển Bình Định (7.600 ha),

Phú Yên (100.000), Khánh Hoà (113.000 ha), Ninh Thuận Các đối tượng

nuôi gồm tôm sú, cua biển, ghẹ xanh, tôm hùm, cá mú, cá chẽm, cá giò,

trai ngọc, ốc hương, vẹm xanh, rong biển, Theo báo cáo kết quả nuôi

trồng thuỷ sản năm 2004 của Bộ Thuỷ sản, năm 1998 cả nước mới có 2.600 lồng nuôi, sản lượng đạt khoảng 30-40 tấn; năm 2001 tổng số lồng

nuôi là 23.990 lồng (không kể lồng nuôi trai ngọc), sản lượng nuôi đạt

2.150 tấn; năm 2002 là 28.700 lồng, đạt sản lượng 2.362 tấn và năm 2004

tổûng số lồng bè nuôi tôm, cá trên biển là 38965 lồng (trong đó lồng nuôi

tôm hùm là 30.115 lồng, nuôi cá là 8850 lồng), sản lượng đạt 10.000 tấn

Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Thuỷ sản Nguyễn Việt Thắng thì “Đây

là nghề có cơ hội phát triển và tạo được việc làm ổn định cho ngư dân ở

tuyến đảo, vùng triều, giảm áp lực khai thác hải sản vùng ven bờ”ø

(Khuyến ngư Việt Nam số 3/2002)ø

Bên cạnh những tiềm năng và ưu thế, phát triển nuôi trồng thủy sản

ở các tỉnh Trung Bộ vẫn còn tồn tại một số khó khăn cơ bản cần được khắc phục Tại một số địa phương còn thiếu qui hoạch chi tiết ở nhiều vùng nuôi,

đặc biệt là những vùng chuyển đổi và các vùng eo, vịnh biển có thể nuôi

thủy sản bằng lồng bè để đảm bảo cân bằng sinh thái, tránh tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh, tránh dịch bệnh lây lan, làm giảm năng

suất nuôi, gây thiệt hại cho người nuôi Tuy lợi ích của nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là tôm nước lợ và nuôi thủy sản ở biển là rất lớn song nhu cầu đầu tư cho nuôi thủy sản nói chung và nhất là nuôi tôm, nuôi biển cũng rất cao, kỹ thuật nuôi phức tạp trong khi cơ sở hạ tầng còn yếu kém, khả

năng xuất hiện rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, môi trường, thị trường tiêu thụ

sản phẩm cũng rất nhiều đòi hỏi phải có chiến lược tổng thể để giải quyết

các vấn đề, đảm bảo cho phát triển thuỷ sản bền vững

Tiềm năng lớn nhất cho phát triển thuỷ sản khu vực Trung Bộ là hệ

sinh thái đầm phá, vũng, vịnh và hải đảo ven bờ Phát huy tiềm năng mặt

nước, phát triển vùng nuôi theo qui mô lớn nhằm tạo ra những vùng

nguyên liệu cho xuất khẩu Chú trọng công tác qui hoạch, nghiên cứu môi

trường và tạo ra các mô hình nuôi bền vững trên cơ sở tính toán khoa học

về sức tải môi trường, chu trình dinh dưỡng để thiết lập cơ cấu nuôi các loài hợp lý trong các vùng nói trên là việc làm cần thiết Ngoài ra, đầu tư có

trọng điểm và đầu tư đúng mức cho phát triển thuỷ sản ở các địa phương là góp phần thúc đẩy nền kinh tế khu vực phát triển vì thuỷ sản là ngành kinh

tế mũi nhọn của các tỉnh miền Trung

Trang 20

1.2.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở vùng triều hệ thống vũng - vịnh, đầm phá ven biển miền Trung

Vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản

vùng triều khá lớn (52.000 ha) và 37.600 ha vùng biển kín và vùng đầm phá

Tuy nhiên, ở Bắc Trung Bộ, do mùa lũ kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11, hàng

năm có từ 4 – 6 trận lũ với dòng chảy rất lớn gây biến dạng lòng dẫn cửa sông,

bồi lấp hoặc chọc thủng những đoạn bờ cửa sông xung yếu tạo thành cửa sông

mới đổ ra biển, vì vậy rất dễ gây tác hại đến các công trình nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) Mặt khác, do các sông ở Bắc Trung Bộ có độ dốc lớn nên sự xâm nhập mặn vào trong sông thường không sâu, đây cũng là yếu tố hạn chế NTTS

ở các vùng này Bên cạnh đó, do bãi bồi cửa sông hẹp nên ít có những vùng

NTTS quy mô lớn Đầu tư NTTS của các hộ gia đình cũng thường nhỏ, khả

năng tiếp thu KHKT cũng hạn chế hơn so với Nam Trung Bộ, vì vậy chủ yếu

theo hướng quảng canh cải tiến

Tại Nam Trung Bộ, với khí hậu nhiệt đới gió mùa chuyển dần từ nóng

ẩm sang nóng khô và rất khô và hạn chế gió mùa đông bắc nhờ đèo Hải Vân

và tài nguyên vùng nước phong phú, với diện tích 42.000 ha vùng triều và eo

vịnh kín có độ mặn cao, vì vậy Nam Trung Bộ có những yếu tố thuận lợi cho

phát triển NTTS, nhất là thuỷ sản ưa nóng như tôm Ngoài ra, do ít ảnh hưởng

của nước ngọt trong mùa khô nên nước biển ven bờ suốt Nam Trung Bộ có độ

mặn cao và trong sạch, đây là điều kiện lý tưởng giúp duyên hải Nam Trung

Bộ trở thành vùng sản xuất giống hải sản tốt nhất ở nước ta Với đặc điểm này,

trong tổng số 5.064 cơ sở sản xuất tôm từ vùng Nam Trung Bộ chiếm 52.8%

sản lượng tôm giống của cả nước (số liệu năm 2004 – Bộ Thuỷ sản) Tuy nhiên

Nam Trung Bộ lại là vùng có tần số bão và áp thấp nhiệt đới lớn nhất ở Việt

Nam vì vậy cũng gây khó khăn lớn cho NTTS NTTS của các hộ gai đình ở

vùng này theo quy mô lớn hơn (quảng canh cải tiến hoặc bán thâm canh) Riêng ở Khánh Hoà hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh là chủ yếu

* Khu vực Diễn Châu - Vũng áng

Diễn Châu là một vịnh lớn của vùng biển miền Trung Nơi đây là một

bến thuyền khai thác, hệ sinh thái bãi triều cát trải rộng, rừng sú vẹt còn khá

phát triển Tại đây đã phát triển hàng trăm ha vây nuôi ngao do sự hỗ trợ kĩ

thuật của tổ chức SUMA Ngoài ra còn có một số lồng nuôi các loại cá vược,

cá tráp… song số lượng và năng suất chưa cao Một số hộ nuôi tôm sú trong

các đầm nước lợ ven bờ Vịnh Số liệu gần đây nhất cho thấy hiện nay năng

suất nuôi tôm sú tại Nghệ An đạt 1,8 tấn/ha/năm Cao nhất đạt 6-7 tấn/ha cho

thu nhập 100-600 triệu đồng năm Tính đến năm 2003, Hà Tĩnh đã có hơn

Trang 21

2140 ha nuôi trồng thủy sản mặn, lợ (Báo cáo năm 2003 của sở Thủy sản Hà

Tĩnh) Thực tế này còn nhỏ so với tiềm năng của khoảng 6000 ha diện tích bãi

triều và ven bờ vịnh Trước đây các hình thức nuôi quảng canh là chủ yếu Từ

1998 đã chuyển sang quảng canh cải tiến và bán thâm canh Năng suất nuôi

trồng bình quân vẫn thấp so với các vùng khác với 0,35 tấn/ha Bình quân một

hộ thu lãi khoảng 10 triệu đồng/năm/ha nuôi thủy sản quảng canh cải tiến Các

hộ có vốn và kĩ thuật tốt có thể thu lãi 30-40 triệu đồng/năm/ha

* Khu vực đầm phá Thừa Thiên - Huế

Đầm phá là một trong bốn hệ sinh thái đặc trưng của tỉnh Thừa Thiên

Huế trong đó phá Tam Giang - Cầu Hai là loại hình thủy vực nước lợ tiêu biểu

lớn nhất Châu á với diện tích hơn 22000 ha, kéo dài 68km và là nơi sinh sống

của gần 35% dân số toàn tỉnh (Trần Xuân Bính, 2005) Nuôi trồng thủy sản ở

đầm phá gồm có các loại hình là vây chắn sáo, nuôi ao đất vùng hạ triều, nuôi thâm canh cao triều và nuôi ao cát Riêng diện tích nuôi tôm đến nay đã lên tới gần 4000ha

Bảng 4: Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Thừa Thiên Huế

Thời gian Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)

Nguồn: Báo cáo của Trung tâm Khuyến ngư Thừa Thiên - Huế 2005

Chỉ với đối tượng nuôi chính là tôm và cua, sau thời gian 6 năm hoạt

động (1994-2001) nghề nuôi thủy sản đã thay đổi tình hình hoạt động thủy sản trên phá Tam Giang Hiện nay diện tích nuôi ở phá lên đến > 4000ha Nuôi

trồng thủy sản phát triển gần như trên toàn phá Tuỳ theo điều kiện môi trường ngư dân hình thành lên những mô hình nuôi với những đối tượng và quy mô

nuôi khác nhau Chính quyền địa phương giữ vai trò rất lớn trong tiến trình

giúp ngư dân phá Tam Giang tiếp cận thành công nghề nuôi trồng thủy sản

Chính quyền và Ban, Ngành chức năng là người khởi xướng, đào tạo, chuyển

giao kỹ thuật cho ngư dân Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản hợp lý như định canh, định cư, khuyến ngư, thuế, vay vốn… đã tạo

điều kiện thuận lợi cho ngư dân phát triển nuôi trồng trao cho ngư dân một

nghề mới, “chiếc cần câu” và ngư dân đã có cá bằng công cụ sản xuất này

Vấn đề đặt ra bây giờ là làm sao bảo đảm được một môi trường tốt để có mãi cá cho người câu Thực tế những năm qua cho thấy nuôi trồng thủy sản phát

Trang 22

kinh tế vĩ mô đồng thời góp phần giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân Tuy nhiên, NTTS phát triển mạnh, tự phát đặc biệt là hình thức nuôi chắn sáo, đắp ao lấn phá đã có tác động tiêu cực đến môi trường (cản trở dòng chảy, nông hoá, ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh…) từ đó kéo

theo các tác động tiêu cực khác về kinh tế, xã hội, văn hoá như làm biến đổi cơ cấu ngành nghề, thay đổi cơ cấu lao động, thay đổi việc làm, gia tăng khoảng cách giàu nghèo Tháng 3-4/2004 dịch bệnh đốm trắng ở tôm lan rộng (xã Vinh Giang bị dịch 100%) gây thất thu cho toàn vùng đầm phá Vấn đề phát triển mô hình NTTS bền vững đang được đặt ra như là một thực tế khách quan

để duy trì và phát triển nghề NTTS ở Thừa Thiên Huế nói chung và phá Tam

Giang - Cầu Hai nói riêng (Trần Xuân Bính, 2005)

* Khu vực Phú Yên - Khánh Hoà

Đây là khu vực có các hoạt động nuôi trồng thủy sản biển phát triển sớm

và mạnh mẽ nhất trong vùng ven biển Nam Trung bộ Khánh Hoà có diện tích

tự nhiên 5.258km2, với hơn 500km đường bờ biển và 135km đường bờ ven

đảo Khánh Hoà có 72 hòn đảo lớn nhỏ có 1.658km đất ngập nước, 1000km

vịnh đầm phá vùng biển nông 30m, rộng 2.432km2 và hơn 10.000km2 thềm lục

địa Đó là tiềm năng to lớn để phát triển nghề cá ven bờ và nuôi trồng hải đặc sản nhiệt đới

Vịnh Văn Phong với diện tích mặt nước khoảng 300 ha là nơi lý tưởng

cho việc phát triển nuôi trồng một số đối tượng như trai cấy ngọc, rong sụn,

cồi mai, cá bớp, cá mú, tôm hùm… Năm 2002 tỉnh Khánh Hoà có hơn 15.000

lồng nuôi tôm hùm cho sản lượng hơn 600 tấn Tập trung chủ yếu ở huyện Vạn

Ninh và Vịnh Cam Ranh (khoảng 12.000 lồng), tỉnh Phú Yên có khoảng 11.000 lồng tập trung chủ yếu ở các xã Xuân Thịnh, Xuân Phương và Xuân

Thọ (Huyện Sông Cầu với khoảng 10.000 lồng)

Sản phẩm nuôi trồng thủy sản Khánh Hoà lên tới 14.675 tấn trong đó

rong sụn khô khoảng 1.500 tấn Ngoài các đìa nuôi tôm nằm bên bờ vịnh Văn Phong, còn có các lồng tôm hùm, ốc hương, vẹm xanh, rong sụn Gần đây còn phát triển kiểu nuôi tôm hùm trong đăng lưới quây ven bãi triều đá Do môi

trường bị ô nhiễm, hiệu quả nuôi tôm sú kém nên một số diện tích đìa nuôi

tôm đã bắt đầu chuyển sang nuôi thương phẩm ghẹ xanh lột (Portunus pelagicus)

Việc phát triển nuôi trồng thủy sản là trong các hệ thống vũng vịnh là

hợp lí và đã thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn việc nuôi trồng thủy sản trong các khu vực ven bờ khác Mặt khác phát triển nuôi trồng thủy sản

trong hệ thống vũng vịnh phát huy được khả năng đa dạng hoá phương thức và

Trang 23

đối tượng nuôi phù hợp với phương châm bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường

1.2.3 Nuôi thuỷ sản trên cát

Nuôi thuỷ sản (chủ yếu là nuôi tôm) trên cát là một loại hình nuôi trồng

thuỷ sản mới xuất hiện ở nước ta trong vài năm gần đây, chủ yếu là ven biển

Trung Bộ Các tỉnh ven biển Trung Bộ (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận) có

điều kiện thời tiết, khí hậu và môi trường tương đối thuận lợi cho nuôi tôm,

nhưng diện tích bãi triều không lớn Tuy nhiên tại đây có những vùng đất rộng

lớn với tổng diện tích khoảng 111.730ha, bao gồm các bãi cát hoang hoá hoặc

cánh đồng đất cát sản xuất lương thực kém hiệu quả Các dải bãi cát ven biển

Nam Trung Bộ đa phần thuộc dạng bãi ngang, nằm ở vùng cao triều hoặc trên

cao triều, thường tiếp giáp trực tiếp với biển, rất thuận lợi trong việc trực tiếp

lấy nước biển với độ mặn cao vào nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ Bên cạnh đó do

cao trình vùng đất cát cao nên rất thuận lợi trong việc tháo xả nước để làm vệ

sinh đáy ao sau mỗi vụ nuôi trồng, đồng thời có thể chủ động trong việc quản

lý chất lượng nước của các ao nuôi

Theo báo cáo tổng kết của Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.09.11 (2004)

mớí có 2.913ha, chiếm 2.6% diện tích tiềm năng được sử dụng, trong đó diện

tích nuôi thương phẩm là 2.559 ha và diện tích xây dựng các trại giống là 354ha

Tiềm năng và hiệu quả nuôi tôm trên đất cát là rất lớn, tuy nhiên việc

phát triển, nhân rộng mô hình này cũng là vấn đề đang tranh cãi và cần được

tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện Một số nguy cơ về mô trường nuôi tôm trên cát

được phát hiện và cảnh báo như:

-Nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm: theo khảo sát của Bộ

thuỷ sản, chất lượng nước ngầm ngọt ở vùng cát khu vực mìên Trung là rất tốt

song trữ lượng rất hạn chế, khi nuôi trên cát với qui mô khoảng 300ha sẽ cần

khoảng 15 triệu m3 nước ngọt /2vụ/năm Đây là con số khổng lồ với vùng cát

ven biển vốn nghèo nước ngầm ngọt

- Nguy cơ ô nhiễm biển và nước ngầm do chất thải: theo tính toán của

các nhà khoa học, mỗi ha nuôi tôm trên mặt cát tại các vùng nuôi qui mô lớn,

tập trung sẽ thải ra khoảng 8 tấn chất thải rắn (vỏ tôm, thức ăn dư thừa) cùng

với hàng chục ngàn mét khối nước thải khác Nếu xử lý không tốt hoặc không

triệt để, lượng nước thải và chất thải sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước Bên cạnh đó, dịch bệnh trong nước sẽ gây ô nhiễm, lây lan từ đàm này

sang đầm khác, tạo cơ hội phát dịch bệnh

- Nguy cơ mặn hoá đất và nước ngầm: việc khai thác nước ngầm ngọt

nếu quá mức sẽ dẫn đến tình trạng sụt lún địa tầng khu vực, nước ngầm cạn

kiệt sẽ gây mất cân bằng áp lực tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập từ biển

Trang 24

- Nguy c¬ thu hÑp diÖn tÝch rõng phßng hĩ, lµm t¨ng ho¹t ®ĩng c¸t bay

vµ b·o c¸t

NhỊn xÐt:

Vôùi ñaịc thuø kinh teâ nođng nghieôp vaø ngö nghieôp chieâm öu theâ, dađn soâ

ñođng, dađn trí thaâp, nguoăn lôïi khai thaùc cán kieôt neđn hoát ñoông nuođi troăng

thuyû sạn ngaøy caøng môû roông ôû khu vöïc Mieăn Trung Nuođi troăng thuyû sạn ñaõ

phaùt trieơn ôû cạ 3 vuøng: lôï, maịn, ngót vôùi toâc ñoô taíng bình quađn veă dieôn tích

nuođi troăng thuyû sạn laø 7,27%/naím (B/c Boô Thuyû sạn, 2004) Tuy möùc ñoô rụi

ro trong NTTS (ñaịc bieôt töø nuođi tođm) khaù lôùn nhöng qua keât quạ ñieău tra

khạo saùt cụa Hoôi Lieđn Hieôp Phú nöõ thì thu nhaôp cụa hoô NTTS cao hôn caùc

ngaønh ngheă khaùc nhö nođng nghieôp, khai thaùc vaø cheâ bieân hại sạn, … (thu

nhaôp döôùi 10 trieôu/naím cụa NTTS laø 24,8% hoô, trong khi ñoù vôùi nođng

nghieôp laø 95,2%, cheâ bieân thuyû sạn 96%, ñaùnh baĩt hại sạn vaø laøm muoâi laø

100%) Nuođi troăng thuyû sạn phaùt trieơn nhanh, ngoaøi maịt tích cöïc laø ñoùng

goùp cho söï taíng tröôûng ngaønh thuyû sạn vaø kinh teâ quoẫc dađn, táo cođng aín

vieôc laøm vaø taíng thu nhaôp, cại thieôn ñôøi soâng cho ngöôøi dađn coøn gađy ra caùc

haôu quạ nhö laøm ođ nhieêm, suy thoaùi mođi tröôøng, cán kieôt nguoăn lôïi, phaù

huyû söï cađn baỉng sinh thaùi, … Vaân ñeă phaùt trieơn nuođi troăng thuyû sạn theo höôùng beăn vöõng laø chieân löôïc mang tính quoẫc gia vaø toaøn caău vaø trong nuođi

troăng thuyû sạn ñaăm phaù vaân ñeă naøy phại ñaịt leđn haøng ñaău neâu muoân duy trì hoát ñoông NTTS §Ó gi¶ quyÕt vÍn ®Ò nµy bªn c¹nh c¸c yÕu tỉ quy ho¹ch

vïng nu«i hîp lý, vÍn ®Ò c¬ sị h¹ tÌng, vÍn ®Ò chÝnh s¸ch vµ thÞ tr−íng ,

kh«ng thÓ kh«ng chó ý ®Õn lùa chôn ®ỉi t−îng vµ ph−¬ng thøc nu«i, yÕu tỉ

¶nh h−ịng trùc tiÕp ®Õn søc t¶i m«i tr−íng vµ tÝnh bÒn v÷ng cña ho¹t ®ĩng

nu«i trơng thñy s¶n §Íy còng lµ mỉi quan t©m chung cña c¸c n−íc cê tiÒm

n¨ng nu«i trơng thụ s¶n

1.3 T×nh h×nh nu«i trơng thñy s¶n theo ph−¬ng thøc nu«i tưng hîp

(polyculture) trªn thÕ giíi

Nu«i tưng hîp c¸c loµi c¸ n−íc ngôt trong ao lµ h×nh thøc nu«i truyÒn

thỉng l©u ®íi cê ị Trung Quỉc hµng thÕ kû Môc tiªu cña nu«i tưng hîp lµ

lµm sao ®¹t sù c©n b»ng tỉt nhÍt gi÷a c¸c loµi kh¸c nhau ®Ó cê s¶n l−îng thu

ho¹ch cao nhÍt Víi h×nh thøc nu«i truyÒn thỉng nµy, s¶n phỈm th¶i cña loµi

nµy lµ thøc ¨n cña loµi kia v× vỊy nu«i kÕt hîp kh«ng nh÷ng t¨ng s¶n l−îng

nu«i trªn mĩt ®¬n vÞ diÖn tÝch mµ cßn gi¶m t¸c ®ĩng m«i tr−íng do −u d−ìng

(Greglutz C., 2003) Nu«i tưng hîp còng kh«ng ph¶i lµ h×nh thøc míi ị Ín ®ĩ

vµ Isael 40 n¨m tr−íc, Yashouv (1958) ®· nu«i ghÐp c¸ r« phi víi c¸ chÐp vµ

cho s¶n l−îng rÍt cao Tuy nhiªn, polyculture kh«ng chØ ¸p dông ị hÖ thỉng

nu«i c¸ n−íc ngôt mµ ®· ®−îc øng dông trong nu«i mƯn lî Josepth (1980) ®·

Trang 25

nuôi ghép cá măng, cá đối với tôm sú và tôm nương (P.indicus) trong ao đạt

sản lượng 2986 kg/ha/năm Hu et al (1995) nuôi kết hợp tôm và hầu trong ao

và so sánh với hình thức nuôi đơn thì sản lượng tôm tăng 30% và sản lượng

hầu tăng 20,3%

Nuôi tổng hợp các loài nước mặn, lợ bắt đầu từ giữa những năm 1970

(Haines 1975; Ryther et al, 1975,…) và phát triển nhanh chóng trong hệ thống

nuôi thâm canh (nuôi cá, tôm) Tất cả các nghiên cứu đã chứng minh chất thải

từ hệ thống nuôi thâm canh và bán thâm canh tôm, cá là nguồn dinh dưỡng

cung cấp cho rong phát triển và vì vậy nuôi rong sẽ giảm lượng chất thải vào

môi trường (Vandermeulen and Gordin, 1990; Cohen và Neori, 1991; Chopin

et al, 1999, ) Trong hệ thống nuôi kín như ao, hồ cũng có một vài thử nghiệm nuôi kết hợp như nuôi tôm kết hợp nhuyễn thể 2 vỏ (Wang và Jacob, 1991;

Jacob et al, 1993; Hopkins et al, 1993), nuôi cá kết hợp nhuyễn thể 2 vỏ (Shpigel và Blaylock, 1991, 1993) Trong hệ thống nuôi hở như nuôi cá lồng

bè, các nghiên cứu sử dụng rong và nhuyễn thể 2 vỏ làm chất lọc sinh học (biofilters) của Hirata và Kohirata, 1993; Troell et al, 1997; Chopin et al, 1999

đã được ghi nhận Chất lượng và số lượng chất thải từ nuôi trồng thuỷ sản phụ

thuộc chủ yếu vào đặc điểm hệ thống nuôi, sự lựa chọn đối tượng nuôi, chất lượng thức ăn và sự quản lý của người nuôi (Iwama, 1991) Các loài khác nhau, dinh dưỡng khác nhau thì chất thải cũng khác nhau nhưng chúng đều

thải vào môi trường các chất dạng hoà tan (chủ yếu là N và P) và các mảnh vụn hữu cơ (detritus) Sơ đồ sau là sự thay đổi dinh dưỡng chất thải ra từ một số

loài nuôi Chất thải từ tôm và cá hồi (được tính % cho cả Nitơ và phôt pho),

nhuyễn thể 2 vỏ và bào ngư (% tính trên hàm lượng nitơ) 100% là tổng số

dinh dưỡng trong thức ăn (Gowen et al, 1991; Holby and Hall, 1991; Hall et al,

1992; MacIntosh and Philips, 1992; Robertson and Phillips, 1995; Neori et al,

Công nghiệp nuôi trong 10 thập kỷ qua đã tập trung nghiên cứu về thức

ăn theo hướng giảm đáng kể lượng chất thải ra môi trường và hiệu suất chuyển

đổi (FCR) đạt cao nhất (Hardy, 1999, Hardy & Tacon, 2002)

Nghiên cứu khả năng hấp thụ của chất thải qua lượng N và P hoà tan

trong nước của rong biển, nhiều tác giả đã khẳng định rong biển có khả năng

Trang 26

có thể dùng rong làm chất lọc sinh học trong các hệ thống kín Riêng đối với

hệ thống mở, việc xác định khả năng hấp thu này của rong không dễ do có

nhiều yếu tố ảnh hưởng (Buschmann at el, 2001) Tuy nhiên, hạn chế của rong

là phát triển theo mùa và rất ít các nghiên cứu (<40%) đạt chu kỳ sản xuất là 1

năm

Nghiên cứu của Max Troell, P Ronnback et al, (1999) đã chứng minh khả năng làm sạch môi trường của rong biển Gracillaria chilensis Trong hệ thống

bể nuôi cá hồi ngoài trời, rong biển được nuôi trong hệ thống xử lý nước tuần

hoàn đã đạt sản lượng 48,9kg/m2 và làm giảm 50% (vào mùa đông) và 90-95%

(vào mùa hè) chất thải Amonium từ hệ thống nuôi Sản lượng cá nuôi đạt 30

kg/m3 trong chu kỳ 13 tháng, hệ số thức ăn 1,4 Sản lượng rong tăng 18% Nuôi trong hệ thống mở, rong nuôi trên giàn dây xung quanh khu vực lồng

nuôi cá hồi có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn 40% so với đối chúng, hàm lượng

agar đạt 17-23% trọng lượng khô Rong có thể hấp thụ tối thiểu là 6,5% hàm

lượng N và 27% hàm lượng P hoà tan trong nước từ chất thải ở lồng nuôi cá

Tác giả khẳng định cả 2 mô hình đều có lợi về kinh tế và môi trường, vì vậy cần ứng dụng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững

Max Troell & Jon Norberg (1998) đã nghiên cứu khả năng sử dụng động vật

thân mềm (vẹm xanh) để hạn chế các chất thải từ hệ thống lồng nuôi cá hồi

thông qua việc lọc các chất lơ lửng trong nước Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong hệ thống mở và có tác dụng của dòng chảy, các chất thải từ lồng cá được hoà loãng trong nước và có nồng độ thấp (0,06-0,3 mg/l) Nồng độ các chất

thải cao nhất là >0,1 mg/l khi mật độ cá nuôi cao và tốc độ dòng chảy chậm

(0,03-0,05 m/s) Các chất thải lơ lửng từ lồng nuôi có tác dụng duy trì tăng

trưởng cho vẹm khi trong môi trường nước nghèo thực vật phù du Nghiên cứu

này cũng cho rằng có thể sử dụng hình thức nuôi này trong các vùng vịnh kín

hoặc biển ven bờ để hạn chế các chất thải từ hệ thống nuôi vào môi trường

Nghiên cứu khác của Wallace (1980) chứng minh rằng nuôi vẹm (Mytilis

edulis) xung quanh lồng cá hồi ở Nauy có tốc độ tăng trưởng gấp 2 lần so với

nuôi đối chứng

Nghiên cứu của Subandar et al, 1993; Ahn et al, 1998; Chopin & Yarish, 1998,

Troll ey al, 1999; đã chứng minh rằng trong khu vực biển ven bờ, nuôi kết

hợp cá, rong biển, động vật thân mềm 2 vỏ với tỉ lệ hợp lý thì chất lượng nước

ở vùng nuôi là tương tự nước tự nhiên nhưng sản lượng và chất lượng của rong

cao hơn và tốc độ tăng trưởng của động vật thân mềm 2 vỏ cũng nhanh hơn Hiện nay ở Trung Quốc, mô hình nuôi kết hợp này phát triển rất mạnh ở tỉnh

Quảng Đông: từ 5 km giàn dây nuôi rong giai đoạn đầu thử nghiệm (tốc độ

nhân từ 11,16g lên 2025g/m trong 3 tháng) đã phát triển mở rộng đến 80 km

trong 4 tháng và tăng sản lượng nuôi rong lên 4250 g/m (Fei et al, 2000, 2002)

Trang 27

với tổng sản lượng rong thu hoạch đạt gần 340.000 tấn mỗi năm ở các khu vực

xung quanh các lồng nuôi cá

1.4 M ột số đối tượng trong mô hình nuôi thủy sản biển theo hướng

bền vững

Kết quả nghiên cứu đã được công bố của các tác giả trong và ngoài nước, cũng như thực tiễn phát triển NTTS của các nước và ở Việt Nam đã

chứng minh mô hình nuôi tổng hợp (polyculture) là hình thức nuôi mang tính

bền vững cao, cho hiệu quả kinh tế lớn và ổn định về môi trường Nghiên cứu của đề tài nhằm xác lập mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững ở các vùng

đầm phá miền Trung góp phần duy trì sự phát triển của nghề NTTS ở đầm

phá, góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, cải thiện bộ mặt nông thôn và vùng đầm phá ven biển, góp phần ổn định kinh tế xã hội cho các tỉnh miền Trung

1.4.1 Các đối tượng nuôi ghép

Căn cứ vào giá trị kinh tế (hoặc khả năng là nguyên liệu tạo những sản

phẩm có giá trị kinh tế cao và điều kiện sinh thái của từng loài thủy sản, các

đối tượng được lựa chọn cho mô hình là ốc hương - cá dìa, cá đối - vẹm xanh, hầu - rong câu Mô hình nuôi đa loài này sẽ đảm bảo cân bằng sinh thái và làm sạch môi trường Vẹm xanh, hầu là những loài ăn lọc phiêu sinh và mùn bã

hữu cơ trong nước Nuôi hầu, vẹm không cần cho ăn chúng sẽ làm sạch môi

trường bị ô nhiễm do nuôi ốc hương Rong câu vừa bổ xung thức ăn cho cá dìa, vừa có tác dụng làm tăng oxy trong nước và cũng là nguyên liệu để sản xuất

agar

Do có tác dụng làm sạch môi trường, vẹm xanh Perna viridis L được

hầu hết các quốc gia có biển quan tâm phát triển (Rivonker, C.V et al.1993;

Rajagopol S 1998) Nó còn được sử dụng như một chỉ thị sinh học để đánh giá chất lượng nước về kim loại nặng (Wong, C.K.C etal.2000); các hợp chấ clo-

hữu cơ (Richard Son et al.2001), hydrocacbon thơm (Xu etal 1999) và các chất dinh dưỡng hữu cơ (Shim, P.K.S et al 2002)

Cũng như vẹm xanh, hầu là loài nhuyễn thể hai vỏ có tác dụng làm sạch

môi trường và đã được nuôi trong mô hình nuôi đơn bằng công nghệ nuôi nhanh của Malaysia tại Việt Nam và một số vùng nuôi sinh thái khác.ốc

hương Babylonia areolata là đặc sản biển có giá trị dinh dưỡng và xuất khẩu cao Nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản và ấn Độ rất chú ý đến các qui trình tuyển chọn giống và công nghệ nuôi phục vụ nhu cầu cấp thịt thương phẩm (Fallu R.1991, Ayykkannu K.1994) Việt Nam đã thành công trong việc sản xuất

Trang 28

Cá dìa (Siganus sp.) thuộc nhóm cá rạn san hô có giá trị kinh tế, phân bổ

rất rộng ở vùng biển ấn Độ - Thái Bình Dương Tiềm năng nuôi biển cá dìa đã

được nghiên cứu (Ablan et al.1962) nhưng chưa hình thành việc nuôi thương

mại Loài Siganus guttatus Bloch thường gặp ở cửa sông và nước sông ven bờ

đã trở thành đối tượng kinh tế và được ưa chuộng ở đầm phá Thừa Thiên - Huế Hiện nay sản lượng cá dìa trong đầm đang có chiều hướng giảm do bị đánh bắt quanh năm mà không được chú trọng nuôi Để tái tạo nguồn lợi cá dìa của địa phương cũng như cả nước cần đầu tư để nó cũng trở thành đối tượng nuôi kinh

tế chính trong đầm

Các đối tượng nuôi ghép đều là những nguyên liệu quý để tách chiết các chất có hoạt tính sinh học cao Việc phát triển chúng trong mô hình không tốn nhiều chi phí đầu tư và nhân lực lại sẽ cho hiệu quả kinh tế cao nếu sử dụng vào mục đích này Nghiên cứu xây dựng công nghệ tạo những sản phẩm dạng thuốc và thực phẩm chức năng hoặc các chế phẩm sinh học khác sẽ làm tăng

hiệu quả kinh tế và đảm bảo thị trường tiêu thụ khi mô hình được nhân rộng

Đây là một hướng mà thế giới, đặc biệt là Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và Hàn

Quốc rất mực quan tâm

1.4.2 Các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về hoá học và hoạt tính sinh học của hầu, ốc hương và vẹm xanh

Do thịt giàu dinh dưỡng lại chứa nhiều chất tạo vị như axit glutamic, axit

aspartic, glucin và IMP, vẹm xanh qua chế biến được coi là gia vị Sea food lý

tưởng (Zhang, chao-hua 2000) ở liều sử dụng là 80mg/kg thể trạng thỏ,

Glucosaminoglucan GAG chiết xuất từ vẹm ức chế 52,4% sự phát triển của tế

bào ung thư Sacoma 180 (Hong Pengzhi 2001) Sẽ là giải pháp khả thi để tìm

“đầu ra” hiệu quả cho đối tượng nuôi này nếu sử dụng những thành quả nghiên cứu về hoá học và hoạt tính sinh học của nó

Vũ Minh Thiết và CS (2005) đã xác định thành phần protein/peptit thịt

hầu bằng phương pháp IDA LC/MS/MS trên cơ sở liên kết giữa hệ sắc ký lỏng

Nano LC của LC Parkings (Dionex Co Holland) và hệ khối phổ QSTAR⊕-XI

MS/mS (MDS suex, Canada) Các kết quả dữ liệu phổ được đối chiếu, so sánh với ngân hàng dữ liệu Gen, Protein của NCBI bằng chương trình phần mềm

MASCOT v1.8 cho biết thành phần protein thịt hầu chứa khoảng 250 loại peptit Đáng chú ý là protein thịt hầu có chứa hai loại enzym có khả năng tham

gia quá trình sinh tổng hợp các chất có hoạt tính là Cyclosporin-synthethase và HC-toxin- synthethase

Mới đây phòng Hoá Sinh Biển - Viện Hoá học các Hợp chất thiên nhiên

(2005) đã nghiên cứu một số mẫu ốc hương, hầu và vẹm xanh thu ở Nha Trang (Khánh Hoà) Các chỉ tiêu phân tích bao gồm hàm lượng lipit tổng, thành phần

Trang 29

axit béo, protein, axit amin, nguyên tố vi lượng và hoạt tính kháng vi sinh vật

kiểm định

a Hàm lượng lipit tổng:

Lipit là một trong những lớp chất có hoạt tinh sinh học cao sẵn có và

phân bố rất rộng rãi trong các đối tượng sinh vật biển bao gồm: các triglyxerit;

glucolipit, phospholipit, sphingolipit, oxylipit… (Ackman R.G 1989)

Bảng 5 : Hàm lượng lipit tổng của hầu - vẹm xanh - ốc hương

STT Tên thường Lipit tổng (% theo trọng lượng tươi)

1 Hầu nuôi trong bể 0.51

Trong các đối tượng nghiên cứu, hàm lượng lipit ở vẹm cao nhất trên

1%(1,43%), còn ở các loài khác dưới 1% , hầu tự nhiên (0,94%) cao gần gấp

hai hầu nuôi (0,51%) Hàm lượng lipit của ba đối tượng trên ở mức độ trung

bình so các mẫu sinh vật biển, tuy nhiên với loại hình lipit đặc trưng của sinh

vật biển chúng chứng tỏ giá trị dược học khi sử dụng làm thực phẩm thường

xuyên, giảm bệnh tim mạch gây ra do xơ vữa động mạch

b Thành phần axit béo:

Trong mỡ động vật có vú và các sinh vật biển thường chứa lượng đáng kể

các axit béo đa nối đôi với cấu trúc phân tử đặc biệt, dẫn đến có một loạt khả năng hoạt tính sinh học cao Đây là những axit mà không tự sinh tổng hợp trong

cơ thể các động vật bậc cao và con người, chúng chỉ có thể đi vào cơ thể qua con

đường thức ăn bổ xung Những axit này rất cần thiết cho quá trình biến đổi chất béo trong tự nhiên và được gọi là những axit tinh chất Từ chúng dẫn đến axit

archidonic và dihomo-linolenic là tiền chất của quá trình sinh tổng hợp

prostaglandin và các eicotrien là các hoc môn quan trọng trong cơ thể sống, nếu thiếu chúng cơ thể sống sẽ mất thăng bằng, là nguyên nhân gây nên hàng loạt

các căn bệnh về lão hoá như tim mạch, viêm khớp (Chow ching Kuang, 1992)

Đại diện cho những axit này là axit Eicosapentaenoid (EPA), axit

Docosahexanenoic (DHA), những axit đặc trưng của sinh vật biển

Khai thác và sử dụng các sản phẩm từ axit béo đa nối đôi này đã được

các nước tiên tiến trên thế giới Nga, Mỹ, Nhật quan tâm nghiên cứu từ lâu

(dưới tên thương mại là Omega3) Hàng năm Mỹ sử dụng 45 triệu USD, Nhật

hơn 40 tỷ Yên cho các sản phẩm dạng Omega3 này trong cuộc sống của cộng

đồng dân cư

Trang 30

Thành phần axit béo trong các đối tượng nghiên cứu nói trên được chỉ ra bảng 6

Bảng 6: Thành phần axit béo của hầu - vẹm xanh - ốc hương

tự nhiên

Hầu nuôi

Dầu * hào

Vẹm xanh

ốc hương

* Dầu hào: mẫu thương phẩm

Các axit béo có mặt rất đa dạng trong động vật nhuyễn thể từ C14 đến

C22, tỷ lệ phần trăm thường tập trung cao vào các axit béo C16:0 và axit béo

không no mạch dài cacbon từ C18:1 đến C22:6 Axit béo C16:0 có mặt ở hầu

tự nhiên, hầu nuôi, vẹm xanh xấp xỉ 15%, ở ốc hương thấp hơn (6,39%), ở trong dầu hào cao 30,57% Hàm lượng axit C18:1 trong hầu tự nhiên, hầu nuôi

Trang 31

xấp xỉ 8%, trong ốc hương và vẹm tương đương nhau(6%) và trong dầu hào

3,14% Hàm lượng các axit béo mạch dài C20- C26 cao hơn hàm lượng các

axit béo mạch ngắn, axit béo không no (25,32%- 57,34%) cao hơn axit béo no

(14,00%- 29,31%) Trong đó đáng chú ý là các axit béo không no mạch dài

cacbon như : Arachidonic(AA) trong vẹm xanh và ốc hương (6%) cao gấp hai

lần trong hầu tự nhiên và hầu nuôi (3%) Đặc biệt axit Eicosapentaenoic

(EPA) có mặt trong vẹm xanh cao 10,45%; 8,11% trong hầu nuôi; 6,74% trong

hầu tự nhiên và không xuất hiện trong ốc hương, dầu hào Axit

Docosahexaneoic (DHA) xuất hiện với hàm lượng cao 10,73% trong vẹm

xanh; 10,50% trong hầu tự nhiên;7,87% trong hầu nuôi và 7,34% ốc hương

Các axit này có ý nghĩa về giá trị hoạt tính sinh học cao của các loài động vật

thân mềm

c Các thành phần khác:

Theo Đông y, thịt của các loài thân mềm có tính giãn mạch, làm mạnh

tuần hoàn ngoại vi, phổi và tạng phủ, làm tăng sức dẻo dai của gân cốt cơ bắp,

kích hoạt các chức năng sinh sản, giải độc, giải nhiệt, giải khát, có lợi cho tóc,

móng và sinh dục Trong thịt động vật thân mềm chứa các axit amin không thể

thay thế, các carotenoit và hormon steroit, các nguyên tố vi lượng cần trong sự

sống như Zn, Fe, I2 Thức ăn nhuyễn thể bổ xung Zn cho thận, thận mạnh thì

tóc đen trơn mượt Sò, nghêu, hầu hến đều có tác dụng tương tự như hoạt tràng,

thông khí, mát gan, giải độc, giải nhiệt, bổ máu vì vậy người có bệnh đái đường

nên ăn nghêu, sò, hến Trong thịt nhuyễn thể có nhiều iod so với trứng và thịt

gia súc, mà iot làm giãn mạch, làm mạnh tuần hoàn ngoại vi (Nguồn lợi thủy

sản Việt Nam, 1996).ở Việt Nam cũng đã có một số tác giả bước đầu nghiên

cứu thành phần sinh hoá của các đối tượng thân mềm, các số liệu được tham

khảo trong ngoài nước và của tác giả Nguyễn Thị Vĩnh (Viện công nghệ Sinh

học-2003)

* Hàm lượng protein:

Cùng với gluxit và lipit, protein là một trong những cấu tử quan trọng

nhất của thực phẩm và thức ăn đưa vào cơ thể con người Protein là nguồn cung cấp các amino axit không thể thay thế, đều là những nguyên liệu của sự

sinh tổng hợp protein Gần đây, người ta đã phát hiện rằng protein có thể tham

gia vào việc kiểm tra một số chức năng sinh lý cơ thể sống Hàm lượng protein

trong động vật nhuyễn thể cao trên 50% cao nhất ở ốc hương 68.65%, hầu tự

nhiên 61,56%, vẹm xanh 60,63%, hầu nuôi 60,5%

* Hàm lượng axit amin

Vai trò của các axit amin là rất lớn, cơ thể sống không tự tổng hợp được

chúng Thiếu một hoặc vài axit amin không thay thế thì không thể sinh tổng

Trang 32

amin, thì cơ thể vẫn tồn tại nhờ nguồn dự trữ hoặc cải tạo protein kém quan

trọng thành protein quan trọng hơn, trong điều kiện đó thì sức sống và năng

suất bị giảm sút Mười ba axit thiết yếu đều có mặt trong các đối tượng nghiên cứu Các axit amin: Lơxin-izolơxin, Methionin, Lizin, Acginin-Histidin trong

hầu tự nhiên, ốc hương, vẹm cao (>10%), những axit này rất cần thiết cho hoạt

động tuyến tụy, tuần hoàn máu, cần cho chức năng tiêu hoá, thần kinh, tạo mô

xương, ở hầu nuôi thấp hơn (3%)

Đặc biệt axit glutamic- threonin cần thiết cho hoạt động thần kinh, axit

này được gọi là “huyết thanh trí tuệ”, có mặt khá cao trong hầu tự nhiên (23,03%), vẹm(18,49%), ốc hương (17,09%), hầu nuôi (11,25%)

* Nguyên tố vi lượng:

Trong các đối tượng nghiên cứu hàm lượng các nguyên tố vi lượng như:

nguyên tố Cu trong hầu và vẹm (xấp xỉ 200%), trong ốc hương 68,86%; nguyên tố Fe có mặt trong các mẫu hầu, vẹm, ốc hương trung bình 500%; nguyên tố Zn trong hầu hơn 200% còn ở vẹm xanh và ốc hương dưới 100%;

nguyên tố Mn trong hầu và vẹm xanh trên 150% còn ở trong ốc hương thấp

(23%) Nguyên tố Se chỉ có trong ốc hương (25,98%) không có ở trong các đối

tượng khác

Khả năng tích luỹ các nguyên tố hoá học từ môi trường biển đã được

thừa nhận và đối với các động vật thân mềm đặc điểm này đáng được quan tâm Các đối tượng sinh vật này một mặt chúng là nguồn thực phẩm có giá trị

cung cấp các nguyên tố vi lượng, mặt khác chúng cũng được xem là các sinh

vật chỉ thị về mật độ các nguyên tố vi lượng trong môi trường

d Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định

Bảng 7: Kết quả thử hoạt tính kháng VSV kiểm định

Nồng độ ức chế tối thiểu MIC: àg/ml

Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định (VSV) của 03 mẫu

được chỉ ra ở bảng 3 cho thấy dịch chiết của cả 3 mẫu đều kháng mạnh

F.oxysporum (MIC=50àg/ml) Ngoài ra mẫu Vẹm còn kháng chủng

S.cerevisiae, mẫu Hầu còn kháng chủng E.coli

Qua các kết quả phân tích thành phần hoá học và hoạt tính sinh học trên

một lần nữa khẳng định giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị về tác dụng dược

Trang 33

học của động vật thân mềm đối với con người Các loài hầu, ốc hương, vẹm

xanh được biết đến như những thực phẩm hải sản có giá trị dinh dưỡng cao

Việc tách chiết hoạt chất của chúng để tạo những sản phẩm dinh dưỡng

cao cấp là hướng nghiên cứu đang được thế giới quan tâm và được chúng tôi

nghiên cứu trong đề tài

1.5 Một số đối tượng trong mô hình sản xuất và chưng cất cây tinh dầu trên vùng cát và đất ngập mặn (hoặc nhiễm mặn) ven biển

Đối với vùng cát và đất ngập mặn (hoặc nhiễm mặn) ven biển miền Trung cần phải có biện pháp trồng cây gây rừng để cải tạo và bảo vệ đất nông nghiệp ở phía trong đồng thời chống hiện tượng cát bay, cát nhảy và chắn sóng Một trong những giải pháp phát triển bền vững rừng phòng hộ là lựa chon được các loại cây kinh tế phù hợp điều kiện sinh thái, có phương pháp

khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả chúng Trong mô hình chúng tôi lựa

chọn một số cây tinh dầu phù hợp với hệ sinh thái ven biển, có khả năng chịu

được khí hậu khắc nghiệt của miền Trung và cho sản phẩm tinh dầu có giá trị

kinh tế cao Các đối tượng được lựa chọn cho mô hình là các cây lưu niên họ

sim (Myrtaceae), Bạch đàn chanh và Tràm xen lẫn cây ngắn ngày họ hoà thảo

(Gramiaceae) Sả chanh ấn Độ và Sả hoa hồng

1.5.1 Tràm (Melaleuca sp)

“Tràm” là tên gọi chung của nhiều loài thuộc chi Melaleuca, họ Sim

(Myrtaceae)

Chi Melaleuca có khoảng 250 loài, phân bố ở nhiều nơi: Nam á, châu

Đại dương, Nam Mỹ và Đông Phi Australia là nước có nhiều loài thuộc chi

này nhất (có tới 150 loài đã được mô tả) Tràm nói chung và những loài có

quan hệ gần gũi với nó được phân bố tương đối rộng rãi ở ấn Độ, Malaysia,

Philippin, Burma, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, New Guinea, New

Caledonia, New Zealand…

Nhiều tài liệu đã được công bố trước đây cho rằng tên khoa học của cây

tràm sinh trưởng tự nhiên hiện nay ở nước ta là Melaleuca leucadendra (L.) L

Nhưng những nghiên cứu mới nhất về phân loại cũng như phân bố địa lý (Phạm Hoàng Hộ, 1991) đã khẳng định ở nước ta chỉ có một loài tràm duy

nhất là Melaleuca cajuputi Powell Loài Melaleuca leucadendra (L.) L chỉ

phân bố tự nhiên ở Australia, New Guinea và Molucca Loài tràm này rất đa

dạng về hình thái, kích thước, dạng lá cùng dạng cây (cây bụi cao 0,5 - 2,5 m

Trang 34

hoặc cây gỗ cao 7 - 10 m) Kích thước lá rất thay đổi (6,3 - 11,5 cm x 1,3 - 2,5

cm): phiến lá từ dạng lá bầu, dạng lá hẹp đến dạng lá tre, nhẵn Lá dày, cứng

và giòn, có màu xanh đậm, cuống lá có nhiều lông mịn Hoa tự bông thường

dài 10 - 15 cm, có bông đến 20 cm, trong khi đó ở cây bụi hoa tự ngắn hơn

(thường dài 5 - 10 cm) mọc đơn độc ở nách lá Hoa không cuống, màu trắng

hơi xanh Đài và trục hoa tự có nhiều lông mịn Quả nang cứng có đài tồn tại

dạng gần tròn, đường kính 4 mm, quả mở 3 lỗ ở trên 3 buồng Hạt tròn và rất

nhỏ Thành phần chính của tinh dầu là 1,8-cineol Hàm lượng của hợp chất 1,8-cineol thay đổi theo điều kiện sống và dao động trong khoảng 30-70% Tinh dầu không có methyl eugenol

Nhìn chung, loài tràm này có hai dạng chính:

1) Dạng cây gỗ, cao trên 10 m, mọc thành rừng thuần loại ở vùng đất

phèn, ngập nước theo mùa Đây là loại rừng đặc trưng cho vùng ven biển Nam

Bộ Tại đây cũng có sự đa dạng sinh học trong các vùng khác nhau về chiều

cao cây đồng thời hàm lượng tinh dầu trong lá cũng khác nhau:

- Vùng Sông Trẹm: cây cao trung bình 11.30 m, hàm lượng tinh dầu 0.76%

Tân Thạnh để trồng tràm lấy tinh dầu, các khu vực khác có thể trồng để lấy gỗ

2) Dạng cây bụi, mọc chủ yếu trên đất úng phèn, đất cát và đất đồi laterit rải rác ở các tỉnh ven biển miền Trung

Căn cứ vào sự khác nhau về vùng phân bố, hình thái, chất lượng và hàm

lượng tinh dầu, người ta thường chia chúng thành hai dạng: tràm đồi và tràm

gió hay tràm ngập mặn, tràm cừ chỉ là hai dạng sinh trưởng khác nhau của một

loài duy nhất có tên khoa học là Melaleuca cajuputi Powell

ở Đông Dương sự phân bố địa lý của cây tràm tập trung tại vùng ven

biển Nam Bộ (Việt Nam) và Campuchia, A Chevalier, (1937) Tràm là cây gỗ

lớn mọc trên đất úng phèn, ngập nước vào mùa mưa Từ Đà Nẵng (vĩ độ 160

Bắc) trở ra, chúng chỉ còn là dạng cây bụi nhỏ, cao 0,6 - 1,5 m Các loài tràm

không mọc hoang từ phía Bắc Thanh Hoá đến cửa sông Hồng và vịnh Hạ

Trang 35

Long Trong khi đó, chúng lại xuất hiện ở vùng từ Tây Sơn và Thái Nguyên

đến cực Bắc Việt Nam

Hiện nay, các kết quả điều tra cho thấy: cây tràm mọc rải rác ở nhiều nơi

như: Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,

Thừa Thiên - Huế, Long An, Bạc Liêu, Cà Mau Đặc biệt có hai vùng tràm lớn mọc

ken dày và thành rừng, đó là đồng bằng sông Cửu Long (thường gọi là tràm gió -

dạng cây gỗ lớn) và vùng đồi Bình - Trị - Thiên (tràm đồi - dạng cây bụi)

Rừng tràm trên đất phèn hàng năm trả lại cho đất một khối lượng lớn

chất hữu cơ Do ngập nước vào mùa mưa, chất hữu cơ được tích luỹ trong đất,

nhiều nơi tạo thành tầng than bùn trên mặt đất dày đến 0,5 m Mùa khô, đất

không bị ngập nước, quá trình oxy hoá dần dần chiếm ưu thế, các độc tố được

tạo thành do quá trình phân giải yếm khí sẽ được khử Quá trình khoáng hoá

các chất hữu cơ dưới rừng tràm được tăng cường Dưới rừng tràm tầng thảm

mục và tầng than bùn phủ mặt đất có tác dụng giữ ẩm cho đất và giữ nước ngầm trong đất tụt xuống quá sâu trong mùa mưa, nên tầng sinh phèn (chứa

khoáng FeS2) luôn được nằm trong điều kiện khử oxy Trái lại, nếu rừng tràm

bị phá, quá trình phèn hoá xảy ra dữ dội, đất bị nhiễm phèn nặng Mùa khô

không có nước rửa phèn và tưới cho cây trồng, mùa mưa lại bị ngập quá sâu,

không cấy được lúa nước và trở thành đất hoang hoá Đó là hiện trạng diễn ra ở

rừng tràm Nam Bộ

Indonesia và Việt Nam là hai trung tâm chính sản xuất tinh dầu M

cajuputi ở Indonesia, tinh dầu được sản xuất từ những cây tràm tự nhiên tại

tỉnh Mollucca và cây trồng ở Jawa Ước tính diện tích khai thác tự nhiên

khoảng 200.000 ha Tại các tỉnh Buru, Seram, Amboine và các đảo lân cận,

hàng năm khai thác được khoảng 90 tấn tinh dầu Trên 9.000 ha được trồng ở

Jawa, năm 1993 đã sản xuất được khoảng 280 tấn tinh dầu ở Việt Nam, ước

tính hàng năm sản xuất khoảng 100 tấn tinh dầu từ 120.000 ha rừng tràm tự

nhiên Malaysia cũng là nước sản xuất tinh dầu tràm nhưng với số lượng xuất

khẩu ít hơn

Hàng năm, trên thế giới sản xuất được khoảng trên 600 tấn tinh dầu

cajuputi Năm 1985, tổng giá trị thương mại chỉ đạt khoảng 500.000 USD, đến

năm 1997, giá trị thương mại đã vượt trên 5,6 triệu USD ở Indonesia tinh dầu

tràm có giá trị khoảng 9,4 USD/kg với hàm lượng 55% 1,8-cineol, chủ yếu

được xuất khẩu tới Châu Âu ở dạng dầu thô Chất lượng tinh dầu không ổn

định, hàm lượng 1,8-cineol thường biến động từ 20-65%

Tràm lá hẹp có tên khoa học đầy đủ là Melaleuca alternifolia (Maiden

& Betche) Cheel (synonym là Melaleuca liniariifolia Smith var alternifolia

Maiden & Betche)

Trang 36

Trong tự nhiên, thường gặp tràm lá hẹp (M alternifolia Cheel) mọc

hoang ở những nơi thấp vùng duyên hải từ Darling Downs (Queensland) tới Hunter River (New South Wales) thuộc Australia Những khu vực này thường

có nhiệt độ trong mùa hè từ 17 đến 310C và mùa đông từ 6 đến 210C, lượng mưa

trung bình hàng năm từ 1.000 đến 1.600 mm Tràm lá hẹp có thể sinh trưởng

bình thường ở các điều kiện khí hậu khác nhau, kể cả ở những vùng có điều kiện khắc nghiệt Chúng có thể sinh trưởng trên đất sét nặng, đất mặn ven biển, đất ngập nước và đất đồi núi…có độ pH 4,5 - 7 và ở độ cao tới 300m so với mặt

biển Do khả năng chịu mặn, hạn, gió bão và giá lạnh nên tràm lá hẹp được trồng ở những vùng đầm lầy để lấn biển, chắn gió ở các bãi cát ven biển, chống xói mòn trên các đồi trọc và làm cây bóng mát trên các đại lộ và đường phố

Vào tháng 6 năm 1986, Viện Dược liệu (Bộ Y tế), đã nhận được một số

hạt giống tràm từ Australia Trước đó, cây tràm lá hẹp chưa có mặt ở Việt Nam Sau khi nhập về, tràm lá hẹp đã được trồng để nghiên cứu ở một số địa

phương thuộc Quảng Bình, Hà Nội và Hà Tây

Việc thử nghiệm sinh học đã chứng tỏ được khả năng chống nhiễm

khuẩn của tinh dầu tràm lá hẹp rất cao (đặc biệt là vi khuẩn Salmonella typhi)

Khả năng kháng khuẩn của nó mạnh hơn phenol gấp 11-13 lần (phenol được

xem là chất kháng khuẩn phổ biến thời đó) A R Penfold và F R Morrison

(1946) cũng cho biết: hầu hết các nơi công cộng ở Australia đều sử dụng tinh

dầu tràm lá hẹp làm chất sát trùng

E Pena (1962) đã dùng tinh dầu tràm lá hẹp để chữa trị cho 130 ca bị

nhiễm trùng âm đạo Kết quả đã làm giảm mức độ nhiễm trùng từ 40% xuống

còn 0,4%

M Walker (1972) đã dùng tinh dầu tràm lá hẹp để chữa được các vết

chai chân, viêm tấy ở đầu ngón chân, dập ngón, bị lột da, nứt da, nhiễm trùng

nấm…với hiệu quả chữa trị đạt 96%

P Belaciche (1985) đã điều trị khỏi bệnh cho các bệnh nhân bị mụn trứng cá và bệnh lở ngoài da bằng tinh dầu tràm lá hẹp

R A Anderson (1974) đã so sánh tinh dầu tràm lá hẹp với các loại thuốc

sát trùng da phổ biến như cồn, phenol, clorin, andehyt, iot, thuỷ ngân… và thấy:

tinh dầu tràm lá hẹp đạt kết quả cao nhất và là loại thuốc sát trùng da lý tưởng P

M Altman (1989) đã thông báo kết quả nghiên cứu về tính kháng khuẩn và kháng nấm của tinh dầu tràm lá hẹp đối với nhiều loại bệnh nhiễm trùng do các

loại vi khuẩn gram âm và gram dương và các loại vi khuẩn kỵ khí như vi khuẩn

đường tiết niệu, đặc biệt là các bệnh phụ khoa, các loại nấm ký sinh gây bệnh cho người và gia súc ở Australia Ngoài ra, tinh dầu tràm lá hẹp còn là một dung môi

có khả năng hoà tan mạnh nên được sử dụng nhiều trong công nghiệp mỹ phẩm

Trang 37

T Tsuruga và các cộng sự (1992) đã nghiên cứu hoạt tính sinh học của

dầu chiết ra từ hạt tràm, cho thấy tác dụng ức chế việc đào thải histamin từ các

tế bào chuột

C D Bishop (1985) đã nghiên cứu hoạt tính kháng vi rút của tinh dầu

tràm lá hẹp (M alternifolia (Maiden & Betche) Cheel) tới virut gây bệnh khảm

ở cây thuốc lá (Nicotiana glutinosa và N tabacum) Kết quả nghiên cứu cho

thấy: khi phun dung dịch chứa 100, 250 và 500 ppm tinh dầu tràm lá hẹp được

hoà tan trong nước đã có hiệu quả đáng kể làm giảm sự lây nhiễm của virut

gây bệnh khảm ở lá các loài thuốc lá nói trên

Phạm Quốc Bảo (1993) đã nghiên cứu so sánh tác dụng dược lý giữa hai

loại tinh dầu - tinh dầu tràm lá hẹp và tinh dầu tràm gió Kết quả cho thấy: tác

dụng kháng khuẩn và kháng nấm của tinh dầu tràm lá hẹp mạnh hơn tinh dầu

tràm gió Chế phẩm Mecaseptil có tinh dầu tràm và vitamin A (dạng cream) có

khả năng làm tăng cường sự tái tạo tổ chức da khi bị tổn thương, rút ngắn thời

gian điều trị 5-8 ngày Nang Eucaseptil (một chế phẩm chữa ho) thích hợp với

trẻ em bị nhiễm khuẩn đường hô hấp thể vừa và nhẹ (chế phẩm đã được triển

khai sản xuất tại tỉnh Thừa Thiên - Huế) Đây là thông báo đầu tiên về giá trị

chữa bệnh của tinh dầu tràm lá hẹp được trồng tại Việt Nam

Tràm lá hẹp M alternifolia Cheel được phát triển chủ yếu ở Australia

Năm 1995, Australia đã sản xuất được 200 tấn tinh dầu, chủ yếu để xuất khẩu

sang Mỹ và các nước Châu Âu Công ty Dầu trà (Australia) đã xây dựng một

nhà máy chưng cất hoạt động liên tục đảm nhận chưng cất tinh dầu từ những

cây đủ tuổi do người trồng cung cấp Giá tinh dầu tràm lá hẹp đã tăng mạnh

trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, từ 20 lên 50 USD/kg và sản lượng

tinh dầu đã tăng từ 50 lên 200 tấn/năm

L R William (1988) đã so sánh các loại tinh dầu của tràm lá hẹp M alternifolia

Cheel và chia chúng thành 3 kiểu hoá học có thành phần chính khác nhau:

Kiểu 1: 1,8-cineol thấp (3 - 7%) và terpinen-4-ol cao (38,2 - 52,9%)

Kiểu 2: 1,8-cineol trung bình (30,3%) và terpinen-4-ol (18%)

Kiểu 3: 1,8-cineol cao (64,1%) và terpinen-4-ol thấp (1,7%)

E V Lassak (1992) trên cơ sở “nhóm phát sinh sinh học” cũng phân

chia tinh dầu tràm lá hẹp thành 3 kiểu hoá học (bổ sung theo sắp xếp của Penfold và Morrison):

Kiểu 1: chứa nhiều 1,8-cineol (58 - 63%), α - terpineol (8 - 10%),

limonen (6 - 8%)

Kiểu 2: chứa nhiều terpinen-4-ol (30 - 42%), γ - terpinen (16 - 22%), α -

terpinen (8 - 10%)

Trang 38

Kiểu 3: trung bình của 2 kiểu trên: 1,8-cineol (35 - 42%), terpinen-4-ol

(16 - 18%), γ - terpinen (10%)

Hơn nữa, trong khi nghiên cứu các mẫu tinh dầu tràm lá hẹp thương mại, J J Brophy và các cộng sự (1989) đã phát hiện có nhiều loại tinh dầu rất

khác thường về các thành phần hoá học và mang tính chất không điển hình cho

loài M alternifolia Cheel

I A Southwell, I A Stiff (1989) đã phát hiện thấy có sự biến đổi các

thành phần monoterpen trong lá của tràm lá hẹp do ảnh hưởng của một số thuốc trừ sâu lên quá trình trao đổi chất và sinh tổng hợp các thành phần trong tinh dầu ở lá Năm 1992, các tác giả này cũng thông báo có một kiểu

terpinolen của chi Melaleuca

Như vậy, ngoài những nhân tố môi trường có tác động đến quá trình hình thành và tích lũy tinh dầu thì hiện tượng đa dạng sinh học về hình thái,

sinh thái và hoá học cũng góp phần tạo ra các sản phẩm tinh dầu có tính chất

khác biệt nhau rõ rệt

Người ta đã chia các loại tinh dầu được chưng cất từ lá của các loài trong chi

tràm Melaleuca thành các nhóm có giá trị sử dụng khác nhau:

Nhóm tinh dầu dùng chủ yếu trong y tế (medicinal oil) bao gồm:

- Tinh dầu có thành phần chính là 1,8-cineol được chưng cất từ lá của

các loài: Melaleuca armilaris Sm.; M cajuputi Powell; M citrolens; M

cordata Turez.; M globifera R Br.; M halmaturoum F Muell ex Miq ssp

cymbifolia (Benth.) Barlow; M incana R Br.; M lanceolata Otto ssp

planifolia Barlow; M lateriflora Benth.; M quinquenervia (Cav.) S T Blake

- 47,64%; M rhaphiophylla Schauer.; M sheathiana W Fitzg.; M

trichostachya Lindl.; M urinata R Br sensu lato

- Tinh dầu có thành phần chính là terpinen-4-ol được chưng cất từ lá của

các loài: Melaleuca acaciodes Muell (7-20%), M alternifolia Cheel

(27-58%), M dissitiflora Muell (32-52%) và M urinata R Br (39,3%)

Nhóm tinh dầu chủ yếu trong hương liệu và gia vị (perfumery and

flavouring oil) bao gồm:

- Tinh dầu của loài M leucadendra (L.) L trồng ở Queensland

(Australia) có hai kiểu hoá học, một kiểu có hàm lượng 1,8-cineol cao, còn một kiểu có hàm lượng 1,8-cineol thấp và methyleugenol cao

1.5.2 Bạch đàn chanh (Eucalyptus citriodora Hook.)

Bạch đàn chanh là loài đặc hữu ở vùng Queensland (Australia), đến nay,

đã được đưa trồng ở nhiều nơi trên thế giới Các diện tích rừng bạch đàn chanh rộng lớn với quy mô sản xuất hàng hoá đã được thiết lập tại Nam Mỹ, Châu

Phi và nhiều nước Châu á (ấn Độ, Sri Lanka, các tỉnh miền Nam Trung

Trang 39

Quốc…) Malaixia là nước có diện tích bạch đàn chanh lớn nhất trong vùng

Đông Nam á.ở nước ta, bạch đàn chanh đã được nhập trồng từ khoảng 40 năm trước đây Song diện tích vẫn còn nhỏ và rải rác ở khá nhiều khu vực từ

Bắc vào Nam (Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Long An…)

Sinh thái, sinh trưởng và phát triển

ở các khu vực mà bạch đàn chanh phân bố tự nhiên thường có các điều

kiện khí hậu nóng ẩm hoặc nóng ấm và tương đối ẩm, tổng lượng mưa hàng năm lớn hoặc tương đối khô hạn và từ vùng có khí hậu ven biển đến các khu

vực đất liền chịu ảnh hưởng của khí hậu khô hạn lục địa ở những nơi ẩm ướt

có nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất khoảng 30-320C và nhiệt độ trung bình

tháng lạnh nhất khoảng 9-120C đều có thể trồng bạch đàn chanh Nhiều khu

vực nằm sâu trong lục địa có nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 34-360C và

nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 5-100C bạch đàn chanh cũng có thể sinh

trưởng, phát triển bình thường thậm chí có thể chịu đựng được điều kiện lạnh rét có băng giá nhẹ và nhiệt độ xuống tới -30C

Bạch đàn chanh có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất như đất sỏi đá, đất podzol và đất lateritic nghèo kiệt, thoát nước nhanh và gồ ghề Bạch đàn chanh cũng phân bố tự nhiên trên đất đá ong hoá mạnh, đất sét nặng, đất cát lẫn đá và

đất đỏ có tầng đất mặt sâu dày

Bạch đàn chanh có khả năng sinh trưởng rất nhanh, nhất là trong những

năm đầu Tốc độ tăng trưởng theo chiều cao thân của bạch đàn chanh có thể

đạt trung bình 2-3,5 m/năm trong thời kỳ 5 năm đầu Đường kính thân ngang ngực ở giai đoạn 5 năm tuổi cũng có thể đạt tới 25 cm, bắt đầu ra hoa ở giai

đoạn 2 năm tuổi, nhưng chỉ tạo hạt và thịnh vượng trong thời kỳ từ 5 năm tuổi trở đi Cây thụ phấn chéo chủ yếu nhờ côn trùng, chim chóc và động vật nhỏ

Tại ấn Độ, các chủ trang trại thường trồng bạch đàn chanh xen kẽ với

Sả (Cymbopogon spp.) theo phương thức nông lâm kết hợp Như vậy cùng với

Sả, lá Bạch đàn chanh dùng để cất tinh dầu, thân cây dùng làm củi, lấy than và lấy gỗ xây dựng ở Pakistan, trong thời gian đầu, khi cây chưa khép tán, người

ta lại trồng xen vào các quần thể bạch đàn một số cây lương thực, thực phẩm

(Ngô, Mạch – Trifolium alexandrinum L và Vừng - Sesamum orientalis L.)

Gỗ bạch đàn chanh tương đối tốt Gỗ từ các cây già nói chung rất cứng,

chắc và nặng, nên được sử dụng làm gỗ xây dựng có tính chịu tải nặng như làm cột nhà, khung cửa, sàn nhà… Cũng có thể sử dụng để làm cầu, tà vẹt xe lửa,

dụng cụ thể thao, công cụ nông nghiệp, đồ dùng cầm tay…Gỗ của các cây non

thường mềm có thể sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp giấy, sợi Thân

cây non hoặc thân chồi có thể sử dụng làm sào nhảy, làm cột hoặc công cụ có

Trang 40

Tinh dầu

Tinh dầu được chưng cất từ lá, có mùi dễ chịu và có tính kháng khuẩn

mạnh nên được sử dụng nhiều trong công nghệ hoá mỹ phẩm, sản xuất xà phòng, các chất tẩy rửa, sát trùng và làm thuốc trừ sâu bệnh Tinh dầu bạch

đàn chanh chứa hàm lượng citronellal khá cao nên là nguồn nguyên liệu tự nhiên có giá trị trong công nghệ chuyển hoá và sản xuất hydroxycitronellal,

một trong những sản phẩm có nhu cầu sử dụng rộng rãi nhất trong công nghiệp

hương liệu

Hàm lượng tinh dầu trong lá tươi dao động trong khoảng 0,5-2,0% Tinh

dầu thương phẩm trong suốt, không màu hoặc vàng nhạt, có mùi thơm đặc trưng của citronellal Thành phần hoá học chủ yếu của tinh dầu thường là citronellal Ngoài ra còn một lượng đáng kể các hợp chất monoterpen khác như

citronellol, neral và isopulegon Các hợp chất còn lại như 1,8-cineol, linalool,

geraniol, α-terpineol, δ-cadien và β-caryophyllen chỉ có hàm lượng rất nhỏ

Bạch đàn chanh không chỉ đa dạng về hình thái, mà còn đa dạng về các

hoạt động sinh tổng hợp và tích luỹ tinh dầu Hàm lượng citronellal trong tinh

dầu biến động trong giới hạn rất rộng (từ 1% đến 91%) Căn cứ vào thành phần

hoá học chính trong tinh dầu, loài Bạch đàn chanh ở Australia có thể gồm 4

dạng hoá học (chemotype): (Lã Đình Mỡi và CS, 2004)

+ Dạng bạch đàn chanh trong tinh dầu chứa chủ yếu là citronellal

(65-91%) - citronellal type

+ Dạng bạch đàn chanh có các thành phần chính trong tinh dầu gồm

citronellol (khoảng 50%) và xitronellal (1-14%) - citronellol and citronella

type

+ Dạng bạch đàn chanh mà thành phần chính trong tinh dầu chỉ gồm

citronellal (20-50%) và guaiol - citronellal and guaiol type

+ Dạng bạch đàn chanh với các hydrocarbon là thành phần chủ yếu của

tinh dầu - Hydro carbon type

Ngoài tinh dầu, trong lá bạch đàn chanh còn chứa các chất nhóm

flavonoid và sterol cùng một vài acid béo (ví dụ shikimic acid); trong vỏ cây

còn chứa một lượng đáng kể tanin (khoảng 10%) Nhựa tiết ra ở vỏ cây có chứa citriodoral và một hợp chất có hoạt tính sinh học cao Gần đây người ta

còn tách chiết từ lá bạch đàn chanh một hợp chất mới và tạm xác định là hypoglycemia

Sản xuất và buôn bán quốc tế

Sản lượng tinh dầu bạch đàn chanh được sản xuất hàng năm trên thế giới

thường thay đổi trong khoảng trên dưới 2.000 tấn Trung Quốc là nước có sản

lượng tinh dầu bạch đàn chanh lớn nhất Năm 1991, sản lượng tinh dầu bạch

Ngày đăng: 13/08/2016, 10:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w