Theo kinh nghiệm bản thân, tôi thấy một thựctrạng là đa số học sinh còn yếu về phương pháp học từ vựng môn Tiếng Anh như:-Không nắm được số lượng từ vựng nhất định được đề cập trong sách
Trang 1PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài :
Trong xu thế hội nhập, Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chung của toàn cầu
để tất cả mọi người trên thế giới có thể thấu hiểu và chia sẻ cùng nhau Hiện thếgiới có trên 50 quốc gia sử dụng Tiếng Anh là ngôn ngữ chính, gần 80 quốc gia sửdụng Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai Trong tất cả các lĩnh vực từ kinh doanh,thương mại, truyền thông cho đến du lịch, ngoại giao, Tiếng Anh đều đóng vai trò
là ngôn ngữ số một Đối với Việt Nam trong việc hội nhập kinh tế thế giới, nhất làkhi quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh thì biết Tiếng Anh, giỏiTiếng Anh sẽ giúp chúng ta có một ưu thế vượt trội hơn những nước khác trongkhu vực như Lào, Campuchia, và đặc biệt là Trung Quốc Cùng với sự phát triểncủa công nghệ, y học, kỹ thuật và giáo dục… đó là những nơi mà Tiếng Anh đóngvai trò quan trọng nhất Đặc biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam,Tiếng Anh đã được giảng dạy từ rất sớm Dạy Tiếng Anh cho trẻ em hiện nay đangnhận được sự nhiều sự quan tâm của giáo viên dạy Tiếng Anh và các bậc phụhuynh Cùng với sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế quốc tế, nhu cầu họcTiếng Anh không còn là một sở thích của một số người có năng khiếu nữa Việchọc và thông thạo Tiếng Anh như một ngôn ngữ giao tiếp quốc tế thông dụng đãđược xác định là thiết yếu cho mọi lứa tuổi Vì lẽ đó, Tiếng Anh đã được Bộ Giáodục và Đào tạo quyết định đưa vào chương trình học chính khóa từ lớp 3 Quyếtđịnh này đã thể hiện rõ chiến lược trong giáo dục Việt Nam khi chọn Tiếng Anh làtrọng tâm hàng đầu để tiến vào tương lai Việc đổi mới phương pháp dạy học theohướng tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh cũng đã được đưavào áp dụng trong các nhà trường Người học đóng vai trò trung tâm còn giáo viênchỉ đóng vai trò là người hướng dẫn và là người giúp đỡ các em lĩnh hội kiến thứcmột cách hiệu quả hơn Song song với đó, Bộ Giáo Dục cũng đang tập trung đổimới chương trình môn Tiếng Anh ngay từ cấp Tiểu học Ngày 30/9/2008 Thủ
tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1400/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” (gọi tắt là đề án ngoại ngữ 2020) Mục tiêu chung của đề án là “Thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại
Trang 2ngữ trong hệ thống giáo dục, trong đó có giáo dục đại học, nhằm đảm bảo đến năm 2015 đạt được bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên… ” Thể hiện quyết tâm
thực thi Đề án Ngoại ngữ 2020, ngày 8/4/2011 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã ký Quyết định số 1400/QĐ-BGDĐT thành lập Ban Quản lý Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” Qua đó ta thấy
rằng Nhà Nước đã có mối quan tâm đáng kể đến chiến lược đào tạo ngoại ngữ chothế hệ tương lai của quốc gia
Dạy học là một công việc có rất nhiều thử thách, cứ mỗi năm trôi qua lại xuấthiện những thay đổi mới vì thế giới luôn thay đổi từng ngày và giáo viên phải luônsẵn sàng tiếp nhận và truyền lại những kiến thức mới cho học sinh của mình Làmthế nào để giúp học sinh học tốt môn Tiếng Anh, biết vận dụng và nâng cao khảnăng giao tiếp vẫn còn rất nhiều khó khăn Để thu hút học sinh chú tâm vào việchọc là vấn đề đòi hỏi người làm giáo dục, các thầy cô tâm huyết với nghề, hội đồng
sư phạm nhà trường quan tâm hàng đầu, luôn nỗ lực đề ra kế hoạch, chương trình,hình thức, cải tiến phương pháp để dạy và học tốt hơn, nâng cao chất lượng và hiệuquả giáo dục
Ở bậc Tiểu học, lượng kiến thức Tiếng Anh của các em chủ yếu xoay quanhnhững chủ điểm rất gần gũi, được các em yêu thích và quen thuộc, là những chủđiểm giới thiệu bản thân, chủ điểm trường lớp bạn bè, chủ điểm gia đình và chủđiểm khác (thế giới xung quanh các em) Thông qua những chủ điểm này, các em
sẽ tích cóp được một lượng từ vựng và mẫu câu cơ bản tạo tiền đề cho các cấp họcsau Tuy nhiên Tiếng Anh là một môn học mới ở cấp Tiểu học nên phần lớn các
em học sinh chưa chú tâm vào việc đầu tư cho môn học này, chuẩn bị bài ở nhàcòn rất sơ sài Đồng thời vẫn có một số lượng không nhỏ học sinh còn chưa học tốtTiếng Việt vì vậy việc ghi nhớ từ vựng, vận dụng các mẫu câu Tiếng Anh đượccung cấp ở trường vào việc giao tiếp còn rất nhiều hạn chế và khó khăn Từ đó,
một số em có tâm lý chán học bộ môn Tiếng Anh Trong các giờ học, đa số các
em thường thụ động, thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc - nói Tiếng Anh và ít tham
Trang 3gia phát biểu để tìm hiểu bài học Theo kinh nghiệm bản thân, tôi thấy một thựctrạng là đa số học sinh còn yếu về phương pháp học từ vựng môn Tiếng Anh như:-Không nắm được số lượng từ vựng nhất định được đề cập trong sách giáokhoa vì vậy dẫn đến không có đủ lượng từ để giao tiếp.
-Không nắm được từ vựng nên không hiểu được nội dung bài khóa dẫn đếnkhông thể làm được bài tập đọc hiểu
-Không nắm được từ vựng nên ngại nói bằng Tiếng Anh trong các giờ họcTiếng Anh…
Để khắc phục những tình trạng bất cập trên của học sinh, tôi xin nêu ra mộtvài phương pháp mà bản thân tôi đã sử dụng trong quá trình giảng dạy, giúp họcsinh đạt kết quả tiến bộ hơn trong học tập Chính điều này đã thúc đẩy tôi chọn đềtài “Dạy từ vựng Tiếng Anh tiểu học” với mong muốn góp một phần nhỏ bé vàoviệc nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-Đối tượng nghiên cứu: Các loại từ vựng trong sách giáo khoa Tiếng Anh 3
và Tiếng Anh 4
-Phạm vi nghiên cứu:
+Học sinh khối 3 – 4 – 5 Trường TH và THCS Mò Ó
+Thời gian: bắt đầu nghiên cứu từ 10/10/2015 và kết thúc vào ngày25/03/2016
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu:
a Mục đích nghiên cứu:
Trong dạy Tiếng Anh, việc giúp học sinh ghi nhớ từ vựng là một hoạt độngkhông thể thiếu Việc ghi nhớ từ vựng không chỉ đơn thuần là nhớ nghĩa TiếngViệt của từ mà còn là việc giúp các em nghe, phát âm và giao tiếp một cách tựnhiên, chính xác Việc tìm ra những cách thức giúp các em học từ vựng, hiểu từvựng và nhớ kỹ là nhiệm vụ của mỗi giáo viên Vì vậy mục đích của nghiên cứunày chính là đưa ra các phương pháp giúp học sinh ghi nhớ nhanh các từ vựng mộtcách dài lâu và hiệu quả
Trang 4b Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi hướng đến các
phương pháp giới thiệu và dạy về từ vựng với những nội dung cơ bản sau đây:-Tìm hiểu thực trạng việc học từ vựng Tiếng Anh trước khi thực hiện đề tài.-Công tác chuẩn bị trước khi dạy từ vựng
-Thủ thuật vận dụng các phương pháp dạy từ vựng giúp các em ghi nhớ mộtcác tự nhiên và lâu dài
-Thủ thuật giúp học sinh ôn tập, kiểm tra từ vựng
4 Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiêncứu sau đây:
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tôi đã nghiên cứu nhiều tài liệu liên
quan đến việc dạy từ vựng Tiếng Anh ở cấp Tiểu học để hiểu hơn về tâm lý, nhucầu học cũng như các kỹ năng giảng dạy từ vựng Tiếng Anh cho các em Thôngqua phương pháp này tôi đã thu thập được khá nhiều kiến thức bổ ích cho bàinghiên cứu của mình
-Phương pháp quan sát: đối tượng mà tôi quan sát là các học sinh khối 3-4-5.Phương pháp này giúp tôi phát hiện ra sự thay đổi từng ngày của các em khi họcmôn Tiếng Anh Ví dụ: Ở lớp 4A, Hắc là một em học sinh khá là nhút nhát trongmọi hoạt động Mặc dù được xếp ngồi ở bàn đầu nhưng em luôn lơ đãng khôngchú ý trong giờ học Khi tôi dạy từ vựng sử dụng dụng cụ trực quan, phương phápnày giúp em chú ý hơn một chút Tôi thay đổi phương pháp dạy từ vựng bằng sửdụng vật thật hay là lồng ghép dạy từ vựng vào các trò chơi thì em Hắc chú ý hơnhẳn Em tham gia sôi nổi, phát biểu nhiều hơn và theo một cách tự nhiên em tự ghinhớ được một số lượng từ vựng nhanh và nhớ lâu hơn
-Phương pháp phỏng vấn: nhờ vào phương pháp này mà tôi đã hiểu rõ đượccác em thích hay không thích những hoạt động gì khi học từ vựng Tiếng Anh, từ
đó có kế hoạch thay đổi phương pháp dạy sao cho phù hợp với các em
Trang 5-Phương pháp thống kê toán học: sau 5 tuần vào năm học, tôi đã làm mộtphiếu thống kê về việc “Học từ vựng thông qua các phương pháp” nhằm hiểu rõxem các phương pháp dạy từ vựng mà tôi đã sử dụng thì học sinh của mình cảmthấy thích được dạy từ vựng thông qua phương pháp nào Từ kết quả mà phiếuthống kê mang lại tôi có thể hiểu rõ hơn các phương pháp mà mình đã sử dụng ảnhhưởng như thế nào đến việc học từ vựng của các em Từ đó tôi có thể thay đổi cáchvận dụng phương pháp giảng dạy của mình sao cho tiết học càng thêm sinh động
và thu hút được nhiều học sinh hơn
-Phương pháp trưng cầu ý kiến: Tôi thường cho học sinh tự đưa ra những ýkiến cá nhân của các em nhằm xem các em có nhu cầu và nguyện vọng gì trongviệc học từ vựng nhằm phát huy tính tích cực của các em
-Phương pháp đàm thoại: tôi thường xuyên sử dụng phương pháp này khi họcsinh của mình gặp khó khăn trong việc phát âm hay không hiểu về một vấn đề gì
đó, phương pháp này giúp nắm bắt tình hình học sinh để kịp thời sửa sai hoặc uốnnắn cho các em
-Phương pháp đối chiếu, so sánh kết quả của học sinh: phương pháp này giúptôi có thể đối chiếu và so sánh chất lượng học tập của học sinh ở các lớp khác nhau
từ đó tôi có thể nhận ra tính hiệu quả của các phương pháp mà tôi đã vận dụng cụthể ở từng lớp
Mỗi phương pháp trên đều mang lại các thông tin hữu ích cho đề tài của tôi.Trong đó phương pháp chủ đạo là phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn,phương pháp thống kê toán học và phương pháp đối chiếu, so sánh kết quả Cònnhững phương pháp khác được dùng như phương pháp bổ trợ
5 Đóng góp của SKKN:
Học Tiếng Anh và ghi nhớ từ vựng Tiếng Anh đối với các em ở bậc Tiểuhọc là một điều khó Vậy làm sao để các em dễ hiểu, dễ nhớ, hứng thú trong quátrình học? Qua bài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi muốn giới thiệu và đưa ra nhữngphương pháp giúp học sinh ghi nhớ nhanh các từ vựng, hiểu và vận dụng tốt vốn từ
Trang 6của mình, ghi nhớ từ một cách dài lâu và hiệu quả hơn Giúp cho các em thêmhứng thú và say mê với môn học mới mẻ này.
PHẦN 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Cơ sở lí luận
Tiếng Anh là một ngôn ngữ thông dụng trên quốc tế và nó đã được đưa vàochương trình giảng dạy, trở thành một trong những bộ môn chính khoá ở các bậchọc phổ thông Để dạy tốt môn Tiếng Anh, mỗi một giáo viên đứng lớp luôn phảithực hiện tốt công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên, nghiên cứu, vậndụng các phương pháp dạy học tích cực, khoa học và phù hợp với từng đối tượnghọc sinh
Xuất phát từ mục tiêu của giáo dục hiện nay đang tập trung hướng vào việcphát triển tính năng động, sáng tạo, tích cực của học sinh trong hoạt động học tậpnhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho học sinh Cốt lõi của việcđổi mới phương pháp dạy học(PPDH) là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủđộng, chống lại thói quen học tập thụ động Chương trình giáo dục phổ thông đãban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp
tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.”
Dạy học ngoại ngữ thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp dướicác dạng nghe, nói, đọc, viết Muốn rèn luyện năng lực giao tiếp cần có môi trườngvới những tình huống đa dạng của cuộc sống Môi trường này chủ yếu do giáo viêntạo ra dưới dạng những tình huống giao tiếp và học sinh phải tìm cách ứng xử bằngngoại ngữ cho phù hợp với tình huống giao tiếp cụ thể Mục đích cuối cùng củaviệc học ngoại ngữ là giao tiếp Để giao tiếp tốt trước hết đòi hỏi ở học sinh có vốn
Trang 7từ vựng nhất định, vốn từ vựng càng nhiều giúp học sinh càng hiểu ngôn ngữ giaotiếp nhanh chóng và có hiệu quả Từ vựng Tiếng Anh là một công cụ, phương tiệnquan trọng nhất trong việc dùng và học Tiếng Anh Ở bất kỳ một kỹ năng nào củaviệc học ngoại ngữ đều phải dùng đến từ vựng.Vì vậy từ vựng Tiếng Anh là nguồnvốn, là sản phẩm vô giá, là công cụ chính cho người dùng
Trong một bài học môn học Tiếng Anh, hầu hết tiết học nào cũng có phần
“giới thiệu từ vựng” Để bài học đạt kết quả cao, học sinh phải nắm rõ cách phát
âm cũng như cách dùng của các từ Muốn thế giáo viên cần lựa chọn các phươngpháp dạy từ vựng phù hợp với từng loại từ để sao cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và
dễ sử dụng Tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu viết về phương phápcùng với những trải nghiệm trong quá trình giảng dạy Tôi đã rút ra được một vàikinh nghiệm trong việc gây hứng thú cho học sinh học Tiếng Anh qua các giờ dạy
từ vựng ở cấp Tiểu học Đây là kinh nghiệm mà tôi tâm đắc nhất và tôi đã mạnhdạn chọn nó để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho mình
2 Cơ sở thực tiễn:
Vào đầu năm học 2015 - 2016 tôi được phân công dạy môn Tiếng Anh chokhối 3 là 3 – 4 – 5 ở Trường TH-THCS Mò Ó Ngành và nhà trường đã tạo điềukiện thuận lợi cho bản thân tôi được tham gia các lớp chuyên đề đổi mới phươngpháp giảng dạy ở cấp Tiểu học, đi tập huấn, dự các tiết thao giảng chuyên đề,nghiên cứu, thảo luận việc đổi mới PPDH ở cụm và huyện Từ đó tôi đã học tậpđược những phương pháp dạy học theo hướng đổi mới Những phương tiện giúpcác em học và rèn luyện cho bộ môn Tiếng Anh không còn là vấn đề nan giải.Điều kiện trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học bộ môn Tiếng Anh khá đầy đủnhư: máy chiếu, đài catset, sách giáo khoa, sách bài tập… Bản thân luôn được sựquan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, của các anh chị em đồng nghiêp.Tình hình chung học sinh cấp Tiểu học Trường Mò Ó mà tôi trực tiếp giảngdạy đa số các em chăm học và ngoan Bên cạnh đó một số cá biệt học sinh vẫn cònthiếu kiên nhẫn trong học tập, còn chây lười, ỷ lại và mang tính thụ động Đại đa
số học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên điều kiện tiếp xúc với phươngtiện thông tin còn hạn chế, gia đình phụ huynh cũng chưa có sự quan tâm nhiều
Trang 8đến việc học ngoại ngữ của con Để thực hiện phương pháp thực nghiệm tôi đã tiếnhành khảo sát vốn từ vựng bộ môn Tiếng Anh đầu năm đối với học sinh 3 khối 3-4-5 như sau:
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
Theo phân phối chương trình hiện nay, môn tiếng Anh tiểu học mỗi tuần 04tiết, mà hầu như tiết nào cũng có từ mới trong bài học và kể cả trong bài tập Muốndạy tốt từ vựng để tiết học sinh động hơn, Giáo viên phải làm tranh ảnh, đồ dùng
để minh hoạ, tạo điều kiện cho các em nhớ từ dễ dàng và hướng sự chú ý của các
em vào chủ đề hay trọng tâm bài học
Về sự phân bố tiết trong tuần, một buổi các em phải học hai tiết tiếng Anhliên tiếp, phải tải một số lượng từ rất nhiều Điều này chắc chắn sẽ gây tâm lý quátải cho một số học sinh, gây ảnh hưởng rất nhiều đến tiết học sau
Về phía học sinh, bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít họcsinh chỉ học hoa loa, không khắc sâu được từ vựng vào trong trí nhớ, không tậpđọc, tập viết thường xuyên, không thuộc nghĩa hai chiều Đến khi giáo viên yêucầu các em sẽ không thành công
Về phía gia đình học sinh, cũng rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướngdẫn các em tự học ở nhà Bởi vì vậy là môn ngoại ngữ, không phải phụ huynh nào
Trang 9cũng biết Đây cũng là vấn đề hết sức khó khăn trong quản lý việc học ở nhà củahọc sinh.
Ngoài ra, cách học từ vựng của học sinh cũng là điều đáng được quan tâm,học sinh thường học từ vựng bằng cách đọc từ bằng tiếng Anh và cố nhớ nghĩabằng tiếng Việt, có viết trong tập viết cũng là để đối phó với giáo viên, chứ chưa
có ý thức tự kiểm tra lại mình, để khắc sâu từ mới và vốn từ sẵn có Vì thế cho nên,các em rất mau quên và dễ dàng lẫn lộn giữa từ này với từ khác Do vậy, nhiều họcsinh đâm ra chán học và bỏ quên Cho nên giáo viên cần chú ý đến tâm lý này củahọc sinh
Vì là giáo viên mới ở trường, môn học này cũng là một môn học mới lạ vớicác em nên bước đầu tôi chưa thực sự hiểu tình hình học của học sinh của mình.Sau khi vào chương trình dạy hết 5 tuần, tôi nhận thấy học sinh có phần gặp nhiềukhó khăn vì vậy tôi cần phải đi sâu vào tìm hiểu các em hơn nữa Cần phải nắm rõđược các em muốn gì, các em cần gì và quan trọng hơn là phải nắm rõ được nhữngphương pháp dạy từ vựng tôi đã áp dụng từ đầu năm đến thời điểm này đối với các
em như thế nào Phương pháp đó có phù hợp, có khiến các em học từ vựng mộtcách nhanh và ghi nhớ lâu hay không Tôi đã tiến hành một đợt điều tra nhỏ đểthống kê sở thích của học sinh đối với các phương pháp dạy từ vựng ở cả ba khối 3– 4 – 5 thì có kết quả như sau:
BẢNG THỐNG KÊ Phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh giúp học sinh hứng thú
4 Thông qua tình huống hoặc giải thích 20%
Trang 107 Trò chơi 85%
Bảng thống kê phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh giúp học sinh hứng thú
Từ kết quả của đợt thống kê, tôi đã cố gắng áp dụng những phương pháp dạy
từ vựng mà các em thích thú nhiều hơn trong các tiết dạy từ Sự thay đổi này khiếncác em rất hứng khởi vừa khiến các em dễ hiểu, nắm được cách đọc và nghĩa của
từ nhanh hơn, biết cách áp dụng từ vừa mới học một cách khoa học, ghi nhớ lâudài từ đó
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng thực tế những phương pháp giảng dạy từvựng Tiếng Anh, tôi nhận thấy học sinh của mình đã có nhiều thay đổi tích cực,tiến bộ Tôi đã tiến hành các biện pháp sau:
1 Các bước để giới thiệu từ vựng:
Bước 1: Thâm nhập nắm chắc chương trình môn Tiếng Anh lớp 3-4, nghiêncứu kỹ nội dung từng bài để có kế hoạch làm đồ dùng cho giờ dạy sôi động, hấpdẫn và lôi cuốn
Bước 2: Phối hợp với học sinh và duy trì ngôn ngữ giao tiếp với học sinhbằng cách đặt câu hỏi học sinh trả lời
Bước 3: Lựa chọn và phân loại từ
Bước 4: Sử dụng các thủ thuật linh hoạt để giới thiệu nghĩa của từ
Bước 5: Kiểm tra việc hiểu và nắm nghĩa của từ
Bước 6: Luyện tập từ của học sinh
Bước 7: Kiểm tra mức độ hiểu biết và nắm được từ của một số học sinh yếunếu cần thiết
2 Các phương pháp để giới thiệu từ vựng:
Trang 11vựng là vấn đề cụ thể Thông thường trong một bài học luôn xuất hiện những từmới, song không phải từ mới nào cũng cần đưa vào để dạy Để chọn từ cần dạy,giáo viên cần xem xét hai loại từ sau: từ chủ động (active vocabulary) và từ bịđộng (passive vocabulary) Chúng ta đều biết cách dạy hai loại từ này khác nhau.
Từ chủ động có liên quan đến bốn kỹ năng (nghe – nói – đọc – viết) Đối với loại
từ này giáo viên cần đầu tư thời gian để giới thiệu và cho học sinh tập nhiều hơn.Với từ bị động giáo viên chỉ cần dừng ở mức nhận biết, không cần đầu tư thời gianvào các hoạt động ứng dụng Giáo viên cần biết lựa chọn và quyết định xem sẽ dạy
từ nào như một từ chủ động và từ nào như một từ bị động Đối với từ chủ động tachỉ cho học sinh biết chữ viết và định nghĩa như từ điển thì chưa đủ, để cho họcsinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, giáo viên cần cho học sinh biết cáchphát âm, không chỉ từ riêng lẻ, mà còn biết phát âm đúng những từ đó trong chuỗilời nói, đặc biệt là biết nghĩa của từ
Số lượng từ cần dạy trong bài tuỳ thuộc vào nội dung bài và trình độ của họcsinh Không bao giờ dạy tất cả các từ mới, vì sẽ không có đủ thời gian thực hiệncác hoạt động khác Tuy nhiên, trong một tiết học chỉ nên dạy tối đa là 6 đến 8 từ.Khi lựa chọn từ để dạy, giáo viên nên xem xét đến hai điều kiện sau:
-Từ đó có cần thiết cho việc hiểu văn bản không ?
-Từ đó có khó so với trình độ học sinh không ?
Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản và phù hợp với trình độ của họcsinh, thì nó thuộc nhóm từ tích cực, do đó giáo viên phải dạy cho học sinh Nếu từ
đó cần thiết cho việc hiểu văn bản nhưng khó so với trình độ của học sinh, thì nókhông thuộc nhóm từ tích cực, thì giáo viên nên giải thích rồi cho học sinh hiểunghĩa từ đó ngay Nếu từ đó không cần thiết cho việc hiểu văn bản và cũng khôngkhó lắm thì giáo viên có thể yêu cầu học sinh đoán
Với sự đa dạng của từ, tôi đã đầu tư trong việc lựa chọn từ thích hợp, có vaitrò chủ động để hiểu được nội dung chính của bài học Vì thế trong mỗi tiết dạy tôi
Trang 12chỉ cho các em 5-8 từ chủ động, vì thực tế có bài có đến 10-15-20 từ mới, nếu đưa
ra quá nhiều học sinh sẽ không nhớ nỗi
b Các bước tiến hành giới thiệu từ vựng:
Có nhiều phương pháp giới thiệu từ vựng nhưng giới thiệu bằng cách nào chophù hợp với từ, với đối tượng để học sinh dễ nhận biết và phát huy được tính tíchcực, tìm tòi, đoán nghĩa của học sinh
Bước giới thiệu bài, giới thiệu chủ đề: đây là bước khá quan trọng trong việcdạy từ vựng Bước này sẽ quyết định sự thành công của tiết học, nó sẽ gợi mở chohọc sinh liên tưởng đến những từ sắp học qua chủ điểm vừa mới được giới thiệu.Điều quan trọng nhất trong giới thiệu từ mới là phải thực hiện theo trình tự:nghe, nói, đọc, viết Luôn bắt đầu từ hoạt động “nghe” Bởi quá trình học tiếng mẹ
đẻ của chúng ta, bao giờ cũng bắt đầu bằng nghe, bắt chước phát âm rồi mới tớinhững hoạt động khác
-Bước 1: “nghe”, giáo viên cho học sinh nghe từ mới bằng cách đọc mẫu hoặc
mở băng đĩa
-Bước 2: “nói”, sau khi học sinh đã nghe được ba lần giáo viên mới yêu cầuhọc sinh nhắc lại Khi cho học sinh nhắc lại ,giáo viên cần chú ý cho cả lớp nhắclại trước, sau đó mới gọi cá nhân
-Bước 3: “đọc”, giáo viên viết từ đó lên bảng và cho học sinh nhìn vào đó đểđọc Cho học sinh đọc cả lớp, rồi đọc cá nhân và sửa lỗi cho học sinh tới mộtchừng mực mà giáo viên cho là đạt yêu cầu
-Bước 4: “viết”, sau khi học sinh đã đọc từ đó một cách chính xác rồi giáoviên mới yêu cầu học sinh viết từ đó vào vở
-Bước 5: giáo viên hỏi xem có học sinh nào biết nghĩa của từ đó không và yêucầu một học sinh lên bảng viết nghĩa của từ đó bằng tiếng Việt
c Các thủ thuật gợi mở giới thiệu từ vựng: Giáo viên có thể dùng một số thủ
thuật gợi mở giới thiệu từ mới như:
Trang 13-Visual (nhìn): Giáo viên chuẩn bị tranh ảnh cho học sinh nhìn và học từ
vựng từ những bức tranh đó, phương pháp này giúp giáo viên ngữ nghĩa hoá từmột cách nhanh chóng
Ví dụ: Ở bài Unit 2 – Tiếng Anh 4, khi dạy về quốc tịch các nước tôi đã dùngtranh để minh họa lá cờ và con người của từng nước để các em có thể dễ dàng hìnhdung và ghi nhớ đất nước đó hơn
-Realia (vật thật): Giáo viên sử dụng những dụng cụ trực quan thực tế có
được để giới thiệu từ vựng cho học sinh
Ví dụ: Ở bài Unit 8 – Tiếng Anh 3: khi dạy về các dụng cụ học tập của họcsinh như bút (pen), bút chì (pencil); thước (ruler); hộp bút (pencil case); cặp sách(school bag); gọt bút chì (pencil sharpener);… tôi đã sử dụng chính những dụng cụhọc tập của các em để dạy về từ vựng Vì phần lớn tất cả các em đều có nhữngdụng cụ này nên khi tôi giới thiệu và gọi tên bằng Tiếng Anh từng đồ vật thì các
em rất thích thú Nhiều em còn tranh nhau cầm từng đồ vật cụ thể của mình và gọitên chúng rất tự nhiên