1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN dạy Tiếng Anh thông qua các bài hát Tiếng Anh tiểu học

27 3,4K 22
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 897,5 KB

Nội dung

Theo kinh nghiệm bản thân, tôi thấy một thực trạng là đa số họcsinh còn yếu về phương pháp học môn Tiếng Anh như: - Không nắm được số lượng từ vựng nhất định được đề cập trong sáchgiáo k

Trang 1

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài :

Trong xu thế hội nhập, Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chung của toàncầu để tất cả mọi người trên thế giới có thể thấu hiểu và chia sẻ cùng nhau.Hiện thế giới có trên 50 quốc gia sử dụng Tiếng Anh là ngôn ngữ chính, gần

80 quốc gia sử dụng Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai Trong tất cả các lĩnh vực

từ kinh doanh, thương mại, truyền thông cho đến du lịch, ngoại giao, TiếngAnh đều đóng vai trò là ngôn ngữ số một Đối với Việt Nam trong việc hộinhập kinh tế thế giới, nhất là khi quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc

độ nhanh thì biết Tiếng Anh, giỏi Tiếng Anh sẽ giúp chúng ta có một ưu thếvượt trội hơn những nước khác trong khu vực như Lào, Campuchia, và đặcbiệt là Trung Quốc Cùng với sự phát triển của công nghệ, y học, kỹ thuật vàgiáo dục… đó là những nơi mà Tiếng Anh đóng vai trò quan trọng nhất Đặcbiệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, Tiếng Anh đã đượcgiảng dạy từ rất sớm Dạy Tiếng Anh cho trẻ em hiện nay đang nhận được sựnhiều sự quan tâm của giáo viên dạy Tiếng Anh và các bậc phụ huynh Cùngvới sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế quốc tế, nhu cầu học TiếngAnh không còn là một sở thích của một số người có năng khiếu nữa Việc học

và thông thạo Tiếng Anh như một ngôn ngữ giao tiếp quốc tế thông dụng đãđược xác định là thiết yếu cho mọi lứa tuổi Vì lẽ đó, Tiếng Anh đã được BộGiáo dục và Đào tạo quyết định đưa vào chương trình học chính khóa từ lớp

3 Quyết định này đã thể hiện rõ chiến lược trong giáo dục Việt Nam khi chọnTiếng Anh là trọng tâm hàng đầu để tiến vào tương lai Việc đổi mới phươngpháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của họcsinh cũng đã được đưa vào áp dụng trong các nhà trường Người học đóng vaitrò trung tâm còn giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn và là ngườigiúp đỡ các em lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả hơn Song song với đó,

Bộ Giáo Dục cũng đang tập trung đổi mới chương trình môn Tiếng Anh ngay

từ cấp Tiểu học Ngày 30/9/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số

Trang 2

1400/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” (gọi tắt là đề án ngoại ngữ 2020) Mục tiêu chung của đề án

là “Thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục, trong đó có giáo dục đại học, nhằm đảm bảo đến năm 2015 đạt được bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên… ” Thể hiện quyết tâm thực

thi Đề án Ngoại ngữ 2020, ngày 8/4/2011 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

đã ký Quyết định số 1400/QĐ-BGDĐT thành lập Ban Quản lý Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” Qua

đó ta thấy rằng Nhà Nước đã có mối quan tâm đáng kể đến chiến lược đào tạongoại ngữ cho thế hệ tương lai của quốc gia

Dạy học là một công việc có rất nhiều thử thách, cứ mỗi năm trôi qua lạixuất hiện những thay đổi mới vì thế giới luôn thay đổi từng ngày và giáo viênphải luôn sẵn sàng tiếp nhận và truyền lại những kiến thức mới cho học sinhcủa mình Làm thế nào để giúp học sinh học tốt môn Tiếng Anh, biết vậndụng và nâng cao khả năng giao tiếp vẫn còn rất nhiều khó khăn Để thu húthọc sinh chú tâm vào việc học là vấn đề đòi hỏi người làm giáo dục, các thầy

cô tâm huyết với nghề, hội đồng sư phạm nhà trường quan tâm hàng đầu, luôn

nỗ lực đề ra kế hoạch, chương trình, hình thức, cải tiến phương pháp để dạy

và học tốt hơn, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục

Ở bậc Tiểu học, lượng kiến thức Tiếng Anh của các em chủ yếu xoayquanh những chủ điểm rất gần gũi, được các em yêu thích và quen thuộc, lànhững chủ điểm giới thiệu bản thân, chủ điểm trường lớp bạn bè, chủ điểmgia đình và chủ điểm khác (thế giới xung quanh các em) Thông qua nhữngchủ điểm này, các em sẽ tích cóp được một lượng từ vựng và mẫu câu cơ bảntạo tiền đề cho các cấp học sau Tuy nhiên Tiếng Anh là một môn học mới ởcấp Tiểu học nên phần lớn các em học sinh chưa chú tâm vào việc đầu tư chomôn học này, chuẩn bị bài ở nhà còn rất sơ sài Đồng thời vẫn có một sốlượng không nhỏ học sinh còn chưa học tốt Tiếng Việt vì vậy việc ghi nhớ từ

Trang 3

vựng, vận dụng các mẫu câu Tiếng Anh được cung cấp ở trường vào việc giaotiếp còn rất nhiều hạn chế và khó khăn Từ đó, một số em có tâm lý chán học

bộ môn Tiếng Anh Trong các giờ học, đa số các em thường thụ động, thiếu

sự linh hoạt, ngại việc đọc - nói Tiếng Anh và ít tham gia phát biểu để tìmhiểu bài học Theo kinh nghiệm bản thân, tôi thấy một thực trạng là đa số họcsinh còn yếu về phương pháp học môn Tiếng Anh như:

- Không nắm được số lượng từ vựng nhất định được đề cập trong sáchgiáo khoa vì vậy dẫn đến không có đủ lượng từ để giao tiếp

- Không nắm được từ vựng nên không hiểu được nội dung bài khóadẫn đến không thể làm được bài tập đọc hiểu

- Không nắm được từ vựng nên ngại nói bằng Tiếng Anh trong các giờhọc Tiếng Anh…

Để khắc phục những tình trạng bất cập trên của học sinh, tôi xin nêu ramột vài phương pháp mà bản thân tôi đã sử dụng trong quá trình giảng dạy,giúp học sinh đạt kết quả tiến bộ hơn trong học tập Chính điều này đã thúcđẩy tôi chọn đề tài “Dạy từ vựng Tiếng Anh tiểu học” với mong muốn gópmột phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh ởbậc Tiểu học

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Các loại từ vựng trong sách giáo khoa Tiếng

Anh 3 và Tiếng Anh 4

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Học sinh khối 3 – 4 – 5 Trường TH và THCS Mò Ó

+ Thời gian: bắt đầu nghiên cứu từ 10/10/2015 và kết thúc vào ngày25/03/2016

2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu:

a Mục đích nghiên cứu:

Trong dạy Tiếng Anh, việc giúp học sinh ghi nhớ từ vựng là một hoạtđộng không thể thiếu Việc ghi nhớ từ vựng không chỉ đơn thuần là nhớ nghĩa

Trang 4

Tiếng Việt của từ mà còn là việc giúp các em nghe, phát âm và giao tiếp mộtcách tự nhiên, chính xác Việc tìm ra những cách thức giúp các em học từvựng, hiểu từ vựng và nhớ kỹ là nhiệm vụ của mỗi giáo viên Vì vậy mục đíchcủa nghiên cứu này chính là đưa ra các phương pháp giúp học sinh ghi nhớnhanh các từ vựng một cách dài lâu và hiệu quả.

b Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi hướng đến

các phương pháp giới thiệu và dạy về từ vựng với những nội dung cơ bản sauđây:

-Tìm hiểu thực trạng việc học từ vựng Tiếng Anh trước khi thực hiện đề tài.-Công tác chuẩn bị trước khi dạy từ vựng

-Thủ thuật vận dụng các phương pháp dạy từ vựng giúp các em ghi nhớ mộtcác tự nhiên và lâu dài

-Thủ thuật giúp học sinh ôn tập, kiểm tra từ vựng

4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các phương phápnghiên cứu sau đây:

-Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tôi đã nghiên cứu nhiều tài liệu liên quan đến việc dạy từ vựng Tiếng Anh ở cấp Tiểu học để hiểu hơn về tâm lý,nhu cầu học cũng như các kỹ năng giảng dạy từ vựng Tiếng Anh cho các em.Thông qua phương pháp này tôi đã thu thập được khá nhiều kiến thức bổ íchcho bài nghiên cứu của mình

-Phương pháp quan sát: đối tượng mà tôi quan sát là các học sinh khối3-4-5 Phương pháp này giúp tôi phát hiện ra sự thay đổi từng ngày của các

em khi học môn Tiếng Anh Ví dụ: Ở lớp 4A, Hắc là một em học sinh khá lànhút nhát trong mọi hoạt động Mặc dù được xếp ngồi ở bàn đầu nhưng emluôn lơ đãng không chú ý trong giờ học Khi tôi dạy từ vựng sử dụng dụng cụtrực quan, phương pháp này giúp em chú ý hơn một chút Tôi thay đổiphương pháp dạy từ vựng bằng sử dụng vật thật hay là lồng ghép dạy từ vựng

Trang 5

vào các trò chơi thì em Hắc chú ý hơn hẳn Em tham gia sôi nổi, phát biểunhiều hơn và theo một cách tự nhiên em tự ghi nhớ được một số lượng từvựng nhanh và nhớ lâu hơn

-Phương pháp phỏng vấn: nhờ vào phương pháp này mà tôi đã hiểu rõđược các em thích hay không thích những hoạt động gì khi học từ vựng TiếngAnh, từ đó có kế hoạch thay đổi phương pháp dạy sao cho phù hợp với cácem

-Phương pháp thống kê toán học: sau 5 tuần vào năm học, tôi đã làmmột phiếu thống kê về việc “Học từ vựng thông qua các phương pháp” nhằmhiểu rõ xem các phương pháp dạy từ vựng mà tôi đã sử dụng thì học sinh củamình cảm thấy thích được dạy từ vựng thông qua phương pháp nào Từ kếtquả mà phiếu thống kê mang lại tôi có thể hiểu rõ hơn các phương pháp màmình đã sử dụng ảnh hưởng như thế nào đến việc học từ vựng của các em Từ

đó tôi có thể thay đổi cách vận dụng phương pháp giảng dạy của mình saocho tiết học càng thêm sinh động và thu hút được nhiều học sinh hơn

- Phương pháp trưng cầu ý kiến: Tôi thường cho học sinh tự đưa ra những ýkiến cá nhân của các em nhằm xem các em có nhu cầu và nguyện vọng gìtrong việc học từ vựng nhằm phát huy tính tích cực của các em

- Phương pháp đàm thoại: tôi thường xuyên sử dụng phương pháp này khi họcsinh của mình gặp khó khăn trong việc phát âm hay không hiểu về một vấn đề

gì đó, phương pháp này giúp nắm bắt tình hình học sinh để kịp thời sửa saihoặc uốn nắn cho các em

-Phương pháp đối chiếu, so sánh kết quả của học sinh: phương pháp này giúptôi có thể đối chiếu và so sánh chất lượng học tập của học sinh ở các lớp khácnhau từ đó tôi có thể nhận ra tính hiệu quả của các phương pháp mà tôi đã vậndụng cụ thể ở từng lớp

Mỗi phương pháp trên đều mang lại các thông tin hữu ích cho đề tàicủa tôi Trong đó phương pháp chủ đạo là phương pháp quan sát, phương

Trang 6

pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê toán học và phương pháp đối chiếu,

so sánh kết quả Còn những phương pháp khác được dùng như phương pháp

bổ trợ

5 Đóng góp của SKKN:

Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn :

- Ghi lại những phương pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúckết thành kinh nghiệm giảng dạy của bản thân

- Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trongquá trình giảng dạy từ vựng của mình

- Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ banGiám khảo của Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huynhững mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho nhằm hoàn thiệnhơn

- Rèn luyện tinh thần năng động, giữ lửa lòng say mê, sáng tạo, cố gắng họctập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại

Xuất phát từ mục tiêu của giáo dục hiện nay đang tập trung hướng vàoviệc phát triển tính năng động, sáng tạo, tích cực của học sinh trong

Trang 7

hoạt động học tập nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đềcho học sinh Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học(PPDH) làgiúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen họctập thụ động Chương trình giáo dục phổ thông đã ban hành kèm theoquyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.”

Dạy học ngoại ngữ thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếpdưới các dạng nghe, nói, đọc, viết Muốn rèn luyện năng lực giao tiếpcần có môi trường với những tình huống đa dạng của cuộc sống Môitrường này chủ yếu do giáo viên tạo ra dưới dạng những tình huốnggiao tiếp và học sinh phải tìm cách ứng xử bằng ngoại ngữ cho phù hợpvới tình huống giao tiếp cụ thể

Mục đích cuối cùng của việc học ngoại ngữ là giao tiếp Để giao tiếptốt trước hết đòi hỏi ở học sinh có vốn từ vựng nhất định, vốn từ vựngcàng nhiều giúp học sinh càng hiểu ngôn ngữ giao tiếp nhanh chóng và

có hiệu quả Từ vựng Tiếng Anh là một công cụ, phương tiện quantrọng nhất trong việc dùng và học Tiếng Anh Ở bất kỳ một kỹ năngnào của việc học ngoại ngữ đều phải dùng đến từ vựng.Vì vậy từ vựngTiếng Anh là nguồn vốn, là sản phẩm vô giá, là công cụ chính chongười dùng

Trong một bài học môn học Tiếng Anh, hầu hết tiết học nào cũng cóphần “giới thiệu từ vựng” Để bài học đạt kết quả cao, học sinh phảinắm rõ cách phát âm cũng như cách dùng của các từ Muốn thế giáoviên cần lựa chọn các phương pháp dạy từ vựng phù hợp với từng loại

Trang 8

từ để sao cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và dễ sử dụng Tôi đã cố gắngtìm tòi, nghiên cứu các tài liệu viết về phương pháp cùng với những trảinghiệm trong quá trình giảng dạy Tôi đã rút ra được một vài kinhnghiệm trong việc gây hứng thú cho học sinh học Tiếng Anh qua cácgiờ dạy từ vựng ở cấp Tiểu học Đây là kinh nghiệm mà tôi tâm đắcnhất và tôi đã mạnh dạn chọn nó để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệmcho mình.

2 Cơ sở thực tiễn:

Vào đầu năm học 2015 - 2016 tôi được phân công dạy môn Tiếng Anh chokhối 3 là 3 – 4 – 5 ở Trường TH-THCS Mò Ó Ngành và nhà trường đã tạođiều kiện thuận lợi cho bản thân tôi được tham gia các lớp chuyên đề đổi mớiphương pháp giảng dạy ở cấp Tiểu học, đi tập huấn, dự các tiết thao giảngchuyên đề, nghiên cứu, thảo luận việc đổi mới PPDH ở cụm và huyện Từ đótôi đã học tập được những phương pháp dạy học theo hướng đổi mới Nhữngphương tiện giúp các em học và rèn luyện cho bộ môn Tiếng Anh không còn

là vấn đề nan giải Điều kiện trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học bộ mônTiếng Anh khá đầy đủ như: máy chiếu, đài catset, sách giáo khoa, sách bàitập… Bản thân luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhàtrường, của các anh chị em đồng nghiêp

Tình hình chung học sinh cấp Tiểu học Trường Mò Ó mà tôi trực tiếp giảngdạy đa số các em chăm học và ngoan Bên cạnh đó một số cá biệt học sinhvẫn còn thiếu kiên nhẫn trong học tập, còn chây lười, ỷ lại và mang tính thụđộng Đại đa số học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên điều kiệntiếp xúc với phương tiện thông tin còn hạn chế, gia đình phụ huynh cũng chưa

có sự quan tâm nhiều đến việc học ngoại ngữ của con Để thực hiện phươngpháp thực nghiệm tôi đã tiến hành khảo sát vốn từ vựng bộ môn Tiếng Anhđầu năm đối với học sinh 3 khối 3-4-5 như sau:

- Số học sinh nói đúng: 60%

- Số học sinh viết đúng: 45%

Trang 9

- Học sinh đạt yêu cầu về nghe, nói, đọc, viết: 50%

- Học sinh hứng thú học từ vựng: 65%

- Một số học sinh còn rụt rè trong giao tiếp, vốn từ vựng và cách nhớ từcòn hạn chế Một số học sinh chỉ nói theo chứ không viết đúng, học còntrầm, chậm

Trước tình hình đó tôi đã mạnh dạn thử nghiệm nhiều phương pháp dạy từvựng khác nhau với mục đích giúp các em chủ động nhớ từ, vận dụng từ

và hứng thú học từ hơn trong các giờ dạy có từ vựng

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP

Theo phân phối chương trình hiện nay, môn tiếng Anh tiểu học mỗi tuần 04tiết, mà hầu như tiết nào cũng có từ mới trong bài học và kể cả trong bài tập.Muốn dạy tốt từ vựng để tiết học sinh động hơn, Giáo viên phải làm tranhảnh, đồ dùng để minh hoạ, tạo điều kiện cho các em nhớ từ dễ dàng và hướng

sự chú ý của các em vào chủ đề hay trọng tâm bài học

Về sự phân bố tiết trong tuần, một buổi các em phải học hai tiết tiếng Anhliên tiếp, phải tải một số lượng từ rất nhiều Điều này chắc chắn sẽ gây tâm lýquá tải cho một số học sinh, gây ảnh hưởng rất nhiều đến tiết học sau

Về phía học sinh, bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít họcsinh chỉ học hoa loa, không khắc sâu được từ vựng vào trong trí nhớ, khôngtập đọc, tập viết thường xuyên, không thuộc nghĩa hai chiều Đến khi giáoviên yêu cầu các em sẽ không thành công

Về phía gia đình học sinh, cũng rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướngdẫn các em tự học ở nhà Bởi vì vậy là môn ngoại ngữ, không phải phụ huynhnào cũng biết Đây cũng là vấn đề hết sức khó khăn trong quản lý việc học ởnhà của học sinh

Ngoài ra, cách học từ vựng của học sinh cũng là điều đáng được quan tâm,học sinh thường học từ vựng bằng cách đọc từ bằng tiếng Anh và cố nhớnghĩa bằng tiếng Việt, có viết trong tập viết cũng là để đối phó với giáo viên,chứ chưa có ý thức tự kiểm tra lại mình, để khắc sâu từ mới và vốn từ sẵn có

Vì thế cho nên, các em rất mau quên và dễ dàng lẫn lộn giữa từ này với từkhác Do vậy, nhiều học sinh đâm ra chán học và bỏ quên Cho nên giáo viêncần chú ý đến tâm lý này của học sinh

Trang 10

Vì là giáo viên mới ở trường, môn học này cũng là một môn học mới lạ vớicác em nên bước đầu tôi chưa thực sự hiểu tình hình học của học sinh củamình Sau khi vào chương trình dạy hết 5 tuần, tôi nhận thấy học sinh có phầngặp nhiều khó khăn vì vậy tôi cần phải đi sâu vào tìm hiểu các em hơn nữa.Cần phải nắm rõ được các em muốn gì, các em cần gì và quan trọng hơn làphải nắm rõ được những phương pháp dạy từ vựng tôi đã áp dụng từ đầu nămđến thời điểm này đối với các em như thế nào Phương pháp đó có phù hợp,

có khiến các em học từ vựng một cách nhanh và ghi nhớ lâu hay không Tôi

đã tiến hành một đợt điều tra nhỏ để thống kê sở thích của học sinh đối vớicác phương pháp dạy từ vựng ở cả ba khối 3 – 4 – 5 thì có kết quả như sau:

BẢNG THỐNG KÊ PHƯƠNG PHÁP DẠY TỪ VỰNG TIẾNG ANH GIÚP HỌC SINH

HỨNG THÚ

4 Thông qua tình huống hoặc giải thích 20%

Bảng thống kê phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh giúp học sinh hứng thú

Từ kết quả của đợt thống kê, tôi đã cố gắng áp dụng những phương pháp dạy

từ vựng mà các em thích thú nhiều hơn trong các tiết dạy từ Sự thay đổi nàykhiến các em rất hứng khởi vừa khiến các em dễ hiểu, nắm được cách đọc vànghĩa của từ nhanh hơn, biết cách áp dụng từ vừa mới học một cách khoa học,ghi nhớ lâu dài từ đó Cố gắng giúp các em đến gần hơn với môn học, yêuthích và chú tâm hơn khi học môn học này

1 Nguyên nhân:

Thực tế việc tiếp nhận một ngôn ngữ giao tiếp mới ngay từ Tiểu học đốivới các em là rất khó Mức độ nhận thức của các em còn thấp, chất lượng học

Trang 11

tập bộ môn không đồng bộ Học sinh ở miền núi như học sinh của tôi gia đìnhđiều kiện còn khó khăn, các em không có cơ hội cũng như không có thói quenđọc thêm sách báo khi ở nhà để bổ sung, mở rộng và nâng cao kiến thức.Đồng thời đây là những năm đầu làm quen với một ngôn ngữ mới, trong khivẫn có một số lượng không nhỏ học sinh còn chưa học tốt Tiếng Việt ởtrường nên việc học môn này càng khó hơn bội phần Hơn nữa Tiếng Anh ởbậc Tiểu học chỉ là môn học phụ, thế nên bản thân học sinh và ngay cả phụhuynh cũng không quan tâm đến bộ môn này, họ chỉ đầu tư cho con mình họcnâng cao môn Toán, Tiếng Việt Kiến thức về từ vựng và khả năng lưu nhớcác cấu trúc câu của các em chưa cao, cứ qua một bài học khác, khi hỏi lại bài

cũ thì các em đã quên hết hoặc là chỉ nhớ một phần rất ít từ vựng và cấu trúccâu Bởi do lỗ hỏng kiến thức đó mà các em thường hay ngại ngùng khi nóitrước đám đông Các em sợ sai, không chắc chắn vào kiến thức của mình.Việc bắt các em gò mình vào học thuộc, ôn đi ôn lại một mẫu câu khô khancứng nhắc không giúp các em học tốt lên mà chỉ khiến các em mệt mỏi và nảnchí

Đối với các em khối 5, môn học Tiếng Anh chỉ là một môn tự chọn trongchương trình Các em chỉ được học 2 tiết Tiếng Anh trong một tuần Lượngthời gian quá ngắn trong khi lượng kiến thức lại khá dài Các em không cónhiều thời gian để luyện tập giao tiếp, đàm thoại, bồi dưỡng cho kỹ năng nghe– nói Còn đối với các em nhỏ khối 3-4, vẫn còn rất nhiều em đọc viết TiếngViệt còn chưa trôi chảy, lưu loát, suy nghĩ nghĩa của từ còn chậm Nên khi côgiáo giải thích nghĩa của từ vựng từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt, các em hiểu

chậm thậm chí hiểu sai Ghi chép còn nhẫm lần giữa các chữ cái như “b – d/

p – q” Trong Tiếng Anh có một vài chữ cái lạ như “w, f, z” khiến các em

khó viết khi ghi chép Một vài em đến giờ vẫn chưa phát âm rõ được chữ cáitrong Tiếng Việt nên khi phát âm sang Tiếng Anh các em bị vấp rất nhiều lỗi.Càng thúc ép các em ôn đi ôn lại chỉ khiến các em càng chán nản và nói sai

nhiều hơn

Trang 12

2 Giải pháp

Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng thực tế những phương pháp giảng dạy từvựng Tiếng Anh, tôi nhận thấy học sinh của mình đã có nhiều thay đổi tíchcực, tiến bộ Tôi đã tiến hành các biện pháp sau:

3.1 Các bước để giới thiệu từ mới:

Bước 1: Thâm nhập nắm chắc chương trình môn Tiếng Anh lớp 3-4, nghiêncưú kỹ nội dung từng bài để có kế hoạch làm đồ dùng cho giờ dạy sôi động,hấp dẫn và lôi cuốn

Bước 2: Phối hợp với học sinh và duy trì ngôn ngữ giao tiếp với học sinhbằng cách đặt câu hỏi học sinh trả lời

Bước 3: Lựa chọn và phân loại từ

Bước 4: Sử dụng các thủ thuật linh hoạt để giới thiệu nghĩa của từ

Bước 5: Kiểm tra việc hiểu và nắm nghĩa của từ

Bước 6: Luyện tập từ của học sinh

Bước 7: Kiểm tra mức độ hiểu biết và nắm được từ của một số học sinh yếunếu cần thiết

3.2 Các phương pháp để giới thiệu nghĩa của từ vựng:

a Lựa chọn từ để dạy:

Tiếng Anh là một môn học có tầm quan trọng, nó là công cụ để giaotiếp với các nước trên thế giới Muốn giao tiếp tốt chúng ta phải có vốn từphong phú

Ở môi trường tiểu học hiện nay, khi nói đến ngữ liệu là chủ yếu nói đếnngữ pháp và từ vựng, từ vựng là ngữ pháp luôn có mối quan hệ khắng khíchvới nhau, luôn được dạy phối hợp để làm rõ nghĩa của nhau Tuy nhiên dạy vàgiới thiệu từ vựng là vấn đề cụ thể Thông thường trong một bài học luôn xuấthiện những từ mới, xong không phải từ mới nào cũng cần đưa vào để dạy Đểchọn từ cần dạy, giáo viên cần xem xét những vấn đề:

- Từ chủ động (active vocabulary)

- Từ bị động (passive vocabulary)

Trang 13

Chúng ta đều biết cách dạy hai loại từ này khác nhau Từ chủ động cóliên quan đến bốn kỹ năng (nghe – nói – đọc – viết) Đối với loại từ này giáoviên cần đầu tư thời gian để giới thiệu và cho học sinh tập nhiều hơn.

Với từ bị động giáo viên chỉ cần dừng ở mức nhận biết, không cần đầu tư thờigian vào các hoạt động ứng dụng Giáo viên cần biết lựa chọn và quyết địnhxem sẽ dạy từ nào như một từ chủ động và từ nào như một từ bị động

- Khi dạy từ mới cần làm rõ ba yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là:

+ Form

+ Meaning

+ Use

Đối với từ chủ động ta chỉ cho học sinh biết chữ viết và định nghĩa như

từ điển thì chưa đủ, để cho học sinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, giáoviên cần cho học sinh biết cách phát âm, không chỉ từ riêng lẻ, mà còn biếtphát âm đúng những từ đó trong chuỗi lời nói, đặc biệt là biết nghĩa của từ

-Số lượng từ cần dạy trong bài tuỳ thuộc vào nội dung bài và trình độcủa học sinh Không bao giờ dạy tất cả các từ mới, vì sẽ không có đủ thờigian thực hiện các hoạt động khác Tuy nhiên, trong một tiết học chỉ nên dạytối đa là 6 từ

- Trong khi lựa chọn từ để dạy, bạn nên xem xét đến hai điều kiện sau: + Từ đó có cần thiết cho việc hiểu văn bản không ?

+ Từ đó có khó so với trình độ học sinh không ?

- Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản và phù hợp với trình độ củahọc sinh, thì nó thuộc nhóm từ tích cực, do đó bạn phải dạy cho học sinh

- Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản nhưng khó so với trình độcủa học sinh, thì nó không thuộc nhóm từ tích cực, do đó bạn nên giải thíchrồi cho học sinh hiểu nghĩa từ đó ngay

- Nếu từ đó không cần thiết cho việc hiểu văn bản và cũng không khólắm thì bạn nên yêu cầu học sinh đoán

Với sự đa dạng của từ, tôi đã đầu tư trong việc lựa chọn từ thích hợp, có vaitrò chủ động để hiểu được nội dung chính của bài học Vì thế trong mỗi tiết

Ngày đăng: 12/08/2016, 11:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w