báo cáo nghiên cứu khoa học ' dạy ngữ pháp tiếng anh cho trẻ em thông qua các bài hát tiếng anh'

6 2.5K 48
báo cáo nghiên cứu khoa học  ' dạy ngữ pháp tiếng anh cho trẻ em thông qua các bài hát tiếng anh'

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 120 DẠY NGỮ PHÁP TIẾNG ANH CHO TRẺ EM THÔNG QUA CÁC BÀI HÁT TIẾNG ANH USING SONGS IN TEACHING ENGLISH GRAMMAR TO CHILDREN Huỳnh Ngọc Mai Kha Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Bài báo trình bày sự cần thiết của việc cải tiến phương pháp giảng dạy tiếng Anh tiểu học nói chung và bộ môn Ngữ pháp nói riêng. Một trong những phương pháp hướng đến dạy học hiệu quả là áp dụng các hoạt động vui chơi vào trong quá trình giảng dạy. Một trong những phương pháp đó là sử dụng các bài hát tiếng Anh trong quá trình giảng dạy. Từ đó, bài báo phân tích những lợi ích, thuận lợi trong việc sử dụng các bài hát tiếng Anh trong việc giảng dạy ngữ pháp cho người học ở lứa tuổi trẻ con. Ngoài ra, dựa trên những đặc trưng tâm lý lứa tuổi, các đặc điểm văn hóa, bài báo đưa ra những tiêu chí khi lựa chọn một bài hát để giảng dạy, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ em học tập hiệu quả hơn ABSTRACT The arcticle presents the necessity of improving English teaching methods in genneral and English grammar in particular. One of the proposed methods for better teaching and learning is the application of activities for fun to the teaching process. Moreover, this article analyses some advantages of using English songs as materials for teaching English grammar to children from the age of 5 to 10. Then, based on age psychological and cultural features, it suggests some criteria for choosing a song to teach in order to improve teaching quality and help children learn better. 1. Đặt vấn đề Dạy tiếng Anh cho trẻ em hiện nay đang nhận được sự nhiều sự quan tâm của giáo viên dạy tiếng Anhcác bậc phụ huynh. Cùng với sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế quốc tế, nhu cầu học tiếng Anh không còn là một sở thích của một số người có năng khiếu nữa. Việc học thông thạo tiếng Anh như một ngôn ng ữ giao tiếp quốc tế thông dụng đã được xác định là thiết yếu cho mọi lứa tuổi. Vì lẽ đó, tiếng Anh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đưa vào chương trình học chính khóa từ lớp 3. Quyết định này đã thể hiện rõ chiến lược trong giáo dục Việt Nam khi chọn tiếng Anh là trọng tâm hàng đầu để tiến vào tương lai. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 121 Tuy nhiên, để giúp người học đạt được hiệu quả như mong muốn, cần phải có phương pháp giảng dạy phù hợp với từng lứa tuổi, trình độ và mục tiêu yêu cầu. Bài báo này tập trung vào đối tượng người họctrẻ em (children) và việc giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ em. Dựa vào yếu tố tâm lý lứa tuổi và các đặc trưng riêng biệt của trẻ em, bài báo đề nghị áp dụng một số hoạt động vui chơi vào việc giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ em như là một trong những phương pháp giảng dạy hiệu quả phù hợp với lứa tuổi của người học. 2. Những đặc trưng về tâm lý lứa tuổi ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp giảng dạy Ở lứa tuổi từ 5 đến 10 tuổi, trẻ em còn những mặ c cảm Edipe, vì thế các em rất cần sự che chở của người thân, thầy cô giáo. Các em rất cần sự yêu thương, chiều chuộng từ bố mẹ, ông bà. Vì lẽ đó, thầy cô giáo là những người cha, người mẹ ở trường, cần phải biết khéo léo hướng dẫn các em từ từ phát triển nhân cách một cách độc lập. Vì vậy, sự nhẹ nhàng, mềm mỏng của giáo viên khi dạy cho trẻ trong lứa tuổi này là điều cần thiết. Đặc biệt ở lứa tuổi này các em nghĩ rằng mình có thể cưỡng lại tất cả những gì các em cho rằng người lớn áp đặt lên sự tự do của mình. Vì vậy các em thường tìm cách đi ngược lại những áp đặt của người lớn mà không hề quan tâm rằng điều đó có lợi hay hại cho chính bản thân mình hoặc cho người khác. Nắm bắt được đặc điểm này của trẻ, giáo viên nên tránh tạo cho trẻ sự hiểu nhầm về quyền lực và sự áp đặt lên các hoạt động của trẻ. Các hoạt động học tập mà giáo viên đưa ra là nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu của trẻ nhiều hơn là đáp ứng mục tiêu giảng dạy của giáo viên. Khi trẻ cảm nhận sự thoải mái từ phía thầy cô giáo, trẻ sẽ tham gia các hoạt động tích cực và hiệu quả. Các em bắt đầu ý thức được rằng mình có thể cưỡng lại những gì mà người lớn muốn áp đặt lên tự do của mình. Sau một đôi lần thành công, các em sẽ tìm cách tận dụng khả năng này, sao cho có lợi nhất cho bản thân, không cần quan tâm rằng điều đó có lợi hay có hại cho mình và cho người khác. Ngoài ra, ở lứa tuổi này, các em sẽ bắt đầu đặt những câu hỏi tại sao. Do vậy, giáo viên cần nên kiên nhẫn lắng nghe các em và trả lời các câu hỏi đó; đồng thời hướng các em tới những khái niệm bớt vị kỷ hơn. Giáo viên cũng đừng nên trình bày vấn đề sâu xa quá phức tạp, vượt khỏi sự hiểu biết của các em. Đối với lứa tuổi này, những cơ hội được tham gia vào các hoạt động lành mạnh, bổ ích sẽ góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách, lòng nhân ái trong mỗi bản thân các em. Các em có khả năng bắt chước rất nhanh, vì thế giáo viên nên xem đây là cơ hội để cung cấp cho các em vốn sống và kinh nghiệm sống thông qua việc thiết kế các hoạt động giảng dạy của mình Một đặc điểm nổi trội nữa của trẻ em trong lứa tuổi này là thời gian tập trung học không dài, chính vì vậy, giáo viên nên thiết kế các hoạt động giảng dạy ngắn vừa phải để phù hợp với tâm lý của trẻ. Ngoài ra, các hoạt động luyện tập cần phải sinh TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 122 động, vui, tạo cho các em cơ hội vận động và sử dụng tất cả các khả năng khác của mình như âm nhạc, vẽ tranh, võ thuật, kể chuyện 3. Lý do cho sự lựa chọn các bài hát để dạy ngữ pháp Các bài hát tiếng Anh được chọn là một trong những ngữ liệu cho việc dạy ngữ pháp tiếng Anh vì âm nhạc góp phần vào việc giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ rất nhanh và có hiệu quả lâu dài. Theo Gfeller (1983), khi các thông tin bằng lời được truyền thụ cùng lúc với âm điệu thì việc ghi nhớ sẽ được tăng cường cao hơn. Cùng quan điểm với Gfeller, Guglielmino (1986) cho rằng trong các nghiên cứu của ông, một số bệnh nhân bị mất khả năng nói có thể nói và nhớ những cụm từ đơn giản khi những cụm từ này được dạy cùng với âm nhạc. Quả thật, những giai điệu của âm nhạc cùng với tiết tấu của nó có tác dụng rất lớn đối với việc giúp trẻ ghi nhớ các thông tin. Ngoài ra, các bài hát sẽ giúp thu hút sự chú ý của trẻ nhiều hơn đến các hình thức, dạng, mẫu và cấu trúc câu. Điều quan trọng cần phải chú ý trong quá trình dạy cho trẻ em đó là thu hút sự chú ý nghiêm túc của trẻ. Để làm được điều đó, giáo viên cần phải hiểu và lựa chọn, tổ chức hoạt động phù hợp, có tác dụng thu hút cao với trẻ. Không nằm ngoài mục đích đó, các bài hát tiếng Anh nhận được sự ủng hộ từ phía giáo viên khi chọn lựa tài liệu giảng dạy là bởi vì chúng thu hút được sự chú ý của trẻ. Theo Thornbury (1999), việc tri nhận và thụ đắc ngôn ngữ bao gồm các quá trình thực hiện có nhận thức, và sự chú ý là nhân tố tối cần thiết cho quá trình này. Ngoài Thornburry, Hinkel và Fotos (2002) cũng đã nhận định rằng sự chú ý cao vào các dạng thức ngữ pháp sẽ hỗ trợ quá trình thụ đắc các dạng ngữ pháp. Điều này có nghĩa là khi trẻ được dạy một bài hát tiếng Anh, sự thích thú âm điệu của bài hát sẽ giúp trẻ chú ý cao đến hình thức cấu trúc ngữ pháp, sự chú ý này làm cho trẻ nhanh nhớ những gì giáo viên muốn truyền đạt. Bên cạnh đó, việc lặp đi lặp lại của các giai điệu làm cho ngôn ngữ được dễ nhớ hơn. Một nhân tố nữa đóng góp vào sự thành công của phương pháp dạy ngữ pháp tiếng Anh thông qua các bài hát là sự giảm căng thẳng mà các bài hát mang lại cho trẻ trong quá trình học. Theo Krashen, việc học và cảm thụ ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc bên trong và thái độ học tập của trẻ. Các bài hát tạo ra không khí nhẹ nhàng, thư giãn trong lớp học; điều này làm giảm các nhân tố căng thẳng gây ảnh hưởng không tốt trong quá trình học, đồng thời thúc đẩy việc học có hiệu quả hơn. Cùng với những yếu tố đã nêu, các bài hát còn là một nguồn ngữ liệu phong phú giúp ích cho việc học ngôn ngữ. Lời của các bài hát thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, ý tưởng của con người, thể hiện các giá trị văn hóa. Với các bài hát chúng ta dễ dàng thay đổi chủ đề và tạo ra các ngữ cảnh sinh động và điều này có vai trò tích cực trong việc học ngữ pháp của trẻ. Nếu trong một bài hát có chứa đựng nội dung phù hợp với lứa tuổi thì việc học các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết có thể được lồng ghép vào một bài học rất nhẹ nhàng. Cuối cùng nhưng không kém phần hữu ích về mặt phương pháp giảng dạy đó là TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 123 việc sử dụng các bài hát trong dạy ngữ pháp sẽ làm thay đổi không khí học tập, làm cho trẻ phấn khởi hơn. Và vì thế hiệu quả giảng dạy và việc tiếp thu của trẻ sẽ tăng theo. 4. Mối liên hệ giữa các bài hát tiếng Anh và việc dạy ngữ pháp Các bài hát có chứa các đặc trưng cú pháp hữu ích cho việc học ngữ pháp. Ví dụ, giáo viên có thể dạy thì hiện tại đơn thông qua bài hát " An April Day" cho học sinh như sau: AN APRIL DAY The sun comes out, the sun goes in, The raindrops halt and march; And when you're sure of damp and ark Up comes the rainbow's arch. Then, when you're sure of sun and shine, Down comes the pouring rain! The weather swings from fair to foul, From foul to fair again. There's neither rhyme nor reason here, There's neither rhyme nor rule. It's evident the April day Is playing - April Fool. Một ví dụ khác: Giáo viên có thể sử dụng bài hát "Sailing" do Rod Stewart trình bày để ôn lại và kiểm tra khả năng sử dụng thì hiện tại tiếp diễn của học sinh: I am sailing, I am sailing home again, 'cross the sea. I am sailing stormy waters to be near you, to be free. I am flying, I am flying like a bird, 'cross the sky. I am flying passing high clouds to be with you, to be free. Với đặc trưng của âm nhạc, lời của các bài hát được sáng tác có vần, có điệu, vì thế rất dễ cho trẻ em ghi nhớ. Ngoài ra, các bài hát thường có cấu trúc ngữ pháp lặp lại nhiều lần, điều này trùng khớp với mục tiêu giảng dạy của giáo viên, vì vậy giúp cho trẻ em học và sử dụng cấu trúc ngữ pháp nhanh chóng. Do đó, cùng với tiết tấu và giai điệu, trẻ em nhanh chóng cảm thụ ngôn ngữ và qui luật của ngôn ngữ tốt hơn phương pháp giảng dạy truyền thống. Hay nói đúng hơn, khi được sử dụng đúng lúc, phương pháp dạy Tiếng Anh cho trẻ em thông qua các bài hát sẽ có hiệu ứng tích cực từ phía người học. 5. Các tiêu chí chọn bài hát để sử dụng cho việc giảng dạy Tiêu chí đầu tiên cần được xem xét khi lựa chọn bài hát là sự phù hợp của lứa tuổi. Tùy theo lứa tuổi mà nội dung bài hát sẽ khác nhau, giai điệu tiết tấu cũng khác. Ví dụ: khi chọn bài hát cho trẻ từ 4 đến 5 tuổi, sẽ thích hợp hơn khi chọn bài hát số (1), bài hát số (2) được xem là không thích hợp vì nội dung của bài hát không phù hợp với lứa tuổi của các em: TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 124 - (1) Five little ducks went out one day. Over the hills and far away. Mother duck said, quack-quack-quack-quack. But only four little ducks came back… (Five little ducks) - (2) Baby, I'd love you to want me the way that I want you, the way that it should be. Baby, you 'd love me to want you the way that I want too. (I’d love you to want me, Lobo) Tiêu chí tiếp theo mà giáo viên cần xem xét khi chọn bài hát để giảng dạy cho trẻ em là mức độ và khả năng của người học. Một bài hát được xem là phù hợp khi bài hát đó có độ khó vừa phải để cho trẻ tư duy, cố gắng học hỏi. Tuy nhiên, nếu trẻ nhận được một bài hát quá khó để luyện tập, với đặc tính thiếu sự tập trung lâu dài và thiếu sự kiên nhẫn cần thiết như người lớn, trẻ sẽ bỏ cuộc ngay. Điều này sẽ làm cho giáo viên không đạt được mục tiêu giảng dạy của mình. Ngược lại, một bài hát quá dễ đối với trẻ cũng không mang lại hiệu quả giảng dạyhọc tập tốt. Trẻ con thích khám phá, thích vượt qua thách thức. Vì vậy, giáo viên cần đưa ra những thách thức phù hợp với khả năng của trẻ để trẻ có cơ hội tham gia học tập và vui chơi hiệu quả. Ngoài hai tiêu chí trên, giáo viên cũng cần quan tâm đến tần suất xuất hiện của Tiếng Anh chuẩn mực trong bài hát (level of standard English). Giáo viên không nên chọn các bài hát từ ngữ với tần suất xuất hiện trong cuộc sống thấp, từ địa phương, từ lóng hoặc các bài hát có cấu trúc câu lạ, ít phổ biến. Theo tác giả Badauf và Rainbow (1995), một bài hát được xem là phù hợp khi có không quá 5% từ ngữ không thông dụng (non-standard). Cuối cùng, cũng cần phải kể đến tính tinh hoa trong bài hát (aural quality). Giáo viên không nên chọn các bài hát nhạc Rap hoặc nhạc Metal bởi lẽ những bài hát này có nội dung, từ ngữ, cấu trúc chưa chuẩn mực cho trẻ em học. Ngoài ra, giai điệu và tiết tấu của những bài hát này thường không phù hợp với lứa tuổi trẻ em. Bên cạnh sự lựa chọn những bài hát trong sáng, thuần khiết, giáo viên cũng nên tính đến yếu t ố phù hợp về mặt văn hóa trong nội dung bài hát. Các bài hát được lựa chọn nên có những nét tương đồng về bình diện văn hóa để trẻ em có thể hiểu được và giáo viên có thể giải thích cho các em. 6. Các đề nghị khi sử dụng bài hát để dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ em Trước tiên, để sử dụng các bài hát vào giảng dạy một cách hiệu quả, giáo viên cần phải thay đổi bài hát về mặt nội dung cho phù hợp vớ i mục tiêu giảng đạy. Ngôn ngữ được sử dụng trong bài hát nên tự nhiên, mộc mạc. Giáo viên có thể lồng ghép một đặc trưng ngữ pháp nào đó vào bài hát để giảng dạy. Ngoài ra, giảng dạy là một quá trình lâu dài tích lũy và hiệu quả giảng dạy cũng được thể hiện trong một thời gian dài, vì vậy giáo viên cần xây dựng cho mình một ngân hàng các bài hát có thể sử dụng trong giảng dạy. Khi có nhu cầu, giáo viên có thể lựa chọn bài hát phù hợp với mục tiêu giảng dạy, dựa trên những tiêu chí đã trình bày ở trên. Bên cạnh đó, một việc giáo viên cũng nên quan tâm là chia sẻ nguồn tư liệu của mình với đồng nghiệp, qua đó nhận được tư liệu trao đổi của họ, góp phần làm giàu nguồn tài liệu giảng dạy của mình. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 125 7. Kết luận Phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em là một bộ môn đang nhận được nhiều sự quan tâm của các thầy cô giáo giảng dạy tiếng Anh. Việc giảng dạy hướng đến mục tiêu giao tiếp, tạo ra môi trường học tập vui vẻ, hiệu quả là điều cần thiết cho mỗi giáo viên giảng dạy tiếng Anh cho người học ở lứa tuổi trẻ con. Đã có rất nhiều bài báo, công trình nghiên cứu quan tâm đến việc đưa ra các phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em một cách hiệu quả dựa trên những đặc tính riêng biệt về lứa tuổi của người học. Bài báo này tập trung nêu ra những lợi ích khi sử dụng các bài hát trong qua trình giảng dạy, nhằm tạo ra môi trường học tập thân thiện với người học hơn. Ngoài ra, bài báo còn đưa ra các tiêu chí khi lựa chọn một bài hát để giảng dạy hiệu quả, đồng thời đề xuất những ý kiến đóng góp cho giáo viên khi chọn giảng dạy ngữ pháp cho trẻ em thông qua các bài hát. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Adamowski, E. (1997), The ESL Songbook. Don Mills, ON: Oxford University Press. [2] Baldauf, R. B., Jr. and Rainbow, P.G. (1995), Gender Bias and Differential Motivation in LOTE Learning and Retention Rates: A Case Study of Problems and Materials Development, Canberra: Australian Government Publishing Service. [3] Guglielmino, L.M. (1986), The Affective Edge: Using Songs and Music in ESL Instruction, Adult Literacy and Basic Education, 10 (1), 19-26. [4] Gfeller, K. (1983), “Musical Mnemonics as an Aid to Retention with Normal and Learning Disabled Students”, Journal of Music Therapy, 20 (4), 179-189. . của phương pháp dạy ngữ pháp tiếng Anh thông qua các bài hát là sự giảm căng thẳng mà các bài hát mang lại cho trẻ trong quá trình học. Theo Krashen, việc học và cảm thụ ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc. để trẻ em có thể hiểu được và giáo viên có thể giải thích cho các em. 6. Các đề nghị khi sử dụng bài hát để dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ em Trước tiên, để sử dụng các bài hát vào giảng dạy. phương pháp dạy Tiếng Anh cho trẻ em thông qua các bài hát sẽ có hiệu ứng tích cực từ phía người học. 5. Các tiêu chí chọn bài hát để sử dụng cho việc giảng dạy Tiêu chí đầu tiên cần được xem

Ngày đăng: 29/06/2014, 14:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan