Đa số các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố có cán bộ lãnh đạo quản lý thông tin, được bổ túc, đào tạo các chương trình quản lý công nghệ thông tin và truyền thông với trình độ tương đương tron
Trang 1DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 2Đảng và Nhà nước rất chú trọng đến việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vựcgiáo dục Điều này được thể hiện trong Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính Trịngày 17 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự
nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa: “Ứng dụng CNTT là một nhiệm vụ ưu
tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.”
Thủ tướng chính phủ cũng ban hành Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg
ngày 06 tháng 10 năm 2005 phê duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin
và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 đồng thời định hướng đến năm 2020
Trong Quyết định đã nêu rõ: “Các trường sư phạm cung cấp đủ số lượng giáo
viên dạy tin học cho các trường học trong cả nước (…) Đa số các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố có cán bộ lãnh đạo quản lý thông tin, được bổ túc, đào tạo các chương trình quản lý công nghệ thông tin và truyền thông với trình độ tương đương trong khu vực.”
Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 về việc Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước cũng đã
nêu rõ: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước: là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của cơ quan nhà
nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước và giữa các cơ quan nhà nước, trong giao dịch của cơ quan nhà nước với tổ chức và cá nhân; hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch.”
Trang 3Trong Thông tư 29/2009/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và đào tạo ngày 22
tháng 10 năm 2009 về việc Ban hành Quy định chuẩn Hiệu trưởng trường trung
học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đã
yêu cầu:
Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
Tiêu chí 10 Năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin
b) Sử dụng được công nghệ thông tin trong công việc
Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lí nhà trường
Tiêu chí 22 Xây dựng hệ thống thông tin
a) Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin phục vụ hiệu quả các hoạt độnggiáo dục;
b) Ứng dụng có kết quả công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học;
Ngày 03 tháng 9 năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Văn bản
số 4509/BGDĐT-GDTrH về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung
học năm học 2015-2016 đã nêu: “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí Tích cực áp dụng hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, họp, trao đổi công tác qua internet, trang mạng "Trường học kết nối", đặc biệt trong công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, thanh tra viên, cán bộ quản lí giáo dục.”
Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã cụ thể hóa nhiệm vụ của cáctrường trong việc ứng dụng CNTT thông qua Văn bản số 4983/BGDĐT-CNTTngày 28/09/2015 về việc Hướng dẫn nhiệm vụ CNTT năm học 2015 – 2016:
“Trong công tác tuyển dụng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, cần
kiểm tra kiến thức và kỹ năng tối thiểu về CNTT bằng khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế; không áp dụng theo hình thức kiểm tra việc có hay không có chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C.”
Trang 4Về phía địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo Long An đã ban hành Công
văn số số 1889/HD-SGDĐT ngày 09/9/2015 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2015-2016, Công văn đã nhấn mạnh:
“Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, trao đổi công tác qua internet, trang mạng "Trường học kết nối", qua trực tuyến MyTV, ”
Bản thân tôi giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn TrungTrực từ năm 2011 đến nay, trình độ chuyên môn: Đại học Tin học và đã thamgia các lớp Bồi dưỡng Cán bộ quản lý, Trung cấp lý luận chính trị - hành chínhvới những môn bồi dưỡng kĩ năng về CNTT, tôi nhận thấy:
Một là, CNTT là ngành ứng dụng công nghệ và xử lý thông tin Tốc độ
phát triển như vũ bão của CNTT làm cho việc luân chuyển thông tin trở nênnhanh chóng và vai trò của CNTT ngày càng trở nên quan trọng Những khảnăng mới mẻ và tính ưu việt của CNTT và truyền thông đã nhanh chóng làmthay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn
cả là cách ra quyết định của con người Chính do tốc độ tăng trưởng và đặc điểmcủa CNTT và truyền thông mà đã có tác động to lớn và toàn diện đến xã hội loàingười, và hiển nhiên cũng tác động mạnh mẽ đến giáo dục
Hai là, CNTT không đơn giản chỉ là công cụ hỗ trợ cho công tác quản lý
giáo dục mà còn là tác nhân tạo ra một cuộc cách mạng trong thay đổi tư duyquản lý của nhà giáo dục chuyển từ lối quản lý thủ công sang quản lý có ứngdụng CNTT Đồng thời CNTT còn làm thay đổi mô hình giáo dục từ việc lấygiáo viên làm trung tâm đã chuyển sang lấy học sinh làm trung tâm
Ba là, CNTT - truyền thông và Internet đang dần trở thành một cánh cửa
góp phần rút ngắn khoảng cách trong giáo dục giữa các vùng miền Đó là công
cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục
Bốn là, nhờ có CNTT, nhà quản lý sẽ quản lý có khoa học hơn, hiệu quả
và nhanh chóng hơn Đồng thời nhà quản lý cũng dễ dàng học tập các kiến thức,các kinh nghiệm và kể cả nghệ thuật quản lý thông qua những ứng dụng màCNTT mang lại
Trang 5Tóm lại, lợi ích mà CNTT mang lại trong việc ứng dụng vào công tác
quản lý là không hề nhỏ CNTT còn giúp phát huy hết năng lực của nhà quản lý:làm nhiều công việc cùng một lúc, có khả năng chuyển sự chú ý một cách nhanhchóng, thời gian đáp ứng nhanh, luôn thực hiện kết nối, thúc đẩy quá trình làmviệc nhóm, nghe nhìn và tư duy Hơn thế nữa, công nghệ thông tin liên kết cácnguồn tri thức lại với nhau, kết nối công dân toàn cầu Công nghệ đã trở thànhmột phần hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý góp phần nâng cao chất lượng giáodục tạo ra nguồn nhân lực có trí tuệ đưa đất nước ngày càng tiến bộ sánh ngangbằng với các quốc gia trong khu vực và tương lai là trên thế giới
1.2 Cơ sở thực tiễn
Từ năm 2006 đến nay, trường THCS Nguyễn Trung Trực luôn nỗ lực ứngdụng CNTT nhất là trong công tác quản lý
Việc ứng dụng CNTT là hết sức cần thiết để lưu trữ và chia sẻ tài nguyên
về giảng dạy, học tập, chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong công tác và sinh hoạthàng ngày, đồng thời cũng là nơi tìm kiếm, nơi công khai hóa, minh bạch hóanội dung giáo dục; chất lượng, kết quả hoạt động giáo dục
Đội ngũ cán bộ quản lý, đa số giáo viên đã ứng dụng rất tốt vấn đề CNTTtrong giáo dục và giảng dạy Hệ thống Email là rất cần thiết để triển khai nhiệm
vụ công tác hàng tháng, hàng tuần đến tổ trưởng chuyên môn, toàn thể cán bộgiáo viên và công nhân viên nhà trường Đối với cán bộ giáo viên rất cần thiết
sử dụng Email, Website để cập nhật thông tin từ các cấp ngành quản lý; Cậpnhật kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác từ phía lãnh đạo nhà trường
2 Lịch sử đề tài
Trong thời gian qua, việc ứng dụng CNTT trong quản lý tại trường THCSNguyễn Trung Trực cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực song tôi vẫn thấycòn nhiều điểm chưa chuyên nghiệp và thật sự là điểm mạnh của trường Một sốgiáo viên trong trường nhất là giáo viên lớn tuổi còn e ngại khi tiếp cận vớiCNTT Mặt khác, không ít giáo viên còn xem việc CNTT là đổi mới phươngpháp nhưng thực tế đây chỉ là phương tiện Vậy làm cách nào để giáo viên ham
Trang 6thích ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và ứng dụng có hiệu quả?Làm thế nào để UDCNTT có hiệu quả cao hơn, chuyên nghiệp hơn, chuyên sâuhơn trong công tác quản lý? Những câu hỏi này đã luôn được đặt ra trong tôi từkhi tôi mới chỉ là người được cử “phổ cập” kiến thức tin học cho giáo viên củatrường và một số trường lân cận Nay là một cán bộ quản lý, bản thân tôi luônsay mê và thích khám phá hết những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lạicho công tác quản lý của bản thân Với những kiến thức chuyên môn và kinhnghiệm thực tế mà bản thân tôi thu thập được qua quá trình quản lý trong hơn 4năm qua (từ năm học 2011 – 2012 đến 2015 – 2016) đã thôi thúc tôi viết một vàisuy nghĩ và nhận định của mình đồng thời nêu một vài biện pháp để việcUDCNTT trong trường học của mình và quản lý việc này một cách hiệu quả,ngày càng đi lên.
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Tôi đã và đang nghiên cứu, ứng dụng những sáng kiến trong đề tài nàytrong phạm vi vủa trường THCS Nguyễn Trung Trực, huyện Bến Lức, tỉnhLong An
Trang 7NỘI DUNG
1 Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong quản lý tại trường THCS Nguyễn Trung Trực
1.1 Về đội ngũ giáo viên
Trường có tổng cộng 96 giáo viên, trong đó cán bộ quản lý là 3, giáo viênthực dạy là 84 Trình độ giáo viên đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 67,8% Gồm 7 tổchuyên môn: Toán – Tin, Lý – Công nghệ, Hóa – Sinh, Thể dục – Âm nhạc –
Mỹ thuật, Ngữ văn – GDCD, Tiếng Anh, Sử – Địa cùng 1 tổ văn phòng Sốlượng giáo viên có chứng chỉ A, B tin học: 90; số giáo viên biết soạn giáo ánbằng word: 87; số giáo viên biết soạn bài giảng điện tử bằng phần mềmPowerpoint: 40
1.2 Về cơ sở vật chất
Tuy trực thuộc xã nhưng học sinh đầu vào hầu hết là học sinh Thị trấnBến Lức Số lớp của trường: 47 lớp với 1919 học sinh Số phòng học là 31 đủ đểdạy 1 buổi/ngày và phụ đạo, bồi dưỡng học sinh Trường có 5 phòng học bộmôn: 2 phòng Tin học, các phòng thực hành Lý, Hóa, Sinh mỗi môn là 1 phòng.Phòng phục vụ cho học tập là 7 gồm 1 phòng thư viện, 2 phòng thiết bị, 1 phòngtruyền thống, 1 phòng Đoàn – Đội, 1 phòng Công đoàn và 1 hội trường Ngoài
ra, khối phòng hành chính có 9 phòng bao gồm: 1 phòng Hiệu trưởng, 2 phòngPhó Hiệu trưởng, 1 văn phòng, 3 phòng giáo viên, 1 phòng y tế và 1 phòng bảo
vệ Trường có khuôn viên, hàng rào, bảng trường, nhà để xe cho giáo viên vàhọc sinh, có khu tập thể dục thể thao cho học sinh
Về các thiết bị phục vụ dạy học ứng dụng CNTT, trường có 5 máy chiếuđang hoạt động tốt: 4 máy gắn cố định và 1 máy di động, trong đó có 1 máychiếu thông minh cùng 2 bảng tương tác, 1 máy photocopy Hai phòng tin họccủa nhà trường được trang bị tổng cộng 45 máy đảm bảo tương đối cho học tậpTin học và các cuộc thi giải toán qua mạng, giải tiếng Anh qua mạng Bên cạnh
đó, nhà trường đặt tại các phòng giáo viên 4 máy tính có kết nối Internet để phục
vụ cho việc nhập điểm số, tìm kiếm thông tin, soạn giáo án, bài giảng điện tử,…
Trang 8Ngoài ra, các bộ phận chức năng: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, kế toán, vănthư, thư viện, thiết bị, Đoàn – Đội, Công đoàn, phòng máy chiếu cố định đều cómáy tính riêng được nối mạng và cài đặt các phần mềm chuyên dụng, và mỗi bộphận có máy in riêng
1.3 Về nhận thức
Cán bộ quản lý của trường nhất là Hiệu trưởng rất quan tâm đến việc ứngdụng CNTT vào công tác dạy học tại đơn vị thông qua việc đầu tư đầy đủ trangthiết bị đã nêu trên cũng như khi máy móc từ các phòng ban báo cáo hư hỏngHiệu trưởng sắp xếp ngay nhân viên kỹ thuật vào sửa chữa Các cuộc thi: đổimới phương pháp, giáo viên dạy giỏi, thi toán qua mạng, tiếng Anh qua mạng,thi học sinh giỏi Tin học, thi Tin học trẻ, Hiệu trưởng đều chỉ đạo giáo viênchuyên trách phòng Tin học kiểm tra các máy tính đồng thời gọi kỹ thuật sửachữa nếu nằm ngoài tầm tay của giáo viên Hiệu trưởng còn yêu cầu các PhóHiệu trưởng phải sử dụng thành thạo các phần mềm: Word, Excel, thao tác trênEmail,… các bộ phận nhất là Tổ trưởng chuyên môn, thư viện, thiết bị, Đoàn –Đội, Công đoàn đều nhận thông tin từ mail, báo cáo đánh bằng Word và gửi quamail đồng thời kèm theo văn bản
Từ việc làm của những “tấm gương” cốt cán trên mà đa số giáo viên củatrường đều có nhận thức sâu sắc về việc ứng dụng CNTT trong dạy học Điềunày được thể hiện cụ thể qua các tiết thi giảng (đổi mới phương pháp, thi giáoviên giỏi,…) đều có ứng dụng CNTT bằng các phần mềm: Powerpoint,Mindmap, E-learning, Bảng tương tác,…
1.4 Về công tác quản lý
Trong bản kế hoạch năm học đầu năm, Hiệu trưởng cũng đã nhấn mạnhviệc ứng dụng CNTT vào dạy học: “Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng CNTTtrong dạy học” Trong năm học, Hiệu trưởng đã yêu cầu các bộ phận sử dụngmáy tính làm công cụ để soạn thảo các văn bản, không nhận văn bản viết tay, tất
cả các văn bản, báo cáo đều mail vào hộp mail chung của trường:thcsnttbenluc@gmail.com đồng thời các văn bản chỉ đạo, các mẫu báo cáo đều
Trang 9được mail vào hộp mail chung để giáo viên cũng như các phòng ban download
về Đồng thời, Hiệu trưởng yêu cầu 100% giáo viên phải soạn giáo án bằng máytính, mỗi năm học có ít nhất 2 tiết thao giảng có ứng dụng CNTT, các tiết thigiảng đều phải ứng dụng CNTT, nhập điểm và quản lý điểm thông qua sổ điểmđiện tử được cung cấp bởi VNPT thông qua địa chỉ:https://vnptschool.vnptlongan.vn/ Hiệu trưởng chỉ đạo Phó Hiệu trưởng, tổtrưởng, chuyên môn kiểm tra giáo án, các tiết thao giảng, các văn bản báo cáohàng tháng, hay sơ tổng kết học kì hoặc năm học; việc cập nhật điểm số của giáoviên bộ môn, các thông tin học sinh và cập nhật ngày nghỉ của giáo viên chủnhiệm Đồng thời, Hiệu trưởng đột xuất dự các tiết thao giảng, kiểm tra việcnhập điểm, các báo cáo để có hướng đánh giá thực tế Bên cạnh đó, cuối mỗihọc kì, tổ trưởng chuyên môn phải báo cáo cho Phó Hiệu trưởng chuyên mônnắm về việc thực hiện của các thành viên trong tổ qua một học kì để nhà trườngtiến hành sơ kết, tổng kết Nội dung báo cáo bao gồm: số tiết thao giảng, số tiết
dự giờ, số tiết dạy ứng dụng CNTT, số giáo viên cập nhật điểm số còn chậm,…
1.5 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để cải tiến việc ứng dụng CNTT vào quản lý ở trường THCS Nguyễn Trung Trực
Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý góp phần làm tăng hiệu suấtthu thập và quản lý thông tin trong nhà trường; hỗ trợ lập kế hoạch, kiểm tragiám sát theo kế hoạch Tuy vậy việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lýcũng có điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
1.5.1 Điểm mạnh
Giáo viên an tâm công tác, sức khỏe tốt, có tinh thần trách nhiệm đối vớicông việc được giao, có ý thức phấn đấu vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ; có ýthức tự học, tự rèn, trao đổi học hỏi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp đểgiảng dạy và giáo dục học sinh trở thành con ngoan, trò giỏi
Tăng cường bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, trình độ tin học cho độingũ qua các lớp bồi dưỡng tin học do Ngành, trường tổ chức Tính đến nay, tôi
đã được phân công phụ trách 2 lớp giảng dạy Tin học lấy chứng chỉ A cho giáo
Trang 10viên với hơn 60 giáo viên đã có chứng chỉ, số giáo viên còn lại tự bồi dưỡng,gần đây nhất là trong năm học 2014 – 2015, tôi đã hướng dẫn cho 18 giáo viêncòn lại trong trường học và lấy chứng chỉ A
Sự thay đổi nhận thức, tư duy và hành động của một bộ phận không nhỏđội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên trong nhà trường bằng các việc làm
cụ thể nhằm đổi mới công tác quản lý và giảng dạy Tất cả các giáo viên đều đạtchuẩn về đào tạo, chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tácgiảng dạy Đội ngũ giáo viên trong trường đa số đều có máy tính tại gia đình,được kết nối mạng Internet Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho giáo viên cóđiều kiện tự học, tự rèn về kỹ năng công nghệ thông tin, cách khai thác tàinguyên mạng phục vụ cho công tác soạn giảng
Trường có chi bộ đạt trong sạch vững mạnh, có chi Đoàn Thanh niên làlực lượng giáo viên nồng cốt cho các phong trào do nhà trường và ngành giáodục tổ chức Đồ dùng dạy học, Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để giảngdạy tương đối đầy đủ Đây là bước khởi đầu giúp Hiệu trưởng có nhiều động lựctinh thần trong công tác quản lý Và để quản lý hiệu quả hơn, Hiệu trưởng đã thểhiện vai trò là “cánh chim đầu đàn” trong mọi hoạt động trong đó có công tácứng dụng CNTT vào nhà trường nhất là ứng dụng vào công tác quản lý của Hiệutrưởng Giáo viên luôn ủng hộ Hiệu trưởng đổi mới cách quản lý trong đó lấyCNTT làm công cụ cơ bản nhất Hiệu trưởng nhà trường luôn quan tâm, tạo điềukiện để đội ngũ giáo viên được phát huy khả năng sáng tạo và năng lực của bảnthân Hơn nữa, tăng cường công tác tự học, tự rèn cho đội ngũ để tiếp cận kịpthời theo yêu cầu đổi mới của ngành
1.5.2 Điểm yếu
Tuy đã cố gắng để ứng dụng CNTT vào công tác quản lý nhưng hiệu quảmang lại chưa thật sự hoàn mỹ như trong mong muốn của Hiệu trưởng
Một là, năng lực của Cán bộ quản lý và GV chưa theo kịp tốc độ phát
triển như vũ bão của CNTT Bên cạnh đó, tôi nhận thấy việc UDCNTT của Cán
Trang 11bộ quản lý vào công tác quản lý văn bản hành chính vẫn còn chưa khoa học.Điều này dẫn đến việc tìm kiếm văn bản gặp nhiều khó khăn
Mặt khác, nhận thức việc UDCNTT trong quản lý cũng như trong dạy –học đôi lúc vẫn còn thụ động Phương pháp dạy học, lề lối làm việc của giáoviên theo lối cũ đã trở thành một dấu ấn sâu sắc làm cho giáo viên e ngại vớiviệc ứng dụng CNTT dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý của Hiệu trưởng
Cụ thể là khi Hiệu trưởng triển khai đến giáo viên các phần mềm mới: VEMIS,VNPT School, phần mềm soạn giáo án E-Learning, Bảng tương tác, giáo viênrất e dè và hầu như không muốn thay đổi Với việc ứng dụng CNTT trong côngtác dạy học tuy đã triển khai nhiều năm nhưng Hiệu trưởng vẫn chưa thay đổiđược 100% nhận thức của giáo viên Họ vẫn chưa phát huy hết hiệu quả màcông nghệ thông tin mang lại đôi khi vận dụng nhưng lại trở thành lạm dụng.Bên cạnh đó, việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng CNTT còn lúng túng, chưa
có một văn bản chỉ đạo quy định một chuẩn chung thống nhất trong toàn ngànhnên việc đánh giá đôi khi còn nể nang và mang tính chất cảm tính
Hai là, quản lý việc kết nối và sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin, tài
nguyên cho quản lý và dạy học, cập nhật điểm số còn chưa thật sự có chiều sâu,hoặc có sử dụng nhưng không hiệu quả, sử dụng không thường xuyên, chỉ khinào cấp trên yêu cầu mới làm còn không thì cứ làm theo lối cũ, chưa có kỹ năngkhai thác nguồn tư liệu theo địa chỉ Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũgiáo viên về CNTT chưa chuyên sâu
Ba là, học sinh trường quá đông (1919 em), tỉ lệ học sinh trên lớp còn cao
(trung bình 41 em/lớp) cũng là một rào cản cho việc UDCNTT Bởi vì số lớpquá đông dẫn đến HS tiếp cận với CNTT vẫn chưa nhiều, GV khó quan sát hếtcác em trong suốt 45 phút
Bốn là, các thiết bị CNTT rất mau xuống cấp, thường một chiếc máy
chiếu trang bị tại các trường trên địa bàn Bến Lức hiện nay theo tôi nghiên cứu,tuổi thọ trung bình 2000 giờ quy đổi sang số ngày sử dụng (trung bình mỗi ngày
sử dụng khoảng 5 giờ) là 400 ngày Nghĩa là sau hơn 1 năm sử dụng thường
Trang 12xuyên sẽ xuống cấp Nhưng giá một chiếc máy chiếu theo tuổi thọ ấy cũngkhông rẻ từ 15 triệu trở lên Điều này là rất khó khăn cho việc mua trang bị mới
vì nếu muốn trang bị mới (với trường có điều kiện tài chính) cũng phải 5 nămmới có thể thanh lý và mua máy mới cùng với giá khá đắt Bên cạnh đó nếu đènchiếu bị hư khi hết thời gian bảo hành thì việc thay một chiếc đèn chiếu mới giácũng không rẻ
Năm là, dù có dự kiến trong năm 2014 – 2015 nhưng trường vẫn chưa có
trang web riêng để Cán bộ quản lý, GV, HS có cơ hội trao đổi, nắm bắt thông tin
về các hoạt động của trường, học tập các tài nguyên qua trang web trường
1.5.3 Cơ hội
Trường THCS Nguyễn Trung Trực là một trường trọng điểm của huyệnvới quy mô về số lớp, số giáo viên, số học sinh đứng đầu trong huyện Vì lẽ đó,trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp Ủy, chính quyền Huyện, chínhquyền địa phương, của ngành và đặc biệt là sự quan tâm của Phụ huynh họcsinh Cơ sở vật chất luôn được chú trọng đầu tư và rót kinh phí từ cấp trên đểđảm bảo điều kiện dạy – học tốt nhất cho nhà trường nhất là đầu tư cho việc ứngdụng CNTT
Sự phát triển nhanh và mạnh của CNTT hiện nay đã mang đến cho nhàtrường những cơ hội được sử dụng các phần mềm tiện ích, đặc biệt là các phầnmềm trong quản lý giáo dục
Phụ huynh học sinh ngày càng ý thức hơn những lợi ích của CNTT manglại trong việc liên lạc với nhà trường thông qua sổ liên lạc điện tử
1.5.4 Thách thức
Với quy mô trường lớp và số học sinh như vậy và với sự chú trọng quantâm của các bậc phụ huynh, ai ai cũng mong muốn con mình được vào học tạitrường THCS Nguyễn Trung Trực Nhiều năm qua áp lực về chạy trường, chạylớp của Phụ huynh đã gây không ít khó khăn cho nhà trường Bên cạnh đó, là sựquan tâm của các cấp lãnh đạo, của chính quyền về chất lượng đội ngũ, về cơ sởvật chất, về chất lượng giáo dục của trường đã là một sợi dây vô hình buộc nhà
Trang 13trường vào một áp lực nặng nề Trường lúc nào cũng phải đi đầu trong mọi hoạtđộng, đi đầu trong chất lượng đã tạo một sự nặng nề cho việc dạy học nói chung,cũng như việc ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học nói riêng Nếu trường ứngdụng không tốt sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh “trường hạng nhất” của Huyện
Hệ thống hạ tầng về mạng còn hạn chế chưa đáp ứng tốt nhu cầu truy cậpthông tin cho quản lý và giảng dạy
Còn một bộ phận phụ huynh học sinh sử dụng các sim điện thoại khuyếnmãi nên gây khó khăn trong việc phối hợp quản lý học sinh giữa nhà trường vàgia đình
Phòng giáo dục và đào tạo chưa có kế hoạch CNTT cho từng năm học đểtrường có cơ sở pháp lý và định hướng thực hiện kế hoạch CNTT của Nhàtrường
2 Các giải pháp đã tiến hành để Ứng dụng CNTT trong quản lý tại trường THCS Nguyễn Trung Trực
Bên cạnh phong trào: “Đổi mới phương pháp dạy học” đang từng bước
“lột xác” toàn ngành giáo dục thì người cán bộ quản lý cần phải đổi mới côngtác quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục Đó là một trong những mục tiêuquan trọng nhất trong cải cách giáo dục nước ta hiện nay Để việc ứng dụngCNTT trong quản lý đạt hiệu quả là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rấtnhiều điều kiện về nhân lực, vật lực và tài lực Do đó, để việc ứng dụng CNTTtrong quản lý nhà trường ngày càng hiệu quả hơn, tôi đã có những kinh nghiệmsau đây:
Một là, tự nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sử dụng các thiết bị tin học
nhất là các thiết bị tin học mới là điều kiện cần và đủ đối với người quản lý Bảnthân là Phó Hiệu trưởng với chuyên môn đào tạo Tin học phải là người đi tiênphong trên con đường ứng dụng CNTT vào nhà trường, gương mẫu trong việc
tự trau dồi vốn kiến thức tin học và kỹ năng ứng dụng CNTT trong công tácquản lý nhà trường đồng thời động viên, khuyến khích đội ngũ tích cực tự học
để trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản nhất về CNTT Ngay từ đầu năm
Trang 14học, được Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho tôi về việc xây dựng một kế hoạchhoạt động CNTT trong năm Từ đó, tôi giao trách nhiệm cho từng cá nhân,nhóm phụ trách từng công việc; triển khai đồng loạt việc ứng dụng CNTT trongtừng phần việc cụ thể sau đây:
Ứng dụng CNTT vào quản lý chuyên môn
Từ những năm học trước, tôi đã hướng dẫn các tổ chuyên môn, giáo viêntạo địa chỉ email, cách nhận và gởi thư qua mail Nhà trường cũng đã quán triệtvới đội ngũ tinh thần làm việc: Mọi bộ phận, tổ chuyên môn cần ứng dụngCNTT để thực hiện hiệu quả công tác của mình (mỗi tổ, mỗi GV tạo một địa chỉmail) Đến nay, khoảng 90% GV trong trường thực hiện tốt việc trao đổi côngtác qua mail
Trong các buổi sinh hoạt chuyên đề; sinh hoạt chuyên môn để triển khainhững nội dung chuyên môn trọng tâm trong tháng, tôi đã thực hiện dưới hìnhthức trình chiếu để giáo viên dễ theo dõi, nắm bắt nội dung đồng thời rút ngắnthời gian buổi họp
Tôi công khai địa chỉ Email của trường (mail quản lý:c2nguyentrungtrucbl.longan@moet.edu.vn, mail chung của giáo viên trường:thcsnttbenluc@gmail.com, mail của bộ phận văn thư – kế toán:thcsnttruc.gddtbl@gmail.com, mail Hiệu trưởng: dung.ntt.gddtbl@gmail.com,mail cá nhân Phó Hiệu trưởng chuyên môn 1 – Đặng Thị Thúy Hoa (quản lí cáctổ: Toán – Tin, Lí – Công nghệ, Tiếng Anh, Sử - Địa): hoadang.ntt@gmail.com,mail của Phó Hiệu trưởng chuyên môn 2 – Lưu Thị Trúc Phương (quản lí các tổ:Ngữ văn – GDCD, Hóa – Sinh, Thể dục – Âm nhạc – Mỹ thuật):trucphuong.hs@gmail.com để khi cần giáo viên có thể chủ động liên hệ, trao đổicông việc Tôi thống nhất với các GV những thư nào sẽ gửi qua mail cá nhân(báo cáo điểm số, cấu trúc - ma trận đề, các đánh giá – nhận xét giáo viên, ),thư nào gửi qua mail chung của trường (các kế hoạch, thông báo), hạn chế thưgửi qua mail quản lý vì mail quản lý chủ yếu để Lãnh đạo trường làm việc vớicấp trên: nhận các công văn, thông báo, báo cáo, Qua việc thực hiện trao đổi
Trang 15thông tin, tôi đã nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của một số giáo viên; qua đó
đã động viên và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của giáo viên trong quátrình giảng dạy, công tác Từ đó đã giải tỏa phần nào những khó khăn, khúc mắc
từ phía giáo viên Việc trao đổi thông tin qua mail bước đầu giáo viên còn bỡngỡ nay đã có 90% giáo viên đã trở nên quen thuộc và làm thành thạo công việcnày
Thêm nữa trong năm học 2015 – 2016 này tôi được phân công theo dõi,hướng dẫn giáo viên sử dụng trang web “Trường học kết nối” để Sinh hoạtchuyên môn trực tuyến, sử dụng Bảng tương tác Với nhiệm vụ này tôi phâncông cho các “cánh tay nối dài” của mình: giáo viên bộ môn Tin học: Cô Gái,
Cô Mỹ Hiền, thầy Lâm; các giáo viên khác có khả năng Tin học khá tốt, chịuhọc hỏi và có khả năng truyền đạt: Cô Loan Anh bộ môn Công nghệ, cô PhanThị Hoa môn Nhạc, cô Dương Thị Kim Chi môn Ngữ văn, thầy Nghĩa môntiếng Anh, Cô Xuân Thảo môn Hóa, cô Phạm Thị Minh Hà môn Sinh, cô Tuyềnmôn Lí, hướng dẫn giáo viên và thực hành minh họa Trong các lần sinh hoạtchuyên môn của TCM, nếu có thời gian rãnh, tôi đều đến dự và đóng góp ý kiến,thông qua đó cũng là học hỏi kinh nghiệm cho bản thân
Đồng thời chỉ đạo các tổ chuyên môn gởi kế hoạch chuyên môn tổ, kếhoạch phụ đạo, bồi dưỡng học sinh hoặc gởi báo cáo, danh sách học sinh, cấutrúc, ma trận đề kiểm tra,… của tổ cho Phó Hiệu trưởng thông qua địa chỉ mail.Sau đó, Phó Hiệu trưởng sẽ góp ý, bổ sung những thiếu sót để các tổ kịp thờiđiều chỉnh Tôi chỉ đạo các tổ chuyên môn thường xuyên mở mail để nắm cácthông báo, biểu mẫu thống kê để báo cáo kịp thời, đúng thời gian quy định.Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên truy cập vào hộp thư của trường, trang web của
Sở GD: http://sgddt.longan.gov.vn/, của Bộ GD: www.moet.gov.vn/, để kịp thờinắm bắt các văn bản chỉ đạo mới Với mỗi email nhận được trong hộp thư quản
lý (c2nguyentrungtrucbl.longan@moet.edu.vn), tôi cùng Hiệu trưởng lọc thư vàgửi mail vào các bộ phận hoặc giáo viên liên quan Ngay từ phiên họp đầu năm,tôi đã tham mưu cho Hiệu trưởng điều này để mỗi khi các bộ phận hoặc giáo
Trang 16viên nhận được email cũng là một thông báo chỉ đạo để phối hợp thực hiện hoặcchuẩn bị các báo cáo (nếu có) Ví dụ có thư của Hội đồng đội Huyện Bến Lức,thư về các phong trào liên quan đến học sinh tôi mail qua địa chỉ của Tổng phụtrách đội: huynhtrang.tpt@gmail.com, thư từ công đoàn ngành tôi mail cho địachỉ chủ tịch công đoàn: ngocdinh1965@gmail.com, thư về các chế độ liên quanđến toàn thể giáo viên, kết quả các cuộc thi, mail vào mail chung của trường:thcsnttbenluc@gmail.com
Mặt khác, tôi tìm đủ mọi cách để động viên, thuyết phục GV và làm cho
GV cũng như các Cán bộ quản lý còn lại thay đổi nhận thức về việc UDCNTTtrong dạy học cũng như trong quản lý Chẳng hạn, tôi cam kết với GV rằng việcnhập điểm số vào phần mềm VNPT Shool đảm bảo 100% sẽ không bị tính saitrung bình môn, và rằng thời gian nhập điểm trên VNPT sẽ ngắn hơn khi nhậpđiểm trên sổ điểm giấy, tôi còn giúp GV thấy được việc nhập điểm trên trangweb như vậy sẽ không có tình trạng thay sổ điểm nếu GV vào điểm nhầm, Tôiluôn giúp đỡ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng chuyên môn cộng sự với tôi cũngnhư toàn thể GV về các thao tác cần thiết không giấu nghề kể cả khi tôi pháthiện ra phần mềm (có thể không mới) nhưng có lợi cho công tác quản lý như:
ABBYY FineReader 11 có chức năng chuyển đổi file hình ảnh, file PDF sang
word giúp giảm áp lực trong công tác báo cáo, hay phần mềm cắt, ghép Video,
đổi đuôi tập tin Video Total Video Converter tôi chia sẻ ngay với GV,
Bên cạnh đó, các cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp, soạn giảng trênBảng tương tác, tôi luôn động viên và sát cánh bên GV, hướng dẫn và giúp đỡ
GV rất tận tình Tôi nhận thấy những GV có khả năng cùng với các bộ môn tíchhợp thuận lợi, tôi chỉ đạo GV phải tham gia 1 sản phẩm nhưng khi yêu cầu GVtôi động viên nhẹ nhàng và hứa rằng tôi sẽ giúp đỡ hết khả năng, tạo mọi điềukiện thuận cho GV tham gia thi.Với sự quan tâm của tôi như vậy, GV cũng cóthêm động lực và tự tin tham gia các cuộc thi Kết quả trong năm qua có 4 sảnphẩm dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp cấp Huyện đạt 2 sản phẩm, thi cấpTỉnh đạt 2 giải Ngoài ra có 5 GV thi soạn giảng trên bảng tương tác đạt cấp
Trang 17Huyện 4 GV (trong đó có 1 giải Nhất), đạt cấp Tỉnh 2 GV (trong đó có 1 giảiNhì).
Về quản lý nhập điểm của giáo viên trên phần mềm VNPT School, tôi đã
có công văn chỉ đạo cho các Tổ phó chuyên môn kiểm tra và báo cáo vào ngàycuối cùng mỗi tháng Bước đầu, GV còn bỡ ngỡ chưa quen nhưng đến nay tất cảcác Tổ phó chuyên môn đã thực hiện tốt công việc này Bởi lẽ, tổ nào không báođúng hạn thì ngay ngày đầu tiên của tháng sau tôi sử dụng phần nhắn tin trongtrang web nhắc nhở họ ngay Bên cạnh đó, để tránh việc các Tổ phó chuyên mônbáo cáo qua loa, chiếu lệ tôi đã kiểm tra xác suất các GV trong tổ thậm chí tôithực hiện tháng này kiểm tra hết GV trong tổ này, tháng sau kiểm tra hết GVtrong tổ khác nếu có báo cáo chưa chính xác, tôi sẽ nhắc nhở Tổ phó chuyênmôn ngay Đồng thời, khi nhận báo cáo có GV nào chưa cập nhật điểm kịp thờitôi nhắc nhở GV đó ngay bằng một tin nhắn (gửi từ trang web quản lý điểm) sau
đó tôi kiểm tra lại nếu GV chưa thực hiện thì trong phiên họp Hội đồng (vào thứnăm tuần đầu tiên mỗi tháng) tôi sẽ nêu tên nhắc nhở Vì thế, cho đến nay tôi đã
an tâm rằng không có GV nào trong trường cập nhật điểm số chậm trễ mà không
có lý do chính đáng
Về quản lý sinh hoạt của GV trên trường học kết nối, ngoài việc có 1 tìkhoản quản lý chung của nhà trường, tôi còn tạo 1 tài khoản là GV trong tổToán – Tin học để đóng vai làm GV xem TCM hoạt động như thế nào, tham giasinh hoạt với TCM khi cần thiết Trường làm tốt mỗi TCM có 2 sản phẩm trênmột học kì Nếu TCM nào GV không đủ máy sinh hoạt trực tuyến tôi huóng dẫn
họ vào phòng tin học của trường để học tập, trao đổi
Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý giáo viên
Dưới sự chỉ đạo của ngành, nhà trường sử dụng phần mềm quản lý giáoviên PMIS thuộc dự án SREM Vì tiền thân tôi là GV tin học nên trước đâynhững mảng liên quan đến CNTT đều do tôi phụ trách từ khâu cài đặt, nhập dữliệu, xuất thông tin và nộp báo cáo Do đó đây là một lợi thế cho tôi, với phầnnày ngoài việc phụ trách chính là tôi, tôi phân công cho nhân viên văn thư cập
Trang 18nhật thông tin và trích xuất thông tin báo cáo khi cần Ban đầu, nhân viên vănthư rất bỡ ngỡ nhưng tôi luôn luôn giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình và yêu cầu nhânviên văn thư ghi chép lại từng bước làm Kết quả đến nay việc quản lý giáo viêntrên phần mềm này đã không còn có một thiếu sót nào bị nhắc nhở của PhòngGiáo dục – Đào tạo như là: nhập thông tin sai, trích xuất báo cáo thiếu hình, gửibáo cáo thiếu file đính kèm,… Tuy nhiên tôi rất thận trọng trong việc dự phòngcác phương án như khi tôi đi công tác hoặc khi có báo cáo đột xuất hoặc định kỳ
mà nhân viên văn thư bị bệnh hoặc có việc đột xuất nào đó không thực hiệnđược, tôi đã giao việc này cho cô Loan Anh hỗ trợ
Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý học sinh
Việc ứng dụng CNTT vào quản lý học sinh còn lỏng lẻo, hạn chế, chồngchéo Nguyên nhân: Trong nhiều năm qua có rất nhiều phần mềm quản lý họcsinh được ngành triển khai và đưa vào ứng dụng trong nhà trường Từ đầu nămhọc 2013 – 2014, Sở giáo dục Đào tạo Long An đã chỉ đạo các trường sử dụngphần mềm quản lý điểm, quản lý học sinh: VNPT School do VNPT Long Ancung cấp và hỗ trợ kỹ thuật, còn Bộ giáo dục lại yêu cầu sử dụng phần mềmVEMIS trong dự án SREM để quản lý điểm và quản lý học sinh Do đó, khiếnnhà trường trở nên nặng nề và không thể bỏ cái nào nên đành phải làm cả hai tạonên một tâm lý nặng nề cho quản lý và cho cả giáo viên vì vừa phải báo cáo Sởbằng VNPT School vừa báo cáo Bộ bằng VEMIS
Tuy nhiên, với việc này, tôi đã đề xuất với bộ phận quản lý và thiết kếtrang web VNPT School cần có thêm mục trích thông tin báo cáo qua VEMIS
và từ năm 2013 – 2014 chúng tôi đã an tâm về vấn đề báo cáo cho Bộ giáo dục.Khi mới bắt đầu sử dụng phần mềm này, đa số GV của trường đều không đồngtình vì kiến thức thông tin hạn hẹp và vì nhiều lí do khác: lớn tuổi mắt kém, nhàkhông có máy tính,… nhưng tôi đã động viên, hướng dẫn giáo viên thực hiệnbằng cách hướng dẫn trực tiếp, hướng dẫn trực tuyến qua phần mềmTeamViewer, hướng dẫn bằng văn bản: tôi tạo văn bản thành từng bước làmtrong đó có hình ảnh minh họa dán lên bảng thông tin và mail lên mail chung