2. Tác động của hội nhập WTO đến động thái xuất khẩu hàng nông sản sau một năm
2.1. Xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam thuận lợi sau một năm vào WTO
Nông nghiệp được coi là lĩnh vực chịu nhiều tác động nhất trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thề giới WTO của Việt Nam. Nhiều lo ngại về sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên sân chơi lớn này xuất phát từ những hạn chế trong năng lực sản xuất, chế biến, tạo dựng thương hiệu và uy tín của từng mặt hàng nông sản. Kể từ khi bước sang thế kỷ 21 và nhất là sau khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực.
Bảng 12: Kim ngạch xuất khẩu nông sản (Triệu tấn)
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nếu như năm 2001 và năm 2002, kim ngạch xuất khẩu nông sản của ta mới chỉ có 2.36 và 3.24 triệu tấn thì đến năm 2006 đã lên tới 5.37 triệu tấn và đặc biệt sau một năm vào WTO con số này đã là 5.86 triệu tấn. Tình hình cụ thể như sau:
Năm 2002, xuất khẩu nông sản "mất mùa" vì thiếu thông tin:
Trong khi cánh cửa cho xuất khẩu nông sản năm nay đang rộng mở do có nhiều thị trường và giá cả cũng cao hơn thì không ít mặt hàng chủ lực của Việt Nam lại "thất bát" về giá. Theo đánh giá của các chuyên gia, tình trạng này có nguyên nhân không mới, các doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trường thế giới.
Cám cảnh nhất là các đơn vị xuất khẩu gạo, càng xuất nhiều càng lỗ. Tính đến hết tháng 7, cả nước đã xuất 1.803 triệu tấn, bằng 48.7% kế hoạch cả năm. Trong đó có khoảng 1.3 triệu tấn xuất khẩu theo hợp đồng chính phủ mà phần lớn được ký từ cuối quý IV/2001 với giá cả ổn định: gạo 5% tấm 198 USD/tấn; gạo 15% tấm 169 USD/tấn; gạo 25% tấm 158 USD/tấn.
Từ đầu năm đến nay giá gạo thế giới liên tục tăng, gạo 15% tấm hiện ở mức 184 - 185 USD/tấn; gạo 25% tấm 170 - 172 USD/tấn, cao hơn nhiều so với giá đã ký. Trong khi đó, giá lúa trong nước cũng tăng chóng mặt và đứng ở mức cao 1700 đồng/kg, khiến giá thu mua gạo cao hơn giá xuất khẩu. Nhiều đơn vị được phân chỉ tiêu xuất khẩu gạo theo hợp đồng chính phủ lỗ nặng, không ít đã phải tìm cách trì hoãn thời gian giao hàng.
Xét về tính thương mại trong hợp đồng chính phủ, các chuyên gia cho rằng có không ít rủi ro. Cả triệu tấn gạo được ký từ quý IV năm trước đến quý II năm sau mới giao hàng. Trong cả khoảng thời gian dài như vậy, thị trường nông sản luôn luôn biến động, còn giá đã ký thì không thay đổi. Nếu đến lúc giao hàng mà giá lúa gạo trong nước thấp hơn giá thế giới thì các doanh nghiệp thắng đậm. Ngược lại, giá lúa gạo trong nước cao hơn giá thị trường thế giới thì lại trở về điệp khúc xin bù lỗ.
Theo dự báo của Bộ Thương mại, sản lượng điều xuất khẩu năm 2002 ước đạt 42000 tấn. Trên thực tế, riêng 7 tháng đầu năm đã xuất được 31000 tấn. Nhưng tính về giá trị xuất khẩu, ngành điều đang ngậm đắng nuốt cay vì để mất hàng chục triệu USD. Vào tháng 3 và 4 năm nay, giá điều xuất khẩu rớt xuống mức thảm hại, còn 3200 - 3500 USD/tấn, thấp nhất từ trước đến nay. Theo các quan chức của Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) nguyên nhân chính là do sản lượng điều thô của 3 nước sản xuất chủ yếu của thế giới tăng (trong Việt Nam tăng 50000 tấn, Ấn Độ tăng 50000 tấn, Indonesia tăng vài chục nghìn tấn). Các quốc gia tự đẩy mình vào cuộc cạnh tranh quyết liệt khiến giá liên tục giảm. Bắt đầu từ tháng 5 đến nay, giá điều xuất khẩu lại liên tục tăng. Nhưng đáng buồn là ở chỗ, lượng hàng còn lại của Việt Nam chẳng đáng bao nhiêu.
Năm 2002, lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường Mỹ là 60 nghìn tấn, chỉ đạt 40 triệu USD kim ngạch xuất khẩu, giảm gần 34% so với năm 2001 và chỉ chiếm 12.5% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê. Việt Nam hiện là nước đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê Robusta và là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới (cùng với Brazil, Indonesia …). Đồng thời, cà phê cũng là một mặt hàng có khả năng cạnh tranh tốt của Việt Nam với chi phí sản xuất thấp hơn các nước trồng cà phê khác. Tuy nhiên, với khả năng như vậy cùng với tiềm năng thị trường Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới với dung lượng nhập khẩu hàng năm lên tới 1.2 - 1.4 triệu tấn, trong đó khoảng 1/3 là cà phê Robusta, thì kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam như hiện nay vào thị trường này là hãy còn quá khiêm tốn và là một xu hướng không mấy tích cực.
Điều đáng chú ý trong tình hình xuất khẩu mặt hàng cao su của Việt Nam trong năm 2002 là sự tăng mạnh lượng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Lượng cao su xuất khẩu tăng nhanh từ 4000 tấn năm 2001 lên 16.5 nghìn tấn trong năm 2002, đạt kim ngạch xuất khẩu 10.1 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng tăng 381%.
Điều đặc biệt là kim ngạch cao su xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2002 tăng mạnh nhưng lại không xuất phát từ hiệu ứng giảm thuế khi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực. Trong nhóm hàng cao su, cao su phẩm chất kỹ thuật đặc biệt (TSNR) có mức thuế MFN và non-MFN đếu bằng không. Nhóm hàng này tăng từ 1.8 triệu USD nằm 2001 lên 8.5 triệu USD năm 2002, một mức tăng trưởng rất đáng khích lệ. Trong khi đó, những mặt hàng khác trong nhóm mặc dù được giảm thuế từ 25% xuống 3.7% như nhóm săm cao su (HTS 4013) lại biến mất khỏi thị trường xuất khẩu này từ trên 3 triệu USD xuống 0. Nhóm dây cao su (HTS 4008) thuế giảm từ 25% xuống 0, kim ngạch giảm từ 3.5 triệu USD xuống xấp xỉ 0.5 triệu USD.
Mặt hàng rau quả:
Buôn bán rau quả trên thị trường thế giới hàng năm khoảng 100 tỷ USD. Các nước nhập khẩu chủ yếu là EU, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2002 đạt 201 triệu USD, trong đó xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Trung Quốc (chiếm tới 60%).
Đối với thị trường Mỹ, rau quả xuất khẩu của Việt Nam vẫn chiếm 1 tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả (thị trường Mỹ chỉ chiếm tỷ trọng 4% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam). Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt khoảng 6 triệu USD với tốc độ tăng trưởng trên 100% so với năm 2001.
So với các đối thủ cạnh tranh khác, như Thái Lan - một nước có điều kiện tương đồng giống ta, thì mức xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn thấp (năm 2000, Thái Lan đã xuất được hơn 800 triệu USD rau quả tươi và chế biến các loại; và mỗi năm Thái Lan xuất sang thị trường Mỹ trên 150 triệu USD). Do vậy, tiềm năng xuất khẩu của ngành rau quả Việt Nam đối với thị trường này là còn rất lớn.
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Đối với một nước kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, với 72% dân số sống ở nông thôn, gần 70% lao động làm nông nghiệp, 20% GDP do nông nghiệp tạo ra và trên 30% kim ngạch xuất khẩu có nguồn gốc từ nông nghiệp thì tác động của WTO vào khu vực này càng rõ nét. So với những năm trước, khi Việt Nam chưa vào WTO thì đến nay, sau 1 năm vào WTO, nông nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển theo xu hướng tích cực, nhưng khó khăn, hạn chế vẫn còn nhiều.
Nhìn từ khía cạnh xuất khẩu nông sản, sau một năm gia nhập WTO, những mặt hàng chủ lực của nền nông nghiệp Việt Nam vẫn đang chứng tỏ thế và lực của một đất nước với không ít sản phẩm nông nghiệp được ghi danh trên thương trường thế giới. Theo đánh giá của Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), năm 2007 tiếp tục là năm thành công trong xuất khẩu nông sản. Đến thời điểm này, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của cả nước đã đạt 10.5 tỷ USD. So với năm 2006, năm cũng được coi là rất thành công trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam, con số này đã tăng tới 20%, và đạt mục tiêu đề ra cho toàn ngành vào năm 2010. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 5.3 tỷ USD, nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng cả về lượng và kim ngạch như: cà phê tăng 43% và 84.4%, hạt điều tăng 16% và 22.7%, chè tăng 7.1% và 12.2%...Một số mặt hàng khác như: gạo, cao su, hạt tiêu dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn bằng hoặc cao hơn so với năm trước do giá thị trường thế giới luôn ở mức cao. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ, rau quả, dầu mỡ động thực vật và thủy sản tiếp tục tăng với mức tương ứng là 21.7%, 14%, 194.2% và 10.8%. Đến hết tháng 10/2007, xuất khẩu gạo đã hoàn thành chỉ tiêu với sản lượng xuất khẩu xấp xỉ năm trước (4,5 triệu tấn) nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng 18% (1,42 tỷ USD). Trong tuần đầu của tháng 11, cà phê Việt Nam vượt ngưỡng xuất khẩu 1 triệu tấn với tổng giá trị kim ngạch 1.55 tỷ USD (cao hơn mức dự kiến xuất khẩu của cả năm). Hiện đã có tới 5 mặt hàng là thuỷ sản, gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, gạo và cao su đạt giá trị xuất khẩu từ 1 - 3 tỷ USD.
hết các ngành hàng xuất khẩu trong năm nay đều tiếp nhận thêm những bạn hàng mới. Nếu như nhiều năm trước đây, xuất khẩu cao su của Việt Nam chủ yếu tập trung vào thị trường Trung Quốc thì năm qua đã có sự chuyển dịch rõ rệt. Từ đầu năm đến nay sản lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc giảm chỉ còn khoảng 59%, trong khi xuất sang các thị trường khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaixia, Đức lại tăng đáng kể.
Đặc biệt, sản lượng cao su xuất sang thị trường Malaixia trong năm nay đã tăng 3 lần so với năm trước và đây được đánh giá là thị trường chiến lược của cao su Việt Nam trong tương lai.
Với ngành chè, những nỗ lực cải thiện chất lượng chè Việt Nam sau khi gia nhập WTO còn mang lại kết quả rõ nét hơn. Theo Hiệp hội hội Chè Việt nam, sau những nỗ lực của ngành chè trong việc đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến chè theo quy hoạch, đồng thời tổ chức lại ngành chè theo hướng từng bước hiện đại hoá, tăng nhanh tỷ lệ các sản phẩm chè tinh chế, có chất lượng cao và đa dạng hoá sản phẩm, năm nay giá chè xuất khẩu của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể với mức tăng khoảng 25%, tương ứng mức tăng 270 - 280 USD/tấn.
Tuy nhiên, nếu lĩnh vực xuất khẩu đạt được nhiều thành công thì việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong nông nghiệp lại chưa chứng tỏ được lợi thế. Năm 2007 tỷ trọng FDI cho ngành nông nghiệp vẫn còn rất thấp (chỉ chiếm 10,6% số dự án và 6,5% số vốn đầu tư đăng ký). Đáng chú ý, mặc dù có tới 42 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhưng chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ Châu Á. Việt Nam hiện chưa thu hút các nhà đầu tư của một số nước có tiềm năng, thế mạnh lớn về nông nghiệp như Mỹ, Canada, Ôxtrâylia….
Điều này phản ánh khả năng vận động, xúc tiến đầu tư của Việt Nam trong lĩnh vực này còn hạn chế. Đồng thời, theo các chuyên gia kinh tế, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam luôn tiềm ẩn rủi ro đối với các nhà đầu tư nước ngoài do điều kiện tự nhiên khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, sản phẩm nông nghiệp thường có tỉ suất lợi nhuận thấp. Chính vì vậy, mặc dù là một trong những lĩnh vực mà Chính phủ Việt Nam chú trọng ưu đãi cho các nhà đầu tư,
nhưng sau khi gia nhập WTO nông nghiệp - nông thôn vẫn không đạt được tốc độ tăng trưởng FDI như những lĩnh vực khác.
Trên cơ sở nhận diện những thuận lợi và hạn chế sau một năm gia nhập WTO, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định tiếp tục xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao gắn với hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường cũng đã và đang hướng nông dân sản xuất theo tiêu chí sản xuất những sản phẩm thị trường cần với giá thành hạ, năng suất tăng, chất lượng tăng và đặc biệt là bán được giá cao. Tuy nhiên, thực tế là hiện nay trình độ sản xuất của nông dân còn ở mức độ thấp, bộc lộ nhất là giống cây trồng, vật nuôi vẫn chưa kiểm dịch đầy đủ và cũng chưa kiểm soát nguồn gốc. Thứ hai là chưa kiểm soát tốt phân hoá học, phân bón. Thứ ba là công tác bảo quản sau thu hoạch, bao bì, nhãn hiệu hàng hoá thương hiệu vẫn chưa đáp ứng theo chuẩn mực yêu cầu của quốc tế trong quá trình hội nhập. Thứ tư là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, bình quân diện tích đất còn rất thấp, khoảng 0.7 - 1 ha/hộ, vì vậy muốn sản xuất với quy mô lớn, chất lượng đồng đều là rất khó. Thứ năm là giá thành sản xuất vẫn còn cao, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được quan tâm đầy đủ khi đưa sản phẩm ra thị trường…
Để nông nghiệp - nông thôn và nông dân thực sự vững vàng với WTO, thì cùng với việc quy hoạch, định hướng sản xuất và tăng cường ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, việc tăng cường nâng cao trình độ, năng lực sản xuất, ứng dụng khoa hoạ kỹ thuật và nắm bắt xu thế thị trường của các doanh nghiệp nông nghiệp và nông thôn vẫn là nhiệm vụ quan trọng.
Sau 1 năm vào WTO, nông nghiệp Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản theo hướng tăng chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm và xóa dần sự bảo hộ của nhà nước được thực hiện trên phạm vi toàn ngành từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ. Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã đứng vững trên thị trường cũ và thâm nhập các thị trường mới. Tính chung một năm sau khi vào WTO, kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt 9196 triệu USD, tăng 27.7% so với năm
sản đã 8.165 triệu USD, tăng 1371 triệu USD so với cùng kỳ năm 2006. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đều tăng trưởng với tốc độ cao, trong đó: hạt tiêu vẫn giữ nhất thế giới với kim ngạch 224 triệu, tăng 28.1%, gạo đứng thứ 2 vớí 4255 nghìn tấn, đạt 1368 triệu USD, tăng 12.7%, cà phê đứng thứ 2 với 1023 nghìn tấn, tăng 42.6%, đạt 1554 triệu USD, tăng 84%; một số sản phẩm khác: thủy sản đạt 3069 triệu USD, tăng 10.8%, hạt điều tăng 25.4%, chè tăng 11.5%, rau quả tăng 15% so với cùng kỳ năm 2006. Nét nổi bật trong 1 năm qua sản phẩm xuất khẩu không phải chỉ tăng số lượng mà còn tăng chất lượng và độ an toàn thực phẩm. Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam không chỉ tăng ở các thị trường truyền thống đã có mà bước đầu có chổ đứng ở các thị trường mới như: Nam Mỹ, Châu phi, Nam á...Mặt hàng gạo, chè là thí dụ rõ nét. Giá gạo xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2007 đạt 3215 USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2006. Lượng gạo Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản 10 tháng qua tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2006.