Định hướng chiến lược phát triển hàng nông sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO (Trang 100 - 103)

2. Định hướng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam

2.1.Định hướng chiến lược phát triển hàng nông sản xuất khẩu

Lâu nay, sản xuất nông nghiệp Việt Nam chủ yếu phát triển theo bề rộng trên cơ sở khai thác các khả năng sẵn có, mặt số lượng được coi trọng hơn mặt chất lượng. Đó chính là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho nông sản Việt Nam chưa đáp ứng tốt nhu cầu của các thị trường khác nhau, hiệu quả xuất khẩu thấp và người sản xuất gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hoá. Việc hình thành một chiến lược phát triển có luận cứ khoa học được coi là điều kiện tiền đề để áp dụng các thành tựu tiến bộ khoa học và công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Chiến lược phát triển nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường phải xuất phát từ nhu cầu cụ thể của thị trường, bảo đảm khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường về chủng loại, số lượng, chất lượng, thời gian và chi phí.

Định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn và xuất khẩu nông sản:

Cần có chính sách và định hướng xuất khẩu; tiếp cận thị trường, tìm đối tác, bạn hàng; vận tải, thanh toán, quy định về xuất nhập khẩu; quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa.

Để tương xứng với tiềm năng vốn có của đất nước, trong thời gian tới cần đẩy nhanh việc phát triển Nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả của sản xuất Nông nghiệp, tạo ra nhiều nông sản hàng hóa có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nâng

cao mức sống vật chất và tinh thần, giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Tiếp cận nhanh chóng với kỹ thuật Nông Nghiệp hiện đại, đặc biệt là công nghệ sinh học, tiến hành lai tạo ra các giống cây, con có năng suất chất lượng cao, hình thành các trung tâm nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi và kỹ thuật Nông Nghiệp tầm cỡ quốc gia, tiến tới tự tạo ra các bộ giống và ngân hàng giống có giá trị trao đổi quốc tế. Phải gắn sản xuất với bảo vệ và cải thiện cảnh quan môi trường sinh thái trong lành để phát triển bền vững, bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm phục vụ tốt cuộc sống của hàng triệu dân đô thị.

Từng bước cơ giới hóa các khâu canh tác với các thiết bị thích hợp.

Trong 10 - 15 năm tới, sản xuất Nông Nghiệp của Việt Nam sẽ thu hẹp dần nhưng Nông Nghiệp vẫn là một nguồn sống của một bộ phận không nhỏ dân cư. Vì vậy, việc nâng cao đời sống cho số dân này là nhiệm vụ của toàn xã hội. Việc nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn và cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng có hiệu quả kinh tế cao nhất, nghiên cứu vận dụng và phát triển các mô hình sản xuất không đất hoặc cần ít đất.

Nâng cao kiến thức cho nông dân là nội lực rất cơ bản cho việc phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp và nông thôn.

Việc khôi phục và phát triển cơ sở hạ tầng đang là một trong những yêu cầu cấp bách, vừa phục vụ cho sản xuất và đời sống ở ngoại thành vừa tạo tiền đề đô thị hóa mở rộng. Vì vậy, cần tranh thủ mọi nguồn vốn để đầu tư nâng cao hiệu quả phục vụ của hệ thống giao thông, phát triển các phương tiện giao thông công cộng hiện đại, an toàn, rút ngắn thời gian vận chuyển. Hiện đại hóa mạng lưới thông tin đến tận xã và các khu dân cư tập trung, điện khí hóa nông nghiệp nông thôn, đáp ứng nhu cầu điện, nước, trước hết cho các khu Công nghiệp, vùng sản xuất tập trung, khu dân cư.

Phải nhanh chóng và triệt để chuyển sang cơ chế mới trong sản xuất Nông Nghiệp trên cơ sở giao quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài cho nông dân, theo Luật đất đai. Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các vùng chuyên canh, các cơ sở chế biến và các hoạt động dịch vụ phong phú đa dạng. xem nông hộ

là đơn vị kinh tế cơ sở, trong đó chú trọng vai trò của trung nông (có vốn, biết tổ chức quản lý, thiết tha với sản xuất Nông Nghiệp). Từ đó hình thành các tổ chức sản xuất từ thấp đến cao như kinh tế, kinh tế trang trại, xí nghiệp nông - công nghiệp, bao gồm các xí nghiệp tư bản tư doanh nông - công nghiệp, hoặc các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài. Giải quyết vấn đề nông dân nghèo thông qua phát triển ngành nghề và các chính sách xã hội. Ngành nông nghiệp nên tập trung vào các hoạt động Khoa học kỹ thuật, các dịch vụ "đầu vào", "đầu ra" của sản xuất Nông Nghiệp. Sớm xem xét lại hướng quản lý sử dụng đất cũng như tổ chức sản xuất kinh doanh của các nông trường quốc doanh, cho đấu thầu từng phần hoặc giao lại cho nông dân đối với các đơn vị làm ăn không có hiệu quả.

Cần đầu tư thích đáng và có chính sách khuyến khích đưa nhanh tiến bộ Khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống ở ngoại thành. Ngân sách nhà nước cần dành phần thỏa đáng cho các lĩnh vực sau đây:

Điều tra nghiên cứu tổng hợp bổ sung về tự nhiên, tài nguyên kinh tế - xã hội phục vụ cho quy hoạch phát triển và làm cơ sở luận chứng cho các đề án, các công trình xây dựng qui mô lớn.

Xây dựng các cơ sở Khoa học kỹ thuật (trạm trại, thực nghiệm, giống, bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật canh tác...) và chuyển giao công nghệ đối với những lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, trước hết là giống cây trồng, vật nuôi theo hướng Hiện đại hóa.

Điều tra nghiên cứu về xã hội làm cơ sở cho phát triển sự nghiệp y tế - giáo dục, phúc lợi xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Đào tạo và huấn luyện cán bộ, đặc biệt là cán bộ quản lý, phù hợp với cơ chế mới. Trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp, phải coi trọng công tác dự báo nhu cầu trung hạn và dài hạn theo từng loại nông sản và theo từng khu vực thị trường để vừa có cơ sở định hướng phát triển sản xuất, vừa có chính sách thích ứng đảm bảo khả năng xâm nhập thị trường và củng cố vị thế của hàng hoá trên từng thị trường cụ thể. Chiến lược phát triển nông nghiệp phải hướng tới hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung nhằm tạo điều kiện đầu tư ứng dụng các thành

hoá. Chiến lược này phải được sử dụng như một trong những công cụ trọng yếu để Nhà nước định hướng phát triển sinh học và xây dựng các cơ chế chính sách thúc đẩy các nhà sản xuất đầu tư theo định hướng đó. Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao trình độ khoa học và công nghệ là điều kiện cơ bản làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp trong những năm qua có phần đóng góp quan trọng của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học. Để khoa học và công nghệ góp phần tích cực vào phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, trong những năm trước mắt cần chú trọng tập trung nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ cao vào việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, khai thác các lợi thế của từng vùng sinh thái cừa đảm bảo phát triển bền vững, vừa nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản, tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích. Với từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi, cần chú ý đổi mới công nghệ đồng bộ ở các khâu trước, trong và sau sản xuất theo hướng hiện đại. Đẩy mạnh việc phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp bằng việc sử dụng các giống cây trồng và vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao bảo đảm được những tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt nhất theo yêu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

Cùng với đó, cần hết sức coi trọng nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ vào khâu sau thu hoạch nhằm giảm tổn thất, nâng cao hiệu quả sản xuất đáp ứng tốt yêu cầu của người tiêu dùng. Ngoài việc hiện đại hoá kỹ thuật phơi sấy, cần chú trọng nghiên cứu các phương pháp bảo quản, đảm bảo đưa đến người tiêu dùnng những nông sản tươi sống hấp dẫn cảm quan bằng màu sắc, hương vị và bảo đảm tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO (Trang 100 - 103)