Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO (Trang 57 - 62)

1. Xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam qua các thời kỳ

1.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản

Thời kỳ 2002 - 2007, xuất khẩu hàng nông sản đã đạt được bước tiến đáng khích lệ. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này (không kể thủy sản) đạt khoảng 5.5 tỷ USD và tăng đều qua các năm, cùng với đó các mặt hàng nông sản xuất khẩu cũng đa dạng hơn:

Bảng 5: Biểu xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam (Triệu USD)

Năm Mặt hàng 2003 2004 2005 2006 2007 Gạo 564 263 1291 2024 3035 Cà phê 601 1211 1490 1594 2691 Cao su 190 654 785 1012 1165 Chè 614 726 748 1050 1546 Điều 426 844 1133 1017 1293 Hồ tiêu 318 415 463 564 838

Nguồn: Niên giám thống kê 2007

Năm Chỉ tiêu

Đơn vị

2002 2003 2004 2005 2006 2007

Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản Triệu tấn 3.24 3.92 4.06 5.23 5.37 5.46 Triệu USD 608 693 859 1390 1450 1500

Nguồn: Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của ta mới chỉ đạt 3.24 triệu tấn tương đương với 608 triệu USD, nhưng những năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã tăng rất nhanh đặc biệt là sau một năm vào WTO, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam đã lên tới 5.46 triệu tấn tương ứng với 1500 triệu USD.

Năm 2004, hầu hết các mặt hàng nông sản chủ lực đều tăng mạnh cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu: gạo tăng 23%, cà phê tăng 33%, cao su tăng 31%, chè tăng 31%…Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 4 tỷ USD tăng 30% so với năm 2003. Ngành chế biến điều lần đầu tiên đạt tới con số 100.000 tấn nhân điều xuất khẩu/năm và kim ngạch 400 triệu USD/năm. Xuất khẩu gạo cũng thuận lợi, sản lượng lúa cả năm của cả nước tăng thêm trên 1.2 triệu tấn. Sau khi Chính phủ cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp đã ký thêm được nhiều hợp đồng với các nước châu Phi và một số nước trong khu vực như Malaysia, Philippines... Cộng giá xuất khẩu gạo tăng cao nên tổng sản lượng xuất khẩu 3.9 triệu tấn (tương đương với năm 2003) nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng gần 23%, đạt trên 900 triệu USD. Bên cạnh đó, một số mặt hàng nông sản quan trọng khác như hồ tiêu, cao su, chè cũng đang thuận lợi về giá cả và thị trường để đạt kim ngạch tăng trưởng khá. Riêng mặt hàng cà phê, mặc dù giá xuống thấp nhưng do sản lượng xuất khẩu cả năm tăng gần 40% (đạt khoảng 900000 tấn), nên kim ngạch xuất khẩu cà phê vẫn tăng trên 30%. Xuất khẩu chè cũng đạt sản lượng 900000 tấn (tăng 300.000 tấn so với năm 2003) và đạt kim ngạch gần 90 triệu USD.

lượng gạo xuất khẩu cả năm 2005 đạt gần 5.2 triệu tấn - mức cao nhất từ trước tới nay, đạt giá trị khoảng 1.39 tỷ USD, tăng 27.1% về lượng và đến 45.5% về giá trị. Điểm nhấn chính là giá xuất khẩu tăng mạnh, bình quân đạt mức 268 USD/tấn, tăng 14.4% so với năm 2004. Ngoài các thị trường truyền thống như Cu Ba và Philipines chiếm trên 40% tổng lượng xuất khẩu, các thị trường khác cũng có những chuyến biến tích cực như Nhật Bản tăng 4 lần, Nam Phi tăng 4 lần…Riêng mặt hàng cao su năm nay đã vươn lên vị trí thứ 2 với mức 772 triệu USD khi xuất khẩu được 564000 tấn, tăng 10% về lượng và 29.4% giá trị.

Tiếp theo vẫn là các mặt hàng truyền thống như hạt điều với lượng xuất khẩu 103000 tấn và giá trị đạt 481 triệu USD (tăng trên 10%), hạt tiêu với lượng 106000 tấn và giá trị 146 triệu USD, rau quả đạt giá trị kim ngạch gần 235 triệu USD và tăng 31,1% so với năm 2004, riêng mặt hàng lâm sản đạt 1.74 tỷ USD và tăng 44.2% so với nắm trước.

Sau một năm gia nhập WTO, năm 2007, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt kết quả cao với tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 12.6 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2006, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và vượt mục tiêu đề ra cho năm 2010 tới 1.5 tỷ USD. Hầu hết các mặt hàng nông sản đều được giá nên giá trị xuất khẩu tăng mạnh với nhiều mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trở lên như thủy sản, gạo, cà phê, cao su, sản phẩm gỗ. Trong đó kim ngạch nông sản ước đạt khoảng 6.2 tỷ USD, so với kế hoạch tăng 26.7%, so với năm trước tăng 22.5%. Trong năm 2007, cả nước có 9 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, ngành nông nghiệp chiếm 5 mặt hàng. Các mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực như ( gạo, cao su, cà phê, tiêu, điều) đều đang đứng vị trí hạng cao và có thế mạnh cạnh tranh trên thế giới, đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn. Về tốc độ tăng trưởng kim ngạch năm nay của các mặt hàng nông sản so với năm trước, mặt hàng cà phê có tốc độ tăng cao nhất với mức tăng gần 50%. Năm 2007, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cà phê vượt qua mặt hàng gạo. Cà phê là mặt hàng về đích sớm với khoảng 1.8 tỷ USD, tăng gần 50% so với năm 2006. Mặt hàng gỗ chế biến đạt khoảng 2.34 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2006, cao su trên 1.4 tỷ USD, tăng 10%, gạo là 1.48 tỷ USD, tăng 16%, trong

khi đó thủy sản vẫn dẫn đầu với mốc 3.75 tỷ USD. Ngoài ra, hàng loạt nông sản khác cũng được cải thiện đáng kể về chất lượng, giá trị mà đáng chú ý nhất là hồ tiêu với giá xuất khẩu bình quân 3500 USD/tấn, vì vậy, dù lượng xuất khẩu năm 2007 giảm khoảng 15% so với năm 2006, nhưng kim ngạch vẫn đạt 300 triệu USD, tăng 57.9%. Những nỗ lực của ngành chè trong việc đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến theo quy hoạch, tăng nhanh tỷ lệ các sản phẩm chè tinh chế, có chất lượng cao đã cải thiện đáng kể giá chè xuất khẩu của Việt Nam với mức tăng khoảng 25%, tương ứng với 270 - 280 USD/tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 130 triệu USD, tăng 18%. Ước xuất khẩu tháng 12 năm 2007 đạt 60 ngàn tấn, kim ngạch đạt trên 29 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 35% về lượng và 2.1 lần về giá trị. Lượng gạo xuất khẩu năm 2007 ước đạt 4.5 triệu tấn, kim ngạch 1.46 tỷ USD, so với năm 2006 giảm 30% về lượng, nhưng tăng 14.4% về giá trị. Khoảng cách giá gạo xuất khẩu của Việt Nam với Thái Lan đã thu hẹp, có thời điểm đạt ngang giá. Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2007 đạt khoảng 300 USD/tấn, tăng 17.5% so với năm trước. Được biết, giá gạo trên thế giới đang tăng do cầu lớn hơn cung, do đó giá lúa trong nước năm nay cũng sẽ tăng lên khoảng 4000 đồng/kg, tăng 800 đồng/kg so với năm 2007. Lượng điều xuất khẩu năm 2007 ước đạt 150 ngàn tấn, kim ngạch đạt 641 triệu USD, so với năm trước tăng 18% về lượng và tăng 27% về giá trị. So với kế hoạch năm, điều xuất khẩu vượt 43% về lượng và 28% về kim ngạch. Để đạt mức xuất khẩu trên, ngành điều đã phải nhập lượng điều thô lớn để đáp ứng cho chế biến xuất khẩu. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân năm 2007 đạt khoảng 4274 USD/tấn, cao hơn năm 2006 là 8%, năm 2005 là 11%.

Năm 2007, hầu hết các mặt hàng nông sản đều lên ngôi, trong đó 6 mặt hàng gạo, cao su, cà phê, điều, tiêu, rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu gần 6 tỷ USD, chiếm 47.23% tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản, tăng gần 30% so với năm 2006.

Để phục vụ cho xuất khẩu, nhiều vùng nông sản xuất khẩu tập trung quy mô lớn đã được hình thành như gạo và hoa quả tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cà phê tại khu vực Tây Nguyên và Lâm Đồng là chè, rau quả. So với năm 2005, tới nay hầu

xuất khẩu, như gạo tăng thêm khoảng 2 triệu tấn, cà phê và hạt điều tăng hơn 4 lần, cao su tăng hơn 3 lần, điều này thể hiện rõ sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất hướng về xuất khẩu.

Cùng với sự gia tăng về lượng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu hàng nông sản cũng được mở rộng đáng kể. Từ chỗ chỉ phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu vào những năm 1990, đến nay, hàng nông sản Việt Nam đã có mặt trên 100 quốc gia, trong đó có các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, EU, ASEAN, Mỹ.

Trên thực tế, một số mặt hàng nông sản đã chiếm giữ được vị thế quan trọng như gạo đứng thứ 2 sau Thái Lan, cà phê đứng thứ 2 sau Brazil, hạt tiêu đứng thứ 3 sau Ấn Độ và Indonesia, nhưng thị phần các mặt hàng này vẫn còn khiêm tốn, đối với các mặt hàng như thịt và rau quả thị phần hầu như không đáng kể. Hiện mặt hàng gạo mới chiếm khoảng 20 - 25% thị phần thị trường gạo, cà phê chiếm khoảng 15 - 20% thị phần thương mại cà phê, hạt tiêu chiếm 30% thị phần mậu dịch hạt tiêu và hạt điều chiếm khoảng 25% thị phần hạt điều thế giới. Còn cao su và chè chỉ chiếm khoảng 10% thị phần thế giới. Ở Đồng bằng sông Cửu Long có trái ngon, nhiều loại đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nhưng năng suất kém, độ đồng đều thấp, không đủ số lượng để đưa ra thị trường thế giới, nhất là công nghệ sau thu hoạch gần như bị bỏ quên. Đồng bằng sông Cửu Long, mỗi năm sản lượng lương thực đạt khoảng 20 triệu tấn nhưng công suất hệ thống kho chứa bảo quản trong toàn vùng chỉ đạt 35000 tấn. Số lượng còn lại đều do nông dân tự lo. Yếu tố này đã làm hao hụt một lượng khá lớn nông sản. Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện thất thoát nông sản dạng hạt bình quân vào khoảng 18%/năm, dạng quả và củ trên 22%/năm. Đây là tỷ lệ khá cao so với mức hao hụt bình quân 10% của các nước trong khu vực. Các chuyên gia nông nghiệp đã ước tính, chỉ cần giảm mức hao hụt nông sản sau thu hoạch xuống 10% thì có thể tăng sức cạnh tranh lên 7% và nông dân tăng thu nhập hơn 3%.

Trong thời kỳ vừa qua, Việt Nam được mùa về xuất khẩu các mặt hàng nông sản với kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, các mặt hàng nông sản xuất khẩu ngày càng

đa dạng và phong phú về chủng loại, chất lượng các mặt hàng nông sản xuất khẩu cũng được nâng cao...Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhìn một cách tổng quát thì nền nông nghiệp của nước ta vẫn có năng suất,chất lượng và hiệu quả cạnh tranh thấp so với nhiều nước trên thế giới. Việc thực hiện chủ trương nâng cao năng xuất, chất lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của các sẩn phẩm nông lâm thủy sản chưa được nhiều. Vấn đề dịch bệnh trên cây trồng, gia xúc, gia cầm vệ sinh an toàn thực phẩm đang đặt ra nhiều bức xúc, thêm vào đó thời tiết diễn biến hết sức phức tạp đã gây ra nhiều khó khăn cho nông nghiệp. Nhằm khắc phục từng bước những vấn đề còn đang tồn tại trong những năm vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra nhóm nhiệm vụ cấp bách cần tập trung chỉ đạo trong năm 2008 và những năm tới để đạt mục tiêu năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 13.5 tỷ USD. Theo đó, diện tích đất nông nghiệp trồng cây lương thực như (lúa, ngô...) sẽ tiếp tục giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng nên công tác giống, phòng chống sâu bệnh được đặt lên hàng đầu để sản lượng của 7.25 triệu ha lúa đạt 36 - 36.5 triệu tấn, sản lượng ngô đạt 5 triệu tấn. Các loại cây công nghiệp chủ lực như ( cà phê, cao su, chè, mía, điều...) duy trì diện tích hiện tại, chỉ phát triển mới ở những khu vực có điều kiện thuận lợi, tập trung chủ yếu vào cải tạo, đưc ác giống mới để cải thiện năng suất, chất lượng. Diện tích các loại cây ăn quả đặc sản sẽ được mở rộng theo hướng xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, thực hiện quy trình sản xuất GAP với diện tích dự kiến khoảng 800000 ha. Trên cơ sở nhận diện những điều kiện thuận lợi và hạn chế sau một năm gia nhập WTO, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định tiếp tục xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có năng xuất, chất lượng, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao gắn với hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w