1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số kinh nghiệm giáo dục trẻ 5 6 tuổi biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh

28 2,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 39,59 MB

Nội dung

Không chỉ là cha mẹ, ông bà mà với chúng tôi là những giáo viên nonmầm non hằng ngày làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ cũng luôn mong muốnnhững đứa trẻ thân yêu của mình sẽ lớn lê

Trang 1

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Trang 2

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Trang 3

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC:

PHẦN MỤC LỤC………….………… …… ……… …

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ……….…… ……… ……

1 Lý do chọn đề tài ……… …….… ……… ……

2 Mục đích đề tài…… ……….………

3 Lịch sử đề tài………….……… ……….…

4 Phạm vi đối tượng nghiên cứu: …….….……… ………

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:……… …… …

I Thực trạng đề tài ………….… ………… ……….………

III Nội dung công việc cần giải quyết……… ……… ………… …… .

III Giải pháp thực hiện:………

IV Kết quả chuyển biến của đối tượng:

PHẦN III: KẾT LUẬN ……….….… …… …….…

I Tóm lược giải pháp ……… …… ………

II Phạm vi đối tượng áp dụng…….………….……….…….…

III Kiến nghị:………

TÀI LIỆU THAM KHẢO.…….………… … ………… …

… 1

… 4

… 5

… 5

… 5

… 6

… 7

… 7

… 7

.…10 …10 …24 …25 …25 …26 …26 27

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRẺ MG 5-6 TUỔI BIẾT QUAN TÂM, CHIA SẺ

VỚI BẠN BÈ VÀ MỌI NGƯỜI XUNG QUANH

PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài:

Dạy cho trẻ biết cách yêu thương ngay từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng

để đứa trẻ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai Mỗi đứa trẻ đượcsinh ra mang theo bao ước mơ và hy vọng của cha mẹ Một trong những ước mơlớn nhất mà bất kỳ người cha, người mẹ nào cũng mong chờ ở đứa con của mìnhtrong tương lai đó là bé sẽ trở thành một người tốt, có đạo đức và trước hết là cótấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, biết yêu thương mọi người Tuy nhiên, khôngphải mọi đứa trẻ lớn lên đều như mơ ước của cha mẹ chúng Không ít trong sốđó trở thành những người lệch lạc về chuẩn mực đạo đức và khi đó cha mẹ lại lànhững nạn nhân đầu tiên, trực tiếp chịu hậu quả từ những lệch lạc đạo đức đó

Không chỉ là cha mẹ, ông bà mà với chúng tôi là những giáo viên nonmầm non hằng ngày làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ cũng luôn mong muốnnhững đứa trẻ thân yêu của mình sẽ lớn lên trở thành một người tốt, có ích cho

ga đình và xã hội Do đó ngay từ tuổi mầm non không chỉ trao dồi cho trẻ nhữngkiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh mà điều quan trọng nhất đó là giáodục trẻ về đạo đức làm người Vì vậy dạy cho trẻ biết cách yêu thương từ nhỏ sẽ

là những bước nền tảng để trẻ sẽ trở thành người có nhân cách tốt trong tươnglai

Nhân cách của trẻ không phải ngẫu nhiên mà có Nó được hình thành trên

cơ sở của giáo dục, giáo viên mầm non là những “người mẹ thứ hai” của trẻ,hằng ngày gần gủi với trẻ sẽ giáo dục, uốn nắn để trẻ có những tiền đề nhân cách

đầu tiên của con người Đó là lý do tôi chọn đề tài: ‘‘Một số kinh nghiệm giáo dục trẻ 5-6 tuổi biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh”.

2 Mục đích đề tài:

Hiện nay nhiệm vụ nội dung giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo được đề

ra trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của giáo dục đã được cụ thể hoátrong mục tiêu của chương trình giáo dục nầm non Nhưng đa số giáo viên vẫncòn gặp rất nhiều khó khăn khi tổ chức thực hiện Nhận ra vấn đề này tôi mạnhdạn đi sâu nghiên cứu để bản thân tôi có thể thực hiện tốt việc giáo dục tẻ 5-6tuổi biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh Hơn nữa có thểchia sẻ kinh nghiệm của mình cho đồng nghiệp tham khảo

Đồng thời với đề tài ‘‘Một số kinh nghiệm giáo dục trẻ 5-6 tuổi biết quan

tâm, chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh” Nhằm góp phần:

Trang 6

- Hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới

xã hội chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với trình độ phát triển của trẻ ở lứa tuổi này

- Giáo dục trẻ có lòng yêu thương, biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ vànhường nhịn những người gần gủi (cha mẹ, bạn bè, cô giáo, v.v…) thật thà, lễphép, mạnh dạn, hồn nhiên

3 Lịch sử đề tài:

Sinh thời, Bác Hồ đã dành tình cảm sâu đậm cho các cháu thiếu niên vànhi đồng - chủ nhân tương lai của đất nước và xem việc bồi dưỡng thế hệ cáchmạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết Người từng nói:

“Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

Bác luôn canh cánh bên lòng tình thương yêu vô cùng to lớn đối với thế hệ trẻ,

Bác ân cần dặn dò từng li từng tí: Các em phải ngoan, ở nhà phải vâng lời bố

mẹ, đi học phải siêng năng Đối với bạn bè phải yêu mến (Nguyễn Thanh Hoàng nguồn tin Internet) Ngay khi mỗi đứa trẻ được sinh ra mang theo bao ước mơ

và hy vọng của cha mẹ mong chờ ở đứa con của mình trong tương lai đó là bé sẽtrở thành một người tốt, có đạo đức, và trước hết là có tấm lòng hiếu thảo vớicha mẹ, biết yêu thương mọi người

Cũng như ước mơ của các bậc phụ huynh, chúng tôi - những giáo viênmầm non cũng luôn mong muốn những đứa trẻ thân yêu của mình lớn lên sẽ trởthành một người tốt, có ích cho gia đình và xã hội Do đó ngay từ tuổi mầm nonkhông chỉ trao dồi cho trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh màđiều quan trọng nhất đó là giáo dục trẻ về đạo đức làm người Vì vậy dạy cho trẻbiết cách yêu thương từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để trẻ trở thành người cónhân cách tốt trong tương lai

Theo TS Khuất Thu Hồng viện nghiên cứu và phát triển xã hội nói rằng:Giáo dục lòng nhân ái, tình cảm yêu thương cho trẻ em là mối quan tâm hàngđầu của cả gia đình, nhà trường và xã hội Giáo dục lòng nhân ái, hơn hết cả, làcần phải giáo dục lòng yêu thương con người Giáo dục lòng yêu thương conngười cần dựa trên quan điểm thế giới là đa dạng, con người là khác nhau Mỗicon người khác nhau về chủng tộc, về tuổi tác, giới tính, đặc điểm cơ thể, hoàncảnh kinh tế, học vấn, tôn giáo, nơi ở Nhưng tất cả chúng ta đều có điểm chungquan trọng, đó là ai ai cũng cần tình yêu thương và bất cứ người nào cũng có thể

yêu thương người khác.(Tạp chí Giáo dục Mầm non, số 3, 2011, tr 16-17)

Đồng thời cũng đã có một số bài báo hoặc tài liệu có đề cập đến vấn đềgiáo dục tình cảm yêu thương chia sẽ ở tuổi mầm non Song, chưa có tài liệu nàonghiên cứu, đưa ra các giải pháp cụ thể việc giáo dục trẻ mẫu giáo bé biết quantâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ, đểđịnh hướng cho giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục

Có rất nhiều khó khăn để chúng tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ giáo dụccủa mình, nếu không tìm ra các giải pháp phù hợp thì sẽ tạo ra sự phát triểnkhông đồng đều về nhận thức và với nhiều tính cách khác nhau trẻ khó có thể

Trang 7

hoà nhập với môi trường mới với cô giáo và các bạn ảnh hưởng đến kết quả vàchất lượng chăm sóc giáo dục trẻ

4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu đề tài:

* Đối tượng nghiên cứu đề tài:

Đối tượng nghiên cứu là Một số kinh nghiệm giáo dục trẻ 5-6 tuổi biếtquan tâm chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh

* Phạm vi nghiên cứu đề tài:

Căn cứ vào mục đích và đối tượng của đề tài, đồng thời với chức trách,nhiệm vụ được giao trong năm học này, bản thân tìm tòi, nghiên cứu tìm ra mộtsố kinh nghiệm nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ biết quan tâmchia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh hơn cho trẻ 5-6 tuổi trong chươngtrình chăm sóc giáo dục trẻ năm học 2015-2016

Thời gian nghiên cứu và hoàn tất đề tài từ tháng 9/2015 đến tháng04/2016

* Khách thể áp dụng nghiên cứu đề tài:

Căn cứ vào mục đích của đề tài, tôi chọn đối tượng khách thể áp dụngnghiên cứu đề tài là 21 trẻ lớp Lá K61 Trường Mẫu Giáo Tân Hiệp

PHẦN HAI

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I THỰC TRANG ĐỀ TÀI

1 Cơ sở lý luận của đề tài:

‘‘Trong cuộc sống không có món quà tinh thần nào quí giá bằng sự khoan dung, sự quan tâm đáp đền ai đó bằng cách tặng một điều gì từ chính bản thân mình Nếu biết quên mình ai cũng có cơ hội để sống vì người khác”.

Trong xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay, cùng với nhịp đậphối hả của cuộc sống, con người cũng bận rộn hơn, gấp gáp hơn Trong sự bậnrộn và gấp gáp ấy, đôi khi vô tình chúng ta bỏ lại phía sau sự yêu thương, chia

sẻ của mình đối với những người khác trong gia đình, xã hội Hay nói cách khác,đây chính là sự vô tâm không để ý đến những người xung quanh Hơn lúc nàohết, chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì chia sẻ và quan tâm vẫn làđiều cần thiết để giúp con người vượt qua nỗi đau của cuộc sống là sợi dây nhânái gắn bó người với người, nhà với nhà và quan trọng hơn nó gắn kết toàn xãhội

Quan tâm chia sẻ là những thái độ và hành động thể hiện sự ân cần, thiệnchí và giúp đỡ đối với người khác

Sự quan tâm, chia sẻ có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độrất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống, song lại giúp chúng ta phát hiện đượcnhiều điều đáng quí của người khác để trân trọng và học tập

Có thể nói mỗi một đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, cócá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình Bất kể là cô giáo hay bố

Trang 8

mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việcáp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có

sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ Dướigóc nhìn của nhà tâm lý học trẻ em thì trẻ tuổi lên 3 bắt đầu hình thành một loạiđộng cơ của hành vi mang tính đạo đức xã hội, thể hiện ở sự quan tâm của trẻđối với những người xung quanh, đối với bạn bè Trong điều kiện có sự giáo dụcđúng đắn thì loại động cơ này sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau Đó làcốt lõi trong nền tảng đạo đức của nhân cách con người tương lai

Tuy nhiên trên thực tế trẻ 5 tuổi đã biết chia sẻ nhưng không phải lúc nàochúng cũng thể hiện sự cảm thông và nhường nhịn, ở lớp học mầm non hiệntượng các bé tranh giành đồ chơi, đánh bạn vẫn thường xuyên xảy ra và rấtnhiều bậc phụ huynh phải than phiền vì bé nhà mình hư quá, ích kỉ quá lúc nàocũng bắt mọi người phải làm theo ý mình

Vậy làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương,đoàn kết, quan tâm, chia sẻ với bạn bè và người thân? Để trả lời câu hỏi này, tôiluôn mày mò, ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúptrẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự quan tâm, chia sẻ tới cô giáo, bạn bè

và mọi người xung quanh

2 Thực trạng đề tài:

a Thuận lợi:

Trường chúng tôi là một trong những trường thuộc vùng sâu biên giới củahuyện nên được sự quan tâm của phòng giáo dục, chính quyền địa phươngtrường được xây dựng khang trang, tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất nên tạocho trẻ một môi trường học tập tốt

Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương Luôn đề ra nhữngmục tiêu phấn đấu nhằm nâng cao chất lượng trong công tác chăm sóc giáo dụctrẻ

Ban giám hiệu thường xuyên quan tâm đến việc thực hiện đổi mới giáodục mầm non nhưng dựa trên quan điểm sư phạm phù hợp với đặc điểm tâmsinh lí của trẻ Đồng thời luôn giúp đỡ, khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo củagiáo viên, tạo điều kiện về trang thiết bị, tài liệu tham khảo và phương tiện thựchiện các hoạt động cho trẻ

Luôn được sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu trong kế hoạch, lịch trìnhkhi thực hiện chương trình

Hai giáo viên đứng lớp đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, yêu trẻ

và luôn quan tâm giúp đỡ nhau trong công việc

Đa số trẻ trong lớp tôi đều đã học qua lớp mẫu giáo bé nên đa phần có nềnnếp học tập, hoà đồng với bạn bè

Phụ huynh lớp tôi rất quan tâm đến con em mình, luôn ủng hộ nhiệt tìnhcác hoạt động, phong trào của trường lớp Kết hợp với giáo viên để chăm sócgiáo dục trẻ đạt kết quả tốt nhất

b Khó khăn:

Trang 9

* Về phía phụ huynh

Các bé lớp tôi phần lớn được sinh ra trong những gia đình có điều kiện,lại là bé đầu lòng nên rất được các ông bố, bà mẹ nâng niu chiều chuộng, mọi ýthích của bé đều được đáp ứng nên sự chia sẻ và thể hiện tình cảm yêu thươngcủa trẻ với mọi người mọi vật xung quanh còn hạn chế

Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng một số phụ huynh là công chức nhànước nên ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà và ngườithân, vì vậy việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữagiáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn

Nhiều phụ huynh còn nhầm lẫn giữa sự yêu thương và bao bọc Đôi khiyêu con quá mà ‘‘che chắn” con quá kĩ

c Thực trạng khảo sát trên 21 trẻ Lớp Lá K61của trường mẫu giáo Tân Hiệp đầu năm.

Bước đầu khảo sát kết quả cho thấy: đầu khảo sát kết quả cho thấy:c u kh o sát k t qu cho th y:ảo sát kết quả cho thấy: ết quả cho thấy: ảo sát kết quả cho thấy: ấy:

TT Nội dung tiêu chí khảo sát

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

1 Trẻ biết xưng hô lễ phép, lịch sự 7 33,3 14 66.7

3 Biết quan tâm, giúp đở ba mẹ, bạn bè, cô

4 Biết chia sẽ niềm vui, động viên khi bạn

5 Biết nhường nhịn, rủ bạn cùng chơi 8 38,1 13 61,9

6 Biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, giữ vệ sinh

Qua cuộc khảo sát tôi nhận thấy việc giáo dục trẻ 5-6 tuổi biết quan tâmchia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh còn nhiều hạn chế Chính vì vậyviệc giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ nói chung và giáo dục trẻ biết quan tâm

Trang 10

chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh nói riêng là một trong những nhiệm

vụ quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ

Từ thực tế trên tôi đã bàn bạc, chia sẻ với giáo viên cùng lớp nhằm thốngnhất về phương pháp và một số kinh nghiệm khi thực hiện chương trình chămsóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong năm học 2015-2016

II NỘI DUNG CÔNG VIỆC CẦN GIẢI QUYẾT

Trong thực tế ở trường mầm non việc dạy trẻ một số kỹ năng sống nhưbiết quan tâm, chia sẻ thực sự chưa được chú trọng phần lớn chỉ tích hợp nộidung này trong hoạt động kể chuyện, thơ (với những câu chuyện bài thơ có nộidung phù hợp) hoặc xử lí một vài tình huống xảy ra khi trẻ tranh giành đồ chơi,đánh bạn

Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do giáo viên chưa thấy đượcviệc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ sẽ góp phần quan trọng trong giáo dục hìnhthành nhân cách trẻ, hơn nữa việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ, không có nhiềutài liệu để tham khảo đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian công sức đểnghiên cứu tìm ra các biện pháp phù hợp và phải có sự phối hợp đồng bộ giữaphụ huynh và nhà trường

Tìm ra các biện pháp giáo dục phù hợp thì việc dạy trẻ biết quan tâm, chia

sẻ sẽ góp phần quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách trẻ

III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Từ thực trạng khảo sát trên 21 trẻ Lớp đầu năm học Tôi đã nghiên cứu vàtìm ra một số kinh nghiệm giáo dục trẻ 5-6 tuổi biết quan tâm, chia sẻ với bạn

bè và mọi người xung quanh với một số giải pháp cụ thể như sau:

1 Tự học, tự bồi dưỡng

Để có thể thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra, thì trước tiên mỗigiáo viên phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác và trảinghiệm các kỹ năng giáo dục thực tế

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có đặc thù tâm lý tính cách riêng nên để thấu hiểu

và tiếp cận với trẻ, tôi đã dành nhiều thời gian đọc các tài liệu về tâm lý học trẻ

em, đặc biệt là tâm lý lứa tuổi của nhà xuất bản đại học sư phạm và tìm hiểunhiều nguồn tư liệu trên các kênh giáo dục khác, trên mạng internet Nhằm đểthiết kế các hoạt động sinh động hiệu quả Đồng thời tôi cũng được tham gia

các lớp học bồi dưỡng thường xuyên qua mạng năm học 2015-2016 thông qua

việc tự học tự bồi dưỡng tôi hiểu rằng:

Để dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ cô giáo phải luôn luôn lắng nghe và thấuhiểu trẻ, cô cần:

- Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ đồ chơi hay món ăn mà trẻ ưa thích với bạn bè.

- Lắng nghe trẻ, giúp trẻ bày tỏ thái độ

- Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề

- Tôn trọng đồ đạc của trẻ

Trang 11

Dạy trẻ ở mọi lúc mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi tình huống và hoạt độngcó thể tích hợp

2 Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở để thu hút trẻ

Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thângiáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữagiáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi vàcùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí xắp xếptạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng nhưcác đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ vàtích cực đối với trẻ

Bên cạnh đó chúng tôi cũng xây dựng qui ước với trẻ về qui định tronglớp học và giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp Việc rèn nền nếp được thực hiệnngay khi đón trẻ vào năm học mới Chúng tôi qui ước với trẻ cách lấy đồ dùng

đồ chơi đúng nơi qui định, hay qui định với trẻ về cách giao tiếp trong khi chơi,không la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mậttrong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào cácvai chơi vui vẻ, không tranh giành đồ chơi của nhau

Bé cùng tham gia hoạt động

Trang 12

Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sảnphẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí cácgóc, các giờ chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nêntrẻ rất thích thú Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bándạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạođược mối quan hệ thân thiện giữa trẻ vơí trẻ khi chơi

Ảnh bé chăm sóc cây

Trẻ lớp tôi đa phần nhà ở khu dân cư nên ít có dịp tiếp xúc tìm hiểu khámphá thiên nhiên, chính vì vậy chúng tôi đã tạo cho các bé một góc thiên nhiênxanh với rất nhiều nguyên vật liệu mở giúp các bé được thực hành kĩ năng gieohạt chăm sóc cây, qua đó giáo dục cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâmbảo vệ môi trường và đặc biệt qua hoạt động này các bé học được kỹ năng chia

sẻ với bạn bè, biết trân trọng thành quả lao động của mình và của bạn

Ảnh bé nhặt lá khô

Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, chúngtôi còn thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngậpyêu thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể an tâm chia

sẻ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những ‘ bức xúc” rất trẻ con của mình

Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếumuốn dạy bé thành người biết quan tâm chia sẻ thì cô giáo và cha mẹ phải làtấm gương để các bé noi theo và học tập Chính vì vậy, trước mặt trẻ các cô giáo

Trang 13

ở lớp tôi luôn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ cũng như thể hiện tình cảm theohướng tích cực với chị em đồng nghiệp, với phụ huynh

Để dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ trước tiên tôi giúp trẻ hiểu quan tâm chia

sẻ giúp mang lại niềm vui cho người khác và cho chính mình

3 Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ thông qua trò chơi tập thể

Với trẻ mầm non khả năng giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi

dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới và những đòi hỏimới của hoạt động học tập.Ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp trẻ tránh đượcnhững xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảysinh ở trẻ lòng vị tha, sự quan tâm đến người khác và trên cơ sở đó phát triểnnhững mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những ngườixung quanh Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm chotrẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốnhọc

Ví dụ:

*Trò chơi 1 “ Ném bóng làm quen”

(Trò chơi này sử dụng đầu năm học và các buổi giao lưu với các bạn lớpkhác)

1 Mục đích: Tạo cho trẻ cơ hội nhớ tên của nhau một cách tự nhiên, phát

triển sự chú ý của trẻ đến các hoạt động tập thể

2 Chuẩn bị: Phòng rộng

Một trái bóng cao su nhẹ nhiều màu

3 Tiến hành: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn.Trước tiên cô giáo nói tên

của mình (chào các bạn tôi tên là Tuyết) sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ Trẻ nhận được bóng từ cô giáo sẽ nói tên mình Cứ như vậy cho đến khi tất cảcác trẻ nhớ tên nhau

Bé chơi ném bóng làm quen

*Trò chơi 2 : Tôi muốn như bạn

1.Mục đích: Phát triển sự chú ý của trẻ đến những nét đẹp hay tính cách

tốt của người khác Phát triển ý thức mang cảm xúc tích cực đến cho ngườikhác

2 Chuẩn bị: Phòng rộng

Trang 14

3.Tiến hành: Cô giáo nói với nhóm trẻ: Bạn nào cũng có những nét dễ

thương hay tính tốt riêng Bây giờ chúng ta cùng nghĩ xem người bạn bên cạnhcó nét gì đáng yêu nhé

Sau khi trẻ nghĩ xong, cô giáo yêu cầu từng trẻ nói với người bạn bêncạnh: Tôi muốn (tóc dài, mắt to, vui vẻ, dễ thương, thông minh ) giống bạn

*Trò chơi 3: Sóng biển rì rào

1 Mục đích: Phát triển giao tiếp không lời, giao tiếp bằng cử chỉ, động

tác Tạo cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau

2 Chuẩn bị: Bản nhạc nhẹ hoặc băng ghi âm tiếng sóng

3 Tiến hành: Cô giáo nói với trẻ “ Các con đã bao giờ đi tắm biển chưa?

Khi những con sóng biển vỗ vào cơ thể chúng ta cảm thấy như thế nào? Sóngbiển reo như thế nào? Bây giờ chúng ta thử cùng nhau làm sóng biển nhé! Nàochúng ta cùng tạo tiếng rì rào reo vui của sóng khi mặt trời tỏa ánh nắng trênbiển nhé”

Sau đó cô giáo đề nghị trẻ ôm vai nhau tạo thành vòng tròn đung đưa theotiếng nhạc, hay phát âm bằng âm “la” theo tiếng nhạc tạo cảm giác thư thái nhẹnhàng

Trò chơi sóng biển

*Trò chơi 4: Đứng trên chiếc lá

1 Mục đích: Phát triển kĩ năng hợp tác để giải quyết vấn đề Phát triển

tính sáng tạo

2 Chuẩn bị: Dán giấy vụn thành nhiều chiếc lá lớn.

3.Tiền hành: Cô giáo đặt trên sàn một chiếc lá lớn và yêu cầu 4 trẻ cùng

đứng lên Sau đó cô sẽ gấp bớt một phần của chiếc lá và 4 trẻ phải tìm cách dồnnhau vào đứng vừa trong phần còn lại của chiếc lá, chiếc lá được gấp bớt dần, côgiáo có thể gợi ý để trẻ tìm cách không ai bị loại ra như: cõng nhau, đứng mộtchân

Các nhóm lần lượt chơi hoặc chơi ở các góc sau khi kết thúc trò chơi, côgiáo so sánh các chiếc lá đã bị gấp xem lá nào có diện tích nhỏ nhất, đội nàocùng nhau đứng trên chiếc lá nhỏ nhất là thắng cuộc

Ngày đăng: 11/08/2016, 17:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Ánh Tuyết Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non . Nhà xuất bản Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non
4. Đào thanh âm. Giáo dục học mầm non I. Nhà xuất bản Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non I
5. Đào thanh âm. Giáo dục học mầm non II. Nhà xuất bản Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non II
6. Đào thanh âm. Giáo dục học mầm non III. Nhà xuất bản Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non III
7. Tuyển tập Bé ngoan bé xinh. Nhà xuất bản giáo dục 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bé ngoan bé xinh
2. Chương trình giáo dục mầm non. Bộ giáo dục đào tạo. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Khác
3. Nguồn tư liệu 10 module mới cho năm học 2015-2016 trong thời gian tham gia học trực tuyến qua mạng từ ngày 01/08/2015 đến 16/08/2015 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w