1.Nêu ngắn gọn phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh?- Văn chương HCM đã kết hợp được sâu sắc tự bên trong mối quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thố
Trang 11.Nêu ngắn gọn phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh?
- Văn chương HCM đã kết hợp được sâu sắc tự bên trong mối quan hệ
giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền
thống và hiện đại
- Mỗi loại hình văn học đều có một phong cách riêng độc đáo, hấp dẫn
và có giá trị bền vững
2.Nêu ngắn gọn phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh?
Phong cách sáng tạo rất đa dạng
Nhiều bài thơ viết theo hình thức cổ thi, hàm súc, uyên thâm,
đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật
Mang đặc điểm thơ ca cổ phương Đông như : nói ít gợi nhiều,
màu sắc thanh đạm, âm thanh trầm lắng không phô diễn
Vận dụng rất linh họat nhiều thể lọai và phục vụ có hiệu quả
cho nhiệm vụ cách mạng
3.Nêu ngắn gọn đặc điểm phong cách nghệ thuật truyện và kí của Hồ
Chí Minh?
Là những tác phẩm mở đầu và góp phần đặc nền móng đầu
tiên cho văn xuôi cách mạng
Ngòi bút rất chủ động và sáng tạo như : có khi là lối kể chân
thực, tạo không khí gần gũi, có khi giọng điệu sắc sảo, châm biếm,
thâm thúy và tinh tế
Chất trí tuệ và tính hiện đại là những nét đặc sắc của truyện kí
Nguyễn Aùi Quốc- Hồ Chí Minh
4 Nêu ngắn gọn phong cách nghệ thuật văn chính luận Hồ Chí Minh
Bộc lộ tư duy sắc xảo
Giàu tri thức văn hóa
Gắn lí luận với thực tiễn
Giàu tính luận chiến
Vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện
5.Nêu bút pháp cổ điển và hiện đại trong bài Chiều Tối ?
Cổ điển : -Bài thơ được viết theo thể tứ tuyệt, một thể thơ cổ, mang
phong vị thơ Đường, thơ Tống, lời ít, ý nhiều , cô đọng hàm súc -Đề tài Chiều Tối (Mộ) cũng là một đề tài thường thấy trong thơ cổ
-Các thi liệu : chim, mây rừng, núi cũng là thi liệu thường thấy trong thơ cổ
Hiện đại:
-Trong thơ cổ một khicảnh vật đã có chim, mây, rừng núi, thì hình ảnh con người được điểm xuyết vào tranh thường là ông tiều phu gánh củi , ông ngư câu cá Ở đây, Bác điểm xuyết vào bức tranh chiều tối là hình ảnh cô gái trẻ khỏe đang ngồi xay ngô tối ,rất hiện đại Vì thế bức tranh củaBác không gợi lên cảnh ẩn dật , thóat ly như trong thơ cổ mà gợi lên cảnh sống đời thường đầm ấm
- Bài thơ ánh lên chất thép của hồn thơ cộng sản cách mạng , đó là tinh thần nghị lực vượt lên hòan cảnh không để hòan cảnh khuất phục và niềm tin tưởng lạc quan cao độ Kết thúc bài thơ là một màu hồng tươi sáng , gợi cuộc sống đi lên
6.Bút pháp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi ?
Cổ điển:
-Bài thơ được viết theo thể tứ tuyệt , một thể thơ cổ
-Đề tài leo núi,lên núi,lên cao là những đề tài thường thấy trong thơ cổ
-Thi liệu mây, núi, sông là những thi liệu thường thấy trong thơ cổ
-Bài thơ được viết với những từ ngữ cô đọng, xúc tích, lời ít, ý nhiều, màu sắc thanh đạm Đó là bút pháp của thơ cổ
Hiện đại:
-Leo núi, lên núi là đề tài cổ nhưng Mới Ra Tù Tập Leo Núi là đề tài không có trong thơ cổ ( xem tiếp trang 2)
Trang 2-Bài thơ mang giọng thơ Đường , thơ Tống nhưng vẫn ánh lên
chất thép của hồn thơ Cộng Sản, ở tinh thần, ý chí , nghị lực
tình cảm đối với quê hương, đất nước bạn bè
-Bài thơ được làm theo bút pháp ẩn dụ nói lên phẩm chất
cách mạng quyết tâm đòan kết chiến đấu
7.Nêu bút pháp cổ điển hiện đai trong bàiGiải đi sớm?
Cổ điển:
-Bài thơ giải đi sớm gồm 2 khổ thơ , mỗi khổ là một bài tứ tuyệt ,
thể lọai này thường rất hay thấy trong thơ cổ
-Bài thơ mang phong vị thơ Đường, thơ Tống Lời ít ý nhiều, cô
đọng , hàm súc , màu sắc âm thanh trầm lắng
-Các thi liệu : tiếng gà, quả núi, chòm sao, ánh trăng là thi liệu
thường thấy trong thơ cổ
Hiện đại:
-Bài thơ mang phong vị thơ Đường, thơ Tống nhưng vẫn ánh lên
chất thép của hồn thơ cộng sản Điều này thể hiện ở tinh thần nghị
lực phi thường và ở tư thế lúc thì của một người chiến sĩ đang chiến
đấu vì đại nghĩa, lúc thì tư thế của một nhà thơ đang đi tìm thi hứng
-Bài thơ y hệt như hành khúc lên đường trầm hùng ở đọan đầu
càng về sau càng vút lên như một nốt nhạc chiến thắng hào hùng
8.Nêu hòan cảnh và mục đích sáng tác Vi Hành?
Hòan cảnh:
-Cuối năm 1922, chính phủ Pháp mời Khải Định sang Pháp dự cuộc
đấu xảo, trưng bày các mặt hàng ở các nước thuộc địa của Pháp được
tổ chức ở Macxây
-Nguyễn Ái Quốc lúc này đang ở Pháp, viết truyện Vi Hành bằng
tiếng Pháp đăng trên báo nhân đạo, cơ quan ngôn luận của Đáng Cộng
Sản Pháp số ra ngày 19-2-1923
Mục đích:
-Tốâ cáo tên vua bù nhìn Khải Định ngu dốt ,lố lăng, ăn chơi làm
những điều ám muội
-Vạch trần những âm mưu xảo trá của bọn thực dân Pháp, cho nhân dân Pháp và Thế Giới thấy được bản chất bóc lột, thủ đọan xảo trá mỵ dân của chúng
9.Nêu hòan cảnh ra đời của bản Tuyên Ngôn Độc Lập
Ngày 19-8-1945, chính quyền Hà Nội về tay nhân dân
Ngày 26-8-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội Tại căn nhà số 48- phố Hàng Ngang, Người đã sọan thảo bản TNĐL
Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình Hà Nội Người thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đọc bản TNĐL trước hàng chục vạn quốc dân đồng bào
10.Nêu bố cục bản Tuyên Ngôn Độc Lập và nhận xét về tính logic ?
Bố cục:
-Mở đầu,Bác nêu nguyên lý chung về tự do,bình đẳng, hạnh phúc -Chứng minh nguyên lý ở trên cho thấy thực dân Pháp làm trái nguyên lý còn nhân dân ta làm đúng nguyên lý
-Tuyên bố đất nước ta độc lập , đồng thời kêu gọi nhân dân thế giới ủng hộ và nhân dân ta ra sức, quyết tâm bảo vệ nền độc lập ấy
Nhận xét về tính logic:
Từ nguyên lý chung làm cơ sở dẫn đến những lý luận thực tế cần chứcng minh để cuối cùng đi đến phần Tuyên Ngôn , cái đích,luận điểm, kết luận của bài viết
11 Viết 5 câu thơ của Bác Hồ có chữ Trăng.Ghi tên 5 bài thơ của mỗi câu thơ có chữ Trăng đó và ghi rõ năm sáng tác ?
Tập thơ NKTT được sáng tác từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm1943 Ở các nhà tù của bọn Tưởng Giới Thạch , trong
đo các câu thơ có chữ Trăng là:
“Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn” (Giải Đi Sớm)
“Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”(Ngắm Trăng)
“Khóm chuối Trăng soi càng thấy lạnh”(Đêm Lạnh)
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
Trang 3Bác viết rất nhiềubài thơ có chữ Trăng như:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi”(Rằm Tháng Giêng)
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”(Cảnh Khuya)
12.Anh (chị) hãy nêu hòan cảnh sáng tác ,giới thiệu vắn tắt tập thơ
Nhật Kí Trong Tù (NKTT) khỏang 30 dòng
Hòan cảnh sáng tác :
-Tháng 8/1942 với danh nghĩa của đại biểu Việt Nam Độc Lập Đồng
Minh và Phân Bộ Quốc Tế Phản Xâm Lược ở Việt Nam, Nguyễn Ái
Quốc- lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ
viện trợ của thế giới Sau nửa thángđi bộ đến Túc Vinh –Quảng
Tây ,người bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ Trong suốt 13
tháng ở tù từ tháng 8/42 đến 9/43, tuy bị đày ải vô cùng cực khổ Hồ
Chí Minh vẫn làm thơ Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ
Hán ,ghi lại những điều trong thời gian bị giam giữ
Nội dung tập thơ NKTT:
-Phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa đen tối của chế độ nhà tù và xã hội
Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch
-Thể hiện tâmhồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại Về phương
diện này, có thể xem NKTT là bức chân dung tự họa con người Hồ Chí
Minh :
+Đó là con người yêu nước vĩ đại ,lúc nào cũng lo lắng cho tổ quốc,
khao khát tự do ,con người kiên cường bất khuất, con người đày đọa
trong tù nhưng vẫn ung dung tự tại tràn đầy tinh thần lạc quan
+Đó là con người co ùlòng yêu thương con người bao la,thấu hiểu
cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui cũng như nỗi
đau của con người
+Đó là con người có tâm hồn yêu thiên nhiên ,xem thiên nhiên là
bầu bạn và thưởng thức thiên nhiên trong mọi hòan cảnh
13.Căn cứ vào đâu người ta phân lọai tác phẩm Hồ Chí Minh ? có
mấy cách để xếp lọai tác phẩm Hồ Chí Minh ?
Căn cứ vào chữ viết : có 3 lọai :
-lọai tác phẩm viết bằng tiếng Pháp : Vi Hành, Bản Aùn Chế Độ Thực Dân Pháp
-lọai tác phẩm viết bằng tiếng Hán: Nhật Kí Trong Tù -lọai tác phẩm viết bằng tiếng quốc ngữ: Lời Kêu Goiï Tòan Quốckháng Chiến , Mừng Xuân 68, Di Chúc…
Căn cứ vào mục đích người ta phân lọai tác phẩm Hồ Chí
Minh ra làm 2 lọai:
-lọai sáng tác vì mục đích chính trị: Vi Hành, Bản Aùn Chế Độ Thực Dân Pháp, Lời Kêu Gọi Tòan Quốckháng Chiến,Tuyên Ngôn Độc Lập
-lọai sáng tác vì mục đích văn chương: Ngắm Trăng, Cảnh Khuya
Căn cứ vào thể lọai ngươi ta chia tácphẩm ra làm 3 lọai :
- Văn chính luận: Tuyên Ngôn Độc Lập , Di Chúc ,Lời Kêu Gọi Tòan Quốc Kháng Chiến…
-Thơ: Nhật Kí Trong Tù, Thơ Kháng Chiến Chống Pháp, tập thơ Chữ Hán Hồ Chí Minh (36 bài), tập thơ Hồ Chí Minh (86 bài)
- Truyện kí: Vi Hành,Con Rồng Tre
14.Trong truyện Vi Hành, biện pháp nghệ thuật chính là gì ? ngòai biện pháp nghệ thuật chính còn có những biện pháp nghệ thuật nào nữa?
Biện pháp nghệ thuật chính là hư cấu tình huống nhầm lẫn:
-Đôi trai gái pháp nhầm lẫn -Chính phủ pháp nhầm lẫn
Ngòai biện pháp nghệ thuật chính còn có biện pháp nghệ thuật khác là:
-Nghệ thuật đặt tên truyện -Nghệ thuật viết dưới dạng bức thư gửi -Nghệ thuật gợi
-Nghệ thuật liên hệ ngang: phải chăng là ngài muốn biết có được sung sướng , có được uống nhiều rượu và hút nhiều thuốc phiện bằng dân An Nam Nghệ thuật liên hệ ngang là tố cáo Khải Định
Trang 4-Nghệ thuật dùng phản ngư õ( nói thế này nhưng hiểu ngược lại):”tôi
tự hào kiêu hãnh có một vị hòang đế”
-Tài dựng chuyện hấp dẫn
15.Văn học 45-75 chia ra mấy giai đọan , nêu nội dung , tác giả, tác
chính của mỗi giai đọan?
Văn học 45-75 chia ra làm 3 giai đọan :
Giai đọan từ 1945-1954: kháng chiến chống Pháp
-Truyện: Đôi Mắt – Nam Cao
Một Lần Tới Thủ Đô- Trần Đăng
-Thơ : Việt Bắc – Tố Hữu
Tây Tiến – Quang Dũng
Bên Kia Sông Đuống – Hòang Cầm
Giai đọan từ 1955-1964: xây dựng CNXH ở miền Bắc
-Truyện : Mùa Lạc- Nguyễn Khải
Cỏ Non- Hồ Phương
-Thơ : Aùnh Sáng Và Phù Sa – Chế Lan Viên
Trời Mỗi Ngày Lại Sáng – Huy Cận
Giai đọan 1965-1975: kháng chiến chống Mỹ
-Truyện : Rừng Xà Nu- Nguyễn Trung Thành
Mảnh Trăng Cuối Rừng – Nguyễn Minh Châu
-Thơ : Ra Trận – Tố Hữu
Trường Ca Mặt Đường Khát Vọng- Nguyễn Khoa Điềm
16 Nêu những tiền đề chính góp phần làm cho văn học 45 – 75 phát
triển ?
Đường lồi lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự đóng góp sáng
tạo của các nhà văn
Hiện thực cách mạng khơi nguồn sáng tạo, là đối tượng phản
ánh chủ yếu của nhiều tác phẩm văn chương
17 Nêu đặc điểm chung của văn học 45-75 ?
Lý tưởng và nội dung yêu nước , yêu CNXH là đặc điểm nổi
bật của văn học thời kỳ này
Nền văn học mang tính nhân dân sâu sắc
Nền văn học đạt nhiều thành tựu về thể lọai và phong cách tác giả
18.Mở đầu bài Bên Kia Sông Đuống, Hòang Cầm có viết :”em ơi! Buồn làm chi !” Theo bạn “em ” đó là ai? Tác dụng như thế nào đối với bài thơ ?
Em và Anh (người an ủi) đều cùng một tâm sự buồn rầu thể hiện
ở giọng điệu của bài thơ Nhân vật trữ tình Em, một cô gái đồng
hương Kinh Bắc – chỉ là một thủ pháp trữ tình, một cái tôi nhập vai của tác giả, hay là tác giả phân thân cái tôi trữ tình để nêu ra một đối tượng cần có để đồng cảm, để thổ lộ tình yêu quê hương
19.Trong bài Bên Kia Sông Đuống , Hòang Cầm có tả các khuông mặt như “khuôn mặt búp sen””khuôn mặt bừng lên như dựng trăng” Em hiểu các khuôn mặt ấy như thế nào?
Khuôn mặt búp sen là khuôn mặt gợi lên một vẻ dịu dàng,tươi tắn, thanh quí, đằm thắm
Còn khuôn mặt bừng lên như dựng trăng là cách nói bằng ngôn ngữ thơ được lạ hóa Dựng trăng là khuôn mặt rạng ngời niềm vui sướng tỏa sáng trong một không gian đêm tối chỉ có lửa đèn leo lét và trong một căn nhà nhỏ bé 4 phía tường che
5
20.Trong bài Bên Kia Sông Đuống , Hòang Cầm có tả hình ảnh cô gái Kinh Bacé như sau:
“Những cô hàng xén răng đen cười như mùa thu tỏa nắng”
Em hiểu như thế nào?
Những cô hàng xén là những cô gáibán hàng tạp hóa như kim, chỉ, nút Răng đen-ấy là ngày xưa nhân dân ta có tục từ nhỏ đến
Trang 5lớn, từ trai đến gái đều nhuộm răng.Đây là nét đẹp thẩm mỹ của
một thời
Hai câu thơ dường như chứa đựng một nghịch lýmàu đen là
màu tối vậy mà lại tỏa ra những đóa cười sáng ấm Trên thực tế,
thực ra màu đen cũng có ánh bóng sáng của nó Lưu Trọng Lư từng
có những câu thơ tương tự viết về nụ cười của mẹ rất hay như:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa”
Ơû đây Hòang Cầm lại viết:”Cười như mùa thu tỏa nắng” Cái
nắng của mùa thu không gay gắt như cái nắng của mùa hạ mà nó
êm dịu “Cười như mùa thu tỏa nắng” là cái cười đẹp tỏa ra từ tâm
hồn bình dị ,trẻ trung, mến yêu cuộc sống của các cô gái
21 Trong bài Bên Kia Sông Đuống , Hòang Cầm có viết:
“Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”
Em hiểu câu thơ trên như thế nào?
Đứng bên này sông tức là tác giả đang đứng ở chiến khu Việt
Bắc – bên này con sông Đuống Nhà thơ nhìn về phía bên kia con
sông , nơi quê nhà bị bọn giặc xâm chiếm mà đau đớn xót xa
Tác giả “thương tiếc” là tiếc cho quê hương một thưở thanh
bình với đời sống vật chất ấm no, đầy đủ và đời sống tinh thần
phong phú
Tácgiả “xót xa” là xót xa giờ đây quê hương bị bọn giặc tiến
chiếm hủy diệt
Điệp từ “sao” được lặp lại 2 lần như tác giả tự hỏi lòng mình ,
điều đó càng làm tăng thêm nỗi dằn vatc đau đớn
“Như rụng bàn tay” là cách diễn tả nỗi đau một cách rất độc
đáo mang tính riêng của Hòang Cầm Từ nỗi đau tinh thần khi nghe
tin chuyển dần sang nỗi đau thể xác và tác giả có cảm tưởng như: 2
bàn tay rã rời và từng ngón rời rụng
22.Trong bài Đất Nước –Nguyễn Đình Thi có viết
“Ôi những cách đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều”
Em hiểu như thế nào về câu thơ đó?
Câu 1 mang tính tạo hình rất cao ,cánh đồng trong ánh hòang hôn trông như lênh láng màu đỏ của máu.Câu thơ gợi nhiều liên tưởng cho người đọc.Người đọc như thấy cảnh bọn giặc đi càn và nhân dân chiến đấu chống lại để bảo vệ từng thôn làng ,từng hạt thóc Máu của họ bị giặc bắn giết đổ ra, thấm cả cánh đồng
Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật ngược sáng trong nhiếp ảnh để đặc tả được một khung cảnh bi thương ,tang tóc Câu thơ gợi cho người đọc nhiều liên tưởng Đứng từ xa, nhìn lên những đồn bót của giặc,những cuộn dây kẽm gai rào quanh , những mắc nhọn tua tủa của nó vươn lên như xé tọac bầu trời miền quê yên ả.Câu thơ gợi lên ách chiếm đóng nề của giặc
Cả 2 câu thơ,nhất là câu 1 mang màu sắc cảm thán thể hiện lòng căm phâõn của nhà thơ đối với quân thù Có thể nói đây là 2 câu thơ hay nhất trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi
23.Bằng truyện Mùa Lạc ,em hãy chứng minh ngắn gonï và đầy đủ ( không quá 40 dòng) từ nhận định của Nguyễn Khải: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết hạnh phúc hiện hình từ trong những gian khổ
hy sinh”
“Sự sống nảy sinh từ trong cái chết” , Điện Biên Phủ trước đây là nơi chiến địa của ta và Pháp Mảnh đất này trước kia còn ngợp lên một rừng cây chó đẻ, những cuộn dây kẽm gai , vài lưỡi cuốc hoen gỉ và rải rác một vài đọan xương người Thế mà cũng chính tại nơi đây 1 năm sau hòa bình 1 cuộc sống mới mơn mởn đi lên Màu xanh của đổ, ngô, lá mạ màu đỏ ớt chín ,màu vàng của khóm đu đủ ,màu láng mướt của những rặng chuối Và đặc biệt màu xanh mơn mởn của lạc ,của nông trường đang đi vào một mùa thu họach lớn
“Hạnh phúc hiện hình từ trong những gian khổ hy sinh” Chính tại nơi đây, con người cũng đã tìm thấy được hạnh phúc:
Trang 6-Đào trước kia vốn là một người bất hạnh.Chồng chết, con
chết.Đào lên nông trường điện biên và cũngchính tại nơi dây, chị đã
tìm thấy hạnh phúc
-Dịu, 1 trung đội trưởng già- thiếu úy lò gạch Chiến tranh đi qua
đã để lại cho anh nhiều nỗi buồn Vợ chết, con đi xa.Thế mà chính tại
nơi đây anh đã tìm thấy hạnh phúc với Đào
-Duệ vốn trước đây ở với người chú dượng , Duệ rất đau khổ,
mang nhiều mặc cảm Duệ chẳng khắc gì như con chim bị tên ,nay
thấy làn cây cong thấy sợ Thế mà ,chính tại nơi đây, mảnh đất Điện
Biên này ,Duệ đã tìm thấy hạnh phúc đích thực cho mình
-Ngòai ra 1 chi tiết cũng rất thú vị là hình ảnh người phụ nữ có
mang ở khu tập thể gia đình với tiếng guốc đi lẹp xẹp, bóng dáng nặng
nề Đó là hình ảnh một sự hòai thai , một con người sắp ra đời, sinh sôi,
nảy nở, ươm mầm, ươm giống cho mảnh đất này
24.Em hiểu thế nào là nhân vật điển hình ?
Không phải nhân vật nào trong tác phẩm văn chương cũng là
nhân vật điển hình Xếp theo cấp độ từ thấp đến cao có 3 lọai nhân
vật :
-nhân vật
-nhân vật tính cách
-nhân vật điển hình
Nhân vật trong tác phẩm văn học cổ điển dù có hay đến mấy
cũng không phải là nhân vật điển hình
Nhân vật trong tác phẩm lãng mạn dù có hay đến mấy cũng
không phải là nhân vật điển hình mà đó là những nhân vật tính
cách- thể hiện niềm ước mơ lý tưởng
Chỉ có nhân vật trong tác phẩm hiện thực, hiện thực XHCN của
các nhà văn xuất sắc thì mới co ùnhân vật điển hình
Nhân vật điển hình là nhân vật tiêu biểu cho 1 lọai người , 1
tầng lớp người trong xã hội và phải mang nét riêng không nhầm
lẫn với một nhân vật nào khác Hiện nay những nhân vật được
các nhà nghiên cứu cho là nhân vật điển hình như: Chị Dậu, Chí Phèo, Xuân Tóc Đỏ
25.Anh(chị) hãy trình bày những nét chính trong sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu ?
Xuân Diệu là tác gia lớn, 1 tài năng nhiều mặt trong nền văn
học việt nam, nhưng nói đến Xuân Diệu trước tiên là nói đến một nhà thơ.Sự nghiệp sáng tác của ông chia ra làm 2 giai đọan trước và sau cách mạng tháng 8
+Trước cách mạng t8 ,Xuân Diệu được xem là nhà thơ lãng mạng tiêu biểu cho phong trào thơ mới Trong thơ Xuân Diệu bộc lộ 2 tâm trạng trái ngược: yêu đời và tha thiết với cuộc sống nhưng lại hòai nghi, chán nản, cô đơn Dù ở trạng thái cảm xúc nào, ông cũng thể hiện cái tôi các nhân của mình hết sức mãnh liệt
+Xuân Diệu rất nổi tiếng ở mảng thơ tình yêu :Tập Thơ Thơ, Gửi Hương Cho Gió
+Sau cách mạng t8, Xuân Diệu hòa mình vào cuộc sống mới nhiệt thành đem nghệ thuật phục vụ cách mạng Thơ ông có những thay đổi về đề tài,chất liệu,ngôn ngữ và cách biểu hiện Ông bám sát đời sống, viết nhiều về công cuộc xây dựng đất nước và đấu tranh thống nhất nước nhà Những tập thơ chính như: Mũi Cà Mau Cầm Tay, Một Khối Hồng, Hai Đợt Sóng
+Bên cạnh sáng tác thơ, Xuân Diệu còn viết văn xuôi, nghiên cứu phê bình văn học và dịch thuật như: Văn xuôi có: Phấn Thông Vàng và Trường Ca là 2 tập văn xuôi đặc sắc của ông Xuân Diệu để lại những tập tiểu luận phê bình như: Tiếng Thơ, Dao Có Mài Mới Sắc
26.Anh(chị) hãy nêu nhũng nét chính trong sự nghiệp văn học của Nam Cao ?
Nam Cao (1915-1951) tên thật là Trần Hữu Tri, là một trong
nhũng đại biểu xuất sắc nhất của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại
Trang 7 Sáng tác củaNam Cao trước cách mạng t8 xoay quanh 2 đề tài
chính :
-Đề tài người trí thức tiểu tư sản nghèo bị gánh nặng cơm áo kéo
ghì sát đất và hòan cảnh xã hội làm cho ngột ngạt ,chết mòn như
Trăng Sáng, Đời Thừa ,Sống Mòn
-Đề tài người nông dân nghèo ở nông thôn bị bọn địa chủ áp
bứcbóc lột đẩy vào con đường cùng, bế tắc lưu manh hóa.Đồng
thời ông phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện đẹp đẽ của
người dân cả khi họ bị vùi dập đến mất cả nhân hình
Sau cách mạng t8 , Nam Cao tham gia kháng chiến tiếp tục
sáng tác để phục vụ sự nghiệplớn lao của dân tộc như: Đôi mắt,
Nhật ký ở rừng,, Chuyenä biên giới
Văn Nam Cao vừa hết sức chân thật vừa thấm đượm ý vị triết lí
trữ tình Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lý, ngôn ngữ sống
động uyển chuyển tinh tế lồng với lời ăn tiếng nói của quần chúng
27.Kết thúc bài thơ “Tâm Tư Trong Tù”, Tố Hữu viết một câu thơ và
để riêng ra xa như một khổ thơ:
“có một tiếng còi xa trong gió rúc”
hãy giải thích và nói tác dụng của câu thơ.
Viết như thế là một dụng công nghệ thuật làm cho câu thơ kết
thật vang xa nhiều dư âm Đó là tín hiệu cách mạng ,là tiếng kèn tập
hợp xung trận khỏe khoắn ,tự hào Câu thơ đứng tách ra một mình
mang chức năng tương đương một khổ thơ lại kết hợp với dấu ba
chấm(…) tạo sự ngân vang Tiếng còi xa nhờ gió mang đi dến tận
chân trời xa rộng Chữ thì dừng mà ý và tình cứ lan tỏa mãi
28.Anh(chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Tuân ?
Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của văn học việt nam.Sự nghiệp
văn học của ông trải qua trên 2 chặng đường : trước và sau
năm1945 Trước năm 1945 là nhà văn lãng mạng, sau năm1945
chuyển thành nhà văn cách mạng
Trước năm 1945, sáng tác Nguyễn Tuân xoay quanh các đề tài
chính :
- Chủ nghiã xê dịch viết về bước chân của cái tôi lãng tử qua những miền quê, qua đó hiện ra cảnh sắc cùng phong vị quê hương cùng một tấm lòng yêu nước tha thiết Tác phẩm chính : Một Chuyến Đi , Thiếu Quê Hương
-Vẻ đẹp vang bóng một thời, viết về những nét đẹp còn vương sót lại của một thời đã lùi vào dĩ vãng gắn với lớp nho sĩ cuối mùa Tác phẩm chính: Vang Bóng Một Thời
- Đời sống trụy lạc ghi lại qua quãng đời hoang mang, bế tắc, cái tôi lãng tủ đã lao vào rượu ,thuốcphiện và hát cô đầu Qua đó thể hiện lên tâm trạng khủng hỏang của lớp thanh niên đương thời Tác phẩm chính: Chiếc Lư Đồng Mắt Cua, Ngọn Đèn Dầu Lạc
Sau 1945, sáng tác Nguyễn Tuân tập trung phản ánh 2 cuộc
kháng chiến , qua đó thấy được vẻ đẹp người Việt Nam vừa anh dũng tài hoa Tác phẩm chính : Tình Chiến Dịch, Đường Vui, Hà Nội
Ta Đánh Mỹ Giỏi Ông cũng viết nhiều về công cuộc xây dựng đất nước , trong đó hiện lên con người Việt Nam với vẻ đẹp cần cù mà rất mực tài hoa.Tác phẩm chính : SÔNG ĐÀ
Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời tìm kiếm và khẳng định những giá trị nhân văn cao quí Với những nét phong cách nổi bật : tài hoa, uyên bác, hiện đại và cổ điển Ông có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển của tùy bút và tiếng việt
29.Nêu chủ đề của truyện Vợ Nhặt
Tố cáo bọn Nhật - Pháp gây ra nạn đói làm chết hơn hai triệu người và cái đói đãlàm cho giá trị người phụ nữ bị sụt giảm , từ một người được nhà trai đem lễ vật đến cưới hỏi linh đình Thếmà giờ đây thành cọng rơm cọng rác ai nhặt cũng được
Đồng thời đề cao vẻ đẹp của con người lao động trong bất kì tình huống nào họ cũng khao khát tình thương yêu, hạnh phúc gia đình và vẫn tin vàsự sống ở tương lai
Trang 830.Vì sao người ta coi Đôi Mắt là bản tuyên ngôn nghệ thuật của một
thế hệ nhà văn trong buổi đầu đi theo cách mạng Nội dung bản tuyên
ngôn ấy là gì ?
Đôi Mắt được coi là bản tuyên ngôn nghệ thuật của một thế hệ
nhà văn trong buổi đầu đi theo cách mạng vì nó được phát biểu
qua hình tượng văn sĩ Độ- một nhà văn trong buổi đầu đi theo
kháng chiến
Nội dung bản tuyên ngôn là:
- Nhà văn trước hết phải lãnh trách nhiệm của ngưới công dân đối
với đất nước ,đem ngòi bút phụcvụ cuộc kháng chiến Chưa phải lúc
sáng tạo những giá trị nghệ thuật cho muôn đời Hãy viết sao cho có
ích ,cho cuộc chiến đấu đã, dù có phải làm công việc của một anh
tuyên truyền viên nhãi nhép cũng chẳng nề hà
muốn viết đúng phải nhìn đúng Phải có đôi mắt của nhà văn cách
mạng để nhìn thấy bản chất tốt đẹp vàvĩ đại của nhân dân lao
động Chính Độ trướckia cũng không nhìn thấy được bản chất nên anh
mới “ngã ngữa người ra” khi thấy những người nông dân đóng vai trò
to lớn trong cuộc cách mạng t8 và cuộc kháng chiến chống Pháp
-Đối tượng chính của nền văn học phải là nhân dân lao động,
những con người bình thường mà vĩ đại
31.Nêu những đặc sắc trong truyện ngắn Đôi Mắt ?
Có 2 đặc sắc cơ bản về nghệ thuật (NT) ;
-NT trần thuật là dẫn dắt các tình tiết rất tự nhiên Dùng lối thuật
truyện qua dòng tâm sự của nhân vật ( ở dây là Độ)
-Nt khắc họa diện mạo và tính cách nhân vật hòan thiện ra với
những chi tiết ngọai hình và tâm lý ,cá tính và có tài quan sát, phát
hiện những chi tiết có tính hài hước, còn tính cách được bộc lộ qua
ngôn ngữ đối thọai
32.Kể tên 5 tác phẩm, 5 tác giảtrong chương trình văn 12 viết về vùng
đất Tây Bắc?
Sông Đà-Nguyễn Tuân
Vợ Chồng A Phủ- Tô Hòai
Tiếng Hát Con Tàu- Chế Lan Viên
Mùa Lạc- Nguyễn Khải
Tây Tiến- Quang Dũng
33 Giải thích vì sao thơ lãng mạng 30-45 nói chung và thơ Xuân Diệu nói riêng ‘ vừa yêu đời,say mê với cuộc sống vừa bi quan,chán nản với cuộc sống”?
Các nhà thơ lãng mạng trong đó có Xuân Diệu thường ôm ấp nhiều hòai bão, nhiều lý tưởng và cho rằng cuộc sống cứ tòan bích như ý của mình nên họ ra sức yêu đời, say mê với cuộc sống và cố gắng hưởng thụ Thế nhưng , đến khi đi vào thực tế cuộc sống,họ mới nhận ra rằng : xã hội nô lệ thì làm gì có tự do mà nó hạn chế tù túng khiến cho họ vỡ mộng đâm ra buồn phiền,bi quan, chán nản Do đó cái bi quan chán nản cuả họ cũng có cái giá trị tích cực , đó là phản ứng chống lại ,chối bỏ cái xã hội mà họ đang sống
34 Nêu những nét chính về tác giả và con đường thơ của Tố Hữu
* Tên nguyễn Kim Thành ( 1920- 2002 ) Thừa Thiên Huế xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, ông cụ thân sinh thích thơ và thích sưu tầm ca dao ,tục ngữ.Từ nhỏ được cha dạy làm thơ theo lối cổ.Thân mẫu thuộc nhiều ca dao ,dân ca Huế.Tố Hữu sớm tham gia cách mạng 1938 được kết nạp vào Đảng công sản.Năm 1939 bị địch bắt giam ở Thừa Thiên Huế , sau chuyển ra Qui Nhơn và cuối cùng chuyển lên giam ở Kontum 1942 vượt ngục về hoạt động bí mật ở Thanh Hoá.Cách mạng tháng Tám 1945 Tố Hữu là chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Huế Kháng chiến chống Pháp,Tố Hữu lên chiên khu Việt Bắc công tác ở Trung ương Đảng.Từ năm 1954 đến 1986 giữ nhiều trọng trách lớn trong Đảng và chính phủ Uỷ viên Bộ chính trị trung ương Đảng, phó thủ tướng
* Con đường thơ: Tố Hữu đến với thơ và cách mạng cùng một lúc Năm
1937 những bài thơ đầu của Tố hữu đã đem đến một tiếng thơ mới mẻ cho thơ ca cách mạng đương thời.Tố Hữu đã tiếp nhận những thành tựu
Trang 9nghệ thuật của Thơ mới để làm giàu cho thơ ca cách mạng Con đường
thơ Tố Hữu gắn liền với lí tưởng cộng sản và cuộc đấu tranh cách mạng
5 tập thơ của Tố Hữu là đánh dấu 5 chặng đường gắn bó đi lên với
cách mạng
+ Tập thơ “Từ Aáy”(37_46) là tiếng hát say mê lý tưởng niềm thông
cảm sâu xắc với quần chúng lao khổ và kêu gọi họ liên hiệp lại đấu
tranh
+ Tập “Việt Bắc” (47_54) là tiếng hát cổ vũ cuộc kháng chiến
chống Pháp
+ Tập”Gió lộng”(55_61) là ngợi ca công cuộc lao động xây dựng
CNXH ở Miền Bắc
+ Tập “Ra trận”(62_71) là tiếng thét căm thù tội ác của đế quốc MyÕ
và kêu gọi quần chúng đứng lên đấu tranh
+ Tập “Máu và hoa”(72_77) là tổng kết cuộc chiến đấu yêu nước vĩ
đại , và tác giả khẳng định máu đôû xuống đã nở thành hoa chiến
thắng
Cuộc đời và thơ ca của Tố Hữu có giá trị lớn và ảnh hưởng sâu sắc cho
nhiều thế hệ sau này
35 Nêu những nét chính về cuộc đời và văn nghiệp Hồ Chí Minh
Lúc nhỏ tên là nguyễn Sinh Cung 1890 Kim Liên Nam Đàn Nghệ An
1911 ra đi tìm đường cứu nước
1925 thành lập Thanh niên cách mạng đồng chí hội
1930 Thành lâp-j Đảng cộng sản Đông Dương( nay là Đảng cộng sản
Viẹt Nam)
1941 về nước thành lập Mặt trận Việt minh, lãnh đạo tổng khởi nghĩa
Cách mạng tháng Tám thành công , Người được bầu chủ tịch nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà
Người lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ
Mất 1969
Văn nghiệp hồ Chí Minh
Sinh thời HCM không nhận mình là nhà văn nhà thơ nhưng Người đã sáng tác nhiều tác phẩm giá trị Những áng văn chính luận giàu chất sống thực tế sắc sảo về chính kiến và ý tưởng như Tuyên Ngôn Độc Lập , Di Chúc ,Lời Kêu Gọi Tòan Quốc Kháng Chiến… Những truyện kí độc đáo hiện đại như Vi Hành,Con Rồng Tre… Hàng trăm bài thơ giàu tình đời , tình ngườichứa chan thi vị được viết
ra bằng tài năng và tâm huyết như: ) Nhật Kí Trong Tù, Thơ Kháng Chiến Chống Pháp, tập thơ Chữ Hán Hồ Chí Minh (36 bài), tập thơ Hồ Chí Minh (86bài )
Cuộc đời và thơ văn Hồ Chí Minh là bài học lớn cho mọi chung ta
36 Nêu quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh
- Sinh thời HCM không nhận mình là nhà văn nhà thơ mà chỉ nhận mình là người bạn của văn nghệ, người yêu văn nghệ nhưng do yêu cầu của hoàn cảnh cách mạng do thiên nhiên gợi cảm do tài năng nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ , Người đã sáng tác nhiều tác phẩm giá trị
- HCM xem văn nghệ là hoạt động tinh thần và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn phải góp phần tham gia vào việc đấu tranh và phát triển xã hội ví dụ như bài Cảm tưởng đọc Thiên gia thi ví dụ như trong Thư gởi các hoạ sí nhân triển lãm hội hoạ 1951” văn hoá văn nghệ cũng là mặt trân,anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”
- Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức, phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Và Cách viết thế nào?
Trang 10- HCM luôn quan niêm tác phẩm văn chương phải có
tính chân thật Phát biểu trong buổi khai mạc phòng ttriển lãm về hôi hoạ trong năm đầu cách mạng, Người nói” chất mơ mộng nhiều quá, mà chất thật của sự sinh hoạt rất ít”.Người yêu cầu văn nghệ sĩphải” miêu tả cho hay, cho chân thật ,cho hùng hồn”chú ý nêu gương người tốt việc tốt, uốn nắn và phê phán cái xấu.Tránh lối viết cầu kỳ,xa lạ nạng nề Hình thức tác phẩm phải trong sáng , hấp dẫn , ngôn từ phải chọn lọc.HCM đặc biệt quan tâm đến sự giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.theo Người tác phẩm văn chương phải thể hiện được tinh thần của dân tộc, của nhân dân và được nhân dân yêu thích
37 Trước khi lấy tên truyện là Đôi mắt Nam Cao lấy tên truyện là gì?
Giả thích và nêu ý nghĩa tên của các lần thay đổi đó?
- Tác phẩm được viết năm 1948 lúc đầu có tên: “Tiên sư thằng Tào
Tháo”
Giải thích: Lấy một chi tiết trong truyện Lúc Độ đến thăm Hoàng, tối
đó vợ chồng giữ thói quen cũ hàng đêm đọc truyện Tàu giả trí trước khi
ngủ Vợ Hoàng đọc truyện Tam Quốc chí đến đoạn Tào Tháo dụ Quan
Công, Hoàng vỗ đùi kêu : Tài thật ! Tiên sư anh Tào Tháo
ý nghĩa: Phê phán một bộ phận nhỏ trí thức lúc bấy giờ quay lưng lại
với kháng chiến , hàng đêm tiêu khiển trong những trò nhảm nhí vô bổ
-Về sau Nam Cao lấy tên truyện là “Đôi mắt”
Giải thích: Dôi mắt là bộ phận trên cơ thể con người dùng để nhìn thấy
Ý nghĩa:Ncao lấy tên Đôi mắt không mang nghĩa thực mà mang nghĩa
biểu tượng , biểu tượng cho cách nhìn đời nhìn người.Qua đó thấy được
quan điểm thái độ lập trường của nhà văn đối với cuộc kháng chiến,
ngươpì nông dân tham gia kháng chiến
38.Giải thích và nêu ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt”
- Vợ nhặt là chỉ người phụ nữ được nhặt về làm vợ giữa năm đói 1945
- Hai chữ Vợ nhặt là hiện thân cho nỗi vất vơ vất vưởng lăn lóc ở ngopài đường Hai chữ vợ nhặt có ý nghĩa tố cáo bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói làm chết hơn hai triệu người và cái dói đã làm cho giá trị của người phụ nữ bị giảm sút từ một người được nhà trai đưa lễ vật đến cưới hỏi linh đình thế mà giờ đây giống như những cộng rơm cộng rác ở ngoài đường ai nhặt về cũng được
39.Nêu xuất xứ và quá trình hình thành tác phẩm Vợ nhặt
- Vợ nhặt có tiền thân là tiểu thuyết “ Xóm ngụ cư” được sáng tác ngay sau cách mạng tháng Tám Chưa in bản thảo bị mất Đến năm 1954 sau khi miền Bắc được giải phóng dựa trên cốt truyện cũ , Kim Lân viết thành truyện ngắn Vợ nhặt
- Vợ nhặt được in trong tâp “ Con chó xấu xí”
40 Giải thích và nêu nội dung chính bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
- Tiếng hát con tàu tên bài thơ không mang nghĩa thực vì từ lúc sáng tác cho đến bây giờ vẫn chưa có đường tàu nào lên Tây Bắc
Tiếng hát con tàu tên bài thơ mang nghĩa biểu tượng Biểu tượng cho một cuộc lên đường
Biểu tượng cho một chuyến đi xa Biểu tượng khát vọng vượt qua cuộc sống tù túng để đến chân trời rộng mở
Biểu tượng cho niềm say mê khi bắt gặp niềm vui lẽ sống
- Nội dung chính: tác giả bày tỏ khát vọng được trở về hoà nhập với cuộc sống của đồng bào Tây Bắc , khát vọng này được biểu hiện bằng các hình ảnh khái quát , hoặc bằng các kỉ niệm ân tình hoặc bằng các hình ảnh so sánh