1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình văn học việt nam từ 1945 1975

190 701 5
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 190
Dung lượng 10,88 MB

Nội dung

Giáo trình văn học việt nam từ 1945 1975 Giáo trình văn học việt nam từ 1945 1975 Giáo trình văn học việt nam từ 1945 1975 Giáo trình văn học việt nam từ 1945 1975 Giáo trình văn học việt nam từ 1945 1975 Giáo trình văn học việt nam từ 1945 1975 Giáo trình văn học việt nam từ 1945 1975 Giáo trình văn học việt nam từ 1945 1975 Giáo trình văn học việt nam từ 1945 1975 Giáo trình văn học việt nam từ 1945 1975 Giáo trình văn học việt nam từ 1945 1975 Giáo trình văn học việt nam từ 1945 1975 Giáo trình văn học việt nam từ 1945 1975 Giáo trình văn học việt nam từ 1945 1975 Giáo trình văn học việt nam từ 1945 1975 Giáo trình văn học việt nam từ 1945 1975

Trang 3

LOI GIOI THIEU

Những năm gần đây yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học văn ở trường Đại học ngày một trở nên bức thiết hơn, nhất là khi chương trình đào tạo được thực hiện theo quy chế tín chỉ Từ bối cảnh đó, chúng tôi biên soạn

giáo trình Văn học Việt Nam 1945 - 1975 nhằm đáp ứng thêm nguồn tài liệu học tập học phần Văn học Việt Nam hiện đại 3 (XH 311) cho sinh viên ngành Ngữ _ Văn VÀ góp phần thiết thực cho quá trình đổi mới việc dạy và học văn ở trường

Đại học Cần Thơ

Giáo trình được biên soạn có 10 chương (TS Nguyễn Lâm Điền biên soạn

- các chương: I, IV, VI, IX, X ; TS Tran Van Minh bién soạn các chương: II, H1,

V, VI, VII) trình bày những nét cơ bản nhất, hi vọng sẽ đem lại cho người đọc

_ cái nhìn khái quát về diện mạo của một thời kì văn học gan liền với những tháng năm hào hùng nhất trong sự' nghiệp đấu tranh bảo vệ và xây dụng Tổ quốc của dân tộc Với điều kiện và khả năng có được, bên cạnh việc trình bày khái quát về

._ văn học Việt Nam 1945 — 1975, chúng tôi còn giới thiệu một số nhà văn, nhà thơ

tiêu biểu trong thời kì này để người đọc hình dung cụ thể hơn về những đóng góp _ của họ đối với sự phát triỀn của văn học Việt Nam hiện đại"

Giáo trình Văn học Việt Nam 1945 - 1975 được chúng tôi biên soạn theo _ hướng phát huy tính tích cực chủ động và khả năng tự hợc, tự nghiên cứu của sinh viên Cuối từng chương là phần hướng dẫn học tập với các câu hỏi Ôn tập,

ˆ gợi ý một số đề tài nghiên cứu, hội thảo và các tài liệu tham khảo chính Trên cơ

- - sở đó, sinh viên có điều kiện thực hiện tốt hơn những yêu cầu của giảng viên về

việc dự học, tự nghiên cứu

Dù có cố gắng nhung tất t yeu giáo trình Văn học - Việt Nam 1945 - 1975 bên cạnh những thành công vẫn không tránh khỏi thiếu sót, chúng tổi mong

- muốn đón nhận ý kiến đóng gop của bạn đọc Chúng tôi cũng xin trân trọng cảm

ơn các thành viên trong Hội đồng nghiệm thu giáo trình và các đồng nghiệp đã có những ý kiến đóng góp quý báu để giáo trình này thêm phẳn-hoàn thiện

Cần Thơ, tháng 11 -2011

CAC TAC GIA

Trang 4

MUC LUC

Trang

1.1 Những điều kiện dé nền văn học mới phát triễn e.cccecở - c1 01 cv 1

1.1.2 Lực lượng sáng tác được đổi đời, gidu-tai năng và ngày càng hùng hậu 2

1.1.3 Sự tác động mãnh liệt trên nhiều phương điện của hiện thực đời sống cách mạng đôi với nhà văn cánh ng t0 0011 1111 te 3

1.2 Những thành tựu nỗi bật ở các thể loại chính crseeesirririrrree 4

.1⁄2.1 Thơ - — ,ÔỎ 4

1 3.1 Nền văn học gắn bó với đời sống nhân dân.: _ SG _ ¬

'2.1 Những nét chính về tiểu sử và con người .-.ceecseeeeiereirrrerrie eT

-2/2.1 Từ áy (1931~ 1946) iekeiiairriiellriooe.25

2.2.2 Việt BẮc (1947— 1954) Humikririorose.3Ổ

2.2.3 Gió lộng (1955 — 1961) ssssasessssssnssteassenceusstseesnuseesseeaeesceees 40

224 Ra tran'(1962— 1971) seessessscsssssssssssssesesssssusersessessseneennseese, " x 2.2.5 Máu và Hoa (1972 ~ 1971) ` ¬Ừ.:

2.3.1 Thơ Tế Hữu là thơ trữ tình chính trị . secsasenssnssee 46

hào sảng, quyền uy của Cách mạng series AY

Trang 5

2.3.4 Nghé thuat tho dam đà bản sắc dân tộc ác neo 50

2.4 Kết luận chung ccccnHu 2H21 51

CHƯƠNG II NGUYÊN TUÂN S22 211v 222121211 E012 nnnnnnee 54

3.3.2 Hệ thống nhân vật mang vẻ đẹp của tài hoa và nhân cách 66

3.3.3 Đặc sắc ở thể loại tùy bút ssc 2 2t 2E 67

3.4 Két lun CHUNG eecccseeessssssesssssssesessssssssssssssstsssssesssstessesstsesesstteccssssecccesseccese 69

CHUONG IV CHE LAN VIÊN _"

4.2 Chế Lan Viên với thơ :

4.2.1 Vài nét về quan niệm thơ của hệ Lan Viên

4.2.2 Thơ Chế Lạ

ï'trướẻ Cách mạng tháng Tắm s78

4.2.3 Tho Chế Lân Viễn sau Cách.mặñg tháng Tám s TỔ

4.3 Chế Lan Viên:với Ẩùy-bút và phê bình văn học 5 SE 83

4.3.1 Tùy bút của Chế Lan Viên trước Cách mạng tháng Tám

4.3.2 Tùy bút và phê bình văn học của Chế Lan Viên sau Cách mạng

4.4 Phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên 5 ng 85 4.4.1 Giàu chất trí tuệ, có sự thống nhất giữa trí tuệ và cảm xúc - 85 4.4.2 Thẻ hiện sự vật, hiện tượng ở các mặt đối lập sss nen 85

4.4.3 Cam nhan suy nghĩ những vấn dé của cuộc sống bằng thế giới hình ảnh

4.5 Kết luận chung 5c2tst tt E2 20111 21D 88

CHƯƠNG V HUY CẬN Q.1 Hee 90

il

Trang 6

5.2.2 Thơ Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám .e erriererererrrrree 9ó

5.3 Phong cách nghệ thuật của Huy Cận .-ceeerrrrrrrrerrrrrrerre 100

5.3.1 Luôn lắng nghe những“xao động kì lạ”và sự hòa điệu của vũ trụ

5.3.3 Hồn thơ Huy Cận đậm đà bản S10 0 102

CHƯƠNG VI TÔ HOÀI -:- 5-5 2tr2 ri 105

6.1 Những nét chính về tiểu sử và con người e-ceeceerrrirrrrrrrrirrre 105

6.2.2 Sau Cách mạng tháng Tám .- — 110

6.3 Phong cách nghệ thuật của Tô Hoài . -ceerrerrerettrrerrererdree 113

6.3.1 Không gian nghệ thuật và đối tượng khám phá, t thể hiện rất tập trung 113

6.3.2 Lối viết đậm đà màu sắc dân es

7.2.2 Sau Cách mạng thang Tam .ccceeceeeeeeseenereeetseereeseeeeseeenesenesesesenenes 119

7.3 Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng ccceeieserrrriee 123

7.3.1 Để tài lịch sử và cảm hứng yêu nước là đặc điểm nỏi bật trong hầu hết

sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng .ceereeerrerrrirrrirrrererrrree 123

7.3.2 Hình tượng nhân vật anh hùng mang tính lý tưởng và đậm màu sắc

lãng mạn ++++r* nh 123

7.3.3 Văn phong Nguyễn Huy Tưởng trằm tĩnh, đôn hậu, giàu chất

8.1 Những nét chính về tiểu sử và con người HH H0 127

ili

Trang 7

8.2 Qué trinh SANG tAC an n 4 128

8.2.1 Tir 1950 én 1962 ececccccscccecsssssesseessssssssesssssesssssssessassecsessssussssessesesseeesesaee 128 8.2.2 Tir 1963 dén khi qua ddd oo ccceecccecsessesscsessseesessssscssesssesessessesecsnssneeees 129

8.3 Phong cach nghé thuat ctha Nguyén Thin cccccecesscsescscecseeeesssseesesecsentenees 134

8.3.1 GO Nguyễn Thi có sự hài hòa tuyệt vời giữa sống - chiến đấu - sang tac .134 8.3.2 Sự kết hợp, sự hài hòa giữa nhiều mặt đối lập về nội dung và hình thức

9.1 Những nét chính về tiểu sử và con người . sccctcàcrtrkerrrkerkerree 138

9.2.1 Cảm hứng về quê hương - 2s: 2 2++ ktESEE112171121111111 711122 e 139

9.2.2 Cảm hứng về người anh hùng cccsEZESctrrterrrerreee , khe 144

9.3 Vài nét về nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân .vs.ccccccscrrrreirriserrie 148

9.3.1 Thể nghiệm ở nhiều thể thơ - 1222251 c2 gxteereeerereee 148

9.4 Kết luận chứng

CHUONG X PHAM"

10.1 Những nét chính

10.2 Đường ra trận Và cuộc sống chiến trường qua cảm nhận của

10.3.3 “Nhặt những chữ của đời mà VIẾt HÊH IF4HR ”” ăoocccccccececcerrrrrerkea 160

10.4 Kết luận chung ¿-©5c©52©cs+ccerxerxerxrrerrerreree 162

Trang 8

Van hoc Vit Nam 1945 - 1975 Chương L Khải quái văn học Viét Nam 1945 - 1975

CHUONG I

KHAI QUAT VAN HOC VIET NAM

1945 — 1975

#% 3# GϤ

1.1 NHUNG DIEU KIEN DE NEN VAN HOC MOI PHAT TRIEN

1.1.1 Sự lãnh đạo thống nhất, chặt chẽ và tồn diện của Đảng Cộng san

Việt Nam

Sau hơn tám mươi năm sống trong cảnh nơ lệ lầm than với bao nỗi đắng

cay, tủi nhục bởi sự đơ hộ của chế độ thực dân phong kiến, dân tộc Việt Nam đã

đồn kết đứng dậy đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và

đã làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại, giành lại được quyền sống Tự do

và Độc lập Sự thành cơng đĩ đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử đấu

tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam và mở ra a một thời kì mới cho

nền văn học Việt Nam

Cuộc sống hạnh phúc và niềm Vui, bắt tuyệt (Tế Hữu) đến với dân tộc

chưa được bao lâu thì kẻ thù thực dân Pháp lại quay lãi xâm lược nước ta một lần

nữa Tồn thể dân tộc Việt.Nạn dưới SỰ: aint | dao! cha Dang da đứng lên kháng

chiến với tỉnh thần ST ha hi sinh: riát, cả chí" hàng chịu mắt nước khơng Chịu làm

người Việt Nam lại

tộc Việt Nam lúc tây, Tình | song, núi (Trấn Mai li Ninh) là mối tình đẹp nhất, thiêng

liêng nhất trong cưộe-Sống: Từ trong đau thương và chiến đấu, vẻ đẹp của Tổ

quốc Việt Nam cảng ngời sáng hơn Cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ và

hào hùng đĩ đã làm nên thiên sử vàng chĩi lọi cho dân tộc

Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, lịch sử đã sang tr ang, tổ quốc ta vừa

cĩ niềm vui của cuộc sơng xây dựng chủ nghĩa xã hội đang diễn ra sơi nỗi hào

hùng trên miền Bắc, vùa mang nỗi đau của cảnh đất nước bị, cắt chia thành hai

miên bởi kẻ thù xâm lược Mi Nam 1965, để quốc Mĩ điên cuồng leo thang đánh

phá miền Bắc, khĩi lửa của cuộc chiến tranh lại trùm lên cả nước ta Dù đứng

trước những thử thách của sự mất cịn nhưng tâm hồn, tính cách của con người

Việt Nam van “ngot ngào qua muơn nồi đẳng cay”, vẫn thủy chung, tình nghĩa

Kẻ thù “muốn biến ta thành tro bụi", nhưng ta lại “hĩa vàng nhân phẩm lương

tâm”, và “làm sen thơm ngát giữa đồng " (Tế Hữu) để chiến đấu và giành tồn

thắng trong chiến địch Hồ Chí Minh

Trong suốt quá trình lịch sử đĩ, Đảng khơng chỉ lãnh đạo tồn dân kháng

chiến, mà cịn lãnh đạo tồn diện đối với văn học nghệ thuật Đảng đã chỉ rõ văn

học là bộ phận khơng thể tách rời của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và

đấu tranh thống nhất nước nhà Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch

Trang 9

Van hoc Viét Nam 1945 - 1975 Chuong | Khai quat van hoc Viét Nam 1945 - 1975

Hồ Chí Minh khẳng định mối quan hệ chặt chẽ của nó đối với cuộc sống cách mạng và đời sống tỉnh thần của nhân dân Bác khẳng định:

“Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận

Anh chị em là chiên sĩ trên mặt trận dy”

(Gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951)

Với vị trí vai trò quan trọng đó, để hoàn thành nhiệm vụ ¡ những người làm nghệ thuật phải “dat loi ich cua khang chiến, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết"

Trong các kì đại hội Văn nghệ, Ban chấp hành Trung ương Đảng đều chỉ

rõ nhiệm vụ của văn nghệ sĩ là: “xáy dung một nên văn nghệ dân tộc phong phú,

tích cực góp phan xdy dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhát, độc lập, dân chủ và giàu mạnh" và “cần cô gắng trau dỗi nghệ thuật hơn nữa, đi sâu tim hiéu những di sản nghệ thuật quý báu của dân tộc và văn học nghệ thuật tiên tiễn của thế giới”( Thư gửi Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ hai, 20/2/1957) Cần

phát triển nền văn học mới nói riêng, văn nghệ mới nói chung với nội dung xã

hội chủ nghĩa, tính dân tộc và tính nhân dân sâu, sắc, Còn văn nghệ sĩ phải thâm

nhập vào đời sống và liên hệ mật, thiết với đời: sống của nhân:dân; muôn là nghệ

của tác phẩm Trong từng giai doan lich, SUS’ Đăng: đều có đường, lỗi chủ trương sáng suốt dé tạo điều kiện cho văn hộc hướng tới lợi ích của: -dẩn tộc và sự phát triển của nghệ thuật vãi ghe si cần whan thức sâu sắc ý nghĩa và tác dụng lớn lao của văn học righ bi đới đời sống, tinh thần của nhân dan, “Ja tiếng nói

rộng và lâu bên trồng đổi ông linh thần của nhân dân, văn nghệ giữ một vai trò rất quan trọng trong "Việc xây dựng đạo đức, tình cảm và tác phong xã hội chủ

ng”ĩa "( Thư gửi Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ ba 26/1 1/1962) Cũng vì lẽ

đó Đảng chỉ rõ: “Tổ quốc và chủ nghia xã hội là những đề tài cao đẹp nhất của

văn học, nghệ thuật nước ta lúc này” và “Tổ quốc, nhân dân và cách mạng là đối

tượng phục vụ cao quý nhất tác phẩm văn học, nghệ thuật là vũ khí sắc bén”

(Thư gửi Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ tư (22/1/1968)

Tất cả những điều đó đã tác động sâu sắc đối với tư tưởng tình cảm của nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật Cũng vì thế, dù phát triển trong hoàn cảnh khắc nghiệt của hiện thực đời sống chiến tranh nhưng văn học Việt Nam luôn đạt được những thành tựu rực rỡ góp phần không nhỏ vào sự nghiệp cách mang cua dân tộc

1.1.2 Lực lượng sáng tác được đỗi đời, giàu tài năng và ngày càng hùng hậu

Trước Cách mạng tháng Tám, hầu hết văn nghệ sĩ thường mang nỗi đau đời, họ có khát vọng tìm kiếm “cái phi thường, cái óc mơ” (Hàn Mặc Tủ) nhưng rơi vào sự bế tắc, thất vọng, hoặc lâm vào cảnh sống mon va “nam đài

nghe ngày tháng dân tró?? (Thê Lữ) Thân phận của các nhà văn, nhà thơ ở thời

Trang 10

Kan hoc Viét Nam 1945 - 1975 Chương l Khái quát văn học Việt Nam 1945 - 1975

kì trước cách mạng như: Thế Lữ Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Nguyễn

Tuân, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao , chính là những bằng chứng sinh động

cho điều đó Nhìn chung trong hoàn cảnh của cuộc sông trước Cách mạng tháng

Tám, văn nghệ sĩ cùng chung một số phận với dân tộc

Sự thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám không chỉ đưa lại Độc lập,

Tự do cho dân tộc, mà còn đưa lại quyên tự do sáng tác cho văn nghệ sĩ “Cùng

với toàn thể dân tộc, anh chị em văn nghệ cam thấy mình lớn lên , được tự do

yêu nước và phục vụ nhân dân, điều mà trước Cách mạng tháng Tá ám không thể

có được Đó là những quyên tự do căn bản mà chúng ta đã giành được, nhờ đó

mà văn nghệ duoc tự do sáng tác theo tiếng gọi của Đảng mình”(Trường Chỉnh)

Đội ngũ nhà văn thời kì này ngày càng đông đảo với ba thế hệ:

-_ Thế hệ nhà văn trước Cách mạng tháng Tám

-_ Thế hệ nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp

- Thế hệ nhà văn trưởng thành trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã

hội ở miền Bắc và trong kháng chiến chống Mi

Các thế hệ nhà văn nói trên đã có sự bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau để góp

phân làm nên sự vững mạnh của đội ngũ sáng tác văn học thời Ki nay

Nhà văn có điều kiện thuận lợi để bồi dust nang 'cao kiến thức chuyên

môn nghiệp vụ qua các lớp ' đào tạo ngắn “hạn vàidäi hạn d do Hội Nhà văn và Hội

Văn nghệ của các địa phương tổ chức hàng năm

Ngoài ra, cần ói đến : sự đóng góp 'không nhỏ của đội ngũ sáng tác

ở các địa phương và kh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Nhiều nhà văn

đã được trưởng thành và "khẳng định vị trí xứng đáng của mình trên văn đàn từ

chính phong trào văn nghệ nói trên

Có thể nói, điểm chung nhất của các nhà văn Việt Nam từ sau Cách mạng

tháng Tám la gan bó sâu nặng với Tổ quốc và dân tộc Họ vượt qua mọi gian

khô, thử thách để đi khắp mọi nẻo đường của Tổ quốc nhằm tìm tòi, sáng tạo Sự

cần mẫn, cố găng của họ giống như những con ong cần cù, chăm chỉ tìm kiếm

nhụy hoa để kết nên vị ngọt cho đời Bằng tài năng nghệ thuật và sự tâm huyết

với đời, với nghề, các nhà văn đã sáng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị lớn lao

và sức sống lâu bền Với những thành tựu đã đạt được, càng ngày các nhà văn

càng được người đọc mến mộ và khâm phục

1.1.3 Sự tác động mãnh liệt trên nhiều phương diện của hiện thực đòi sống

cách mạng đôi với nhà văn

Hiện thực cuộc sống thời kì này đã đem lại nguồn chất liệu phong phú, dồi

dào cho nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật Công cuộc xây đựng xã hội

chủ nghĩa trên miên Bắc với nhiều thành tựu đạt được đem lại cho mọi người

niềm tin yêu vào cuộc sống mới Bên cạnh đó, khí thế ra trận hào hùng của cả

Trang 11

Văn học Việt Nam 1945 - 1975 Chương L Khái quái văn học Việt Nam ¡945 - 1975 dân tộc và sự tàn khốc của chiến tranh đã mở ra trước mắt nhà văn bao điều suy ngẫm Đó chính là điều kiện thuận lợi để nhà văn hiểu hơn vẻ bản chất của đời

sông kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội, về vẻ đẹp tâm hẳn, tính cách của

con người Việt Nam trong hoàn cảnh đó

Hiện thực đời sống nói trên tất yếu tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của nhà văn; đồng thời, luôn luôn đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi nhà văn

phải nhạy bén, kịp thời chiếm lĩnh và thể hiện nó ở nhiều phương diện khác

nhau Trong quá trình sáng tác nhà văn cần hướng đến việc tìm kiếm đề tài mới,

sáng tạo hình tượng nghệ thuật mới, cũng như sử dụng linh hoạt các thể loại văn

học mới đáp ứng được nhu cầu thâm mĩ của người đọc

Nhiều nhà văn đũng cảm đến với những nơi khó khăn, gian khổ, nhiều thử

thách, thậm chí đối mặt với sự mắt mát, hi sinh để có thể năm bắt kịp thời những

sự kiện nóng bỏng nhất và tích lũy cho mình một vốn sống, vốn chất liệu dồi dào Trên cơ sở đó, họ ngày càng nhận thức sâu sắc hơn, càng tự hào, gắn bó hơn đối với Tổ quốc và viết nên được những trang văn, vần thơ giàu ý nghĩa Trên cơ sở đó, văn học Việt Nam 1945 - 1975 chủ yếu tập trung ở hai dé tài lớn là: đề tài chiến tranh cách mạng và đề tài về cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội

Cách mạng thá mm thành công đã mở ra một chân trời mới cho sự sáng

thời đại nhựng đối với các nhà thơ sự đổi thay ây thật kì diệu và rất thiêng liêng,

để rồi họ gắn bó ngày một sâu sắc hơn với Tổ quốc và cuộc đời mới Xuân Diệu

1.2.1.1 Thơ cá

Cái budi ban đầu dân quốc ây

Ngàn năm hồ dê mây ai quén

Còn Trân Mai Ninh cảm nhận tình cảm đôi với Tô quốc là Tinh sông múi Nha tho cho rang môi tình với Tô quốc là tình cảm cao quý nhật:

Có môi tình nào hơn thê nữa

Ăn sâu lòng đất, thấm lòng người

Đượm lêu tranh thơm dậy ngàn khơi

Khi vui non nuoéc cung cudi

Khi căm non nước với người đứng lên

Trang 12

Van hoc Viét Nam 1945 - 1975 Chương L Khái quát văn học Việt Nam 1945 - 1975

_ Cái tỉnh đầm thắm thiết tha va rất sâu nặng của Trần Mai Ninh đối với Tổ

quốc đã giúp ông cảm nhận được vẻ đẹp riêng của dải đât Nam Trung Bộ:

Trăng nghiêng trên sông Trà Khúc

Máy lông và nước reo Nắng bột chen dừa Tam Quan Gió buôn uốn éo

Bông Sơn đìu dịu như bài thơ Mừờ soi Bình Định trăng mờ Phú Phong rộng

Phù Cát lì

An Khé cao vun vut

Sống giữa không khí sôi động, ngập tràn niềm vui được độc lập, tự do và

khi những dĩ vãng buồn đau của thời đen tối qua đi, ánh bình minh cuộc đời mới

đã đến với mọi người, trong tâm trạng rạo rực say mê, Tổ Hữu cảm nhận cuộc

sống ở vào thời điểm đó tràn đầy niềm vui bat tuyệt, niềm tự hào của một dân tộc

da bé gay gông xiềng nô lệ đứng lên làm chủ cuộc đời:

Chir day Hué, Thế gi Xiễng gông Xưa 2 đã sơ

Hã iy bay lê risOg núi cud ta rồi cen

4 Thoi phòng lên Tìm bông hóa mặt tròi

(H ué thang Tam) Riêng Xuân Diệu đã nhanh chóng tìm được nguồn cảm hứng mạnh mẽ về

Tô quôc và dân tộc đề viết thành công trường ca Ngọn Quốc kì và Hội nghị non

sông Ở trường ca Ngon Quốc ki, 6ng cảm nhận sâu sắc ý nghĩa lớn lao trong

cuộc đấu tranh nhiều gian khổ và mắt mát, hi sinh của dân tộc để làm nên chiến

thắng; đồng thời tô thăm thêm vẻ đẹp của lá cờ tổ quốc Ông khẳng định:

Có xông pha tranh đâu mới nên cờ

Có máu chảy nên sắc này mới đỏ

Với Nguyễn Đình Thi đó là niềm vui bỡ ngỡ, khi nỗi buồn sâu thắm của

quá khứ đã qua đi Còn Thâm Tâm đã tìm thấy bức tranh quê tươi đẹp và thể hiện

Trang 13

Đ

Trái hông trĩu xuống cây rơm

Sáng nay mùa cốm dậy thơm khắp làng

Lúa vươn thân hút ảnh vàng

Nguồn tươi vồng nở thu sang tốt lành

Đáng chú ý, ở vào thời điểm này xuất hiện một số bài thơ viết về Chủ tịch

Hồ Chí Minh Tế Hữu ngợi ca Bác là à “người lính già đã quyết chí hi sinh", là

“oon đuốc thiêng liêng” Người là sự kết tỉnh cao đẹp cho truyền thống lịch sử

hào hùng của dân tộc và tình thương lớn:

Trăm thế kỉ trong tên Người: Ái Quốc Bạn muôn đời của thế giới đau thương !

(Hồ Chí Minh)

Tầm vóc và những phẩm chất cao quý của lãnh tụ Hồ Chí Minh còn được

Tê Hanh thê hiện trong niêm tự hào :

_Sáng láng ôn tôn thành tâm quyết chi

người vừa thoát khôi đệm ii nô: 1, mà đặc biệt là tình yêu Tổ quốc, niềm tự hào, niềm vui của cả dân tộc: ở thời điểm mở đầu cho thời đại vẻ vang và oanh liệt

nhất trong lịch sử dân tộc Những hạn chế về cách diễn đạt, lối cảm xúc, về ngôn

ngữ, hình ảnh của thơ lúc này là điều không tránh khỏi khi độ chín của cảm xúc

và nhận thức về hiện thực đời sống cách mạng còn chưa sâu sắc Nhiệt tình công dân của các nhà thơ rất đáng trân trọng, nhưng điều đó chưa đủ để làm nên sự đổi mới về quan niệm thâm mĩ và điệu cảm xúc ở họ Điều đó sẽ được khắc phục dần

ở thơ ca những năm về sau

Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nỗ, dân tộc Việt Nam triệu người như một với Tình sông núi đã đứng lên chiến đấu theo Lời kêu gọi toàn quốc quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch Mỗi một con người Việt Nam lúc này nhận

thức sâu sắc về tinh thần “quyết tu cho t6 quéc quyét sinh”, va “tha hi sinh tất cả

chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” Thơ khang chiến chống Pháp được ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đó và trong suốt chín năm trường kì kháng

chiến, thơ ca đã góp phần không nhỏ để làm nên những trang sử vàng chói lọi

cho dân tộc; đồng thời, thể hiện được một cách chân thật và sinh động nỗi niềm

tình cảm cao đẹp của dân tộc ta trong những năm tháng đó

Trang 14

Van hoc Viét Nam 1945 - 1975 Chương I Khái quái văn học Việt Nam 1945 - 1975

Thơ ca kháng chiến xuất hiện rất phong phú, đa dạng và luôn có mặt trong

đời sống tinh thần của quần chúng Quần chúng đến với thơ dé gửi gắm, giãi bày

những tình cảm và nhận thức của mình trước hiện thực đời sống kháng chiến Họ

làm thơ không chỉ là thú vui, sở thích, mà còn để vơi bớt đi bao nỗi nhọc nhắn

gian khổ, bao mất mát, hi sinh Đặc biệt, họ làm thơ cũng là dé khang dinh con

người công dân, con người văn hóa của mình, để tâm tình cùng với những người

đồng điệu Vì lẽ đó, thơ trở thành một sợi dây vô hình tạo nên sự thống nhất,

đoàn kết trong một ý chí, một mục đích chung là bảo vệ quyền tự do, độc lập của

dân tộc Trong bài Nói chuyện thơ kháng chiến, Hoài Thanh khang định: “Dân

tộc ta từ xưa vẫn thích làm tho, ngâm thơ Tù Cách mạng tháng Tám, số người

thích làm thơ, ngâm thơ lại càng nhiều Một mặt hàng triệu người thoát nạn mù

chữ tham gia sinh hoạt văn hóa văn nghệ, một mặt khác, cuộc sông 'kháng chiến

gian nan và phong phú, con người kháng chiến lo lắng, hồi hộp chờ đợi, hi vọng,

phần khỏi sống đồn trong một hai năm nhiều hơn những cuộc sống nhọt nhạt kéo

đài, kéo dời trong hàng thê kỉ Do đó càng cần phải có thơ”

Cũng vì lẽ đó, lực lượng sáng tác thơ ở thời kì này ngày càng thêm đông

đảo Hầu hết, các nhà thơ tiêu biểu trước đây trong phong trào Thơ mới nay đều

tham gia cách mạng, đến với cuộc kháng chiến của dân tộc như: Huy Cận, Xuân

Diệu, Lưu Trọng Lu, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Nguyễn Bính, Anh Thơ, Chính

từ hiện thực cuộc sống kháng chiến họ có bước chuyển: mạnh mẽ cả về tình cảm

cũng như nhận thức để rồi từ: “thung ling» dau, thưởng: đến với cánh đồng

vw?°(Chế Lan Viên) và nhận rõ đó là con" đường tắt yếu để trở thành nhà thơ của

nhân dân, sáng tác để gó phần phục vụ đời sông khang: chiến

Xuân Diệu vỗ Hà, thơ “mdi nhất: trồng phong trào Thơ mới”, nha thơ

càng hiểu hơn đời sống Ì úa-“#gười áo vải”, nhận ra bao vẻ đẹp tỏa sáng từ cuộc

đời của họ để từ đó viết nên nhiều bài thơ xuc động như: Tặng làng Còng; Mẹ

con; Ba cu mù lòa; Chế Lan Viên giã từ không gian ảm đạm của một thế giới

đầy hồn ma, bóng quỷ trong Điêu tàn để trở về với cuộc sống của nhân dân và

thâm thía hơn Bữa cơm (thường ở trong bản nhỏ Ông bộc lộ tình cảm chân

thành, suy ngẫm sâu sắc khi được sống chiến đầu Trên dải Trường Sơn Cũng từ

nguồn mạch và tình cảm đó, Lưu Trọng Lư viết Ngò cải đơm hoa, Huy Cận viết

Gặt lúa đêm trăng, Anh Thơ viết thành công bài thơ dài Kể chuyện Vũ Lăng, Tế

Hanh viết Người đàn bà Ninh Thuận Có thể nói, thành công mà các nhà thơ đạt

được trong thời kì này không nhiều nhưng mang ý nghĩa lớn trong việc đánh dâu

một bước chuyên, một chặng đường trên con đường thơ của họ

Bên cạnh đó, từ trong phong trào thơ ca quần chúng sôi động với nhiều

hình thức phong phú đã xuất hiện và ngày càng trưởng thành của một thế hệ nhà

thơ đầy hứa hẹn như: Chính Hữu, Hoàng Trung Thông, Trần Hữu Thung, Hữu

Loan, Hồng Nguyên, Hoàng Cầm, Quang Dũng, Thôi Hữu, Hoàng Lộc, Minh

Huệ, Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Tất cá họ, mỗi người mỗi vẻ đi vào

kháng chiến để chiếm lĩnh hiện thực đời sống chiến tranh và tìm được nguồn cảm

hứng mới về Tổ quốc, dân tộc Trên cơ sở đó, họ có một quan niệm mới mẻ về

Trang 15

Văn học Việt Nam 1945 - 1975 Chương I_ Khải quát văn học Viét Nam 1945 - 1975

thơ: thơ bắt nguồn từ cuộc sống và trở về với cuộc sống, thơ phải có tính chiến

đầu, phải trở thành nguồn động viên, người bạn tỉnh thần của nhân dân Cũng vì

thế, thơ ca kháng chiến luôn mở rộng vê đề tài, thể loại và chú trọng khai thác

nhiều phương diện khác nhau của đời sống kháng chiến Mặt khác, nhà thơ cần

có sự vượt mình, nhanh chóng bắt nhịp được bước đi của thời đại và luôn ý thức

được sứ mệnh của mình đối với Tế quôc và phải là nhà thơ của nhân dân, vì nhân dân Trên cơ sở đó các nhà thơ đã viết nên những vần thơ đặc sắc, ngợi ca vẻ đẹp

tâm hồn, tính cách của con người Việt Nam trong kháng chiến

Thời gian đầu, thơ kháng chiến còn có sự giao thoa giữa cái cũ và cái mới trong cách thê hiện Thành tựu mà phong trào Thơ mới đạt được vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến sáng tác của các nhà thơ thời kì này và đó cũng là lẽ tất yếu Điều, đó phần nào thể hiện được tính kế thừa trong quá trình đi tìm chất thơ trong đời sống kháng chiến của các nhà thơ Nỗi buồn, sự chia li mất mát vẫn tiếp tục được các

nhà thơ thể hiện với một cung bậc mới:

Bà khóc gia đình bên quán vắng

Tôi buồn đồng đội lúc lưu vong Đêm nay súng nồ vang đồn giác Chẳng biết bao -guôir nhuộm Ánh

kì này như: Chiếc bì ) ngày -Cưới/ thành bình Sương tàn lạnh vây quanh (Mau tim hoa sim- Fi an), Báy giờ đi đâu về đâu ? hay Bây giờ tan tác về

đâu ? (Bên kia sông Diu eo “Hoàng, Cầm), Đôi mắt người Sơn Tây/ U uẩn chiếu

sáng tạo nên nhiều bài thơ với âm hưởng hùng tráng, nhiều hình ảnh thơ tái hiện

chân thật, sinh động hiện thực đời sông đó Đó là khí thế ra trận của quân và dân được Tổ Hữu cảm nhận:

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm râầm rập như là đất rung Quân ải điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát ñá muôn tàn lứa bay

(Việt Bắc)

Trang 16

lăn học Việt Nam 1945 - 1975 Chương Ì Khái quát văn học Việt Nam 1945 - 1975

Nguyễn Đình Thi cũng nhanh chóng chiếm lĩnh được hiện thực đời sống

kháng chiến để khám phá, thể hiện thành công sức mạnh và vẻ đẹp kì vĩ của dat

nước, dân tộc từ những năm đau thương chiến đấu:

Ôm đất nước những người áo vải

Đã đúng lên thành những anh hùng

Hay là :

Súng nồ rung trời giận dữ

Người lên như nước võ bò

Nước Việt Nam từ máu lửa Rñũ bùn đúng dậy sáng lòa

(Đất nưóc)

Bên cạnh đó, thơ ca kháng chiến đã thể hiện được nhiều tình cảm cao đẹp

của con người Việt Nam trong nang chiến như tình mẹ con, tình vợ chồng, tình

yêu, tình quân dân, tình đồng đội,

Trong thời kì này, Tế Hữu viết nhiều và viết một cách thấm thía về tình

mẹ con Điều này được thể hiện qua các bài thơ như: Đà bi, Ba me Viét Bac,

Bam oi N6i trăn trở, thao thức.nhớ thương cua người Thẻ có cọn đi bộ đội được

nha tho thé hiện một cach-gian di ma sâu § aC:

hacen 6 chuối lửa rơm ` -

¡ đánh giặc đêm hôm sưởi gi

~ (Ba bu)

Tuy nhớ thuong con nhưng mẹ vẫn vượt qua những khó khăn gian khô

trong cảnh sống đơn chiếc để động viên con lên đường đánh giặc, bởi mẹ luôn có

niêm tin “nó về thẳng trận” Còn đứa con xa nhà đi chiến đấu cũng luôn thầm

nhớ về mẹ Nỗi nhớ thương đó được Tố Hữu cảm nhận:

Mưa phùn ưới áo tứ thân Mua bao nhiêu hạt thương bầm bay nhiéu

(Bam oi)

Từ sự cảm thông sâu sắc Ấy, Hoàng Trung Thông thể hiện thành công tâm

trạng của bà mẹ khi đón bộ đội vê làng như đón những đứa con thân yêu ổi xa trở

về sau nhiều tháng năm xa cách:

Mẹ già bịn rịn áo nâu Vui dan con ở rừng sâu mới về

(Bao gio trở lại)

dt

Trang 17

Véin hoc Viét Nam 1945 - 1975 Chương I Khai quat van hoc Viét Nam 1945 - 1975 Không chỉ thành công ở các bài thơ viết về hình ảnh bà mẹ, thơ kháng chiến còn có nhiều bài thơ hay viết về hình ảnh các chị Họ vừa đảm đang việc nhà vừa hăng hái nhiệt tình với việc nước Người phụ nữ trong bài thơ Phá đường của Tổ Hữu dù bận rộn việc nhà trong cảnh “con bề con bông” nhưng vẫn

cố gắng thu xếp để tham gia công việc kháng chiến Với bài tho Tham lia, Tran

Hữu Thung đem đến cho người đọc một tắm gương tiêu biểu cho người phụ nữ

có chồng ra trận Nỗi nhớ chồng của chị thật da diết, nhưng càng nhớ thương chị càng hăng hái tham gia sản xuất để góp sức mình cho sự thắng lợi của cuộc kháng chiến Chị tâm sự chân thành :

Người ta nhủ đừng trông

Ai cũng bảo đừng mong

Riêng em thì em nhớ

Đặc biệt, thơ ca kháng chiến chống Pháp đã miêu tả khá trọn vẹn về vẻ

đẹp của anh vệ quốc quân Có thể xem, đây là hình ảnh nỗi bật nhất trong thơ

kháng chiến được nhiều nhà thơ khám phá và thể hiện Nhiều phương diện

tình cảm trong kháng chiến được thể hiện thông qua mối quan hệ với người

lính vệ quôc

Người lính vệ quốc xuất thân, tir nhiều tầng, lớB; ở-nhiều vùng đất khác

quyết sinh” Phần đông: ho là những ñgười nông dân mặc áo.lính Họ lớn lên từ

cuộc đời áo vải, chân đá ê:trong cảnh “nước mặn đồng chua”, hay “dat

thường họ sống chân chấŸ giản “đi, hiền lành, còn trong chiến đấu lại tràn đầy dũng khí: “áo vải chân không đi lùng giặc đánh” Họ luôn gắn bó yêu thương quê hương đất nước Hồng Nguyên đã diễn tá nỗi nhớ đến nao lòng của họ:

(Nhớ)

Vẻ đẹp tâm hồn của anh vệ quốc quân còn được các nhà thơ thể hiện gắn

liền với tâm trạng “Bỗng bồn chôn nhớ mắt người yéu(Nguyén Dinh Thi), hay

“Đêm mơ Hà Nội dang kiều thơm ”(Quang Dũng) Chính điều đó làm cho người

vệ quốc quân có thêm sức mạnh tỉnh thần và lạc quan hơn trong cuộc sống

10

Trang 18

Van hoc Viét Nam 1945 - 1975 Chương l Khải quát văn học Việt Nam 1945 - 1975

Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu cho nên người vệ quốc quân

luôn mang nặng tình “cá nước” Trên con đường hành quân chiến đấu họ đã đi

qua biết bao vùng đất mà không nhớ hết tên làng, tên xóm Ở nơi nào nhân dân

cũng chào đón các anh với tấm lòng rộng mở, đằm thắm nghĩa tình trong cảnh

“Các anh về tưng bừng trước ngổ và “Mẹ già bịn rịn áo nâu/ Vui đàn con ở

rừng sâu mới về", và lưu luyến khi các anh ra di:

Các anh di bao gio tro lai

Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ mong

(Bao giờ trở lại - Hoàng Trung Thông) Tình quân dân đã thực sự tiếp thêm sức mạnh tỉnh thần giúp họ vượt lên

gian truân thủ thách để vững bước trên con đường chiến đấu

Một vẻ đẹp khác của người vệ quốc quân được nhiều nhà thơ thê hiện đó

là tình đồng đội Là người tứ xứ, từ những phương trời “ “chẳng hen quen nhau”

và trong cuộc sống phải trải qua nhiều gian truân thử thách khắc nghiệt nhưng ở

họ luôn có tình yêu thương, gãn bó, cảm thông sâu sắc, cùng chung một ý chí

quyết tâm chiến đầu Điều đó được Chính Hữu thể hiện: sinh động qua cảnh:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh ˆ

Sốt run: ngiroi vìng," trần lớt mo hoi

(Dong chi)

Tuy phai trai qua nhiéu gian truân thử thách trong cảnh “Ngày nắng đốt

theo đêm mưa dội/ Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh”(N guyén Dinh Thi) nhung

người lính vệ quốc không bao giờ lùi bước, Thôi Hữu (Tân Sắc) đã viết về họ với

Lòng tôi xao xuyến tình thương xót Muốn viết bài thơ thấm lệ nhòa Tặng những anh tôi từng rỏ máắu Đem thân xơ xác giữ son hà

(Lên Cắm Sơn)

Có thể nói, tất cả những tình cảm trên được các nhà thơ cảm nhận và thể

hiện khá đa dạng, phong phú qua nhiều bài thơ Nó chính là cội nguồn tạo nên

sức mạnh để dân tộc ta chiến đầu và chiến thắng kẻ thù xâm lược

1]

Trang 19

Van hoc Viét Nam 1945 - 1975 Chuong 1 Khai quat van hoe Viet Nam 1945 - 1975 Bên cạnh các thành tựu lớn đã đạt được về nội dung, thơ kháng chiến còn

có bước phát triên mới có nét đặc thù về phương thức và phương tiện thê hiện

Từ thực tiễn cuộc sống cách mạng, thơ ca cần gắn bó với đời sống của quần chúng nhân dân, nên các nhà thơ kháng chiến đều có ý thức phản ánh cuộc

sông một cách giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ Các thê thơ dân tộc được họ sử dụng khá

phổ biến; đồng thời, ở mức độ khác nhau họ biết tiếp thu những thành tựu của phong trào Thơ Mới và có ý thức tìm tòi thể nghiệm để góp phần đem lại cho thơ

thời kì này vẻ đẹp riêng Thể thơ dân tộc được các nhà thơ sử dụng nhiều và rộng

rãi nhất là thể lục bát Trên thực tế, thể thơ lục bát rất gần gũi, phù hợp với cách cảm nhận và cách tâm tình của quần chúng nhân dân Mặt khác, các nhà thơ đã

có sự cỗ gắng để tăng cường khả năng thê hiện những vấn đề lớn trong thơ lục bát Nhiều bài thơ lục bát trong tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu là biểu hiện sinh động cho sự thành công của thể thơ này

Riêng thể thơ tự do được các nhà thơ sử dụng ngày một nhiều Ở thể thơ này các nhà thơ có được điều kiện thuận lợi trong cách gieo vần, cách ngắt nhịp

Độ ngắn dài của câu thơ được xuất phát trên cơ sở mạch cảm xúc và nội dung bài thơ Nhiều bài thơ kháng chiến sáng tác theo thé tho này có sức hấp dẫn và lay

động mạnh mẽ đối với tâm hồn người đọc, mà tiêu biểu là Tình sông núi của

Trần Mai Ninh, Nhớ của Hồng Nguyên, Bao giờ trở hại của ia Hoang Trung Thông,

vé ngôn ngữ thợ, thơ kháng chiến! để dẫn dan gạt bỏ được sự cầu kì, kiểu

cách để tìm đến và tiếp, nhận được cái: tphöng phú của ngôn ngữ trong đời sống

chiến đấu của quần Chính điều đó đã tạo- cho thơ có khả năng tác động

Đặc biệt, cái tô 2 nh tong thơ kháng chiến vừa giãi bày tâm tư tình cảm, vừa có sự gắn bó hỗa hợp với cái ta trong mối quan hệ riêng chung giữa: /ôi

và chúng ta, tôi và anh, Vì thế bạn đọc dễ dàng nhận thấy lối xưng hô thể hiện

khá phổ biến trong thơ thời kì này là: /ỡ chứng tôi; chúng ta; anh; tôi, ta, Bài

thơ không chỉ là tiếng nói tâm tình của nhà thơ mà còn là nỗi niềm của bao người

trong hoàn cảnh đó Nó chính là điệu tâm hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu Điều này biểu hiện rõ ở các bài thơ như: Nhớ của Hồng Nguyên, Bøo giờ trở lại

của Hoàng Trung Thông, Đồng chí của Chính Hữu, hay bài Cá nước và Lên Tây Bắc của Tố Hữu

Ngoài ra, cần nhận thấy, từ những hiện tượng, chỉ tiết cụ thể trong cuộc

sống, các nhà thơ đã có cách cảm nhận sáng tạo, giàu sức khái quát để làm nên

nhiều bài thơ hay, nhất là khi viết về vẻ đẹp tâm hồn tính cách của con người Việt Nam trong kháng chiến, tiêu biểu là ở các bài như: Đđ/ nước của Nguyễn

Đình Thi, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của Tô Hữu, Tây Tiến của Quang Dũng,

Tóm lại, ra đời trong những năm tháng kháng chiến của dân tộc, thơ kháng chiến là tiếng nói tâm tình rất đằm thắm, sâu sắc và cũng chính là khúc ca hùng tráng thiết tha về cuộc kháng chiến và con người Việt Nam kháng chiến Thơ kháng chiến chống Pháp luôn phát triển trong sự thống nhất hài hòa giữa

12

Trang 20

Vem hoc Viet Nam 1945 - 1975 Chương | Khdi quat van học Việt Nam 1945 - 1975

hình thức và nội dung thể hiện Nó vừa có vẻ đẹp chung của cả nên thơ, vừa có

vẻ đẹp riêng của từng bài thơ

Trước hết, cần nhận thấy đội ngũ nhà thơ thời kì này rất hùng hậu với

nhiều thế hệ khác nhau, gắn bó và trưởng thành trong đời sông cách mạng của

dân tộc

Lớp nhà thơ trước cách mạng sau thời gian nhận đường đã khẳng định

được vị trí của mình trong cuộc đời mới Họ có quan niệm thơ đúng đắn và giữ

vai trò quan trọng trong sáng tác, cũng như trong việc hướng dẫn, dìu dắt thế hệ

các nhà thơ trẻ

Với nhà thơ Xuân Diệu, người đọc cảm nhận được một tâm hồn thơ khỏe

khoắn, nhạy bén, tràn đầy sức sáng tạo, luôn chứa chan tình yêu và hạnh phúc,

niềm khát khao mãnh liệt được giao cảm với đời, được sống hết mình cho cuộc

sống Xuân Diệu chủ trương “hãy nhìn đời bằng đồi mắt xanh non” và mở rộng

cánh cửa thơ cho cuộc sông tràn vào Nhiều vấn đề của đời sống được ông cảm

nhận và thể hiện tinh tế Ông xứng đáng là tắm gương lao động nghệ thuật bền bỉ

cho văn nghệ sĩ noi theo Các tập thơ tiêu biểu của ông ở thời kì này là: Riêng

Chế Lan Viên là nhà thơ:thể hiện sâu, sắc, Nhật: cuộc c hành trình gian khổ

“từ chân trời một người đến với chân: rộ i tat cd” Nha thơ đã trút bỏ những dĩ

vãng buồn thương để đến với niềm vưi của dân tộc, trở về Với đời sống của nhân

ông giàu chất trí tuệ, tính chính: luận, thời sự và luôn có những sáng tạo

mới mẻ, độc đáo cả về.nệ đúng và hình thức Tiêu biểu cho thơ Chế Lan Viên ở

thời kì này là các tập thơ! Anh sáng và phù sa; Hoa ngày thuờng, chim báo bão;

Đối thoại mới:

Huy Cận, sau mệt thời gian dài dường như vắng bóng, đã thực sự quên đi

cái sầu vũ trụ, nỗi buồn tràng giang, điệp điệp, để rộng mở tâm hồn đón lấy

những âm thanh của cuộc đời mới với niêm tin yêu thiết tha mãnh liệt, với sự

trăn trở xoáy sâu vào sự đổi thay thân phận con người, tầm vóc kì vĩ của con

người trong cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ cứu nước Cảm

hứng võ trụ và nhân sinh là hai nguôn cảm hứng lớn bao trùm trong thơ Huy

Cận Càng về sau thơ ông càng thấm đẫm chất trữ tình và chất suy tưởng Biểu

hiện rõ cho sự thành công của Huy Cận trong thời kì này là cdc tap tho: Troi mdi

ngày lại sáng; Bài thơ cuộc dei; Chiến trường gân đến chiến trường xa:

Đặc biệt, Tế Hanh sống giữa lòng miền Bắc nhưng vẫn luôn hướng về

miền Nam với nỗi nhớ thương da diết và tràn đầy niềm tin vào ngày đất nước

thống nhất, ngày trỞ lại với quê hương Đến với thơ Tế Hanh, điêu người đọc

cảm nhận rõ nhất không chỉ là những kỉ niệm, hình ảnh gần gũi, quen thuộc

trong đời sống thường ngày gắn liền với nhiều biến động của cuộc sống, mà

còn là giọng thơ tâm tình, sự giãi bày chân tình trước bao điều giản dị mà sâu

13

ae

Trang 21

Ry

©

lắng nhất trong chính cuộc đời ông Tiếng sóng; Hai mửa yêu thương, Khúc ca

mới là những tập thơ tiêu biểu của Tế Hanh được người đọc đón nhận với niềm

trân trọng

Còn lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp giờ đây càng

có điều kiện thuận lợi để phát huy khả năng và từng bước khắng định phong cách thơ của mình Tiêu biểu là các nhà thơ sau:

Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài, ông sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau như: thơ, tiểu thuyết, kịch, phê bình văn học, âm nhạc Riêng ở lĩnh vực

thơ, ông luôn có sự tìm tòi, thể nghiệm trong quá trình sáng tạo nên đã đem dai nhiều nét đẹp độc đáo và mới mẻ Thơ Nguyễn Đình Thi vừa có sự thâm tram

của suy tư, vừa dạt dào cảm xúc, có sự trăn trở tìm tòi cái mới trong nghệ thuật

biểu hiện Nếu ở thời kì 1946 — 1954, ông có những bài thơ hay như Dat nước; Không nói; Nhớ, thì ở thời kì 1955 — 1975, khi bàn về thơ ông, người đọc không

thể nào quên được Bài thơ Hắc Hải, Chia tay trong đêm Hà Nội; Lá đỏ, Ở

những bài thơ này, vẻ đẹp của Tổ quốc và dân tộc từ trong đau thương, chiến đấu

được ông khám phá, thể hiện rất đặc sắc

“Chính Hữu tuy viết mm tối nhiều, chỉ có một tập thơ, song mỗi bài thơ là

?

lV Mối nhấn”

Ống Cảng ngày tình cảm trong thơ ông càng dạt dào,

công Tiêu biểu cho:thở ống ở thời kì này là các bài thơ: Ở nông trường cà phê; Bài thơ bảng súng; Mẹ Buờng,

Người đọc cũng khó lòng quên được tiếng thơ dào dạt nghĩa tình của nhà thơ miền Nam tập kết - Hoàng Tố Nguyên, với những vần thơ 7 nhớ đến thương lay động tâm tình của người đọc Thơ ông nang niu tran \ trọng những niêm vui nho nhỏ trong cuộc sống mới ở miền Bắc Quê chung và nỗi nhớ thương sâu sắc về miền Nam, về nơi chôn nhau cắt rốn với cảnh sắc Gỏ me Mạch tình cảm đằm thắm, da diết đó luôn trdi day trong tâm hồn và cũng là cảm hứng chủ đạo của thơ ông

Ngoài ra, cũng cần khăng định sự đóng góp của các nhà thơ khác như: Trần Hữu Thung, Xuân Hoàng, Lương An, Minh Huệ , và cũng cần nói đến sự

góp phần đáng kể của hai nhà thơ miễn núi: Nông Quốc Chấn và Bàn Tài Đoàn trong việc làm nên vẻ đẹp đầy hương sắc cho thơ ca 1955 — 1975,

Ở thời kì này cần nhận thấy những đóng gop to lón của các nhà thơ trẻ

Họ rất đông đảo, xông xáo, nhạy cảm và có mặt ở những nơi khắc nghiệt nhất

của đời sống chiến đấu Tiêu biểu có thể nói đến Lê Anh Xuân, Dương Hương

Ly, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thinh, 14

Trang 23

K3

LỜI GIỚI THIỆU

Những năm gần đây yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học

văn ở trường Đại học ngày một trở nên bức thiết hơn, nhất là khi chương trình đào tạo được thực hiện theo quy chế tín chỉ Từ bối cảnh đó, chúng tôi biên soạn

giáo trình Văn học Việt Nam 1945 - 1975 nhằm đáp ứng thêm nguồn tài liệu học

tập học phần Văn học Việt Nam hiện đại 3 (XH 311) cho sinh viên ngành Ngữ văn và góp phần thiết thực cho quá trình đổi mới việc dạy và học văn ở trường Đại học Cần Thơ

Giáo trình được biên soạn có 10 chương (TS Nguyễn Lâm Điền biên soạn

các chương: I, IV, VI, 1X, X ; TS Trần Văn Minh biên soạn các chương: ÏI, HI,

V, VII, VIH) trình bay những nét co ban nhất, hi vọng sẽ đem lại cho người đọc

cái nhìn khái quát về diện mạo của một thời kì văn học gắn liền với những tháng năm hào hùng nhất trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc của

dân tộc Với điều kiện và khả năng có được, bên cạnh việc trình bày khái quát về văn học Việt Nam 1945 —- 1975, chúng tôi còn giới thiệu một số nhà văn, nhà thơ tiêu biểu trong thời kì này để người đọc hình dung cụ thể hơn về những đóng góp của họ đối với sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại

Giáo trình Văn học Việt Nam 1945 - 1975 được chúng tôi biên soạn theo hướng phát huy tính tích cực chủ động và khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên Cuối tùng chương là phần hướng dẫn học tập với các câu hỏi ôn tập, gợi ý một số dé tài nghiên cúu, hội thảo và các tài liệu tham Khao chinh Trén co

sở đó, sinh viên có điều kiện thực hiện tốt hơn những yêu cầu của giảng viên về ' việc tự học, tự nghiên cứu

Dù có cố gắng nhưng tắt yếu giáo trình Văn học Việt Nam 1945 - 1975 bên cạnh những thành công vẫn không tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi mong muốn đón nhận ý kiến đóng góp của bạn đọc Chúng tôi cũng xin trân trọng cảm

ơn các thành viên trong Hội đồng nghiệm thu giáo trình và các đồng nghiệp đã có

những ý kiến đóng góp quý báu để giáo trình này thêm phần hoàn thiện

Can Tho, thang 11 - 2011 CAC TAC GIA

Trang 24

MUC LUC

Trang CHUONG I KHAI QUAT VAN HOC VIET NAM 1945 ~ 1975 1

1.1 Những điều kiện để nền văn học mới phát triển eo 1

1.1.1 Sự lãnh đạo thống nhất, chặt chẽ và toàn diện của Đảng Cộng sản

N48 0m 1

1.1.2 Lực lượng sáng tác được đổi đời, giàu tài năng và ngày càng hùng hậu 2

1.1.3 Sự tác động mãnh liệt trên nhiều phương diện của hiện thực đời sống

1.2 Những thành tựu nổi bật ở các thể loại chính . -cccsccteeriiirrrirrrrree 4

2N, ác 4

1.3 Những đặc điểm cơ bản của nền văn học mới — 27

1.3.1 Nền văn học gắn bó với đời sống nhân dân -.cneeeieeereirerre 21

1.3.2 Văn học chủ yếu được sáng | tác theo khuynh, hướng SỬ: thi và cảm hứng

p5 28: 1c rã nhe 36

2.2.3 Gid long (1955 5n nh 40

p1 10 77 vẽ 41

2.2.6 Một tiếng đèn (1979 — 1992) va Ta với ía (1992 — 1999) 44

2.3 Phong cách nghệ thuật của TỐ Hữu the 46

2.3.1 Thơ Tế Hữu là thơ trữ tình chính tr] cccs+cstsrekiskerkekererrrrerree 46

2.3.2 Thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn -.¿-5-5sctczsrsrterrrerertersrrrrrrkee 47

2.3.3 Có sự hài hòa giữa giọng tâm tình ngọt ngào, tha thiết với giọng

hào sảng, quyên uy của Cách mạng

tp

Trang 25

$2

2.3.4 Nghệ thuật thơ đậm đà

2.4 Kết luận chung

CHUONG III NGUYEN TUAN

3.1 Những nét chính vê tiểu sử và con người 3.2 Quá trình sáng tác -

3.2.1 Trước Cách mạng tháng Tám 3.2.2 Sau Cách mạng tháng Tám 3.3 Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

3.3.1 Độc đáo, mới lạ ở hệ thống đề tài

3.3.2 Hệ thống nhân vật mang vẻ đẹp của tài hoa và nhân cách

3.3.3 Đặc sắc ở thê loại tùy bút

3.3.4 Tài hoa và độc đáo trong việc sử dụng ngôn từ 3.4 Kết luận chung -

CHƯƠNG IV CHẾ LAN VIÊN

4.1 Những nét chính về tiểu sử và con người " jell

4.2 Chế Lan Viên với thơ ::z

Trang 26

5.2.2 Thơ Huy Cận sau Cách mang tháng Tám Tre 96

5.3.1 Luôn lắng nghe những “xao động kì lạ”và sự hòa điệu của vũ trụ M28 0 .- 100

CHƯƠNG VI TÔ HOÀI - 2H Ha HH ước 105

6.1 Những nét chính về tiểu sử và con người ccvsckerrerrerierririrrre 105

6.2.1 Trước Cách mạng tháng Tám ung HH ngư 106 6.2.2 Sau Cách mạng tháng Tám ung gàng HH HH tk 110

6.3.1 Không gian nghệ thuật và đối tượng khám phá, thể hiện rất tập trung 113 6.3.2 Lối viết đậm đà màu sắc dân tỘc :

7.3.1 Đề tai lich sử và cảm hứng yêu nước là đặc điểm nỗi bật trong hầu hết

7.3.2 Hình tượng nhân vật anh hùng mang tính lý tưởng và đậm màu sắc TANG, MAN eee = 123 7.3.3 Văn phong Nguyễn Huy Tưởng trầm tĩnh, đôn hậu, giàu chất

CHƯƠNG VI NGUYÊN THỊ 5 5s re 127

8.1 Những nét chính về tiểu sử và con người -cccctererrtrrrrrierirrirrrere 127

iti

Trang 27

ia

§2.1 Từ 1950 đến 1962 -: csccccrccrrrrrrirrrrrirrrrrtririrrrrrrrrrrddtrtrrrtrrnrrin 128 82.2 Tù 1963 đến khi qua đời -c-cssterernerrrrrrrrrttrrrrrrrdrrrrrdrtrtrmrre 129

8.3.3 Sở trường về phân tích tâm lý nhân vật -eeerrerrrrrrrrerrrree 135 8.4 Kết luận chưng -cc:-+222tttttttt212122222trrrrrriirerlrrrrr 136

9.1 Những nét chính về tiểu sử và con người e.cceeeeeerrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrre 138 9.2 Những cảm hứng nổi bật trong thơ Lê Anh Xuân eterreerrerrrreeeeree 139

9.2.1 Cảm hứng về quê hương ccccccenntettrrrrrrrrrrtrdrrtrrttlrrrrrrire

9.3 Vài nét về nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân : -

9.3.1 Thể nghiệm ở nhiều thể thơ

10.3.3 “Nhặt những chữ của đời mà VIEL MEN ÍF4HR ”" cccceeeeenretrrerirtrrrrrere

10.4 Kết luận chung -ccssttrttrttttrtrtrttrrrrtrrriiiiiidrrirrrrrtrtttrtirrttntttrttrtrrr

Trang 28

Vein hoc Viét Nam 1945 - 1975 Chuong I Khdi qudt van hoc Viét Nam 1945 - 1975

CHUONG I

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM

1945 — 1975

%3 3# Q8

1.1 NHUNG DIEU KIEN DE NEN VAN HOC MOI PHAT TRIEN

1.1.1 Sự lãnh đạo thống nhất, chặt chế và toàn diện của Đảng Cộng sản

Việt Nam

Sau hơn tám mươi năm sống trong cảnh nô lệ lầm than với bao nỗi đắng

cay, tủi nhục bởi sự đô hộ của chế độ thực dân phong kiến, dân tộc Việt Nam đã

đoàn kết đứng dậy đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và

đã làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại, giành lại được quyền sống Tự do

và Độc lập Sự thành công đó đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử đấu

tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam và mở ra một thời kì mới cho

Cuộc sống hạnh phúc và niềm Vui bắt tuyệt (T6 Hữu) đến với dân tộc

chưa được bao lâu thì kẻ thù thực dân: Pháp lại quay'lại xâm lược nước ta một lần

nữa Toàn thể dân tộc Viét.Nain dưới sự: lãnh: đạo của Đảng đã đứng lên kháng

chiến với tỉnh thần “Tà hi sinh tất cả 'chứ: không chịu mắt nước không chịu làm

nộ lệ” Trong suốt c chang chiến trường kì, gian khổ, hơn lúc nào hết, con

người Việt Nam lại © lộ rõ những phẩm chất cao đẹp của mình Với dân

tộc Việt Nam luc nay; Tink Orig 1 nui (Tran Mai Ninh) là mỗi tình đẹp nhất, thiêng

quốc Việt Nam càng ngời sáng hơn Cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ và

hào hùng đó đã làm nên thiên sử vàng chói lọi cho dân tộc

Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, lịch sử đã sang trang, Tổ quốc ta vừa

có niềm vui của cuộc sông xây dựng chủ nghĩa xã hội đang diễn ra sôi nỗi hảo

hùng trên miền Bắc, vừa mang nỗi đau của cảnh đất nước bi cắt chia thành hai

miên bởi kẻ thù xâm lược Mĩ Năm 1965, đế quốc Mĩ điên cuồng leo thang đánh

phá miền Bắc, khói lửa của cuộc chiến tranh lại trùm lên cả nước ta Dù đứng

trước những thử thách của sự mất còn nhưng tâm hồn, tính cách của con người

Việt Nam vẫn “ngọt ngào qua muôn nỗi dang cay”, vẫn thủy chung, tình nghĩa

Kẻ me “muốn biến ta thành tro bụi”, nhưng ta lại “hóa vàng nhân phẩm lương

tâm `, “làm sen thơm ngát giữa đồng” (Tế Hữu) để chiến đấu và giành toàn

thắng trong chiến dịch Hồ Chí Minh

Trong suốt quá trình lịch sử đó, Đảng không chỉ lãnh đạo toàn dân kháng

chiến, mà còn lãnh đạo toàn diện đối với văn học nghệ thuật Đảng đã chỉ rõ văn

học là bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và

đầu tranh thống nhất nước nhà Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch

a

Trang 29

u

H6 Chi Minh khang định mối quan hệ chặt chẽ của nó đối với cuộc sống cách mạng và đời sống tinh thần của nhân dân Bác khẳng định:

Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặi trận

Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy "

(Gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951) Với vị trí vai trò quan trọng đó, để hoàn thành nhiệm vụ những người làm

nghệ thuật phải “đặt lợi ích của kháng chiến, của TỔ quốc, của nhân dân lền trên

hết, trước hết"

Trong các kì đại hội Văn nghệ, Ban chap’ hành Trung ương Đảng đều chỉ

rõ nhiệm vụ của văn nghệ sĩ là: “xây dựng một nên văn nghệ dân lộc phong phi, tích cực góp phan xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dán chủ và giàu mạnh” và “cẩn có gang trau dôi nghệ thuật hơn nữa, đi sâu tìm

hiểu những di sản nghệ thuật quý bđu của dân tộc và văn học nghệ thuật tiên tiễn

cua thé gidi( Thư gửi Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ hai, 20/2/1957) Cần

phát triển nền văn học mới nói riêng, văn nghệ mới nói chung với nội dung xã

hội chủ nghĩa, tính dân tộc và tính nhân dân sâu: sắc, Còn văn nghệ sĩ phải thâm nhập vào đời sống và liên hệ mat thiét voi doi sống của nhân:dân; muôn là nghệ

sĩ tốt trước hết phải là công dân tốt, không ngừng nani ad; pham chat nghé thuat

cua tac phẩm Trong từng giai đoạn lịch sử, Đảng: đều có đường lối chủ trương sáng suốt dé tạo điều- kiện cho văn: hội c hudag tới lợi ích của- đẩn tộc và sự phát

lao của văn học ngh UAE i Voi doi sống, tinh thần của nhân dân, “?à tiéng noi của tình cảm, là hình siuân nhị và sắc bén của tư tưởng, có tác dụng sâu

rộng và lâu bên trong: đời : Xông tĩnh thân của nhân dân, văn nghệ giữ một vai trò rất quan trọng trong Việc xây dựng đạo dite, tình cảm và tác phong xã hội chủ

đó Đảng chỉ rõ: “Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là những dé tai cao dep nhất của

văn học, nghệ thuật nước ta lúc này” và “Tô Ổ quốc, nhân dân và cách mạng là đối tuong phục vụ cao quý nhát tác phẩm văn học, nghệ thuật là vũ khí sắc bén”

(Thư gửi Đại hội Văn nghệ toàn quôc lần thứ tư (22/1/1968)

1.1.2 Lực lượng sáng tác được đổi đời, giàu tài năng và ngày càng hùng hậu Trước Cách mạng tháng Tám, hầu hết văn nghệ sĩ thường mang nỗi đau

đời, họ có khát vọng tìm kiếm “cái phi thường, cái ước mơ” (Hàn Mặc Tử) nhưng rơi vào sự bế tắc, thất vọng, hoặc lâm vào cảnh séng mon va “nam đài nghe ngay thang dần trôf° (Thế Lữ) Thân phận của các nhà văn, nhà thơ ở thời

Trang 30

Văn học Việt Nam 1945 - 1975 Chương l Khái quái văn học Việt Nam !945 - 1975

kì trước cách mạng như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Nguyễn

Tuân, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao , chính là những bằng chứng sinh động

cho điều đó Nhìn chung, trong hoàn cảnh của cuộc sông trước Cách mạng tháng

Tám, văn nghệ sĩ cùng chung một số phận với dân tộc

Sự thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám không chỉ đưa lại Độc lập,

Tự do cho dân tộc, mà còn đưa lại quyên tự do sáng tác cho văn nghệ sĩ “Càng

với toàn thể dân tộc, anh chị em văn nghệ cảm thấy mình lớn lên , được tự do

yêu nước và phục vụ nhân đân, điều mà trước Cách mạng tháng Tá ám không thê

có được Đó là những quyên tự do căn ban ma ching ta đã giành được, nhờ đó

mò văn nghệ được tự do sáng tác theo tiếng gọi của Đảng mình "(Trường Chỉnh)

Đội ngũ nhà văn thời kì này ngày càng đông đảo với ba thế hệ:

- Thế hệ nhà văn trước Cách mạng tháng Tám

-_ Thế hệ nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp

- Thế hệ nhà văn trưởng thành trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã

hội ở miền Bắc và trong kháng chiến chống Mĩ

Các thế hệ nhà văn nói trên đã có sự bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau để góp

phan làm nên sự vững mạnh của đội ngũ sáng tác văn học thời Ki nay

Nhà văn có điều kiện thuận lợi để bội dud g nang cao kiến thức chuyên

môn nghiệp vụ qua các lớp đào tạo ngắn Ì an va: ‘dai han do Hột Nhà văn và Hội

không chuyên Họ xuất hiện rất động: đão trong phong trào văn nghệ quan ching

ở các địa phương và khắp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Nhiều nhà văn

đã được trưởng thành vã khẳng định vị trí xứng đáng của mình trên văn đàn từ

chính phong trào văn nghệ nói trên

Có thê nói, điểm chung nhất của các nhà văn Việt Nam từ sau Cách mạng

tháng Tám là gan bó sâu nặng với Tổ quốc và dân tộc Họ vượt qua mọi gian

khổ, thử thách dé đi khắp mọi nẻo đường của Tổ quốc nhằm tìm tòi, sáng tạo Sự

cần mẫn, cố găng của họ giống như những con ong cần cù, chăm chỉ tìm kiếm

nhụy hoa để kết nên vị ngọt cho đời Bang tai năng nghệ thuật và sự tâm huyết

với đời, với nghề, các nhà văn đã sáng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị lớn lao

và sức sống lâu bền Với những thành tựu đã đạt được, càng ngày các nhà văn

càng được người đọc mến mộ và khâm phục

1.1.3 Sự tác động mãnh Hệt trên nhiều phương diện của hiện thực đòi sống

cách mạng đối với nhà văn

Hiện thực cuộc sống thời kì này đã đem lại nguồn chất liệu phong phú, đồi

dào cho nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật Công cuộc xây dựng xã hội

chủ nghĩa trên miễn Bắc với nhiều thành tựu đạt được đem lại cho mọi người

niềm tin yêu vào cuộc sống mới Bên cạnh đó, khí thế ra trận hào hùng của cả

Trang 31

Van hoc Việt Nam 1945 - 1975 Chương Ì Khái quải vàn học Việt Nam 1945 - 1975

con người Việt Nam trong hoàn cảnh đó

nhau Trong quá trình sáng tác nhà văn cần hướng đến việc tìm kiếm đề tài mới,

học mới đáp ứng được nhu cầu thẩm mĩ của người đọc

thách, thậm chí đối mặt với sự mất mát, hi sinh để có thể nắm bắt kịp thời những

sự kiện nóng bỏng nhất và tích lũy cho mình một vốn sống, vốn chất liệu dồi

tao tho ca O budi dau,tty òn có sự ngỡ ngàng và chưa bắt kịp với Z % z bude di cua

thời đại nhưng đỗi với Các nhà thơ sự đổi thay ây thật kì diệu và rất thiêng liêng,

đã gửi gắm sự cảm nhận đó qua câu thơ :

Cái buổi ban đầu dân quốc ấy Ngàn năm hồ dê máy ai quên

Còn Trần Mai Ninh cảm nhận tình cảm đôi với Tổ quốc là Tình sông múi

Nhà thơ cho rằng mối tình với Tổ quốc là tình cảm cao quý nhât:

Có mối tình nào hơn thế nữa

An sâu lòng đâi, thấm lòng người Đượm lều tranh thơm dậy ngàn khơi Khi vui non nước cùng cười

Khi căm non nước với người đứng lên

Trang 32

ăn hoc Viét Nam 1945 - 1975 Chuong 1 Khai qudt van hoc Viét Nam 1945 - 1975

Cái tình đằm thắm thiết tha và rất sâu nặng của Trần Mai Ninh đối với Tổ

quốc đã giúp ông cảm nhận được vẻ đẹp riêng của dái đất Nam Trung Bộ:

Trăng nghiêng trên sông Trà Khúc Mây lông và nước reo

Nắng bột chen đùa Tam Quan

Gió buôn uốn éo

Bong Son diu dịu như bài thơ

Mo soi Bình Định trang mo Phu Phong rong

Phù Cát li

An Khê cao vụn VúI

Sống giữa không khí sôi động, ngập tràn niềm vui được độc lập, tự do và

khi những đĩ vãng buồn đau của thời đen tối qua đi, ánh bình minh cuộc đời mới

đã đến với mọi người, trong tâm trạng rạo rực say mê, Tố Hữu cảm nhận cuộc

sống ở vào thời điểm đó tràn đầy niềm vui bất tuyệt, niềm tự hào của một dân tộc

đã bẻ gãy gông xiềng nô lệ đứng lên làm chủ cuộc đời:,

Chir đây Huế, Huế gil Xiéng gérig Xưa ada gây

Hãy bay lên sông núi của ta rồi

Hay là :

_ THẳi phông I lên Tìm bỗng hóa mặt trời

(Huế tháng Tám) Riêng Xuân Diệu đã nhanh chóng tìm được nguồn cảm hứng mạnh mẽ về

Tổ quôc và dân tộc để viết thành công trường ca Ngọn Quốc kì và Hội nghị non

sông Ở trường ca Ngon Quốc ki, ông cảm nhận sâu sắc ý nghĩa lớn lao trong

cuộc đấu tranh nhiều gian khổ và mat mat, hi sinh của dân tộc để làm nên chiến

thắng; đồng thời tô thắm thêm vẻ đẹp của lá cờ tổ quốc Ông khẳng định:

Có xông pha tranh đấu mới nên cờ

Có mứớu chảy nên sắc này mới đỏ

Với Nguyễn Đình Thi đó là niềm vui bỡ ngỡ, khi nỗi buồn sâu thắm của

quá khứ đã qua đi Còn Thâm Tâm đã tìm thây bức tranh quê tươi đẹp và thê hiện

vẻ đẹp giản dị đó trong bài Mùa thu mới :

Trang 33

_U

Trái hồng triu xuống cây rơm

Sáng nay mùa cém dậy thơm khắp làng

Lúa vươn thân hút ánh vàng

Nguồn tươi vồng nở thu sang tốt lành

Đáng chú ý, ở vào thời điểm này xuất hiện một số bài thơ viết về Chủ tịch

“ngọn đuốc thiêng liêng” Người là sự kết tỉnh cao đẹp cho truyện thông lịch sử hào hùng của dân tộc và tình thương lớn:

Trăm thế kỉ trong tên Người: Ái Quốc

Bạn muôn đời của thế giới đau thương Í

(Hồ Chí Minh)

Tầm vóc và những phẩm chất cao quy của lãnh tụ Hồ Chí Minh còn được

Tế Hanh thê hiện trong niêm tự hào :

Sáng láng ôn tôn thành tâm quyết chỉ

Sóng gió khinh, sâm sét chẳng kinh :hoàng

Hồ Chí Minh; chi ngudilécd thé; oe

đầu sau Cách mạng tháNg Tám đã thể, hiện được tâm tình, nhận thức của những

niềm vui của cả dẩn fộc“ở thời điểm mở đầu cho thời đại vẻ vang và oanh liệt

và nhận thức về hiện thực đời sống cách mạng còn chưa sâu sắc Nhiệt tình công

dân của các nhà thơ rất đáng trân trọng, nhưng điều đó chưa đủ để làm nên sự đổi

ở thơ ca những năm về sau

Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, dân tộc Việt Nam triệu người

như một với Tình sông múi đã đứng lên chiến dau theo Loi kêu gọi toàn quốc

thức sâu sắc về tỉnh thần “quyết tử cho tỔ quốc quyết sinh”, và “tha hi sinh tắt cả

tình cảm cao đẹp của dân tộc ta trong những năm tháng đó

Trang 34

Van hoc Viet Nam 1945 - 1975 Chương L Khái quát văn học Viét Nam 1945 - 1975

Thơ ca kháng chiến xuất hiện rất phong phú, đa dạng và luôn có mặt trong

đời sống tinh thần của quần chúng Quần chúng đến với thơ dé gửi gắm, giãi bày

những tình cảm và nhận thức của mình trước hiện thực đời sống kháng chiến Họ

làm thơ không chỉ là thú vui, sở thích, mà còn để vơi bớt đi bao nỗi nhọc nhan

gian khổ, bao mất mát, hi sinh Đặc biệt, ho làm thơ cũng là để khẳng định con

người công dân, con người văn hóa của mình, để tâm tình cùng với những người

đồng điệu Vì lẽ đó, thơ trở thành một sợi dây vô hình tạo nên sự thống nhất,

đoàn kết trong một ý chí, một mục đích chung là bảo vệ quyền tự do, độc lập của

dân tộc Trong bài Nói chuyện thơ kháng chiến, Hoài Thanh khẳng định: “Dán

tộc ta từ xưa vẫn thích làm thơ, ngâm thơ Tỳ Cách mạng tháng Tám, SỐ người

thích làm tho, ngâm thơ lại càng nhiễu Một mặt hàng triệu người thoái nạn mù

chữ tham gia sinh hoạt văn hóa văn nghệ, một mặt khác, cuộc sông kháng chiến

gian nan và phong phú, con người kháng chiến lo lắng, hôi hộp chờ đợi, hi vọng,

phần khỏi sống dôn trong một hai năm nhiễu hơn nhiững cuộc sống nhợt nhạt kéo

đời, kéo dài trong hang thé ki Do đó càng cẩn phải có thơ”

Cũng vì lẽ đó, lực lượng sáng tác thơ ở thời kì này ngày càng thêm đông

đảo Hầu hết, các nhà thơ tiêu biểu trước đây trong phong trào Thơ mới nay đều

tham gia cách mạng, đến với cuộc kháng chiến của dân tộc như: Huy Cận, Xuân

Diệu, Lưu Trọng Lu, Ché Lan Vién, Té Hanh, Nguyễn Bính,:Anh Thơ, Chính

từ hiện thực cuộc sống kháng chiến họ có bước chuyé nh mẽ cả về tình cảm

cũng như nhận thức để rôi từ: “thung Hing: dau, th g đến với cánh động

ww"(Chế Lan Viên) và nhận rõ đó là coi đường tất yếu để trở thành nhà thơ của

nhân dân, sáng tác để góp phần phục vụ đời sông kháng chiến

“đại biểu đây đủ nhất cho thời dai? gid day đến với cuộc kháng chiến để ngày

càng hiểu hơn đời sống Của: “igười áo vải”, nhận ra bao vẻ đẹp tỏa sáng từ cuộc

đời của họ để từ đó viết nên nhiều bài thơ xúc động như: 7ặng làng Cong; Me

con, Ba cu mu loa; Chế Lan Viên giã từ không gian ảm đạm của một thể giới

đầy hồn ma, bóng quỷ trong Điêu tàn để trở về với cuộc sống của nhân dân và

thâm thía hơn Bãa cơm thường ở trong bản nhỏ Ông bộc lộ tình cảm chân

thành, suy ngẫm sâu sắc khi được sống chiến đầu Trên dải Trường Sơn Cũng từ

nguồn mạch và tình cảm đó, Lưu Trọng Lư viết Ngò cải đơm hoa, Huy Cận viết

Gặt lúa đêm trăng, Anh Thơ viết thành công bài thơ dài Kề chuyện Vũ Lăng, TẾ

Hanh viết Người đàn bà Ninh Thuận Có thể nói, thành công mà các nhà thơ đạt

được trong thời kì này không nhiều nhưng mang ý nghĩa lớn trong việc đánh dấu

một bước chuyền, một chặng đường trên con đường thơ của họ

Bên cạnh đó, từ trong phong trào thơ ca quần chúng sôi động với nhiều

hình thức phong phú đã xuất hiện và ngày càng trưởng thành của một thế hệ nhà

thơ đầy hứa hẹn như: Chính Hữu, Hoàng Trung Thông, Trần Hữu Thung, Hữu

Loan, Hồng Nguyên, Hoàng Cầm, Quang Dũng, Thôi Hữu, Hoàng Lộc, Minh

Huệ, Nông Quốc Chắn, Bàn Tài Đoàn, Tất cả họ, mỗi người mỗi vẻ đi vào

kháng chiến để chiếm lĩnh hiện thực đời sống chiến tranh và tìm được nguồn cảm

hứng mới về Tổ quốc, dân tộc Trên cơ sở đó, họ có một quan niệm mới mẻ về

Trang 35

lăn học Việt Nam 1949 - 1975 Chương Í Khái quát văn học Việt Nam 1945 - 1975 thơ: thơ bắt nguồn từ cuộc sống và trở về với cuộc sống, thơ phải có tính chiến

đấu, phải trở thành nguồn động viên, người bạn tỉnh thần của nhân dân Cũng vì

thế, thơ ca kháng chiến luôn mở rộng về đề tài, thể loại và chú trọng khai thác nhiều phương diện khác nhau của đời sống kháng chiến Mặt khác, nhà thơ cầẦn

có sự vượt mình, nhanh chóng bắt nhịp được bước đi của thời đại và luôn ý thức

được sứ mệnh của mình đối với Tổ quốc và phải là nhà thơ của nhân dân, vì nhân

dân Trên cơ sở đó các nhà thơ đã viết nên những vần thơ đặc sắc, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của con người Việt Nam trong kháng chiến

Thời gian đầu, thơ kháng chiến còn có sự giao thoa giữa cái cũ và cái mới

trong cách thể hiện Thành tựu mà phong trào Thơ mới đạt được vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến sáng tác của các nhà thơ thời kì này và đó cũng là lẽ tất yếu Điều, đó

phan nao thé hiện được tính kế thừa trong quá trình đi tìm chất thơ trong đời sống kháng chiến của các nhà thơ Nỗi buồn, sự chia li mắt mát vẫn tiếp tục được các nhà thơ thể hiện với một cung bậc mới:

Bà khóc gia đình bên quán vắng

Tôi buôn động đội lúc lưu vong

Đêm nay súng nồ vang đồn giác

Chẳng biết bao người nfiugm

ay con” được biểu hiện tị trong nhiéu van tho hay ở thời

ú ngài 'cưới/ thành bình hương tàn lạnh vây quanh

đâu ? (Bên kia xông Đuộng” Hoàng, Cầm), Đói mắt người Sơn Tây/ U uẩn chiều

Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm râm rập như là đất tung Quan ải điệp điệp trùng trùng Ảnh sao đầu súng bạn Cùng mũi nan

Dân công đó đuốc tùng đoàn

Bước chân nải đá muôn tàn lửa bay

(Việt Bắc)

Trang 36

Lăn hoc Viét Nam 1945 - 1975 Chuong I Khdi quat van hoc Viét Nam 1945 - 1975

Nguyễn Đình Thi cũng nhanh chóng chiếm lĩnh được hiện thực đời sống

kháng chiến để khám phá, thể hiện thành công sức mạnh và vẻ đẹp kì vĩ của đất

nước, đân tộc từ những năm đau thương chiến đấu:

Ôm đất nước những người áo vải

Đã đứng lên thành những anh hùng Hay là :

Súng nồ rung trời giận dữ Người lên như nước võ bờ Nước Việt Nam từ máu lứa

Rñũ bùn đứng dậy sáng lòa

(Đất nưóc)

Bên cạnh đó, thơ ca kháng chiến đã thể hiện được nhiều tình cảm cao đẹp

của con người Việt Nam trong kháng chiến như tình mẹ con, tình vợ chồng, tình

yêu, tình quân dân, tình đồng đội

Trong thời kì này, Tố Hữu viết nhiều và viết một cách thấm thía về tình

mẹ con Điều này được thể hiện qua các bài thơ nhự:'Đà bủ, Bà mẹ Việt Bắc,

Bầm ơi Nỗi trăn trở, thao thức nhớ thương của người: mẹ có cọn đi bộ đội được

nha tho thé hiện mot cách- giãn dj mà: sâu: Sắc:

hà:còn ổ chuối hira rom

i danh gidc.dém hom suoi gi

(Bà bú)

Tuy nhớ thương con nhưng mẹ vẫn vượt qua những khó khăn gian khổ

trong cảnh sống đơn chiếc để động viên con lên đường đánh giặc, bởi mẹ luôn có

niềm tin “nó về thắng trận” Còn đứa con xa nhà đi chiến đấu cũng luôn thầm

nhớ về mẹ Nỗi nhớ thương đó được Tố Hữu cảm nhận:

Mưa phùn uot áo tứ thân Mua bao nhiêu hạt thương bẩm bấy nhiễu

(Bam oi)

Từ sự cảm thông sâu sắc ấy, Hoàng Trung Thông thể hiện thành công tâm

trạng của bà mẹ khi đón bộ đội về làng như đón những đứa con thân yêu đi xa trở

về sau nhiêu tháng năm xa cách:

Mẹ già bịn rịn áo nâu Vui đàn con ở rừng sâu mới VỀ

(Bao giờ trở lạ)

Trang 37

Văn học Việt Nam 19435 - 1975 Chương Ì Khải quát văn học Việt Nam 1945 - 1975

Không chỉ thành công ở các bài thơ viết về hình ảnh bà mẹ, thơ kháng

chiến còn có nhiều bài thơ hay viết về hình ảnh các chị Họ vừa đảm đang việc

nhà vừa hăng hái nhiệt tình với việc nước Người phụ nữ trong bài thơ Phá

duong cua Tổ Hữu dù bận rộn việc nhà trong cảnh “con bế con bồng” nhưng vẫn

cố gắng thu xếp để tham gia công việc kháng chiến Với bài thơ Thăm Iva, Tran

Hữu Thung đem đến cho người đọc một tâm gương tiêu biểu cho người phụ nữ

có chồng ra trận Nỗi nhớ chồng của chị thật da diết, nhưng càng nhớ thương chị

càng hăng hái tham gia sản xuất để góp sức mình cho sự thắng lợi của cuộc

kháng chiến Chị tâm sự chân thành :

Người ta nhủ đùng trông

Ai cũng bảo đừng mong Riêng em thì em nhớ

Đặc biệt, thơ ca kháng chiến chống Pháp đã miêu tả khá trọn vẹn về vẻ

đẹp của anh vệ quốc quân Có thể xem, đây là hình ảnh nồi bật nhất trong thơ

kháng chiến được nhiều nhà thơ khám phá và thể hiện Nhiều phương diện

tình cảm trong kháng chiến được thể hiện thông qua mối quan hệ với người

lính vệ quốc

Người lính vệ quốc xuất thân từ- xihiều tầng, Ke

nhau đến với cuộc chiến đấu và tất cả họ đều

quyết sinh" Phần động họ ‘la những ñpư

cày lên soi đ4”(Ohín

ủi nhiều vùng đất khác

guyện quyết tử cho TỔ quốc

¡nông dân mặc áo lính Họ lớn lên từ

ệttrohỹ cảnh ° 'nước mặn đồng chua”, hay “đất

ợ chỉ quen với.côrig việc cày bùa cay hai nhung vi

thường họ sống chân chất giản dị, hiền lành, còn trong chiến đấu lại tràn đầy

dững khí: “áo vải chân không đi lùng giặc đán” Họ luôn gắn bó yêu thương

quê hương đất nước Hồng Nguyên đã diễn tả nỗi nhớ đến nao lòng của họ:

Vẻ đẹp tâm hồn của anh vệ quốc quân còn được các nhà thơ thể hiện gắn

liền với tâm trạng “Bỗng bồn chôn nhớ mắt người yêw”(Nguyễn Đình Thị), hay

“Đêm mơ Hà Nội dáng kiểu thơm” "(Quang Dũng) Chính điều đó làm cho người

vệ quốc quân có thêm sức mạnh tỉnh thần và lạc quan hơn trong cuộc sống

Trang 38

Lăn học Việt Nam 1945 - 1975 Chương l Khái quái văn học Việt Nam 1945 - 1975

Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu cho nên người vệ quốc quân

luôn mang nặng tình “cá ước” Trên con đường hành quân chiến đấu họ đã đi

qua biết bao vùng đất mà không nhớ hết tên làng, tên xóm Ở nơi nào nhân dân

cũng chào đón các anh với tắm lòng rộng mở, đằm thắm nghĩa tình trong cảnh

“Các anh về tưng bừng trước ngỡ” và “Mẹ già bịn rịn áo nâw/ Vui đền con ở

rừng sâu mới về”, và lưu luyến khi các anh ra di:

Các anh đi bao giờ trở lại Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ mong

(Bao giờ trở lại - Hoàng Trung Thông)

Tình quân dân đã thực sự tiếp thêm sức mạnh tỉnh thần giúp họ vượt lên

gian truân thử thách để vững bước trên con đường chiến đấu

Một vẻ đẹp khác của người vệ quốc quân được nhiều nhà thơ thể hiện đó

là tình đồng đội Là người tứ xứ, từ những phương trời “chẳng hẹn quen nhau”

và trong cuộc sống phải trải qua nhiều gian truân thử thách khăc nghiệt nhưng ở

họ luôn có tình yêu thương, gắn bó, cảm thông sâu sắc, cùng chung một ý chí

quyết tâm chiến đấu Điều đó được Chính Hữu f thể hiện sinh động qua cảnh:

Anh với tôi biết từng éơn ớn lạnh."

Sot run- người vùng trán wor mô hồi

- Áo anh rách: vat ee

t6i 66 vai manh va

ig cười buốt giả

Chân không giày

` Thương nhau tay nắm bàn tay

(Đồng chí)

Tuy phải trải qua nhiều gian truân thử thách trong cảnh “Ngày nắng đốt

theo dém mua déi/ Mỗi bưóc đường mỗi bước hi sinh” (Nguyén Dinh Thi) nhung

người lính vệ quốc không bao giờ lùi bước, Thôi Hữu (Tân Sắc) đã viết về họ với

Lòng tôi xao xuyến tình thương xói Muốn viết bài thơ thấm lệ nhòa Tặng những anh tôi từng rỏ máu Đem thân xơ xác giữ sơn hà

(Lên Cấm Sơn)

Có thể nói, tất cả những tình cảm trên được các nhà thơ cảm nhận và thê

hiện khá đa dạng, phong phú qua nhiều bài thơ Nó chính là cội nguồn tạo nên

sức mạnh để dân tộc ta chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược

"

Trang 39

u

Bên cạnh các thành tựu lớn đã đạt được về nội dung, thơ kháng chiến cịn

cĩ bước phát triển mới cĩ nét đặc thù về phương thức và phương tiện thể hiện

Từ thực tiễn cuộc sống cách mạng, thơ ca cần gắn bĩ với đời sống của quần chúng nhân dân, nên các nhà thơ kháng chiến đều cĩ ý thức phản ánh cuộc sơng một cách giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ Các thể thơ dân tộc được họ sử dụng khá phổ biến; đồng thời, ở mức độ khác nhau họ biết tiếp thu những thành tựu của phong trào Thơ Mới và cĩ ý thức tìm tịi thể nghiệm để gĩp phần đem lại cho thơ

thời kì này vẻ đẹp riêng Thể thơ dân tộc được các nhà thơ sử dụng nhiều và rộng

rãi nhất là thể lục bát Trên thực tế, thể thơ lục bát rất gần gũi, phù hợp với cách cảm nhận và cách tâm tình của quân chúng nhân dân Mặt khác, các nhà thơ đã

cĩ sự cố găng để tăng cường khả năng thể hiện những vấn để lớn trong thơ lục

bát Nhiều bài thơ lục bát trong tap tho Viét Bắc của Tơ Hữu là biểu hiện sinh

động cho sự thành cơng của thể thơ này

Riêng thể thơ tự do được các nhà thơ sử dụng ngày một nhiều Ở thé tho này các nhà thơ cĩ được điều kiện thuận lợi trong cách gieo vân, cách ngắt nhịp

Độ ngắn đài của câu thơ được xuất phát trên cơ sở mạch cảm xúc và nội dung bài thơ Nhiều bài thơ kháng chiến sáng tác theo thể thơ này cĩ sức hấp dẫn và lay

động mạnh mẽ đối với tâm hồn người đọc, mà tiêu biểu là Tình sơng núi của Trần Mai Ninh, Nhớ của Hồng Nguyên, Bao giờ trở đại của Hoang Trung Thơng,

Hoan hơ chiến sĩ Điện Biên của Tổ, Hữu

và ngơn ngữ thợ, thơ Kháng chiến! đã ‘nite gat bỏ được sự cầu kì, kiểu

cách để tìm đến va tiếp nhận được ‹ cái: ‘phong phú của ngợ ngữ trong đời sống

chiến đấu của quần hính điều đĩ đã tạo: cho thơ cĩ khả năng tác động mạnh mẽ hơn đối vớ am va nhận thức của người đọc

Đặc biệt, cái tơi trữ tinh” frong thơ kháng chiến vừa giãi bày tâm tư tình

cảm, vừa cĩ sự gắn bớồa hợp với cái ta trong mối quan hệ riêng chung giữa: ứơi

và chúng ta, tơi và anh, Vì thế bạn đọc dễ dàng nhận thấy lối xưng hơ thể hiện

khá phổ biến trong thơ thời kì này là: /Z chúng tơi; Chúng ta, anh, tơi; ta, Bài thơ khơng chỉ là tiếng nĩi tâm tình của nhà thơ mà cịn là nỗi niềm của bao người

trong hồn cảnh đĩ Nĩ chính là điệu tâm hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu Điều này biểu hiện rõ ở các bài thơ như: Nhớ của Hồng Nguyên, Bao giỏ trở lại

của Hồng Trung Thơng, Đồng chí của Chính Hữu, hay bài Cá nước và Lên Táy Bắc của Tỗ Hữu,

Ngồi ra, cần nhận thấy, từ những hiện tượng, chỉ tiết cụ thể trong cuộc sống, các nhà thơ đã cĩ cách cảm nhận sáng tạo, giàu sức khái quát để làm nên nhiêu bài thơ hay, nhất là khi viết về vẻ đẹp tâm hồn tính cách của con người Việt Nam trong kháng chiến, tiêu biểu là ở các bài như: Đá nước của Nguyễn

Đình Thi, Hoan hơ chiến sĩ Điện Biên của Tố Hữu, Tây Tiến của Quang Dũng,

Tĩm lại, ra đời trong những năm tháng kháng chiến của dân tộc, thơ

kháng chiến là tiếng nĩi tâm tình rất đẳm thắm, sâu sắc và cũng chính là khúc ca hùng tráng thiết tha về cuộc kháng chiến và con người Việt Nam kháng chiến Thơ kháng chiến chống Pháp luơn phát triển trong sự thống nhất hài hịa giữa

12

Trang 40

ăn học Liệt Nam 1945 - 1975 Chương l Khái quái văn học Việt Nam 1945 - 1975

hình thức và nội dung thể hiện Nó vừa có vẻ đẹp chung của cả nên thơ, vừa có

vẻ đẹp riêng của từng bài thơ

Trước hết, cần nhận thấy đội ngũ nhà thơ thời kì này rất hùng hậu với

nhiều thế hệ khác nhau, gắn bó và trưởng thành trong đời sông cách mạng của

dân tộc

Lớp nhà thơ trước cách mạng sau thời gian nhận đường đã khăng định

được vị trí của mình trong cuộc đời mới Họ có quan niệm thơ đúng đắn và giữ

vai trò quan trọng trong sáng tác, cũng như trong việc hướng dẫn, dìu dắt thế hệ

các nhà thơ trẻ

Với nhà thơ Xuân Diệu, người đọc cảm nhận được một tâm hồn thơ khỏe

khoắn, nhạy bén, tràn đầy sức sáng tạo, luôn chứa chan tình yêu và hạnh phúc,

niềm khát khao mãnh liệt được giao cảm với đời, được sống hết mình cho cuộc

sống Xuân Diệu chủ trương “hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non” và mở rộng

cánh cửa thơ cho cuộc sông tràn vào Nhiều vẫn đề của đời sống được ông cảm

nhận và thể hiện tỉnh tế Ông xứng đáng là tắm gương lao động nghệ thuật bền bỉ

cho văn nghệ sĩ noi theo Các tập thơ tiêu biểu của ông ở thời kì này là: Riêng

Chế Lan Viên là nhà thơ-thể hiện sâu: sắc nhá cuộc hành trình gian khổ

“từ chân trời mội người đến với chật" trồi vật: c¿” Nhà thơ đã trút bỏ những dĩ

dân đề hòa nhập với ống 'mới, gắn bó với-cưộc chiến đấu của dân tộc Thơ

ông giàu chất trí tuệ, ‹ ậtj đà tính chính: tiận, thời sự và luôn có những sáng tạo

mới mẻ, độc đáo cả về nộ ng và hình thức Tiêu biểu cho thơ Chế Lan Viên ở

thời kì này là các cập thơ: Ảnh sáng và phù sa; Hoa ngày thường, chìm báo bão;

Đối thoại mới;

Huy Cận, sau một thời gian dài dường như vắng bóng, đã thực sự quên đi

cái sầu vũ trụ, nỗi buồn tràng giang, điệp điệp, để rộng mở tâm hồn đón lấy

những âm thanh của cuộc đời mới với niềm tin yêu thiết tha mãnh liệt, với sự

trăn trở xoáy sâu vào sự đổi thay thân phận con người, tầm vóc kì vĩ của con

người trong cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ cứu nước Cảm

hứng vũ trụ và nhân sinh là hai nguôn cảm hứng lớn bao trùm trong thơ Huy

Cận Càng về sau thơ ông càng thâm đẫm chất trữ tình và chất suy tưởng Biểu

hiện rõ cho sự thành công của Huy Cận trong thời kì này là các tập thơ: Trời mỗi

ngày lại sáng; Bài thơ cuộc đời; Chiến trường gân đến chiến trường xa

Đặc biệt, Tế Hanh sống giữa lòng miền Bắc nhưng vẫn luôn hướng về

miền Nam với nỗi nhớ thương da diết và tràn đầy niềm tin vào ngày đất nước

thống nhất, ngày trở lại với quê hương Đến với thơ Tế Hanh, điều người đọc

cảm nhận rõ nhất không chỉ là những kỉ niệm, hình ảnh gần gũi, quen thuộc

trong đời sống thường ngày gắn liền với nhiều biến động của cuộc sông, mà

còn là giọng thơ tâm tình, sự giãi bày chân tình trước bao điều giản đị mà sâu

13

Ngày đăng: 19/01/2016, 23:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w