Vài nét về tình hình HN –DN trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 33 - 36)

Dưới thời Pháp thuộc, nước ta đã có hệ thống trường Cao đẳng để ngăn

cản phong trào xuất dương du học và hệ thống các trường trung cấp, sơ cấp kĩ nghệ để dạy các ngành nghề dưới sự bảo trợ của thực dân Pháp.

Khi cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ đã chú trọng đến công tác xoá mù chữ và đào tạo nghề.

Tháng 3 năm 1951 thành lập vụ GDCN theo nghị định 346.

Tháng 8 năm 1952 chính phủ đã thông qua chính sách GD chuyên nghiệp Năm 1969 thành lập Tổng cục đào tạo công nhân kỹ thuật

Năm 1978 thành lập Cục dạy nghề.

Năm 1984 ban hành Quy chế trường nghề.

Theo danh mục đào tạo 1985 cả nước có 396 nghề, việc đào tạo nghề trong các trường chính quy là đảm bảo chuẩn về lý thuyết và thực hành để đáp ứng hành nghề trước mắt và có tiềm năng phát triển nghề trong tương lai. Năm 1986 có quy chế TTDN quận, huyện và ban hành danh mục mới về đào tạo nghề.

Năm 1987 Tổng cục dạy nghề sát nhập với Bộ đại học, trung học chuyên nghiệp.

Năm 1990 Bộ ĐH THCN và DN sát nhập với Bộ GD thành Bộ GD & ĐT, từ đó đào tạo nghề được đa dạng hoá, được gắn bó mật thiết trong hệ thống GDQD.

Ngày 23/6/1994 Quốc hội khoá IX đã thông qua Luật lao động, Luật này có hiệu lực từ ngày 01/10/1995. Trong bộ luật có 8 điều (Từ điều 40 - 47) quy định chi tiết về vấn đề dạy nghề, học nghề, đào tạo lại bổ túc, bồi dưỡng nghề cho người lao động.

chuyên nghiệp và dạy nghề.

Ngày 11/7/2000 Bộ trưởng Bộ GD & ĐT ban hành quyết định số 25/2000/QĐ - BGD & ĐT về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm KTTH - HN.

Ngày 09/01/2001 Chính phủ có nghị định số 02/2001/NĐ - CP quy định chi tiết việc thi hành bộ Luật lao động và Luật giáo dục về dạy nghề.

Ngày 9 tháng 8 năm 2001 Bộ LĐ - TBXH có quyết định 775/2001/QĐ - BLĐ - TBXH ban hành Điều lệ trường dạy nghề. Cũng trong ngày này Bộ LĐ - TBXH có quyết định số 776/2001/QĐ - BLĐ - TBXH ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm dạy nghề.

Ngày 14/6/2005 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI đã thông qua luật GD, luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Trong đó luật đã quy định chi tiết về mục tiêu giáo dục phổ thông. Điều 27 trong ý 3 có ghi rõ:" GD THCS nhằm giúp cho học sinh... có những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống; trong ý 4: "GD THPT nhằm giúp cho học sinh... có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật hướng nghiệp, có đủ điều kiện để phát huy năng lực cá nhân lựa chọn hướng đi tiếp tục học ĐH, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động".

Hệ thống trường dạy nghề của nước ta chia làm 2 tuyến chính: - Tuyến các Bộ, các ngành.

- Tuyến các tỉnh, thành phố

Hệ thống quản lý giáo dục chuyên nghiệp là một hệ thống có phân cấp song sự phân cấp và phối hợp giữa các Bộ ngành với các cơ sở GD địa phương trong cơ chế mới còn chưa được phù hợp. Nhà nước đã có chính sách chuyển trường nghề về địa phương, chính sách này có tác dụng tích cực trong việc địa phương hóa dạy nghề.

được rất nhiều nhân lực cho các thành phần kinh tế. Theo tài liệu của Trung tâm LĐ-HN Bộ GD & ĐT, đến tháng 5 năm 2008 toàn quốc có 487 Trung tâm có tham gia hoạt động HN - DN. Trong đó có 223 Trung tâm KTTH - HN - DN đặt tại các quận huyện và 242 trường nghề thuộc sự quản lý của các Bộ, ngành cùng hàng ngàn lớp dạy nghề tư nhân hoặc các cơ sở sản xuất có tham gia đào tạo nghề ở nhiều cấp độ khác nhau.

Việc dạy nghề ngắn hạn ở các Trung tâm dạy nghề quận, huyện hoặc các lớp dạy nghề mở rộng là tập trung vào dạy thực hành với mục tiêu thực hành cụ thể, hành nghề ở diện hẹp và đáp ứng ngay với nhu cầu tìm việc làm của người lao động trong giai đoạn trước mắt.

Xu thế giao thoa giữa Giáo dục phổ thông và Giáo dục nghề nghiệp sẽ đưa tới việc học nghề ngay từ các lớp phổ thông, nhằm sớm định hướng cho thế hệ trẻ đi vào nghề nghiệp theo sự phát triển năng lực của mỗi người.

Cũng theo số liệu của Trung tâm LĐ-HN Bộ GD & ĐT, trong năm học 2007 - 2008, toàn quốc có 2.744 giáo viên làm công tác hướng nghiệp và dạy nghề tại các Trung tâm quận, huyện ; trong đó có 13 thạc sỹ, 1268 đại học, 983 cao đẳng và 486 trung cấp và các trình độ khác. Có 217 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh - thành phố và 796 giáo viên giỏi cấp quận, huyện.

Về tình hình đầu tư cơ sở vật chất của Trung tâm KTTH - HN - DN trong toàn quốc trong năm học 2006 - 2007:

- Xây dựng cơ bản 36 tỷ 376 triệu đồng.

- Bổ sung trang thiết bị là 16.375 triệu đồng, tiêu biểu là Trung tâm KTTH - HN - DN số 4 Hà Nội : xây dựng cơ bản là 4, 6 tỷ, cộng với 200 triệu bổ xung thiết bị ; Trung tâm KTTH - HN - DN Vĩnh Phúc xây dựng là 1, 5 tỷ và 400 triệu mua sắm trang thiết bị; Trung tâm KTTH - HN - DN Hải Phòng 3 xây dựng là 1, 1 tỷ và 300 triệu mua sắm trang thiết bị

trình hướng nghiệp cho học sinh từ lớp 9 đến lớp 12. Đồng thời bộ cũng đang tích cực triển khai và nhân rộng trung tâmtrường THPT KT.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 33 - 36)