Dạy nghề phổ thông

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 42 - 45)

Nhiệm vụ chủ yếu của trung tâm KTTH- HN là tổ chức dạy nghề phổ thông cho HS cuối cấp THCS và THPT. Số lượng HS học nghề và quy mô,

chất lượng dạy nghề phổ thông qua các năm học tại các trung tâm KTTH - HN là sự thể hiện rõ nhất về sự phát triển của trung tâm KTTH - HN

* Về số lượng

Trong những năm đầu mới thành lập, mỗi Trung tâm chỉ tổ chức dạy nghề phổ thông cho vài trăm học sinh/năm học. Nhưng trong những năm gần đây, nhiều Trung tâm có khả năng dạy nghề cho 2000 - 3000HS/năm học, có trung tâm dạy nghề cho 4000 - 6000 HS/năm học như trung tâm Khánh Hoà, trung tâm Ban Mê Thuột (Đăk Lăk), trung tâm Nam Định, một số trung tâm ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh... Nhờ vậy, số học sinh tham gia học nghề tại các trung tâm đã tăng lên đáng kể qua các năm học. Cùng với việc tổ chức dạy nghề, các Trung tâm KTTH – HN còn đóng vai trò chủ lực trong việc tổ chức thi nghề cho HS cuối cấp THCS, THPT ở các tỉnh.

Bảng 2.1. Số học sinh học nghề, thi nghề phổ thông tại các trung tâm HN - DN trong toàn Quốc qua một số năm học

Năm học Số HS học nghề Số HS thi nghề 2004 - 2005 833.761 718.645 2005 - 2006 873.209 623.048 2006 - 2007 836.958 681.379 2007 - 2008 856.384 693.568 2008 – 2009 875.502 712.534 (http://www.huongnghiep.vn/ )

Đạt được số lượng học sinh học nghề như trên là cả một sự cố gắng rất lớn của các trung tâm KTTH- HN vì từ khi bắt đầu đưa hoạt động dạy - học nghề phổ thông vào trung tâm KTTH – HN (1981) đến năm học vừa qua, nghề phổ thông không phải là hoạt động giáo dục bắt buộc mà theo cơ chế tự nguyện, cộng điểm khuyến khích, có nghĩa là chỉ những học sinh có nguyện vọng học nghề thì đăng kí học và thi nghề. Điểm thi nghề sẽ được cộng vào điểm thi tốt nghiệp phổ thông đối với HS học nghề cấp THPT(nếu đạt điểm

giỏi thì được công 2 điểm, khá được cộng 1,5 điểm, trung bình được cộng 1 điểm vào điểm thi tốt nghiệp), và xét tuyển vào lớp 10 đối với HS học nghề cấp THCS, (nếu đạt điểm giỏi thì được công 1,5 điểm, khá được cộng 1,0 điểm, trung bình được cộng 0,5 điểm vào điểm xét tuyển vào lớp 10). Do đó, không phải tất cả HS đều tham gia học nghề mặc dù việc học nghề đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho các em. Nhiều HS có học lực khá trở lên không muốn tham gia học nghề để tập trung thời gian cho việc học các môn văn hoá có thi. Mặt khác, học sinh đến học nghề tại các trung tâm KTTH – HN là "HS mượn" (HS cuối cấp THCS và THPT chỉ đến trung tâm học một buổi/tuần) nên rất khó quản lý, sĩ số HS thường thiếu ổn định.

Bắt đầu từ năm học 2007 - 2008, chương trình giáo dục nghề phổ thông mới đã chính thức được triển khai ở lớp 11 của tất cả các trường THPT và trở thành một hoạt động giáo dục bắt buộc, có đánh giá và ghi học bạ. Cơ chế cộng điểm khuyến khích cho những HS tham gia học nghề chương trình 90 tiết (đối với HS THCS) và chương trình 180 tiết (đối với HS THPT) vẫn được duy trì. Tuy nhiên, số lượng HS học nghề tại nhiều trung tâm có xu hướng giảm so với những năm trước do nhiều trường THPT tự tổ chức dạy nghề ngay tại trường.

* Về quy mô các nghề

Vào những năm 80, số nghề dạy tại trung tâm còn rất ít (khoảng 8 - 10 nghề) và tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp. Nhưng cho đến những năm 2000, số nghề dạy tại các trung tâm KTTH – HN có sự gia tăng đáng kể và được mở rộng ra nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực dịch vụ và công nghệ thông tin. Một số nghề trước đây được dạy tại nhiều trung tâm (như nghề đánh máy chữ) nhưng nay không còn trung tâm nào dạy nữa do không phù hợp với sự phát triển ngành nghề trong xã hội. Ngược lại, nhiều nghề trước đây không có trung tâm nào dạy thì nay đã trở thành nghề dạy phổ biến tại hầu hết các trung tâm như nghề tin học ứng dụng, nghề nấu ăn... Nhiều nghề mới đã được đưa vào dạy tại các trung tâm như nghề hướng

dẫn du lịch, nghề chụp ảnh, nghề làm bánh, nghề renvơni... Theo thống kê chưa đầy đủ, số nghề dạy tại các trung tâm lên tới 64 nghề, trong đó có nhiều nghề thu hút được số đông HS tham gia.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w