Thực trạng của các trung tâm KTTH – HN-DN tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 65 - 71)

IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Vị trí, vai trò và thực trạng của các trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề và

4.1.2 Thực trạng của các trung tâm KTTH – HN-DN tỉnh Bắc Giang

* Hệ thống tổ chức các trung tám HN – DN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Theo số liệu thống kê của Bộ GD- ĐT, đến tháng 5 năm 2009, toàn quốc có 323 Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề, bình quân mỗi tinh có 5,04 Trung tâm, Bắc Giang (8), Bắc Giang (10) và TP Hồ Chí Minh (22) là một trong số ít các tỉnh có hệ thống, các trung tâm TT rải đều xuống từng huyện, thị

Bảng 4.2. Danh sách các trung tâm HN – DN tỉnh Bắc Giang năm 2009

Tªn Trung t©m §iÖn tho¹i Cơ quan

quản lý §Þa chØ

1. TT Thành phố 3854366 Sở GD & ĐT Đưởng Minh khai – TP Bắc Giang 2. TT H. Sơn Động 3886376 Sở GD & ĐT Thị trấn An châu huyện Sơn Động 3.TT H. Lục Ngạn 3882660 Sở GD & ĐT Thị trấn Chũ huyện Lục Ngạn 4. TT H. Lục Nam 3684331 Sở GD & ĐT Thị trấn Đồi ngô huyện Lục Nam 5. TT H.Tân Yên 3878248 Sở GD & ĐT Thị trấn Cao thượng, H. Tân Yên 6.TT H.Việt Yên 3874140 Sở GD & ĐT Thị trấn Bích động, H.Việt Yên 7. TT H. Yên Dũng 3870848 Sở GD & ĐT Thị trấn Nham sơn H.Yên Dũng 8. TT H. Hiệp Hoà 3872310 Sở GD & ĐT Thị trấn Thắng, H Hiệp Hoà 9. TT H.Yên Thế 3876177 Sở GD & ĐT Thị trấn Cầu gồ huyện Yên Thế 10.TT HLạng Giang 3502016 Sở GD & ĐT Thị trấn Vôi huyện Lạng Giang

(Nguồn tài liệu sở LĐ & TB XH tháng 5/2009)

Qua bảng số liệu ta có thể thấy rằng tất cả các trung tâm HN – DN của tỉnh đều năm ở Thị trấn của các huyện và Bắc Giang là một số trong số ít

những tỉnh đã quyết tâm thành lập đủ mỗi huyện thị một Trung tâm HN - DN và tạo việc làm. Vì các trung tâm HN – DN đều nằm tập trung ở trung tâm các huyện, thị, cho nên rất thuận lợi cho việc triển khai công tác hướng nghiệp dạy nghề đến hầu hết các địa phương trong tỉnh. Đây là một cố gắng lớn của Đảng bộ và nhân dân Bắc Giang Như vậy tất cả mọi học sinh THCS và THPT đều có cơ hội tiếp cận với công tác hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông, đây là một lực lượng lao động tiềm năng rất lớn, hàng năm có từ 70 - 80 % số này bổ sung vào lực lượng lao động xã hội.

Về góc độ quản lý cho thấy tất cả các trung tâm HN – DN đều thuộc sự quản lý của Sở GD & ĐT nên rất thuận lợi cho việc xây dựng khung chương trình giảng dạy, phương thức quản lý.

Có thể nói với hệ thống các trung tâm HN –DN trên, nếu tỉnh Bắc Giang phát huy được sức mạnh tổng hợp của các trung tâm HN – DN này, phát triển các hình thức hướng nghiệp và dạy nghề phù hợp sẽ đáp ứng được nhu cầu học nghề của học viên và đặc biệt là lao động nông thôn, trên cơ sở đó nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động và xuất khẩu lao động

* Cơ sở vật chất của các trung tâm HN – DN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Một trong những diều kiện quan trọng cho việc hướng nghiệp cho người lao động nói chung và phát triển các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng đó là cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt sẽ cho phép mở rộng các ngành nghề, hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng và thu hút người học.

Theo quy định số 71/2008/QĐ – BLĐTBXH ngày 30/12/2008 của Bộ Lao động thương binh xã hội, còn 14/71 cơ sở chưa đủ diện tích theo quy định chủ yếu là các trung tâm dạy nghệ ngoải công lập và các trung tâm của các đoàn thề. Hiện trạng cơ sở vật chất của các trung tâm HN - DN ở tỉnh Bắc Giang được thể hiện qua bảng 4.3

Bảng 4.3. Tình hình đầu tư về cơ sở vật chất của các trung tâm HN - DN Bắc Giang trong 3 năm 2007 - 2009

Tên CSVC ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 09/08 TăngBQ 07/09 1. DT mặt bằng m2 20675 20675 25765 0 5090 12.31% Nhà xưởng 500 520 550 20 30 4.88% 3. Hội trường Phòng 10 10 15 0 5 25% 4. Phòng học L.Thuyết Phòng 50 55 60 5 5 9.55% 5. Phòng học T.Hành Phòng 62 68 80 6 12 13.66% 6. Bàn ghế bộ 1200 1500 2300 300 800 39.17%

7. Máy may dân dụng chiếc 200 210 210 10 0 2.5%

8. Máy may công nghiệp chiếc 300 400 450 100 50 22.92%

9. Máy hàn chiếc 40 40 40 0 0 0% 10. Máy vi tính bộ 100 200 350 100 150 87.5% 11. Thiết bị điện bộ 1000 2000 2500 1000 500 62.5% 12. Thiết bị thêu bộ 1000 2000 3000 1000 1000 75% 13. Phòng khách Phòng 10 15 18 5 3 35% 14. Phòng làm việc Phòng 80 88 90 8 2 6.14% (Nguồn số liệu sở GD-ĐT, tháng 3/2010)

Qua bảng số liệu ta có thể thấy diện tích mặt bằng tăng từ nă7m 2008 đến năm 2009 là 5090 m 2 ( tăng 12,31%) và hầu hết các trang thiết bị phục vụ cho công tác hướng nghiệp và dạy nghề đều tăng lên như: Hội trường, phòng học lý thuyết và thực hành đều tăng lên 5 phòng từ năm 2007 đến 2009 và thiết bị trang bị học tập như máy tính tăng hơn 100 bộ (87,5%), máy công nghiệp hơn 50 bộ (22,92%), thiết bị điện hơn 500 bộ (62,5%), thiết bị thêu 1000 bộ (75%). Thực tế cho thấy số phòng học đã xây dựng cách đây 20 – 25 năm nên đã xuống cấp, các điều kiện cần thiết như ánh sáng, thông gió, xử lý chất thải, vệ sinh công cộng chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Không những thế máy móc thiết bị dạy nghề vừa thiếu về số lượng vừa kém về chất lượng, số thiết bị hiện có đã quá cũ, lạc hậu nhiều thiết bị sản xuất từ năm

1960 – 1970, thời hạn khấu hao đã hết, một số lại được cỉa tiến tận dụng từ các máy móc đã thanh lý của các cơ quan, doanh nghiệp, do đó không có tính đồng bộ về hệ thống, tính sư phạm. Ví dụ: Nghề lái ô tô, sửa chữa ô tô, các mô hình, động cơ cắt bổ là các loại máy, xe của Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu đã cũ và lạc hậu về kỹ thuật. Các nghề khác như cơ khí, hàn, điện, điện lạnh, điện tử, điện công nghiệp….học sinh chỉ thực hành trên máy tiện, phay, bào, sơ đồ giàn trải cũ kỹ. Không có các máy điều khiển tự động số, nghề hàn chỉ thực hiện trên hàn hồ quang thông thường, không có mày hàn vệ khí

Không những đối với các nghề trong ngành công nghiệp, các ngành về nông nghiệp mới chỉ hướng dẫn lý thuyết cây con, bảo vệ thực vật.... Chưa có các vườn, ao, hồ để thực hành chương trình trồng trọt, bảo quản chế biến sản phẩm sau thu hoạch

Đánh giá chung về cơ sở vật chất: Mặc dù trong 3 năm gần đây cán bộ giáo viên trong Trung tâm đã phát huy hết nội lực, tranh thủ mọi nguồn tài trợ giúp đỡ để trang bị cơ sở vật chất phục vụ tốt hơn cho công tác HN - DN song nhìn chung cơ sở vật chất của các Trung tâm KTTH - HN - DN còn thiếu so với yêu cầu đề ra. Cơ sở vật chất phòng học, nhà xưởng, trang thiết bị dạy nghề vẫn chưa thực sự đáp ứng đủ so với số lượng học viên và các thiết bị đã khá cũ và lạc hậu. Các trung tâm HN – DN chưa hấp dẫn được đội ngũ lao động theo học, đặt biệt là đội ngũ lao động nông thôn bởi họ nhận thấy giữa hướng nghiệp, đào tạo và việc làm còn khoảng cách xa. Đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp và nông thôn cũng như đào tạo cho công nghiệp và dô thị đòi hỏi phải có đủ các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và thực hành. Tuy nhiên một điểm khác biệt quan trọng đối với lao động nông thôn là ngoài các đối tượng học sinh THCS và THPT thì còn có nhiều đối tượng khác có trình độ, tuổi tác khác nhau, mục đích học nghề cũng khác nhau và khả năng tài

chính hạn hẹp cũng theo học các chương trình học nghề cho nên việc phát triển các hình thức dạy nghề và trang bị cơ sở vật chất là còn hạn chế

* Đội ngũ cán bộ giáo viên của hệ thống cơ sở dạy nghề

Trong lĩnh vực đào tạo, thì đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng. Đối với công tác Hường nghiệp và dạy nghề cán bộ quản lý, giáo viên ngoài các yêu cầu đủ trình độ về sư phạm và chuyên môn còn phải có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn thực hành để đảm bảo chất lượng sau đào tạo.

Trong tổng số cán bộ giáo viên của các trung tâm HN – DN thì ta thấy hấu hết là các giáo viên đều có trình độ ĐH – CĐ, số lượng các giáo viên đạt chuẩn là khá cao như Trung tâm HN – DN Việt Yên tổng số cán bộ công nhân viên là 37 thì số giáo viên đạt chuẩn là 32, trung tâm HN – DN Lục Nam và trung tâm Thành phố tổng số cán bộ giáo viên là 21 và 12 thì đạt chuẩn 100%.

Bảng 4.4 Đội ngũ giáo viên giảng dạy năm 2009 STT Các Trung tâm Tổng số CBCNV Tổng Số Sau đại học ĐH - Trình độ khác Đạt chuẩn 1 Lạng Giang 30 21 1 20 21 2 Lục Nam 21 21 21 21 3 Lục Ngạn 11 8 6 2 6 4 Sơn Động 30 21 21 19 5 Yên Dũng 15 9 9 7 6 Việt Yên 37 32 31 1 32 7 Tân Yên 32 24 24 24 8 Hiệp Hoà 15 8 7 1 8 9 Yên Thế 17 12 12 12 10 Thành phố 12 12 12 12

(Nguồn tài liệu của Sở GD-ĐT, tháng 5/2009)

Qua bảng trên ta thấy đội ngũ giáo viên giảng dạy tại các cơ sở còn khá ít so với số lượng học sinh. số lượng giáo viên có trình độ sau đại học còn quá ít chỉ có 1 huyện đó là Lạng Giang, còn lại các cơ sơ khác vẫn chưa có.

Số lượng giáo viên thiếu quá nhiều, trong khi nhu cấu cần tư vấn Hướng nghiệp ngày càng nhiều, nhu cầ học nghề ngày càng cao, đây thực sự là một thách thức lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của Hướng nghiệp trong những năm qua. Không những thế đội ngũ giáo viên mới chỉ được quan tâm bỗi dưỡng kiến thức sư phạm, còn về chuyên môn, trong điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, chưa được đầu tư trang bị mới, do đó chưa có điều kiện đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn kỹ thuật theo công nghệ tiên tiến

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w