IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Vị trí, vai trò và thực trạng của các trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề và
4.5.2 Định hướng phát triển và mục tiêu cụ thể của các trung tâmtrung tâm KTTH – HN – DN cấp huyện trong giai đoạn 2009 và tầm
tâmtrung tâm KTTH – HN – DN cấp huyện trong giai đoạn 2009 và tầm nhìn đến năm 2020
Quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu về công tác HN - DN mà cấp trên đã đề ra phấn đấu từ nay đến năm 2015, mỗi năm, mỗi trung tâm:
- Tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp và tham gia dạy môn công nghệ II lớp 9 (nghề tự chọn) cho 100% số học sinh khối 9 THCS (khoảng 4000-4500 học sinh mỗi năm) góp phần phân luồng học sinh và định hướng nghề nghiệp cho khoảng 1500 - 2000 học sinh khối 9 tốt nghiệp mà không có điều kiện vào học ở các trường THPT, lực lượng này sẽ tham gia ngay vào thị trường lao động, trong đó có tới hơn 90 % là ở khu vực nông thôn.
- Tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp và tham gia dạy môn công nghệ ở cả 3 khối hệ THPT, tổ chức dạy nghề và thi nghề phổ thông cho tất cả học sinh của 42 trường THPT, 10 Trung tâm GDTX với số lượng học nghề mỗi năm khoảng 30000 - 35000 học sinh. Trong sồ này chỉ có khoảng 30% là có điều kiện tiếp tục học lên, số 70% còn lại sẽ tham gia ngay vào thi trường lao động và cũng sẽ có tới hơn 90% sẽ là lao động ở khu vực nông thôn. Làm tốt hoạt động này chính là các mô hình HN đã gắn kết được vấn đề 3 trong 1về sự liien thông của HN-DN và tạo việc làm. Tuy nhiên trong số đo cũng sẽ có rất nhiều em phải tiếp tục học nghề để nâng cao trình độ, đòi hỏi các mô hình TT phải đầu tư nhiều hơn nữa để lại đón nhận các em khi các em có nhu cầu.
hiện nghiêm chỉnh chương trình phổ cập tin học của tỉnh, tổ chức tập huấn, giảng dạy tin học cho tất cả giáo viên trên địa bàn toàn huyện, từng bước xây dựng kế hoạch hướng dẫn các trường trên địa bàn đẩy nhanh tiến độ phổ cập tin học cho học sinh phổ thông, tổ chức thi và cấp chứng chỉ theo các trình độ A,B,C cho những đối tượng có nhu cầu. Việc làm này chính là nâng cao chất lượng nguồn lao động , tạo cho họ nhiều cơ hội kiếm được việc làm hơn.
- Tổ chức đa dạng các loại hình chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ (nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn) để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho lực lượng lao động nông thôn được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, góp phần tăng năng suất vật nuôi cây trồng, nâng tỷ lệ thời gian làm việc của lao động nông thôn lên 78 - 80% đồng thời cũng là gián tiếp góp phần làm tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới xuống còn dưới 5%.
- Đa dạng hoá các loại hình dạy nghề ngắn hạn, dạy nghề để tạo điều kiện cho một lực lượng đông đảo thanh niên trên toàn huyện có môi trường học nghề phù hợp để bổ sung nguồn lực lượng dồi dào này cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của huyện đề ra. Theo tính toán mỗi năm tỉnh Bắc Giang có khoảng 16000-1800 học sinh tốt nghiệp lớp 9 không thi được vào THPT, 25000-30000 học sinh tốt nghiệp lớp 12 không thi vào được các trường Đại học, trung học chuyên nghiệp, đây thực sự là một nguồn tài nguyên dồi dào sẵn có, ổn định thường xuyên hàng năm, đồng thời cũng là một thách thức vô cùng lớn đối với công tác HN - DN của tỉnh trong công cuộc phấn đấu đạt chỉ tiêu 40% đến 50% người lao động qua đào tạo vào năm 2010 (hiện tại Bắc Giang mới đạt 18% - 22% số người lao động qua đào tạo).
- Thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục THPT, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực cho thanh thiếu niên trên địa bàn toàn tỉnh (gián tiếp nâng cao chất lượng nguồn lao động), mỗi năm các Trung tâm sẽ tuyển sinh khoảng 800- 1000 học sinh vào học hệ Bổ túc THPT kết hợp với học nghề,
100% số học sinh học hệ này sau 3 năm tốt nghiệp ra trường mỗi học sinh đều có 2 văn bằng: một là: Bằng tốt nghiệp văn hoá hệ bổ túc THPT, hai là: bằng nghề bậc 3/7, đây chính là số lượng học sinh thường xuyên liên tục có mặt tại Trung tâm. Theo dự báo đến năm 2010 lượng học sinh lớp 9 của tỉnh khoảng 32000 học sinh, với số lượng các trường THPT hiện nay chắc chắn việc phổ cập THPT vẫn phải cần đến sự cộng tác của loại hình bổ túc THPT.
- Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp giáo dục: thành lập các xưởng vừa thực hành nghề, vừa làm dịch vụ tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh có môi trường thực tập thực sự, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh khẳng định tay nghề trước những yêu cầu cụ thể của thực tế, đồng thời cũng là môi trường thí điểm tiếp cận với cơ chế thị trường, góp phần khẳng định sự tồn tại của nghề trong giai đoạn mới.
- Đầu tư trang thiết bị, đầu tư con người để hình thành một phòng tư vấn nghề nghiệp "chuẩn", góp phần thiết thực vào công tác tư vấn nghề cho mọi đối tượng trên địa bàn toàn huyện (kể cả những đối tượng có nhu cầu tư vấn lại, những đối tượng chuyển đổi nghề nghiệp).