IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Vị trí, vai trò và thực trạng của các trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề và
4.6 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao kết quả hoạt động của các trung tâmhướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động
trung tâmhướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động tình Bắc Giang giai đoạn 2009 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 4.6.1 Những giải pháp trước mắt và lâu dài
1. Về công tác Hướng nghiệp và dạy môn công nghệ cho học sinh THCS - Chức năng gián tiếp tạo việc làm cho lao động tiềm năng:
- Trước mắt phải phối hợp chặt chẽ với các Phòng giáo dục huyện, thi. xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức triển khai hướng dẫn sinh hoạt hướng nghiệp (36 tiết/năm) và dạy môn công nghệ II lớp 9 (nghề tự chọn: Nghề Nấu ăn hoặc Nghề Thêu với thời lượng 32 tiết/ năm) cho 100% số học sinh khối 9 thuộc 230 trường THCS trên toàn tỉnh(có 10 TT, bình quân mỗi trung tâm phụ trách từ 20 - 23 trường THCS). Đây là năm thứ 4 triển khai dạy
chương trình sách giáo khoa mới đối với học sinh lớp 9, nhìn chung bộ môn sinh hoạt hướng nghiệp và công nghệ II là bộ môn có nhiều điểm mới, cần phải xây dựng chi tiết kế hoạch và chỉ đạo sát sao, tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong quá trình thực hiện. Đó là 2 môn đặc thù có tính đến điều kiện cụ thể của từng địa phương mà xác định mà lựa chọn các nghề dạy, các phương pháp dạy, các hình thức dạy sao cho sau khi học xong học sinh có cái nhìn toàn diện và cụ thể về tình hình phát triển nghề nghiệp của địa phương và đất nước từ đó học sinh khối 9 nếu không thi được vào bậc THPT , trở về địa phương, tham gia luôn vào thị trường lao động, thì dễ dàng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng trong việc tìm nghề và học nghề cho phù hợp với năng lực của bản thân(đây là chức năng gián tiếp tạo việc làm cho lao động tiềm năng).
- Về lâu dài là phải thường xuyên tổ chức tập huấn giáo viên dạy hướng nghiệp và công nghệ, tổ chức thảo luận, hội thảo, tổ chức điều tra khảo sát tình hình nghề nghiệp của địa phương ..., giúp đội ngũ giáo viên này có kiến thức vững vàng trong lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp - một lĩnh vực mới và khó, (100% giáo viên đều là kiêm nhiệm). Tổ chức tổng kết, biểu dương và nhân rộng các điển hình tiên tiến, rút ra các bài học kinh nghiệm của từng năm, từ đó đề ra các phương hướng hoạt động cho những năm tiếp theo.
2. Về công tác Hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh THPT, BT THPT- Chức năng gián tiếp và trực tiếp tạo việc làm cho lao động tiềm năng gần.
- Trước mắt phải thực hiện nghiêm chỉnh ý kiến chỉ đạo của Sở Giáo dục - Đào tạo Bắc Giang về công tác hướng nghiệp dạy nghề phổ thông cho học sinh trong năm học 2008- 2009: Năm học này Sở Giáo dục - Đào tạo chính thức có văn bản yêu cầu tất cả các trường THPT, BT THPT, TT GDTX trên địa bàn toàn tỉnh phải phối hợp, liên kết với các Trung tâm HN-DN để triển khai công tác HN - DN cho học sinh. Các Trung tâm HN- DN huyện , thị phải xây dựng kế hoạch giảng dạy chi tiết, cụ thể; định hướng nghề
nghiệp trên cơ sở tôn trọng nghề hiện có của nhà trường và nhu cầu thực tế của địa phương; tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho tất cả các giáo viên tham gia dạy nghề, hướng dẫn thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hồ sơ, sổ sách, báo cáo, kiểm tra - chỉ đồng ý cho những đơn vị đã tổ chức giảng dạy đầy đủ chương trình nghề mới được dự thi.
- Về lâu dài, phải thường xuyên phối hợp với các trường THPT, TT GDTX nghiên cứu thảo luận về chương trình hướng nghiệp bậc THPT, chuẩn bị tư thế sẵn sàng đón nhận chương trình sinh hoạt hướng nghiệp đối với lớp 12 trong năm học 2009 - 20010 và chương trình dạy nghề phổ thông kỹ thuật khối 11 trong những năm học tới (khi thực hiện chương trình phân ban ở bậc THPT).
3. Về vấn đề tham gia thực hiện vào chương trình phổ cập tin học cho thanh niên nông thôn- Chức năng trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn lao động.
- Chính phủ đã phê duyệt đề án Phổ cập tin học cho thanh niên và một loạt đề án dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên. Là mô hình Hướng nghiệp duy nhất trên địa bàn mỗi huyện các TT phải có trách nhiệm cao trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động của đia phương mà trước hết phải
trang bị cho thanh niên chìa khoá để mở cửa vào vớii khoa học. Giải pháp trước mắt là phải đầu tư trang thiết bị đầy đủ một phòng máy từ 30 - 35 chiếc với chất lượng tốt để có thể thực hành liên tục mỗi ca từ 30 - 35 người, mỗi người/ máy. Trong phòng máy có đầy đủ các trang thiết bị kèm theo như nối mạng Internet, đèn chiếu, máy chiếu, máy in, máy foto coppy. Xây dựng chương trình kế hoạch cụ thể chi tiết trong việc phối hợp với các trường THCS, các trường THPT và TT GDTX , Hội phụ nữ, Hội nông dân và Đoàn thanh niên các huyện thị để thực hiện nhiệm vụ này.
- Về lâu dài phải thường xuyên tập huấn cho đội ngũ giáo viên toàn huyện dần dần tiếp cận với phương pháp soạn giáo án điện tử và giảng dạy
bằng sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại; khuyến khích giáo viên bổ sung kiến thức nâng cao nghiệp vụ bằng hình thức truy cập Internet. Liên kết với trường Đại Học Sư Phạm I Hà Nội hoặc Đại Học Bách Khoa Hà Nội mở một lớp Đại Học tại chức chuyên ngành sư phạm tin học hoặc công nghệ thông tin với số lượng khoảng 80 đến 100 học viên, phải liên tục mở các lớp đào tạo tin học cấp chứng chỉ trình độ A, B, C cho các đối tượng có nhu cầu(đặc biệt là thanh niên nông thôn- những người đã sẵn,đang trực tiếp tham gia lao động tai nông thôn, có sức khoẻ nhưng không có diều kiện học lên vì vậy ít có cơ hội tiếp cận với tin học)
4. Về vấn đề chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực phát triển ngành nghề ở nông thôn và áp dụng tiến bộ khoa học vào lĩnh vực nông nghiệp.
- Trước mắt, Trung tâm chủ động liên kết với các cơ sở khoa học, các doanh nghiệp, cơ quan, xí nghiệp, trường học... mời những người có kinh nghiệm về các lĩnh vực trên, tham gia tập huấn chuyển giao công nghệ giúp nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học vào lĩnh vực sản xuất chăn nuôi, nâng cao hiệu quả vật nuôi cây trồng, hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, tạo môi trường làng nghề phát triển bền vững cả về mặt xã hội và môi trường.
- Về lâu dài phải lập kế hoạch khảo sát chi tiết sự phát triển của các làng nghề, dự báo xu thế phát triển của các làng nghề trong thời gian tới, đề ra các giải pháp hữu hiệu giúp các làng nghề phát triển bền vững. Từ đó góp phần tăng tỷ lệ thời gian sử dụng của lao động nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
5. Về các giải pháp cho hoạt động dạy nghề ngắn hạn:
- Trước mắt phải đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề ngắn hạn, đào tạo nghề theo mô đun; phát huy những kết quả đạt được trong những năm
qua, tập trung đào tạo các nghề mà xã hội đang cần như các nghề may công nghiệp, hàn xì, xây dựng.
- Về lâu dài: Phải thường xuyên chú trọng đến vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, luôn luôn coi “ khách hàng”(người học nghề) của Trung tâm cũng là “sản phẩm” của Trung tâm. Uy tín của Trung tâm được tạo dựng chính là chất lượng mà "sản phẩm" của Trung tâm tạo ra, vì vậy phải có chiến lược lâu dài, đặc biệt chú trọng đến vấn đề chất lượng đào tạo - đây là điều kiện sống còn quyết định đến sự tồn tại của Trung tâm.
Từng bước có kế hoạch khảo sát chất lượng việc làm đối với những người đã học nghề tại Trung tâm, lập kế hoạch khảo sát thị trường lao động và việc làm; dự báo xu thế phát triển của nền kinh tế địa phương và đất nước; khảo sát nguồn lực lao động và chất lượng lao động của địa phương. Từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu giúp cho việc dạy nghề sát thực với nhu cầu thực tế.
6. Về các giải pháp trước mắt và lâu dài góp phần vào công tác phổ cập giáo dục trung học phổ thông ở địa phương:
Trước mắt vẫn duy trì các lớp BTVH kết hợp với dạy nghề, dần đưa vào nề nếp, tạo hứng thú nghề nghiệp, hợp đồng ổn định với đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy văn hoá, nêu cao trách nhiệm của Trung tâm, của giáo viên đối với loại hình này.
Bảng 4.12 : Kế hoạch HN – DN tỉnh Bắc Giang năm 2010 – 2015
STT Tên nghề Tuyển sinh mới 2010 Tuyển sinh mới 2010
So sánh BTVH THCS THPT BTVH THCS THPT BTVH (%) THCS (%) THPT (%)
1 Nghề may công nghiệp 230 692 745 256 710 758
111.30 102.6 0 101.74 2 Nghề cơ khí 115 385 410 124 396 435 107.8 3 102.8 6 106.10 3 Nghề tin học văn phòng 234 658 762 268 696 725 114.53 105.7 8 95.14 4 Nghề xây dựng 169 384 425 152 410 436 89.94 106.7 7 102.59
5 Nghề sửa chữa ô tô 142 538 628 168 524 661
118.31 97.40 105.25
6 Nghề điện dân dụng 110 474 534 130 469 585 118.1
8 98.95 109.55
7 Tổng cộng 1000 3131 3504 1098 3205 3600 109.8
0 102.36 102.74
Về lâu dài: Mỗi năm 10 Trung tâm trong tỉnh tuyển ổn định khoảng 800 -1000 học sinh học văn hoá bổ túc trung học phổ thông vào học các buổi sáng, từ đó chia thành 40 lớp học nghề dài hạn vào các buổi chiều và những ngày thứ 7, chủ nhật. Như vậy nếu duy trì loại hình này, Trung tâm thường xuyên có 3000 học sinh học tập cả ngày(với 60 lớp văn hoá buổi sáng và 120 lớp nghề dài hạn buổi chiều). Để thực hiện được tốt mô hình này, hàng năm vào đầu kỳ tuyển sinh các Trung tâm phải có kế hoạch tổ chức ký cam kết với phụ huynh học sinh: chỉ nhận những học sinh nào đồng ý học chương trình nghề dài hạn của Trung tâm mới được vào học loại hình này. Dự báo trong những năm tới số lượng học sinh lớp 9 trong toàn tỉnh thường xuyên dao động từ 32000 đến 35000 học sinh, với hệ thống các trường trung học phổ thông hiện tại chắc chắn vẫn cần đến mô hình BT THPT, mặt khác đời sống kinh tế xã hội ngày một nâng cao, mô hình mỗi gia đình có từ 1 đến 2 con ngày càng nhiều, số gia đình đông con ngày càng giảm, người dân có điều kiện để chăm lo đến sự nghiệp giáo dục của con em hơn, sự cần thiết mỗi học sinh có một tấm bằng tốt nghiệp THPT hoặc BT THPT là một nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước để Trung tâm có điều kiện mở rộng trường lớp, tuyển dụng giáo viên văn hoá và được phép nâng cao khoản thu học phí hàng tháng lên mức tối thiểu là 60.000đ/ một tháng. Về thời gian: Trong 2 năm đầu (lớp 10 và lớp 11) học sinh vừa học văn hoá vừa học nghề với thời gian đào tạo nghề là 18 tháng sau khi học xong được thi cấp bằng bậc 3/7 (có thể là các nghề: xây dựng, gò hàn, tin học, cắt may, kế toán...), năm học thứ 3 (lớp 12) học sinh chỉ tập trung học văn hoá. Làm tốt vấn đề này, mỗi năm 8 mô hình TT Hướng nghiệp trong tỉnh sẽ vừa Hướng nghiệp vừa dạy nghề và trực tiếp tạo việc làm cho hàng ngàn lao của tỉnh, trong đó có tới 90% là lao động ở khu vực nông thôn, nghĩa là các trung tâm đã đạt được những kết quả rất to lớn trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở khu vực nông thôn.
7. Về giải pháp đối với các loại hình liên kết:
a) Liên kết đào tạo nghề dài hạn và dạy các lớp trung cấp tại Trung tâm: Trước mắt duy trì tốt các lớp dạy nghề dài hạn và các lớp trung cấp đã có, chú trọng tới việc nâng cao chất lượng, tạo môi trường thuận lợi nhất để học viên được tiếp cận nhiều nhất với xưởng thực hành. Trong năm học 2007 - 2008 các Trung tâm tiếp tục liên kết với các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề mở các lớp trung cấp nghề đối với các nghề mà xã hôi đang có nhu cầu cao về nguồn nhân luwc có chấy lượng. Các TT phai bám sát các chương trình phát triển kinh tế của đất nước và địa phương để định hướng nghề nghiệp và chọn mở các lớp liên kết sao cho phù hợp và phải thực sự đạt được kết quả sử dụng cao.
Về lâu dài: các Trung tâm có kế hoạch mở rộng liên kết với các trường nghề để mở thêm các lớp nghề dài hạn (chú ý tới việc đa dạng các lớp nghề dài hạn cho số lượng học sinh học văn hoá tại Trung tâm).
b) Đối với các lớp ĐH, CĐ tại chức:
- Trước mắt, quản lý tốt các lớp Đại Học Tại Chức đang học tại các Trung tâm, coi đây là những mô hình thí điểm tạo niềm tin và uy tín đối với các trường liên kết và đối với các các cấp lãnh đạo của địa phương, quyết tâm đưa các lớp Đại Học vào nề nếp , nhất là khâu chuyên cần và ý thức học tập (tuy nhiên có xét đến đặc thù của loại hình vừa học vừa làm). Từ sự thành công của những lớp này Trung tâm sẽ có điều kiện tạo được niềm tin và uy tín để mở tiếp các lớp khác, góp phần đắc lực vào công cuộc chuẩn hoá và trên chuẩn đội ngũ cán bộ giáo viên trên địa bàn toàn huyện; góp phần đắc lực vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội của địa phương.
- Về lâu dài: Phải lập kế hoạch chi tiết khảo sát nhu cầu học tập và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trên toàn huyện, mở rộng quan hệ, liên kết với các trường ĐH để tiếp tục mở các lớp ĐH, CĐ Nghề hệ tại chức đào tạo các ngành nghề liên quan đến các vấn đề nông
nghiệp và phát triển nông thôn - đây là hoạt động gián tiếp ở mức độ cao, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động và tạo việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn.
8. Về các giải pháp giáo dục định hướng tư vấn xuất khẩu lao động ra nước ngoài:
Trước mắt Trung tâm phải lập kế hoạch chi tiết khảo sát thị trường lao động nước ngoài, chú trọng tới những thị trường an toàn, ổn định; khảo sát thực tế về kết quả, hiệu quả của những người đã tham gia lao động nước ngoài trên địa ban toàn huyện; cung cấp các thông tin chi tiết, chính xác, đầy đủ về môi trường lao động, về yêu cầu lao động, về mức lương được hưởng và các khoản chi phí... Từ đó rút ra những bài học và các giải pháp hữu hiệu, nhằm tư vấn và tìm kiếm đối tác, mỗi năm xuất khẩu được khoảng 1000-1500 lao động ra thị trường nước ngoài .
Về lâu dài: Phải có kế hoạch dự báo về tiềm năng to lớn của thị trường lao động thế giới; tổ chức dạy nghề kỹ thuật cao cho người lao động trước khi đi lao động ở nước ngoài; liên kết ổn định với những cơ quan có uy tín trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
9. Giải pháp về việc thành lập các xưởng lao động sản xuất kết hợp với làm dịch vụ.
- Các giải pháp trước mắt đối với việc hình thành xưởng lao động sản xuất kết hợp với làm dịch vụ là để tạo môi trường thực tập và sự trực tiếp va chạm với nền kinh tế thị trường của giáo viên và học sinh học nghề tại Trung