Một số bài học kinh nghiệm về Hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 45 - 48)

Nhật bản

Để giải quyết tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn Nhật Bản đã tiến hành:

- Cải cách ruộng đất và thực hiện chương trình đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp. Chính cải cách ruộng đất đã khuyến khích người nông dân đầu tư thêm nhiều lao động vào ruộng đất chính họ sở hữu. Để tăng sản lượng, số ngày làm việc bình quân một vụ trên một diện tích gieo trồng được tăng lên. Bên cạnh đó thâm canh tăng vụ, hợp lý hoá cơ cấu cây trồng đã hạn chế được tình trạng thiếu việc làm theo thời vụ.

Các chính sách và chương trình hỗ trợ nông thôn khác như chương trình tưới tiêu, cung cấp tín dụng và trợ giá nông nghiệp, đưa giáo dục nông học vào trường phổ thông, hình thành các trung tâm nghiên cứu và trạm ứng dụng thử nghiệm phục vụ nông dân. Những chương trình này đã tạo thêm việc làm và thu nhập cho nông dân Nhật Bản. Sức mua ở các khu vực nông thôn tăng lên, tạo điều kiện để phát triển kinh tế phi nông nghiệp và công nghiệp, từ đó thu nhập của các hộ nông dân đã không ngừng tăng lên.

Một nguyên nhân thành công của Nhật Bản trong việc duy trì tỷ lệ thất nghiệp là mở rộng các dịch vụ ngành nghề nông nghiệp,bán lẻ và phân phối trong các lĩnh vực, nền kinh tế thoát khỏi áp lực của di dân và cạnh tranh quốc tế

Trung Quốc

Trung quốc là nước đã dành được thành tích trong giải quyết việc làm. Với hơn 800 triệu nông dân trong tổng số 1,2 tỷ dân, những khó khăn mà xã hội Trung Quốc gặp phải trong công việc giải quyết số nhân khẩu lao động ở nông thôn, lớn hơn bất kỳ ở một số quốc gia nào khác. Cách đây mấy năm

báo chí Trung Quốc đã dự tính rằng: Nếu không có cách giải quyết thì từ năm 2000 trở đi Trung Quốc phải xây dựng thêm 70 thành phố, mỗi thành phố từ 1 triệu dân trở lên, nhưng dù thế cũng chưa chắc đã giải quyết được vấn đề cơ bản này.

Trung Quốc đã trải qua một quá trình tìm kiếm, thử nghiệm nhiều phương sách. Đã từng có những chủ trương di dân thực hiện những cuộc "Đại khai hoang" với các khẩu hiệu "Chí lớn để ở cao nguyên", "Xây dựng quê hương thứ 2"... nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề. Bởi lẽ, theo một chuyên gia kinh tế, đó vẫn là quan điểm "Ly hương bất ly nông"

Đối lập với quan điểm đó, quan điểm "Ly nông bất ly hương" được áp dụng trong chiến lược hoá kinh tế. Xuất phát từ chỗ nhận thức lại kinh tế nông nghiệp. Nếu như trước đây người ta cho rằng: Kinh tế nông thôn là kinh tế "đơn nghiệp" thì bây giờ theo quan điểm thị trường nó được coi như là kinh tế "đa nghiệp", "đa doanh", đa phương, đa dạng. Cần tận dụng nguồn sức lao động, hàng triệu người ở nông thôn không chỉ làm nông nghiệp mà còn phát triển kinh tế hộ gia đình, mở mang hàng chục ngành nghề, nâng cao đời sống nhân dân, cải thiện một cách đáng kể thị trường nội địa.

Nhờ làm vậy, những năm qua ở nông thôn Trung Quốc, ngoài sản xuất nông nghiệp, đã xuất hiện hàng chục vạn doanh nghiệp vừa và nhỏ, các xí nghiệp và tổ hợp hương trấn sản xuất, kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, thu hút được 40 - 60 % lực lượng lao động dôi dư trong nông nghiệp, tạo được việc làm cho hàng trăm triệu người. Ngoài ra, ở Trung Quốc hình thành nhiều "Công ty dịch vụ việc làm". Những công ty dịch vụ lao động đầu tiên được thành lập từ năm 1979 đến nay đã được phát triển, mở rộng, hiện nay đã có 80.771 công ty dịch vụ lao động, trong đó có 3144 do các vụ lao động quản lý, 5964 do chính quyền các cấp: Quận, huyện và các Uỷ ban lãnh đạo, 68.810 công ty thuộc sự chỉ đạo của các xí nghiệp, viện và tổ chức Nhà nước khác. Tổng số có 9 triệu người được các công ty dịch vụ lao động đào tạo và

235.000 đơn vị chi nhánh thực hiện sản xuất, bán buôn, bán lẻ và các nghề dịch vụ sử dụng gần 7 triệu lao động

Mạng lưới các công ty, dịch vụ lao động đã được hình thành ở hầu hết các thành phố, thị xã và trong một số vùng nông thôn. Nhờ đó mà giải quyết được quá trình thuyên chuyển lực lượng lao động thặng dư đến các khu vực phi nông nghiệp. Ngay từ khi mới thành lập các công ty dịch vụ lao động đã chú trọng việc đào tạo lại nghề cho những người tìm việc, hàng năm các trung tâm đào tạo của Trung Quốc đã đào tạo được khoảng 2,06 triệu người. Hầu hết các chương trình dạy nghề đều do các công ty dịch vụ quản lý.

Giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dôi dư và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là 2 vấn đề lớn nhưng không phải mới, mà nước nào cũng tính tới. Đã có những nước phát triển doanh nghiệp và và nhỏ, thu hút được nhiều lao động nông nghiệp dôi dư rời bỏ nông thông ra thành thị kiếm sống ngày một đông. Nhưng cái mới, cái đáng nói ở Trung Quốc là 2 vấn đề đó đã được giải quyết trong điều kiện "Bất ly hương". Dĩ nhiên, để thực hiện "Ly nông bất ly hương" sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề khó khăn phức tạp khác.

Thái Lan

Thái Lan áp dụng trung tâmgắn liền chính sách phát triển quốc gia với chính sách phát triển nông thôn thông qua hình thái phát triển xí nghiệp ở làng quê nghèo. Phát triển doanh nghiệp nhỏ, mở rộng các trung tâm dạy nghề đặc biệt là ở nông thôn để giảm bớt quỹ thời gian lao động nhàn rỗi. Nhờ hoạt động của Ban phát triển nông thôn (IBIRD) và tổ chức hiệp hội dân số và phát triển cộng đồng (PDA) theo trung tâm trên, hàng năm Thái Lan giải quyết cho gần 1 triệu lao động có việc làm.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w