tự làm Câu 3: Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên: Những biện pháp chính: - Hạn chế phát triển dân số quá nhanh - Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguy
Trang 1ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC Câu 1:
* Hệ sinh thái là gì: Hệ sinh thái bao gồm các quần thể sinh vật và khu vực sống Trong đó các
sinh vật luôn tác động qua lại với nhau và tác động qua lại với nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh
* Thành phần của quần thể sinh thái
Thành phần vô sinh: đất, đá, nước, thảm mục
Thành phần hữu sinh:
Sinh vật sản xuất: thực vật
Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt (sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2 sinh vật tiêu thụ bậc n)
Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm
Câu 2:
* Khái niệm chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
- Chuỗi thức ăn là một dãy các sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau, trong đó mỗi loài là một mắc xích vừa tiêu thụ sinh vật ở mắc xích phía trước vừa bị sinh vật ở mắc xích phía sau tiêu thụ Vd: lúa → chuột → rắn → đại bàng → vi sinh vật
-Lưới thức ăn là các chuỗi thức ăn gồm nhiều mắt xích chung
*Thành phần cấu tạo của chuỗi và lưới thức ăn hoàn chỉnh: SV sản xuất, SV tiêu thụ, SV
phân giải
BT
: Hãy vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật: cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu
chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ.( tự làm)
Câu 3: Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên:
Những biện pháp chính:
- Hạn chế phát triển dân số quá nhanh
- Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên
- Bảo vệ các loài sinh vật
- Phục hồi và trồng rừng mới
- Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm
- Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao
Câu 4:
* Ô nhiễm môi trường là gì? Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất
vật lí hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác
* Em phải làm gì để hạn chế ô nhiễm môi trường?
- Đi xe đạp, đi bộ để ko làm ô nhiễm không khí
- Trồng thêm nhìu cây xanh
- Không xả rác bừa bãi
- Tham gia các hoạt động thu gom rác của khóm, phường
- Ko ngắt cây, hoa ở mọi nơi
- Hạn chế sử dụng bao nilon
- Khuyến khích mọi người sử dụng bếp gas thay bếp than
- Cố gắng học tập tốt để có kiến thức giúp cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường
Câu 5: * Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng
Trang 2- Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia
- Trồng rừng, phòng cháy rừng
- Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư
- Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng
- Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng
* Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển
- Có nhiều biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển bảo vệ hệ sinh thái biển trước hết cần có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải, bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm, đồng thời phòng chống ô nhiễm môi trường biển
- Biện pháp để bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái nông nghiệp đó là duy trì các hệ sinh thái chủ yếu, đồng thời cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả
* Cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng, biển và nông nghiệp vì:
- Cần bảo vệ hệ sinh thái rừng vì: Bảo vệ hệ sinh thái rừng là bảo vệ môi trường sổng của
nhiều loài sinh vật Hệ sinh thái rừng được bảo vệ sẽ góp phần điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái cứa Trái Đất
- Cần bảo vệ hệ sinh thái biển vì:Các loài động vật trong hệ sinh thái biển rất phong phú, là
nguồn thức ăn giàu đạm chủ yếu của con hgười Tuy nhiên, tài nguyên sinh vật biển không phải
là vô tận Hiện nay, do mức độ đánh bắt hải sản tăng quá nhanh nén nhiều loài sinh vật biển có nguy cơ bị cạn kiệt
- Cần bảo vệ sinh thái nông nghiệp vì:
+ Nước ta có hệ sinh thái nông nghiệp phong phú; nhờ hệ sinh thái này cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và nguyên liệu cho công nghiệp, bảo đảm sự phát triển ổn định về kinh tế cũng như môi trường
+ Hệ sinh thái nông nghiệp ờ nước ta chủ yếu gồm các vùng sinh thái nông
nghiệp như:
Vùng núi phía Bắc có các loại cây trồng chủ yếu: cây công nghiệp (quế, hồi, ) cây lương thực (lúa)
Vùng trung du phía Bắc: cây chè Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng: lúa nước,
Vùng Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè, đỗ
Vùng đồng bàng châu thổ sông Cửu Long: lúa nước,
Câu 6: * Phân biệt tài nguyên tái sinh, không tái sinh và năng lượng vĩnh cửu:
- Tài nguyên tái sinh: Là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi
VD: Tài nguyên đất, tài nguyên nước, TN sinh vật…
- Tài nguyên không tái sinh: Là dạng tài nguyên khi sử dụng một thời gian sẽ bị cạn kiệt
VD Khí đốt thiên nhiên, dầu lửa, than đá…
- TN năng lượng vĩnh cửu là dạng tài nguyên sạch không gây ô nhiễm môi trường, đang được nghiên cứu sử dụng ngày một nhiều, thay thế dần các dạng năng lượng đang bị cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường
VD Năng lượng gió, NL Thủy triều, NL Mặt trời
* Vì sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên rừng, đất và nước?
- Vì tài nguyên rừng, đất và nước là những tài nguyên tái sinh nên ta phải sử dụng hợp lí để chúng có điều kiện phát triển và phục hồi Mặt khác nếu chúng ta khai thác bừa bãi thì nó không thể đáp ứng hết được mọi nhu cầu sử dụng của con người Nếu chúng ta không sử dụng chúng một cách hợp lí thì không thể duy trì chúng lâu dài cho thế hệ con cháu mai sau Vì Vậy để đáp ứng được nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại và duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau cần phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên