ĐỀ CƯƠNG GDCD 9 HKII Câu 1: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí a/Vi phạm pháp luật: Là hành vi trái PL, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan h
Trang 1ĐỀ CƯƠNG GDCD 9 HKII Câu 1: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
a/Vi phạm pháp luật: Là hành vi trái PL, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm
hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
- VPLL hình sự (tội phạm): Là hành vi VPPL nguy hiểm cho xã hội,xâm hại đến quyền và lợi ích được
PL bảo vệ theo qui định của Bộ luật Hình sự
- VPPL hành chính :Là hành vi vppl, xâm phạm các qui tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm
- VPPL dân sự : Là hành vi vppl, xâm hại tới các quan hệ tài sản(quan hệ sở hữu, chuyển dịch tài sản ) ,
quan hệ nhân thân và quan hệ PL dân sự khác được PL bảo vệ như quyền tác giả, quyền sở hữu CNghiệp
- Vi phạm kỉ luật: Là hành vi vppl, xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước, do PL lao
động và PL hành chính bảo vệ
b/ Trách nhiệm pháp lí: Là nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm PL chấp hành những
biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định Gồm:
- Trách nhiệm hình sự : Là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp tư
pháp được qui định trong Bộ luật hình sự, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội.Trách nhiệm hình sự do Tòa án áp dụng đối với người có hành vi phạm tội
- Trách nhiệm hành chính : Là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm các nguyên tắc quản
lí nhà nước phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng
- Trách nhiệm dân sự: Là trách nhiệm của các nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi VPPL dân sự phải chịu
các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm
- Trách nhiệm kỉ luật: Là trách nhiệm của người vi phạm kỉ luật phải chịu các hình thức kỉ luật do thủ
trưởng cơ quan, giám đốc doanh nghiệp áp dụng đối với cán bộ công chức, viên chức, nhân viên thuộc quyền quản lí của mình
Câu 2: Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội
- Công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, xã hội trên 2 lĩnh vực: dân sự và chính trị qua hình thức + Trực tiếp: Tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lí Nhà nước, xã hội(quyền ứng cử, quyền khiếu nại, tố cáo); bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước
+ Gián tiếp: Thông qua đại biểu của nhân dân(đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp) để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết
-Trách nhiệm của Nhà nước và công dân để thực hiện tốt quyền này:
+ Qui định bằng PL, bảo đảm và ko ngừng tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của mình
+ Hiểu rõ nội dung quyền, cách thức thực hiện; tham gia vào các công việc của Nhà nước, của XH để đem lại lợi ích cho XH và bản thân
Câu 3: Công dân với quyền và nghĩa vụ lao động
a/ Một số qui định cấm đối với lao động và sử dụng lao động
- Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc(trừ những công việc nhẹ nhàng theo qui định của PL)
- Cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại, cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi
-Cấm cưỡng bức, ngược đãi người lao động
b/Công dân thực hiện quyền lao động như thế nào là hợp lí?
- Công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình
- Công dân có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống GĐ, góp phần duy trì và ↑ đất nước
- LĐ là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với bản thân, với GĐ, đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với XH, đất nước,
c/Trách nhiệm của Nhà nước đảm bảo quyền và nghĩa cụ lao động cho công dân?
-Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm cả người VN định cư nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động
- Các hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, sản xuất, kinh doanh thu hút lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tọa điều kiện thuận lợi giúp đỡ
Trang 2Câu 4:Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
a/Tìm hiểu luật nghĩa vụ quân sự:
- Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự
+Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên
+ Công dân nữ quy định đủ 18 tuổi trở lên
- Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự
+ Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân
+ Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa
vụ quân sự
- Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự: Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm
thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật
- Độ tuổi gọi nhập ngũ: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến
hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi
- Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61→ 80%
Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ
sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo
- Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên
- Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.
-Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1
và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.
b/Trách nhiệm của học sinh đối với bảo vệ Tổ quốc:
- Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự
-Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú
- Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động ngưuòi thân trong gia đình thực hiện nghĩa
vụ quân sự
Câu 5: Công dân với việc bảo vệ các di sản văn hóa ở địa phương(tự làm)