1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng mức áp dụng mô hình CMMI tại công ty cổ phần Misa từ mức 3 lên mức 5

71 365 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 2 MB

Nội dung

Sau hai năm triển khai và áp dụng mô hình CMMI mức 3, công ty đã đạt được hiệu quả cao trong công tác sản xuất phần mềm như sản xuất sản phẩm đúng hạn, các lỗi sản phẩm ít hơn, trình độ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Trương Quang Dũng

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM

ngày 08 tháng 11 năm 2014

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

3 TS Nguyễn Quyết Thắng Phản biện 2

5 TS Phan Thành Vĩnh Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được

sửa chữa (nếu có)

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Võ Văn Đức Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 04 - 02 – 1982 Nơi sinh: Hà Tĩnh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1241820172

I- Tên đề tài:

Một số giải pháp nâng mức áp dụng mô hình CMMI tại công ty cổ phần MISA từ mức

3 lên mức 5

II- Nhiệm vụ và nội dung:

Nhiệm vụ: sử dụng kiến thức đã học và thực tiễn thu thập số liệu, bộ mô hình CMMI,

tài liệu để phân tích thực trạng và tìm ra giải pháp nâng mức áp dụng CMMI tại công ty

cổ phần MISA từ mức 3 lên mức 5

Nội dung luận văn:

Chương 1: Cơ sở lý luận về mô hình tăng trưởng năng lực tích hợp CMMI

Chương 2: Thực trạng về áp dụng mô hình CMMI tại công ty cổ phần MISA

Chương 3: Một số giải pháp nâng mức áp dụng CMMI tại công ty cổ phần MISA từ mức 3 lên mức 5

III- Ngày giao nhiệm vụ: 05 - 12 - 2013

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 25 - 09 - 2014 V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Trương Quang Dũng

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết

quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã

được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Học viên làm luận văn

Và sau cùng, để có được kiến thức như ngày hôm nay, cho phép tôi gởi lời tri ân

và cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Thành phố

Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu

Học viên làm Luận văn

Võ Văn Đức

Trang 4

TÓM TẮT

Hiện nay, có rất nhiều mô hình, hệ thống quản lý chất lượng trên thế giới,

nhưng đối với công ty phần mềm thì CMMI được xem như tấm giấy thông hành,

chứng minh năng lực và chất lượng của doanh nghiệp nhắm tạo thuận lợi hơn trong

việc thiết phục khách hàng tin vào dịch vụ của doanh nghiệp phần mềm Việc áp

dụng mô hình CMMI đem đến nhiều thay đổi đáng kể trong công tác sản xuất phần

mềm

Công ty CP MISA được thành lập năm 1994 Sau hơn 20 năm hình thành và

phát triển, hiện nay MISA đã trở thành một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong

lĩnh vực sản xuất phần mềm MISA luôn tiên phong trong công tác tin học hóa tại

nhiều Bộ, Ban ngành và các doanh nghiệp trên khắp 63 tỉnh thành Để đáp ứng được

mục tiêu sản xuất ra sản phẩm phần mềm đạt chất lượng tốt nhất, đúng hạn nhất,

thoả mãn yêu cầu của khách hàng, MISA đã triển khai mô hình CMMI và đạt chứng

nhận của tổ chức SEI vào ngày 18/7/2012 mức 3 Chứng chỉ CMMI mức 3 thêm

một lần nữa khẳng định tôn chỉ hoạt động mà MISA cam kết với khách hàng đó là

cung cấp phần mềm chất lượng tốt nhất với giá thành hợp lý nhất Chứng chỉ CMMI

mức 3 vừa là động lực đồng thời cũng là trách nhiệm của MISA trong việc tiếp tục

cải tiến quy trình, hoàn thiện hệ thống phát triển phần mềm để cho ra đời những

phầm phần đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng Sau hai năm triển khai và áp dụng

mô hình CMMI mức 3, công ty đã đạt được hiệu quả cao trong công tác sản xuất

phần mềm như sản xuất sản phẩm đúng hạn, các lỗi sản phẩm ít hơn, trình độ quản

lý dự án của nhân viên, quản lý tốt hơn nhưng vẫn còn một số công tác chưa đạt yêu

cầu như việc quản lý dự án định lượng, đo lường và chuẩn hoá công tác sản xuất sản

phẩm, cũng như công tác cải tiến liên tục để đổi mới công tác sản xuất sản phẩm

chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của công ty, chưa thể bắt kịp tốc độ toàn cầu

hoá và sản xuất các sản phẩm xuất khẩu ra thị trường thế giới Chính vì vậy, đề tài

“Một số giải pháp nâng mức áp dụng mô hình CMMI tại công ty cổ phần

MISA từ mức 3 lên mức 5” được lựa chọn để nghiên cứu nhằm đưa ra các giải

pháp hoàn thiện công tác sản xuất sản phẩm phần mềm của công ty MISA từ nay

đến năm 2020

Đề tài gồm ba chương: chương 1 trình bày về cơ sở lý luận về mô hình tăng trưởng năng lực tích hợp CMMI, chương 2 là thực trạng về áp dụng mô hình CMMI tại công ty cổ phần MISA, chương 3 đưa ra một số giải pháp nâng mức áp dụng CMMI tại công ty cổ phần MISA từ mức 3 lên mức 5

Dựa vào bộ tiêu chuẩn mô hình trưởng thành năng lực tích hợp CMMI, từ thực tế áp dụng và triển khai mô hình CMMI tại MISA tác giả đã có đánh giá thực trạng công tác áp dụng mô hình CMMI ở mức 3 của đơn vị, cụ thể là 17/18 quy trình theo yêu cầu của tổ chức đánh giá

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp nghiên cứu thống kê, mô tả, phân tích, tổng hợp, so sánh và dự báo kết hợp với việc tổng hợp các ý kiến chuyên gia, dự báo xu thế để có thể đưa ra kết quả đánh giá, xem xét mức độ áp dụng và ảnh hướng tới hệ thống

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp cho MISA tạo ra sản phẩm tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của thị trường, ngày càng giúp công tác sản xuất phần mềm được tốt hơn, xây dựng đội ngũ lập trình viên giỏi về nghiệp vụ và quy trình Đây có thể coi như một nghiên cứu cho các công ty sản xuất phần mềm có thể nghiên cứu để triển khai mô hình CMMI mức 3 tới mức 4,5 từ nay đến năm 2020

Trang 5

ABSTRACT

Nowadays, there are a lot of the quality management systems all over the

world However, with the software companies, CMMI model is regarded as the

evidence to prove the capability and quality of an enterprise for purpose convincing

the client to trust the service's software business Applying the CMMI model makes

the significant differences in the software production process

MISA Corporation was founded in 1994 After 20 years of the development,

these days, MISA has become a leading enterprise in the software production

industry in Vietnam MISA is always the pioneer in the computerize work in many

ministries in general and in the enterprise across 63 provinces in Vietnam in

particular To demand the goal of producing software products with the best

possible quality as well as the customers’ satisfaction, MISA has implemented the

Capability Maturity Model Integration (CMMI) and it is certified by Software

Engineering Institute (SEI) in level 3 in July 18, 2012 Thanks to CMMI level 3,

people strongly believe that the MISA operating principle, providing the customer

the products with the best quality and the most reasonable price, will bear in mind

of customer and it is the key to its success CMMI level 3 is not only the driving

force of MISA but only its responsibility in continuing the completion and

improvement process of the software production system Therefore making the

product that meets the needs of the user After 2 years of implementing and

applying the CMMI level 3, the company has achieved the high efficiency in

producing the software such as producing the goods in the right time, the fewer

product failures, the better project management of staff as well as the better

management of the Board of Director However, there are still some unsatisfactory

activities For examples, the measure and standardize production work of the project

manager, as well as the continuous improvement to change products to meet

renewal request of the company, cannot reach the speed of globalization and the

production of export products to the world market Therefore, the paper titled

“Some solution to upgrade application of the CMMI model in the MISA company

from level 3 to level 5” is conducted study in order to provide the suitable measures

in the more comprehensive software production process of MISA until 2020

Topic include 3 chapters: Chapter 1: Introduction about the theoretical foundation of the Capability Maturity Model Integration (CMMI); Chapter 2: The real status of the application of CMMI model at MISA JSC; Chapter 3: Some solutions to improve the application of CMMI at MISA JSC from Level 3 to Level

5 Based on CMMI and the reality of the application at MISA, author have evaluated the situation of applying the CMMI level 3, namely reaching 17/18 of requirement of the judging organizations

The thesis uses methods as qualitative research methodology, statistics, description, analysis, synthesis, comparison and prediction combined with the synthesis of expert opinion, forecasting information technology trend in order to make the assessment, review the application of the system and its affect

The results of the thesis will help MISA create the best products, meet the market demand, increasingly produce the better software, build the professional skilled programmer labor This study can help the software companies develop CMMI models in the reality in the near future, especially from Level 3 to Level 5 in MISA JSC until 2020

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CÁM ƠN ii

TÓM TẮT iii

ABSTRACT v

MỤC LỤC vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x

DANH MỤC CÁC BẢNG xv

DANH MỤC CÁC HÌNH xv

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG NĂNG LỰC TÍCH HỢP (CMMI) 6

1.1 Những vấn đề chung về chất lượng 6

1.1.1 Chất lượng: 6

1.1.2 Quản lý chất lượng (QLCL): 6

1.1.3 Sự phát triển của quản lý chất lượng 7

1.1.4 Các nguyên tắc cơ bản của quản lý chất lượng 7

1.1.5 Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) 8

1.2 Một số hệ thống quản lý chất lượng: (Vui lòng xem phục lục 1: Một số hệ thống quản lý chất lượng) 10

1.3 Bộ tiêu chuẩn mô hình trưởng thành năng lực tích hợp (CMMI) 10

1.3.1 Tổng quan về CMMI 10

1.3.2 Mối quan hệ giữa hệ thống QLCL ISO 9001 và mô hình trưởng thành năng lực tích hợp CMMI: 11

1.3.3 Cấu trúc CMMI 12

1.3.4 Các mức (Levels) của CMMI 13

1.3.4.1 Mức 1 (Initial: Ban đầu) 14

1.3.4.2 Mức 2: (Repeatable: Lặp lại) 14

1.3.4.3 Mức 3 (Defined: Xác định): 16

1.3.4.4 Mức 4 (Managed: Quản lý) 18

1.3.4.5 Mức 5 (Optimizing: Tối ưu hóa) 19

1.3.5 Lợi ích và khó khăn việc sử dụng CMMI 19

1.3.5.1 Lợi ích 19

1.3.5.1 Khó khăn: 20

1.3.6.1 Các điều kiện áp dụng hệ thống mô hình trưởng thành năng lực tích hợp: 21

1.3.6.1 Tổ chức phải xây dựng hệ thống tài liệu: 21

1.3.6.2 Trách nhiệm lãnh đạo trong hệ thống 22

1.3.6.3 Nguồn nhân lực 22

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 24

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CMMI TẠI 25

CÔNG TY CỔ PHẦN MISA 25

2.1 Tổng quan ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam 25

2.2 Giới thiệu Công ty cổ phần MISA 27

2.2.1 Giới thiệu chung 27

2.2.2 Khách hàng 29

2.2.3 Sản phẩm và dịch vụ 30

2.2.4 Cơ cấu tổ chức 31

2.2.5 Nhân sự 31

2.2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh 33

2.3 Thực trạng mô hình phát triển phần mềm và mô hình CMMI mức 3 đang áp dụng tại công ty cổ phần MISA 34

2.3.1 Thực trạng mô hình phát triển phần mềm 34

2.3.2 Hệ thống mô hình CMMI mức 3 đang được triển khai và áp dụng tại công ty cổ phần MISA 36

2.3.3 Đánh giá mô hình CMMI đang được triển khai và áp dụng tại công ty cổ phần MISA: 49

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG MỨC ÁP DỤNG MÔ HÌNH CMMI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MISA TỪ MỨC 3 LÊN MỨC 5 55

3.1 Xu hướng phát triển ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam từ nay đến năm 2020: 55

Trang 7

3.2 Định hướng phát triển của công ty MISA đến năm 2020: 57

3.3 Các giải pháp xây dựng hệ thống CMMI đạt mức 5: 58

3.2.1 Giải pháp đo lường 58

3.2.2 Giải pháp về nguồn nhân lực 58

3.3.2.1 Chính sách tuyển dụng 59

3.3.2.2 Chính sách đào tạo: 59

3.3.2.3 Đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nhân viên 61

3.2.3 Giải pháp về cơ sở vật chất 62

3.2.4 Giải pháp bổ sung và hoàn thiện mô hình và quy trình: 62

3.3.4.1 Thiết lập vòng hỗ trợ các quy trình cần thiết để có thể đạt tiêu chuẩn CMMI mức 4 và mức 5: 62

3.3.4.2 Xây dựng sơ đồ tra cứu các quy trình theo vòng đời dự án và các các lĩnh vực quy trình cần thiết để áp dụng CMMI mức 4 và mức 5 63

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 69

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AMIS Hệ thống thông tin doanh nghiệp hợp nhất của MISA (All in one

Management Information System)

CMMI Mô hình trưởng thành năng lực tích hợp (Capability Maturity Model

Integration)

CNTT Công nghệ thông tin

CTO Phó Giám đốc trung tâm phát triển phần mềm phụ trách công nghệ

(Chief Technical Officer)

GĐ TT PTPM Giám đốc trung tâm phát triển phần mềm HCTH hành chính tổng hợp

HDSD Hướng dẫn sử dụng

HTQLCL Hệ thống quản lý chất lượng

ISO Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (International Organization for

Standardization - ISO)

MISA Công ty cổ phần MISA

PA Các lĩnh vực quy trình (Process Areas)

QLCL Quản lý chất lượng

QLDA, PM Quản lý dự án, phần mềm

SEI Viện công nghệ phần mềm Hoa Kỳ (Software Engineering Process

Group)

TQM Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management)

Trang 8

MỘT SỐ THUẬT NGỮ ĐƯỢC DÙNG TRONG CMMI

Baseline Một baseline là một tập hợp các tài liệu đặc tả hoặc các sản phẩm

tạo ra trong quá trình làm việc mà đã được phê duyệt và chấp

nhận, sau đó được dùng như cơ sở để phát triển tiếp, và chỉ có thể

thay đổi thông qua các thủ tục quản lý thay đổi Một baseline là

định danh của một mục cấu hình và các thực thể liên quan đến

Milestone Là điểm tại đó kết thúc một chu trình (iteration) của dự án, tương

đương với một phiên bản phát hành

Customer Là nhóm (cá nhân, dự án, hoặc tổ chức) chịu trách nhiệm nghiệm

thu sản phẩm (accepting the product) hoặc thanh toán

(authorizing payment) Khách hàng không nằm trong dự án,

nhưng không nhất thiết phải nằm ngoài tổ chức Khách hàng có

thể là một dự án ở mức cao hơn

Khách hàng là một tập con của stakeholders

Stakeholder Một “stakeholder” là một nhóm hoặc cá nhân mà

Bị ảnh hưởng bởi kết quả của một công việc kinh doanh (outcome of an undertaking)

Hoặc chịu trách nhiệm theo một số cách về kết quả của một công việc kinh doanh

Stakeholders có thể bao gồm các thành viên của dự án, các nhà

cung cấp, khách hàng, nsd cuối và những người khác

Relevant

Stakeholder

Thuật ngữ này được dùng để chỉ rằng “stakeholder liên quan đến

một số hoạt động xác định và được đưa vào kế hoạch tương ứng”

Manager Chỉ người đưa ra định hướng và quản lý về kỹ thuật và hành

chính cho những công việc hoặc hoạt động đang thực hiện trong

lĩnh vực trách nhiệm (area of responsibility) của người quản lý

Các chức năng truyền thống của người quản lý bao gồm: lập kế

hoạch, tổ chức, hướng dẫn và quản lý công việc trong một lĩnh

vực trách nhiệm

Project Manager

Là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch, hướng dẫn, quản lý, cấu trúc (structuring) và thúc đẩy dự án

Project Manager cũng chịu trách nhiệm làm hài lòng khách hang Senior Manager Chỉ một vai trò quản lý tại một mức đủ cao trong tổ chức mà

trọng tâm chính của người giữ vai trò này là sự tồn tại lâu dài của

tổ chức, chứ không phải các dự án ngắn hạn và các mối bận tâm

và áp lực của hợp đồng Senior manager có quyền phân bổ và tái phân bổ các nguồn lực nhằm hỗ trợ hiệu quả việc cải tiến qui trình của tổ chức Senior manager có thể là bất kỳ nhà quản lý nào đáp ứng các mô tả ở trên, bao gồm cả người đứng đầu tổ chức

Product Trong CMMI, từ “product” được dùng để chỉ các đầu ra hoặc

dịch vụ hữu hình là kết quả của một quá trình và được dự định bàn giao cho một khách hàng hoặc người sử dụng cuối

Một sản phẩm là “work product” được bàn giao cho khách hàng Work Product Từ “work product” được dùng để chỉ bất kỳ artifact nào được tạo

ra từ một qui trình

Những artifact này có thể bao gồm: file, tài liệu, các phần của sản phẩm, các dịch vụ, các qui trình (vd: qui trình sản xuất, qui trình đào tạo, qui trình chuyển nhượng sản phẩm), các đặc tả và các hóa đơn

Phân biệt chính giữa “work product” và “product component” là

“work product” không nhất thiết phải được xây dựng hoặc là một phần của sản phẩm cuối

Product

Component

Trong CMMI, “product component” là các thành phần ở mức thấp hơn so với “product”; các “product component” được tích hợp để tạo thành một “product”

Có thể có nhiều mức “product component” Một “product

Trang 9

component” là bất kỳ “work product” nào phải xây dựng (các

yêu cầu được định nghĩa và các bản thiết kế được xây dựng và

cài đặt) để đạt được mục đích sử dụng của sản phẩm trong toàn

bộ chu kỳ sống của nó

Các “product component” là các phần của sản phẩm được bàn

giao cho khách hàng và có thể phục vụ cho việc sản xuất hoặc sử

dụng sản phẩm

Verification Mặc dầu thoạt trông thì từ “verification” và “validation” dường

như hoàn toàn giống nhau trong các mô hình CMMI, nhưng

chúng đề cập đến các vấn đề hoàn toàn khác nhau.“Verification”

nhằm khẳng định rằng các “work product” phản ánh chính xác

các yêu cầu dùng để đặc tả chúng

Nói cách khác “verification” đảm bảo rằng “you built it right.”

Validation “Validation” nhằm khẳng định rằng sản phẩm (product) được

cung cấp sẽ đáp ứng việc sử dụng

Nói cách khác “validation” đảm bảo rằng “you built the right

thing.”

Goal “Goal” là một thành phần bắt buộc của CMMI: có thể là “generic

goal” hoặc “specific goal”

Trong mô hình CMMI, từ “goal” luôn tham chiếu đến một thành

phần mô hình (vd: “generic goal”, “specific goal”)

Objective Trong CMMI, khi dùng như một danh từ, từ “objective” thay thế

cho từ “goal” khi sử dụng theo nghĩa thông dụng, vì từ “goal”

được dành riêng để dùng để chỉ các thành phần được gọi là

“specific goals” và “generic goals” của mô hình CMMI

CMMI

Framework

Là cấu trúc cơ bản để tổ chức các thành phần của CMMI, bao

gồm: các thành phần chung của các mô hình CMMI hiện tại, các

qui tắc và phương pháp để tạo ra các mô hình, các phương pháp

đánh giá (bao gồm cả các artifiact đi kèm), và các tài liệu đào tạo

framework này cho phép thêm các qui tắc mới vào CMMI sao

cho các qui tắc mới này tích hợp được với các qui tắc đã có

CMMI Model Vì CMMI Framework có thể sinh ra các mô hình khác nhau dựa

trên nhu cầu của tổ chức sử dụng nó, do vậy có nhiều mô hình CMMI

Câu “CMMI model” có thể là một trong nhiều bộ sưu tập thông tin Câu “CMMI models” đề cập đến một, một số hoặc toàn bộ

bộ sưu tập của các mô hình có thể được sinh ra từCMMI Framework

Peer Review Thuật ngữ “peer review” được dùng trong “CMMI Product

Suite” thay cho thuật ngữ “work product inspection”

“Peer review” là việc xem xét lại các “work product” được thực hiện theo cặp trong quá trình phát triển các “work product” để xác định lỗi và loại bỏ chúng

Process “process”, như được dùng trong CMMI Product Suite, bao gồm

các hoạt động có thể nhận biết như việc thực hiện các practice trong một mô hình CMMI Các hoạt động này có thể được ánh xạ sang một hoặc nhiều practice trong các lĩnh vực qui trình của CMMI để mô hình có thể dùng để cải tiến qui trình và đánh giá qui trình

Managed Process

Là một qui trình được thực hiện theo kế hoạch và tuân thủ các chính sách

– Thuê những người có kỹ năng có các nguồn lực thích hợp để tạo ra các đầu ra được kiểm soát

– Liên quan đến các “relevant stakeholder”

– Được giám sát, quản lý và xem xét – Được đánh giá về việc tuân thủ mô tả qui trình

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH

Bảng 2.1: Bảng theo dõi mối quan hệ giữa các quy trình 55

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Các lĩnh vực quy trình tương ứng với 5 mức levels của CMMI 14

Hình 1.2: Các mức (Levels) của CMMI 15

Hình 2.1 Doanh thu ngành phần mềm Việt Nam 2005 – 2012, riêng 2012 là số liệu ước đạt (đơn vị tính: triệu USD) 28

Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần MISA 34

Hình 2.3 Biểu đồ tăng trưởng nguồn nhân lực 2009 – 2013 của MISA 35

Hình 2.4 Biểu đồ cơ cấu lao động theo độ tuổi của MISA 35

Hình 2.5 Biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ của MISA 36

Hình 2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của MISA 36

Hình 2.7 Mô hình phát triển phần mềm MISA trước năm 2013 38

Hình 2.9: Sơ đồ xây dựng, quản lý dự án mới 40

Hình 2.10: Lưu đồ Quy trình sản xuất phần mềm 41

Hình 2.11: Lưu đồ Quy trình lập kế hoạch dự án 43

Hình 2.12: Giao diện website baotri.misa.com.vn 45

Hình 2.13: Lưu đồ Quy trình đào tạo nhân viên 48

Hình 2.14: Các công việc trong Quy trình quản lý rủi ro 50

Hình 2.15:Lưu đồ Quy trình phát triển yêu cầu 52

Hình 2.16: Biểu đồ hồ sơ đánh giá theo mục tiêu 54

Hình 2.17: Hồ sơ phạm vi mô hình áp dụng 55

Hình 3.1: Mô tả các bước hỗ trợ của các nhóm quy trình 67

Hình 3.2: Sơ đồ tra cứu các quy trình theo vòng đời dự án 68

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do hình thành đề tài

- Để sản xuất ra một sản phẩm có chất lượng thì phải tuân theo một quy trình

nghiêm ngặt, đó là điều không thể tranh cải Trong lĩnh vực công nghệ phần

mềm, yêu cầu đặt ra của sản phẩm là phải đạt yêu cầu về chất lượng, theo đúng

tiến độ và kinh phí, thỏa mãn nhu cầu khách hàng, đáp ứng các cầu đó CMMI là

mô hình đã và đang được áp dụng phổ biến và được quốc tế hóa mạnh mẽ, chính

do hiệu quả sử dụng của chúng trong thực tế

- Với 10 năm gắn bó với ngành sản xuất phần mềm, chứng kiến sự cạnh tranh

khốc liệt để chiếm lĩnh thị phần và trở thành 1 thương hiệu phần mềm phổ biến

nhất, với số lượng khách hàng nhiều nhất hiện nay tại Việt Nam,… Tôi nhận

thấy rằng việc áp dụng CMMI để nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của

doanh nghiệp là một yêu cầu cấp thiết Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu theo đuổi

chương trình cao học, tôi đã xác định chắc chắn luận văn của mình sẽ làm vê mô

hình CMMI

- CMMI được xem như tấm giấy thông hành, chứng minh năng lực và chất lượng

của doanh nghiệp nhắm tạo thuận lợi hơn trong việc thiết phục khách hàng tin

vào dịch vụ của doanh nghiệp phần mềm Việc áp dụng mô hình CMMI đem

đến nhiều thay đổi đáng kể trong công tác sản xuất phần mềm Từ đây đặt ra

một thách thức cho Ban lãnh đạo về giải pháp hiệu quả hoạt động cũng như chất

lượng sản phẩm, qua đó giúp cho doanh nghiệp đạt được Tầm nhìn – Sứ mệnh

của mình

- Cùng với việc tạo ra các quy trình thì việc cải tiến các quy trình liên tục trong

công nghệ phần mềm là 1 trong bước quan trọng để doanh nghiệp công nghệ

phần mềm tự khẳng định mô hình mình theo đuổi là đúng, và không chỉ giúp

doanh nghiệp đạt mức chứng chỉ từ mức 3 lên mức 5 mà còn khẳng định chiến

lược chọn CMMI để xây dựng thương hiệu, chất lượng sản phẩm và dịch vụ

- Trên đây là những lý do khiến tôi chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG

MỨC ÁP DỤNG MÔ HÌNH CMMI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MISA TỪ

MỨC 3 LÊN MỨC 5’’, với mong muốn giới thiệu mô hình CMMI, các giải

pháp để không ngừng hoàn thiện mô hình CMMI, và ngày càng khẳng định đúng tầm nhìn và sứ mệnh của công ty CP MISA là “TIN CẬY – TIỆN ÍCH – TẬN TÌNH”

3 Ý nghĩa của đề tài

- Về mặt thực tiễn,đề tài nghiên cứu tình hình triển khai và áp dụng CMMI của công ty cổ phần MISA Cung cấp các đề xuất, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ tại doanh nghiệp Từ đó giúp doanh nghiệp xây dựng giá trị thương hiệu, vị thế cạnh tranh tại thị trường nội địa và thúc đẩy hội nhập quốc tế cho công ty cổ phần MISA

- Về mặt kinh tế và quản trị, chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung vào vấn

đề thực tiễn của việc triển khai áp dụng chuẩn CMMI tại một hoặc các doanh nghiệp sản xuất phần mềm đóng gói để từ đó đúc kết các bài học thành công hay thất bại cũng như các thực tiễn tốt và hữu ích cho các doanh nghiệp sản xuất phần mềm nói chung và đơn vị sản xuất phần mềm đóng gói nói riêng

- Do vậy, đề tài này dựa theo những phân tích nghiên cứu về thực tiễn trong việc triển khai chuẩn CMMI lấy MISA làm trường hợp điển hình về doanh nghiệp phần mềm đóng gói, tìm hiểu và rút ra một số thực tiên hữu ích cho việc áp dụng

và triển khai chuẩn “mô hình trưởng thành năng lực tích hợp’’ (CMMI) tại các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam Cụ thể, đề tài sẽ giới thiệu chi tiết về chuẩn CMMI; quy trình sản xuất và phương pháp đánh giá mức độ thuần thục trong

Trang 12

công nghệ phần mềm; phân tích các cấp độ CMMI; Các tiêu chí, yêu cầu cụ thể

đối với từng cấp độ CMMI và những yêu cầu về nội dung công việc cần thiết để

doanh nghiệp, tổ chức có thể đạt được chứng chỉ CMMI

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Vấn đề nâng cấp mô hình CMMI từ mức 3 lên mức 5 tại Công ty cổ phần

MISA

5 Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (qualitative

method) trong đó:

- Nghiên cứu tài liệu (sơ cấp, thứ cấp) bộ tiêu chuẩn mô hình CMMI

phiên bản 1.3 được Viện kỹ nghệ phần mềm Mỹ SEI tại trường Đại học Carnegie

Mellon ở Pittsburgh phát triển, và thông qua việc tham khảo ý kiến của các chuyên

gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin về hệ thống quản lý chất lượng để xây dựng

nên các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác sản xuất phần mềm

- Qua việc quan sát thực tế áp dụng, từ các báo cáo việc đánh giá nội bộ

của MISA và báo cáo đánh giá của tổ chức cấp chứng nhận đồng thời tổng hợp

những thông tin, dữ liệu thứ cấp để phân tích và đánh giá những tồn tại cũng như

những mặt chưa đạt được tại mô hình CMMI mức 3từ đó đề xuất các giải pháp nâng

mức áp dụng mô hình lên mức 5 tại công ty cổ phần MISA

6 Bố cục đề tài

Đề tài bao gồm các phần chính sau:

- Phần mở đầu: Nêu lên lý do hình thành đề tài, mục tiêu, ý nghĩa thực tiễn, phạm

vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

- Chương 1: Cơ sở lý luận về mô hình tăng trưởng năng lực tích hợp CMMI

- Chương 2: Thực trạng về áp dụng mô hình CMMI tại công ty cổ phần MISA

- Chương 3: Một số giải pháp nâng mức áp dụng CMMI tại công ty cổ phần

- Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình CMMI tại công ty TNHH Harvey Nash Việt Nam( Năm 2013) – luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Đình Chinh Nội dung chủ yếu trình bày những cơ sở lý luận chung về hình CMMI;

mô hình CMMI mức 3 mà đơn vị đang áp dụng, phân tích hiệu quả đồng thời đưa ra các giải pháp để mô hình CMMI mức 3 áp dụng một cách hiệu quả hơn Hạn chế của nghiên cứu là chưa đánh giá hết các yếu tố tác động đến năng lực bán lẻ của ngân hàng mà chỉ mới đi sâu phân tích đánh giá được một khía cạnh đó là nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ

- Những nhân tố rào cản chuyển đổi ảnh hưởng đến sự thoả mãn và lòng trung thành của khách hàng trong lĩnh vực phần mềm: nghiên cứu trường hợp công ty phần mềm MISA (Năm 2012) luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Minh Tuấn Nội dung trình bày nghiên cứu tác động của các nhân tố “rào cản chuyển đổi” đến “lòng trung thành” của khách hàng nhất là khách hàng trong lĩnh vực phần mềm, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà nhà cung cấp phần mềm phải hoàn thiện, luận văn chủ yếu

đi sau đến các rào cản chuyển đổi đến lòng trung thành, đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ một cách tốt nhất, chưa tập trung các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp

Tóm lại, nội dung của các nghiên cứu trước đây chủ yếu thống nhất về mô hình CMMI, nhất là mô hình tại mức 3, chứ chưa nghiên cứu chuyên sâu về lợi ích

mô hình, tính đúng đắn để áp dụng mô hình CMMI tại các công ty phần mềm, đồng thời cũng chưa tập trung đưa các giải pháp nhằm nâng mức áp dụng mô hình lên mức 5 để có thể hoàn thiện tốt việc sản xuất sản phẩm, cung cấp các dịch vụ tốt

Trang 13

nhất nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng, góp phần giúp công ty phát triển, khẳng

định uy tín và thương hiệu công ty trên thị trường Luận văn này sẽ đi nghiên cứu

sâu hơn về mô hình CMMI ở mức 5, các điều kiện cần thiết để nâng mức áp dụng từ

mức 3 lên mức 5, đồng thời đề xuất các biện pháp để vận dụng mô hình CMMI một

cách hiệu quả nhằm tăng hiệu quả và năng suất sản xuất sản phẩm công ty, nâng cao

uy tín và thương hiệu của công ty

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG NĂNG LỰC TÍCH HỢP (CMMI) 1.1 Những vấn đề chung về chất lượng

1.1.1 Chất lượng:

Chất lượng là một khái niệm quen thuộc gắn liền với nền sản xuất và lịch sử phát triển của loài người Tuy nhiên, chất lượng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO), trong tiêu chuẩn thuật ngữ ISO 9000-2000, đã định nghĩa như sau và được đông đảo các quốc gia chấp nhận:

“Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có”

Từ định nghĩa trên, một số đặc điểm sau đây của khái niệm chất lượng đã

+ Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét đến mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến những nhu cầu cụ thể của khách hàng

+ Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu chuẩn hoặc có thể cảm nhận hay có khi chỉ phát hiện được chúng trong quá trình sử dụng

+ Chất lượng không chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hoá mà chất lượng còn áp dụng cho mọi thực thể, đó có thể là sản phẩm, hay một hoạt động, một quá trình, một doanh nghiệp hay một con người

1.1.2 Quản lý chất lượng (QLCL):

Chất lượng là kết quả của sự tác động có hiểu biết và kinh nghiệm của con người lên hàng loạt các yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau trong quy trình hình thành nên sản phẩm Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng gọi là quản

lý chất lượng hay:

Trang 14

“Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và

kiểm soát một tổ chức về chất lượng”

Hoạt động quản lý chất lượng nhằm đề ra các chính sách, mục tiêu, trách

nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như chính sách chất lượng, hoạch

định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất

lượng trong khuôn khổ của hệ thống chất lượng

1.1.3 Sự phát triển của quản lý chất lượng

Kiểm tra chất lượng: là hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm, định cỡ

một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu nhằm xác

định sự phù hợp của mỗi đặc tính Như vậy chất lượng được tạo dựng nên không

phải nhờ việc kiểm tra

Kiểm soát chất lượng: là một phần của quản lý chất lượng tập trung vào

thực hiện các yêu cầu chất lượng

Quản lý chất lượng toàn diện: là một phương pháp quản lý của một tổ

chức, định hướng vào chất lượng dựa trên sự tham gia của mọi thành viên nhằm

đem lại sự thành công dài hạn, thông qua sự thỏa mãn khách hàng và lợi ích của

mọi thành viên của công ty đó và xã hội

Các bước phát triển về QLCL đi từ thấp đến cao, từ khâu kiểm tra sản phẩm

cuối cùng đến QLCL toàn diện nhằm mục tiêu thỏa mãn khách hàng về chất lượng

trên cơ sở có một cách quản lý khoa học, cho phép phát huy mọi nguồn lực trong

hệ thống cải tiến liên tục, nhằm loại bỏ các sản phẩm khuyết tật, đảm bảo chất

lượng cao nhất

1.1.4 Các nguyên tắc cơ bản của quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng có một số nguyên tắc sau:

Hướng vào khách hàng: vì khách hàng là đối tượng phục vụ của sản

phẩm, là động lực thúc đẩy sản xuất và dịch vụ nên phải nắm bắt và hướng sản

phẩm của mình theo nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng

Sự lãnh đạo: nhằm thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích, đường

lối và môi trường nội bộ của doanh nghiệp Người lãnh đạo phải tham gia chỉ đạo,

xây dựng các chiến lược, hệ thống và tìm các biện pháp huy động mọi người

tham gia và phát huy tính sáng tạo, ý thức về chất lượng sản phẩm để đạt được

mục tiêu chung

Sự tham gia của mọi thành viên: Sự hiểu biết thấu đáo mục tiêu chất

lượng kết hợp với lòng nhiệt tình, kỹ năng và kinh nghiệm của mỗi thành viên trong doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chất lượng đề ra

Cách tiếp cận theo quá trình: Đó là quá trình tập hợp các hoạt động có

liên quan lẫn nhau hoặc tương tác để biến đổi đầu vào thành đầu ra và gia tăng giá trị sản phẩm Một hoạt động sản xuất bao gồm nhiều quá trình, đầu vào quá trình này là đầu ra của quá trình kia Quản lý chất lượng hiểu theo khía cạnh này thực chất là quản lý các quá trình liên lục và mối quan hệ giữa chúng

Cách tiếp cận theo hệ thống: Bài toán chất lượng không thể giải bằng

cách xem xét các yếu tố đơn lẻ trong cả quá trình hình thành sản phẩm, ngược lại phải biết cách kết hợp các yếu tố đó một cách đồng bộ, tương tác để thấy được nguyên nhân chính của vấn đề và đưa ra hướng cải tiến cho phù hợp và kịp phát triển và cạnh tranh Việc nghiên cứu và tạo cho sản phẩm của mình sự khác biệt hấp dẫn so với các sản phẩm cùng loại cũng đòi hỏi phải được thực hiện đồng bộ trong cả quá trình, qua sự hiểu biết của từng cá nhân về phương pháp và công cụ cải tiến

Quyết định dựa trên sự kiện: Mọi quyết định về chất lượng phải dựa trên

nguồn thông tin thị trường đầy đủ, chính xác, chọn lọc và phương pháp phân tích khoa học

Phát triển quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng: mối quan hệ, sự

cộng tác trong và ngoài doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành

và tiêu thụ sản phẩm Mối quan hệ nội bộ tạo không khí làm việc lành mạnh, hiệu quả; tăng cường được tính linh hoạt từ quyết định tới việc thực thi Mối quan hệ ngoại giao giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường, định hướng được sản phẩm

1.1.5 Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL)

Thực hiện QLCL sẽ tạo được sản phẩm có chất lượng, nhưng để cạnh tranh

và duy trì được chất lượng với hiệu quả kinh tế cao, các doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng, tức là phải phát triển từ khâu đầu tiên là chiến lược, mục tiêu đúng đắn đến chính sách hợp lý, tiếp đó là thiết lập một cơ cấu tổ chức, các thủ tục và nguồn lực phù hợp để tiến hành công tác QLCL

Trang 15

Phương pháp hệ thống là quản lý mọi bộ phận, nhất thể hoá được mọi nỗ lực của

doanh nghiệp sao cho toàn bộ tổ chức đó cùng hướng về một mục tiêu chung Hệ

thống này phải xuất phát từ quan điểm đồng bộ, giúp doanh nghiệp liên tục cải tiến

chất lượng, thỏa mãn khách hàng và những người thường xuyên cộng tác với

doanh nghiệp

“Hệ thống quản lý chất lượng là một tập hợp các yếu tố có liên quan và

tương tác để lập chính sách và mục tiêu chất lượng, đồng thời đạt được các mục

tiêu đó” (Các thuật ngữ liên quan được định nghĩa trong TCVN-ISO 9000-2000-

Hệ thống quản lý chất lượng- Cơ sở và từ vựng)

Phương pháp hệ thống của quản lý chất lượng có những đăc điểm sau:

- Hướng vào quá trình

- Hướng vào phòng ngừa

- Có cơ chế hành động khắc phục và phòng ngừa

- Có tiêu chuẩn qui tắc làm chuẩn mực đánh giá

- Linh hoạt, đáp ứng các biến động của môi trường trực tiếp và gián tiếp

Hệ thống chất lượng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Xác định rõ sản phẩm và dịch vụ cùng với các qui định kỹ thuật cho các

sản phẩm đó, các qui định này đảm bảo thỏa mãn yêu cầu khách hàng

- Các yếu tố kỹ thuật, quản trị và con người ảnh hưởng đến chất lượng sản

phẩm phải được thực hiện theo kế hoạch đã định; hướng về giảm, loại trừ và quan

trọng nhất là ngăn ngừa sự không phù hợp

Các yêu cầu này của hệ thống chất lượng chỉ bổ sung cho các yêu cầu về

sản phẩm nhưng không thay thế được các qui định – tiêu chuẩn đối với sản

phẩm và quá trình Ngược lại, bản thân các qui định này cũng không đảm bảo

các yêu cầu của khách hàng luôn luôn được đáp ứng nếu như các qui định này

không phản ánh đúng nhu cầu của khách hàng, và trong hệ thống cung cấp, hỗ

trợ cho sản phẩm của doanh nghiệp có những sai sót

1.2 Một số hệ thống quản lý chất lượng: (Vui lòng xem phục lục 1: Một số hệ

CMMI bao gồm 3 phần chính: CMMI cho sự phát triển “DEV” (CMMI for Development) ; CMMI cho sự tiếp nhận “ACQ” (CMMI for Acquisition) ; và CMMI cho dịch vụ “SVC” (CMMI for Service) Mỗi phần ứng dụng các lĩnh vực riêng cho các tổ chức mà công việc chính của họ chủ yếu:

- DEV: cải thiện sự phát triển giải pháp sản phẩm và dịch vụ phức tạp

- ACQ: cải thiện việc thu mua các sản phẩm,dịch vụ và hàng hóa

- SVC ; cải thiện phân phối dịch vụ và sự tạo ra hệ thống dịch vụ Không có phần nào thật sự bao gồm quy trình đó Cũng không có một phần nào có thể sử dụng để phát triển sản phẩm, dịch vụ Các tổ chức đã có qui định đó rồi Vai trò của CMMI là cải thiện hiệu quả cúa các trình đó, không phải là để thiết lập chúng

CMMI giúp các tổ chức cải thiện hiệu quả, cải thiện năng lực thống nhất và

dự đoán việc phân phối sản phẩm,dịch vụ,hàng hóa mà khách hàng cần ở một mức giá mà họ sẵn sàng chi trả CMMI giúp các công ty cải thiện hiệu quả vận hành bằng cách giảm thiểu chi phí sản xuất, phân phối và tìm nguồn cung ứng

CMMI là phiên bản kế tiếp của CMM Cả CMM và CMMI đã được Viện kỹ nghệ phần mềm Mỹ SEI tại trường Đại Học Carnegie Mellon ở Pittsburgh CMM

đã có mặt từ cuối những năm 80 và một thập kỷ sau nó bị CMMI thay thế Năm

2000 CMMI phiên bản 1.02 được đưa ra thị trường Phiên bản mới nhất hiện nay CMMI 1.2 được trình làng vào tháng 8 năm 2006

Đôi nét về lịch sử: do cấu trúc của CMMI được thừa hưởng rất nhiều từ CMM, chúng ta hãy xem xét lý do và nguồn gốc để có thể hiểu được cả hai mô

Trang 16

hình này có ý nghĩa như thế nào

CMM là kết quả của một nghiên cứu được không quân Mỹ tài trợ, nghiên

cứu này được coi là một phương pháp đánh giá khách quan công việc của các nhà

thầu phụ về phần mềm Bộ quốc phòng Mỹ cũng quan tâm tới việc chi phí phát

triển phần mềm nên đã thành lập viện SEI vào đầu những năm 80, và bắt đầu

nghiên cứu mô hình CMM vào năm 1988

Ban đầu mô hình CMM được sử dụng như một công cụ để đánh giá khả

năng của các nhà thầu chính phủ khi họ tiến hành một dự án phần mềm theo hợp

đồng Mặc dù CMM được thiết kế để đánh giá quá trình phát triển phần mềm

nhưng nó đã và đang được áp dụng như một mô hình chung cho kỳ hạn của các quá

trình trong các công ty về CNTT hay bất cứ công ty nào

Các nhà phê bình cũng nhận thấy CMM luôn được gắn chặt trong một mô

hình phát triển thác nước và không quan tâm tới các khía cạnh khác của qui trình

phát triển phần mềm như thiết kế và triển khai CMM không phù hợp với các quy

trình ngoại vi liên quan để việc phát triển phần mềm như là việc mua lại CMM

cũng bị phê phán là tạo ra quá nhiều giấy tờ sổ sách và quá nhiều cuộc họp và nó

cũng không phù hợp với nhiều nghành công nghiệp

Các nghành công nghiệp và chính phủ đã tìm ra giải pháp cho vấn đề này

bằng cách áp dụng CMM cho các lĩnh vực khác.Toàn bộ qui trình sẽ được giám sát

bởi một ban lãnh đạo bao gồm những người đại diện từ Không quân, Quân đội, Hải

quân, các bộ phận khác của chính phủ, SEI và nghành công nghiệp Nhiệm vụ của

ban lãnh đạo này là hướng dẫn và giám sát quá trình phát triển dòng sản phẩm

CMMI, đưa ra các sản phẩm CMMI để thẩm tra và phát hành ra công chúng Viện

SEI phối hợp với các chuyên gia đề tài phụ trách quản lý dự án ban đầu là phát

triển phần mềm, xây dựng hệ thống, phát triển qui trình và sản phẩm tích hợp.Các

cổ đông/ các nhà phê bình đều có quyền kiểm tra, phê bình và đưa ra những gợi ý

để phát triển các sản phẩm CMMI.Trong số ngững người này cũng có những đại

diện từ nghành công nghiệp, chính phủ và Viện SEI

1.3.2 Mối quan hệ giữa hệ thống QLCL ISO 9001 và mô hình trưởng

thành năng lực tích hợp CMMI:

Nhìn chung hệ thống QLCL ISO 9001 và mô hình trưởng thành năng lực

tích hợp CMMI đều hướng vào tổ chức, nhằm giúp tổ chức nâng cao năng lực cạnh tranh, tổ chức sản xuất tốt, thoả mãn nhu cầu của khách hàng Nhưng:

- ISO 9001 là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý, các điều khoản gọi là

“yêu cầu” qui định những điểm cần phải làm(what to do), không chỉ ra việc đó nên làm như thế nào (how to do)

- CMM/CMMI là một mô hình, cung cấp các hướng dẫn và kinh nghiệm thực tế dùng để phát triển, cải tiến và đánh giá năng lực của qui trình

- CMMI không phải là một tiêu chuẩn, tùy vào từng tổ chức, cách thực hiện khác nhau rất nhiều

- Nếu đơn vị không triển khai ISO mà muốn triển khai CMMI thì vẫn làm được, nhưng rất khó khăn và phức tạp trong việc xây dựng các quy trình chủ chốt.Về nguyên tắc, ISO bao gồm hầu hết các qui trình chủ chốt của CMM/CMMI, tuy nhiên ISO được dùng cho hầu hết mọi nghành nghề, do vậy không cụ thể, gần gũi với công việc đặc thù có liên quan đến phần mềm như CMM/CMMI ISO 9001 không cung cấp các ví dụ và kinh nghiệm cụ thể như CMM/CMMI

1.3.3 Cấu trúc CMMI

Sau khi so sánh với ISO 9001, ta có thể thấy CMMI không phải hoàn toàn mới Để hiểu được nền tảng của CMMI tôi xin đi vào giới thiệu cấu trúc của mô hình này

CMMI được cấu trúc như sau:

- Các mức tăng trưởng (Maturity Levels) đối với cách biễu diễn phân tầng hoặc các mức năng lực (Capability Levels) đối với biễu diễn liên tục

- Các lĩnh vực qui trình (Process Area)

- Mục tiêu (Goals) ; gồm mục tiêu chung (Generic) và mục tiêu riêng (Specific)

- Các tính năng chung (Common Features)

- Quy cách làm việc (Practices): gồm quy cách làm việc cho mục tiêu chung (Generic) và quy cách làm việc cho mục tiêu riêng (Specific)

Vui lòng xem phụ lục 2: cấu trúc mô hình CMMI

Trang 17

1.3.4 Các mức (Levels) của CMMI

CMM bao gồm 5 levels và 22 KPAs (Vùng quy trình quan trọng – Key

Process Area)

Hình 1.1: Các lĩnh vực quy trình tương ứng với 5 mức level s của CMMI

Nói cách khác mỗi một level đều tuân theo một chuẩn ở mức độ cao hơn

Muốn đạt chuẩn cao hơn thì các chuẩn của các level trước phải thỏa mãn Mỗi level

đều có đặc điểm chú ý quan trọng của nó cần các doanh nghiệp phải đáp ứng được

Level 1: không có KPAs nào cả

Level 2: có 7 KPAs

Level 3: có 11 KPAs

Level 4: có 20 KPAs

Level 5: có 22 KPAs

22 KPAs của CMM được đều có 5 thuộc tính (chức năng) chung trong đó có

các qui định về quy cách làm việc chủ yếu (key practice) là những hướng dẫn về các

thủ tục (procedure), qui tắc (polities), và các hoạt động (activites) của từng KPA

Mô hình này xác định 5 cấp độ của CMMI đối với một công ty: Khởi đầu

(lộn xộn, không theo chuẩn) – Lặp (quản lý dự án, tuân thủ quy trình) – xác lập (thể

chế hóa) – Kiểm soát (định lượng) – Tối ưu (cải tiến quy trình)

Hình 1.2: Các mức (Levels) của CMMI 1.3.4.1 Mức 1 (Initial: Ban đầu)

Mức 1 là bước khởi đầu của CMMI, mọi doanh nghiệp, công ty phần mềm, các nhóm cá nhân đều có thể đạt được Ở level này CMMI chưa yêu cầu bất kỳ tính năng nào Ví dụ: không yêu cầu quy trình, không yêu cầu con người, miễn là cá nhân, nhóm, doanh nghiệp …v.v… đều làm về phần mềm đều có thể đạt tới CMMI này

Đặc điểm của mức 1:

Hành chính: Các hoạt động của lực lượng lao động được quan tâm hàng đầu

nhưng được thực hiện một cách vội vã hấp tấp

Không thống nhất: Đào tạo quản lý nhân lực nhỏ lẻ chủ yếu dựa vào kinh

nghiệm cá nhân

Quy trách nhiệm: Người quản lý mong bộ phận nhân sự điều hành và kiểm

soát các hoạt động của lực lượng lao động

Quan liêu: Các hoạt động của lực lượng lao động được đáp ứng ngay mà

không cần phân tích ảnh hưởng

Doanh số thường xuyên thay đổi: Nhân viên không trung thành với tổ chức

1.3.4.2 Mức 2: (Repeatable: Lặp lại)

Có 7 KPAs nó bao gồm như sau:

- Quản lý cấu hình

Trang 18

- Phân tích và đo lường

- Giám sát và kiểm soát dự án

- Lập kế hoạch dự án

- Bảo đảm chất lượng quy trình và sản phẩm

- Quản lý yêu cầu

- Quản lý hợp đồng nhà thầu phụ

- Khi ta áp dụng mức 2, KPA 2, ta sẽ có những đặc điểm đặc trưng

(common feature) như sau:

- Mục tiêu (Goal): Các hoạt động và những đề xuất của một dự án phần

mềm phải được lên kế hoạch và viết tài liệu đầy đủ

- Đề xuất/ xem xét (Commitment): dự án phải tuân thủ theo các qui tắc

của tổ chức khi hoạch định

- Khả năng (Ability): Việc thực hiện lập kế hoạch cho dự án phần mềm

phải là bước thực hiện từ rất sớm khi dự án được bắt đầu

- Đo lường (Measument): Sự đo lường luôn được thực thi và sử dụng,

chúng ta luôn có thể xác định và kiểm soát được tình trạng các hoạt

động trong tiến trình thực hiện dự án

- Kiểm chứng (Verification): Các hoạt động khi lập kế hoạch dự án

phải được sự xét duyệt của quản lý cấp cao

Để đạt được mức 2 thì người quản lý phải thiết lập được các nguyên tắc cơ

bản và quản lý các hoạt động diễn ra Họ có trách nhiệm quản lý đội ngũ của mình

Các KPAs của nó chú trọng tới các thành phần sau:

- Chế độ đãi ngộ

- Đào tạo

- Quản lý thành tích

- Phân công lao động

- Thông tin giao tiếp

- Môi trường làm việc

Để đạt được từ Mức 1 tiến tới Mức 2 cần có những gì ?

Trước tiên nó phải thỏa mãn các điều kiện ở Mức 1 Tiếp theo là phải chú

trọng đến các phần sau:

Môi trường làm việc:

- Đảm bảo điều kiện làm việc

- Tạo hứng thú trong công việc

- Không bị ảnh hưởng, mất tập trung bởi các nhân tố khác

Thông tin:

Xây dựng cơ chế truyền thông tin suốt từ trên xuống dưới và ngược lại nhằm giúp cá nhân trong tổ chức chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, các kỹ năng giao tiếp phối hợp và làm việc hiệu quả

Xây dựng đội ngũ nhân viên:

Ngay từ khâu tuyển dụng, lựa chọn kỹ càng và định hướng, thể chế hóa quy trình tuyển dụng

Quản lý thành tích:

Đẩy mạnh thành tích, công nhận năng lực, thành tích bằng cách thiết lập các tiêu chí khách quan để đánh giá và liên tục khuyến khích khả năng làm việc, tập trung phát triển sự nghiệp, xây dựng các mục tiêu tiếp theo

Đào tạo:

Không chỉ đào tạo các kiến thức chuyên môn phục vụ cho dự án mà còn mở rộng đào tạo các kỹ năng then chốt, cần thiết như kỹ năng làm việc đội, nhóm, kỹ năng quản lý … nhằm tạo cơ hội cho người lao động phát huy hết khả năng, cơ hội học hỏi và phát triển bản thân

Chế độ đãi ngộ:

Hoạch định chiến lược đãi ngộ, thu thập ý kiến lực lượng lao động và công

bố công khai Chế độ đãi ngộ cần tập trung vào việc trả lương cho công nhân viên dựa vào vai trò, vị trí của họ (Posotion), con người (Person) – thái độ và tác phong làm việc và thành tích (Performance) mà họ đạt được, cống hiến cho tổ chức Đưa

ra được chính sách lương, thưởng, phụ cấp và các quyền lợi khác để khuyến khích các cá nhân dựa trên sự đóng góp của họ và cấp độ phát triển của toàn tổ chức

1.3.4.3 Mức 3 (Defined: Xác định):

Các vùng tiến trình chủ chốt ở Mức 3 nhằm vào cả hai vấn đề dự án và tổ chức, vì một tổ chức (công ty) tạo nên cấu trúc hạ tầng thể chế các quá trình quản lý

Trang 19

và sản xuất phần mềm hiệu quả qua tất cả các dự án Chúng gồm có:

- Phân tích quyết định và giải pháp

Để đạt được Mức 3 thì người quản lý phải biến đổi các hoạt động đang diễn

ra, cải tiến môi trường làm việc

Lực lượng lao động sở hữu những kiến thức, kỹ năng cốt lõi

KPAs chú trọng tới các yếu tố sau:

- Văn hóa cá thể

- Công việc dựa vào kỹ năng

- Phát triển sự nghiệp

- Hoạch định nhân sự

- Phân tích kiến thức và kỹ năng

Từ Mức 2 lên Mức 3: Các KPAs cần thực hiện

Phân tích kiến thức và kỹ năng:

Xác định những kỹ năng và kiến thức cần thiết để làm nền tảng cho hoạt

động nhân sự Lĩnh vực phân tích này bao gồm: xác định quy trình cần thiết để duy

trì năng lực tổ chức, phát triển và duy trì các kỹ năng và kiến thức phục vụ công

việc, dự báo nhu cầu kiến thức và kỹ năng trong tương lai

Hoạch định nguồn nhân lực:

Đây là lĩnh vực phối hợp hoạt động nhân sự với nhu cầu hiện tại và trong

tương lai ở các cấp và toàn tổ chức Hoạch định nguồn nhân lực có tính chiến lược

cùng với quy trình theo dõi chặt chẽ việc tuyển dụng và các hoạt động phát triển kỹ

năng sẽ tạo nên những thành công trong việc hình thành đội ngũ

Phát triển sự nghiệp

Tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển nghề nghiệp và có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, nó bao gồm: thảo luận về lựa chọn nghề nghiệp với mỗi cá nhân, xác định các cơ hội, theo dõi sự tiến bộ trong công việc, được động viên, khuyến khích đạt mục tiêu công việc, giao quyền và khuyến khích thực hiện những mục tiêu trong công việc

Các hoạt động dựa trên năng lực:

Ngoài các kỹ năng, kiến thức cót lõi còn có hoạch định nhân lực, tuyển dụng dựa vào khả năng làm việc, đánh giá hiệu quả qua mỗi công việc và vị trí, xây dựng chế độ phúc lợi, đãi ngộ dựa trên hiệu quả … Giúp bảo đảm rằng mọi hoạt động của tổ chức đều xuất phát từ mục đích phục vụ cho phát triển nguồn nhân lực

Văn hóa cá thể:

Tạo lập được cơ chế liên lạc thông suốt, kênh thông tin hiệu quả ở mọi cấp

độ trong tổ chức, phối hợp được kinh nghiệm, kiến thức của mỗi người để hỗ trợ lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ, trao quyền thúc đẩy nhân viên tham gia ý kiến, ra quyết định

1.3.4.4 Mức 4 (Managed: Quản lý)

Các vùng tiến trình chủ yếu ở Mức 4 tập trung vào thiết lập hiểu biết định lượng của cả quá trình sản xuất phần mềm và các sản phẩm phần mềm đang được xây dựng Đó là:

- Quản lý dự án định lượng

- Hiệu suất quy trình tổ chức Lực lượng lao động làm việc theo đội, nhóm và được quản lý định lượng Các KPA của Mức 4 chú trọng tới:

- Chuẩn hóa thành tích trong tổ chức

- Quản lý năng lực tổ chức

- Công việc dựa vào cách làm việc theo nhóm

- Xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp

- Cố vấn

Trang 20

Để đạt được Mức 4 thì phải đo lường và chuẩn hóa Đo lường hiệu quả đáp

ứng công việc, chuẩn hoăc phát triển các kỹ năng, năng lực cốt lõi

Mức 4 này sẽ chú trọng vào những người đứng đầu của một công ty, họ có

khả năng quản lý các công việc như thề nào

1.3.4.5 Mức 5 (Optimizing: Tối ưu hóa)

Các vùng tiến trình chủ yếu ở mức 5 bao trùm các vấn đề mà cả tổ chức và

dự án phải nhắm tới để hoàn thiện quá trình sản xuất phần mềm liên tục, đo đếm

được Đó là tối ưu hóa quy trình kiểm tra phần mềm, kiểm soát chất lượng và phòng

ngừa sai sót Để đạt được Mức 5 thì phải đo lường và chuẩn hóa Đo lường hiệu quả

đáp ứng công việc, chuẩn hóa phát triển các kỹ năng, năng lực cốt lõi

Để đạt được Mức 5 thì doanh nghiệp đó phải liên tục cải tiến hoạt động tổ

chức tìm kiếm các phương pháp đổi mới để nâng cao năng lực làm việc của lực

lượng lao động trong tổ chức, hỗ trợ các nhân viên phát triển sở trường và chuyên

môn

Chú trọng vào việc quản lý, phát triển năng lực của nhân viên, huấn luyện

nhân viên trở thành các chuyên gia

1.3.5 Lợi ích và khó khăn việc sử dụng CMMI

1.3.5.1 Lợi ích

CMMI kết hợp rất nhiều bài học rút ra trong suốt quá trình phát triển, bảo trì,

và sử dụng 3 mô hình tạo nên CMMI Vì vậy CMMI đã giải quyết được một số vấn

đề còn tồn tại ở CMM CMMI bao trùm toàn bộ vòng đời sản phẩm hơn bất kỳ mô

hình cải tiến quy trình riêng lẻ nào

Các tổ chức đạt được CMMI mức 4 hoặc mức 5 đã cung cấp cho SEI các

thông tin về thành công cũng như những khó khăn mà họ gặp phải Những thông tin

này được sử dụng để tạo ra các thực hành tốt nhất trong CMMI Vì vậy, CMMI xác

định được các nhu cầu của tổ chức ở mức tăng trưởng cao hơn

CMMI giúp hạn chế các rào cản vẫn thường tồn tại trong các phần khác nhau

của tổ chức mà các mô hình cải tiến quy trình khác không giải quyết được Việc kết

hợp các thông tin hữu ích trong sản xuất sản phẩm và các thực hành đã được chứng

minh đã tạo ra một tập các mô hình tích hợp thuận tiện cho việc quản lý dự án và

cải tiến quy trình phát triển

CMMI là công cụ quý giá đối với rất nhiều tổ chức CMMI đẩy mạnh sự kết hợp giữa kỹ nghệ hệ thống và kỹ nghệ phần mềm, do đó thúc đẩy việc tập trung vào sản phẩm cuối và các quy trình liên quan tới nó, Hơn nữa, việc đào tạo và đánh giá CMMI được thực hiện hiệu quả và đơn giản hơn

CMMI cho phép người sử dụng chọn cách biểu diễn mô hình phù hợp với mục đích hoạt động của mình nhất Các thành phần linh hoạt trong CMMI hỗ trợ cả cách tiếp cận phân tầng và liên tục trong việc cải tiến quy trình với chung thuật ngữ, kiến trúc và phương pháp đánh giá

Lợi ích CMMI cho doanh nghiệp:

- CMMI được thiết kế cho nhiều lĩnh vực, vì vậy nó hỗ trợ cải tiến quy trình trong toàn tổ chức

- Cải tiến năng lực của các tổ chức phần mềm bằng cách nâng cao kiến thức và kỹ năng của lực lượng lao động

- Đảm bảo rằng năng lực phát triển phần mềm SEI là thuộc tính của tổ chức không phải của một vài cá thể

- Hướng các động lực cá nhân vào mục tiêu tổ chức

- Duy trì tài sản con người, duy trì nguồn nhân lực chủ chốt trong tổ chức

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thương hiệu

- Lợi ích CMMI mang lại cho Doanh nghiệp gói gọn trong 4 từ: Thu hút (Attract) ; Phát triển (Develop) ; Thúc đẩy (Motivate) và Tổ chức (Orgazine)

Lợi ích CMMI mang lại cho người lao động:

- Môi trường làm việc, văn hóa làm việc tốt hơn

- Vạch rõ vai trò và trách nhiệm của từng vị trí công việc

- Đánh giá đúng năng lực, công nhận thành tích

- Chiến lược và chính sách đãi ngộ luôn được quan tâm

- Có cơ hội thăng tiến

- Liên tục phát triển các kỹ năng cốt yếu

1.3.5.1 Khó khăn:

Việc triển khai CMMI cũng như các hệ thống quản lý chất lượng khác là cần

Trang 21

phải có sự quyết tâm cao của lãnh đạo doanh nghiệp, vì nó là một mô hình liên tục

được cập nhật và cải tiến, quá trình đánh giá phải xuyên suốt 1 dự án, 1 sản phẩm

nếu không tổ chức đào tạo và xem xét bài bản thì sẽ quay lại lối mòn trước khi triển

khai CMMI, dự án hoặc sản phẩm không đạt tiến độ theo quy định

Các công ty phần mềm đều thiếu nhân sự cho dự án triển khai CMMI, đặc

biệt, với các công ty làm gia công phần mềm thì lại khó khăn trong tìm kiếm dự án

để tham gia đánh giá Nhiều dự án triển khai rơi vào giai đoạn cuối năm, các DN

phải tập trung nguồn lực cho các dự án của khách hàng của họ để kịp đóng các dự

án này trong năm nên việc dự án bị đình trệ

Hay việc thay đổi trưởng dự án, thay đổi ban giám đốc của công ty cũng làm

dự án gặp khó khăn Thủ tục giấy tờ để kết thúc các dự án tương đối phức tạp, sử

dụng nhiều nguồn lực và thời gian hơn dự tính ban đầu Tình hình kinh tế khó khăn

nên một vài công ty thanh toán chậm trễ hoặc không có khả năng tiếp tục dự án dẫn

đến huỷ ngang giữa chừng, không hoàn thành được mô hình

Ngoài ra, còn vấn đề tài chính và công cụ còn phải đòi hỏi cao hơn, vì toàn

bộ tài liệu, hệ thống tư vấn nước ngoài bằng tiếng Anh

1.3.6.1 Các điều kiện áp dụng hệ thống mô hình trưởng thành năng lực

tích hợp:

1.3.6.1 Tổ chức phải xây dựng hệ thống tài liệu:

Hệ thống quản lý chất lượng nào cũng đều yêu cầu xây dựng các văn bản

dưới dạng như sổ tay chất lượng, thủ tục hay quy trình, hướng dẫn và các biểu

mẫu… phải thể hiện được yêu cầu, nội dung, trình tự các việc cần làm của mô hình,

hệ thống để theo đó thực hiện, đánh giá nội bộ, xem xét của lãnh đạo, bổ sung, định

kỳ xem xét để hoàn chỉnh sau những khoảng thời gian nhất định

Các văn bản được xây dựng, Ban chỉ đạo rà soát và Lãnh đạo cao nhất

Doanh nghiệp duyệt, công bố chính thức để thực hiện Cứ qua thực hiện một thời

gian khoảng 3 - 4 tháng, lại xem xét qua theo dõi của Ban chỉ đạo và qua đánh giá

nội bộ, sửa đổi, bổ sung Theo dõi, phân tích việc thực hiện thường xuyên là cơ sở

quan trọng nhất để hoàn chỉnh, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hệ thống

Ngoài ra, CMMI cũng đòi hỏi doanh nghiệp cần phải thiết kế và xây dựng

mô hình sản xuất phần mềm, trình tự công việc trong việc phát triển sản phẩm, từ

đó sẽ xây dựng tiếp các quy trình, các quy định, cũng như mối tương giao giữa chúng Khi xây dựng hệ thống văn bản, hãy mô tả chính xác cách thức mà doanh nghiệp đang làm hoặc sẽ làm, vì CMMI chỉ yêu cầu việc phải làm, còn việc thực hiện cụ thể là do chính thực tế của doanh nghiệp quyết định Doanh nghiệp đừng bao giờ xây dựng một qui trình hoặc sổ tay chất lượng vì chứng chỉ, vì danh nghĩa

và đối phó hoặc vì chuyên gia đánh giá

1.3.6.2 Trách nhiệm lãnh đạo trong hệ thống

Lãnh đạo phải cam kết xây dựng và thực hiện mô hình: bao gồm các vấn đề

ý thức tầm quan trọng việc áp dụng mô hình, làm gương cho toàn bộ nhân viên noi theo, định hướng và thiết lập mô hình tăng trưởng, đảm bảo nguồn lực (chi phí, nhân sự, …) người quản lý phải biến đổi cải tiến các hoạt động đang diễn ra, cải tiến môi trường làm việc, lực lượng lao động phải đảm bảo những kiến thức, kỹ năng cốt lõi

Lãnh đạo Doanh nghiệp cần lập một bộ phận gọi là Ban chỉ đạo, Ban triển khai hay Tổ công tác để lo việc tổ chức xây dựng và thực hiện mô hình tăng trưởng năng lực

Xây dựng, thực hiện, đánh giá chứng nhận chỉ mới kết quả bước đầu Duy trì, tiếp xúc phát huy hiệu lực và hiệu quả của hệ thống đó, hơn nữa phải nâng cao, cải tiến nó lên một mức cao hơn mới là công việc đòi hỏi Doanh nghiệp dành tâm sức nhiều hơn Lãnh đạo cao nhất của Doanh nghiệp cần quan tâm tới vấn đề này bằng cách giao trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thường xuyên của Đại diện Lãnh đạo, bằng cách thực hiện chặt chẽ chế độ đánh giá chất lượng nội bộ và xem xét của Lãnh đạo theo định kỳ ít nhất 6 tháng một lần

1.3.6.3 Nguồn nhân lực

Để triển khai CMMI, điều kiện bắt buộc là các doanh nghiệp phần mềm phải

có đủ số dự án tính theo tỷ lệ nhân viên trong doanh nghiệp đáp ứng điều kiện đặt ra

để tham gia đánh giá (thường tối thiểu từ 3 dự án, mỗi dự án có khoảng 10 nhân viên tham gia trong thời gian đánh giá lấy chuẩn CMMI)

Lãnh đạo Doanh nghiệp cần phải phổ biến, thuyết phục cán bộ, nhân viên hiểu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung của mô hình CMMI để họ đồng tình, tự nguyện tham gia thực hiện Ngoài ra, Doanh nghiệp cần chọn đào tạo một số người có nhiệt

Trang 22

tình và trách nhiệm, đủ trình độ và kỹ năng tham gia vào biên soạn các văn bản và

vào đánh giá chất lượng nội bộ…

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày các vấn đề chung của chất lượng, các hệ thống và mô hình quản lý chất lượng hiện nay, mô hình CMMI có thể rút ra từ chương 1 các vấn đề:

1 Hiện nay có rất nhiều hệ thống quản lý chất lượng để các công ty phần mềm có thể áp dụng nhưng quan trọng nhất là hệ thống ISO 9001, hệ thống ISO

4 Khi nâng mức áp dụng từ mức 3 lên mức 5 tổ chức cần phải chú ý các yếu tố nguồn nhân lực, đây là yếu tố quan trọng vì nó quyết định đến việc tiếp tục lựa chọn và phát triển mô hình hiện tại có đúng đắn không nằm ở ban lãnh đạo công

ty và toàn bộ nhân lực công ty, nếu ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên không quyết tâm tiếp tục triển khai, cải tiến, nâng mức áp dụng mô hình thì mô hình sẽ không hoàn thiện và phát triển được

Trang 23

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CMMI

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MISA

2.1 Tổng quan ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam

Ngành công nghiệp Công nghệ thông tin Việt Nam trong hơn 10 năm từ năm

2000 - 2011 đã đạt được rất nhiều kết quả đáng ghi nhận Ngành công nghiệp

CNTT đã trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, là một trong những động

lực quan trọng đối với sự phát triển đất nước, góp phần đưa Việt Nam đuổi kịp các

nước phát triển trong khu vực và trên thế giới Ngành công nghiệp CNTT Việt Nam

phát triển ngày càng đa dạng và phong phú trên các lĩnh vực phần mềm và dịch vụ

CNTT, nội dung số, phần cứng, Công nghiệp phần mềm trong giai đoạn 2006 –

2010 đạt được tốc độ tăng trưởng cao cả về doanh số và thị trường và đang trở

thành một ngành kinh tế đầy hứa hẹn của đất nước Cụ thể, ngành công nghiệp phần

mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam đã phát triển nhanh, đạt tỷ lệ tăng trưởng hằng

năm ở mức 25-35%, cao gấp 3-5 lần tỷ lệ tăng trưởng GDP chung của cả nước (Sơn

Hà, 2010)

Ông Phạm Tấn Công - Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt

Nam (VINASA) cho biết: Doanh thu phần mềm từ năm 2005 đến năm 2011 đã tăng

hơn 4 lần, với con số cụ thể là 250 triệu USD năm 2005, 325 triệu USD năm 2006,

458 triệu USD năm 2007, 680 triệu USD năm 2008, 850 triệu USD năm 2009,

1,050 tỷ USD năm 2010, 1, 2 tỷ USD năm 2011, trong đó xuất khẩu chiếm tỷ lệ

khoảng 35% Các thị trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp phần mềm Việt

Nam là Nhật Bản và Bắc Mỹ Việt Nam thường xuyên được các tổ chức tư vấn

hàng đầu thế giới như KPMG, Gatner, A.T.Kearney, đánh giá cao trong danh sách

các điểm đến hấp dẫn nhất thế giới về gia công phần mềm (theo xếp hạng của tập

đoàn A.T Kearney công bố năm 2011, Việt Nam được xếp hạng thứ 8 trong số các

nước hấp dẫn nhất về gia công phần mềm)

Hình 2.1 Doanh thu ngành phần mềm Việt Nam 2005 – 2012, riêng 2012 là số

liệu ước đạt (đơn vị tính: triệu USD)

Nguồn: P.V (2012)

Số lượng doanh nghiệp phần mềm, dịch vụ CNTT tăng nhanh, tính đến năm

2012, cả nước có khoảng trên 1.000 doanh nghiệp tăng gấp 2,5 lần so với năm

2005, trong đó chủ yếu tập trung tại tỉnh, thành phố lớn với nhân lực trên 70.000 người Một số doanh nghiệp có quy mô trên 1.000 nhân viên như FPT, TMA, PSV, còn lại là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn, đa phần ở khoảng 20-30 nhân viên

Nhà nước cũng đang có nhiều chính sách ưu đãi cho ngành công nghiệp phần mềm nhằm khuyến khích đầu tư Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt nhiều chương trình, kế hoạch trọng điểm như Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010 (theo Quyết định số 51/2007/QĐ – TTg), Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số (theo quyết định 50/2009/QĐ – TTg) Những chương trình, kế hoạch này đã góp phần quan trọng trong việc định hướng

và thúc đẩu phát triển ngành công nghiệp CNTT đầy tiềm năng này của Việt Nam Với việc tạo môi trường thuận lợi cho ngành CNTT, đặc biệt là phần mềm, Việt Nam hi vọng tới năm 2015 sẽ đào tạo được gần 1 triệu kỹ sư CNTT và mức tăng trưởng của ngành đạt trung bình từ 30 đến 40%, trở thành nhà cung cấp phần mềm đứng thứ 3 trên thế giới chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc

Trang 24

Cùng với các biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển nguồn nhân lực

đó, Nhà nước ta cũng rất quan tâm tới việc thành lập các khu công nghệ cao tập

trung Đầu tiên phải kế tới Công viên phần mềm Sài Gòn (Saigon Software Park)

được thành lập vào tháng 6/2000 với tổng vốn đầu tư 14,9 tỉ đồng Nhờ cơ sở hạ

tầng hiện đại, trung tâm đã thu hút đầu tư của hơn 30 doanh nghiệp trong và ngoài

nước với số lượng kỹ sư làm việc tại đây đạt hơn 585 người Các công ty xuất khẩu

và phát triển phần mềm tại đây có: Crown Systems (Singapore), Data Design (Nhật

Bản), …Ngoài ra còn có Công viên phần mềm Quang Trung (Quang Trung

Software Park) được thành lập vào năm 2001 theo Quyết định về việc thành lập và

phát triển công nghiệp phần mềm trong giai đoạn 2000 - 2005 của Chính phủ Đây

là khu phần mềm tập trung lớn nhất Việt Nam, đã thu hút hơn 74 doanh nghiệp

CNTT với tổng vốn đăng kí đầu tư là 30,4 triệu USD với hơn 6.300 nhân viên,

trong đó bao gồm 42 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT – TT” do Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/09/2010 (theo quyết định số 1755/QĐ – TTg)

đã xác định các mục tiêu phát triển cho ngành công nghiệp CNTT, trong đó nhấn

mạnh: Việt Nam nằm trong số 15 nước dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần

mềm Quy mô và tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam

được nâng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và khu vực Các doanh

nghiệp phần mềm Việt Nam làm chủ thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu

Công nghiệp CNTT đặc biệt là các doanh nghiệp phần mềm trở thành một ngành

công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các ngành kinh tế kỹ thuật,

chiếm tỉ trọng cao trong GDP của cả nước

2.2 Giới thiệu Công ty cổ phần MISA

2.2.1 Giới thiệu chung

Công ty CP MISA được thành lập năm 1994 Sau gần 20 năm hình thành và

phát triển, hiện nay MISA đã trở thành một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong

lĩnh vực sản xuất phần mềm MISA luôn tiên phong trong công tác tin học hóa tại

nhiều Bộ, Ban ngành và các doanh nghiệp trên khắp 63 tỉnh thành

MISA có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, 5 văn phòng đại diện đặt tại Hà Nội, Đà

Nẵng, Buôn Ma Thuột, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ cùng Trung tâm tư vấn

và hỗ trợ khách hàng, Trung tâm phát triển phần mềm Hiện nay MISA đã có trên

600 cán bộ nhân viên trên toàn quốc

Tầm nhìn

Bằng nỗ lực lao động và sáng tạo trong khoa học và công nghệ, MISA mong muốn trở thành một công ty có phần mềm và dịch vụ được sử dụng phổ biến nhất trong nước và quốc tế, góp phần đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có thứ hạng cao trên bản đồ Công nghệ thông tin thế giới

Sứ mệnh

Sứ mệnh của MISA là hỗ trợ và cung cấp cho khách hàng phần mềm tốt nhất, giải pháp tối ưu nhất với giá thành hợp lý nhất nhằm đóng góp vào quá trình tin học hóa toàn cầu nói chung và sự phổ biến của phần mềm MISA nói riêng

Giá trị cốt lõi

* Sự hài lòng của khách hàng: MISA luôn lấy khách hàng làm trung tâm

trong mọi hoạt động Các sản phẩm, dịch vụ cũng như quy trình kinh doanh của

MISA đều hướng tới nhu cầu khách hàng

* Động lực cho đội ngũ: Đội ngũ cán bộ nhân viên chính là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp MISA chú trọng việc tạo động lực làm việc tốt cho nhân viên để

có thể phát huy tối đa khả năng của mỗi người

* Tri thức cho cộng đồng:

o MISA sẵn sàng đem tri thức của mình chia sẻ với cộng đồng mang lại kiến thức thiết thực cho sinh viên, tham gia mạnh mẽ vào công tác xã hội hóa giáo dục

o Với những doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, MISA luôn có những sản phẩm miễn phí, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp Đây cũng chính là trách nhiệm xã hội mà MISA luôn khát khao chia sẻ

MISA luôn cam kết mang lại cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ CNTT tốt nhất, thỏa mãn mọi nhu cầu nghiệp vụ với giá thành hợp lý nhất MISA đã đạt được chứng chỉ CMMI về mô hình quản lý chất lượng sản xuất phần mềm, chứng chỉ ISO

9001 về Hệ thống quản lý chất lượng

Trang 25

2.2.2 Khách hàng

Tính đến hết năm 2013, MISA đã có trên 100.000 khách hàng là các cơ quan

hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên khắp 63 tỉnh, thành phố

Đối với khối khách hàng doanh nghiệp, MISA đã cung cấp phần mềm kế

toán và các giải pháp quản trị doanh nghiệp cho hơn 60.000 khách hàng, một số

khách hàng tiêu biểu có thể kể đến là:

- Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam

- Công ty trách nhiệm hữu hạn Cafe Trung Nguyên

- Tổng công ty Mía đường I

- Công ty cổ phần Ô tô Hyundai Việt Nam

- Công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Nam dược Bảo Long

- Tập đoàn Cavico

- Công ty cổ phần Acecook Việt Nam

- Công ty cổ phần Đầu tư tài chính (BIDV)

- Công ty Cấp thoát nước Gia Lai

- Công ty cổ phần Rạng Đông

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Đà Nẵng

-

Đối với khối khách hàng hành chính sự nghiệp, MISA đang cung cấp phần

mềm kế toán cho trên 300.000 đơn vị hành chính sự nghiệp và trên 10.000

xã/phường các Bộ ngành trung ương đến các địa phương, một số khách hàng tiêu

biểu:

- Văn phòng Quốc Hội

- Văn phòng Bộ Ngoại Giao

Nhóm sản phẩm dành cho các doanh nghiệp bao gồm:

- Phần mềm kế toán doanh nghiệp MISA SME.NET 2012: là phần mềm kế toán phục vụ cho các doanh nghiệp được xây dựng theo Quyết định 15, 48

- Phần mềm Quản trị nhân sự MISA HRM.NET 2012: là phần mềm phục vụ công tác quản trị nhân sự tại các doanh nghiệp

- Phần mềm Quản trị Bán hàng MISA CRM.NET 2012: là phần mềm phục vụ công tác quản lý bán hàng tại các doanh nghiệp

- Phần mềm Quản trị doanh nghiệp hợp nhất AMIS.VN: là giải pháp phần mềm quản trị toàn diện doanh nghiệp, được tích hợp từ Quản trị bán hàng, Quản trị tài chính – kế toán, Quản trị nhân sự, Quản trị công việc, Quản trị truyền thông, vào thành một hệ thống duy nhất, tương tác trao đổi với nhau một cách chặt chẽ

- Nhóm sản phẩm dành cho khối cơ quan nhà nước gồm:

- Phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp MISA Mimosa.NET 2012: là phần mềm kế toán phục vụ cho các cơ quan hành chính sự nghiệp tuân thủ đúng chế độ kế toán theo Quyết định 19/2006/QĐ – BTC

- Phần mềm kế toán xã/phường MISA Bamboo.NET 2012: là phần mềm kế toán phục vụ cho các UBND xã/phường/thị trấn, tuân thủ đúng chế độ kế toán theo Quyết định 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 và sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 146/2011/TT-BTC của

Bộ Tài chính

- Phần mềm kế toán Thi hành án MISA Panda.NET 2012: là phần mềm

kế toán phục vụ cho Tổng cục Thi hành án – Bộ tư pháp tuân thủ đúng chế độ kế toán của ngành Thi hành án theo Thông tư số 91/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 17/06/2010 về việc hướng dẫn

Trang 26

kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự

- Phần mềm Quản lý tài sản QLTS.VN: là phần mềm phục vụ cho các

đơn vị HCSN theo dõi tài sản công, tuân thủ đúng Nghị định 52 của

chính phủ về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

MISA là doanh nghiệp phần mềm luôn tiên phong trong việc phát triển các

sản phẩm theo công nghệ tiên tiến nhất nhằm mang lại tiện ích, hiệu quả cao nhất

cho người dùng Các sản phẩm của MISA đã và đang dịch chuyển theo hướng SaaS

(Software as a Service) tức sản phẩm như là dịch vụ theo công nghệ điện toán đám

mây chạy hoàn toàn trên nền tảng web Các sản phẩm SaaS luôn mang lại những

hiệu quả tối ưu cho cả người dùng lẫn nhà cung cấp, là xu hướng của toàn thế giới

hiện nay

2.2.4 Cơ cấu tổ chức

Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần MISA

Nguồn: Công ty cổ phần MISA (2013)

2.2.5 Nhân sự

Tính đến đầu năm 2013, MISA đã có trên 600 cán bộ nhân viên trên toàn

quốc Liên tục trong nhiều năm, MISA liên tục tuyển dụng và phát triển đội ngũ

nhân sự cả về số lượng lẫn chất lượng

Hình 2.3 Biểu đồ tăng trưởng nguồn nhân lực 2009 – 2013 của MISA

Nguồn: Công ty cổ phần MISA (2013) Với đặc thù hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, đòi hỏi phải nắm bắt nhanh những kiến thức mới về công nghệ, về kỹ thuật đồng thời luôn phải sáng tạo, năng động Cơ cấu nhân sự của MISA có hơn 80% nhân viên trong độ tuổi trẻ (dưới

30 tuổi), đó là một thế mạnh của công ty

Hình 2.4 Biểu đồ cơ cấu lao động theo độ tuổi của MISA

Nguồn: Công ty cổ phần MISA (2013)

Về trình độ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm hơn 75%, 17% là Cao đẳng và chỉ 3% là Trung cấp, trung học phổ thông, đây cũng là một thế mạnh của MISA

Trang 27

Hình 2.5 Biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ của MISA

Nguồn: Công ty cổ phần MISA (2012a)

2.2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh

Hình 2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của MISA

Nguồn: Công ty cổ phần MISA (2013) MISA luôn giữ vững tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 20% Đặc

biệt năm 2011, tốc độ tăng trưởng doanh số tăng 70% so với năm 2010

Song song với hoạt động kinh doanh và phát triển phần mềm, MISA cũng

chú trọng tới việc đưa phần mềm vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo trên toàn quốc,

giúp sinh viên làm quen, sử dụng thành thạo phần mềm Tính đến hết năm 2013, đã

có 550 trường đưa phần mềm MISA vào giảng dạy (Công ty cổ phần MISA, 2013)

2.3 Thực trạng mô hình phát triển phần mềm và mô hình CMMI mức 3 đang áp dụng tại công ty cổ phần MISA

2.3.1 Thực trạng mô hình phát triển phần mềm

Trước khi áp dụng CMMI, thì công ty MISA đã quản lý việc sản xuất phần mềm dựa theo kinh nghiệm thực tế, công ty cũng đã xây dựng lộ trình phát triển sản phẩm từ giai đoạn khởi đầu đến khi chuyển giao sản phẩm, nhưng việc xây dựng sản phẩm đến khi phát hành tới tay khách hàng còn phải mất rất nhiều thời gian, không đúng tiến độ đề ra, sản phẩm chuyển giao cho khách hàng còn gặp nhiều lỗi,

có những sản phẩm xây dựng xong như MISA SME7.0 phải huỷ bỏ để xây dựng mới lại từ đầu, để hiểu rõ hơn về việc phát triển sản phẩm của MISA năm 2012 trở

về trước, tôi xin trình bày mô hình phát triển sản phẩm tại MISA trước khi triển khai CMMI:

Hình 2.7 Mô hình phát triển phần mềm MISA trước năm 2013

Trang 28

Nguồn: Công ty cổ phần MISA (2012) Hình 3.3 cho thấy việc mô tả vòng đời của việc phát triển phần mềm tương

ứng với các lĩnh vực, độ dốc của các đường biểu diễn trong hình tương ứng với khối

lượng công việc phải làm cho các lĩnh vực quy trình trong từng giai đoạn cụ thể

Ngày 14/5/2012, sau khi trải qua kỳ đánh giá Công ty Cổ phần MISA đã chính

thức được Viện công nghệ Phần mềm Hoa Kỳ (SEI - Software Engineering

Institute) công nhận đạt chuẩn CMMI level 3, từ khi quyết tâm áp dụng CMMI ban

lãnh đạo đã quyết định xây dựng và hoàn thiện mô hình phát triển các sản phẩm từ

2013 đến hiện tại được mô tả như hình 3.4 dưới đây:

Hình 2.8 Mô hình phát triển các sản phẩm từ 2013 đến hiện tại

Nguồn: Công ty cổ phần MISA (2012)

Từ đây, tất cả các dự án phát triển sản phẩm của MISA đều đã tuân theo

các qui định nghiêm ngặt do CMMI đề ra, việc phát triển phần mềm tương ứng

với các lĩnh vực quy trình CMMI Kết quả việc áp dụng này đạt được như sau:

- Việc tổ chức thành các ban quản lý dự án giúp toàn bộ nhân viên có

trách nhiệm cao, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao đồng thời đánh giá

chính xác năng lực của nhân viên

- Sản phẩm ra đời đúng hạn trung bình đạt trên 90% (trước năm 2012

chỉ đạt 40%), thời gian trễ hạn trong việc phát hành sản phẩm trung

bình là 30 ngày (trước năm 2012 là 90 ngày)

- Lỗi phát sinh giảm xuống trung bình còn 3.534 lỗi code/1 sản phẩm

(trước năm 2012 trung bình khoảng 6.203 lỗi/1 sản phẩm Số lỗi trung

bình này tạm tính từ khi phát hành sản phẩm đến khi ra thị trường được 1 năm

2.3.2 Hệ thống mô hình CMMI mức 3 đang được triển khai và áp dụng tại công ty cổ phần MISA

2.3.2.1 Quản lý cấu hình (CM: Configuration Management)

Hình 2.9: Sơ đồ xây dựng, quản lý dự án mới

Nguồn: Công ty cổ phần MISA (2013) Mục đích của quản lý cấu hình là thiết lập và duy trì tính toàn vẹn của các sản phẩm làm ra bằng cách sử dụng chu trình, vòng lặp để xác định, kiểm soát, tính toán

và kiểm duyệt cấu hình Quản lý cấu hình gồm sáu bước liên quan tới việc xác định các ranh giới (baselines), theo dõi và kiểm soát các thay đổi, và thiết lập tính toàn vẹn của các ranh giới đó

Thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý cấu hình (danh mục cấu hình, baseline, các sản phẩm bàn giao cho khách hàng, cũng như báo cáo tình trạng cấu hình,…) cho mỗi dự án, đồng thời áp dụng và thiết lập tính toàn vẹn cho việc quản lý cấu hình cho toàn bộ sản phẩm công ty

Với quy trình lập kế hoạch dự án, MISA đã triển khai quy định quản lý cấu hình của

mô hình CMMI qua 6 bước (vui lòng xem chi tiết tại phụ lục quy trình lập kế hoạch dự án)

Trang 29

Hình 2.10: Lưu đồ quy trình sản xuất phần mềm

Nguồn: Công ty cổ phần MISA (2013)

2.3.2.2 Đo lường và phân tích (Measurement and Analysis)

Mục đích của hoạt động đo lường và phân tích (Measurement anh Analysis –

MA) là để phát triển và duy trì khả năng đo lường được, và qua đó sẽ cung cấp cho

những thông tin đáp ứng nhu cầu về quản lý

MISA đã tích hợp các hoạt động đo lường và phân tích vào trong qui trình

quản lý cấu hình của dự án sẽ đem lại những hỗ trợ như sau:

- Khả năng lập kế hoạch và lập dự báo kết quả trên cơ sở các mục tiêu

đã xác định của dự án

- Giám sát kết quả đạt được trong thực tế so với kế hoạch và mục tiêu

đã được xác định

- Phát hiện và khắc phục sự cố liên quan đến quy trình

- Đưa ra những thông số đánh giá cơ bản để đánh giá sự thực hiện của

các qui trình tiếp sau

Với quy trình này có MISA xác lập rõ mục tiêu cụ thể như sau:

Đo lường: Sắp xếp các hoạt động đo tương ứng với các nhu cầu về thông tin

Cần xác định các mục tiêu để đáp ứng các nhu cầu thông tin, xác định các

phép đo đáp ứng các mục tiêu đó, chỉ ra cách lấy và lưu trữ dữ liệu, xác định cách

phân tích và báo cáo dữ liệu

Phân tích: Đưa ra các kết quả đo lường đáp ứng các nhu cầu đó

Cung cấp các kết quả đo lường – cần thu thập dữ liệu, phân tích và giải thích

các dữ liệu thu thập được, quản lý và lưu trữ cả các dữ liệu và kết quả phân tích,

trao đổi các kết quả với

Việc thực hiện việc đo lường và phân tích được xây dựng từ đầu năm, bằng việc quy định phạm vi thực hiện, công thức tính, nguồn dữ liệu, các bước thực hiện, người thực hiện, tần suất thực hiện (Vui lòng xem phụ lục Quy trình giám sát dự án)

Thành phầm tham gia vào quy trình gồm có: quản lý dự án (PM), nhân viên thực hiện dự án, nhóm đảm bảo chất lượng (QA) và nhân viên Ban ISO

2.3.2.3 Giám sát và kiểm soát dự án (Project Monitoring and Controlling)

Qui trình này được thiết lập để theo dõi tiến trình hoàn thành dự án nhằm có

sự điều chỉnh kịp thời mỗi khi thực tế dự án có những phát sinh, sai lệch nghiêm trọng so với kế hoạch

Kế hoạch dự án (đã được lập thành tài liệu) là cơ sở để tiến hành kiểm tra các hoạt động dự án, trao đổi về tình trạng dự án và thực hiện các hoạt động đều chỉnh Mức độ hoàn thành dự án được xác định chủ yếu bằng cách tại các mốc thời gian thực hiện dự án hoặc tại những mức nhất định trong bảng danh mục phân cấp các công việc của dự án, đem so sánh kết quả làm việc và thuộc tính công việc thực tế, nhân lực, chi phí và thời gian sử dụng trong thực tế so với kế hoạch

Ban giám đốc Trung tâm PTPM MISA thường xuyên kiểm tra tình trạng thực tế việc phát triển sản phẩm có sai lệch đáng kể so với dự kiến cần thực hiện các hành động khắc phục thích hợp

Đối với các dự án bị sai sót nghiêm trọng, hoặc phát sinh các lỗi Những hành động này có thể đòi hỏi phải lập lại kế hoạch (việc này có thể bao gồm việc xem xét lại

kế hoạch ban đầu, thiết lập các cam kết mới, hoặc bổ sung các hoạt động mới vào

kế hoạch hiện tại

Thành phầm tham gia vào quy trình gồm có: quản lý dự án (PM), trưởng nhóm (TL) nhân viên đội dự án

Trang 30

2.3.2.4 Lập kế hoạch dự án (Project Planning(PP))

Hình 2.11: Lưu đồ quy trình lập kế hoạch dự án

Nguồn: Công ty cổ phần MISA (2013) Tại MISA việc lập kế hoạch dự án bao gồm: lập kế hoạch triển khai tổng thể, lập kế

hoạch tổng thể dự án, lập kế hoạch triển khai mốc số 1, lập kế hoạch vòng lặp giai

đoạn định hình, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), điều chính kế hoạch

dự án, lập kế hoạch triển khai mốc tiếp theo, lập kế hoạch vòng lặp giai đoạn, kết

thúc dự án

Do tính chất quan trọng của việc lập kế hoạch dự án, ban lãnh đạo MISA đã xác

lập thêm việc lập kế hoạch dự án bao gồm các vấn đề sau:

• Phát triển kế hoạch của dự án

• Trao đổi với những những người có trách nhiệm

• Đạt được cam kết thực hiện đối với dự án

• Duy trì kế hoạch

• Việc xây dựng kế hoạch được bắt đầu từ những yêu cầu xác định nên sản

phẩm và dự án

Kế hoạch dự án thường được sử dụng để đánh giá tiến độ thực hiện của dự

án, để đánh giá những thay đổi về yêu cầu và cam kết hành động, những ước đoán

không chính xác, những hoạt động chính xác và những thay đổi về quy trình

Thành phầm tham gia vào quy trình gồm có: chuyên gia an ninh phần mềm,

PMO, quản lý dự án (PM), GĐ TTPTPM và nhân viên Ban ISO Xem thêm phụ lục

quy trình lập kế hoạch dự án)

2.3.2.5 Bảo đảm chất lượng quy trình và chất lượng sản phẩm (Process and Product Quality Assurance Process)

Mục đích của quy trình Bảo đảm chất lượng quy trình và sản phẩm (PPQA)

là cung cấp cho Ban lãnh đạo và thành viên những đán giá đúng đắn, khách quan về các quy trình vá các sản phẩm được áp dụng quy trình

Trong toàn bộ các giai đoạn sản xuất sản phẩm, các lĩnh vực quy trình Bảo đảm chất lượng quy trình và sản phẩm (PPQA) thì MISA đã chú trọng những vấn

đề chủ yếu sau:

- Việc đánh giá khách quan các quy trình đã được áp dụng thực hiện, đánh giá các sản phẩm, dịch vụ đối với các thủ tục, các tiêu chuẩn, các

mô tả quy trình thích hợp tương ứng

- Ban ISO đã xác định và tài liệu hóa các vấn đề quy trình không được tuân thủ, không đúng theo quy định sau các đợt đánh giá nội bộ, bên ngoài, đánh giá định kỳ của tổ chức cấp chứng chỉ

- Ban ISO báo cáo và đưa ra phản hồi với các thành viên dự án và Ban lãnh đạo về kết quả thực hiện công tác Bảo đảm chất lượng

- Ban ISO tiếp tục theo dõi đảm bảo các vấn đề được giải quyết Thành phầm tham gia vào quy trình gồm có: Giám đốc TTKD doanh nghiệp, Trưởng nhóm quy trình kỹ nghệ phần mềm (SEPG head), Quản lý dự án (PM), nhân viện đội dự án, Ban ISO

2.3.2.6 Quản lý yêu cầu (Requyrement Managemeny(RM))

Trước khi các dự án được bắt đầu, phải có các yêu cầu của khách hàng (Requirement) trong việc tìm ý tưởng và thiết kế các sản phẩm, mục tiêu chung của quy trình này là:

- Quản lý các yêu cầu của khách hàng cho các sản phẩm và các thành phẩm của dự án

- Xác định các điểm không nhất quán giữa các yêu cầu với kế hoạch và các sản phẩm của dự án

Quy trình quản lý yêu cầu sẽ đề cập đến việc quản lý tất cả các yêu cầu nhận được hoặc phát sinh thêm trong dự án, bao gồm cả các yêu cầu kỹ thuật và phi kỹ thuật, cũng như các yêu cầu của tổ chức áp dụng cho dự án

Trang 31

Đối với yêu cầu này MISA sử dụng một trang web riêng là baotri.misa.com.vn để

tập hợp toàn bộ các yêu cầu từ phía khách hàng, nhân viên kinh doanh, trung tâm tư

vấn và hỗ trợ khách hàng, nhóm dịch vụ khách hàng

Hình 2.12: Giao diện website baotri.misa.com.vn

Nguồn: Công ty cổ phần MISA (2014) Thành phầm tham gia vào quy trình gồm có: nhân viên kinh doanh, nhân viên TV

HTKH chuyên viên phân tích kỹ thuật (BA), quản lý dự án (PM), trưởng nhóm

(TL) và các nhân viên kỹ thuật

2.3.2.7 Quản lý hợp đồng nhà thầu phụ (Supplier Agreement

Management (SAM))

Quy trình này là xác định để quản lý gia công phần mềm từ các nhà cung

cấp:

- Đảm bảo rằng hàng hóa, dịch vụ và hợp đồng gia công phần mềm

hiệu quả, với giá cả thuận lợi nhất

- Thúc đẩy cạnh tranh đầy đủ và cởi mở trong hợp đồng

Đối với MISA, công ty chuyên tự sản xuất các phềm đóng gói, nên quy trình

này MISA không triển khai và áp dụng

2.3.2.8 Phân tích quyết định và giải pháp (Decision Analysis anh Relution(DAR))

Mục đích của quy trình Phân tích quyết định và giải pháp (Decision Analysis and Relution) nhằm phân tích các quyết định có thể bằng một quy trình đánh giá chính thức để đánh giá các khả năng lựa chọn (alternative) theo tiêu chuẩn đã đặt ra Không nên sử dụng DAR cho các quyết định không quan trọng, chẳng hạn như mua bút chì hay mua giấy

Thực tế tại MISA quy trình này tạo ra một quy trình 6 bước để đưa ra quyết định:

- Thiết lập và duy trì các hướng dẫn để xác định vấn đề nào là chủ đề của DAR

- Thiết lập và duy trì chuẩn đánh giá các lựa chọn

- Xác định các giải pháp cho vấn đề được nêu ra

- Chọn phương pháp đánh giá

- Đánh giá các giải pháp được chọn theo các phương pháp và tiêu chuẩn được chọn ở trên

- Chọn ra một giải pháp, viết tài liệu về kết quả và lý do chọn giải pháp đó

Vì việc ra quyết định mất thời gian, vì vậy MISA chỉ áp dụng quy trình khi

có các vấn đề quan trọng của dự án mới cần phải thực hiện theo quy trình đưa ra quyết định của DAR Tuy nhiên, vẫn có một số quyết định về thiết kế hay kiến trúc

hệ thống, quyết định làm hay không làm sản phẩm, quyết định chọn công cụ Thành phầm tham gia vào quy trình gồm có: người thực hiện quyết định, người tham gia quyết định, quản lý cao hơn của người thực hiện quyết định

2.3.2.9 Đào tạo trong tổ chức (Organization Training)

Quá trình này được áp dụng cho tất cả các nhu cầu đào tạo trong toàn công ty tại các bộ phận phát triển phần mềm, kinh doanh, hành chính kế toán,…

Quy trình này là tập trung vào xây dựng chương trình đào tạo chuyên nghiệp hơn Kế hoạch cần phải được xác định và theo dõi để xây dựng chất lượng cao của các khóa học đào tạo và hỗ trợ đội ngũ quản lý tài nguyên để phát triển con người Đồng thời nó giúp nhân viên nhân sự (HR) thực hiện được các công việc sau:

- Giúp HR VP/TT điều phối đào tạo biết cách tổ chức một buổi đào tạo

Trang 32

từ việc lập kế hoạch, lựa chọn giảng viên, xây dựng/ chỉnh sửa nội

dung đào tạo, chuẩn bị các công tác hậu cần, khảo sát và báo cáo hiệu

quả đào tạo 6 tháng/ 1 lần với ban lãnh đạo

- Giúp nhân viên biết các thủ tục và trách nhiệm khi tham gia đào tạo

bên ngoài

- Giúp các Trưởng bộ phận biết các thủ tục khi có nhu cầu đề xuất đào

tạo gửi tới HR

- GĐ VP/TT có trách nhiệm phê duyệt các đề xuất đào tạo

Hình 2.13: Lưu đồ Quy trình đào tạo nhân viên

Nguồn: Công ty cổ phần MISA (2014) Thành phầm tham gia vào quy trình gồm có: quản lý đào tạo, nhóm kỹ thuật,

Trang 33

nhóm được ủy quyền, điều phối viên đào tạo, giảng viên, nhân viên được đào tạo,

phụ trách phòng HCTH, Tổng Giám đốc/Giám đốc VP-TT

2.3.2.10 Tích hợp sản phẩm (Product Integration)

Mục tiêu chính của quy trình tích hợp sản phẩm là tích hợp một hệ thống

nhất quán với thiết kế kiến trúc của hệ thống đó đồng thời đảm bảo sản phẩm được

tích hợp đáp ứng được các tiêu chuẩn chấp nhận đã đặt ra (acceptance criteria) Các

thành phần hệ thống được kết hợp lại để tạo thành một phần cấu hình hệ thống hoặc

một hệ thống hoàn chỉnh Tích hợp sản phẩm bao gồm việc kiểm duyệt lại quá trình

kết hợp để đảm bảo mỗi thành phần đầu nhất quán với các yêu cầu của hệ thống

Quy trình tích hợp sản phẩm đã được MISA đưa vào trong quy trình sản xuất

sản phẩm Destop hoặc SAAS, đều phải được hội đồng nghiệm thu sản phẩm duyệt,

ban tổng giám đốc đồng ý mới được phép phát hành, kiểm tra phần thiết kế kiến

trúc, đáp ứng tiêu chuẩn đặt ra ban đầu Vui lòng xem phụ lục quy trình sản xuất

sản phẩm Destop

Thành phầm tham gia vào quy trình gồm có: quản lý dự án (PM), trưởng

nhóm (TL), nhân viên phát triển phần mềm (Developer), nhân viên kiểm tra chất

lượng sản phẩm (Quanlity Controller)

2.3.2.11 Quản lý rủi ro (Risk Management)

Mục đích của quản lý rủi ro là xác đích các rủi ro trước khi chúng xảy ra sao

cho các hoạt động giải quyết rủi ro được lập kế hoạch sẵn và có thể được gọi đến

khi cần thiết RSKM được xây dựng dựa trên một phần của PP, được coi như một

practice trong lĩnh vực quy trình PP nhằm xác định và phân tích các rủi ro trong dự

án Tuy nhiên, các yêu cầu được vạch ra trong quy trình này có tính hệ thống và chủ

động hơn so với PP Hơn nữa, RSKM còn có thể áp dụng ở ngoài phạm vi dự án để

quản lý các rủi ro của tổ chức (nếu cần thiết)

Hình 2.14: Các công việc trong Quy trình quản lý rủi ro

Nguồn: Công ty cổ phần MISA (2014) Trong thực tế, MISA đã thực thi quy trình này gồm 3 bước liên quan tới việc: chuẩn bị cho quản lý rủi ro, xác định và phân tích các rủi roi, xử lý và khắc phục rủi ro đến mức thích hợp Bước thứ nhất – chuẩn bị cho quản lý rủi ro – bao gồm việc xác định các nguồn rủi ro, xác định cơ sở phân loại rủi ro và lập chiến lược quản lý rủi ro Bước thứ hai – xác định và phân tích rủi ro – tập trung vào xác định mức ưu tiên của của các rủi ro dựa trên các tham số phân tích Bước thứ 3 – xử

lý và làm giảm bớt rủi ro – bao gồm việc phát triển và thực hiện các kế hoạch giảm bớt rủi ro

Chuẩn bị cho rủi ro MISA không phải là cố tránh các rủi ro, mà là xác định

và ứng phó những vấn đề có thể đe dọa đến sự hoàn thành dự án trước khi nó thực sự xảy ra

Thực tế, từ khi áp dụng CMMI, việc quản lý rủi ro một cách thực sự và nghiêm túc đã giúp MISA giảm thiểu 90% vấn đề của dự án

Xác định rủi ro: MISA đã đưa ra các căn cứ nguồn phát sinh rủi ro như sau: Các ràng buộc, phụ thuộc của dự án

Yêu cầu/nhiệm vụ phải thực hiện Stakeholders (Sponsor, Customer, User, Project team)

Trang 34

Xử lý rủi ro:

Trong buổi họp dự án dành ra 10-15' để cùng tìm ra các risk có thể

xảy ra với dự án

Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp có kinh nghiệm (PMO, BOM, …)

Thành phầm tham gia vào quy trình gồm có: quản lý dự án (PM)

2.3.2.12 Giải pháp kỹ thuật (Technical Solution)

Mục đích của giải pháp kỹ thuật (TS) thiết kế, phát triển và thực hiện các giải

pháp để yêu cầu Các giải pháp, thiết kế và triển khai bao gồm các sản phẩm, thành

phần sản phẩm và các quy trình liên quan đến vòng đời sản phẩm

Quá trình này tập trung vào các việc sau đây:

- Đánh giá và lựa chọn giải pháp (đôi khi được gọi là “Phương pháp

thiết kế”, “khái niệm thiết kế” hoặc “thiết kế sơ bộ UI”) mà có khả

năng đáp ứng một tập hợp các yêu cầu phân bổ

- Xây dựng thiết kế chi tiết cho các giải pháp được lựa chọn (chi tiết

trong bối cảnh có chứa tất cả các thông tin cần thiết để sản xuất, mã

nguồn hoặc nếu không thực hiện các thiết kế như 1 sản phẩm hoặc 1

thành phần sản phẩm

- Hoàn thiện thiết kế một sản phẩm hoặc 1 thành phần sản phẩm

Thành phầm tham gia vào quy trình gồm có: Quản lý dự án (PM), người

cung cấp giải pháp (Technical Solution), Thành viên dự án (Team member)

2.3.2.13 Phát triển yêu cầu (Requirement Development)

Mục tiêu của quy trình phát triển yêu cầu nhằm chuyển các yêu cầu về sản

phẩm hoặc dịch vụ dưới cách nhìn của các stakeholder (khách hàng, người sử dụng

cuối, nhà đầu tư …) sang các đặc tả kỹ thuật của sản phẩm Quy trình phát triển

yêu cầu là một tác vụ lặp với các bước lặp được duy trì cho tới khi tất cả các khái

niệm trừu tượng về mục đích và các tính năng của hệ thống được chuyển thành các

yêu cầu chi tiết dùng cho việc cài đặt hệ thống

Hình 2.15:Lưu đồ Quy trình phát triển yêu cầu

Nguồn: Công ty cổ phần MISA 2014) Thành phầm tham gia vào quy trình gồm có: Chuyên viên phân tích kinh doanh (BA), Quản lý dự án (PM), Kiến trúc sư, trưởng nhóm, nhân viên dự án, GĐ SP,CTO, GĐ TT PTPM

2.3.2.14 Thẩm định (Verification)

Mục đích của Thẩm định là đảm bảo sản phẩm công việc (work product) được chọn thẩm định đáp ứng được các yêu cầu đặt ra đối với sản phẩm đó Nó bao gồm việc thẩm định lại thiết kế, thẩm định khả năng thực hiện sản phẩm theo thiết

kế, khả năng tái tạo lại sản phẩm, khả năng sửa lỗi Thông qua việc đánh giá sản phẩm Verification chứng minh là sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, hay nói cách khác là sản phẩm được sản xuất theo đúng cách

Tất cả các công đoạn/ từng khâu sản xuất MISA đều được thẩm định nghiêm ngặt: công đoạn thiết kế, công đoạn code,… để đảm bảo các sản phẩm công việc đáp ứng được các yêu cầu đặt ra cho sản phẩm Vì là nhỏ và nhiều nên việc kiểm tra này cũng chỉ là việc trao đổi giữa các thành viên với nhau, hoặc trao đổi với chuyên gia, trưởng ban quản lý dự án, những nhân viên có kinh nghiệm tại MISA để có thể hoàn thành từng khâu và công đoạn một cách nhanh nhất, tránh mất thời gian Thành phầm tham gia vào quy trình gồm có: Quản lý dự án (PM), Nhân viên kiểm tra chất lượng phần mềm (Quanlity Controller),Quản lý nhóm đảm bảo chất

Trang 35

lượng (QCM)

2.3.2.15 Phê duyệt (Validation)

Mục đích của Phê duyệt nhằm đảm bảo sản phẩm công việc (work product)

được chọn phê duyệt đáp ứng được mục đích sử dụng khi đặt trong môi trường sử

dụng xác định Phê duyệt chứng minh hệ thống thỏa mãn các yêu cầu về mặt hoạt

động, hay nói cách khác nó Validation chứng ming sản phẩm được tạo ra đúng là

sản phẩm mà khách hàng cần

Tại MISA việ phê duyệt được thực hiện cuối cùng trong một chu trình sản

xuất, đảm bảo sản phẩm, hệ thống thỏa mãn yêu cầu của khách hàng Kết quả của

phê duyệt là sản phẩm/hệ thống được chấp nhận đưa đến tay khách hàng hoặc bị trả

lại khâu sản xuất, không cho phát hành sản phẩm ra thị trường để đảm bảo uy tín và

chất lượng sản phẩm

Việc lập hội đồng phê duyệt bao gồm: Giám đốc Ban quản lý sản phẩm và

thị trường, Giám đốc trung tâm PTPM, Ban tổng giám đốc, Giám đốc tất cả các văn

phòng và đại diện cho phòng kinh doanh các văn phòng MISA

Các bước nghiệm thu chính là các bước phê duyệt đảm bảo sản phẩm đáp

ứng yêu cầu của hội đồng nghiệm thu (đại diện cho khách hàng) Vui lòng xem chi

tiết tại các phụ lục quy trình sản xuất sản phẩm Destop

Thành phầm tham gia vào quy trình gồm có: Quản lý dự án (PM), Nhân viên

kiểm tra chất lượng phần mềm (Quanlity Controller),Quản lý nhóm đảm bảo chất

lượng (QCM), hội đồng phê duyệt sản phẩm

2.3.3 Đánh giá mô hình CMMI đang được triển khai và áp dụng tại

công ty cổ phần MISA:

Tại lần đánh giá nhận chứng chỉ lần 3, toàn bộ hồ sơ đánh giá mục tiêu

MISA với kết quả đánh giá mức độ thỏa mãn đối với từng mục tiêu trong từng quy

trình (Màu xanh: Thỏa mãn hoặc đáp ứng, Màu đỏ: Không thỏa mãn hoặc không

đáp ứng):

Tất cả các quy trình đều thoả mãn yêu cầu đặt ra của tổ chức SEI, riêng từng

quy trình cụ thể thì vẫn có một số quy trình chưa đạt mức 3 nhưng vẫn đạt mức cho

phép của tổ chức cấp giấy chứng nhận

Hình 2.16: Biểu đồ hồ sơ đánh giá theo mục tiêu

Nguồn: Công ty cổ phần MISA (2013) Kết quả đánh giá thỏa mãn các mảng quy trình (Process Area) ở mức 2 và mức 3

Ngày đăng: 08/08/2016, 12:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w