1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN xã hội học CHUYÊN BIỆT

26 2,4K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 237,46 KB

Nội dung

Công cuộc đổi mới gần 2 thập kỷ qua đã làm thay đổi căn bản diện mạo đời sống kinh tế – xã hội ở nước ta. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, sản phẩm của đổi mới đã phát huy hiệu quả của nó ở tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định cùng với việc nâng cao mức sống của hầu hết các tầng lớp dân cư. Tuy nhiên, mức sống về vật chất và tinh thần, lối sống và các khuôn mẫu ứng xử thay đổi theo chiều hướng tích cực và tiêu cực, sự phân tầng và phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn làm cho khoảng cách về lối sống giữa nhóm người giàu có và nhóm người nghèo trong xã hội càng có sự khác biệt rõ rệt.Qua đó càng làm tăng nguy cơ gây ra các căng thẳng và biến động xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Trang 1

MỤC LỤC

A.LỜI MỞ ĐẦU 2

B.NỘI DUNG 3

I.Khái niệm, đối tượng nghiên cứu của xã hội học đô thị 3

1.Khái niệm xã hội học đô thị 3

2.Đối tượng nghiên cứu của xã hội học đô thị 4

3.Một số quan điểm nghiên cứu của xã hội học đô thị 5

II.Phân tầng xã hội ở đô thị 5

1.Khái niệm phân tầng xã hội 5

2.Các tiêu chí xác định sự phân tầng xã hội ở đô thị 6

3.Phân tầng xã hội ở đô thị Việt Nam 8

4.Nguyên nhân phân tầng xã hội ở đô thị 10

5.Tác động của phân tầng xã hội ở đô thị 19

6.Giải pháp khắc phục mặt tiêu cực của phân tầng xã hội đô thị 20

C.KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 2

A.LỜI MỞ ĐẦU

Công cuộc đổi mới gần 2 thập kỷ qua đã làm thay đổi căn bản diện mạo đời sống kinh tế – xã hội ở nước ta Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, sản phẩm của đổi mới đã phát huy hiệu quả của nó ở tốc

độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định cùng với việc nâng cao mức sống của hầu hết các tầng lớp dân cư Tuy nhiên, mức sống về vật chất và tinh thần, lối sống và các khuôn mẫu ứng xử thay đổi theo chiều hướng tích cực và tiêu cực, sự phân tầng và phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn làm cho khoảng cách về lối sống giữa nhóm người giàu có và nhóm người nghèo trong xã hội càng có sự khác biệt rõ rệt.Qua đó càng làm tăng nguy

cơ gây ra các căng thẳng và biến động xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Trang 3

B.NỘI DUNG

I.Khái niệm, đối tượng nghiên cứu của xã hội học đô thị

1.Khái niệm xã hội học đô thị

1.1.Khái niệm đô thị

Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu xã hội học, đô thị đượcđịnh nghĩa như sau: Đô thị là điểm dân cư tập chung với mật độ cao trongphạm vi không gian – xã hội mang tính cụ thể về mặt lịch sử, lao động chủ yếu trong lĩnh vực phi nông nghiệp Có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của một vùng lãnh thổ

1.2.Đặc trưng của đô thị và sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn.

Đô thị là một kiến tạo lãnh thổ - xã hội, một hình thức cư trú mang tính toàn vẹn lịch sử của con người, đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:

+ Là nơi tập trung số lượng dân cư lớn trên một phạm vi lãnh thổ hạn chế +Đại bộ phận dân cư sống ở đây làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp (công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ )

+Là môi trường sống trực tiếp tạo ra những điều kiện thuận lợi cho

sự phát triển của xã hội và cá nhân

+Đô thị giữ vai trò chủ đạo với các vùng nông thôn xung quanh và với toàn xã hội nói chung

+ Tính độc lập, năng động xã hội của các thị dân rất cao

+ Ở đô thị tồn tại tính ẩn dang trong giao tiếp

+ Tại khu vực đô thị có nhiều tầng lớp, giai cấp xã hội khác nhau

Sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn:

Trang 4

+ Về các nhóm giai cấp, tầng lớp xã hội: Ở đô thị đặc chung chủ yếu là giai cấp công nhân, ngoài ra còn có các tầng lớp giai cấp khác nhaunhư tư sản, thợ thủ công, viên chức, trí thức Còn với nông thôn thì đặc trưng chủ yếu là nông dân ngoài ra còn có các tầng lớp khác như phú nông, địa chủ

+ Về lĩnh vực sản xuất: Ở đô thị có đặc trưng là sản xuất công nghiệp, ngoài ra còn có các lĩnh vực khác như thương nghiệp, dịch

vụ Còn đối với nông thôn đặc trưng chủ yếu rõ nét nhất là sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn phải kể đến cấu trúc phi nông nghiệp bao gồm:dịch vụ, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp mà có vai trò rất lớn đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

+ Về lối sống, văn hóa của từng cộng đồng: Nông thôn thường rất đặc trưng với lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã mà được phân biệt

rõ ràng với lối sống thị dân đặc trưng của khu vực đô thị Đặc trưng này thể hiện qua rất nhiều khía cạnh như: dịch vụ, giao tiếp, đời sống tinh thần, phong tục tập quán, hệ giá trị,hành vi, cơ sở vật chất

1.3.Khái niệm xã hội học đô thị.

Xã hội học đô thị là một nhánh của xã hội học chuyên biệt xét theo

cơ cấu lãnh thổ - xã hội, nghiên cứu lịch sử hình thành, các quy luật chung cho sự hoạt động và phát triển của xã hội học đô thị với tư cách là một chỉnh thể, bản chất và các quá trình biểu hiện của mối quan hệ xã hội, các sự kiện, hiện tượng xã hội và các quá trình xã hội diễn ra trong đời sống xã hội đô thị

2.Đối tượng nghiên cứu của xã hội học đô thị.

Xã hội học đô thị nghiên cứu đô thị như một cấu trúc được tạo nên bởi hai nhóm thành tố cơ bản là không gian vật chất và tổ chức xã

hội.Trong đó không gian vật chất là môi trường không gian hình thể do con người tạo ra, bao gồm không gian kiến trúc quy hoạch, cảnh quan đô thị, điều kiện sinh thái tự nhiên.Không gian tổ chức xã hội là cộng đồng dân cư sinh sống trên lãnh thổ đô thị với tất cả những thể chế luật lệ đang hiện hành

Xã hội học đô thị nghiên cứu mối quan hệ giữa không gian vật chất

và không gian tổ chức xã hội.Phân tích mối quan hệ này theo tương quan tác động giữa một bên là môi trường sống, điều kiện sống còn một bên là

Trang 5

những con người hoạt động trong chính môi trường đó.Mục đích nhằm đảm bảo cho sự vận hành và phát triển của các đô thị, đảm bạo sự liên kếtgiữa hai thành tố này.

Xã hội học đô thị cũng hướng tới nghiên cứu mối quan hệ giữa xã hội đô thị với các bộ phận khác của xã hội, được thể hiện thông qua lối sông đô thị, các vấn đề phát triển của đô thị (hôn nhân, gia đình, giáo dục ) qua đó hiểu được bản chất của xã hội đô thị , cộng đồng đô thị

3.Một số quan điểm nghiên cứu của xã hội học đô thị

Quan điểm sinh thái học nhân văn: Quan điểm này nghiên cứu việc

cá nhân ở đô thị đã sử dụng không gian địa lý, không gian vật chất như thế nào Qua đó cho thấy việc sử dụng quỹ đất đai và tổ chức không gian

có ảnh hưởng đến mô hình ứng xử trong các quan hệ và tương tác xã hội.Từ đó, hình thành nên những quan điểm về sự cư trú tách biệt Quá trình cư trú tách biệt tạo nên những mô hình tổng quát của sự tách biệt trong các thành phố hiện đại đó là: mô hình vòng tròn đồng tâm, mô hình

rẻ quạt, mô hình đa hạt nhân

Quan điểm tiếp cận đô thị như một hình thức tổ chức lối sống đặc biệt, trường phái Chicago đã phác họa những đặc điểm chung trong xã hội đô thị: đó là dân số quá đông, mật độ cư trú quá cao đã tạo ra một hệ thống bị chuyên biệt hóa, các thiết chế bị hình thức hóa tạo nên các khuônmẫu của cư dân đô thị đó là:sự phân chia các chức năng, vai trò trong các quan hệ xã hội, sự đa nguyên về giá trị và chuẩn mực, sự gia tăng các xung đột xã hội

II.Phân tầng xã hội ở đô thị.

1.Khái niệm phân tầng xã hội

Phân tầng xã hội là sự phân chia mang tính cấu trúc thành các tầng lớp/giai cấp xã hội dựa trên các đặc trưng về kinh tế, chính trị, và xã hội không ngang nhau

Trang 6

2.Các tiêu chí xác định sự phân tầng xã hội ở đô thị.

Để xét sự phân tầng trong xã hội nói chung và xã hội đô thị nói riêng, các nhà xã hội thường dựa trên tiêu chí:

Điều kiện nhà ở như sở hữu nhà, diện tích nhà, loại nhà, chất lượngnhà, vị trí nhà, khu phụ Hơn 60% các hộ giàu có sống trong nhà tư, trong đó hơn 1/2 là nhà do ông bà để lại, hơn 1/3 còn lại sống trong nhà bao cấp.Trong khi đó, chỉ có 28% các hộ nghèo sống trong nhà tư, 69% các hộ còn lại sống trong nhà bao cấp.Về tích nhà thì mức chênh lệch giữa nhóm người nghèo và nhóm người giàu là 4 lần về diện tích nhà và 5lần về diện tích bình quân, những khác biệt đó còn mạnh hơn khi so sánh các trang thiết bị trong khu phụ.Với sự hoạt động của cơ chế thị trường, quá trình đô thị hóa đã bắt đầu công việc tổ chức lại địa lý xã hội các đô thị, giá nhà và đất ở các đô thị tăng nhanh,nhiều hộ gia đình nghèo ở trung tâm có xu hướng bán, nhượng, đổi nhà tư hoặc quyền sử dụng nhà công để lấy một khoản tiền lớn để chuyển ra các khu vực xa trung

tâm.Còn những người giàu có muốn làm ăn kinh doanh thì tìm cách vào sống ở trung tâm.Xu hướng này sẽ còn được tăng cường cùng với quá trình chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường và quá trinh đô thị

hóa.Các chính sách về nhà ở, đất đai đô thị, vì thế cần phải đón trước xu hướng mang tính quy luật này

Tiện nghi trong nhà như tivi, xe máy, máy giặt, máy điều hòa, ví

dụ như qua 5 năm đổi mới người dân Hà Nội đã có thể làm quen với nhiều loại tiện nghi sinh hoạt vốn phổ biến trong đời sống đô thị trên toànthế giới.Đây cũng là dấu hiệu thường được dẫn ra để chứng minh cho mức sống được nâng cao.Còn sự hiện diện và cách phân bố tiện nghi trong các nhóm gia đình được xem như một dẫn chứng quan trọng về sự khác biệt trong mức sống.Về số loại tiện nghi theo chiều tăng của mức

Trang 7

sống là cấp số nhân số loại tiện nghi trong gia đình.Cac hộ giàu không chỉ quen thuộc hầu hết với tiện nghi hợp mốt và đắt tiền mà còn tỉ lệ phầntrăm sử dụng nhiều nhất.

Thu nhập gồm nguồn thu nhập, độ ổn định của nguồn thu nhập, tổng thu nhập và thu nhập bình quân Theo cơ cấu các nguồn thu nhập, các gia đình Hà Nội hiện có 4 loại nguồn thu nhập chính như sau:

+Chỉ có tiền lương và các khoản phụ trợ cấp trong khu vực quốc doanh chiếm 17.5%

+Lương và các khoản thu nhập từ các công việc phụ, làm thêm chiếm 35.3%

+Lương và các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, buôn bán kinh doanh ngoài quốc doanh chiếm 32.5%

+Chỉ có thu nhập từ hoạt động buôn bán, sản xuất, kinh doanh ngoài quốc doanh 14,7%

Theo trật tự từ trên xuống có thể hình dung đây là các nấc thang trên con đường dần thoát ly cơ chế bao cấp, kinh tế nhà nước để đến với kinh tế thị trường mà trước mắt là nền kinh tế nhiều thành phần.Nếu gộp nhóm 4 loại thu nhập trên thành hai phần thì có 2 tỉ lệ gần ngang nhau, thể hiện sựcân bằng tương đối giữa 2 khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay.Có thể dự báo rằng trong tương lai không xa tỉ lệnày sẽ nghiêng nhiều về kinh tế thị trường,ngoài ra còn phụ thuộc vào xu thế tư nhân hóa trong cơ cấu kinh tế và sự cải tổ bộ máy quản lý.Tuy nhiên các con số và tỉ lệ nêu trên chỉ phản ánh được bước đầu của sự phân tầng theo mức sông trong dân cư Hà Nội hiện nay.Vượt ra khỏi so sánh cục bộ này, nhìn ra khu vực và trên thế giới thấy một sự thật là: Dù

Trang 8

đã có sự gia tăng đáng kể, mức sống của người dân thành phố hiện nay vẫn chưa vượt qua mức nghèo khổ của các nước đang phát triển.

Chỉ báo chủ quan: Dựa trên tự đánh giá của chủ hộ và đánh giá củađiều tra viên

Tóm lại, qua các nghiên cứu xã hội học đã hình thành lên nhiều nguồn số liệu về thực trạng phân tầng xã hội ở nước ta hiện nay Song về

cơ bản, nghiên cứu và đo lường sự phân tầng xã hội ở nước ta thời gian qua mới chỉ thực hiện được khái quát chung trên cả nước, chưa thể hiện chi tiết được từng khu vực, vùng miền Với thang đo 4 nhóm mức sống

để phản ánh sự phân hoá giàu – nghèo ở các địa phương, các vùng, hay trong các nhóm xã hội nghề nghiệp Các chỉ báo này nhiều khi được phântích và rút ra kết luận như là sự phân tầng xã hội Nhiều nghiên cứu xã hội học sau đó lại thường sử dụng chỉ báo này như một cơ sở lí luận để phân tích và giải thích các biến số phụ thuộc khác Sự phân tầng xã hội theo quyền lực và uy tín hầu như không được đề cập đến Thêm vào đó, các công trình nghiên cứu còn không thống nhất về phân hạng và tên gọi của các nhóm

3.Phân tầng xã hội ở đô thị Việt Nam.

Dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, mức sống của đại đa

số dân cư nước ta đã tăng lên đáng kể.Tỉ lệ hộ nghèo đói đã giảm khá mạnh, từ khoảng 58% năm 1993 xuống còn 37% năm 1998.Tuy nhiên,

sự chênh lệch về mức sống ngày càng tăng tạo nên một sự phân tầng xã hội rõ nét hơn giữa và trong các nhóm xã hội.Chẳng hạn như chênh lệch chi tiêu giữa nhóm 20% người giàu nhất và 20% người nghèo nhất là 4,58lần năm 1993 và 5,52 lần năm, 1998.Còn chênh lệch thu nhập thì cao hơn.Năm 1998, chênh lệch về thu nhập giữa nhóm 20% người giàu nhất

và 20% người nghèo nhất là 11,26 lần

Sự phân tầng theo mức sống hiện nay cũng có liên quan với số nhân khẩu và tỉ lệ phụ thuộc của hộ gia đình (tỷ lệ người ngoài độ tuổi lao

Trang 9

động so với người trong độ tuổi lao động).Tỷ lệ này của 20% hộ nghèo nhất là 1,13;cao gấp đôi so với tỷ lệ của 20% hộ giàu nhất là 0,54.Ở đô thị, người có học vấn càng cao, càng có nhiều khả năng thuộc vào nhóm

có mức sống cao và ngược lại.Trong những chủ hộ có học vấn đại học, cao đẳng trở lên thì có 70% thuộc nhóm 20% hộ giàu nhất, chỉ có1,5% thuộc nhóm 20% hộ nghèo nhất.Chi tiêu của hộ có học vấn đại học, cao đẳng trở lên cao gấp 3,4 lần so với chủ hộ không có trình độ học vấn

Biểu đồ việc làm và tỉ lệ thất nghiệp năm 2013-2014

Phân tầng xã hội về mức sống ở đô thị cũng liên quan rõ rệt theo các khu vực kinh tế.Những người có khẳ năng có mức sống cao hơn thường gắn với các khu vực nhà nước, khu vực chính quy và khu vực có đầu tư nước ngoài.Có 75%-80% người làm trong khu vực nhà nước và khu vực có đầu tư nước ngoài có mức sống thuộc nhóm 20% người giàu nhất.Ngược lại, mức sống thấp hơn thường gắn với những người làm việctrong khu vực ngoài nhà nước, khu vực phi chính quy, hộ sản xuất kinh doanh nhỏ, hợp tác xã.Khoảng 40% những người lao động thuộc hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, khu vực ngoài nhà nước thuộc vào nhóm có mức sống dưới trung bình.3/4 người thuộc nhóm 20% nghèo nhất là lao động trong hộ sản xuất kinh doanh nhỏ, trong khi 60% người thuộc nhóm20% người giàu nhất là làm việc trong 3 khu vực Nhà nước

Phân tầng xã hội về mức sống cũng liên quan đến sự khác biệt về khu vực và vùng kinh tế xã hội.97% dân số trong độ tuổi lao động thuộc nhóm 20% người nghèo nhất là ở nông thôn.65% dân số trong độ tuổi laođộng thuộc nhóm 20% người giàu nhất là ở đô thị.Sự chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn là lớn hơn rất nhiều so với sự chênh lệch này trong nội bộ mỗi khu vực.Xu hướng khác biệt theo vùng trong

sự phân tầng xã hội cũng được khái quát như sau: Phần lớn dân số trong

độ tuổi lao động thuộc nhóm 20% người giàu nhất sống ở cùng Đông Nam Bộ(37%), đồng bằng sông Hồng(21%) và đồng bằng sông Cửu

Trang 10

Long(18%).Sông ở vùng miền núi phía Bắc chỉ có 7% và Bắc Trung Bộ

là 6%

Phúc lợi xã hội và phân tầng xã hội.Trợ cấp phúc lợi xã hội là công

cụ mà nhà nước có thể sử dụng để làm giảm bớt những chênh lệch quá lớn, bảo đảm công bằng xã hội hiện nay.Tuy nhiên, trợ cấp này còn

chiếm tỉ trọng rất thấp trong tổng thu nhập của dân cư khoảng 4,4%.Có nghĩa dân cư Việt Nam chủ yếu có thu nhâp từ lao động cá nhân và gia đình.Thu nhập do phân phối lại mang tính xã hội còn thấp.Trong việc phân phối phúc lợi xã hội, chiếm tỉ trọng cao nhất là chi cho bảo hiểm xã hội, bao gồm chi cho hưu chí và mất sức lao động(82,4%), tiếp theo là chicho bảo trợ xã hội(16%).Chi cho xóa đói giảm nghèo là 1,1%.Tương quan giữa phúc lợi xã hội và phân tầng xã hội chỉ ra rằng hiện nay chủ yếu là nhóm có mức sống trung bình và trên trung bình được hưởng phúc lợi cao hơn nhũng nhóm khác

Có thể nói, nơi nào kinh tế thị trường càng phát triển thì mức độ phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo càng diễn ra mạnh mẽ.Phân tầng

xã hội là bạn đồng hành của kinh tế thị trường.Sự phân tầng xã hội được thể hiện trên một loạt tiêu chí:thu nhập, chi tiêu, điều kiện nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, trình độ học vấn, Như vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường ở đô thị, sự phân tầng xã hội trong dân cư thành thị ngày càng trở nên sâu sắc.Nhóm hộ nghèo đang có xu hướng giảm dần và nhóm hộ giàutăng lên nhanh chóng.Tuy nhiên, khoảng cách chênh lệch giữa giàu và nghèo đang ngày càng lớn

4.Nguyên nhân phân tầng xã hội ở đô thị.

4.1.Sự tác động của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế

a.Tác động của kinh tế thị trường

Hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đang trong quá trình chuyển mạnh mẽ từ một nền kinh tế tập trung quan liêu ,bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Nền kinh tế thị trường đang dần hình thành với đầy đủ bản chất và đặc trưng của nó, được điều tiết bởi những quy luật khách quan như quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh và quy luật lưu thông tiền tệ Các quy luật này không chỉ tác động, điều chỉnh các hoạt động kinh tế mà còn tác động trực tiếp đến mọi vùng thành thị, nông thôn, mọi lĩnh vực trong đời sống và hoạt động của con người

Trang 11

Kinh tế thị trường với mục tiêu tối thượng của nó là hiệu quả kinh

tế đã tác động trực tiếp đến phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo

Trong kinh tế thị trường, những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, người sản xuất càng hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích cho bản thân, cho cộng đồng càng nhiều thì càng có điều kiện thuận lợi để phát triển càng được xã hội tôn trọng, đánh giá cao và tôn vinh.Những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, người sản xuất, hoạt động không có hiệu quả, lãnh phí nhân lực, của cải tiền bạc của nhân dân thì sẽ phá sản, bị xã hội coi

có những người có năng lực vận dụng nó- những người có tri thức, có kinh nghiệm, vốn xã hội, và năng lực thực tế.Đó là một cuộc cạnh tranh quyết liệt.Những ai không có năng lực vận dụng cơ hội đó sẽ bị rơi vào những kẻ yếu thế.Trong nền kinh tế thị trường ai cạnh tranh giành thắng lợi sẽ tồn tại và phát triển.Ngược lại họ sẽ bị loại khỏi cuộc chơi nếu thất bại.Cạnh tranh là một tác nhân dẫn tới phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo

Kinh tế thị trường dẫn tới phân hóa xã hội, phân hóa mức sống, phân hóa giàu nghèo

Do yêu cầu của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp, người sản xuất luôn phải mở rộng sản xuất, các tập đoàn phải tích tụ sản xuất, dần dần hình các liên doanh, liên kết, các chủ kinh tế và để tồn tại, phát triển các

cơ sở sản xuất phải cạnh tranh lẫn nhau.Xã hội có sự điều chỉnh dân cư,

cơ cấu xã hội.Những nhóm xã hội người sản xuất có lợi thế về kinh tế, về

Trang 12

tiềm năng sẽ tồn tạo và phát triển và những nhóm yếu thế sẽ bị chèn ép,

bị phá sản.Điều đó dẫn tới việc phân hóa giai cấp, phân hóa các cố kết xã hội, phân hóa mức sống và phân hóa lao động

Kinh tế thị trường với việc mua bán, trao đổi sức lao động, hàng hóa, tác động mạnh vào các quan hệ xã hội

Trong kinh tế thị trường, ai có nhiều tiền của, giàu sang, phú quý, thì sẽ

có cơ hội phát triển hơn, thỏa mãn được như cầu cuộc sống của

mình.Người có nhiều tiền thì sẽ được xã hội đáng giá cao và thừa

nhận.Ngược lại ai không có tiền, cuộc sống nghèo khổ, thì khó có cơ hội phát triển, khó có cơ hội vươn lên ngang bằng về địa vị xã hôi so với người giàu.Người giàu có cơ hội càng giàu lên, người nghèo có nguy cơ càng nghèo đi và như vậy khoảng cách giàu nghèo càng dãn ra

b.Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trước hết diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, đấu tranh kinh tế

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trước hết tác động đến kinh tế.Quá trình này ngày càng phát triển, đặc biệt kể từ khi nước ta gia nhập WTO đến nay.Qúa trình này tác động và thu hút ngày càng mạnh đến mọingười, mọi nhà, mọi linh vực kinh tế, mọi lĩnh vực sản xuất.Và đương nhiên những cá nhân tổ chức xã hội nào năng động có nhiều lợi thế sẽ có nhiều cơ hội vươn lên làm giàu và chiếm lĩnh những vị trí cao trong sản xuất kinh doanh cũng như trong đời sống xã hội chính trị Những cá nhân tổ chức nào kém năng động, thụ động, ỷ lại hoặc trình độ tay nghề, năng lực kinh doanh hạn chế đương nhiên sẽ rớ vào tầng lớp xã hội yếu thế

Hội nhập kinh tế dẫn đến đua tranh xã hội làm thay đổi, phân hóa sâu sắc hệ thống giá trị

Qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội giao lưu, giao tiếp của các nền văn hóa và điều đó tất yếu dẫn đến sự thay đổi các giá trị, chuẩn mực xã hội truyền thống.Qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng làm thay đổi lối sống, phong tục, tạp quán, thói quen lạc hậu của các nhóm dân cư, làm thúc đẩy sự phân hóa xã hội.Những nhóm dân cư có điều kiện hưởng lợi sớm hơn, nhiều hơn từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng sẽ có thay đổi, phá bỏ những tập tục thói quen lạc hậu, trói buộc

Trang 13

thay vào đó là lối sống văn minh, hiện đại Những cộng đồng dân cư do

có ít điều kiện tiếp cận với tiến bộ khoa học hiện đại, với văn minh nhân loại sẽ khó xóa bỏ các phong tục, tập quán, thói quen lạc hậu, do đó khó

có cơ hội điều kiện vươn lên ngang bằng với các nhóm xã hội khác có trình độ văn minh cao hơn

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình đua tranh trí thức, trítuệ giữa các dân tộc, quốc gia, giữa các cá nhân, nhóm xã hội tất yếu sẽ tác động đến đất nước và đô thị sẽ không nằm ngoài tác động đấy

Trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, trong nền kinh

tế tri thức, ai có tri thức cao hơn, nắm giữ nhiều tri thức hơn, người đó sẽ

có cơ hôi phát triển, có khả năng sáng tạo và do đó sẽ dược đánh giá cao được tôn trọng.Ngược lại, những người không nắm bắt được tri thức, không sử dụng, không phát huy được tri thức trong sản xuất, đua tranh kinh tế thì học sẽ bị thua thiệt, bị loại khỏi cuộc chơi

4.2.Các hệ thống chính sách, thể chế pháp luật còn lỏng lẻo

Chế độ chính trị, hệ thống chính sách, thể chế pháp luật là những yếu tố hết sức quan trọng tác động vào nền kinh tế xã hội nói chung và vào xã hội đô thị nói riêng.Những yếu tố này là những đảm bảo quan trọng để quá trình hội nhập, phát triển kinh tế thị trường.Quá trình phân tầng, phân hóa xã hội sẽ luôn được diễn ra trong một khuôn khổ có thể chấp nhận được.Tuy nhiên, môi trường pháp lý ở Việt Nam rõ ràng là chưa hoàn thiện, chưa ổn định và có nhiều khiếm khuyết.Nhiều đạo luật còn thiếu đang chờ bổ sung.Những cái đã có cũng cần được sửa đổi, hoànthiện thường xuyên.Tính khả thi của nhiều đạo luật và văn bản dưới luật còn yếu.Điều này tạo ra nhiều khe hở cho các hành động thao túng pháp luật, làm giàu bất chính.Đây là một trong những tác nhân tiêu cực, làm gia tăng phân tầng xã hội một cách không bình thường

4.3.Nguyên nhân về vùng môi trường tự nhiên, cơ sở hạ tầng.

a.Yếu tố nông thôn-thành thị

Yếu tố nông thôn-thành thị cũng là nguyên nhân tác động đến phântầng xã hội, phân hóa giàu nghèo.Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2006 thu nhập bình quân đầu người/tháng ở khu vực đô thị cao gấp 2,09 lần so với nông thôn.Ở thành thị năm 2006 chỉ còn 7,7% là hộ

nghèo, trong khi đó ở nông thôn là 17%.Phân hóa giàu nghèo ở nước ta

Ngày đăng: 07/08/2016, 09:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w