LỜI CẢM ƠNTrong quá trình thực hiện đề tài: “Công tác xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình tại trường Trung học cơ sở Xuân Ninh – Xuân Trường – Nam Định”, Tôi đã nhận được
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết: khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Công tác xã hội với trẻ
em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình tại trường Trung học cơ sở Xuân Ninh – Xuân Trường – Nam Định” là công trình nghiên cứu của riêng cá
nhân tôi, không sao chép của bất cứ ai Các số liệu, kết quả nghiên cứu trongkhóa luận là trung thực vẫn chưa được công bố trong các công trình khác.Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình!
Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2017
Người cam đoan Sinh viên
Đỗ Văn Đạt
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Công tác xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình tại trường Trung học cơ sở Xuân Ninh – Xuân Trường – Nam Định”, Tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện
của tập thể lãnh đạo, các giảng viên, cán bộ thuộc khoa Công tác xã hội, cáccán bộ thuộc các phòng, ban chức năng của trường Đại học Lao Động XãHội Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ: Tiêu Thị Mịnh Hường –người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo, giúp đỡ hết sức nhiệt tình chotôi hoàn thành khóa luận này
Tôi chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường , các cô giáo đang côngtác tại trường và đặc biệt 80 em nhỏ hai khối lớp 6 và lớp 9 tại Trung học cơ
sở Xuân Ninh đã cho tôi rất nhiều thông tin hữu ích phục vụ cho việc làmkhóa luận của mình Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, gia đình đã độngviên khích lệ tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoànthành khóa luận tốt nghiệp này
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả khóa luận Sinh vên
Đỗ Văn Đạt
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC HÌNH VẼ - BẢNG – BIỂU ĐỒ
Trang 5A PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Bạo lực gia đình đang là vấn nạn của xã hội, gây nhức nhối cho nhân loại,
để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người nhất là đối với phụ nữ và trẻ
em Đây cũng có thể coi là một hiện tượng xã hội tồn tại dai dẳng từ xưa đếnnay ở mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi vùng miền Bạo lực gia đình là các hành
vi mang tính chất bạo lực các thành viên trong gia đình để giải quyết các mâuthuẫn, xung đột hành vi này nó đã vô tình gây tổn thương về mặt thể chất, tâm
lý cho người chịu bạo lực Một số người do hiểu biết còn hạn chế họ cho rằngmình làm như thế là đúng nhằm mục đích là giáo dục con cái và các thànhviên khác phải nghe theo và khiếp mình, thậm chí là đôi khi một số trẻ donhận thức cũng chưa đầy đủ nên chúng cho rằng chỉ một cái bạt tai, một trậnđòn,… của bố mẹ là bình thường cố nén nhịn nhưng điều đó đã vô tình đẩychúng vào khủng hoảng tâm lý lúc nào cũng khiếp sợ, Sự ảnh hưởng từ bạolực gia đình đối với trẻ em là rất nghiêm trọng
Đối với trẻ em thì gia đình luôn là tổ ấm bình yên, nơi nương tựa vữngchắc nhất trong những năm tháng đầu đời Được sống cùng cha mẹ và nhữngngười ruột thịt, được hưởng mọi tình yêu thương cũng như sự chăm sóc về vậtchất và tinh thần là quyền chính đáng của mọi trẻ Khi lớn lên những đứa trẻđược chăm sóc cẩn thận thường có đủ hiểu biết và sức khỏe, một cuộc sốnghữu ích cho gia đình và xã hội Nhưng trên thực tế đã có rất nhiều trẻ khôngđược cuộc sống như vậy bởi các em chính là nạn nhân của bạo lực gia đìnhhoặc trực tiếp bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình Trong các gia đình có bạolực, trẻ em phải chứng kiến ba phần tư số bạo lực gia đình Chứng kiến bạolực gia đình đối với trẻ em là một trong những hình thức xâm hại tình cảm.Khi phải chứng kiến bạo lực, trẻ em phải chịu những hậu quả nặng nề về mặttâm lý và tình cảm, sự hình thành nhân cách Do vậy trong quá trình can thiệpvới các gia đình có bạo lực thì trẻ em là một trong số những nhóm đối tượng
Trang 6được ưu tiên cùng với phụ nữ và người cao tuổi.Trẻ em là niềm hạnh phúccủa gia đình, là tương lai của dân tộc Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em làtrách nhiệm của mọi gia đình, của Nhà nước và của toàn xã hội Khẩu hiệu
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” đã và đang trở thành phương châm hànhđộng của nhiều quốc gia trên thế giới và của Việt Nam.Chính vì thế, trẻ em làmột đối tượng đặc biệt cần được quan tâm của Nhân viên công tác xã hội.Trẻ
em cần được tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu vật chất cơ bản của cuộc sống,cũng như những nhu cầu về đời sống tinh thần
Công tác xã hội là một nghề đang phát triển tại Việt Nam, đó là mộtchuyên ngành để giúp đỡ cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng caonăng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường các chức năng xã hội, đồng thời thúcđẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp các cánhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội gópphần đảm bảo an sinh hội,…
Xuất phát từ những lý do trên, gắn liền với thực tiễn quan sát cá nhân
em đã chọn đề tài: “Công tác xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình tại trường trung học cơ sở Xuân Ninh – Xuân Trường – Nam Định”
làm khóa luận tốt nghiệp của mình Khóa luận đi nghiên cứu lý luận và đánhgiá thực trạng công tác xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình ,trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xãhội đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu về những ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến trẻ em đã córất nhiều các công trình nghiên cứu cụ thể:
- UN 1993 Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em Nghị quyết của Đạihội đồng Liên hợp quốc, tài liệu A/RES/48/104 New York, NY
Trang 7- Hay UN 1995 Tuyên bố Bắc Kinh và chương trình hành động Tài liệu trìnhbày tại Hội nghị quốc tế về phụ nữ, trẻ em lần thứ tư: Hành động vì bìnhđẳng, hòa bình và phát triển.
- Thống kê tiến hành với trợ giúp kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),
sự hỗ trợ về kinh phí của Quỹ phát triển Mục tiêu thiên niên kỷ do Chính phủTây Ban Nha tài trợ (MDG-F) cùng với văn phòng của Cơ quan phát triển vàhợp tác quốc tế Tây Ban Nha (AECID) tại Việt Nam năm 2009-2010 Đây làmột cuộc nghiên cứu lần đầu tiên được tiến hành trên phạm vi cả nước nhằmthu thập những thông tin chi tiết về mức độ phổ biến và các loại hình bạo lựcđối với phụ nữ và trẻ em, các hậu quả về mặt sức khỏe của bạo lực gia đình,các yếu tố rủi ro, phòng ngừa bạo lực, cách xử trí của phụ nữ khi gặp phải bạolực gia đình cũng như các dịch vụ trợ giúp mà họ đã sử dụng Kết quả củanghiên cứu này tạo điều kiện cho các cơ quan Chính phủ và các tổ chức xãhội dân sự nâng cao nhận thức và xây dựng những chính sách và chương trìnhnhằm ngăn ngừa và giải quyết vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ
em một cách hiệu quả hơn
2.2. Nghiên cứu trong nước
- Đã có một số người nghiên cứu về đề tài này, cụ thể tác giả Nguyễn Thị Biên
đã trình bày một cách tổng quát nhất về công tác xã hội với trẻ em bị bạo lựcgia đình, đã nói lên nguyên nhân, thực trạng, hậu quả và vai trò của công tác
xã hội trong làm việc với trẻ bị bạo lực gia đình
- Bộ tài liệu tham khảo về công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đìnhcủa Trường Đại học Lao động – Xã hội đã cung cấp kiến thức về các cáchthức tiếp cận, làm việc và trợ giúp đối với người bị bạo lực gia đình mà trong
đó có trẻ em
- Giáo trình công tác xã hội với trẻ em và gia đình của Thạc sĩ Nguyễn NgọcLâm trường Đại học bán công Thành phố Hồ Chí Minh, khoa xã hội học biêntập đã cung cấp các khái niệm và sự hình thành công tác xã hội với trẻ em vàgia đình, bối cảnh công tác xã hội với trẻ em, tiến trình phát triển của trẻ, tiến
Trang 8trình làm việc của công tác xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực giađình,…
- Bài đăng trên tạp chí tâm lý học của tác giả Lê Thị Qúy số 3 – 6 – 2000 nộidung của bài viết đã đề cập đến trẻ em chính là nạn nhân của nạn bạo lực giađình, và nói lên ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới việc hình thành nhân cách,tâm sinh lý của trẻ em,…
- Trong những năm 90 của thế kỷ 20, các nghiên cứu chuyên sâu về bạo lực giađình đã được quan tâm và triển khai thực hiện Vũ Mạnh Lợi, Nguyễn HữuMinh, Hoàng Bá Thịnh, Trần Thị Vân Anh, Vũ Tuấn Huy, Lê Ngọc Văn,… lànhững nhà khoa học đã có rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về vấn đềnày
- Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam đưa ra các con số đáng longại: tỷ lệ nạn nhân là phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình dướinhiều hình thức khác nhau Những thiệt hại về thể chất và tinh thần do bạo lựcgia đình gây ra đối với nạn nhân là vô cùng nghiêm trọng
- Trong các nghiên cứu: “Các giải pháp hạn chế bạo lực gia đình đối với phụ nữ
và trẻ em” – Bùi Thị Xuân Mai (2009) cùng các cộng sự đã nghiên cứu, đềxuất các giải pháp để hạn chế bạo lực gia đình với phụ nữ và trẻ em hiện naytại Việt Nam
- Một số luận văn thạc sĩ luật học tại trường Đại học Luật Hà Nội như luậtphòng chống bạo lực gia đình – Nguyễn Thị Huệ (Hà Nội, 2010), khóa luậntốt nghiệp: “tìm hiểu hành vi bạo lực gia đình – nguyên nhân, giải pháp hạnchế” của tác giả Nguyễn Thị Bình (Hà Nội năm 2010),…
- Như vậy các nghiên cứu đi trước đã cung cấp một cái nhìn hết sức đa dạng,sâu sắc về vấn đề bạo lực gia đình đối với nạn nhân là phụ nữ và trẻ em, nhiềunghiên cứu đã đi tìm hiểu sâu, phân tích các hình thức bạo lực, thực trạngnguyên nhân, và hậu quả của bạo lực gia đình Bạo lực gia đình vẫn chưađược nhận thức đúng mức vì nhiều người dân cho rằng đó là vấn đề riêng củamỗi gia đình của từng cá nhân, người ngoài không có tư cách can thiệp chínhđiều đó vô tình đã ảnh hưởng rất nhiều tới viêc hình thành và phát triển nhâncách tâm sinh lý của trẻ và gây nên những thương tích nặng nề cho đời sốngcủa người phụ nữ
Trang 9- Hiện nay, ngành công tác xã hội đang tiếp tục đẩy mạnh các công tác tuyêntruyền phổ biến pháp luật và xây dựng các mô hình hoạt động phòng chốngbạo lực gia đình có hiệu quả tại các địa phương Qua đó nâng cao nhận thứccủa người dân về phạm vi của vấn đề, từ đó xã hội có các hành động cấp bách
để ngăn ngừa và đối phó với các vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ
em Trong bối cảnh chung đó nhằm kế thừa những công trình nghiên cứukhoa học về sự ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới trẻ em, tôi đã lựa chọn vấn
đề: “Công tác xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình tại trường Trung học cơ sở Xuân Ninh – Xuân Trường – Nam Định” làm đề tài để làm
khóa luận của mình
3. Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận, thực tiễn công tác
xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình tại trường THCS XuânNinh – Xuân Trường – Nam Định Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả của hoạt động công tác xã hội đối với trẻ em bị ảnh hưởngbởi bạo lực gia đình
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến Công tác xã hội với trẻ em bị ảnhhưởng bởi bạo lực gia đình: bạo lực gia đình,công tác xã hội,trẻ em, công tác
xã hội đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình, nhu cầu của trẻ em bịảnh hưởng bởi bạo lực gia đình,…
Đánh giá về thực trạng công tác xã hội đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởibạo lực gia đình tại trường THCS Xuân Ninh – Xuân Trường – Nam Định vàmột số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội với trẻ em bị ảnhhưởng bởi bạo lực gia đình
Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Côngtác xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình
5. Khách thể nghiên cứu
Trang 10Vì thời gian nghiên cứu làm khóa luận có hạn nên cá nhân em chỉ đi tậptrung nghiên cứu:
- 80 học sinh tại trường THCS: thuộc các khối lớp 6 (số lượng: 40 học sinh),khối lớp 9 (số lượng: 40 học sinh)
- 10 cán bộ giáo viên (05 giáo viên chủ nhiệm khối 6 và khối 9)
- 05 cán bộ quản lý ngành lao động Thương binh xã hội (cán bộ ngành lao độngThương binh xã hội, cán bộ quản lý giáo dục gồm hiệu trưởng, hiệu phó,…)
- 10 cha/mẹ học sinh
6. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu công tác xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực giađình
7.2. Không gian nghiên cứu:
Tại trường trung học cơ sở Xuân Ninh, xã Xuân Ninh, huyện XuânTrường, tỉnh Nam Định
7.3. Thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: nghiên cứu hệ thống những lýthuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, hệ thống các yếu tố có liên quan nhưcông tác truyền thông, các hoạt động hỗ trợ của công tác xã hội với trẻ em bị
Trang 11ảnh hưởng bới bạo lực gia đình như tham vấn, tư vấn,…, các hệ thống chínhsách trợ giúp xã hội đối với trẻ em bị bạo lực gia đình,…
8.2. Phương pháp nghiên cứu
8.2.1. Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu:
Là phương pháp thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu và cáctài liệu có sẵn của các tác giả trong và ngoài nước Số liệu trong các báo cáocủa trường THCS Xuân Ninh – Xuân Trường – Nam Định, các luật pháp, quyđịnh của Nhà nước trong lĩnh vực liên quan đến đề tài, sách, báo, tạp chí,thông tin từ google, …
8.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Tiến hành làm bảng hỏi điều tra với 80 em học sinh tại trường THCSXuân Ninh Với phương pháp này nhằm mục đích là tìm hiểu và thu thập một
số thông tin chung về thực trạng của những trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lựcgia đình, thực trạng các hoạt động can thiệp, hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sứckhỏe, truyền thông, kết nối để đảm bảo tinh thần và đời sống vật chất tốt nhấtvới những trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình
8.2.3. Phương pháp quan sát:
Quan sát là phương pháp thông qua các hoạt động nghe, nhìn để thu thậpcác thông tin từ thực tế nhằm đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.Quan sát về môi trường sống, sinh hoạt hằng ngày của gia đình, cá nhânnhững trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình; nghe đánh giá từ nhữngngười hàng xóm, người thân trong gia đình trẻ;
Quan sát về quá trình thay đổi về tâm sinh lý, thể chất, cách ứng xử củatrẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình đối với những người xung quanh;Quan sát những hoạt động công tác xã hội đối với trẻ em bị ảnh hưởngbởi bạo lực gia đình
Trang 128.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại giữa nhà nghiên cứu và ngườicung cấp thông tin nhằm tìm hiểu thực trạng, những mong muốn, tâm sự,nguyện vọng, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thôngqua ngôn ngữ, thái độ của người được phỏng vấn
Phỏng vấn sâu lãnh đạo, các chuyên gia CTXH, giáo viên và thân nhâncủa trẻ bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình Phương pháp phỏng vấn sâu nhằmtìm hiểu thêm về các quy địn, chính sách, pháp luật của Nhà nước, và tại địaphương, trường học hỗ trợ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình cácbiện pháp tốt, phù hợp nhất về mặt tâm sinh lý và đời sống vật chất cho trẻ bịảnh hưởng bởi bạo lực gia đình
8.2.5. Phương pháp thống kê toán học
Dùng phương pháp thống kê toán học để phân tích các số liệu điều tra
Cụ thể sẽ dùng phần mềm SPSS hoặc Excel để xử lý số liệu
9. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục,nội dung khóa luận tốt nghiệp gồm 03 chương sau:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận của Công tác xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng
bởi bạo lực gia đình
CHƯƠNG 2: Thực trạng Công tác xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng bởi
bạo lực gia đình tại trường Trung học cơ sở Xuân Ninh – Xuân Trường – NamĐịnh
CHƯƠNG 3: Kết luận, kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
Công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình
B PHẦN NỘI DUNG CỤ THỂ
Trang 13Chương 1: Cơ sở lý luận của Công tác xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng bởi
bạo lực gia đình 1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm Công tác xã hội
Có rất nhiều khái niệm về công tác xã hội được đưa ra ở các góc độ khácnhau Có quan điểm cho rằng công tác xã hội là một dạng trợ giúp giống nhưviệc đưa bàn tay giúp đỡ cho những người nghèo khó, cá nhân, gia đình cókhó khăn về kinh tế, về tình cảm về quan hệ xã hội trong các cơ sở xã hội, y tếhay giáo dục, công tác xã hội giúp cộng đồng tiếp cận với các dịch vụ để đảmbảo nhu cầu và an sinh xã hội (A Skidmore, 1977)
Từ điển Bách khoa ngành công tác xã hội (1995) có ghi: “Công tác xãhội là một khoa học ứng dụng nằm tăng cường hiệu quả hoạt động của conngười, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dântrong xã hội”
Tại đại hội Liên đoàn công tác xã hội chuyên nghiệp quốc tế ở Canadanăm 2004, công tác xã hội được khẳng định là một hoạt động chuyên nghiệpnhằm tạo ra sự thay đổi, phát triển của xã hội bằng sự tham gia vào quá trìnhgiải quyết các vấn đề xã hội (vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ xã hội), vàoquá trình tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của cá nhân gia đình
và cộng đồng, công tác xã hội giúp cho con người phát triển hài hòa đem lạicuộc sống tốt đẹp cho người dân
Tác giả Nguyễn Thị Oanh cho rằng công tác xã hội là một hoạt độngthực tiễn, mang tính tổng hợp được thực hiện và chi phối bởi các nguyên tắc,phương pháp hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn đề Công tác
xã hội theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội.Theo quan điểm của bà, công tác xã hội là một hoạt động thực tiễn bởi nhânviên xã hội trực tiếp làm việc với các đối tượng, với nhóm người cụ thể Tuynhiên bà cho rằng, công tác xã hội không phải là hướng tới giải quyết mọi vấn
Trang 14đề xã hội mà chỉ hướng vào giải quyết mọi vấn đề thiết yếu trong cuộc sốnghàng ngày của con người.
Những phân tích trên cho thấy, mặc dù có những tiếp cận khác nhau vềcông tác xã hội, xong vẫn tồn tại một số điểm chung sau đây:
- Công tác xã hội là một khoa học, một hoạt động chuyên môn bao gồm hệthống kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và những quy định chuẩn mực đạo đứcnghề nghiệp khi thực hành loại nghề này
- Đối tượng tác động của công tác xã hội là cá nhân, gia đình, nhóm và cộngđồng, đặc biệt là nhóm người yếu thế trong xã hội như trẻ em, phụ nữ, giađình nghèo, người già, người khuyết tật,…
- Hướng trọng tâm của công tác xã hội là tác động tới con người như một tổngthể; tác động đến con người trong môi trường xã hội của họ Công tác xã hộitác động tới mối quan hệ qua lại giữa nhóm đối tượng và môi trường xã hội.Công tác xã hội trợ giúp con người không chỉ can thiệp vấn đề của cá nhân,gia đình mà còn can thiệp vấn đề của cộng đồng
- Mục đích chủa công tác xã hội là hướng đến giúp đỡ cá nhân, gia đình vàcộng đồng phục hồi hay nâng cao năng lực để tăng cường chức năng xã hộitạo ra những thay đổi về vị thế, vai trò của cá nhân, gia đình, nhóm, cộngđồng từ đó giúp họ hòa nhập xã hội Mặt khác công tác xã hội còn thúc đẩycác điều kiện xã hội để cá nhân, gia đình tiếp cận được với các chính sách,nguồn lực xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản
- Vấn đề mà cá nhân, gia đình hay cộng đồng gặp phải và cần tới sự can thiệpcủa công tác xã hội là những vấn đề có thể xuất phát từ những yếu tố chủquan cá nhân cũng như sự hạn chế về thể chất, khiếm khuyết về sức khỏe, tâmthần, thiếu việc làm, không đảm bảo chuyên môn, nghèo đói, quan hệ xã hộisuy giảm Vấn đề của họ cũng nảy sinh từ phía khách quan đó là cộng đồng,môi trường xung quanh bởi môi trường đó không cung cấp, không tạo điềukiện cơ hội để cá nhân gia đình hay cộng đồng được tiếp cận nguồn lực nhằmgiải quyết vấn đề nảy sinh trong cuộc sống
Trang 15Từ những phân tích trên ta có thể đi đến khái niệm về công tác xã hội
như sau: “Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp, nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội”
Việt Nam là một trong những nước đầu tiên tham gia ký CRC (ngày 1990) Quyền trẻ em được quy định trong hiến pháp năm 1946( trực tiếp làcác điều 14, 15 và được hàm chứa trong một số điều khác), và trong tất cả cáchiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992, gồm cả lần sửa đổi, bổ sung vàonăm 2001 và Hiến pháp năm 2013 Quyền trẻ em được thể chế hóa trongnhiều bộ luật và luật, mà tập trung là Luật bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ emnăm 2004
28-2-Tâm lý học định nghĩa rằng: “Trẻ em là giai đoạn đầu của sự phát triểnnghiên cứu con người
Còn theo luật bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em 1991: “trẻ em là côngdân Việt Nam dưới 16 tuổi”
Trang 16Khái niệm của Luật bảo vệ chăm sóc sức khỏe trẻ em phù hợp với bốicảnh cung của Việt Nam và điều luật có liên quan trong quá trình can thiệpvới trẻ Chính vì thế khóa luận này xin chọn khái niệm chung nhất về trẻ em:
“Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.
Đặc điểm tâm sinh lý ở trẻ em: mặc dù mỗi trẻ đều có nhu cầu khác nhau
ở mỗi giai đoạn khác nhau, song trẻ vẫn là con người và có những nhu cầuchung cho dù trẻ ở lứa tuổi nào, trẻ vẫn học phát triển bằng cách: cảm thấyđược yêu thương, có giá trị và được mong muốn, thông qua các trò chơi vàkhám phá, phạm lỗi, thực hành nhiều lần, đặt câu hỏi, nhìn gương sống, thôngqua kinh nghiệm Vì thế mọi trẻ em đều cần:
+) Môi trường an toàn và chắc chắn để phát triển
+) Thực phẩm, quần áo, nhà ở, giáo dục và sự an toàn
+) Tối thiểu có một người cố định trong cuộc đời để đáp ứng nhu cầu cảm xúc(nuôi dưỡng/ tình yêu/ âu yếm)
+) Nhiều cơ hội để khám phá môi trường cũng như các kỹ năng và cảm xúcmới một cách an toàn
+) Rất nhiều kiên nhẫn và hiểu biết từ những người lớn trong thế giới
+) Được bạn bè cùng trang lứa chấp nhận
+) Cảm thấy được nhìn nhận và đánh giá cao bản thân
+) Biết có vai trò trong gia đình, cộng đồng và nhóm bạn
+) Được phép và được động viên để tham gia
+) Được nói và được lắng nghe
1.1.3 Khái niệm bạo lực gia đình
Theo Duffy và Monirov (1997) : “Bạo lực gia đình là hành vi và sự đedọa của các thành viên trong gia đình đối với các thành viên khác, kết quả là
Trang 17làm cho những người bị bạo lực và các thành viên trong gia đình đau đớn vềthể xác, tinh thần hoặc tình dục Bản chất của sự bạo hành là lạm dụng quyềnlực để khống chế và khuất phục kiểm soát các thành viên trong gia đình”.Theo định nghĩa trên thì bạo lực gia đình trong gia đình được hiểu không chỉ
là hình thức bạo lực giữa vợ và chồng mà còn là bạo lực giữa các thành viêntrong gia đình đối với con cái, người cao tuổi và giữa anh chị em trong giađình Bạo lực ở đây không chỉ là những hành vi đánh đập, hành hạ thân xác
mà còn bao gồm cả những hành vi ảnh hưởng đến đến tinh thần, tình cảm vàtình dục của nạn nhân
Bạo lực gia đình là việc các thành viên trong gia đình vận dụng sứcmạnh hoặc đe dọa bạo lực để xử lý các xung đột trong gia đình hoặc cưỡngbức người khác làm theo ý của mình Bạo lực diễn ra giữa những người thântrong gia đình và trong nhóm họ hàng Họ có thể sống chung hoặc sống khácmái nhà (Lê Thị Qúy )
Bạo lực được hiểu là “dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp hoặc lậtđổ” Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị,nhưng trên thực tế, bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong cácquan hệ xã hội nói chung Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phứctạp nên hành vi bạo lực cũng được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy vàogóc đọ nhìn nhận : bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy được, bạolực phụ nữ, trẻ em ,…
Như vậy chúng ta có thể hiểu bạo lực gia đình là: “Hành vi cố ý của thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất ,tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình”.
Các hành vi bạo lực gia đình: theo điều 2 của Luật phòng, chống bạo lựcgia đình thì các hành vi sau được coi là hành vi bạo lực gia đình:
+) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc có hành vi cố ý khác gây xâm hạiđến sức khỏe tính mạng;
Trang 18+) Cô lập hoặc xua đuổi, gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quảnghiêm trọng
+) Lăng mạ hoặc có các hành vi cố ý xúc phạm danh dự nhân phẩm;+) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông,
bà và cháu; giữa cha mẹ và con; giữa vợ, chồng; giữa anh chị, em với nhau;
+) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chínhquá khả năng của họ, kiểm soát thu nhập thành viên gia đình nhằm tạo ra tìnhtrạng phụ thuộc về tài chính;
+) Có các hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở;+) Hành vi bạo lực gia đình tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đốivới thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn nam hoặc nữ không đăng kýkết hôn mà sống chung với nhau như vợ chồng
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình:
+) Do quan niệm phong kiến lạc hậu, tư tưởng trọng nam khinh nữ, cácchuẩn mực đạo đức, các giá trị truyền thống bị chi phối Các quan điểm như
“trai thì năm thê bảy thiếp, gái thì chín duyên một chồng” hay như đạo “tamtòng tứ đức” đã làm cho người phụ nữ trong xã hội thấp hơn so với nam giới,
đó là chưa kể các vị thế xã hội kinh tế, nghề nghiệp của người đàn ông luônnổi trội khiến tạo ra sự bất bình đẳng giới Đặc biệt là tính cách luôn muốn thểhiện nam tính, khả năng điều khiển, dạy vợ của người đàn ông, trong quanđiểm dạy vợ có sự bảo ban và bạo lực
+)Do các điều kiện về kinh tế khó khăn tạo ra các áp lực nặng lề cho cảhai người Các giá trị tốt đẹp của gia đình ít được quan tâm hơn tạo nên mâu
Trang 19thuẫn trong gia đình bởi gánh nặng kinh tế đều do trách nhiệm của người đànông đảm bảo.
+) Do ý thức cộng đồng còn quá coi nhẹ hành vi bạo hành gia đình.Không nhận thức đúng đắn tính nghiêm trọng của nó, ít can thiệp, không cólời khuyên, lời đánh giá đúng khi nạn nhân lâm vào tình cảnh của sự ngượcđãi, bạo hành Khi người phụ nữ bị bạo hành điều trước hết là cần nhận được
sự cảm thông chia sẻ, giúp đỡ, giải quyết đúng cách với quyền lợi của họ.Ngược lại phần lớn cộng đồng xung quanh đều ngần ngại nhìn nhận như làviệc của nội bộ của gia đình không nghiêm trọng nên đã không ngăn chặn,giải quyết triệt để
+) Do người phụ nữ cam chịu,văn hóa Việt Nam có quy định người phụ
nữ tốt là người biết nhẫn nhục chịu đựng, biết hi sinh bảo vệ uy tín cho chồngcho dù là chồng có làm sai hay cả khi gây bạo hành cho mình Khi xung độtcãi vã xảy ra người phụ nữ sẽ không bị chê bai là không biết giữ cho gia đìnhđược êm ấm dù lỗi không thuộc về ai
+) Do hệ thống các cơ quan nhà nước, các tổ chức cơ quan đoàn thể bảo
vệ quyền phụ nữ và giáo dục bình đẳng giới ở nước ta còn lỏng lẻo, thiếuđồng bộ, đặc biệt là khu vực nông thôn, nhận thức thức bình đẳng giới cònhạn chế tồn tại nhều thủ tục quan niệm bất lợi cho người phụ nữ
Hậu quả của bạo lực gia đình:
+) Hậu quả đối với nạn nhân: sức khỏe bị hủy hoại, thương tích đau đớn,
có thể bị khuyết tật suốt đời, thâm chí dẫn đến tử vong, tinh thần thì luôn bị
ám ảnh bởi bạo lực chán nản, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi mất tập trung, căngthẳng và tuyệt vọng
+) Hậu quả đối với người gây ra bạo lực gia đình: phá hỏng đi mối quan
hệ vợ chồng, cha mẹ - con cái, ông bà- cháu, cảm thấy cô đơn trong ngay
Trang 20chính ngôi nhà mình, phải đóng tiền nộp phạt hành chính khi gây ra bạo lực,
bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng với nạn nhân.+) Hậu quả đối với trẻ em: với trẻ em nhỏ dưới 5 tuổi thì khóc nhiều, suydinh dưỡng, chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ, e ngại khi tiếp xúc với người
lạ Với trẻ trong độ tuổi trước vị thành niên thì thiếu tập trung, vụng về, lóngngóng hay gây rối,…Với trẻ vị thành niên thì học kém, bỏ học, phạm tội,uống rượu bia,…
+) Hậu quả đối với gia đình: ly thân, ly hôn, tốn tiền chữa chị và phụchồi sức khỏe thể chất và tinh thần cho nạn nhân và người chứng kiến bạo lựcgia đình, giảm thời gian và năng suất lao động từ đó giảm thu nhập gia đình,không có khả năng làm tròn bổn phận với gia đình nội, ngoại
+) Hậu quả đối với xã hội: làm giảm sự đóng góp của nạn nhân và ngườigây ra bạo lực gia đình đối với xã hội tạo ra lực lượng lao động tương lai cósức khỏe thể chất và tinh thần yếu, thiếu sáng tạo Nếu không xử lý triệt để xãhội sẽ chấp nhận và dung túng cho bạo lực gia đình
1.1.4 Khái niệm trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình
“Là trẻ em bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các hành vi bạo lực thể chất, tinh thần, tình cảm, tình dục do một hoặc nhiều thành viên lớn tuổi trong gia đình thực hiện mà nạn nhân chính là trẻ em”.
Đặc điểm trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình:
+) Đặc điểm về thể chất: khi trẻ em là nạn nhân hoặc trực tiếp bị ảnhhưởng bởi bạo lực gia đình thì dẫn đến những tổn thương nặng nề về mặt thểchất do cơ thể trẻ còn nhỏ, sức chống đỡ và chịu đựng được với tác động vật
lý nặng dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng hơn người Khi bị tổnthương dễ bị bầm tím, bong gân, gãy chân, gãy tay,… hoặc trường hợp nặngtàn tật cho trẻ suốt đời Bạo lực gia đình để lại di chứng nặng nề
Trang 21+) Đặc điểm tâm lý: trẻ có tâm lý căng thẳng, lo lắng, sợ hãi khi chứngkiến bạo lực hoặc bị bạo lực Một số trẻ bị ảnh hưởng lâu ngày sẽ dẫn đến cónhững rối nhiễu tâm lý hoặc sang chấn tâm lý Khi chứng kiến bạo lực giađình sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
+) Các quan hệ xã hội: khi bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình thì các emluôn có tâm lý, mặc cảm tự ti, chính những đặc điểm này khiến trẻ ngại giaotiếp với mọi người kể cả ở nhà cũng như ở trường Từ đó trẻ thu mình lại,sống nội tâm, khép kín ít bạn bè hơn Đồng thời các em có xu hướng tìm đếnnhững bạn có hoàn cảnh để chơi và giao tiếp
Trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình cũng như đứa trẻ khác và nhucầu của những người bình thường khác Áp dụng bậc thang của Maslow ta cóthể thấy đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình bị tổn thương về cảthể chất lẫn tinh thần cũng như nhu cầu an toàn của trẻ và được tôn trọng làcác nhu cầu cấp thiết hơn cả Đó là những nhu cầu được khám chữa bệnh, antoàn về thể chất, được sống trong gia đình, được yêu thương, tôn trọng
Trang 22Nhu cầu vật chất : Thức ăn, nước uống, nơi ở, …Nhu cầu an toàn xã hội: Được khám chữa bệnh, An toàn thân thể, được sống trong gia đình,được yêu thương…
Nhu cầu được coi trọng : được tôn trọng, không phán xét đến tình trạng bệnh tật.
Từ những khái niệm về Công tác xã hội đã đề cập ở trên, xin đưa ra khái
niệm về Công tác xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình: đó là
các hoạt động/ phòng ngừa, giảm nhẹ, giải quyết vấn đề bạo lực gia đình và
ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới trẻ em thông qua việc nâng cao năng lực
phòng, chống bạo lực gia đình cho cá nhân trẻ được thực hiện bởi đội ngũ
nhân viên Công tác xã hội
Trang 23Công tác xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình đó là: “ Các hoạt động mà nhân viên xã hội sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn của nghề nhằm hỗ trợ cho các trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình để tăng cường khả năng đối phó với các vấn đề, nâng cao năng lực tự chủ và khả
năng tiếp cận với các dịch vụ, nguồn lực”
1.2.2 Mục đích Công tác xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình
- Tăng cường nhận thức về bản thân trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực giađình;
- Giúp các gia đình có bạo lực đưa ra các giải pháp giải quyết các vấn đềtâm lý đang tồn tại;
- Nâng cao sự tự tin trong việc tự giải quyết vấn đề của trẻ;
- Tăng cường khả năng ứng phó và giải quyết các vấn đề của trẻ bị ảnhhưởng bởi bạo lực gia đình tại thời điểm hiện tại và trong tương lai
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng và toàn xã hội về bạo lực gia đình
và những ảnh hưởng của nó tới trẻ em
Trang 241.2.3 Tiến trình Công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo
lực gia đình
Tiến trình công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia
đình là một quá trình bao gồm một chuỗi các hoạt động giữa nhân viên xã hội
với thân chủ (có thể là nạn nhân của bạo lực hoặc người gây ra bạo lực) và gia
đình, cộng đồng mà thân chủ là thành viên cùng nhau giải quyết vấn đề bạo
lực trong gia đình thân chủ Trong quá trình này, nhân viên xã hội dựa trên
các quan điểm giá trị, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của mình để khích lệ
sự tham gia tích cực của thân chủ vào việc giải quyết vấn đề bạo lực ở cấp độ
cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng Với sự hỗ trợ đó, thân chủ sẽ huy động
hết khả năng, sức lực của mình để tự giải quyết vấn đề bạo lực đang mắc phải
Tiến trình công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia
đình bao gồm các chuỗi hoạt động sau:
Hình 2: Tiến trình Công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi
bạo lực gia đình
Tiếp nhận thông tin, đánh giá vụ việc trẻ bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia
đình trong bước này cần tiến hành làm hai việc sau: tiếp nhận thông tin, tìm
hiểu vụ việc và đánh giá vụ việc để định hướng cách giải quyết Trách nhiệm
của nhân viên Công tác xã hội trong bước này là nắm bắt sự việc và thu thập
thông tin sự việc Nhân viên xã hội cần tiếp nhận, thu thập các thông tin về vụ
việc bạo lực gia đình như: loại bạo lực đó là loại bạo lực gì?, ai là nạn nhân?,
tình trạng sức khỏe của nạn nhân?, ai là người gây ra bạo lực?, có sử dụng
hung khí gì không?, và các thông tin liên quan đến vấn đề bạo lực: hoàn cảnh
Kết thúc
và đánh giá hiệu quả
Theo dõi giám sát
Triển khai kế hoạch
Lập kế hoạch can thiệp
nạn nhân
Trang 25gia đình có bạo lực?, thời điểm xảy ra bạo lực, nguyên nhân dẫn đến bạo lực,mức độ và tần xuất bạo lực, sự vào cuộc của chính quyền địa phương và cácđoàn thể trong cộng đồng Trong bước tiếp nhận thông tin, nhân viên xã hộiphải sử dụng rất nhiều kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng lắng nghe và kỹ năng đặtcâu hỏi là hai kỹ năng được vận dụng nhiều nhất trong bước này Nhân viêncông tác xã hội cần biết lắng nghe và đặt các câu hỏi sao cho thu thập đượcnhiều thông tin nhất đồng thời tạo cho thân chủ tin tưởng, cảm thấy được tôntrọng, yêu thương, cảm thấy được thấu cảm, có như vậy quá trình làm việcgiữa nhân viên xã hội và thân chủ mới thành công Ngay sau khi tiếp nhậnthông tin vụ việc bạo lực gia đình, nhân viên xã hội cần tiến hành đánh giátính chất, mức độ nghiêm trọng, nguy cơ và những rủi ro có thể xảy đến vớinạn nhân và các đối tượng yếu thế trong gia đình có bạo lực mà cụ thể ở đây
là trẻ em với chính người gây ra bạo lực Việc đánh giá có thể thông qua vấnđàm, trực tiếp quan sát, phỏng vấn nạn nhân hoặc dùng bảng trắc nghiệm.Tiếp theo là ngăn chặn hành vi bạo lực, bảo vệ nạn nhân: khi bạo lực giađình xảy ra các đối tượng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng là nạn nhân trong giađình có bạo lực Nhiệm vụ của nhân viên xã hội là phải đảm bảo an toàn chonạn nhân và các đối tượng có nguy cơ cao bởi khi xảy đến bạo lực gia đìnhngười có hành vi bạo lực thường không kiểm soát được hành vi của mình, cóthể gây ra những hành vi nguy hiểm đến tính mạng của trẻ hoặc những thànhviên khác trong gia đìnhnhư giết hại hoặc làm tổn thương nặng đến họ Trên
cơ sở đánh giá bước đầu về mức độ nghiêm trọng, nguy cơ và những ruit ro
có thể xảy đến với trẻ nhân viên xã hội cùng phối hợp với các cơ quan chứcnăng tiến hành các hoạt động hỗ trợ tiếp theo như ngăn chặn hành vi bạo lực,bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân ứng phó với bạo lực gia đình
Lập kế hoạch can thiệp vụ việc bạo lực gia đình là việc xây dựng các hoạtđộng dự kiến để giúp thân chủ giải quyết vụ việc bạo lực gia đình dựa trênnhu cầu và nguồn lực thực tiễn hiện có của thân chủ Trên cơ sở đánh giáthông tin và xác định chi tiết vấn đề bạo lực: nguyên nhân, các nguồn lực hỗ
Trang 26trợ trong giai đoạn trước , nhân viên xã hội cùng thân chủ và người nhà thânchủ lập kế hoạch can thiệp Sau khi đánh giá nhu cầu của thân chủ, nhân viên
xã hội cần thực hiện việc thu thập các thông tin liên quan đến thân chủ để làm
cơ sở chuẩn đoán vấn đề của thân chủ, xác định các mục tiêu và các hoạt động
hỗ trợ trẻ sao cho phù hợp nhất
Triển khai kế hoạch là quá trình mà nhân viên xã hội cùng với thân chủ,gia đình thân chủ và các cơ quan chức năng, các tổ chức, đoàn thể có tráchnhiệm thực thi các hoạt động cụ thể đã được xác định theo trình tự trong bảng
kế hoạch để đi đến mục tiêu đề ra Các hoạt động triển khai trong kế hoạchbao gồm các hoạt động trực tiếp tới nạn nhân (cá nhân, gia đình), các hoạtđộng trực tiếp tới người có hành vi bạo lực, các hoạt động tác động gián tiếptới các tổ chức khác với danh nghĩa đại diện cho nạn nhân
Theo dõi, giám sát việc thực hiện: tiến trình làm việc với nạn nhân diễn rakhá dài và cần phải có sợ nỗ lực của nhân viên xã hội, nạn nhân, cơ quan tổchức, gia đình nạn nhân và nạn nhân Sau khi đã kết thúc quá trình trợ giúpcho trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình thì không có nghĩa là chấm dứtquá trình làm việc với họ mà nhân viên xã hội tiếp tục hỗ trợ tâm lý, phục hồi,
hỗ trợ kỹ năng ứng phó với bạo lực gia đình, giúp nạn nhân làm đơn gửi công
an, chủ tịch UBND xã, tòa án
Đánh giá hiệu quả và kết thúc đó là sử dụng các phương pháp để đo lườngquá trình thay đổi của nạn nhân bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình Khi tiếnhành lượng giá người ta xem xét lại cả quá trình và kết quả của việc giải quyếtcác vấn đề bạo lực gia đình của nạn nhân và để trả lời cho câu hỏi: “ đã hoànthành mục tiêu đề ra chưa?” Hoạt động đánh giá có thể đánh giá một giaiđoạn hành động, cũng có thể là cả một tiến trình hoạt động
Tiến trình giải quyết vụ việc trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình củacông tác xã hội có thể kết thúc trong trường hợp sau: khi các vụ việc bạo lựcgia đình đã được giải quyết, các mục tiêu đề ra đã đạt được hoặc trường hợp
Trang 27việc can thiệp giải quyết cũng như các mục tiêu đề ra chưa được thực hiện bởinếu cứ tiếp diễn thì sẽ cũng không được giải quyết mà còn làm cho vấn đề trởnên phức tạp hơn Hoặc bản thân nạn nhân không có nhu cầu giúp đỡ hoặcnạn nhân, gia đình đã chuyển đến nơi mới sinh sống Tiến trình công tác xãhội trong hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình hay các mô hìnhgiải quyết vấn đề bạo lực gia đình được áp dụng trong ngành công tác xã hội
mà cả trong các hoạt động phòng chống bạo lực gia đình nói chung của chínhquyền và các ban ngành đoàn thể các cấp ở địa phương cũng có thể áp dụngbởi lẽ nó đảm bảo tính khoa học, phong cách làm việc, tránh tình trạng làmviệc theo cảm tính, kinh nghiệm
1.2.4 Các hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình
Công tác xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình có thể mởrộng các dịch vụ nhằm cung cấp một số giải pháp có tính toàn diện nhằmcung cấp các dịch vụ về mặt tâm lý: như tham vấn hỗ trợ tâm lý, tinh thần chotrẻ bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình Công tác xã hội với trẻ em bị ảnhhưởng bởi bạo lực gia đình cũng cần thực hiện đồng thời những phương phápcông tác xã hội không chỉ với trẻ bị ảnh hưởng bởi bạo lực mà còn đối với giađình và cộng đồng nhằm thực hiện đầy đủ chức năng của Công tác xã hội đó
là chữa trị và phục hồi, phòng ngừa;
Thứ nhất là hoạt động tham vấn và hỗ trợ tâm lý: dựa trên đặc điểm vềtâm sinh lý cũng như đặc điểm của bạo lực gia đình đối với trẻ em thì Côngtác xã hội với đối tượng trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình rất cần hoạtđộng tham vấn, hỗ trợ về mặt tâm lý Hiện tượng trẻ bị bạo hành thường phảimột thời gian dài mới phát hiện và xử lý, tình trạng này xảy ra có thể làthường xuyên nên các em phải chịu ảnh hưởng về thể chất và tâm lý thời giandài trước khi bị phát hiện Trong quá trình phải chứng kiến bạo lực gia đìnhhoặc trực tiếp là nạn nhân của bạo lực gia đình thì trẻ có tâm lý rất căng
Trang 28thẳng, lo lắng, sợ hãi khi chứng kiến bạo lực hoặc khi bị bạo lực, một số em
bị bạo lực lâu ngày trẻ dẫn đến những rối nhiếu tâm lý Nhân viên Công tác
xã hội có thể sử dụng các phương pháp, cách thức tham vấn, tư vấn tâm lýcho trẻ có thể đối mặt với sự hãi, giúp trẻ nói ra sự lo lắng Đồng thời nhânviên Công tác xã hội có thể liên hệ với người thân, những địa chỉ đó có thể làcác trung tâm bảo trợ xã hội, trường học,… có thể yêu thương và chăm sóccho trẻ Ngoài ra có thể giúp trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ cho chính bản thân mìnhnhư nói chuyện với bạn cùng hoàn cảnh,…
Thứ hai là hoạt động tuyên truyền: đây là một hoạt động rất quan trọng,việc truyền thông thay đổi nhận thức về bạo lực gia đình nói chung và bạo lựcgia đình đối với trẻ em nói riêng là rất quan trọng trong việc ngăn ngừa cáchành vi bạo lực Đó là việc tuyên truyền, tư vấn, giáo dục để chuyển đối nhậnthức, thái độ, hành vi của cộng đồng, gia đình và từng cá nhân về bản chất củabạo lực gia đình và ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới trẻ em Nhân viênCông tác xã hội cùng với chính quyền giáo dục đời sống gia đình, xây dựngmối quan hệ thân thiện, đoàn kết với các thành viên trong gia đình vào các bàituyên truyền hằng ngày, trong trường học hay tại các buổi sinh hoạt tại tổ dânphố
Tiếp theo là các hoạt động hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, các chínhsách, chương trình dịch vụ: khi mà trẻ bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình thìcác em vô hình chung đã bị ảnh hưởng rất nhiều về mặt tâm sinh lý: thể chất
bị suy giảm như bầm tím, gãy chân, tay, bong gân,…, ảnh hưởng đến việc đếntrường nên việc học bị gián đoạn, nếu cha mẹ ly hôn trẻ em cũng cần phảiđược để giải quyết để trẻ em cần được lựa chọn người nuôi dưỡng, trẻ có thể
bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại Chính vì thế các em rất cần được hỗtrợ tới các dịch vụ y tế, được có quyền đến trường như bao em khác, tiếp cậncác dịch vụ …
Trang 29Nhân viên xã hội cần tiếp cận nguồn lực cần thiết để chăm sóc và nuôidạy con của nạn nhân bị bạo lực gia đình, có thể bao gồm một khoản tiền hỗtrợ phù hợp để chăm sóc trẻ nhỏ học phí cho trẻ đi học Kết nối với cáctrường mẫu giáo, nhà trẻ, trường phổ thông để cho trẻ không bị gián đoạn thờigian học bởi nhiều trường hợp trẻ là con của nạn nhân không đến trường học
do không có người đưa đón hoặc bị gián đọa việc học tập do trẻ theo mẹ rời
bỏ gia đình có bạo lưc, phải chờ học lại năm sau Khi trẻ bị bỏ rơi nhân viên
xã hội cùng với cán bộ phụ trách chăm sóc bảo vệ trẻ em, công an Hội liênhiệp phụ nữa ở địa phương hỗ trợ để trẻ em được trở về gia đình Với nhữngtrẻ em bị sao nhãng khi có bạo lực xảy ra do nhiều trường hợp khác nhau thìnhân viên xã hội cùng gia đình, chính quyền địa phương, các đoàn thể canthiệp với cha mẹ có trách nhiệm hơn trong việc chăm sóc con, không để tìnhtrạng sao nhãng xảy ra với trẻ
Một số lưu ý khi làm việc với trẻ bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình
Không phán xét trẻ: trẻ em bị bạo lực trong trường hợp nào thì nhân viên
xã hội cũng cần cho trẻ thấy rằng trẻ là người hoàn toàn không có lỗi, mà trẻchỉ là nạn nhân Từ đó khiến cho trẻ không cảm thấy bị có cảm giác xa lánhcủa mọi người Nhân viên xã hội cần cho trẻ thấy rõ rằng trẻ không có lỗi đểtrẻ tham gia tích cực hơn
Đảm bảo an toàn cho trẻ: khi có bạo lực xảy ra thì nhân viên xã hội cầnphải đảm bảo an toàn cho trẻ Việc quan trọng đầu tiên nhân viên xã hội đưatrẻ đến nơi an toàn, tách trẻ khỏi môi trường có nguy cơ bị mất an toàn
Huy động sự tham gia của trẻ: khi có bạo lực xảy ra việc giải quyết vấn đềbạo lực đòi hỏi tất cả các thành viên trong gia đình đều phải tham gia vào quátrình giải quyết vấn đề Trẻ em có cung cấp các thông tin cho nhân viên xãhội, người có thẩm quyền về các sự kiện diễn ra trong gia đình khi có bạo lực.Ngoài việc cung cấp thông tin thì trong các hoạt động can thiệp các hoạt độngcan thệp nhân viên xã hội cũng cần
Trang 301.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến Công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em
bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình
1.3.1 Yếu tố chủ quan
Yếu tố đầu tiên phải kể đến đó là quan niệm cha mẹ có quyền: “dạy con từthủa còn thơ” bằng mọi hình thức kể cả roi vọt Dân gian có câu: “yêu cho roicho vọt” và cho rằng đó là cách giáo dục hữu hiệu nhất để cho con họ phụctùng mọi ý kiến và có thể sửa chữa được Nhiều người làm cha mẹ vẫn coiviệc hành hạ đánh đập hoặc sử dụng các hình phạt dã man: Con (cháu) tôi thìtôi có quyền đánh đập và hành hạ Khi trẻ có lỗi họ đánh hoặc khi đang cóbuồn bực, lo lắng vì mưu sinh họ đánh, khi họ có những điều không vui vềcác mối quan hệ xã hội họ cũng đánh Những cú đấm, cái tát đã thường xuyênxảy ra trong gia đình và được coi là hợp pháp Chỉ có những vụ việc nghiêmtrọng gây thương tật hoặc làm chết trẻ thì pháp luật mới can thiệp Theo nhậnđịnh của nhiều người đây cũng chính là biểu hiện của trình độ dân trí thấpkém hiểu biết về pháp luật Dù rằng có giải thích hoặc biện minh đi như thếnào nữa thì bạo lực gia đình gây ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thànhphát triển tâm sinh lý của trẻ
Do trình độ hiểu biết của một số người dân về pháp luật còn hạn chế, xuấtphát từ quan niệm đèn nhà ai nhà ấy rạng, sợ bị trả thù nên không có các biệnpháp can nghăn, không dám đến báo chính quyền, không dám lên tiếng
Việc nhận thức của chính cá nhân trẻ còn thiếu hiểu biết cho rằng bố mẹlàm như thế là đúng,muốn dạy dỗ mình nên đôi khi còn im lặng, cam chịukhông biết phản kháng, tố cáo,
1.3.2 Yếu tố khách quan
Các thiết chế trong xã hội nhất là pháp luật của chúng ta không được thựcthi một cách nghiêm túc.Vai trò bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em của giađình, cộng đồng chưa được coi trọng, kiến thức kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và
Trang 31giáo dục trẻ em của các bậc làm cha mẹ, người chăm sóc trẻ chưa đầy đủ dẫnđến các kiến thức kỹ năng bảo vệ trẻ em của gia đình và cộng đồng còn hạnchế dẫn đến trẻ em đã vô tình trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình và ảnhhưởng trực tiếp tới quá trình hình thành tâm sinh lý ở trẻ Tình trạng nhiều giađình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ly hôn,…
Nhiều địa phương hiện nay do năng lực, trình độ của người cán bộ làmlãnh đạo, người làm công tác tuyên truyền nhận thức về pháp luật, bảo vệ vàchăm sóc, giáo dục trẻ em còn rất thấp và việc thực thi pháp luật cũng chưađồng bộ Pháp luật hầu như truy cứu trách nhiệm những ngưới thơ ơ vô cảmvới những vụ bạo lực trẻ em
Một trong những điều cần nói đến là việc tuyên truyền giáo dục, thực thiquyền trẻ em hiện nay của chúng ta mới chỉ làm khi xảy ra sự việc đau lòng,báo chí nêu lên, các cơ quan chức năng mới vào cuộc, lên tiếng Còn trước vàsau sự việc trôi qua thì vẫn hình thức chưa đánh động được đến các bậc làmcha mẹ
1.4 Luật pháp, chính sách liên quan đến Công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em
bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình
Công ước quốc tế về quyền trẻ em: là một công ước quốc tế quy định cácquyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em Các quốc giaphê chuẩn công ước này chịu ràng buộc của các quy định công ước này theoluật quốc tế Cơ quan giám sát thi hành công ước này là Ủy ban quyền trẻ emLiên Hiệp Quốc bao gồm các thành viên từ các quốc gia trên khắp thế giới.Điểm chính của Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em 1989 yêu cầu: “Các quốcgia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểmriêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về mọi vấn
đề tác động đến trẻ em, và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọngmột cách thích đáng, tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻem” Trong văn bản gốc có đến 54 mục trong một ngôn ngữ rất phức tạp và
Trang 32chắc chắn không dễ hiểu với trẻ UNICEF, tổ chức về quyền trẻ em của LiênHợp Quốc, tóm lược văn bản 20 trang này trong mười quyền cơ bản:
• Quyền được đối xử bình đẳng và bảo vệ chống lại sự kỳ thị phân biệt tôn giáo, nguồn gốc và bình đẳng giới;
• Quyền có tên gọi và quốc tịch;
• Quyền về sức khỏe và y tế;
• Quyền được giáo dục và đào tạo;
• Quyền giải trí, vui chơi và tiêu khiển;
• Quyền tự tìm hiểu thông tin, quyền phát biểu, quyền được lắng nghe và
• Quyền có 1 gia đình, được sự chăm sóc của cha mẹ và có một chỗ trúngụ an toàn;
• Quyền được chăm sóc cho trẻ em khuyết tật
Trong thực tế điều này có nghĩa rằng trẻ em có quyền được sống trong
1 môi trường an toàn mà không bị phân biệt đối xử.Trẻ em có quyền tiếpcận nước, thức ăn, được chăm sóc y tế, giáo dục và có tiếng nói trong cácquyết định có ảnh hưởng đến hạnh phúc, phúc lợi của trẻ
Trang 33Hiện tại: Ở Việt Nam có những văn bản Luật liên quan đến công tác
Quyết định số 23/2001/QĐ – TTg của thủ tướng chính phủ về phê chuẩn
“Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001- 2010tầm nhìn đến năm 2020”
Quyết định số 65/ 2005/ QĐ – TTg của thủ tướng phê duyệt đề án: “Chăm sóc trẻ em không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng,trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học và trẻ em bị nhiễm HIV/ AIDS dựavào cộng đồng giai đoạn 2005- 2010”
Nghị định 67/ NĐ – CP ngày 13/04/2007 của thủ tướng về chính sách trợgiúp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội
Các quy định chung về phòng, chống BLGĐ
- Quy định của hiến pháp 2013:
Trang 34+) Điều 20 khẳng định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thể chất, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thể xác, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” Thêm vào đó là Điều 21 – Hiến pháp quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”.
+) Điều 38 – Hiến pháp 2013 quy định:
1. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trongviệc cung cấp các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định vềphòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh
2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác vàcộng đồng
Ngoài ra điều 39- Hiến pháp 2013 khẳng định rằng: “Nam, nữ có quyềnkết hôn, ly hôn Hôn nhân dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ,một chồng, vợ chồng bình đẳng tôn trọng lẫn nhau”
-Qui định của luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007: Luật phòng,chống bạo lực gia đình năm 2007 có hiệu lực thi hành từ 01/07/2008 là đạoluật mới của Việt Nam về phòng chống bạo lực gia đình
-Quy định vủa luật bình đẳng giới năm 2006
Các quy định về hỗ trợ nạn nhân BLGĐ
Luật phòng, chống bạo lực gia đình của Quốc hội khóa 12, kỳ họp thứ 2,
số 02/2007/QH12 ngày 21/11/2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành luậtphòng, chống BLGĐ, đưa ra các quy định cụ thể về các biện pháp ngăn chặn,chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình; cấp cứunạn nhân bạo lực gia đình; giảm thiểu hậu quả do bạo lực gia đình gây ra; quyđịnh trách nhiệm của các cơ quan sở y tế và quỹ bảo hiểm trong việc khám
Trang 35bệnh, chữa bệnh, điều trị, xác nhận việc khám và điều trị vết thương cho nạnnhân có nhu cầu Cụ thể:
Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình
1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ chăm sócsức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp kháccủa mình;
b. Yêu cầu cơ quan chức năng, người có thẩm quyền áp dụng các biệnpháp ngăn chặn, bảo vệ cấm tiếp xúc theo quy định của luật này;
c. Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
d. Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thôngtin khác quy định của luật này;
e. Các quyền khác theo quy định của pháp luật
2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp các thông tin liên quanđến bạo lực gia đình cho các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi
có theo yêu cầu
Thông tư số: 16/2009/TT-BYT Hướng dẫn về việc tiếp nhận chăm sóc ý tế
và thống kê, báo cáo đối với người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sởkhám, chữa bệnh
Thông tư số 07/2011/TT- BTP xác định nạn nhân bạo lực gia đình là mộttrong những nhóm đối tượng được các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ưutiên sử dụng nguồn lực để thực hiện trợ giúp pháp lý
Các quy định về xử lý người có hành vi BLGĐ: người có hành vi bạo lựcgia đình là người đã gây ra tổn hại, có khả năng gây tổn hại cho các thànhviên khác trong gia đình Tại điều 4 – luật phòng, chống bạo lực gia đình quyđịnh trách nhiệm, nghĩa vụ của Người có hành vi bạo lực gia đình
Trong điều 4 – Nghị định số: 110/2009/NĐ CP ngày 10 tháng 12 năm
2009 của chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chốngbạo lực gia đình, các hình thức và biện pháp khắc phục hậu quả được quyđịnh như sau:
Trang 36+) Hình thức xử phạt hành chính: cảnh cáo; phạt tiền (từ 100.000đ đến30.000.000đ)
+) Các hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy chứng nhậnđăng ký hoạt động, chứng chỉ ngành nghề, tịch thu tang vật, phương tiệnđược sử dụng để vi phạm hành chính;
+) Các biện pháp khắc phục hậu quả: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu
đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc phải xin lỗi công khaikhi nạn nhân có yêu cầu
Nghị định số 19/2009/NĐCP ngày 19/02/2009 của chính phủ sửa đổi bổsung một số điều của Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính banhành kèm theo nghị định số 16/02/2004/NĐCP ngày 07/9/2009 của chính phủ
và Nghị định 110/2009/NĐCP ngày 10/12/2009 của Chính phủ về quy định
xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình
Trang 37Tiểu kết chương 1
Như vậy trong chương này khóa luận đã trình bày được tổng quan cơ sở
lý luận liên quan đến: công tác xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng bạo lực giađình Cụ thể đã làm rõ được một số khái niệm cơ bản bao gồm khái niệm vềCông tác xã hội, trẻ em, bạo lực gia đình, khái niệm trẻ em bị ảnh hưởng bởibạo lực gia đình Đồng thời đã đi tìm khái niệm thế nào là công tác xã hội vớitrẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình đó là: các hoạt động/ phòng ngừa,giảm nhẹ, giải quyết vấn đề bạo lực gia đình và ảnh hưởng của bạo lực giađình tới trẻ em thông qua việc nâng cao năng lực phòng, chống bạo lực giađình cho cá nhân trẻ được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên Công tác xã hội;Chương 1 của khóa luận cũng đã nêu rõ được mục đích của công tác xãhội với trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình đó là: thứ nhất là tăng cườngnhận thức cho bản thân trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình; thứ hai làgiúp các gia đình có bạo lực đưa ra các giải pháp giải quyết các vấn đề tâm lýđang tồn tại; thứ ba là nâng cao sự tự tin trong việc tự giải quyết vấn đề củatrẻ; thứ tư là tăng cường khả năng ứng phó và giải quyết các vấn đề của trẻ bịảnh hưởng bởi bạo lực gia đình tại thời điểm hiện tại và trong tương lai Mụcđích cuối cùng là nâng cao nhận thức của cộng đồng và toàn xã hội về bạo lựcgia đình;
Trên cơ sở đó đã đi tìm hiểu tiến trình làm việc với trẻ em bị ảnh hưởngbởi bạo lực gia đình và một số lưu ý khi tiếp xúc với trẻ, đồng thời đi tìm racác yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lựcgia đình, các luật pháp và chính sách liên quan đến quyền lợi của các em, tìmhiểu các hoạt động của công tác xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lựcgia đình đó là: mở rộng các dịch vụ nhằm cung cấp một số giải pháp có tínhtoàn diện nhằm cung cấp các dịch vụ về mặt tâm lý, các hoạt động hỗ trợ tiếpcận dịch vụ y tế, giáo dục,…
Trang 38Chương 2: Thực trạng công tác xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình tại trường Trung học cơ sở Xuân Ninh – Xuân Trường –
Nam Định 2.1 Đặc điểm về địa bàn và khách thể nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Xuân Ninh là một xã lớn, địa bàn rộng, dân cư đông đúc đến nay có trên17.000 khẩu Xuân Ninh là một quê hương giàu truyền thống văn hóa, cáchmạng có chùa Viên Quang được công nhận di tích cấp nhà nước, đình chùalàng Lạc Quần được công nhận di tích văn hóa cấp tỉnh, xã được ghi nhận đơn
vị anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp Xuân Ninh cũng là nơi cótruyền thống hiếu học nhiều người học hành thành đạt đang giữ các chức vụlãnh đạo trong các cơ quan của Đảng, nhà nước từ trung ương đến địaphương, nhiều người làm ăn giỏi, giàu có, nhiều thôn, làng, dòng họ có phongtrào khuyến học mạnh như thôn : Xuân Dục Đặc biệt Xuân Ninh đã ghi têntrong danh sách địa phương xây dựng : “ Nông thôn mới” của huyện XuânTrường và đã được công nhận xã đạt nông thôn mới năm 2015
Trường THCS Xuân Ninh thuộc xã Xuân Ninh – Huyện Xuân Trường –Tỉnh Nam Định Tiền thân nhà trường là trường phổ thông cấp II Xuân Nghĩađược thành lập từ tháng 9 năm 1963 Đến tháng 9/1969 được tách ra thành haitrường là trường cấp II Xuân Nghĩa và cấp II Xuân Lạc Từ tháng 9 năm 1973đổi tên thành trường cấp II Xuân Ninh A và cấp II Xuân Ninh B Từ tháng 9năm 1977 sáp nhập với trường cấp I và đổi tên thành trường phổ thông cơ sởXuân Ninh A và phổ thông cơ sở Xuân Ninh B Từ tháng 9/1993 đến nay chiarách riêng cấp I và cấp II thành hai trường tiểu học và sáp nhập hai trường cấp
II thành trường THCS Xuân Ninh
Trang 39Tính từ năm 1970 đến nay liên tục 46 năm trường là đơn vị tiên tiến vàtiên tiến xuất sắc ở tốp đầu của huyện Nhà trường và các tổ chức đoàn thể đãđược đón nhận nhiều phần thưởng cao quý.
Năm 2015- 2016 trường có tổng sô 798 học sinh với 23 lớp có 51 cán bộ,giáo viên toàn thể giáo viên có tình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có 23 phònghọc cao tầng, có tương đối đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho dạy học vàcác hoạt động khác
Biên chế đội ngũ giáo viên của trường khá đầy đủ về số lượng và chủngloại Tập thể cán bộ giáo viên nhiệt tình, đoàn kết có trình độ chuyên mônvững vàng, luôn cải tiến đổi mới phương pháp giảng dạy, công tác Trường cótruyền thống và luôn đạt thành tích cao trong phong tào thi đua: “Dạy giỏi”
Có nhiều giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, huyện, có nhiều giáo viên giảng dạy đạtchất lượng cao…
Các em học sinh nhìn chung có động cơ, thái độ đúng đắn, luôn có ý thức
tu dưỡng, cố gắng vươn lên, có nhiều học sinh chăm ngoan đạt danh hiệu họcsinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện và cấp trường
Về cơ sở vật chất đến nay có đủ 23 phòng học cao tầng kiên cố khangtrang sạch đẹp, có khu hiệu bộ đầy đủ các phòng và thiết bị làm việc cho Hộiđồng nhà trường , có phòng vi tính với 21 máy đã nối mạng Internet và cácphòng chức năng Có khá đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, họctập và các hoạt động khác
Trải qua 47 năm xây dựng và phát triển, đến nay trường đã khẳng định vịthế của mình về chất lượng đào tạo, chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượnghọc sinh giỏi trên địa bàn của huyện và Tỉnh Tất cả điều đó là minh chứngcho quá trình nỗ lực không ngừng, làm việc bằng tất cả tâm đức của thầy vàtrò trường THCS Xuân Ninh
Trang 402.1.2 Đặc điểm khách thể nghiên cứu