Chương10 tai mắt mũi miệng, thanh quản khí quản, tuyến giáp giải phẫu học, đại học y dược huế
Trang 1Ổ MIỆNG
Mục tiêu bài giảng
1 Biết được ranh giới và giới hạn của ổ miệng chính và tiền đình miệng.
2 Mô tả các thành phần trong ổ miệng chính thức: răng, khẩu cái cứng, khẩu cái mềm, lưỡi.
3 Viết công thức răng sữa và răng vĩnh viễn.
4 Xác định vị trí, liên quan các tuyến nước bọt và nơi đổ của các ống tiết của 3 cặp tuyến nước bọt.
5 Vẽ sơ đồ các thần kinh chi phối lưỡi.
Ổ miệng là phần đầu tiên của hệ tiêu hoá, chứa lợi, răng, lưỡi và có các lỗ đổ của các ống tuyến nước bọt,giữ vai trò quan trọng trong việc nhai, nuốt, nếm, nói, tiết nước bọt
I Giới hạn
Ổ miệng được giới hạn:
- Trên: phía trước là khẩu cái cứng, phía sau là khẩu cái mềm
- Dưới là sàn miệng (có xương hàm dưới và vùng dưới lưỡi)
- Hai bên là má và môi
- Trước thông với bên ngoài qua khe miệng
- Sau thông với hầu qua eo họng
II Các phần của ổ miệng
Cung răng lợi ngăn ổ miệng ra làm hai phần: phần hẹp ở phia trước ngoài là tiền đình miệng và phần lớn ởphía trong sau là ổ miệng chính
Trang 2Đổ vào tiền đình miệng có ống tuyến nước bọt mang tai.
Môi được cấu tạo từ ngoài vào trong gồm các lớp:
+ Da: Chứa nhiều nang lông, tuyến bả và tuyến mồ hôi
+ Lớp dưới da, là tổ chức mở liên tục với tổ chức dưới da của mặt
+ Lớp cơ (chủ yếu là cơ vòng miệng)
+ Lớp dưới niêm mạc
+ Lớp niêm mạc (lấn cả ra phía ngoài để tạo nên phần môi đỏ)
Môi được chi phối bởi rất nhiều dây thần kinh cảm giác nên vô cùng nhạy cảm
1.2 Má
Má có cấu tạo bởi da, cơ mặt, trong đó cơ mút là chủ yếu, niêm mạc Niêm mạc của má và môi làm nênthành ngoài của tiền đình mệng, liên tục với niêm mạc lợi, ổ miệng chính Giữa lớp niêm mạc và cơ cókhối mỡ má Bên ngoài, ranh giới giữa má và môi là rãnh mũi môi chạy từ cánh mũi xuống góc miệng
2 Ổ miệng chính
Là phần phía trong cung răng lợi, thông với hầu qua eo họng Giới hạn trên là khẩu cái cứng và khẩu cáimềm Giới hạn dưới là sàn miệng, có lưỡi nằm trên đó
2.1 Khẩu cái cứng
Khẩu cái cứng hay vòm khẩu cái là vách ngăn giữa ổ mũi và ổ miệng, có cấu tạo:
- Phần xương: do mõm khẩu cái xương hàm trên và mảnh ngang xương khẩu cái tạo nên Hai nữa phải vàtrái dính nhau ở đường giữa Nếu không dính sẽ bị tật hở vòm khẩu cái (còn gọi là hở hàm ếch) và thườngkèm sứt môi và hở cung răng
- Lớp dưới niêm mạc: chứa nhiều tuyến khẩu cái ở sau
- Lớp niêm mạc: dính chặt vào phần xương và liên tục với các vùng lân cận Ở giữa có đường giữa khẩu cái,
phía trước có các nếp khẩu ngang
Hình 10 2 Khẩu cái cứng và cung răng
1 Các răng cửa 2 Răng nanh 3 Các răng tiền cối 4 Các răng cối
Trang 35 Mỏm khẩu cái xương hàm trên 6 Lỗ khẩu cái lớn 7 Mảnh ngang xương khẩu cái
2.2 Khẩu cái mềm
Còn gọi là màn khẩu cái:
- Có hai mặt: Mặt trước nhìn về ổ miệng, mặt sau nhìn về hầu
- Có bờ trước dính vào khẩu cái cứng, hai bên dính vào thành hầu Bờ sau tự do, ở giữa có lưỡi gà nhô ra dàikhoảng 1-1,5cm
Khẩu cái mềm đóng eo hầu khi nuốt và góp phần vào việc phát âm, nó được cấu tạo bởi niêm mạc, cân và 5cơ
+ Cơ lưỡi gà: là cơ đơn đi từ khẩu cái cứng đến lưỡi gà
+ Cơ nâng màn khẩu cái và cơ căng màng khẩu cái: từ mặt ngoài nền sọ xuống khẩu cái mềm
+ Cơ khẩu cái lưỡi: đi từ khẩu cái mềm xuống lưỡi, đội niêm mạc lên thành nếp khẩu cái lưỡi hay cung khẩucái lưỡi
Phía sau cung khẩu cái lưỡi có cung khẩu cái hầu do cơ khẩu cái hầu đi từ khẩu cái mềm xuống thành bêncủa hầu Giữa hai cung khẩu cái lưỡi và khẩu cái hầu là một hố lõm gọi là hố hạnh nhân, chứa hạnh nhânkhẩu cái
2.3 Răng- lợi
2.3.1 Lợi
Lợi là lớp tổ chức xơ dày đặt che phủ mỏm huyệt răng của xương hàm trên và phần huyệt răng của xươnghàm dưới, len cả vào giữa các răng và che phủ một phần thân răng Niêm mạc của lợi mỏng, có nhiều mạchmáu, liên tục với niêm mạc tiền đình và ổ miệng chính
2.3.2 Răng
Là một cấu trúc đặc biệt để cắt, xé, nghiền thức ăn
Hình 10 3 Răng vĩnh viễn (nhìn từ trong ra)
A Các răng vĩnh viễn hàm trên B Các răng vĩnh viễn hàm dưới
1 Các răng cửa 2 Răng nanh 3 Các răng tiền cối 4 Các răng cối
- Phân loại răng: mỗi người có hai cung răng cong hình móng ngựa: cung răng trên và cung răng dưới Trênmỗi cung răng có các loại răng: Răng cửa, răng nanh, răng tiền cối và răng cối Răng sữa của trẻ nhỏ khácvới răng vĩnh viễn ở người lớn
Trang 4+ Răng sữa: bắt đầu mọc từ 6 đến 30 tháng tuổi, có 20 răng Trên mỗi nửa cung răng, từ đường giữa ra xa có
5 răng là: 2 răng cửa, 1 răng nanh và 2 răng cối
+ Răng vĩnh viễn: thay thế răng sữa từ khoảng 6 đến 12 tuổi, có 32 răng Trên mỗi nửa cung răng tương tự
có 8 răng: 2 răng cửa, 1 răng nanh, 2 răng tiền cối và 3 răng cối Răng cối cuối cùng gọi là răng khôn,thường mọc chậm nhất và có thể gây những biến chứng phức tạp
Trong lâm sàng người ta thường gọi tên các răng bằng hai con số ( thí dụ răng 2.3, răng 6.3 ) trong đó:
- Số thứ nhất chỉ vị trí nửa cung răng, đánh số theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ nửa cung răng hàm trênbên phải:
Răng vĩnh viễn: 1 : 2 Răng sữa: 5 : 6
- Cấu tạo của răng: gồm 4 thành phần
Hình 10 4 Cấu tạo chung của răng
1 Thân răng 2 Cổ răng 3 Chân răng 4 Men răng 5 Ngà răng
6 Buồng tủy thân răng 7 Xương răng 8 Ống tủy chân răng 9 Lỗ đỉnh
+ Tuỷ răng: có mạch máu, thần kinh, bạch huyết nằm trong buồng tuỷ Buồng tuỷ bao gồm buồng thânrăng và ống chân răng, ống chân răng thông với bên ngoài qua lổ đỉnh chân răng mà các thành phần của tuỷrăng sẽ đi qua đó
+ Ngà răng: Bao quanh buồng tuỷ
+ Men răng: Là một tổ chức cứng nhất cơ thể, phủ bên ngoài ngà răng ở phần thân răng
Trang 5+ Xương răng: bao phủ bên ngoài ngà răng ở phần chân răng.
- Các phần của răng: mỗi răng có 3 phần:
+ Thân răng: Là phần được men răng bao phủ, gồm một phần nhô lên trong ổ miệng ( thân răng lâm sàng )
và một phần nhỏ bị lợi che phủ
+ Chân răng: là phần được bao phủ bởi chất xương răng, nằm trong huyệt răng Mỗi răng có một chân răng,ngoại trừ răng cối hàm dưới có hai chân răng; răng cối hàm trên có 3 chân răng; răng tiền cối thứ nhất hàmtrên thường có chân tách đôi Răng nanh có chân dài nhất
+ Cổ răng: phần giữa chân và thân răng
- Các mặt của răng: mỗi răng có 5 mặt:
+ Mặt giữa: hướng về đường giữa cung răng
+ Mặt xa: đối diện với mặt giữa
+ Mặt tiền đình: hướng về tiền đình miệng (phía ngoài)
+ Mặt lưỡi: hướng về lưỡi (phía trong)
+ Mặt khép: (còn gọi là mặt nhai) hướng về cung răng đối diện Mặt nhai của các cung răng trước (răng cửa,răng nanh) thường là một bờ hẹp, sắc Các răng sau (răng tiền cối và răng cối) có mặt nhai rộng với 2, 3hoặc 4 núm, cách nhau bởi các rãnh
2.4 Lưỡi
Lưỡi là một khối cơ di động dễ dàng, được bao phủ bởi niêm mạc miệng, nằm trên sàng miệng, đóng vai tròquan trọng trong việc nhai, nuốt, nếm, nói
2.4.1 Hình thể ngoài
Lưỡi có hình tam giác rộng ở đáy, thuôm dài và nhọn ở đỉnh
- Mặt lưng lưỡi: Lồi ứng với vòm khẩu cái Ở chỗ nối 2/3 trước và 1/3 sau có một rãnh hình chữ V đỉnh ởphía sau, gọi là rãnh tận cùng Đỉnh chữ V có một hố nhỏ, gọi là lỗ tịt
+ Phía trước rãnh là phần miệng của lưỡi, hay thân lưỡi, có rãnh giữa lưỡi tương ứng với vách lưỡi ở bêndưới Niêm mạc lưng lưỡi lởm chởm, có nhiều gai lưỡi; gai dạng dài, gai dạng chỉ, gai dạng nấm, gai dạngnón và gai dạng lá
Hình 10 5 Mặt lưng lưỡi
Trang 61 Thung lũng nắp thanh môn 2 Rễ lưỡi 3 Lỗ tịt 4 Rãnh tận cùng 5 Rãnh giữa 6 Thân lưỡi
7 Nắp thanh môn 8 Nếp lưỡi nắp giữa 9 Nếp lưỡi nắp bên 10 Hạnh nhân khẩu cái
11 Cung khẩu cái lưỡi
+ Phía sau rãnh tận cùng là phần hầu của lưỡi, ở lớp dưới niêm mạc chứa nhiều nang bạch huyết, gọi là hạnhnhân lưỡi Phần này dính vào mặt trước nắp thanh môn bằng nếp lưỡi - nắp thanh môn giữa và 2 nếp lưỡi -nắp thanh môn bên Giữa các nếp này là hai hố nhỏ gọi là thung lũng nắp thanh môn, mà khi ăn bị hóc,xương thường hay bị mắc vào đó
- Mặt dưới lưỡi: Niêm mạc mỏng trơn láng, không có gai lưỡi Ở giữa có lớp niêm mạc nối lưỡi với sàngmiệng gọi là hãm lưỡi Hai bên hãm lưỡi là hai cục dưới lưỡi, nơi đổ của ống tuyến nước bọt dưới hàm Từcục dưới lưỡi chạy ra bên ngoài là nếp dưới lưỡi, nơi đổ của các tuyến ống nước bọt dưới lưỡi
- Đỉnh lưỡi: Ở phía trước, tương ứng phía sau các răng cửa
- Rễ lưỡi: Là phần cố định vào sàn miệng, được tạo nên bởi hai cơ: cằm lưỡi và móng lưỡi Phần này không
có niêm mạc bao phủ Tuy nhiên một đôi khi từ “rễ lưỡi” còn được để chỉ phân hầu của lưỡi
2.4.2 Cấu tạo của lưỡi
Lưỡi được cấu tạo gồm 2 phần: khung lưỡi và các cơ
- Khung lưỡi: Gồm xương móng và các cân Các cân gồm 2 phần:
+ Cân lưỡi: Nằm theo mặt phẳng đứng ngang, chạy từ thân xương móng đến lưỡi, cao khoảng 1cm
+ Vách lưỡi: Nằm theo mặt phẳng đứng dọc, chạy từ giữa mặt trước cân lưỡi đến đỉnh lưỡi, chia các cơ củalưỡi ra làm 2 nhóm: phải và trái
- Các cơ của lưỡi: Gồm 15 cơ chia làm hai loại:
Hình 10 6 Các cơ của lưỡi
1 Cơ cằm lưỡi 2 Cơ cằm móng 3 Cơ dọc lưỡi dưới 4 Cơ khẩu cái lưỡi 5 Cơ trâm lưỡi
6 Cơ trâm hầu 7 Cơ khít hầu giữa 8 Cơ móng lưỡi 9 Xương móng+ Cơ ngoại lai: Đi từ vùng lân cận đến lưỡi, gồm 4 đôi cơ: móng lưỡi, sụn lưỡi, cằm lưỡi, trâm lưỡi
+ Cơ nội tại: Gồm 7 cơ bám vào khung lưỡi: 1 cơ dọc lưỡi trên, 2 cơ dọc lưỡi dưới, 2 cơ ngang lưỡi và 2 cơthẳng lưỡi
2.4.3 Mạch máu, thần kinh của lưỡi
- Động mạch lưỡi: Là một trong 6 nhánh bên của động mạch cảnh ngoài, tách ra ở ngang mức xương móng,trên động mạch giáp trên khoảng 1cm
+ Đường đi: Chạy ra trước, lúc đầu áp vào cơ khít hầu giữa, sau đó nằm giữa cơ này và cơ móng lưỡi
Trang 7+ Nhánh bên: Có nhánh trên móng và các nhánh lưng lưỡi.
+ Nhánh tận: Có 2 nhánh tận là:
* Động mạch dưới lưỡi: Cấp máu cho hãm lưỡi, tuyến nước bọt dưới lưỡi
* Động mạch lưỡi sâu: Chạy ngoằn nghèo dưới niêm mạc mặt dưới lưỡi để đến đỉnh lưỡi, cấp máu cho phần
di động của lưỡi
- Tĩnh mạch lưỡi: Gồm tĩnh mạch lưỡi sâu (đồng hành với ĐM lưỡi sâu), tĩnh mạch dưới lưỡi và tĩnh mạchlưng lưỡi Các tĩnh mạch này hợp lại tạo thành tĩnh mạch lưỡi, và thường đổ vào tĩnh mạch cảnh trong quathân tĩnh mạch giáp lưỡi mặt
Hình 10 7 Động mạch và thần kinh của lưỡi
1 TK thiệt hầu 2 ĐM lưỡi 3 Cơ móng lưỡi 4 TK hạ thiệt
5 Cơ cằm lưỡi 6 Cơ hàm móng 7 ĐM dưới lưỡi 8 ĐM lưỡi sâu 9 TK lưỡi
3.1 Tuyến nước bọt mang tai
Là tuyến nước bọt lớn nhất, nằm từ phía sau ngoài cơ cắn và ngành hàm đến trước lỗ tai ngoài và cơ ức đònchũm, mỏm chũm
Tuyến có 3 mặt: (mặt ngoài, mặt trước và mặt sau) Ba bờ (trước, sau và trong) Và 2 cực (trên và dưới).Thần kinh mặt và các nhánh của nó chạy xuyên qua tuyến, chia tuyến ra làm 2 phần nông và sâu
Động mạch và tĩnh mạch cảnh ngoài liên quan chặt chẽ mặt sau của tuyến
Ống tuyến chạy từ bờ trước của tuyến, đi trên mặt nông cơ cắn đến bờ trước cơ này thì chạy vào sâu xuyênqua khối mỡ má và cơ mút để đổ vào tiền đình miệng bằng một lổ nhỏ trong má, đối diện với răng cối thứ 2hàm trên
Trang 8Hình 10 8 Tuyến nước bọt mang tai
1 Ống tuyến mang tai 2 Tuyến mang tai 3 Cơ cắn 4 Cơ mút
3.2 Tuyến nước bọt dưới hàm
- Nằm ở tam giác dưới hàm, sát vào hõm dưới hàm ở mặt trong xương hàm dưới
- Phần lớn tuyến nằm ở mặt nông cơ hàm móng, có một mỏm nhỏ vòng qua bờ sau và lách vào ở mặt sâu cơnày Từ mỏm sâu này có ống tuyến chạy ra trước, vào trong để đổ vào ổ miệng ở cục dưới lưỡi
5.3 Tuyến nước bọt dưới lưỡi
- Là tuyến nhỏ nhất trong 3 đôi này, nằm ở hai bên sàn miệng, phía dưới lưỡi, liên quan mật thiết với hõmdưới lưỡi của xương hàm dưới Tuyến nằm trên mặt sâu cơ hàm móng và có nhiều ống tiết nhỏ (5 - 15 ống)
đổ ra ở nếp dưới lưỡi Ông tiết lớn nhất thì đổ ra ở cục dưới lưỡi cùng với ống tiết của tuyến dưới hàm
Trang 9Hình 10 9 Tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi
1 Tuyến nước bọt dưới hàm 2 Ống tuyến dưới hàm 3 Tuyến nước bọt dưới lưỡi 4 Cơ hàm móng
Trang 10Mục tiêu bài giảng
1 Biết được hình dạng và kích thước của hầu, đối chiếu hầu lên cột sống
2 Mô tả được hình thể trong của hầu.
3 Mô tả được cấu tạo của hầu
I Đại cương
1 Vị trí
Hầu là một ống cơ mạc không có thành trước, chạy dài từ dưới nền sọ đến ngang mức bờ dưới sụn nhẫn(ngang mức đốt sống cổ thứ sáu), nằm trước cột sống cổ, phía sau ổ mũi, ổ miệng và thanh quản Hầu là mộtdạng tiền đình thông nối ổ mũi với thanh quản, ổ miệng với thực quản, hay như một ngã tư giữa đường hôhấp và đường tiêu hoá
Hình 10 10 Hầu
1 Ổ mũi 2 Ổ miệng 3 Thanh quản 4 Tỵ hầu 5 Khẩu hầu 6 Thanh hầu 7 Lỗ mũi sau
8 Lưỡi gà 9 Nắp thanh mon 10 Vách mũi 11 Ngách hình lê 12 Thực quản
Còn gọi là tỵ hầu, là phần hầu ở sau ổ mũi, trên khẩu cái mềm
- Phía trước: thông với ổ mũi qua lỗ mũi sau
- Thành sau: hơi lõm tương ứng với phần nền xương chẩm đến cung trước đốt sống cổ thứ nhất
- Thành trên: là vòm hầu, nằm dưới thân xương bướm và phần nền xương chẩm Ở đây có một khối bạchhuyết nằm ở niêm mạc, kéo dài đến tận thành sau hầu, gọi là hạnh nhân hầu và ở trẻ em thường bị viêm vàkhi viêm gây cho trẻ sổ mũi, tắc mũi, khó thở
Trang 11- Thành bên: Ở mỗi bên có một lỗ hầu của vòi tai, nằm sau xoăn mũi dưới khoảng 1cm Qua vòi tai, hầuthông với tai giữa Bờ trên và sau của lổ hầu nổi gờ lên gọi là gờ vòi, do sụn vòi tai lồi ra tạo nên.
Từ gờ vòi chạy xuống dưới là nếp vòi hầu do cơ cùng tên tạo thành Sau gờ vòi và nếp vòi hầu là ngách hầu.Một nếp khác chạy từ bờ trước gờ vòi xuống khẩu cái gọi là nếp vòi khẩu cái Ở bờ dưới của lổ còn có gờ cơnâng do cơ nâng màn khẩu cái đội niêm mạc lên
Xung quanh lổ hầu vòi tai có nhiều mô bạch huyết gọi là hạnh nhân vòi, mà khi viêm phì đại có thể làm bít
lỗ hầu vòi tai, gây rối loạn thính giác
Hình 10 11 Tỵ hầu
1 Hạnh nhân hầu 2 Lỗ hầu của vòi tai 3 Gờ cơ nâng 4 Nếp vòi hầu
2 Phần miệng hay khẩu hầu
Khẩu hầu nằm sau ổ miệng, đi từ bờ sau khẩu cái mềm đến bờ trên nắp thanh môn
- Phía trước: thông với ổ miệng qua eo họng Eo họng được giới hạn ở trên bởi bờ sau khẩu cái mềm, haibên là cung khẩu cái lưỡi và phía dưới là rãnh tận cùng Phần hầu của lưỡi nối với sụn nắp thanh môn bởicác nếp lưỡi nắp và thung lũng nắp thanh môn
- Thành sau: tương ứng ngang mức cung trước đốt sống cổ thứ nhất đến bờ dưới đốt sống cổ thứ ba
- Thành bên: mỗi bên có hai nếp niêm mạc từ khẩu cái mềm chạy xuống Nếp trước là cung khẩu cái lưỡi do
cơ cùng tên tạo thành, chạy xuống chỗ nối 2/3 trước và 1/3 sau lưỡi Đây là giới hạn bên của eo họng và làranh giới phân chia giữa ổ miệng và hầu Nếp sau là cung khẩu cái hầu do cơ cùng tên tạo nên, chạy xuốngthành bên hầu, hai cung khẩu cái hầu cùng bờ sau khẩu cái mềm và thành sau hầu giới hạn một lỗ gọi là eohầu qua đó tỵ hầu thông thương với khẩu hầu Eo hầu được đóng lại bởi khẩu cái mềm khi nuốt, nói
Giữa 2 cung khẩu cái lưỡi và khẩu cái hầu là hố hạnh nhân, chứa hạnh nhân khẩu cái Hạnh nhân khẩu cái làmột tổ chức bạch huyết hình bầu dục cao 2cm, rộng 1,5cm, dày 1,2cm, nặng khoảng 1,5gram Có cực trên
và cực dưới Mặt trong được phủ bởi niêm mạc, có nhiều hốc Mặt ngoài dính vào thành bên hầu, ngay trong
cơ khít hầu trên Hạnh nhân khẩu cái chủ yếu được cấp máu từ động mạch mặt, ngoài ra còn có động mạchhầu lên, động mạch khẩu cái xuống và động mạch lưỡi
Ở phần khẩu hầu người ta còn mô tả họng Là khoang được giới hạn: phía trên là khẩu cái mềm, hai bên làcác cung khẩu cái lưỡi, khẩu cái hầu và hố hạnh nhân cùng hạnh nhân khẩu cái, phía dưới là phần hầu củalưỡi
Trang 12Vùng tỵ hầu và khẩu hầu hình thành một vòng bạch huyết 6 cạnh: trên là hạnh nhân hầu, dưới là hạnh nhânlưỡi, hai bên là hạnh nhân vòi và hạnh nhân khẩu cái, được xem như các đồn tiền tiêu chống lại sự xâm nhậpcủa vi khuẩn.
Hình 10 12 Khẩu hầu
1 Khẩu cái mềm 2 Cung khẩu cái lưỡi 3 Nếp vòi hầu 4 Hạnh nhân khẩu cái
5 Cung khẩu cái 6 Lỗ tịt
3 Phần thanh quản hay thanh hầu
Thanh hầu nằm sau thanh quản, từ bờ trên sụn nắp thanh môn đến bờ dưới sụn nhẫn, tương ứng từ đốt sống
cổ thứ tư đến bờ dưới đốt sống cổ thứ sáu
Hơi rộng ở trên (ngang mức xương móng, đường kính ngang là 4cm), hẹp ở chỗ nối với thực quản (đườngkính chỉ 2cm)
- Thành sau: liên tục với phần miệng ở trên
- Thành trước: liên hệ mật thiết với thanh quản
+ Ở giữa: từ trên xuống dưới là mặt sau nắp thanh môn, lỗ vào thanh quản và mặt sau sụn phễu, sụn nhẫn.+ Hai bên là hai ngách hình lê, là hai rãnh dài nằm hai bên lỗ thanh quản, có giới hạn ngoài là màng giápmóng và sụn giáp, giới hạn trong là nếp phễu nắp, sụn phễu và sụn nhẫn Dị vật nếu có thường mắc lại ởđây
- Thành bên: là niêm mạc lót mặt trong màng giáp móng và mảnh sụn giáp
III Cấu tạo của hầu
Hầu có cấu tạo từ trong ra ngoài bởi các lớp:
Dựa vào nguyên uỷ, có thể chia các cơ khít hầu có các phần như sau:
Trang 13- Cơ khít hầu trên: có 4 phần
+ Phần chân bướm hầu: bám vào móc của mỏm chân bướm
+ Phần má hầu: bám vào vách giữa chân bướm hàm
+ Phần hàm hầu: bám ở phần sau của đường hàm móng xương hàm dưới
+ Phần lưỡi hầu: bám vào phần trên các cơ lưỡi
- Cơ khít hầu giữa: có hai phần:
+ Phần sụn hầu: bám ở sừng nhỏ xương móng
+ Phần sừng hầu: bám ở sừng lớn xương móng
- Cơ khít hầu dưới: có hai phần:
+ Phần giáp hầu: bám ở đường chéo mặt ngoài sụn giáp
+ Phần nhẫn hầu: bám vào sụn nhẫn
Có nhiều cấu trúc đi qua khe giữa các cơ khít hầu:
- Thần kinh quặt ngược thanh quản và động mạch thanh quản dưới đi vào hầu qua khe giữa cơ khít hầu dưới
và thực quản
- Nhánh trong của thần kinh thanh quản trên và mạch máu thanh quản trên qua khe giữa cơ khít hầu dưới và
cơ khít hầu giữa
- Cơ trâm hầu và thần kinh thiệt hầu (TK IX) qua khe giữa cơ khít hầu giữa và cơ khít hầu trên
-Vòi tai, cơ nâng màng khẩu cái, động mạch khẩu cái lên đi qua khe giữa cơ khít hầu trên và nền sọ
3.2 Hai cơ trâm hầu và vòi hầu
Tạo thành lớp cơ dọc bên trong hầu:
- Cơ trâm hầu: từ mỏm trâm, chui qua khe giữa cơ khít hầu trên và cơ khít hầu giữa, đến thành bên hầu
- Cơ vòi hầu: đi từ vòi tai đến thành bên hầu
Các cơ của hầu thực hiện động tác nuốt
Hình 10 13 Các cơ khít hầu
Trang 141 Cơ nhị thân 2 Cơ trâm hầu 3 Cơ khít hầu trên 4 Cơ khít hầu giữa
5 Cơ khít hầu dưới 6 Tuyến giáp 7 Thực quản
4 Mạc má hầu
Mạc má hầu liên tục từ má (bao phủ ngoài cơ mút) đến hầu, bao bọc phía ngoài các cơ khít hầu
IV Liên quan của hầu
Phiá sau: hầu liên quan với cột sống, các cơ dài cổ, dài đầu và khoang sau hầu
Khoang sau hầu: là lớp tổ chức liên kết lỏng lẻo phía sau hầu, nằm giữa lá trước cột sống mạc cổ và mạc máhầu, chạy dài từ nền sọ xuống trung thất, hai bên được giới hạn bởi bao cảnh Do đó một viêm nhiễm ở đây
dễ dàng lan xuống trung thất trên
Phía bên: liên quan đến khoang bên hầu và mạch máu, thần kinh vùng cổ
Khoang bên hầu chứa tổ chức liên kết lỏng lẻo từ nền sọ đến ngang xương móng: có giới hạn trong là thànhbên hầu, giới hạn trước ngoài là các cơ chân bướm, phía sau ngoài là tuyến nước bọt mang tai, phía sau làmỏm trâm và các cơ bám vào mỏm này
Khoang bên hầu và khoang sau hầu tạo thành khoang quanh hầu, làm cho hầu di chuyển được dễ dàng trongquá trình nuốt
Phía sau bên hầu còn liên quan với các thần kinh sọ IX, X, XI và XII, thân giao cảm cổ, bao cảnh và cácđộng mạch hầu lên, động mạch khẩu cái lên, động mạch mặt, động mạch lưỡi, động mạch giáp trên vànhánh thần kinh thanh quản trên
V Mạch máu, thần kinh của hầu
1 Cấp máu cho hầu có các động mạch sau
- Động mạch hầu lên và động mạch giáp trên: là các nguồn chính
- Ngoài ra còn có động mạch khẩu cái lên, là nhánh bên của động mạch mặt và động mạch bướm khẩu cái lànhánh bên của động mạch hàm
2 Thần kinh
Thần kinh của hầu phát sinh từ đám rối hầu do nhánh hầu của thần kinh X và thần kinh IX tạo nên cùng vớicác nhánh giao cảm cổ
Về vận động, thần kinh X chi phối tất cả các cơ, ngoại trừ cơ trâm hầu do thần kinh IX điều khiển
VI Đại cương về hoạt động nuốt
Nuốt là một hoạt động thần kinh cơ phức tạp, nhờ nó mà thức ăn, thức uống được di chuyển từ miệng quahầu vào thực quản đến dạ dày Có thể xem như gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn miệng, giai đoạn hầu và giaiđoạn thực quản, xãy ra kế tiếp nhau từ trên xuống dưới
Khi khối thức ăn được lưỡi đẩy vào hầu, khẩu cái mềm được nâng lên, căng ra và tiếp xúc với thành sau hầu,đóng kín eo hầu lại Đồng thời hầu cũng lập tức được nâng lên nhờ các cơ nâng hầu (cơ dọc) Rồi cơ khíthầu trên co lại, vật nuốt được đẩy xuống vùng cơ khít hầu giữa đang giãn ra, kế tiếp cơ khít hầu giữa co lạiđẩy tiếp xuống vùng cơ khít hầu dưới Tương tự vật nuốt được đẩy xuống thực quản
Trang 15Mục tiêu bài giảng
1 Mô tả cấu tạo của mũi ngoài và các thành của ổ mũi.
2 Mô tả các xoang cạnh mũi, niêm mạc mũi, mạch thần kinh chi phối mũi.
3 Nêu các cấu tạo của mũi liên quan đến 2 chức năng ngửi và thở
Mũi là phần đầu của hệ hô hấp, có nhiệm vụ chủ yếu là dẫn khí, làm sạch và sưởi ấm không khí trước khivào phổi, đồng thời là cơ quan khứu giác Mũi gồm có 3 phần: mũi ngoài, mũi trong hay ổ mũi, các xoangcạnh mũi
- Sau sống mũi là vách mũi, hai bên là 2 cánh mũi
- Giữa vách mũi và cánh mũi là 2 lỗ mũi trước Giữa cánh mũi và má là rãnh mũi má
Mũi ngoài được cấu tạo bởi một khung xương sụn, cơ và da, bên trong được lót bởi niêm mạc
1 Xương
Xương tạo nên mũi ngoài gồm: 2 xương mũi, mỏm trán và gai mũi trước của xương hàm trên
Hình 10 14 Khung xương sụn của mũi
1 Xương mũi 2 Sụn mũi bên 3 Sụn cánh mũi nhỏ
4 Trụ trong và trụ ngoài của sụn cánh mũi lớn 5 Sụn vách mũi 6 Mỏm trán xương hàm trên
Trang 16- Sụn cánh mũi lớn: nằm 2 bên đỉnh mũi Có hai trụ: trụ trong tạo nên vách mũi và trụ ngoài lớn hơn tạo nêncánh mũi.
- Sụn cánh mũi nhỏ và sụn phụ: nằm giữa sụn mũi bên và sụn cánh mũi lớn
- Sụn lá mía mũi: là 2 mảnh sụn dài nhỏ nằm dọc theo bờ sau dưới của sụn vách mũi
3 Cơ
Cơ của mũi ngoài là phần cánh và phần ngang cơ mũi, cơ hạ vách mũi
4 Da
Mỏng, di động, trừ phần đỉnh và cánh mũi, các sụn của mũi
II Mũi trong hay ổ mũi
Gồm 2 ổ, nằm ngay dưới nền sọ và trên khẩu cái cứng, cách nhau bởi vách mũi (còn gọi là thành mũi trong)thông với bên ngoài qua lỗ mũi trước và thông với hầu ở sau qua lỗ mũi sau Mỗi ổ mũi có 4 thành: trong,ngoài trên và dưới Có nhiều xoang nằm trong các xương lân cận, đổ vào ổ mũi
1 Tiền đình mũi
Là phần đầu tiên của ổ mũi, hơi phình ra, tương ứng với phần sụn cánh mũi lớn Phần lớn tiền đình mũiđược lót bởi da với nhiều lông và tuyến nhầy để cản bụi Giới hạn giữa tiền đình mũi và phần còn lại của ổmũi nhìn rõ ở thành ngoài gọi là thềm mũi
2 Lỗ mũi sau
Là nơi thông thương giữa ổ mũi với tỵ hầu Gồm 2 lỗ, cách nhau bởi vách mũi Lỗ mũi sau có hình bầu dụcđứng, với giới hạn trên là thân xương bướm và cánh xương lá mía, giới hạn dưới là chỗ nối giữa khẩu cáicứngvà khẩu cái mềm Ngoài là mảnh trong mỏm chân bướm Trong là bờ sau vách mũi
3 Thành mũi trong
Thành mũi trong hay vách mũi: có hai phần:
-Phần sụn: ở trước, gồm trụ trong sụn cánh mũi lớn (tạo nên phần màng di động phía dưới của vách mũi) vàsụn vách mũi, sụn lá mía mũi
- Phần xương: ở sau, do mảnh thẳng đứng của xương sàng và xương lá mía tạo nên
4 Trần ổ mũi
Trần của ổ mũi có ba phần:
- Phần trước là xương mũi và xương trán
- Phần giữa gồm có mảnh sàng của xương sàng
- Phần sau là thân xương bướm, cánh của xương lá mía và mỏm bướm của xương khẩu cái
- Ngách mũi dưới có ống lệ mũi đổ vào ở phần trước
- Ngách mũi giữa phức tạp nhất, với các cấu trúc như bọt sàng, khe bán nguyệt, mỏm móc và là nơi đổ củacác xoang sàng trước, xoang sàng giữa và xoang hàm trên, xoang trán
- Phía trước xoăn mũi giữa và ngách mũi giữa, thành ngoài này lồi lên gọi là đê mũi Trước đê mũi là rãnhkhứu
Trang 17- Các lỗ đổ của các xoang sàng sau và xoang bướm ở ngách mũi trên hoặc trên cùng.
Hình 10 15 Thành ngoài của mũi
1 Xoang sàng sau 2 Xoang bướm 3 Ngách mũi trên 4 Ngách mũi giữa 5 Ngách mũi dưới
6 Tiền đình mũi 7 Thềm mũi 8 Xoăn mũi dưới 9 Xoăn mũi giữa 10 Xoăn mũi trên 11 Xoang trán
+ Vùng hô hấp: là phần lớn phía dưới ổ mũi Niêm mạc có nhiều mạch máu, tuyến niêm mạc và tổ chứcbạch huyết nhằm để sưởi ấm, làm ẩm không khí, lọc bớt bụi và sát trùng trước khi vào phổi
III Các xoang cạnh mũi
Hình 10 16. Các xoang cạnh mũi
1 Xoang trán 2 Mê đạo sàng 3 Xoang bướm 4 Các xoang sàng 5 Xoang hàm trên
Trang 18Gồm có 4 đôi là: xoang hàm trên, xoang trán, xoang sàng và xoang bướm Bình thường chúng đều rỗng,thoáng và khô ráo, có nhiệm vụ cộng hưởng âm thanh, làm ẩm niêm mạc mũi, sưởi ấm không khí và làmnhẹ khối xương đầu mặt.
- Xoang hàm trên: là xoang lớn nhất, nằm trong xương hàm trên, hai bên ổ mũi Đổ vào ổ mũi ở ngách mũigiữa (qua phểu sàng)
- Xoang trán: hai xoang phải và trái cách nhau bởi vách xương trán và thường không cân xứng nhau, đổ vàongách mũi giữa qua ống mũi trán
- Xoang sàng: nằm trong mê đạo sàng Gồm 3 - 18 xoang nhỏ, chia thành 3 nhóm:
+ Nhóm trước và nhóm giữa: đổ vào ngách mũi giữa qua phểu sàng
+ Nhóm sau: đổ vào ngách mũi trên
- Xoang bướm: nằm trong thân xương bướm Đổ vào ngách mũi trên hoặc ngách mũi trên cùng (nếu có)
IV Mạch máu và thần kinh
1 Mạch máu cung cấp cho mũi: chủ yếu từ
- Động mạch bướm khẩu cái: nhánh của động mạch hàm, qua lỗ bướm khẩu cái cho hai nhánh
+ Động mạch mũi sau ngoài: cho các xoăn mũi, ngách mũi và các xoang
+ Động mạch mũi sau vách: cho phần sau vách mũi
- Động mạch khẩu cái xuống: là nhánh của động mạch hàm, cho hai nhánh là động mạch khẩu cái lớn vàđộng mạch khẩu cái nhỏ, cấp máu cho khẩu cái cứng và khẩu cái mềm
- Động mạch sàng trước: nhánh của động mạch mắt cấp máu cho vách mũi
- Động mạch môi trên: là nhánh của động mạch mặt, cấp máu cho phần trước vách mũi
2 Thần kinh
- Khứu giác: các sợi thần kinh khứu giác từ niêm mạc mũi vùng khứu giác qua mảnh sàng vào hành khứu
- Cảm giác thân thể: do các nhánh từ thần kinh sinh ba và hạch chân bướm khẩu cái
Trang 19THANH QUẢN
Mục tiêu bài giảng
1 Mô tả được hình thể ngoài và trong của thanh quản.
2 Mô tả cấu tạo (các sụn, dây chằng, các cơ, các màng) của thanh quản.
3 Vẽ sơ đồ giải thích sự hoạt động các cơ thanh quản trong động tác căng, chùng dây thanh âm, mở và khép thanh môn.
4 Vẽ hình soi thanh quản.
I Đại cương
1 Vị trí và liên quan
Thanh quản là một phần của đường hô hấp, có hình ống, trên thông với hầu, dưới nối với khí quản, có nhiệm
vụ phát âm, dẫn khí và coi như một cái van bảo vệ khí đạo (đặc biệt là trong khi nuốt) Nó nằm ở giữa cổngay trước thanh hầu, ngang mức từ thân đốt sống cổ C3 đến C6 Hai bên liên quan với các cơ dưới móng,tuyến giáp, với bao cảnh và các thành phần của nó
Thanh quản thường di động dễ dàng lên xuống (khi nuốt, khi ngữa gập cổ), hoặc sang bên
2.Kích thước
Ở nam giới, thanh quản dài khoảng 5cm, thường lớn hơn so với nữ giới và phát triển mạnh vào tuổi dậy thì
Do vậy, đàn ông giọng trầm hơn đàn bà và thường có hiện tượng vỡ tiếng ở tuổi dậy thì
3 Cấu tạo
Thanh quản được cấu tạo bởi các sụn nối với nhau bằng các khớp, các màng, các dây chằng và các cơ.Trong đó 2 dây thanh âm sẽ rung chuyển và phát ra âm thanh dưới tác động của luồng không khí đi qua.Bên trong, thanh quản được phủ bởi niêm mạc liên tục với niêm mạc hầu, khí quản và tạo nên các xoangcộng hưởng âm thanh
II Các sụn thanh quản
-Gồm có 3 sụn đơn: sụn giáp, sun nhẫn và sụn nắp thanh môn, và 4 sụn đôi là: sụn phễu, sụn sừng, sụn chêm
và sụn thóc Trong đó sụn chêm và sụn thóc là những sụn phụ, nhỏ
1 Sụn giáp
Lớn nhất trong các sụn thanh quản Sụn giáp như một tấm khiên che phía trước thanh quản, nằm trên sụnnhẫn và dưới xương móng Được tạo nên bởi hai mảnh phải và trái, mỗi mảnh hình tứ giác, dính liền nhau ởđường giữa, tạo nên lồi thanh quản nhìn ra trước và một góc mở ra sau, gọi là góc sụn giáp Góc này ở nữkhoảng 120o, còn ở nam giới khoảng 90o, nên lồi thanh quản ở nam giới lớn và nổi rõ hơn ở nữ giới
Mặt ngoài: ở mỗi mảnh có củ giáp trên và củ giáp dưới, nối nhau bằng đường chéo có các cơ ức giáp, giápmóng và cơ khít hầu dưới bám vào
Mặt trong: có góc sụn giáp
Giữa bờ trên có khuyết giáp trên và giữa bờ dưới có khuyết giáp dưới
Bờ trước: có lồi thanh quản, thấy rõ và sờ được ngay dưới da cổ
Bờ sau: mỗi mảnh có một sừng trên, và một sừng dưới (để khớp với sụn nhẫn)
Trang 20Hình 10 17 Các sụn của thanh quản
1 Xương móng 2 Dây chằng móng nắp 3 Màng giáp móng 4 Sụn nắp thanh môn
5 Dây chằng giáp móng giữa 6 Sụn giáp 7 Dây chằng tiền đình 8 Dây chằng thanh âm
9 Cung sụn nhẫn 10 Sụn khí quản 11 Sụn thóc 12 Dây chằng giáp nắp 13 Sụn phễu
14 Mảnh sụn nhẫn 15 Thành màng của khí quản
2 Sụn nhẫn
Sụn nhẫn có hình chiếc nhẫn, nằm ở dưới sụn giáp, gồm 2 phần:
- Cung sụn nhẫn: ở phía trước, sờ được dưới da
- Mảnh sụn nhẫn: rộng, ở phía sau Bờ trên có diện khớp, tiếp khớp với sụn phễu Mặt sau có mào giữa, lànơi bám của dây chằng thực quản Mặt trên có diện khớp (ở chỗ nối cung và mảnh) để khớp với sừng dướisụn giáp
- Bờ dưới sụn nhẫn nằm ngang (ngang mức bờ dưới thân đốt sống cổ C6, tương ứng chỗ nối giữa hầu vàthực quản), nối với vòng sụn đầu tiên của khí quản bằng dây chằng nhẫn - khí quản
Là sụn đôi, sụn phễu ngồi trên mảnh sụn nhẫn, có hình tháp 3 mặt, một đỉnh và một đáy
- Đỉnh ở trên nối với đáy sụn sừng
- Đáy ở dưới, tiếp khớp với sụn nhẫn Đáy có 2 mỏm:
+ Mỏm cơ là góc ngoài: có nhiều cơ bám
+ Mỏm thanh âm là góc trước: nơi bám của dây chằng thanh âm
- Mặt trước ngoài: lớn nhất có cơ thanh âm bám
- Mặt sau: có cơ phễu ngang và cơ phễu chéo bám
- Mặt trong: nhỏ, có niêm mạc thanh quản bao phủ và liên quan với thanh môn
5 Sụn sừng
Trang 21Nhỏ, có đáy cố định vào đỉnh sụn phễu.
- Khớp nhẫn giáp: là khớp giữa sừng dưới sụn giáp và diện khớp giáp ở mặt bên sụn nhẫn Cử động chính là
sự xoay của sụn giáp quanh trục ngang qua hai khớp và như vậy góp phần kéo dài dây chằng thanh âm
- Khớp nhẫn phễu: Giữa hai mặt khớp phễu ở bờ trên mảnh sụn nhẫn với đáy sụn phễu Khớp này có cácchuyển động:
+ Xoay quanh trục thẳng đứng
+ Trượt ra ngoài xuống dưới hoặc kéo lên trên vào trong
Các chuyển động này rất quan trọng vì nó tham gia vào việc đóng mở thanh môn, làm căng hay chùng dâychằng thanh âm
1.2 Khớp bất động
Có khớp phễu sừng: đáy sụn sừng cố định vào sụn phễu
2 Các màng xơ chun của thanh quản
2.1 Màng tứ giác
Màng tứ giác căng từ sụn phễu, sụn sừng đến bờ bên sụn nắp thanh môn Có hình tứ giác với 4 bờ:
- Bờ trên: tự do, dày lên tạo thành nếp phễu nắp, có sụn chêm ở trong
- Bờ trước: dính vào bờ bên sụn nắp và góc sụn giáp
- Bờ sau: dính vào sụn phễu và sụn sừng
- Bờ dưới: dày, nằm ngang tạo nên dây chằng tiền đình và đội niêm mạc lên tạo nên nếp tiền đình
Màng tứ giác là nắp ngăn giữa tiền đình thanh quản và ngách hình lê
2.2 Nón đàn hồi
Nón đàn hồi còn gọi là màng nhẫn thanh âm, căng từ bờ trên cung sụn nhẫn đến nếp thanh âm Phần trướccủa nó dày lên tạo thành dây chằng nhẫn giáp Bờ tự do phía trên của nón đàn hồi tạo nên dây chằng thanh
âm căng từ góc sụn giáp đến mỏm thanh âm của sụn phễu Dây chằng thanh âm là bộ phận chính để phát ra
âm thanh, nó đội niêm mạc lên tạo thành nếp thanh âm
Trang 22Hình 10 18 Các màng và dây chằng của thanh quản
1 Sụn nắp thanh môn 2 Xương móng 3 DC móng nắp 4 DC giáp móng giữa 5.DC giáp nắp 6 Màng tứ giác
7 DC tiền đình 8 DC thanh âm 9 Nón đàn hồi 10 DC nhẫn giáp 11 Sụn nhẫn 12 Sụn khí quản 13 Dây chằng giáp móng bên 14 Màng giáp móng 15 & 16 Lỗ vào của ĐM thanh quản trên 17 Sụn giáp 18 Sụn sừng 19 Sụn phễu 20 DC nhẫn phễu sau 21 Mặt khớp giáp
3 Các dây chằng
- Dây chằng giáp nắp: gắn cuống sụn nắp thanh môn vào góc sụn giáp
- Dây chằng móng nắp: từ thân xương móng đến trước sụn nắp
- Dây chằng lưỡi nắp: từ phần hầu của lưỡi đến sụn nắp, tạo nên nếp lưỡi nắp giữa
- Màng giáp móng: căng từ bờ trên và sừng trên sụn giáp đến sừng lớn và bờ trên thân xương móng Ở giữa,màng dày lên tạo nên dây chằng giáp móng giữa và hai bên là hai dây chằng giáp móng bên có chứa sụnthóc Mạch máu và thần kinh thanh quản trên chọc thủng màng này để vào thanh quản
- Dây chằng nhẫn - khí quản: từ bờ dưới sụn nhẫn đến bờ trên vòng sụn đầu tiên của khí quản
- Dây chằng nhẫn - phễu sau: nối liền mảnh sụn nhẫn và sụn phễu
- Dây chằng sừng- hầu: nối sụn sừng với hầu
IV Các cơ thanh quản
Có 2 loại: cơ ngoại lai và cơ nội tai
1 Cơ ngoại lai
Các cơ từ các phần xung quanh tới thanh quản Gồm hai nhóm:
- Cơ nâng thanh quản: Cơ giáp móng, cơ trâm móng, hãm móng, hai thân, trâm hầu và cơ khẩu cái hầu
- Các cơ hạ thanh quản: Cơ vai móng, ức móng và ức giáp
2 Cơ nội tại
Trang 23Hình 10 19 Các cơ nội tại của thanh quản
A Nhìn bên B Sau khi cắt mảnh sụn giáp C Nhìn sau
1 Cơ nhẫn giáp 2 Cơ phễu nắp 3 Cơ phễu chéo 4 Cơ phễu ngang 5 Cơ nhẫn phễu sau
6 Cơ nhẫn giáp 7 Cơ nhẫn phễu bên
Theo nguyên uỷ có:
2.1 Từ sụn nhẫn
Có 3 cơ:
- Cơ nhẫn giáp: Ở nông nhất, đi từ mặt bên sụn nhẫn tới sừng dưới và bờ dưới sụn giáp Động tác: Kéo cungsụn nhẫn lên trên và nghiêng sụn giáp ra trước, nên làm căng và làm mỏng dây chằng thanh âm khi nóigiọng cao
- Cơ nhẫn phễu bên: Từ cung sụn nhẫn tới mỏm cơ sụn phễu Động tác: Xoay các sụn phễu vào trong, nênlàm khép thanh môn
- Cơ nhẫn phễu sau: Đi từ mặt sau mảnh sụn nhẫn đến mỏm cơ của sụn phễu Động tác: Làm xoay ngoài cácsụn phễu nên làm mở thanh môn và căng dây chằng thanh âm
- Cơ giáp nắp: Nằm phía trên cơ giáp phễu, đi từ nắp sụn giáp đến bờ sụn nắp Tác dụng: hạ sụn nắp vàgiống như một cơ vòng thanh quản
2.3 Từ sụn phễu
Có 3 cơ:
- Cơ phễu ngang: là cơ ngang duy nhất của thanh quản, nối liền mặt sau hai sụn phễu
- Cơ phễu chéo: chạy từ mỏm cơ sụn phễu này tới đỉnh sụn phễu kia, ở phía sau cơ phễu ngang
Hai cơ phễu ngang và phễu chéo còn gọi là các cơ gian phễu, có tác dụng khép thanh môn
- Cơ phễu nắp: có thể xem như là phần nối dài của cơ phễu chéo lên sụn nắp thanh môn Tác dụng tương tự
cơ giáp nắp
Tóm lại, các cơ thanh quản có thể xếp thành các nhóm theo chức năng:
Trang 24Các cơ tác động lên dây chằng thanh âm:
- Căng dây chằng thanh âm: cơ nhẫn giáp, cơ nhẫn phễu sau và cơ thanh âm
- Chùng dây chăng thanh âm: cơ giáp phễu
- Mở thanh môn: cơ nhẫn phễu sau
- Khép thanh môn: cơ phễu chéo, phễu ngang, nhẫn phễu bên, giáp phễu và cơ thanh âm
- Làm hẹp tiền đình thanh quản: cơ phễu ngang, giáp phễu, phễu chéo và phễu nắp
V Hình thể ngoài của thanh quản
Thanh quản có 2 mặt: trước và sau
1 Tiền đình thanh quản
Tiền đình thanh quản là phần trên hai nếp tiền đình, có hình phễu:
- Trên thông với hầu, tạo nên cửa vào thanh quản
- Dưới là khe tiền đình ở giữa hai nếp tiền đình
- Trước là sụn nắp, sụn giáp Sau là cơ phễu ngang
- Hai bên là màng tứ giác, các sụn chêm, sụn sừng và mặt trong sụn phễu
Trang 25Hình 10 20 Hình thể trong thanh quản
A Tiền đình thanh quản B Ổ dưới thanh môn
1 Sụn nắp thanh môn 2 Xương móng 3 Cơ giáp móng 4 Cơ phễu nắp 5 Sụn giáp
6 Cơ thanh âm 7 Cơ khít hầu dưới 8 Cơ nhẫn phễu bên 9 Bó mạch giáp trên 10 Cơ nhẫn giáp
11 Cơ ức giáp 12 Sụn nhẫn 13 Tuyến giáp 14 Màng giáp móng 15 Màng tứ giác
16 Tiền đình thanh quản 17 DC tiền đình 18 Khe tiền đình 19 Dây chằng thanh âm
20 Khe thanh môn 21 Nón đàn hồi 22 DC vòng
2 Thanh thất
Là khoảng giữa hai nếp tiền đình ở trên và hai nếp thanh âm ở dưới
- Hơi phình ra, có hai ngách bên là túi thanh quản, chứa nhiều tuyến nhầy
- Hai dây chằng thanh âm tạo nên hai nếp thanh âm, giới hạn ở giữa là khe thanh môn có hai phần:
+ Phần gian màng: nằm giữa hai nếp thanh âm, ở phía trước
+ Phần gian sụn: nằm giữa hai sụn phễu, ở phía sau
- Nếp thanh âm có bờ mỏng, nằm gần đường giữa hơn nếp tiền đình Chỉ có nếp thanh âm mới tham gia vào
sự phát âm
3 Ổ dưới thanh môn
Ở phía dưới khe thanh môn:
- Có dạng hình nón, do nón đàn hồi và sụn nhẫn tạo nên
- Tổ chức dưới niêm mạc lỏng lẻo, nên phù thanh quản dể xuất hiện ở đây