Định nghĩa Giải phẫu học là môn khoa học nghiên cứu về cấu trúc cơ thể con người: nghiên cứu về hìnhdạng và kích thước của xương...; Nghiên cứu cấu trúc từng cơ quan và mối liên
Trang 1NHẬP MÔN GIẢI PHẪU HỌC
Mục tiêu bài giảng:
1.Biết được định nghĩa giải phẫu học
2 Hiểu được sơ lược lịch sử nghiên cứu giải phẫu học
3 Hiểu được nội dung và phạm vi nghiên cứu của môn học.
4 Nắm vững tư thế giải phẫu, các mặt phẳng giải phẫu học
5 Biết được các thuật ngữ sử dụng trong giải phẫu và các động tác cơ bản của giải phẫu học
6 Kể được các nguyên tắc đặt tên và các hệ danh pháp giải phẫu học.
I Định nghĩa
Giải phẫu học là môn khoa học nghiên cứu về cấu trúc cơ thể con người: nghiên cứu về hìnhdạng và kích thước của xương ; Nghiên cứu cấu trúc từng cơ quan và mối liên quan giữa giải
phẫu với chức năng của cơ quan bộ phận đó Từ “giải phẫu (anatomy)” có nguồn gốc từ rất
lâu, cách đây hơn 2000 năm, hồi đó, Aristotle dùng từ “anatome” (anatome theo nghĩa Hy lạp
là phẫu tích) để chỉ môn học này
Giải phẫu học là một môn khoa học cơ sở, không những cho y học mà còn cho các ngành sinhhọc khác
II Lịch sử nghiên cứu
Lịch sử nghiên cứu giải phẫu có từ rất lâu, ở hầu hết các vùng của thế giới từ đông sang tây.Có thể từ xem việc nghiên cứu giải phẫu thời kỳ đồ đá Sau đây là một số mốc đáng nhớ
Hình 1 1.Tranh các huyệt châm cứu của Trung quốc (a): Biểu đồ các huệt (b): Bệnh nhân được châm cứu
Trang 2- Ở Trung quốc, với các thầy thuốc nổi tiếng như Hoa Đà…với một hệ thống y học phươngđộc đáo Y học phương đông quan niệm rằng tất cả mọi vật, kể cả con người đều tạo thành từhai phần đối lập nhưng thống nhất là âm và dương Hệ thống kinh lạc và các huyệt châm cứu
là bằng chứng rõ nhất cho việc nghiên cứu giải phẫu học của các thầy thuốc trung quốc Ở Hy lạp, Ai cập và La mã cổ đại
- Hippocrates (460 – 377 TCN), cha đẻ của y học tây phương, đã đưa ra thuyết thuyết thể dịch
về cấu tạo con người “các cơ quan được tạo thành từ các thành phần: máu, khí, mật vàng vàmật đen, các cơ quan có cấu tạo khác nhau là do tỷ lệ các thành phần trên khác nhau”
Hình 1 2 Hippocrates (460 – 377 TCN ) Hình 1 3 Aristotle (384 – 322 TCN)
- Aristotle (384 – 322 TCN), được xem như là cha đẻ của giải phẫu học so sánh, với địnhnghĩa con người của ông như sau “Con người là động vật đứng thẳng, có hai tay, có lý trí vànói được (homo animal erectum, bimanens, rationale, loquens”, Aristole là người đầu tiên sửdụng danh từ “anatome (theo nghĩa Hy lạp là phẫu tích)” trong giải phẫu, là người xây dựngnên hệ danh pháp giải phẫu đầu tiên trên thế giới
- Herophilus (khoảng 325 TCN.) là thầy dạy giải phẫu ở Alexandria, nhờ phương pháp nghiêncứu giải phẫu bằng quan sát và mổ xác, nên đã có nhưng phát minh rất quan trọng về giảiphẫu học đặc biệt là giải phẫu sọ và hệ thần kinh Người đầu tiên đưa ra khái niệm nơi ở củatrí thông minh là não bộ, người đầu tiên phân biệt được các dây thần kinh gồm hai loại là cảmgiác và vận động
- Claudius Galen (130–201) là một thầy thuốc nổi tiếng, và các công trình nghiên cứu y họccủa ông ta đã ngự trị trong suốt nhiều thế kỷ của văn minh nhân loại thời kỳ trung cổ Riêng
về giải phẫu học, các nghiên cứu của Galen không được nhiều nhưng lại có nhiều sai lầm, vìGalen nghiên cứu giải phẫu người nhưng chủ yếu dựa nhiều vào phẫu tích động vật Tuynhiên cũng giống các ngành y học khác, các quan niệm về giải phẫu học của ông ta đã ngự trịtrong suốt đêm dài trung cổ
- Thời kỳ trung cổ: ít có công trình nổi bậc, trong thời kỳ này phải kể đến sự đóng góp của thếgiới hồi giáo trong việc duy trì các văn bản y học thời kỳ cổ đại thoát khỏi sự khai trừ của lịchsử trong thời kỳ trung cổ ở châu Âu
Thời kỳ phục hưng: thế kỷ 14 đến thế kỷ 16 có các tác giả tiêu bảo sau đây
Trang 3- Leonardo da Vinci (1452–1519) một họa sĩ thiên tài với bức tranh nổi tiếng Mona Lisa lưutrữ tại viện bảo tàng Louvre, Paris nước Pháp Ông ta còn là một nhạc sĩ, kiến trúc sư đồngthời cũng là nhà giải phẫu học, ông đã nghiên cứu hoạt động của não và đưa ra mô hình cácval tim cũng như sự hoạt động của các van này.
Hình 1 4 Leonardo da Vinci (1452-1519) Hình 1 5 André Vésalius (1514 – 1564)
- André Vésalius (1514 – 1564) được xem là cha đẻ của giải phẫu học hiện đại, với tác phẩmnổi tiếng “De humani corporis fabrica” Theo ông ta, việc nghiên cứu giải phẫu học phải quansát trực tiếp bằng việc phẫu tích xác Các kiến thức giải phẫu học mô tả trong tác phẩm trên
đã chỉ ra nhiều sai lầm đã ngự trị trong giải phẫu học suốt thời gian dài từ các bài giảng củacủa Galen
Thế kỷ 17 đến nay có rất nhiều nhà giải phẫu học nổi tiếng với các tác phẩm quan trọng như:
- William Harvey (1578 – 1657), với tác phẩm “Motion of the heart and blood in animals”,nghiên cứu về hệ thống tuần hoàn, là người tìm ra vòng tuần hoàn hệ thống
- Leeuwenhoek (1632–1723), phát minh ra kính hiển vi, đã thúc đẩy giải phẫu học phát triển
- Đặc biệt, trong thế kỷ 20, các công trình nghiên cứu giải phẫu học càng nhiều, rất là chi tiết
và phức tạp, một trong những thành công đáng kể là xây dựng một hệ thống thuật ngữ giảiphẫu học quốc tế
III Nội dung và phạm vi của giải phẫu học
1 Theo mục đích nghiên cứu
Giải phẫu học được chia thành những ngành chính
1.1 Giải phẫu y học
Là ngành giải phẫu nghiên cứu cấu trúc và mối liên quan của các cơ quan và bộ phận cơ thểngười, phục vụ cho các môn khác của y học để đào tạo nên các người làm nghề y Giải phẫu
Trang 4học y học chia thành nhiều chuyên ngành như giải phẫu định khu, giải phẫu hệ thống, giảiphẫu lâm sàng, giải phẫu học chẩn đoán hình ảnh
1.2 Giải phẫu mỹ thuật
Là ngành giải phẫu chú trọng đến việc nghiên cứu giải phẫu bề mặt con người phục vụ choviệc đào tạo của các trường mỹ thuật
1.3 Giải phẫu học thể dục thể thao
Nghiên cứu về hình thái, đặc biệt là cơ quan vận động cũng như sự thay đổi hình thái khi vậnđộng Phục vụ cho các trường thể dục thể thao
1.4 Giải phẫu học nhân chủng
Nghiên cứu đặc điểm các quần thể người còn sống cũng như các di cốt khảo cổ để tìm hiểuquá trình phát triển của loài người
1.5 Giải phẫu học nhân trắc
Đo đạc các kích thước của cơ thể để tìm ra các tỷ lệ, mối liên quan của các phần nhằm tạo racác công cụ phục vụ đời sống và lao động, hay mối liên quan của các loại hình với bệnh tật.1.6 Giải phẫu học so sánh
Nghiên cứu so sánh từ động vật cấp thấp đến cấp cao, nhằm mục đích tìm ra quy luật tiến hóatừ động vật thành loài người
2 Theo mức độ nghiên cứu
2.1 Giải phẫu học đại thể
Nghiên cứu giải phẫu bằng mắt thường, đó là môn giải phẫu học đang dạy ở các trường YDược Việt nam
2.2 Giải phẫu học vi thể
Nghiên cứu hình thái và cấu trúc giải phẫu nhờ kính hiển vi quang học, còn gọi là mô học2.3 Giải phẫu học siêu vi và phân tử
Nghiên cứu hình thái và cấu trúc giải phẫu nhờ kính hiển vi điện tử
3 Theo phương pháp nghiên cứu
Theo phương pháp nghiên cứu giải phẫu học gồm những phân ngành sau đây
3.1 Giải phẫu học chức năng
Là ngành giải phẫu nghiên cứu sự liên quan giữa chức năng và giải phẫu học, hình thái vàchức năng là hai mặt thống nhất “ Hình thái phục vụ chức năng và chức năng phụ thuộc hìnhthái”
3.2 Giải phẫu học phát triển
Môn giải phẫu nghiên cứu sự phát triển cơ thể từ khi thụ tinh cho đến khi già và chết
3.3 Giải phẫu học hệ thống
Ngành giải phẫu khi mô tả cơ quan bộ phận thực hiện một chức năng nhất định như: hệ tuầnhoàn, hệ hô hấp…
3.4 Giải phẫu học từng vùng
Nghiên cứu giải phẫu học theo từng vùng cơ thể: Đầu, cổ, ngực, bụng, chi trên, chi dưới…
Trang 53.5 Giải phẫu học định khu
Nghiên cứu giải phẫu theo mối liên quan lân cận như nông sâu… phục vụ chính cho cácngành ngoại khoa như vùng nách có cấu tạo từ nông vào sâu: da, tổ chức dưới da…
3.6 Giải phẫu học bề mặt
Nghiên cứu giải phẫu bề mặt các chỗ lồi lõm, vị trí các cơ quan tương ứng ở bên dưới… nhưvùng thượng vị, hạ vị…
3.7 Giải phẫu học hình ảnh học
Với sự phát triển nhanh của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, thì ngành giải phẫu chẩnđoán hình ảnh cũng phát triển theo như giải phẫu siêu âm, CT scan, MRI, PET scan…
IV Tư thế giải phẫu
Việc xác định đúng tư thế giải phẫu rất quan trọng trong việc đặt tên và mô tả Tư thế giải
phẫu là tư thế “người sống, đứng thẳng, chi trên thả dọc theo thân mình, mắt và lòng bàn
tay hướng ra trước”.
V Các mặt phẳng giải phẫu
Đó là ba mặt phẳng chính trong không gian
Trang 6Hình 1 6 Tư thế giải phẫu và ba mặt phẳng giải phẫu
VI Các thuật ngữ sử dụng trong mô tả
1 Trước- sau
Trước còn gọi là bụng, sau là lưng Tuy nhiên, lòng bàn chân được xem là mặt bụng của bànchân
2 Gần – xa
Trang 7Gần và xa với gốc hay nơi bắt đầu của cấu trúc cơ thể Khái niệm gần xa thưởng sử dụng ở tứchi.
Khép là động tác hướng vào đường giữa Dạng là động tác đưa ra xa đường giữa
3 Xoay vào trong - xoay ra ngoài
Xoay vào trong là động tác hướng mặt bụng vào giữa Xoay ra ngoài động tác chuyển mặtbụng ra xa
4 Sấp - ngữa
Ðộng tác của cẳng tay và bàn tay Sấp là động tác quay vào trong của cẳng tay để lòng bàntay có thể hướng ra sau Ngữa là động tác quay ra ngoài, giữ lòng bày tay hướng ra trước
Trang 85 Nghiêng trong và nghiêng ngoài
Hay sử dụng đối với gan bàn chân như nghiêng bàn chân vào trong, nghiêng bàn chân rangoài, động tác này xoay theo trục của bàn chân
VIII Thuật ngữ giải phẫu học
Một trong những vấn đề quan trọng của bất cứ ngành khoa học nào, đó là tên gọi Đối với giảiphẫu học cũng vậy, vấn đề tên gọi cực kỳ quan trọng và đã có nhiều hệ thống thuật ngữ ra đờitrong suốt chiều dài lịch sử phát triển của giải phẫu học
- Aristotle: người đã đặt nhiều tên cho các chi tiết giải phẫu học bằng cách so sánh với hìnhdạng các vật xung quanh hay quan sát chi tiết đó ví dụ: xương hộp, tá tràng, cơ delta
- André Vésalius: đã xây dựng hệ thống thuật ngữ giải phẫu học bằng tiếng La tinh đầu tiêntrên thế giới
- Hệ danh pháp BNA (1895): sử dụng trong các quốc gia sử dụng tiếng Đức Hệ danh phápnày tương đối hoàn thiện với các tiêu chuẩn gần giống tiêu chuẩn của danh pháp quốc tế saunày
- Hệ danh pháp PNA ra đời 1955 có khoảng 5000 thuật ngữ giải phẫu học đã được sử dụnghầu hết trên thế giới trong các và các sách giải phẫu xuất bản trước năm 1999, là hệ danh phápquốc tế Việc đặt tên trong hệ danh pháp PNA dựa vào các nguyên tắc sau:
+ Mỗi phần cơ thể chỉ mang một tên gọi, trừ các trường hợp ngoại lệ, ví dụ: khẩu cái mềmcòn gọi là màng khẩu cái
+ Các từ dùng bằng ngôn ngữ La tinh, trừ trường hợp không có từ tương ứng trong tiếng Latinh, ví dụ: tĩnh mạch đơn (Vena Azygos, tiếng Hy lạp)
+ Mỗi từ dùng phải tượng hình, có ý nghĩa, càng ngắn, càng đơn giản càng tốt Tính từ đượcdùng sắp đặt theo cách đối nghịch nhau , chính và phụ, trên và dưới
+ Không thay đổi những từ đã quen thuộc nếu chỉ vì lý do ngữ nguyên hay để mang tính uyênbác
+ Loại bỏ những danh từ riêng mang tên các nhà giải phẫu học, ngoại trừ “gân Achille” vìAchille không phải là nhà giải phẫu học
- Thuật ngữ giải phẫu học T A (terminologia anatomica) ra đời 1998, nói chung xây dựng trênnền tảng tiêu chuẩn của PNA nhưng số lượng chi tiết giải phẫu nhiều hơn khoảng 7400 từ vàđặc biệt có thêm tiếng Anh bên cạnh tiếng La Tinh đồng thời các tên gọi được mã hóa Hệdanh pháp này hiện nay đang được áp dụng nhiều trường đại học tây phương
Hình 1 8 Một phần của sách thuật ngữ giải phẫu học T.A
Trang 9Ở Việt nam, cho đến nay, vẫn chưa có một sự thống nhất về thuật ngữ giải phẫu học bằngtiếng Việt Tình hình sử dụng danh từ Giải phẫu ở nước ta rất phức tạp Chịu ảnh hưởng củacác nguồn sách tham khảo khác nhau nên thuật ngữ giải phẫu cũng khác nhau
Bộ sách giáo khoa đầu tiên của Giáo sư Ðỗ Xuân Hợp được dịch nguyên theo hệ danh từPháp Các giáo trình của các trường ở miền Nam lại sử dụng cuốn Danh từ cơ thể học củaGiáo sư Nguyễn Hữu (dịch từ danh pháp PNA)
Năm 1983, Nguyễn Quang Quyền xuất bản cuốn “Danh từ giải phẫu học” và 1986 xuất bảntài liệu “Bài giảng Giải phẫu học” Ðây là những tác phẩm đã tuân thủ triệt để danh phápPNA và phần lớn danh từ của PNA đều có trong sách Hệ danh pháp này đã được dùng tronghầu hết các bộ môn Giải phẫu trong cả nước
Hệ thống danh pháp TA cho dù được các nước trên thế giới sử dụng nhiều, nhưng ở ViệtNam mới chỉ được sử dụng ở một số tài liệu giảng dạy của bộ môn giải phẫu học của Đại học
Y Hà Nội và Đại học Y Dược Huế Mong sao Việt Nam sẽ có một hệ thống thuật ngữ thốngnhất để thuận lợi trong công tác đào tạo và khám chữa bệnh
Trang 10Mục tiêu bài giảng:
1 Nêu được chức năng của da và các cơ quan phụ thuộc.
2 Mô tả được cấu tạo của da, lông, các tuyến của da và móng.
Da gồm có da, và các cấu trúc phụ thuộc của da như lông, móng và các tuyến Da tạothành hàng rào ngăn cách giữa cơ thể với môi trường bên ngoài Da có các chức năng chínhsau đây:
- Bảo vệ: da và tóc lông móng bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật, tácdụng có hại của tia cực tím, các tác nhân cơ học
- Chống mất nước, nhờ không cho cơ thể bốc hơi nước
- Cảm giác: da có các thụ cảm thần kinh nhạy cảm với các cảm giác đau, nóng lạnh, sờ
và áp lực, nhờ đó cơ thể nhận biết được cảm giác
- Tạo ra sinh tố D cho cơ thể: khi tia cực tím của ánh sáng mặt trời chiếu vào da, biếncholesterol thành sinh tố D
- Điều hoà nhiệt độ: bằng cơ chế co và giãn mạch phối hợp với tăng hay giảm tiết mồhôi
- Bài tiết: da bài tiết một số chất qua mồ hôi như nước, muối, ure
Da có thể xem như bề mặt của sức khỏe, ngoài một số bệnh lý ở da như mụn trứng cá Dacòn phản ánh một số tình trạng bệnh lý khác của cơ thể ví dụ da có màu đo khi sốt do giãnmạch, hay tái do co mạch khi bị bệnh tim
I Da
Về phương diện phôi thai da có nguồn gốc từ ngoại bì (biểu bì) và trung bì (bì và hạ bì)
1 Cấu tạo của da
Da cấu tạo gồm ba lớp: biểu bì, bì và hạ bì
1.1 Biểu bì: là một lớp biểu mô lát tầng sừng hóa, ngăn cách với lớp bì bởi màng đáy Lớp
biểu bì không có mach máu, được nuôi dưỡng nhờ sự thẩm thấu từ các mao mạch của lớp nhúthuộc lớp bì Về phương diện tế bào, biểu bì cấu tạo chủ yếu bởi tế bào sừng (tế bào tiết rakeratin) Tế bào sừng có nhiệm vụ làm vững chắc lớp biểu bì Các loại tế bào khác là tế bàohắc tố, tạo nên màu sắc của da, đại thực bào có vai trò miễn dịch, tế bào Merkel là một tế bàođặc biệt, nguồn gốc biểu bì, biệt hóa cao, phối hợp các đầu mút thần kinh cảm giác để tiếpnhận cảm giác xúc giác nhẹ, có nhiều ở đầu mút ngón tay
Quá trình sinh sản của tế bào biểu bì xảy ra ở lớp sâu nhất của biểu bì Khi có sự phân bào thìmột tế bào mới được tạo nên, tế bào này đẩy tế bào cũ tiến dần ra nông và bong ra Quá trình
di chuyển của tế bào từ sâu ra nông, gọi là hiện tượng sừng hóa, trong quá trình này tế bàothay đổi về hình dạng cà thành phần hoá học của nó Khi quá trình sừng hóa bị rối loạn, sẽ tạonên một số bệnh lý của da ví dụ như bệnh vảy nến
Trang 11Hình 1 9 Các lớp của da
1 Biểu bì 2 Bì 3 Hạ bì
Quá trình sừng hóa là một quá trình liên tục, tuy nhiên có thể phân chia quá trình này thànhcác giai đoạn một cách tương đối, tương ứng một giai đoạn có một tầng tế bào tương ứng, dođó về phương diện hình thái, biểu bì được chia thành 5 tầng từ sâu ra nông như sau:
Số lượng tầng và số lượng các lớp tế bào của một tầng khác nhau tùy vị trí da trên cơ thể
o Tầng đáy: tầng đáy là tầng sâu nhất của biểu bì, gồm một lớp tế bào hình trụhay hình vuông, nằm tựa vào màng đáy, lớp này rất chắc, nhờ các liên kết giữa tế bào vớimàng đáy và giữa các tế bào với nhau qua trung gian các thể liên kết Tầng đáy cấu tạo bởicác tế bào sừng, đây là lớp tế bào có khả năng sinh sản để tạo nên các lớp tế bào phía nônghơn của quá trình sừng hóa Quá trình sừng hóa từ khi tế bào đáy phân chia đến khi bong vảykéo dài khoảng 40 – 55 ngày
o Tầng gai: nằm phía nông so tầng đáy, khoảng 10 lớp tế bào hình đa diện Khi tế bàocàng bị đẩy ra nông thì tế bào dẹt dần và cũng mất các thể liên kết dần, do đó xuất hiện cáckhoảng gian bào giữa các tế bào, các tế bào chỉ dính với nhau ở một đôi chỗ nên có hình cácgai nhọn, vì vậy lớp này được gọi là tầng gai