Xương cánh tay Xương cánh tay là một xương dài, ở trên khớp với xương vai, ở dưới khớp với xương trụ vàxương quay, xương có một thân và hai đầu.. -Cổ xương quay dài khoảng 10-12mm, hình
Trang 1XƯƠNG KHỚP CHI TRÊN
Mục tiêu bài giảng:
1 Mô tả được vị trí, hình thể, cấu tạo các xương chi trên.
2 Mô tả được cấu tạo và hoạt động của các khớp chính của chi trên.
Chi trên dính vào thân bởi đai vai Đai vai được tạo bởi xương đòn ở trước và xương vai ởsau Ở phía trước, đầu trong xương đòn khớp với cán ức, trong khi ở phía sau xương vai nốivào thân chỉ bằng các cơ
Xương chi trên gồm có:
Các xương ở vai: xương đòn và xương vai
Xương ở cánh tay: xương cánh tay
Các xương ở cẳng tay : xương trụ và xương quay
Các xương ở cổ tay: gồm 8 xương xếp thành 2 hàng
Các xương ở bàn tay: gồm 5 xương đốt bàn tay và 14 xương đốt ngón tay
Trang 2II Xương vai
1 Định hướng
Gai vai ra sau
Góc có diện khớp hình soan lên trên và ra ngoài
2 Mô tả
Xương có hai mặt, ba bờ và ba góc
2.1.Các mặt
Trang 3Lõm, gọi là hố dưới vai, trong hố có nhiều gờ chạy chếch từ trên xuống dưới vào trong.
Hình 2 2 Xương vai
A Mặt lưng B Mặt sườn
1 Mỏm quạ 2 Khuyết vai 3 Hố trên gai 4 Gai vai 5 Ổ chảo 6 Hố dưới gai 7 Góc dưới
8 Hố dưới vai 9 Mỏm cùng vai
Trang 42.1.2 Mặt lưng
Có gai vai chia mặt naìy thành hai phần không đều nhau: phần trên nhỏ gọi là hố trên gai, phầndưới lớn gọi là hố dưới gai
Gai vai là một mảnh xương hình tam giác chạy chếch lên trên và ra ngoài Gai vai có ba bờ:
bờ trước dính vào thân xương, bờ sau nằm ngay dưới da sờ thấy dễ dàng, bờ ngoài họp với ổchảo thành một khuyết gọi là khuyết gai-ổ chảo, nối thông hố trên gai và hố dưới gai Ở phíangoài gai vai dẹt lại tạo nên mỏm cùng vai, ở đây có diện khớp mỏm cùng vai để khớp vớiđầu cùng vai của xương đòn
2.2 Các bờ
2.2.1 Bờ trên
Trong mỏng, ngoài dày, hai phần ngăn cách nhau bởi khuyết vai hay khuyết quạ Phần ngoài
có mỏm quạ là một mỏm xương chạy chếch lên trên rồi gập góc ra trước và ra ngoài, có thể sờthấy được trên người sống
III Xương cánh tay
Xương cánh tay là một xương dài, ở trên khớp với xương vai, ở dưới khớp với xương trụ vàxương quay, xương có một thân và hai đầu
1 Định hướng
Đầu tròn lên trên, vào trong
Rãnh của đầu nầy ra trước
2 Mô tả
2.1 Thân xương
2.1.1 Các mặt
- Mặt trước ngoài: Ở 1/3 giữa có một vùng gồ ghề hình chữ V gọi là lồi củ delta
- Mặt trước trong: phẳng và nhẵn, ở giữa là lỗ nuôi xương, 1/3 trên có 1 đường gồ ghề gọi làmào củ bé
Trang 5rãnh có dây thần kinh quay và động mạch cánh tay sâu Do đó, dây thần kinh quay dễ bị tổnthương khi gãy 1/3 giữa thân xương cánh tay
Hình 2 3 Xương cánh tay
A Nhìn trước B Nhìn sau
1 Chỏm xương cánh tay 2 Cổ giải phẫu 3 Củ lớn 4 Củ bé 5 Rãnh gian củ 6 Hố vẹt
7 Hố quay 8 Chỏm con 9 Ròng rọc 10 Rãnh thần kinh quay 11 Hố khuỷu
2.1.2 Các bờ
- Bờ trước ở trên không rõ ràng, phần dưới chẽ ra 2 gờ để ôm lấy hố vẹt
- Bờ trong là chỗ bám của vách gian cơ trong
- Bờ ngoài là chỗ bám của vách gian cơ ngoài
Hai bờ trong và ngoài nổi rõ ở phần dưới
Trang 6Bên ngoài chỏm và cổ giải phẫu là 2 củ:
+ Củ lớn lồi ra ngoài vượt quá khỏi mỏm cùng vai
+ Củ bé lồi ra trước và tạo nên phần nằm trước nhất của đầu trên xương cánh tay Củ lớn và
củ bé liên tục xuống dưới tạo thành mào củ lớn và mào củ bé, đồng thời tạo nên hai mép củarãnh gian củ nên còn được gọi là mép ngoài và mép trong rãnh gian củ theo thứ tự
Đầu trên xương cánh tay dính vào thân xương bởi một chỗ thắt gọi là cổ phẫu thuật, vị trí nầyhay xảy ra gãy xương Thần kinh nách và động mạch mũ cánh tay sau đi sát với xương ở vị trí
cổ phẫu thuật
2.2.2 Đầu dưới
Dẹt bề ngang được, gồm có: lồi cầu, mỏm trên lồi cầu trong và mỏm trên lồi cầu ngoài
- Mỏm trên lồi cầu trong nằm ở trên trong của lồi cầu, ở trước rất thô ráp, mặt sau lõm thànhmột rãnh nông chứa thần kinh trụ
- Mỏm trên lồi cầu ngoài nằm ở phía trên ngoài của lồi cầu
- Lồi cầu gồm chỏm con và ròng rọc
+ Chỏm con: có hình cầu, nằm ở ngoài, khớp với mặt trên của chỏm xương quay Phía trênchỏm con lõm thành một hố gọi là hố quay
+ Ròng rọc: nằm ở trong, có dạng ròng rọc gồm một rãnh và hai sườn Sườn trong lồi hơnsườn ngoài, vì vậy trục dọc của ròng rọc nằm chéo so với thân xương Do đó, ở tư thế giảiphẫu cẳng tay tạo thành một “ góc mang” khoảng 170 độ so với cánh tay Tuy nhiên góc nầybiến mất khi gấp hoặc sấp cẳng tay
Ròng rọc xương cánh tay tiếp khớp với khuyết ròng rọc của xương trụ Phía trên ròng rọc ởmặt trước có hố vẹt, ở mặt sau có hố khuỷu
Chỏm xương cánh tay hướng vào trong và ra sau, trong khi trục của đầu dưới xương cánh taynằm ngang cho nên chúng họp thành một góc Góc nầy được xem như là góc xoắn của xươngcánh tay
IV Xương quay
Xương quay là một xương nằm ở phía ngoài cẳng tay, ngắn hơn xương trụ Ở trên khớp vớixương cánh tay, ở dưới khớp với xương cổ tay, ở trong khớp với xương trụ
1 Định hướng
Đầu lớn xuống dưới
Mấu nhọn của đầu lớn ra ngoài và mặt có nhiều rãnh ra sau
Trang 7Hình 2 4 Xương quay
A Nhìn trước B Nhìn sau C Nhìn từ trong
1 Vành quay 2 Lồi củ quay 3 Mỏm trâm quay
+ Một mặt lõm hướng lên trên, khớp với chỏm con xương cánh tay
+ Một diện khớp vòng xương quay (vành quay) khớp với khuyết quay của xương trụ
-Cổ xương quay dài khoảng 10-12mm, hình ống, là một chỗ thắt lại nằm phía dưới chỏm.-Lồi củ quay nằm ở phía dưới, trước trong so với cổ xương quay, giới hạn giữa đầu trên vàthân xương
Phía trên lồi củ quay trục xương đứng thẳng, từ phần dưới lồi củ quay thân xương hơi uốncong ra ngoài Giữa cổ và thân xương họp thành một góc mở ra ngoài gọi là góc cổ thân Nhờgóc nầy nên xương quay có thể quay quanh xương trụ làm cho bàn tay có thể sấp ngữa được
Trang 82.2.2 Đầu dưới
Có thể xem như một hình khối có 6 mặt:
- Mặt trên: dính vào thân xương
- Mặt dưới: có diện khớp cổ tay để khớp với các xương cổ tay (xương thuyền và xươngnguyệt)
- Mặt trong: do bờ gian cốt của xương đi từ trên xuống tách đôi tạo nên một diện khớp đểkhớp với chỏm xương trụ, diện khớp này gọi là khuyết trụ của xương quay
- Mặt trước: lõm và phẳng
- Mặt ngoài và sau: có nhiều rãnh để cho các gân cơ từ cẳng tay đi xuống bàn tay
Mỏm trâm xương quay là một mỏm xương ở mặt ngoài của đầu dưới, nhô hẳn xuống dưới, có thể sờ được dưới da Dựa vào vị trí của mỏm trâm đê chẩn đoán các gãy đầu dưới xương quay
trong các chấn thương vùng cổ tay, đồng thời xác định là các gãy đã được nắn tốt hay chưa
V Xương trụ
Xương trụ là xương nằm phía trong của cẳng tay, dài hơn xương quay, ở trên khớp với xươngcánh tay, ở dưới khớp với xương cổ tay qua trung gian một đĩa sụn, ở ngoài khớp với xươngquay
1 Định hướng
- Đầu lớn lên trên
- Mặt khớp lõm của đầu nầy ra trước
- Bờ sắc cạnh của thân xương ra ngoài
- Mặt trướ:nửa trên hơi lõm, có lỗ nuôi xương, nửa dưới hơi lồi
- Mặt sau: hơi lồi, càng xuống dưới càng nhỏ lại Ở trên có một diện tam giác cho cơ khuỷubám Ở dưới có một gờ thẳng chia mặt sau làm hai phần : phần trong lõm, phần ngoài gồ ghề
có nhiều cơ bám
- Mặt trong: tương đối nhẵn hơn các mặt khác
2.1.3 Các bờ
- Bờ trước: nhẵn
- Bờ sau: hình chữ S, có thể sờ được toàn bộ bờ này ở dưới da
- Bờ ngoài: còn gọi là bờ gian cốt, mỏng và sắc
2.2 Đầu trên
Gồm mỏm khuỷu, mỏm vẹt, khuyết ròng rọc và khuyết quay
- Mỏm khuỷu nhô ra ở phía sau khuỷu, đặc biệt nổi rõ khi cẳng tay ở tư thế gấp Mặt trên củamỏm khuỷu gồ ghề có cơ tam đầu bám Mặt trước tạo nên phần trên của khuyết ròng rọc
Trang 9Hình 2 5 Xương trụ
A Nhìn trước B Nhìn sau C Nhìn ngoài
1 Mỏm khuỷu 2 Mỏm vẹt 3 Khuyết ròng rọc 4 Mỏm trâm trụ
VII Các xương cổ tay
Khối xương cổ tay gồm 8 xương, ở hàng trên từ ngoài vào trong có 4 xương là: xương thuyền,xương nguyệt, xương tháp và xương đậu; ở hàng đưới cũng từ ngoài vào trong có 4 xương là: xương thang, xương thê, xương cả và xương móc
Khi gấp bàn tay 4 xương hàng trên đi liền với xương cẳng tay còn 4 xương hàng dưới theo cácxương đôt bàn tay gấp vào các xương hàng trên
Trang 10Nhìn chung các xương ở cổ tay có 6 mặt: các mặt nầy sẽ khớp với xương ở trên, dưới, hoặcbên cạnh trừ hai mặt phía gan tay và mu tay là không tiếp khớp, ở mặt phía gan tay, các xương
cổ tay tạo thành rãnh cổ tay
Ở phía ngoài mặt trước, xương thuyền, xương thang nhô lên một củ gọi là củ xương thuyền và
củ xương thang Ở phía trong, xương đậu úp lên xương tháp được ví như một ụ của xươngnày và xương móc cũng nổi lên một mấu gọi là móc xương móc
Mạc giữ gân gấp bên ngoài bám vào củ xương thuyền và củ xương thang còn bên trong bámvào xương đậu và móc của xương móc, biến rãnh cổ tay thành ống cổ tay để các gân gấp,mạch máu và thần kinh đi qua
Hình 2 6 Các xương của cổ tay và bàn tay
1 Xương thang 2 Xương thê 3 Xương thuyền 4 Xương nguyệt 5 Mỏm trâm trụ 6 Xương tháp
7 Xương đậu 8 Xương móc 9 Xương cả
VIII Các xương đốt bàn tay
Khớp với các xương cổ tay ở phía trên và các xương ngón tay ở phía dưới, có 5 xương được gọi theo số thứ từ ngoài vào trong là từ I đến V
Xương đốt bàn tay I ngắn nhất và xương đốt bàn tay II dài nhất Mặt sau mỗi xương dù đượcche phủ bởi các gân duỗi các ngón nhưng chúng cũng có thể sờ thấy được khi duỗi các ngóntay hoàn toàn
Xương có 3 mặt: trong, ngoài và sau, tương ứng với 3 bờ trong, ngoài và trước Đầu xương ởtrên gọi là nền, ở dưới gọi là chỏm Nền có diện khớp với xương cổ tay, chỏm có hình chỏmcầu để khớp với nền đốt gần của các xương ngón tay
XIX Các xương đốt ngón tay
Trang 112 Phương tiện nối khớp
2.1 Bao khớp
- Ở trên dính vào chu vi của ổ chão
- Ở dưới bọc quanh đầu trên xương cánh tay: phần trên bao khớp dính vào cổ giải phẫu nhưng
ở phần dưới bao khớp dính đến tận cổ phẫu thuật xương cánh tay và cách sụn khớp độ 1 cm.2.2 Dây chằng
2.2.1 Dây chằng quạ cánh tay
Là dây chằng khỏe nhất của khớp bám từ mỏm quạ tới củ lớn và củ bé xương cánh tay
2.2.2 Các dây chằng ổ chão cánh tay
Do phần trước của bao khớp dày lên tạo thành, gồm có :
- Dây chằng trên đi từ phần trên vành ổ chão đến cổ giải phẫu phần sát đỉnh củ bé
- Dây chằng giữa đi từ phần trên vành ổ chão đến cổ giải phẫu phần sát nền củ bé
- Dây chằng dưới đi từ phần trước vành ổ chão đến cổ giải phẫu xương cánh tay
Trang 12Ba dây chằng trên trông giống hình chữ Z Ở trên dây chằng giữa, bao khớp mỏng nhưng có
cơ dưới vai tăng cường Ở dưới dây chằng giữa là chỗ yếu nhất của bao khớp
Khi ngã chống tay, chỏm xương cánh tay thường làm tổn thương bao khớp ở đây gây trậtkhớp vai
2.3 Bao hoạt dịch
Lót mặt trong bao khớp, chứa dịch hoạt dịch để giúp cho các cử động của khớp được dễ dàng
3 Liên quan
3.1 Liên quan trước
Đầu dài gân cơ nhị đầu cánh tay, cơ quạ cánh tay, cơ ngực lớn, cơ lưng rộng, cơ tròn lớn, cơdưới vai
3.2 Liên quan trên ngoài
Mỏm cùng vai, mỏm quạ và dây chằng cùng vai-quạ tạo nên 1 cung gọi là cung cùng vai-quạche phủ mặt trên của khớp vai cùng với cơ delta Dưới cơ delta và cung cùng vai quạ có cơtrên gai, xen giữa chúng là 1 túi thanh dịch
3.3 Liên quan sau
Cơ dưới gai, cơ tròn bé
4 Động tác
Khớp vai có biên độ hoạt động lớn nhất trong cơ thể
- Đưa ra trước 90 độ, ra sau 45 độ
- Khép 30 độ, dạng 90 độ
- Xoay ngoài 60 độ, xoay trong 90 độ
- Nếu phối hợp với các khớp của vùng vai thì biên độ lớn hơn:
- Phối hợp tất cả có động tác xoay vòng
Trang 13Hình 2 7.Thiết đồ đứng qua khớp vai
1 Chỏm xương cánh tay 2 Gân cơ nhị đầu (đầu dài) 3 Ổ khớp
4 Dây chằng quạ cánh tay 5 Cơ trên gai 6 Ổ chảo
Trang 14Hình 2 8 Các dây chằng của khớp vai
1 Dây chằng nón 2 Dây chằng thang 3 Dây chằng cùng đòn
4 Dây chằng quạ cùng vai 5 Gân cơ trên gai 6 Gân cơ nhị đầu cánh tay (đầu dài)
7 Gân cơ dưới gai 8 Các dây chằng ổ chảo cánh tay
XII Khớp khuỷu
Gồm 3 khớp hoạt dịch:
- Khớp cánh tay trụ: thuộc loại khớp ròng rọc
- Khớp cánh tay quay: thuộc loại khớp chỏm
- Khớp quay trụ trên: thuộc loại khớp xoay
1 Mặt khớp
1.1 Đầu dưới xương cánh tay gồm chỏm con và ròng rọc, trên ròng rọc phía trước là hố vẹt,phía sau là hố khuỷu
1.2 Đầu trên xương trụ có khuyết ròng rọc và khuyết quay
1.3 Mặt trên chỏm xương quay và diện khớp vòng của chỏm
2 Phương tiện nối khớp
2.1 Bao khớp
Phía trên bám vào đầu dưới xương cánh tay, phía dưới đối với xương trụ bám vào mép sụnkhớp còn bên xương quay bám thấp hơn vào cổ xương quay nên chỏm xương quay quay tự dotrong bao khớp
2.2 Dây chằng
Trang 15Hình 2 9 Khớp khuỷu
A Nhìn trước B Nhìn trong
1 Dây chằng bên quay 2 Dây chằng bên trụ (bó trước) 3 Dây chằng vòng quay
4 Gân cơ nhị đầu cánh tay 5 Dây chăng bên trụ
2.2.1 Dây chằng khớp cánh tay trụ quay
- Dây chằng bên trụ: ở trên bám vào mỏm trên lồi cầu trong, ở dưới bám vào mỏm vẹt vàmỏm khuỷu của xương trụ
- Dây chằng bên quay: ở trên bám vào mỏm trên lồi cầu ngoài, ở dưới rẻ ra hình quạt bám vàomỏm vẹt, bờ trước, bờ sau khuyết quay và mỏm khuỷu
- Dây chằng trước và dây chằng sau: mỏng đi từ xương cánh tay xuống xương trụ và xươngquay
2.2.2 Dây chằng khớp quay trụ trên
- Dây chằng vòng quay: vòng quanh vành quay tạo thành như một vành khăn, mặt ngoài làdây chằng, mặt trong có sụn bao bọc tạo thành mặt khớp Dây chằng này bám vào bờ trước và
bờ sau của khuyết quay, phía trên liên tục với bao khớp và dây chằng bên quay, phía dướibám lỏng lẻo vào cổ xương quay
- Dây chằng vuông: bám vào bờ dưới khuyết quay và cổ xương quay rất chắc làm hảm bớt độxoay của đầu trên xương quay
2.3 Bao hoạt dịch
Lót mặt trong bao khớp chứa dịch hoạt dịch, đi từ xương cánh tay đến khớp quay trụ trên
2 Động tác
Trang 16Giữa xương cánh tay và 2 xương trụ quay có động tác gấp 135 độ Khớp quay trụ trên có độngtác xoay, khi phối hợp với khớp quay trụ dưới tạo nên động tác sấp 80 độ và ngữa 80 độ.
XIII Khớp quay trụ dưới
1 Mặt khớp
- Chỏm xương trụ
- Khuyết trụ của đầu dưới xương quay
2 Phương tiện nối khớp
2.3 Bao hoạt dịch
Lót phía trong bao khớp
3 Động tác
Sấp ngữa bàn tay, biên độ khoảng 160 độ -180 độ
XIV Khớp quay cổ tay
1 Mặt khớp
- Mặt dưới của đầu dưới xương quay
- Đĩa khớp ( đã trình bày ở trên)
- Các xương cổ tay: xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp
2 Phương tiện nối khớp
2.1 Bao khớp
Dày ở trước mỏng ở sau và rất chắc ở 2 bên
2.2 Dây chằng
Có 4 dây chằng:
- Dây chằng bên cổ tay quay từ mỏm trâm quay đến xương thuyền
- Dây chằng bên cổ tay trụ từ mỏm trâm trụ đến xương tháp và xương đậu
- Dây chằng quay cổ tay - gan tay
- Dây chằng quay cổ tay - mu tay
2.3 Bao hoạt dịch
Lót ở mặt trong bao khớp
3 Động tác
Gấp 80 độ, duỗi 70 độ, khép 45 độ và dạng 30 độ
Trang 17Mục tiêu bài giảng
1 Mô tả được cấu tạo các thành của hố nách
2 Biết dược nguyên ủy, đường di, liên quan, tận cùng và các nhánh bên của cuả động mạch nách
3 Mô tả và vẽ được đám rối thần kinh cánh tay
4.Vẽ được thiết đồ ngang và thiết đồ đứng dọc qua nách
1 Cơ đen ta 2 Tĩnh mạch đầu 3 Cơ ngực lớn 4 Cơ răng trước
5 Cơ lưng rộng 6 Cơ chéo bụng ngoài
Trang 18Thành trước của hố nách là vùng ngực gồm bốn cơ xếp thành hai lớp: Lớp nông có cơ ngựclớn được bao bọc trong mạc ngực.
Lớp sâu có cơ dưới đòn, cơ ngực bé, cơ quạ cánh tay
Các cơ này được bọc trong mạc đòn ngực
1.1 Cơ ngực lớn
1.1.1 Nguyên uỷ: Có 3 phần
+ Phần đòn: 2/3 trong bờ trước xương đòn
+ Phần ức sườn: Mặt trước xương ức, các sụn sườn 1 đến 6 và xương sườn 5, 6
1.1.4 Thần kinh điều khiển
Nhánh bên của đám rối thần kinh cánh tay
Thành trước của nách (các cơ lớp sâu)
1 Cơ đen ta 2 Cơ ngực bé 3 Cơ ngực lớn 4 Cơ lưng rộng
5 Cơ răng trước 6 Cơ chéo bụng ngoài 7 Cơ dưới đòn
Trang 191.2.1 Nguyên ủy: Sụn sườn và xương sườn 1.
1.2.2 Bám tận: Rãnh dưới đòn
1.2.3 Động tác: Hạ xương đòn, nâng xương sườn 1
1.2.4 Thần kinh điều khiển: Nhánh bên của đám rối thần kinh cánh tay
1.3 Cơ ngực bé
1.3.1 Nguyên ủy: xương sườn 3, 4, 5
1.3.2 Bám tận: mỏm quạ xương vai
1.3.3 Động tác: kéo xương vai xuống Nếu tỳ vào mỏm quạ, cơ góp phần làm nở lồng ngực.1.3.4 Thần kinh điều khiển: nhánh của đám rối thần kinh cánh tay
1.4 Cơ quạ cánh tay: (sẽ mô tả kỷ ở bài cánh tay)
1.5 Mạc ngực
Mạc ngực dính với xương đòn và xương ức, bọc lấy cơ ngực lớn, khi đến bờ dưới của cơ ngựclớn, mạc chạy ra sau đến dính vào cơ lưng rộng Khoảng từ cơ ngực lớn đến cơ lưng rộng,mạc dày lên tạo nên mạc nông của nách
1.6 Mạc đòn ngực
Mạc đòn ngực ở trên dính vào xương đòn, bọc lấy cơ dưới đòn, khi ra ngoài, mạc đòn ngựcchạy đến tận mỏm qua, ở đó, mạc liên tục với mạc bao bọc cơ nhị đầu và cơ quạ cánh tay; khixuống dưới mạc tách ra hai lá bọc lấy cơ ngực bé Từ bờ dưới của cơ ngực bé, lá sâu của mạcchạy ra sau tạo nên mạc sâu của nách, còn lá nông thì dính vào tổ chức dưới da ở nền nách tạonên dây treo nách
+ Mép dưới của bờ sau gai vai
+ Bờ ngoài của mỏm cùng vai
+ 1/3 ngoài của bờ trước xương đòn
Trang 20Cơ delta được chi phối bởi thần kinh nách, nhánh của đám rối thần kinh cánh tay Thần kinhnách cùng với động mạch mũ cánh tay sau chui qua lỗ tứ giác, vòng quanh cổ phẫu thuậtxương cánh tay, phân nhánh vào cơ delta và các nhánh chi phối cảm giác da vùng vai.
2.1.5 Động tác:
Dạng cánh tay, đưa cánh tay lên, ngoài ra, còn xoay cánh tay vào trong hay ra ngoài
3 Thành trong
Gồm có bốn xương sườn và các cơ gian sườn đầu tiên và phần trên của cơ răng trước
3.1.Cơ răng trước
3.1.1 Nguyên ủy
Mặt ngoài 10 xương sườn đầu tiên Cơ chạy bọc quanh mặt ngoài và phần bên lồng ngực rồi
ra sau
3.1.2 Bám tận
Mép trước của bờ trong xương vai
3.1.3 Thần kinh điều khiển
Thần kinh ngực dài, nhánh của đám rối thần kinh cánh tay
Dạng và xoay ngoài cánh tay
4.2 Cơ dưới gai
Trang 211 Cơ thang 2 Cơ trám lớn 3 Cơ tròn bé 4 Cơ dưới gai 5 Cơ răng trước
6 Cơ lưng rộng 7 Cơ tròn lớn 8, 9 Cơ tam đầu cánh tay (đầu ngoài và đầu dài)10 Cơ đen ta
Khép cánh tay, xoay trong cánh tay
4.5 Cơ dưới vai
Trang 22Xoay cánh tay vào trong.
4.6 Cơ lưng rộng và đầu dài cơ tam đầu cánh tay
Cơ lưng rộng xuất phát từ cột sống, xương cùng chạy ra ngoài và lên trên đến bám tận vàođáy rãnh gian củ xương cánh tay Đầu dài cơ tam đầu cánh tay xuất phát từ củ dưới ổ chảoxương vai chạy xuống vùng cánh tay sau
4.7 Dải gân cơ xoay vai
Bao khớp vai mỏng và có ít sức mạnh cơ học Khi các cơ dưới vai, cơ trên gai, cơ dưới gai và
cơ tròn bé đi đến chỗ bám tận thì dính với nhau và dính vào bao khớp, vì vậy, tạo nên một dảigân cơ và cung cấp một sức mạnh lớn cho khớp vai
Các cơ của dãi này giúp giữ chõm xương cánh tay tại chỗ và là yếu tố gắn kết quan trọngtrong nhiều chuyển động của khớp vai
4.8 Lỗ tứ giác và lỗ tam giác
Cơ tròn bé và cơ tròn lớn đều xuất phát từ bờ ngoài xương vai, nhưng bám tận ở hai nơi khácnhau nên tạo thành một khoảng tam giác gọi là tam giác cơ tròn Xuyên qua tam gíác nầy cóđầu dài cơ tam đầu cánh tay chia nó thành 2 phần: Phần ngoài là lỗ tứ giác có thần kinh nách
và động mạch mũ cánh tay sau chui qua, phần trong là lỗ tam giác vai tam đầu có động mạchmuî vai đi qua
Ngoài ra đầu dài cơ tam đầu còn giới hạn với xương cánh tay một khoảng gọi là tam giác cánhtay tam đầu, có thần kinh quay và động mạch cánh tay sâu đi qua
III Các thành phần trong hố nách
Gồm tổ chức mỡ, đám rối thần kinh cánh tay, động mạch và tĩnh mạch nách và các nốt bạchhuyết
1 Đám rối thần kinh cánh tay
Thần kinh đến chi trên xuất phát từ đám rối cánh tay, một cấu trúc rất quan trọng nằm mộtphần ở cổ, một phần ở nách
1.1 Cấu tạo
Trang 23Hình 2 12 Cấu tạo của đâm rối thần kinh cânh tay
A Bó sau B Bó ngoăi C Bó trong
1 TK cơ bì 2 TK nâch 3 TK quay 4 TK giữa 5 TK trụ
Đâm rối cânh tay được tạo bởi sự kết hợp của câc nhânh trước thần kinh gai sống cổ 5, 6, 7, 8
vă ngực 1
- Nhânh trước của thần kinh cổ 5, 6 có thể nối với một nhânh nhỏ của thần kinh cổ 4 để tạothănh thđn trín
- Nhânh trước của TK cổ 7 tạo thănh thđn giữa
- Nhânh trước của TK cổ 8 vă ngực 1 tạo thănh thđn dưới
Một thân chia thành 2 ngành: trước và sau
-3 ngành sau tạo thành bó sau
-Ngành trước thân trên và thân giữa hợp thành bó ngoài
-Ngănh trước thđn dưới tạo thănh bó trong
Đâm rối cho câc nhânh bín tâch ra từ câc thđn hoặc câc bó để vận động cho câc cơ của hốnâch
+Thần kinh bì cẳng tay trong
+Thần kinh bì cânh tay trong
Trang 241.2.3 Bó sau tách ra hai nhánh cùng:
+Thần kinh nách
+Thần kinh quay
2 Động mạch nách
Động mạch nách là động mạch chính của vùng nách, là sự nối tiếp của động mạch dưới đòn
và khi đến bờ dưới cơ ngực lớn đổi tên thành động mạch cánh tay
2.1 Đường đi
Động mạch bắt đầu từ khoảng giữa xương đòn đến bờ dưới cơ ngực lớn Trong tư thế giảiphẫu, đường đi của động mạch chếch xuống dưới, ra ngoài và ra sau, tương ứng với mộtđường cong lõm nhẹ hướng xuống dưới vào trong
2.2 Liên quan
Động mạch đi sau cơ ngực bé, cơ này chia động mạch thành 3 phần:
Phần đầu tiên nằm giữa xương đòn và bờ trên của cơ ngực bé Động mạch được che phủ ởtrước bởi mạc đòn ngực và cơ ngực lớn; nằm trên cơ răng trước Ở trước động mạch lúc này
là tĩnh mạch nách, ở sau ngoài là đám rối thần kinh cánh tay
Phần thứ hai của động mạch nách nằm ở sau cơ ngực bé, cũng được che phủ bởi cơ ngực lớn
và ở sau động mạch là cơ dưới vai Phần này nằm giữa hai rễ của thần kinh giữa
Phần thứ ba của động mạch nằm giữa bờ dưới cơ ngực bé và bờ dưới cơ ngực lớn Động mạchnằm trên gân cơ lưng rộng và cơ tròn lớn; ở ngoài có thần kinh giữa, thần kinh cơ bì và cơ quạcánh tay; ở trong có thần kinh trụ, thần kinh bì cẳng tay trong; ở sau có thần kinh quay và thầnkinh nách
2.4.3 Vòng nối cánh tay do động mạch mũ cánh tay trước nối với động mạch mũ cánh tay sau
và động mạch cánh tay sâu của động mạch cánh tay
Hai vòng nối trên và vòng nối dưới không tiếp nối nhau nên thắt động mạch nách ở khoảnggiữa động mạch dưới vai và các động mạch mũ rất nguy hiểm thường đưa đến hoại tử cánhtay
Trang 25Tĩnh mạch nách bắt đầu từ bờ dưới cơ tròn to do hai tĩnh mạch cánh tay nối với tĩnh mạch nềntạo nên Tĩnh mạch nách đi lên dọc theo bờ trong của động mạch nách Tĩnh mạch nách có thể
có một hoặc nhiều van Tĩnh mạch có liên quan trước và sau giống như động mạch nách,ngoài ra, liên quan chăt chẽ với các nốt bạch huyết
Tĩnh mạch nách nhận các nhánh bên tương ứng với các nhánh bên của động mạch nách Ởtrên, tĩnh mạch nách nhận tĩnh mạch đầu và các tĩnh mạch ngực-thượng vị, do đó, cung cấptuần hoàn bên khi tĩnh mạch chủ dưới bị tắc nghẽn
Đi đến phía dưới của xương sườn 1, tĩnh mạch nách tiếp nối với tĩnh mạch dưới đòn
Trang 26CÁNH TAY
Mục tiêu bài giảng
1 Kể tên, nêu được nguyên ủy, bám tận và giải thích được các động tác của các cơ ở cánh tay.
2 Nêu được nguyên ủy, đường đi, liên quan, tận cùng và nhánh bên của động mạch cánh tay.
3 Mô tả được các thần kinh ở cánh tay.
4 Vẽ được thiết đồ cắt ngang qua 1/3 giữa cánh tay.
Hình 2 Tổ chức dưới da vùng cánh tay trước
1 TK bì cánh tay trong 2 TK bì cẳng tay trong 3 TM nền 4 TM đầu
Trang 27Bao bọc chung quanh cánh tay, ở trên liên tục với mạc nông của nách, ở dưới liên tục với mạcnông của khuỷu và cẳng tay Mạc nông mỏng ở trước và dày ở sau; ở phía trong và ngoài,mạc nầy tách ra 2 trẻ đến bám vào xương cánh tay gọi là vách gian cơ trong và vách gian cơngoài
III Cơ của cánh tay
Hai vách gian cơ trong và ngoài cùng với xương cánh tay chia cánh tay làm 2 vùng là vùngcánh tay trước và vùng cánh tay sau
1 Cơ vùng cánh tay trước
Gồm cơ nhị đầu cánh tay, cơ quạ cánh tay và cơ cánh tay, cả 3 cơ do TK cơ bì điều khiển
Hình 2 13 Cơ vùng cánh tay trước
1 Cơ trên gai 2 Cơ dưới vai 3 Cơ tròn lớn 4 Cơ tam đầu cánh tay
5 Cơ đen ta 6 Cơ quạ cánh tay 7 Cơ nhị đầu cánh tay 8 Cơ cánh tay
9 Trẽ cân cơ nhị đầu
1.1 Cơ nhị đầu cánh tay
1.1.1 Nguyên ủy: phát xuất từ xương vai bởi 2 đầu
+ Đầu dài: từ củ trên ổ chảo xương vai
+ Đầu ngắn: từ mỏm quạ, cùng 1 gân chung với cơ quạ cánh tay
1.1.2 Bám tận: bởi 1 gân gắn vào phần sau của lồi củ quay và 1 trẽ cân đi xuống dưới, vàotrong và hòa lẫn vào mạc cẳng tay
1.1.3 Động tác: gấp cẳng tay, góp phần làm ngữa cẳng tay
Trang 281.2 Cơ quạ cánh tay
1.2.1 Nguyên ủy: mỏm quạ
1.2.2 Bám tận: chỗ nối giữa 1/3 trên và 1/3 giữa mặt trước trong xương cánh tay
1.2.3 Động tác: khép cánh tay
1.3 Cơ cánh tay
1.3.1 Nguyên ủy: bám vào 1/3 dưới mặt trước ngoài và mặt trước trong xương cánh tay cùng
2 vách gian cơ trong và ngoài
1.3.2 Bám tận: mặt trước mỏm vẹt xương trụ
1.3.3 Động tác: gấp cẳng tay
2 Cơ vùng cánh tay sau
Gồm 1 cơ là cơ tam đầu cánh tay
Hình 2 14 Cơ vùng cánh tay sau
1 Cơ đen ta 2 Cơ nhị đầu cánh tay 3 Cơ cánh tay 4 Cơ cánh tay quay
5 Cơ duỗi cổ tay quay dài 6, 7, 8 Đầu dài, đầu ngoài và đầu trong cơ tam đầu cánh tay
2.1 Cơ tam đầu cánh tay
Gồm có 3 đầu
2.1.1 Nguyên ủy
* Đầu dài: xuất phát từ củ dưới ổ chảo xương vai
* Đầu ngoài: mặt sau xương cánh tay, phần nằm trên rãnh TK quay
Trang 29IV Thần kinh của cánh tay
Các cơ ở vùng cánh tay trước được điều khiển bởi thần kinh cơ bì, cơ tam đầu cánh tay đượcchi phối bởi thần kinh quay Ba thần kinh chính đến cẳng tay và bàn tay (thần kinh giữa, thầnkinh trụ và thần kinh quay) phát xuất ở nách từ các bó của đám rối thần kinh cánh tay, đi kèmtheo động mạch nách và phần đầu của động mạch cánh tay, thần kinh giữa và thần kinh trụtrực tiếp đến cẳng tay, còn thần kinh quay có phân nhánh cho cơ và da ở cánh tay
Hình 2 15 Thần kinh và mạch máu vùng cánh tay
A Nhìn trước B Nhìn sau
1, 2 Bó trong và bó ngoài của ĐRTKCT 3 TK cơ bì 4 TK quay 5 TK trụ 6 TK giữa
7 ĐM cánh tay 11 ĐM mũ cánh tay sau và TK nách12, 13 Đầu dài và đầu ngoài cơ tam đầu
14 ĐM cánh tay sâu 15 Đầu trong cơ tam đầu cánh tay
1 Thần kinh cơ bì
Là nhánh của bó ngoài đám rối thần kinh cánh tay, thông thường nó xuyên qua cơ quạ cánhtay và đi xuống giữa cơ nhị đầu cánh tay và cơ cánh tay rồi tiến đến bờ ngoài của phần dướicánh tay Trên đường đi nó phân nhánh cho các cơ nói trên, cuối cùng nó trở thành thần kinh