Lồng ngực, thành bụng, cơ hoành- Các đốt sống ngực khớp với xương sườn, qua xương sườn nối với xương ức để tạo nênlồng ngực nên đốt sống ngực có đặc điểm quan trọng là mặt bên thân đốt s
Trang 1XƯƠNG KHỚP THÂN MÌNH
Mục tiêu bài giảng
1 Mô tả được đặc điểm chung của đốt sống, đặc điểm riêng của đốt sống từng đoạn, của xương ức và xương sườn.
2 Phân biệt được đốt sống cổ, ngực, thắt lưng, cùng cụt.
3 Mô tả được khớp của các đốt sống.
A XƯƠNG THÂN MÌNH
Xương thân mình gồm ba phần:
- Cột sống như một cái trục chính để đỡ thân mình
- Các xương sườn nối xương ức với các đốt sống đoạn ngực để tạo nên lồng ngực chứa đựng,bảo vệ phổi và các cơ quan trong trung thất
- Khung chậu (mô tả ở phần chi dưới)
A Nhìn từ trước B Nhìn từ sau C Nhìn nghiêng
a Đoạn cổ b Đoạn ngực c Đoạn thắt lưng d Đoạn cùng và cụt
1.1 Số lượng đốt sống
Trang 2Chương 4 Lồng ngực, thành bụng, cơ hoành
Để cơ thể vận động được linh hoạt nên cột sống gồm nhiều đốt sống Thường có từ 33 đến
35 đốt sống, phân bố như sau:
- 24 đốt sống trên rời nhau gồm: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực và 5 đốt sống thắt lưng
- 5 đốt sống cùng dính nhau tạo nên xương cùng
- 4 - 6 đốt sống cằn cỗi cuối cùng dính nhau tạo thành xương cụt
1.2 Các đoạn cong của cột sống
Nhìn trước sau cột sống trông thẳng đứng
Nhìn nghiêng, cột sống có 4 đoạn cong lồi lõm xen kẽ nhau: đoạn cổ và đoạn thắt lưng conglồi ra trước còn đoạn ngực và đoạn cùng cụt cong lồi ra sau
Các đoạn cong này nhằm giúp điều chỉnh trọng tâm cơ thể rơi đúng vào mặt phẳng chân đếtrong tư thế đứng thẳng
2 Cấu tạo chung của đốt sống
- Nằm ở phía trước, chịu đựng sức nặng của cơ thể
- Là một khối xương hình trụ, hai mặt trên và dưới hơi lõm để tiếp xúc với đĩa gian đốtsống
2.2 Cung đốt sống
- Ở phía sau thân đốt sống, cùng với thân giới hạn nên lỗ đốt sống
- Cung đốt sống gồm hai phần: cuống cung ở phía trước và mảnh cung đốt sống ở phía sau.+ Hai mảnh cung đốt sống: dính nhau ở giữa, giới hạn nên thành sau lỗ đốt sống
151
Trang 3+ Hai cuống cung đốt sống nối hai mảnh cung với thđn đốt sống Ở bờ trín vă bờ dướicuống cung có khuyết sống trín vă khuyết sống dưới Khi hai đốt sống chồng lín nhau,khuyết sống dưới cùng với khuyết sống trín của đốt sống bín dưới tạo nín lỗ gian đốt sống
để dđy thần kinh gai sống chui qua
2.3 Câc mỏm
- Mỏm gai: từ chỗ nối giữa hai mảnh chạy ra sau, sờ được dưới da
- Mỏm ngang: từ chỗ nối giữa cuống vă mảnh chạy ngang ra ngoăi
- Mỏm khớp: từ chỗ nối giữa cuống vă mảnh chạy lín trín hoặc xuống dưới Mỗi đốt sống
có hai mỏm khớp trín vă hai mỏm khớp dưới Ở đầu mỗi mỏm khớp có diện khớp để tiếpkhớp với mỏm đối diện của đốt sống kế cận
2.4 Lỗ đốt sống
- Lỗ đốt sống được giới hạn phía trước bởi thđn đốt sống, hai bín bởi cuống cung đốt sống
vă phía sau bởi mảnh cung đốt sống
- Khi câc đốt sống xếp chồng lín nhau tạo nín cột sống, câc lỗ đốt sống sẽ nối nhau tạo nínống sống
3 Đặc điểm riíng của từng loại đốt sống
Cột sống được chia thănh 5 đoạn: đoạn cổ, đoạn ngực, đoạn thắt lưng, đoạn cùng vă đoạncụt Từng đoạn cột sống có chức năng khâc nhau nín câc đốt sống trong đó có những đặcđiểm riíng Câc đốt sống ở giữa từng đoạn mang những đặc điểm rõ nĩt nhất của đoạn đó,câc đốt sống ở hai đầu của đoạn mang những đặc điểm chuyển tiếp giữa hai đoạn
- Thđn: dẹt, chiều ngang lớn hơn chiều trước sau, phía trước dăy hơn phía sau
- Cuống cung: dính văo mặt bín thđn đốt sống Khuyết sống trín vă khuyết sống dưới sđugần bằng nhau
- Mỏm gai: đỉnh tâch đôi
Trang 4Chương 4 Lồng ngực, thành bụng, cơ hoành
- Mỏm ngang: đỉnh cũng tách đôi tạo ra củ trước và củ sau mỏm ngang Có lỗ ngang để độngmạch đốt sống chui qua; đây là đặc điểm nổi bật nhất của đốt sống cổ
- Lỗ đốt sống: rộng, có hình tam giác
3.1.2 Đốt sông cổ thứ nhất (C1): còn gọi là đốt đội
Hình 4 4 Đốt sống cổ 1 (đốt sống đội atlat)
A Nhìn từ trên B Nhìn từ dưới
1 Mỏm ngang 2 Khối bên 3 Rãnh ĐM đốt sống 4 Củ sau 5 Cung sau
6 Lỗ đốt sống 7 Lỗ ngang 8 Hố khớp trên 9 Củ trước 10 Cung trước 11 Hố răng
- Không có thân và mỏm gai
- Cấu tạo bởi hai khối bên, nối nhau bằng hai cung: cung trước và cung sau Phía trước cungtrước có củ trước, phía sau cung sau là củ sau
- Có hố răng ở giữa mặt sau của cung trước để khớp với răng của đốt sống cổ thứ hai
- Có rãnh động mạch đốt sống ở mặt trên, sát sau khối bên
Trang 6Chương 4 Lồng ngực, thành bụng, cơ hoành
- Các đốt sống ngực khớp với xương sườn, qua xương sườn nối với xương ức để tạo nênlồng ngực nên đốt sống ngực có đặc điểm quan trọng là mặt bên thân đốt sống có hố sườn, làcác diện khớp để khớp với đầu xương sườn
- Thân đốt sống ngực dày hơn thân đốt sống cổ
- Khuyết sống dưới sâu hơn khuyết sống trên
- Mỏm ngang: có hố sườn ngang là diện khớp để khớp với củ sườn Các hố sườn là điểm đặctrưng của các đốt sống ngực
- Mỏm gai dài, chạy chếch xuống dưới
- Mỏm khớp các diện khớp gần như thẳng đứng
- Lỗ đốt sống hình tròn
3.2.2 Đặc điểm riêng của một số đốt sống ngực
* Đốt sống ngực thứ nhất (T1):
+ Hố sườn trên hình tròn, là diện khớp hoàn chỉnh để tiếp khớp với cả đầu xương sườn, còn
hố sườn dưới là một nửa diện khớp
+ Có nhiều điểm giống với đốt sống cổ 7
+ Không có hố sườn ngang
+ Đốt sống T12 còn có những đặc điểm giống với đốt sống thắt lưng: có mỏm núm vú, mỏmphụ
Hình 4 7 Đốt sống ngực 12 nhìn bên
1 Mỏm khớp trên 2 Mỏm núm vú 3 Mỏm phụ 4 Mỏm gai 5 Hố sườn 6 Thân đốt sống
3.3 Các đốt sống thắt lưng
3.3.1 Đặc điểm chung
- Thân đốt sống: lớn, dày để chịu đựng sức nặng của cơ thể
- Mỏm gai hình chữ nhật, chạy ngang
155
Trang 7- Mỏm ngang dài, còn được gọi là mỏm sườn vì được xem như một xương sườn thoái hóa.
Phía sau chỗ xuất phát của mỏm sườn là mỏm phụ, nhỏ
- Mặt ngoài của mỏm khớp trên có mỏm núm vú
- Lỗ đốt sống hình tam giác, nhưng nhỏ hơn đoạn cổ
Hình 4 8 Đốt sống thắt lưng 4 (nhìn từ trước (A) và nhìn từ trên (B)).
1 Mỏm khớp trên 2 Mỏm sườn 3 Thân đốt sống 4 Mỏm khớp dưới 5 Lỗ đốt sống
6 Mỏm phụ 7 Mỏm núm vú 8 Mỏm gai
3.3.2 Đặc điểm riêng của một số đốt sống thắt lưng
- Đốt sống thắt lưng thứ nhất (L1): mỏm sườn nhỏ nhất và mỏm phụ rõ hơn các đốt trongvùng
- Đốt sống thắt lưng thứ năm (L5):
+ Là đốt sống lớn nhất, có mỏm gai tròn, nhỏ, hai mỏm khớp dưới tách xa nhau
+ Thân đốt sống phía trước dày hơn phía sau góp phần tạo nên góc nhô với xương cùng.Một số người có đốt sống thắt lưng năm dính liền với xương cùng một phần hay toàn bộđược gọi là hiện tượng cùng hóa L5
3.4 Xương cùng
- Do 5 đốt sống cùng dính nhau tạo nên
- Ở trên khớp với L5, hai bên khớp với xương chậu qua diện tai, ở dưới khớp với xương cụt
- Có hình chêm với hai mặt, hai phần bên, một nền ở trên và một đỉnh ở dưới
3.4.1 Mặt chậu hông
- Nhìn ra trước, lõm
- Có 4 đường ngang là vết tích của các đốt sống cùng dính nhau
- Ở hai đầu các đường ngang có các lỗ cùng chậu hông để ngành trước các thần kinh gaisống cùng chui qua
Trang 8Chương 4 Lồng ngực, thành bụng, cơ hoành
Hình 4 9 Xương cùng
A Nền xương cùng B Mặt chậu hông C Mặt lưng
1 Các đường ngang 2 Phần bên 3 Mỏm khớp trên 4 Diện khớp thắt lưng cùng 5 Ụ nhô
6 Lỗ cùng chậu hông 7 Mào cùng trung gian 8 Lỗ trên của ống cùng 9 Mào cùng giữa
10 Diện tai 11 Mào cùng bên 12 Lỗ cùng 13 Đỉnh xương cùng 14 Sừng cùng
- Hai bên mào cùng giữa là mào cùng trung gian (do các mỏm khớp tạo nên)
- Ngoài mào cùng trung gian là mào cùng bên (do các mỏm ngang tạo nên)
- Giữa mào cùng giữa và mào cùng trung gian là rãnh cùng Giữa mào cùng trung gian vàmào cùng bên có bốn lỗ cùng lưng mỗi bên để ngành sau của các thần kinh gai sống cùngchui qua
3.4.3 Nền xương cùng
- Tương ứng với mặt trên của đốt cùng thứ nhất (S1)
- Nhìn lên trên và ra trước
- Ở trước là ụ nhô, tương ứng bờ trước mặt trên thân đốt cùng thứ nhất
- Ở giữa là lỗ trên của ống cùng, có hình tam giác
157
Trang 9- Hai bên là mặt trên của phần bên, có bờ trước là đoạn sau của eo trên, liên tiếp với đườngcung của xương chậu.
- Ở phía sau là hai mỏm khớp trên, khớp với hai mỏm khớp dưới của đốt sống L5
3.4.4 Phần bên
Là phần ở bên ngoài các lỗ cùng lưng và chậu hông Có hình tam giác, đáy ở trên, đỉnh ởdưới
- Phía trên: có diện tai để khớp với diện cùng tên của xương chậu
- Sau diện tai là lồi củ cùng
- Phía dưới hẹp, ghồ ghề, là chỗ bám của dây chằng cùng ụ ngồi và dây chằng cùng gai ngồi.3.4.5 Đỉnh xương cùng
Tiếp khớp với nền xương cụt Cũng có thể hai xương dính liền nhau
+ Diện tai kéo dài từ đốt sống cùng S1 đến S3
Tuy vậy, sự khác biệt này nhiều khi không rõ ràng, và phân biệt xương nam - nữ không phảiluôn dễ dàng
3.5 Xương cụt
- Do 4-6 đốt sống cằn cỗi nhỏ cuối cùng dính nhau tạo nên
- Có hình chêm, dẹt, với hai mặt, hai bờ, một đỉnh ở dưới tự do và một nền ở trên, khớp vớixương cùng bằng khớp bán động
- Mặt chậu hông lõm Mặt lưng lồi, phía trên có hai sừng cụt, nối với hai sừng cùng bằngdây chằng
Trang 10Chương 4 Lồng ngực, thành bụng, cơ hoành
- Có 12 đôi, chia thành hai loại:
+ Xương sườn thật gồm 7 đôi trên, nối với xương ức bằng các sụn sườn riêng
+ Xương sườn giả gồm 5 đôi dưới, trong đó:
* Các xương sườn 8, 9 và 10 nối với xương ức qua sụn sườn 7
* Các xương sườn 11 và 12 có sụn sườn ngắn, không nối với xương ức mà lơ lửng tự dotrong các cơ thành bụng, nên còn gọi là các xương sườn cụt
1.2 Đặc điểm chung của các xương sườn
Các xương sườn tạo nên một đường cong lõm vào trong không đồng đều Chiều dài của cácxương sườn tăng dần từ xương sườn thứ nhất đến xương sườn thứ bảy, sau đó giảm dần từxương sườn thứ bảy đến xương sườn thứ mưới hai
Mỗi xương sườn gồm có ba phần: đầu, cổ và thân
Trang 11Là phần thắt lại giữa đầu sườn và củ sườn Bờ trên có mào cổ sườn.
Cổ sườn nối với thân ở củ sườn Củ sườn lồi ra ở mặt ngoài, có diện khớp để khớp với hốsườn ngang của đốt sống ngực tương ứng
1.2.3 Thân sườn: dài, dẹt và cong
- Giữa đoạn sau (ngắn) và đoạn bên như gập góc, tạo thành góc sườn Xương sườn vừa congvừa hơi xoắn, nên mặt ngoài của thân chạy ra trước thì nhìn lên trên và ra trước
- Mặt ngoài nhẵn, lồi, có nhiều cơ bám
- Mặt trong lõm, có rãnh sườn chạy dọc theo bờ dưới, có bó mạch thần kinh gian sườn đidọc rãnh sườn
- Đầu trước của thân sườn nối với sụn sườn
Hình 4 11 Xương sườn
A Xương sườn nhìn trên B Xương sườn nhìn từ dưới
1 Đầu sườn 2 Cổ sườn 3 Củ sườn 4 Góc sườn 5 Thân sườn 6 Mào đầu sườn 7 Rãnh sườn
1.3 Đặc điểm riêng của một số xương sườn
1.3.1 Xương sườn 1
- Rộng và ngắn nhất, không bị xoắn Có hai mặt:
+ Mặt trên: phía trước trong có hai rãnh: rãnh TM dưới đòn ở trước, và rãnh ĐM dưới đòn ởsau Giữa hai rãnh là củ cơ bậc thang trước cho cơ bậc thang trước bám Sau rãnh ĐM dướiđòn là chỗ bám của cơ bậc thang giữa và cơ răng trước
+ Mặt dưới: không có rãnh sườn
- Củ sườn nằm ở bờ ngoài
1.3.2 Xương sườn 2
- Mặt ngoài thì nhìn lên trên, ở giữa có lồi củ cơ răng trước cho cơ này bám
Trang 12Chương 4 Lồng ngực, thành bụng, cơ hoành
- Mặt trong nhìn xuống duới, có rãnh sườn nông
- Nối đầu trước thân xương sườn với xương ức
- 7 sụn sườn trên nối trực tiếp với xương ức Ba sụn sườn tiếp theo (sụn sườn 8, 9 và 10) nốivới xương ức qua sụn sườn 7; sụn sườn 11 và 12 nhỏ, ngắn, không nối với xương ức
2 Xương ức
- Là một xương dẹt, nằm phía trước, giữa lồng ngực
- Xương ức gồm ba phần: cán ức, thân ức và mỏm mũi kiếm Cán và thân ức tạo một gócnhô ra trước gọi là góc ức
- Xương ức có hai mặt trước và sau, hai bờ bên, một nền ở trên và một đỉnh ở dưới
2.1 Mặt trước
Cong, lồi ra trước
Có các mào ngang là vết tích của các đốt xương ức dính nhau
Trang 13Hình 4 12.Mặt trước xương ức
1 Khuyết đòn 2 Cán ức 3 Khuyết sườn 1 4 Khuyết sườn 2 5 Thân xương ức
6 Khuyết sườn 7 7 Mũi ức
B KHỚP CỦA THÂN
Các khớp của thân bao gồm các khớp giữa các đốt sống, khớp giữa xương sườn với xương
ức và đốt sống, khớp giữa hai xương chậu (khớp mu) và khớp cùng chậu Ở đây chỉ xem xétkhớp giữa các đốt sống
Hình thấu kính hai mặt lồi Có cấu tạo bằng sợi sụn, gồm hai phần
- Phần chu vi gọi là vòng sụn, do các vòng xơ sụn đàn hồi, đồng tâm tạo nên
- Phần trung tâm gọi là nhân tủy, rắn hơn và rất đàn hồi, di chuyển được trong vòng sợi,thường nằm gần bờ sau đĩa gian đốt
Do vậy, có thể đĩa bị thoát vị, đẩy lồi ra sau và lấn vào trong ống sống, chèn ép tủy gai hoặccác rễ thần kinh gai sống
Đĩa gian đốt sống góp phần tạo nên độ cong của cột sống
3 Các dây chằng
+ Dây chằng dọc trước: chạy từ xương chẩm tới xương cùng, dính vào mặt trước thân đốtsống và đĩa gian đốt sống
Trang 14Chương 4 Lồng ngực, thành bụng, cơ hoành
+ Dây chằng dọc sau: từ xương chẩm tới xương cụt, bám vào mặt sau thân và các đĩa gianđốt sống, lót mặt trước ống sống
Ngoài ra, nối giữa các đốt sống còn có các dây chằng:
+ Dây chằng vàng: nối các mãnh cung đốt sống với nhau, lót thành sau ống sống, rất đànhồi
+ Dây chằng gian gai: nối các mỏm gai với nhau
+ Dây chằng trên gai: nối các đỉnh mỏm gai
Ở đoạn cổ, dây chằng trên gai dính vào ụ chẩm ngoài và mào chẩm ngoài tạo nên dây chằnggáy
+ Dây chằng gian ngang: nối giữa các mỏm ngang./
163
Trang 15CƠ THÂN MÌNH
Mục tiêu bài giảng
1 Kể tên được các cơ theo từng lớp ở thành ngực, thành bụng và vùng lưng.
2 Mô tả được các cơ riêng của thành ngực, cơ thành bụng trước bên và các cơ nông vùng lưng.
Cơ thân mình bao gồm các cơ ở thành ngực, thành bụng, các cơ ở lưng, các cơ ở đáy chậu
+ Lớp ngoài gồm cơ gian sườn ngoài và cơ nâng sườn
+ Lớp giữa là cơ gian sườn trong
+ Lớp trong gồm cơ gian sườn trong cùng, cơ dưới sườn và cơ ngang ngực
1 Các cơ ở lớp ngoài
1.1 Các cơ gian sườn ngoài
- Nguyên ủy: bờ dưới của 11 xương sườn trên
- Đường đi và bám tận: các sợi cơ chạy xuống dưới và ra trước bám tận vào bờ trên của cácxương sườn ngay dưới Trong mỗi khoảng gian sườn, cơ chỉ chiếm phần sau, phía trước khiđến gần sụn sườn thì cơ nối tiếp với màng gian sườn ngoài
- Động tác: nâng các xương sườn, nên là cơ hít vào
1.2 Cơ nâng sườn
- Nguyên ủy: đầu mỏm ngang các đốt sống từ ngực VII đến ngực XI
- Đường đi và bám tận: là các cơ nhỏ, chạy xuống và ra ngoài, bám tận vào mặt ngoài cácxương sườn ngay dưới, đoạn giữa củ sườn và góc sườn
- Thần kinh vận động: nhánh sau của các TK gai sống từ C8 đến T11
- Động tác: nâng xương sườn, nên là cơ hít vào
2 Các cơ lớp giữa: là các cơ gian sườn trong
- Nguyên ủy: bờ dưới các xương sườn, sụn sườn và đáy các rãnh sườn
- Đường đi và bám tận: Các sợi cơ chạy xuống dưới và ra sau, đến bám tận vào bờ trên cácxương sườn ngay dưới Trong mỗi khoảng gian sườn, cơ chiếm phần trước từ bờ xương ứcđến góc sườn, rồi tiếp nối với màng gian sườn trong ( từ góc sườn tới cột sống)
- Động tác: hạ sườn trong động tác thở ra Nhưng ở 4-5 khoảng gian sườn trên lại có tácdụng nâng sườn ( động tác hít vào)
Trang 16Chương 4 Lồng ngực, thành bụng, cơ hoành
3 Các cơ lớp trong
3.1 Các cơ gian sườn trong cùng: được xem như một phần của cơ gian sườn trong
- Nguyên ủy: mép trong rãnh sườn của các xương sườn trên
- Đường đi - bám tận: chạy cùng chiều với cơ gian sườn trong, giữa hai cơ là bó mạch thầnkinh gian sườn Bám tận vào bờ trên của các xương sườn dưới
Hình 4 13 Các cơ gian sườn.
1 Màng gian sườn trong 2 Cơ gian sườn ngoài 3 Cơ gian sườn trong và trong cùng
3.2 Các cơ dưới sườn
Các cơ dưới sườn nằm ở phần sau mặt trong các xương sườn, thường phát triển ở phần dướicủa ngực
- Nguyên ủy: bờ dưới các xương sườn, gần góc sườn
- Đường đi và bám tận: chạy cùng chiều cơ gian sườn trong Bám tận vào bờ trên của xươngsườn thứ hai hoặc thứ ba ở phía dưới
- Động tác: nâng xương sườn nên là cơ hít vào
3.3 Cơ ngang ngực
- Nguyên ủy: mặt sau mỏm mũi kiếm và nửa dưới thân xương ức
- Đường đi - bám tận: Các cơ chạy tỏa hình nan quạt, tới bám tận vào mặt sau các sụn sườn
từ thứ hai đến thứ sáu mỗi bên
- Động tác: chưa rõ
Hầu hết các cơ trên đều được chi phối bởi các thần kinh gian sườn tương ứng
165
Trang 17Hình 4 14 Mặt sau tấm ức sụn sườn
1 Cơ ngang ngực 2 ĐM thượng vị trên 3 ĐM ngực trong
4 Cơ hoành 5 Cơ thẳng bụng (đã cắt bỏ lá sau bao cơ) 6 ĐM thượng vị dưới
II Các cơ thành bụng
1 Các cơ ở thành bụng trước bên
Các cơ ở thành bụng trước bên gồm 5 cơ: cơ thẳng bụng và cơ tháp ở trước; ba cơ ở phíabên xếp thành ba lớp từ nông đến sâu: cơ chéo bụng ngoài, cơ chéo bụng trong và cơ ngangbụng
1.1 Cơ chéo bụng ngoài
- Nguyên ủy: xuất phát bởi 8 trẽ cơ bám vào mặt ngoài 8 xương sườn dưới Các trẽ cơ nàyđan xen kẽ với các trẽ cơ răng trước và cơ lưng rộng
- Đường đi - bám tận: cân cơ chéo bụng ngoài tiếp tục hướng đi chạy ra phía trước, góp phầntạo nên lá trước bao cơ thẳng bụng trước khi đến bám tận vào đường trắng từ xương ức tớixương mu Phần dưới của cân cơ từ đoạn trước mào chậu tới thân xương mu bám bằng haitrụ: trụ ngoài và trụ trong và một dây chằng phản chiếu chạy quặt lên từ trụ ngoài để tạo nên
lỗ bẹn nông Bờ tự do ở phía dưới của lá cân này, đi từ gai chậu trước trên tới củ mu là dâychằng bẹn Còn các thớ cơ ở phần dưới hầu như chạy thẳng xuống đến bám vào mép ngoàimào chậu Tại đây, bờ sau cơ chéo bụng ngoài hợp với bờ ngoài cơ lưng rộng và mào chậuthành một tam giác gọi là tam giác thắt lưng, là nơi có thể xảy ra thoát vị thành bụng Thầnkinh vận động: Gồm các nhánh của 6 dây thần kinh gian sườn dưới, thần kinh dưới sườn vàđôi khi cả thần kinh chậu hạ vị
Trang 18Chương 4 Lồng ngực, thành bụng, cơ hoành
Hình 4 15 Cơ chéo bụng ngoài
1 Cơ lưng rộng 2 Cơ răng trước 3 Cơ chéo bụng ngoài
4 Phần cân của cơ chéo bụng ngoài 5 Cơ ngực lớn 6 Đường trắn
1.2 Cơ chéo bụng trong
167
Trang 19Hình 4 16 Cơ thành bụng trước bên
1 Cơ chéo bụng ngoài 2 Cơ thẳng bụng 3 Cơ tháp 4 Cơ răng trước 5 Cơ gian sườn trong
6 Cơ chéo bụng trong 7 Cơ bìu
+ Ba xương sườn cuối cùng bởi các thớ cơ phần sau
+ Đường trắng: các thớ cơ ở phần giữa chạy ngang ra trước, tới bờ ngoài cơ thẳng bụng thìtạo thành cân bám vào đường trắng và đan lẫn với cân cơ đối diện Ở 2/3 trên bụng, cân cơtách ra thành hai lá trước và sau để tạo thành lá trước và lá sau của bao cơ thẳng bụng Ở1/3 dưới, cân này chạy hoàn toàn trước cơ thẳng bụng nên chỉ tạo lá trước bao cơ
+ Xương mu: phần trước dưới cơ này cùng với cơ ngang bụng tạo nên liềm bẹn hay gân kếthợp tới bám vào mào lược xương mu
+ Ở nam giới, một số sợi cơ dưới cùng chạy vào bìu, tạo thành cơ bìu
- TK vận động: gồm hai TK gian sườn dưới, TK dưới sườn, TK chậu hạ vị và TK chậu bẹn.1.3 Cơ ngang bụng
Trang 20Chương 4 Lồng ngực, thành bụng, cơ hoành
Hình 4 17 Cơ thành bụng trước bên (lớp sâu)
1 Cơ thẳng bụng 2 Cơ gian sườn ngoài 3 Cơ gian sườn trong 4 Cơ chéo bụng ngoài
5 Lá sau bao cơ thẳng bụng 6 Cơ ngang bụng 7 Cơ chéo bụng trong 8 Mạc ngang
9 Lá trước bao cơ thẳng bụng 10 Cơ tháp
- Đường đi - bám tận: các thớ cơ chạy vòng từ sau ra trước tới bám vào:
+ Đường trắng: cơ chuyển thành cân ở gần bờ ngoài cơ thẳng bụng Ở 2/3 trên, cân cơ chạysau cơ thẳng bụng, cùng với cân cơ chéo bụng trong tạo nên lá sau của bao cơ này 1/3 dướicân cơ chạy ra trước và tạo nên lá trước của bao cơ thẳng bụng
+ Mào lược xương mu : các thớ cơ phía dưới cùng các thớ cơ chéo bụng trong tạo thành liềmbẹn (hay gân kết hợp) đã nói ở trên
- Thần kinh vận động: là 5 TK gian sườn cuối, TK dưới sườn, TK chậu hạ vị và TK chậubẹn
Trang 211.5 Cơ thẳng bụng
- Nguyên ủy: mặt trước mỏm mũi kiếm xương ức và các sụn sườn 5,6,7
- Đường đi - bám tận: thớ cơ chạy thẳng xuống dưới bám vào xương mu Thường có 3 - 5trẻ gân ngang chia cơ làm nhiều đoạn Các trẻ gân này dính với lá trước bao cơ nhưng khôngdính với lá sau
- TK vận động: 5- 6 TK gian sườn cuối và TK dưới sườn
- Bao cơ thẳng bụng: gồm hai lá trước và sau:
+ Ở 2/3 trên: lá trước do cân cơ chéo bụng ngoài và lá trước cân cơ chéo bụng trong tạo nên
Lá sau của bao cơ do lá sau cân cơ chéo bụng trong và cân cơ ngang bụng tạo nên
+ Ở 1/3 dưới: các cân cơ chéo bụng và ngang bụng đều chạy ra trước cơ thẳng bụng, tạo nên
lá trước bao cơ; còn lá sau bao cơ chỉ do mạc ngang tạo nên Do vậy, ở chỗ ranh giới mà câncác cơ chạy ra trước thường tạo thành một đường cong lõm xuống dưới ở lá sau bao cơ gọi
là đường cung
1.6 Cơ tháp
- Nguyên ủy: thân xương mu
- Đường đi - bám tận: là một cơ nhỏ, nằm trước phần dưới cơ thẳng bụng; cơ chạy lên trên
và vào trong, bám tận vào đường trắng ở 1/3 dưới đoạn rốn - mu
- TK vận động: TK dưới sườn
1.7 Đường trắng
Là một cấu trúc sợi chắc nằm giữa bờ trong hai cơ thẳng bụng, từ mũi ức đến khớp mu.Đường trắng được tạo nên do các thớ sợi của cân các cơ chéo bụng ngoài, cân cơ chéo bụngtrong, cân cơ ngang bụng đan chéo với bên đối diện và các thớ dọc nhất là ở phần dưới tạonên Đường trắng rộng khoảng 2 cm ở phần trên và quanh rốn Ở một phần ba dưới, đườngtrắng rất hẹp Đây là nơi mở bụng rất tốt
1.8 Rốn
Rốn cấu tạo từ nông vào sâu gồm: da, tổ chức dưới da, vòng cân rốn, mạc rốn và phúc mạc
Da của rốn tạo thành một hố lõm Da của rốn bám vào vòng cân rốn
Tổ chức dưới da: chỉ hiện diện ở bờ xung quanh rốn, ở giữa rốn không có tổ chức mỡ dướida
Vòng cân rốn: là một vòng sợi bên trong đường trắng Bờ dưới của vòng cân rốn gắn vớidây chằng rốn trong và dây chằng rốn giữa, bờ trên gắn với dây chằng tròn
Mạc rốn: là một tấm sợi căng ngang hai bao cơ thẳng bụng, phía sau tĩnh mạch rốn
Phúc mạc: bên ngoài phúc mạc là lớp mỡ ngoài phúc mạc
1.9 Tác dụng của các cơ thành bụng trước bên
Trang 22Chương 4 Lồng ngực, thành bụng, cơ hoành
Hình 4 18 Bao cơ thẳng bụng
A Thiết đồ cắt ngang trên rốn B Thiết đồ cắt qua rốn C Thiết đồ cắt dưới đường cung
1 Đường trắng 2 Dây chằng tròn gan 3 Cơ thẳng bụng 4 Các cơ gian sườn
5 Cơ ngang bụng 6 Cơ chéo bụng trong 7 Cơ chéo bụng ngoài 8 Cơ chậu
9 Dây chằng rốn giữa 10 Dây chằng rốn trong 11 Bó mạch thượng vị dưới
12 Dây chằng dọc trước 13 Thân đốt sống thắt lưng
2 Các cơ thành bụng sau
Gồm các cơ thắt lưng chậu, cơ vuông thắt lưng và các cơ của lưng Ở đây chỉ xét cơ vuông thắt lưng, các cơ khác được trình bày ở phần tương ứng.
2.1 Cơ vuông thắt lưng
- Nguyên ủy: phần sau mép trong mào chậu
- Bám tận: bờ dưới xương sườn 12
- Động tác: nghiêng thân mình
- TK vận động: đám rối thắt lưng
171
Trang 23Hình 4 19 Các cơ thành bụng sau
1 Cơ ngang bụng (cắt và lật lên) 2 Cơ hoành 3 Cơ vuông thắt lưng 4 Cơ thắt lưng chậu
III Các cơ ở lưng
Gồm các cơ ở thành sau ngực và thắt lưng, xếp thành hai lớp:
1 Lớp nông
Gồm ba lớp, mỗi lớp hai cơ
- Lớp thứ nhất: cơ thang và cơ lưng rộng
- Lớp thứ hai: cơ nâng vai và cơ trám
- Lớp thứ ba: cơ răng sau trên và dưới
1.1 Cơ thang: là một cơ mỏng, hình tam giác, ở phần trên của lưng
- Nguyên ủy:
+ Xương chẩm: ụ chẩm ngoài và đường gáy trên
+ Cột sống: mỏm gai các đốt sống từ cổ I đến ngực XII, dây chằng gian gai ở phần này
- Bám tận: các sợi cơ đi ra ngoài, hội tụ lại và bám vào 1/3 ngoài bờ sau xương đòn, bờtrong và mặt trên mỏm cùng vai, mép trên bờ sau gai vai
Trang 24Chương 4 Lồng ngực, thành bụng, cơ hoành
+ Mào chậu: 1/3 sau
+ 4 xương sườn cuối cùng
- Đường đi - bám tận: là cơ dẹt, rộng, phủ gần hết phần dưới lưng, chạy lên trên ra ngoài,đến bám vào rãnh gian củ xương cánh tay
- TK vận động: TK ngực lưng
- Động tác:
+ Khép, xoay cánh tay vào trong
+ Nâng thân mình khi leo trèo
Hình 4 20 Lớp nông của các cơ ở lưng
1 Cơ thang 2 Cơ tròn lớn 3 Cơ lưng rộng 4 Cơ chéo bụng ngoài 5 Tam giác thắt lưng
1.3 Cơ nâng vai
- Nguyên ủy: mỏm ngang của bốn đốt sống cổ 1, 2, 3, 4
- Bám tận: bờ trong xương vai ở đoạn trên gai vai
- TK vận động: TK lưng vai
- Động tác: nâng xương vai, nghiêng cổ
1.4 Cơ trám
- Nguyên ủy:
+ Mỏm gai và dây chằng gian gai của các đốt sống từ C7 đến T5
+ Dây chằng gáy: phần dưới
173
Trang 25- Đương đi - bám tận: các sợi cơ chạy xuống dưới, ra ngoài tới bám vào bờ trong xương vai.Khoảng ngang mức gai vai có một bó trên tách ra gọi là cơ trám bé, phần lớn còn lại là cơtrám lớn.
- TK vận động: TK lưng vai
- Động tác : nâng và kéo xương vai vào trong
Hình 4 21 Các cơ lưng (lớp nông)
1 Cơ nâng vai 2 Cơ trám bé 3 Cơ trám lớn 4 Cơ răng sau dưới 5 Cơ răng sau trên
1.5 Cơ răng sau trên
- Nguyên ủy:
+ Mỏm gai và dây chằng gian gai từ C6 đến T2
+ Dây chằng gáy (phần dưới)
- Bám tận: cơ chạy xuống dưới, ra ngoài, bám vào bờ trên và mặt ngoài 4 xương sườn đầutiên
- TK vận động: TK gian sườn 1 đến 4
- Động tác: nâng các xương sườn nên là cơ hít vào
1.5 Cơ răng sau dưới
- Nguyên ủy: mỏm gai và dây chằng gian gai của các đốt sống từ T11 đến L3
- Bám tận: bờ dưới bốn xương sườn cuối
- TK vận động: 4 TK gian sườn cuối
- Động tác: hạ các xương sườn
Trang 26Chương 4 Lồng ngực, thành bụng, cơ hồnh
Nhìn chung các cơ ở lớp nơng chạy từ cột sống đến xương vai hoặc xương cánh tay Tácdụng chủ yếu là trợ lực thêm cho chi trên để tăng thêm khả năng và phạm vi hoạt động Cịnhai cơ răng sau trên và dưới, ngồi tác dụng là cơ thở vào thç nọ cịn như cái đai giữ các cơcạnh sống
1 Cơ gối đầu 2 Cơ bán gai đầu 3 Cơ bán gai cổ 4 Cơ gối cổ
5 Cơ gai ngực 6 Cơ dài đầu 7 Cơ dài cổ 8 Cơ chậu sườn cổ
9 Cơ dài ngực 10 Cơ chậu sườn ngực 11 Cơ chậu sườn thắt lưng
2.2 Lớp thứ hai
Là các cơ ngang - gai: bám từ mỏm ngang sang mỏm gai đốt sống khác, gồm:
- Cơ bán gai: Từ mỏm ngang đốt sống này đến mỏm gai của các đốt sống thứ 4 - 5 phíatrên
- Cơ nhiều chân: Từ mỏm ngang đốt sống này đến mỏm gai của đốt sống thứ 3 - 4 phía trên
175
Trang 27- Cơ xoay: Từ mỏm ngang đốt sống này lên mỏm gai đốt sống kể trên.
* Chức năng các cơ này là xoay cột sống
2.3 Lớp thứ ba: gồm hai loại:
+ Cơ gian gai: Bám giữa các mỏm gai, tác dụng duỗi cột sống
+ Cơ gian ngang: Bám giữa các mỏm ngang Tác dụng duỗi và nghiêng cột sống
* Vận động các cơ cạnh sống là nhánh sau của các TK gai sống
Hình 4 23 Các cơ cạnh sống (lớp sâu)
1 Cơ thẳng đầu sau bé 2 Cơ thẳng đầu sau lớn 3 Cơ gian ngang 4 Cơ xoay 5 Cơ gian gai
6 Cơ chéo đầu trên 7 Cơ chéo đầu dưới 8 Cơ bán gai 9 Cơ nâng sườn 10 Cơ nhiều chân
Trang 28Chương 4 Lồng ngực, thành bụng, cơ hoành
CƠ HOÀNHMục tiêu bài giảng
1 Mô tả được cấu tạo của cơ hoành.
2 Kể tên và nêu vị trí các lỗ cơ hoành.
3 Nêu được đối chiếu cơ hoành lên thành ngực, thành bụng.
I Đại cương
Cơ hoành là một vân cơ dẹt, rộng, làm thành một vách gân – cơ ngăn giữa lồng ngực và ổbụng
Cơ hoành tạo hình vòm nằm ngang, mặt lõm hướng về phía bụng Do tim đè lên phần giữa
cơ hoành nên cơ hoành chia thành hai vòm hoành phải và trái
Cơ gồm hai phần: xung quanh là phần cơ, ở giữa là phần gân và được xem là nơi bám tậncủa phần cơ Vì thế có thể xem cơ hoành do nhiều cơ hai bụng họp lại, mà phần gân trunggian (của các cơ hai bụng) bắt chéo và xen dính vào nhau tạo nên phần gân
Cơ hoành có nhiều lỗ để cho thực quản và các mạch máu thần kinh đi qua
II Nguyên ủy
Cơ hoành bám vào lỗ dưới lồng ngực bởi ba phần:
1 Phần ức
Bám vào mặt sau mỏm mũi kiếm xương ức bằng một hoặc hai bó nhỏ, ngắn
Hình 4 24 Cơ hoành (nhìn từ trên)
1 ĐM chủ ngực 2 Thực quản 3 Gân trung tâm 4 Lỗ TM chủ
2 Phần sườn
177
Trang 29Bám vào mặt trong của 6 sụn sườn và xương sườn cuối bởi các trẽ cơ Hai trẽ đầu bám vàophần sụn của xương sườn VII và VIII Trẽ thứ ba bám vào cả phần sụn và phần xương củaxương sườn IX Ba trẽ cuối bám vào phần xương của các xương sườn X, XI và XII
3 Phần thắt lưng
Bám vào cột sống thắt lưng bằng các trụ và dây chằng:
- Trụ phải: là một bản gân dẹt, rộng và dài hơn trụ trái, bám vào mặt trước thân và đĩa gianđốt sống của 3 (hoặc 4) đốt sống thắt lưng trên (L1, L2 và L3)
- Trụ trái: cũng là một gân mảnh, bám ở vị trí tương tự như trụ phải nhưng thường cao hơnmột đốt sống (thân và đĩa gian đốt sống L1 và L2) Dải sợi ở bờ trong hai trụ phải và tráigặp nhau, tạo nên cung gân gọi là dây chằng cung giữa viền quanh mép trước của lỗ ĐMchủ
- Dây chằng cung trong: chạy từ thân đốt sống thắt lưng I và II, vòng trước cơ thắt lưng đếnmỏm ngang của đốt sống thắt lưng I (thỉnh thoảng L2) Thực chất, dây chằng cung trong là
do mạc cơ thắt lưng, chỗ cơ hoành đi qua dày lên
- Dây chằng cung ngoài: cũng là một cung sợi chạy từ mỏm ngang đốt sống thắt lưng I (hoặcII) như một nhịp cầu tiếp nối của dây chằng cung trong đến xương sườn XII, đi trước cơvuông thắt lưng Dây chằng cung ngoài này cũng chính do mạc cơ vuông thắt lưng dày lêntạo nên
Hình 4 25 Các cột trụ và dây chằng của cơ hoành.
1 Phần ức 2 Lỗ tĩnh mạch chủ 3 Dây chằng cung giữa 4 Dây chằng cung trong
5 Dây chằng cung ngoài 6 Gân trung tâm 7 Lỗ thực quản 8 Lỗ động mạch chủ
9 Trụ trái 10 Trụ phải 11 Cơ thắt lưng 12 Cơ vuông thắt lưng
Trang 30Chương 4 Lồng ngực, thành bụng, cơ hoành
III Cấu trúc và bám tận
Từ nguyên ủy, các thớ cơ chạy hướng lên trên rồi vòng ngang thành vòm và hội tụ về mộttấm gân ở giữa gọi là gân trung tâm Gân trung tâm được xem như là nơi bám tận của cơhoành độc lập
1 Phần cơ
+ Giữa phần ức và phần sườn có một khe hẹp gọi là khe ức sườn hay tam giác ức sườn, có
bó mạch thượng vị trên đi qua để xuống thành bụng Đây cũng là một điểm yếu có thể xảy
ra thoát vị
+ Các sợi cơ xuất phát từ dây chằng cung ngoài đôi khi không có và để hở một khoảng hìnhtam giác, gọi là tam giác thắt lưng - sườn Tam giác này thường có ở bên trái hơn là bênphải, và chỉ có mô liên kết che phủ, nên màng phổi và đáy phổi ở trên gần như liên quan trựctiếp với tuyến thượng thận và thận ở dưới
3 Lỗ thực quản
Lỗ ở phần cơ, nằm phía trước lỗ ĐM chủ, do các sợi cơ xuất phát từ hai cột trụ phải và tráibắt chéo nhau tạo nên Lỗ thực quản hơi lệch sang bên trái cột sống và ngang mức đốt sốngngực X Qua lỗ có:
- Thực quản
- Hai thân TK lang thang: thân TK lang thang phải ở sau thực quản và thân TK lang thangtrái ở trước thực quản
- Các nhánh nối của ĐM hoành trên và dưới
- Các nhánh nối giữa hệ TM chủ và hệ TM cửa
4 Các khe của cơ hoành
Mỗi trụ phải và trái còn thường tách ra thành ba phần nhỏ bởi hai khe dọc
- Qua khe phía trong có dây TK tạng lớn và bé
179
Trang 31- Qua khe phía ngoài có chuỗi hạch giao cảm và TM đơn (bên phải) hoặc TM bán đơn (bêntrái).
V Đối chiếu cơ hoành lên thành ngực
+ Vị trí của vòm hoành thay đổi theo sự hô hấp và tư thế
+ Ở tư thế đứng và cuối kỳ thở ra bình thường, vòm hoành phải tương ứng ở trước vớikhoảng gian sườn 4 và ở sau với khoảng gian sườn 9, vòm hoành trái thường thấp hơn mộtkhoảng gian sườn: ở trước tương ứng với khoảng gian sườn 5, còn ở sau với khảng giansườn 10 Trung tâm hoành ở ngang mức với bờ trên mõm mũi kiếm xương ức
VI Mạch máu và thần kinh
1 Mạch máu
Cơ hoành được cấp máu chủ yếu từ:
+ ĐM hoành trên hay là ĐM cơ hoành, là một trong hai nhánh tận của ĐM ngực trong.+ ĐM hoành dưới: thường xuất phát từ ĐM chủ bụng, ở ngay dưới cơ hoành
+ Các nhánh xuất phát từ trung thất sau
- Dây TK hoành phải đến cơ hoành và chọc qua cơ ở trước ngoài lỗ TM chủ, hoặc chui qua
lỗ này, rôi chia nhánh vận động cơ hoành từ mặt dưới cơ
- Dây TK hoành trái đến cơ và chọc qua cơ ở sau đỉnh tim và cũng phân nhánh tương tự TKhoành phải
Ngoài các sợi vận động để vận động cơ hoành là chính, thần kinh hoành còn mang theo cácsợi cảm giác và giao cảm Các sợi giao cảm giữ vai trò vận mạch, còn các sợi cảm giác thunhận cảm giác căng cơ hoành, cảm giác đau từ phúc mạc hoành, màng phổi hoành, màngphổi trung thất và màng ngoài tim
VII Động tác của cơ hoành
Khi cơ hoành co thì vòm hoành hạ xuống nên:
+ Lồng ngực dãn, áp lực trong lồng ngực giảm, không khí được hít vào; do đó cơ hoànhđóng vai trò chính trong sự hô hấp, nhất là khi hô hấp bình thường (không gắng sức)
+ Đè ép vào gan, tăng áp lực trong ổ bụng, có tác dụng đẩy máu từ các TM trong gan, trong
Trang 32Chương 4 Lồng ngực, thành bụng, cơ hoành
ỐNG BẸN
Mục tiêu bài giảng
1 Mô tả được các lỗ, các hố và các thành của ống bẹn.
2 Kể tên các thành phần đi trong ống bẹn.
I Đại cương
Ống bẹn là một khe nằm giữa các lớp cân cơ của thành bụng trước bên, dài khoảng 4- 6 cmtheo hướng từ sau ra trước, vào trong và xuống dưới gần như song song và ngay trên nửatrong nếp bẹn Đây là một điểm yếu tiềm tàng của thành bụng, nhất là ở nam giới, ở đây cóthể xảy ra thoát vị gọi là thoát vị bẹn
Ở nam giới, ống bẹn chứa thừng tinh Còn phái nữ, ống bẹn chứa dây chằng tròn tử cung
II Cấu tạo
Ống bẹn được cấu tạo bởi bốn thành: trước, sau, trên, dưới Hai đầu là lỗ bẹn sâu và lỗ bẹnnông
1 Thành trước ống bẹn
Thành trước ống bẹn chủ yếu được tạo nên bởi cân cơ chéo bụng ngoài và một phần nhỏphía ngoài còn có thêm cơ chéo bụng trong Cân cơ chéo bụng bám vào xương mu bởi haidải cân là cột trụ trong là cột trụ ngoài Đôi khi có một số sợi cân cơ từ chỗ bám của cột trụngoài, quặt ngược lên trên ra sau, phía sau cột trụ trong là dây chằng bẹn phản chiếu
Hình 4 26 Thành trước ống bẹn và lỗ bẹn nông
1 Sợi gian trụ 2 Cột trụ ngoài 3 Cột trụ trong
4 Dây treo dương vật 5 Dây chằng phản chiếu 6 Thừng tinh
2 Thành dưới ống bẹn
Thành dưới ống bẹn là dây chằng bẹn Dây chằng bẹn là một thừng sợi căng từ gai chậutrước trên đến củ mu, do bờ dưới cân cơ chéo bụng ngoài dày lên Ở phía trong, từ dâychằng bẹn có những thớ sợi chạy vòng ra sau bám vào mào lược xương mu, tạo nên dây
181
Trang 33chằng khuyết Dây chằng khuyết cũng được xem như một phần của thành dưới ống bẹn Ởphía ngoài, dây chằng khuyết tiếp tục với mạc cơ lược và cốt mạc xương mu đến gò chậu
mu, dày lên tạo nên dây chằng lược
3 Thành trên ống bẹn
Thành trên ống bẹn là bờ dưới cơ chéo bụng trong và cơ ngang bụng
Khi các thớ của hai cơ này dính nhau tạo nên liềm bẹn (hay gân kết hợp), tới dính vào màolược xương mu
4 Thành sau ống bẹn
Đây là thành quan trọng nhất của ống bẹn, chịu đựng áp lực trong ổ bụng, nhưng được cấutạo chủ yếu chỉ bởi mạc ngang Do đó rất yếu và có thể xảy ra thoát vị thành bụng ở đây,gọi là thoát vị bẹn Mạc ngang vùng này được tăng cường bởi những cấu trúc trợ lực Đó làcác dây chằng cùng lớp với mạc ngang hoặc nằm sau mạc ngang
Hình 4 27 Thành sau ống bẹn và các cấu trúc trợ lực cho mạc ngang.
1 Dây chằng rốn giữa 2 Hố trên bàng quang 3 Hố bẹn trong 4 Hố bẹn ngoài
5 Bó mạch chậu ngoài 6 Ống dẫn tinh 7 ĐM rốn 8 Bàng quang 9 Dây chằng gian hố
10 Lỗ bẹn sâu 11 Điểm yếu của thành sau ống bẹn 12 Cung chậu lược 13 Gân kết hợp
14 Dây chằng bẹn 15 Dây chằng khuyết
* Dây chằng gian hố: là những thớ sợi nằm ở bờ trong lỗ bẹn sâu, chạy từ mặt sau cơ ngang
bụng xuống dính vào dây chằng bẹn, do mạc ngang dày lên tạo nên Đôi khi dây chằng gian
hố chứa một số sợi của cơ ngang bụng
Dây chằng gian hố làm chắc thêm phần thành sau ở cạnh trong lỗ bẹn sâu
Người ta còn mô tả một khoảng tam giác ở thành sau ống bẹn, là chỗ yếu nhất của thànhbụng bẹn, nơi hay xảy ra thoát vị bẹn trực tiếp Tam giác bẹn được giới hạn phía ngoài làđộng mạch thượng vị dưới, phía trong là với bờ ngoài cơ thẳng bụng, giới hạn dưới là dâychằng bẹn
Trang 34Chương 4 Lồng ngực, thành bụng, cơ hoành
Tuy vậy, ở phần trên tam giác bẹn còn có liềm bẹn che phủ Do đó, thực chất của vùng yếunày là một khoảng có giới hạn trên là bờ dưới liềm bẹn, giới hạn dưới là dây chằng bẹn vàgiới hạn ngoài là ĐM thượng vị dưới
Sau mạc ngang là lớp mỡ ngoài phúc mạc, có một động mạch và hai thừng sợi đi qua đó là:
* Động mạch thượng vị dưới
- Là nhánh của động mạch chậu ngoài
- Từ chỗ xuất phát trên dây chằng bẹn, động mạch chạy vào trong rồi vòng quanh phía dưới
- trong lỗ bẹn sâu để quặt lên trên, hướng về đường cung và chui vào bao cơ thẳng bụng,phân chia trong cơ và tiếp nối với ĐM thượng vị trên ở gần rốn Đoạn gần lỗ bẹn sâu, độngmạch nằm sau dây chằng gian hố
* Dây chằng rốn trong: là di tích của ĐM rốn thời kỳ phôi thai.
* Dây chằng rốn giữa: còn gọi là dây treo bàng quang - di tích của ống niệu rốn trong thời
kỳ phôi thai, chạy từ đỉnh bàng quang đến rốn
Phúc mạc phủ lên mặt sau các thừng sợi trên tạo nên các nếp và các hố Ứng với ĐM thượng
vị dưới và hai dây chằng trên từ ngoài vào trong có các nếp rốn ngoài, nếp rốn trong và nếprốn giữa Giữa các nếp rốn, phúc mạc lõm thành ba hố là:
- Hố bẹn ngoài: ở ngoài ĐM thượng vị dưới Đây là nơi xảy ra thoát vị bẹn gián tiếp
- Hố bẹn trong: ở giữa nếp rốn ngoài và nếp rốn trong, là chỗ yếu nhất của thành bụng(tương ứng với tam giác bẹn) và thường xảy ra thoát vị bẹn trực tiếp
- Hố trên bàng quang: ở giữa nếp rốn trong và nếp rốn giữa, ít xảy ra thoát vị
5 Lỗ bẹn sâu
Đối chiếu lên thành bụng, lỗ bẹn sâu nằm phía trên điểm giữa dây chằng bẹn khoảng 1,5 2cm Nhìn từ trong ra, lỗ bẹn sâu khá rõ bởi giới hạn trong của nó là bó mạch thượng vịdưới và dây chằng gian hố Qua lỗ bẹn sâu, các thành phần tạo nên thừng tinh chạy vào ốngbẹn Đậy sau lỗ bẹn sâu là phúc mạc Trong thoát vị bẹn gián tiếp, khối thoát vị từ hố bẹnngoài chui qua lỗ bẹn sâu để vào ống bẹn
-6 Lỗ bẹn nông
Lỗ bẹn nông nằm dưới da, ngay phía trên củ mu, được tạo nên bởi cân cơ chéo bụng ngoài.Giữa cột trụ trong và cột trụ ngoài của cân cơ chéo bụng ngoài khi bám vào xương mu giớihạn một khe hình tam giác và khe này được các sợi gian trụ và dây chằng phản chiếu giớihạn lại thành một lỗ gần bầu dục gọi là lỗ bẹn nông, ở ngay dưới da Thừng tinh qua ống bẹnchui qua lỗ bẹn nông để xuống bìu
III Các thành phần đi trong ống bẹn
Đi trong ống bẹn ở nam giới có thừng tinh, ở nữ giới là dây chằng tròn tử cung Kèm theo cónhánh của thần kinh chậu - bẹn và nhánh sinh dục của thần kinh sinh dục đùi đi phía sauthừng tinh
Thừng tinh gồm:
- Ống dẫn tinh, động mạch, tĩnh mạch, đám rối thần kinh của ống dẫn tinh, ĐM cơ bìu
- ĐM tinh hoàn (nhánh của ĐM chủ bụng) và đám rối TM hình dây leo
- Các tổ chức tế bào và di tích ống phúc - tinh mạc
Thừng tinh thì xuống bìu, còn dây chằng tròn tử cung thì chui qua ống bẹn rồi chia nhỏ vàtận hết ở gò mu, môi lớn
183
Trang 35Mục tiêu bài giảng
1 Mô tả được vị trí và hình thể ngoài tim.
2 Mô tả được hình thể trong và cấu tạo của tim.
3 Mô tả được các động mạch vành và tĩnh mạch của tim.
Tim là một khối cơ rỗng, tác dụng như một cái bơm vừa hút vừa đẩy máu đi; gồm hai nửaphải và trái Mỗi nửa tim có hai buồng: một buồng nhận máu từ tĩnh mạch về gọi là tâm nhĩ,một buồng đẩy máu vào các động mạch gọi là tâm thất
I Vị trí
Tim nằm đè lên cơ hoành, ở giữa hai phổi, hơi lệch sang trái, trước thực quản và các thànhphần khác của trung thất sau Thể tích to bằng nắm tay, ở người lớn nặng khoảng 260-270gam Trục dọc đi từ sau ra trước, hướng chếch sang trái và xuống dưới, dài khoảng 12 cm
Bề ngang khoảng 8 cm
Hình 4 28 Vị trí tim trong lồng ngực
1 TM chủ trên 2 ĐM chủ lên 3 Thân ĐM phổi 4 Tiểu nhĩ phải 5 Cán ức
6 Dây chằng ĐM 7 Màng phổi trung thất 8 Khoang màng ngoài tim
II Hình thể ngoài
Tim có hình tháp 3 mặt, một đáy và một đỉnh Đáy ở trên, quay ra sau, sang phải Đỉnh ởtrước, lệch trái
1 Đáy tim