1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học ảnh báo chí TỔNG QUAN về ẢNH báo CHÍ

27 1,9K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

1. Vài nét về lịch sử ảnh báo chí Cho đến giữa thế kỉ XIX ở phương Tây vẫn còn phổ biến loại hình tranh báo chí. Những hoạ sĩ có vai trò như phóng viên báo chí luôn có mặt ở hiện trường để ghi nhận sự kiện hoặc nhân vật bằng những kí hoạ có tính chất phác thảo sau đó tự mình hoặc có những chuyên viên bằng những nét bút sắt chi tiết hoàn chỉnh thành những bức tranh rất hiện thực tựa hồ ảnh chụp rồi khắc in. Ngày 171839, trong cuộc họp của viện hàn lâm Arago báo cáo nhóm các nhà khoa học nghiên cứu về phát minh phương pháp dùng ánh sáng tác động vào tấm bạc ở trong hộp tối. Ngày hôm đó trở thành ngày lịch sử của ngành nhiếp ảnh. Ngày 431880, trên tờ Dailygraphic xuất bản ở Newyork xuất hiện bức ảnh báo chí có sắc độ trung gian giống như ảnh thật. Đến năm 1881, GeorgMeisenbach tìm ra phương pháp in thì nhiếp ảnh được sử dụng trên báo chí như một hình thức thông tin mới. Từ đó những bức ảnh báo chí đầu tiên bắt đầu được xuất hiện trên những tạp chí ảnh như: Look, Lye (Mỹ); Match, Marrieclaire (Pháp) v.v.. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và truyền thông thế giới, ảnh báo chí dần dần trở thành một thể loại độc lập có đặc trưng: “Đưa tin bằng ảnh, tường thuật lại sự kiện bằng ảnh tiến tới bình luận, phân tích cũng được ảnh hoá một phần hay toàn bộ”. Chính sự gắn bó mật thiết giữa nhiếp ảnh và báo chí mà “Trong tâm trí nhiều người chiếc máy ảnh chứ không phải cây bút đã trở thành biểu tượng của người phóng viên”. Lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam bắt đầu vào năm 1869, khi cụ Đặng Huy Trứ mở hiệu ảnh đầu tiên với tên gọi Cảm Hiếu Đường”. Nhiếp ảnh có ba rường cột lớn, đó là: ảnh sáng tác, ảnh dịch vụ và ảnh báo chí. Trong đó ảnh báo chí ra đời muộn nhất. “Nhà nhiếp ảnh Võ An Ninh và Lê Đình Ngữ là những người tiên phong đưa nền nhiếp ảnh tài tử vào lĩnh vực báo chí.” Chính những biến động lịch sử to lớn ở Việt Nam đã thúc đẩy sự ra đời một loại hình sáng tạo bằng ánh sáng, đã được huy động vào mặt trận thông tin tuyên truyền như một vũ khí sắc bén. Từ đó tạo ra một ngành ảnh đặc thù: ảnh báo chí.

Trang 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ẢNH BÁO CHÍ

Ngày 1/7/1839, trong cuộc họp của viện hàn lâm Arago báo cáo nhómcác nhà khoa học nghiên cứu về phát minh phương pháp dùng ánh sáng tácđộng vào tấm bạc ở trong hộp tối Ngày hôm đó trở thành ngày lịch sử củangành nhiếp ảnh Ngày 4/3/1880, trên tờ Daily-graphic xuất bản ở Newyorkxuất hiện bức ảnh báo chí có sắc độ trung gian giống như ảnh thật Đến năm

1881, GeorgMeisenbach tìm ra phương pháp in thì nhiếp ảnh được sử dụngtrên báo chí như một hình thức thông tin mới Từ đó những bức ảnh báo chíđầu tiên bắt đầu được xuất hiện trên những tạp chí ảnh như: Look, Lye (Mỹ);Match, Marrie-claire (Pháp) v.v

Cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và truyền thông thế giới, ảnhbáo chí dần dần trở thành một thể loại độc lập có đặc trưng: “Đưa tin bằngảnh, tường thuật lại sự kiện bằng ảnh tiến tới bình luận, phân tích cũng đượcảnh hoá một phần hay toàn bộ” Chính sự gắn bó mật thiết giữa nhiếp ảnh vàbáo chí mà “Trong tâm trí nhiều người chiếc máy ảnh chứ không phải cây bút

đã trở thành biểu tượng của người phóng viên”

Lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam bắt đầu vào năm 1869, khi cụ Đặng HuyTrứ mở hiệu ảnh đầu tiên với tên gọi Cảm Hiếu Đường” Nhiếp ảnh có barường cột lớn, đó là: ảnh sáng tác, ảnh dịch vụ và ảnh báo chí Trong đó ảnhbáo chí ra đời muộn nhất “Nhà nhiếp ảnh Võ An Ninh và Lê Đình Ngữ là

Trang 2

những người tiên phong đưa nền nhiếp ảnh tài tử vào lĩnh vực báo chí.” Chínhnhững biến động lịch sử to lớn ở Việt Nam đã thúc đẩy sự ra đời một loại hìnhsáng tạo bằng ánh sáng, đã được huy động vào mặt trận thông tin tuyên truyền

như một vũ khí sắc bén Từ đó tạo ra một ngành ảnh đặc thù: ảnh báo chí

2 Khái niệm ảnh báo chí

Không phải tất cả các tác phẩm ảnh xuất hiện trên báo đều là ảnh báochí “Ảnh có ba mục đích: thông tin, minh hoạ, và trang trí” Ảnh minh hoạ vàtrang trí dù vẫn xuất hiện trên báo, nhưng nó mang giá trị thông tin nên khôngđược gọi là ảnh báo chí

“Ảnh báo chí bao gồm ảnh tin và ảnh phóng sự, có mục đích thông tin sựkiện, đối tượng thể hiện là đề tài thời sự, phương pháp thể hiện là phươngpháp phóng sự, giá trị thẩm mĩ được đẻ ra từ một khoảnh khắc điển hình chứkhông phải được bài trí theo kiểu sáng tác.”

Về khái niệm ảnh báo chí, tổ chức World press photo đưa ra định nghĩa:

“Những tác phẩm báo chí bao gồm ảnh đơn, bộ ảnh có tính năng kể chuyện.Nghĩa là có tính truyền tải thông tin sinh động thuộc loại hình ảnh được đăngtải mỗi ngày trên báo in, bao gồm những đề tài được mọi người quan tâm,những tư liệu thời sự hoặc những biến cố, sự kiện đột xuất bất ngờ Giá trịbáo chí, truyền tải thông tin sẽ được ưu tiên đánh giá trước tính nghệ thuật củabức ảnh.”

Trong cuốn “Ảnh báo chí” của Brian Horton thì đưa ra định nghĩa: “Tườngthuật bằng chiếc máy ảnh, tóm giữ một thoáng chốc điển hình để cho mọi ngườicùng chiêm ngưỡng Cái khoảnh khắc quyết định đó là ảnh báo chí.”

Ảnh báo chí gồm hai loại: ảnh tin và ảnh phóng sự Mỗi ngày báo chí nước

ta sử dụng một số lượng rất lớn ảnh báo chí có lẽ là lớn nhất trong các cơ quan

có nhu cầu sử dụng về ảnh, cả số lượng, đề tài và thể loại Số ảnh dùng nhiềunhưng phổ biến nhất trên ảnh báo chí là “Ảnh minh hoạ theo tin bài, chiếm tới80%” Loại ảnh này không có giá trị khi đứng độc lập mà theo tin bài để tăngtính thuyết phục cho thông tin được thể hiện bằng ngôn ngữ viết

Trang 3

Về bố cục thì ảnh báo chí bao gồm hai phần: ảnh và chú thích ảnh Trong

đó ảnh là nội dung thông tin về nhân vật, sự kiện có trong bức ảnh Chú thíchảnh là “lời của ảnh”, bổ sung lượng thông tin chưa có trong bức ảnh Với hìnhảnh chân thực và sinh động làm rường cột, cộng với lời chú thích mang đầy

đủ thông tin sẽ đáp ứng hai yêu cầu của độc giả: nội dung thông tin xác thực,tin cậy và cảm xúc nghệ thuật đậm đà Hai yếu tố này luôn gắn bó với nhauthành một thể hữu cơ làm nên một tác phẩm ảnh báo chí hoàn hảo

Ảnh báo chí là một mẩu tin về một sự kiện được viết bằng ngôn ngữ ánhsáng có đầy đủ thông tin sự kiện (5w, 1h) như một tin, bài trên báo Ngườixem ảnh qua đó phát hiện, nhận được thông tin về cuộc sống Vì vậy bức ảnhcàng nóng hổi, liên quan đến nhiều số phận, nhiều độc giả thì càng có giá trị

về tính thông tin thời sự “Bức ảnh báo chí nhiều khi không phải là bức ảnhđẹp nhất mà phải là ảnh chứa nhiều thông tin nhất” Cũng chính vì thế mà cónhiều nhà nhiếp ảnh chụp những bức ảnh nghệ thuật rất đẹp nhưng họ khôngphải là nhà báo và tác phẩm ấy cũng không phải là ảnh báo chí Điều đó cónghĩa là không phải cứ là tác phẩm nhiếp ảnh thì là ảnh báo chí và được sửdụng trên báo chí

3 Các tiêu chí sử dụng ảnh báo chí

Trong Báo chí thuỷ điển, nhà báo- nhà nhiếp ảnh Hoài Linh đã đưa ra 3nguyên tắc sử dụng ảnh trên báo chí

3.1 Giá trị thông tin

Nhà nhiếp ảnh Bùi Đình Khôi nói: “Một trong những chức năng quantrọng của báo chí là cung cấp thông tin, ảnh báo chí cũng không nằm ngoàichức năng thông tin cuả báo chí Vì vậy ảnh báo chí phải là ảnh mang lượngthông tin mới đến cho công chúng.”

Tính chất thông tin của ảnh cũng giống như tin bài trên báo chí, có nghĩalà: nó phải mang tính thời sự đem đến cho độc giả “cái gì mới?” Ảnh báo chí

có thể là một trận bão, một cuộc họp, một môi trường lao động cũng có khi làchân dung một nguyên thuỷ quốc gia hay một con người lao động bình

Trang 4

thường…và có khi chỉ là một ảnh hoặc một tập hợp nhiều ảnh.v.v Như vậytrong ảnh báo chí chủ đề, trường hợp, địa điểm có thể khác nhau nhưng tínhchất, mục đích luôn như nhau: thông tin, tường thuật, đưa cảnh tượng, sự kiệnđến với độc giả mặc dù họ ở xa không được chứng kiến tận mắt

Phóng viên ảnh (AP) Clif Schiappa nói: “Trách nhiệm hàng đầu củachúng tôi là thông tin” Muốn như vậy thì người phóng viên ảnh khi đứngtrước sự kiện phải là một nhà báo sau đó mới là một nhà nhiếp ảnh, vì “Chiếcmáy ảnh của người phóng viên luôn là đôi mắt của người đọc, người xem,nhiệm vụ của người phóng viên là phải đưa họ đến đó.”

Ảnh báo chí muốn có hàm lượng thông tin cao thì trước hết đó phải làbức ảnh nói về những “người thật, việc thật” trong cuộc sống Vì vậy mộtnguyên tắc của người phóng viên khi chụp ảnh là tường thuật lại toàn bộ sựkiện, nhân vật ở điều kiện tự nhiên nhất không được thêm thắt, sắp đặt theo ý

đồ của cá nhân Ảnh báo chí muốn thuyết phục được độc giả thì nó phải làbức ảnh phản ánh hiện thực, một nửa chiếc bánh mì vẫn được gọi là chiếcbánh mì nhưng một nửa sự thật thì không bao giờ là sự thật theo đúng nghĩacủa nó nữa Vì vậy khi nói đến tính chân thực của ảnh báo chí, biên tập ảnh

Ed White đã đúc kết một câu rất hay: “Là nhà báo bạn phải kể cho người đọcnhững gì đang xảy ra, là một phóng viên ảnh bạn phải cho người xem thấynhững gì đang xảy ra.”

Trong nhiếp ảnh một nguyên tắc mà người hoạ sĩ có thể làm mà ngươìphóng viên ảnh không được phép đó là không được can thiệp vào sự việc Vìảnh báo chí không phải là ảnh minh hoạ, nó phải thẳng thắn, chân thực, củthể, rõ ràng và dễ hiểu Có thể chụp ảnh báo chí một cách nghệ thuật nhưngkhông bao giờ được thay đổi, chế tác nội dung của bức ảnh bằng bất cứ mộthình thức nào Nhà nhiếp ảnh Mĩ Steve Nordup nhấn mạnh: “Khi bạn chụpmột bức ảnh báo chí cũng tương tự như bạn cầm một tấm gương cho mọingười xem bức ảnh đó không được phép biến dạng mà phải trong sáng đúngthực tế” Sự thật luôn đi liền với sự thuyết phục, ảnh báo chí không có yếu tố

Trang 5

đó thì không có sức mạnh thông tin và phản ánh cũng đồng nghĩa là khônggiữ được lòng tin của độc giả

3.2 Sức sống của tấm ảnh

Một bức ảnh báo chí chỉ thông tin chân thực thôi thì chưa đủ Vì suy chocùng gốc rễ của ảnh báo chí là nghệ thuật về cái đẹp và người phóng viên ảnhcũng là một nghệ sĩ Theo giảng viên Miagrondahl, thì “Ảnh báo chí là một từmang chất thơ, là nghệ sĩ nhiếp ảnh bạn phải viết bằng ánh sáng và trái timmình” Viết bằng cả trái tim có nghĩa là cảm nhận sự kiện, nhân vật bằng cảtrái tim đập dồn đúng khoẳnh khắc phù hợp Đứng trước một trận bão ngườiphóng viên không chỉ ghi được mức độ dữ dội của nó mà còn ghi được sự tànphá, nỗi đau thương về tinh thần của con người Đứng trước cảnh lao độngngười phóng viên không chỉ thu đựơc sự nhọc nhằn, vất vả mà còn phải ghiđược sự hăng say, cần mẫn của những người lao động.v.v

Những bức ảnh như thế sẽ làm cho độc giả bị hút mắt vào không chỉ đó

là một bức ảnh sống động và chân thực mà người xem cảm nhận một xúc cảmmãnh kiệt từ “những gì đằng sau bức ảnh” mà không cần chứng kiến, không

có mỗi liên hệ nào về huyết thống, quê hương cũng như không gian văn hoá,địa lí hay một lời thuyết minh nào, thì bức ảnh đó có sức sống về thông tin sựkiện và cảm xúc nghệ thuật Sức sống của ảnh chỉ được quyết định khi phóngviên ảnh ghi được khoẳnh khắc điển hình, bấm máy khi sự kiện, nhân vật lênđến cao trào của tình tiết và cảm xúc Điều đó có nghĩa là: một bức ảnh ghiđược sự kiện nóng hổi lại trong một khoẳnh khắc nghệ thuật thì bức ảnh đó cósức mạnh tác động hơn bất cứ một ngôn ngữ truyền cảm nào

Trưởng ban tổ chức nhiếp ảnh ở Nhật, Kentarosakai khẳng định: “Trongcác cuộc thi ảnh quốc tế, chất lượng ảnh được chộn ngày càng theo xu hướng

đề cao khoẳnh khắc bấm hình đúng lúc – một đặc trưng riêng của nghệ thuậtnhiếp ảnh trong thế giới tạo hình.”

Vậy “khoẳnh khắc đúng lúc” có làm ảnh báo chí giống ảnh nghệ thuậtkhông? Cả thực tiễn và và lí luận đều cho rằng: ảnh báo chí không phải là ảnh

Trang 6

nghệ thuật Báo chí đào tạo người phóng viên ảnh chứ không phải là nghệ sĩnhiếp ảnh Vì vậy yếu tố thông tin chính là bản chất của ảnh báo chí còn tínhnghệ thuật chỉ là thứ yếu Nói như vậy không có nghĩa là ảnh báo chí khôngcần có tính nghệ thuật Ranh giới giữa ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật rất mongmanh, “Ảnh báo chí dùng phương pháp phóng sự bằng tư duy thông tin vì vậyyêu cầu tính thông tin cao Còn ảnh nghệ thuật dùng phương pháp nghệ thuâtbằng tư duy sáng tạo nên yêu cầu tính hình tựơng.”

Tuy khác về bản chất và hình thức biểu hiện nhưng một tấm ảnh báo chí

có thông tin cao lại ghi lại qua trình vận động phát hiện được bản chất sự kiệnlại được chụp với góc nhìn nghệ thuật, thu được “khoảnh khắc điển hình” thìgiá trị thông tin và thẩm mĩ càng cao, sức sống của bức ảnh càng lâu bền

“Ngày nay thế giới quan tâm đến ảnh nghệ thuật được tạo ra bởi phương phápphóng sự , có nghĩa là ảnh báo chí được nâng lên thành ảnh nghệ thuật” Nhưvậy ảnh thời sự rất cần tính nghệ thuật để nâng cao hiệu quả thông tin nhưng

đó phải là thứ nghệ thuật được đẻ ra từ tài năng lựa chọn điển hình của ngườicầm máy

3.3 Có ý nghĩa và phù hợp với nội dung

Đã là ảnh báo chí thì phải cung cấp thông tin để bổ sung cho tin, bài đượcđăng trên báo Bức ảnh báo chí là sự hướng dẫn đầu tiên đưa độc giả đến vớithông điệp mà tác giả muốn truyền đạt Khi cầm tờ báo trên tay, kênh giao tiếpđầu tiên giữa báo chí và độc giả là ảnh báo chí sau đó mới là tin, bài Qui tắc đóbắt buộc ảnh báo chí phải phù hợp và liên quan đến nội dung tin, bài

Một bức ảnh không ăn nhập với tin bài thì cho dù có gắn cho nó mộtdòng chú thích thì cũng không bổ sung thêm được thông tin gì cho tin, bài vì

đó chỉ là cách chữa cháy rất vụng về cho cách minh hoạ vụng về không đúngvới đặc trưng ảnh báo chí Những bức ảnh “nhạt chất báo chí” như vậy sẽ làmcho độc giả nhàm chán như đọc từ đầu đến cuối một tin, bài mà vẫn khôngnhận được thông tin nào Vì vậy, ảnh báo chí luôn phải là ảnh chủ đề bao quátthông tin mà tin, bài cập nhật Nếu không bức ảnh đó không những không

Trang 7

hoàn thành nhiệm vụ thông tin của mình mà còn gây tâm lí khó hiểu, bối rốicho độc giả làm giảm tính thẩm mĩ mà tính thông tin cho tác phẩm báo chí

Là một phương tiện truyền thông đại chúng hoạt động qui mô toàn xãhội, ảnh báo chí tham gia tìm tòi phát hiện những con người, phương pháphợp lí nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn Là một loại hình truyền thông mangtrong mình những đặc trưng chung của báo chí: chân thực, đại chúng, thời sự,

và là sản phẩm của nền kĩ nghệ, sử dụng nhiều phương tiện kĩ thuật v.v., thìảnh báo chí cũng có những đặc trưng riêng mang tính đặc thù: tính tài liệuchân thực và tính thẩm mĩ cao Đặc trưng đó làm ảnh báo chí có những ưu thếđặc thù mà không một loại hình thông tin nào có được: phản ánh hiện thứcbằng hình thức nghệ thuật có tính thời sự và thẩm mĩ cao

4 Vai trò của ảnh báo chí trong một tờ báo

Thứ nhất, ảnh chính là mức độ đọc đầu tiên, nó thu hút sự chú ý của độcgiả Nó có thể khiến người ta đọc bài báo

Thứ hai, hình ảnh làm cho trang báo thông thoáng và sáng sủa, giúp chomắt nghỉ ngơi

Thứ ba, tiếp cận hình ảnh thì dễ dàng và nhanh chóng hơn với bài báo.Không cần phải biết đọc cũng như có trình độ học vấn cao vẫn có thể hiểuđược một bức ảnh

Thứ tư, hình ảnh chuyển tải thông tin Một bức ảnh được chọn cần phải

có ý nghĩa, phải mang lại nhiều thông tin, phải thể hiện được điều mà bài báokhông thể miêu tả

Thứ năm, một bức ảnh kèm chú thích có tác dụng phản chiếu Độc giảmua báo để thấy mình hoặc không gian của mình trong đó

Thứ sáu, hình ảnh có thể minh chứng cho một điều tra và làm tăng độ tincậy của bài báo

Thứ bảy, một số ảnh và tranh còn có tác dụng giải trí

Trang 8

5 Các thể loại ảnh báo chí

Ảnh báo chí là một loại ảnh mang tính thời sự cao, có nội dung tư tưởng

rõ ràng Ảnh báo chí gồm nhiều thể loại

Ảnh tin: là loại ảnh phổ biến nhất của thể loại báo chí, nó có nhiệm vụ

thông tin sự kiện, những vấn đề thời sự diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.Ảnh tin gồm 2 phần: Ảnh và lời chú thích, dẫn giải sự kiện cần đáp ứng được

5 “W” là: ai, tại sao, ở đâu, bao giờ và như thế nào

Ảnh tường thuật cũng gần giống như ảnh tin, nhưng là thông tin tổng

hợp bằng kết cấu hữu cơ giữa ảnh và bài viết theo một chủ đề thống nhất.Ảnh tường thuật phải là một nhóm ảnh từ 3 ảnh trở lên Nhóm ảnh nàyđược sắp xếp theo trình tự thời gian của diễn biến sự kiện hoặc xếp theotrình tự không gian Kết cấu của nhóm ảnh được phát triển theo logic, nộidung và hình thức thể hiện

Ảnh bình luận: Là loại ảnh nghị luận của báo chí, đưa đến cho người

xem những chứng kiến, những nhận xét về vấn đề thời sự Ảnh bình luận cóhai cách diễn giải: Một bức ảnh đưa ra làm căn cứ cho bài bình luận kèmtheo Thông thường bức ảnh đó phải là một tài liệu có giá trị giàu sức thuyếtphục Bản thân bức ảnh xếp cạnh nhau là những bằng chứng, luận cứ củanhững lời nghị luận Phần lớn đó là những bức ảnh đối lập nhau, nhữngnghịch cảnh…

Ảnh phóng sự: Là một tập hợp gồm từ 3 ảnh trở lên Những tập hợp ảnh

này thể hiện một chủ đề, mỗi ảnh có nhiệm vụ chi tiết hoá các khía cạnh khácnhau của vấn đề đó, để đưa đến cho người xem một lượng thông tin lớnhơn Phóng sự ảnh là một thể loại rõ ràng sinh động của báo chí, nó tạo chongười xem hình dung được sự kiện xảy ra Người làm phóng sự trước hết phải

là người chứng kiến hoặc tham gia trực tiếp vào sự kiện đó và thay mặt cho sựkiện đó kể với người xem một cách chọn lọc những điểu mình chứng kiến.Phóng sự ảnh không đòi hỏi khái quát vấn đề, nhưng cần trình bày mạch lạccác bước phát triển theo trình tự xảy ra trong thực tế Nói một cách rõ ràng nó

Trang 9

là biên bản ghi chép có chọn lọc làm nổi bật nội dung cơ bản Những sự kiệnxảy ra có cái chính, cái phụ, người làm phóng sự cần phải chọn cho được cáichính và cái phụ, tức là nắm bắt được cốt lõi của sự kiện để lột tả bộ mặt thậtcủa vấn đề Vì thế người làm phóng sự không chỉ là người ghi chép những gì

sự kiện xảy ra, mà trong đó chắt lọc lấy những nét điển hình làm nổi bật vấn

đề mà người làm phóng sự quan tâm Một bộ ảnh phóng sự ảnh không thiếu

mà không trùng ảnh Trong cuộc sống thực tế sinh động hôm nay đòi hỏingười làm phóng sự cần phải có những yêu cầu sau: Không có sự kiện khôngthể có phóng sự, nhưng không phải bất cứ sự kiện nào cũng làm được phóng

sự Phóng sự ảnh sinh ra từ sự kiện mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, những vấn

đề hấp dẫn mà xã hội quan tâm Ảnh phóng sự mang đến cho người xem hiểumột cách tường tận sâu sắc bản chất sự kiện để có nhận thức đúng Trong

“dòng thác” sự kiện, phóng sự ảnh làm nổi bật và sâu sắc hơn những vấn đềmới mà xã hội đang quan tâm, tức là nhà nhiếp ảnh phải phát hiện những vấn

đề cốt lõi điển hình của sự kiện Trong phóng sự ảnh có sự đánh giá củaphóng viên đối với những gì mà mình nhìn thấy Muốn làm một phóng sự ảnhtrước hết: phải xác định đề tài, xác định vấn đề cốt lõi, bản chất sự kiện sẽxuất hiện ở đâu, vào lúc nào và tại sao…

Ảnh ký sự: là nói đến tính khái quát, tính điển hình hoá sự kiện và biến

nó thành hình tượng nghệ thuật Trong ký sự ảnh, sự kiện không phải là cáichính mà cái chính là hình tượng Khái niệm ký sự thường liên quan đến sự

kể chuyện về một con người cụ thể hoặc một tập thể nào đó Ký sự ảnh là mộttác phẩm nghệ thuật mang tính báo chí Nó là một bài ca về con người thật, sựviệc có thật, nhưng không mang tính thời sự cấp bách mà yêu cầu tác giả xâydựng được hình tượng có ý nghĩa cho cả một thời kỳ, thậm chí vĩnh cửu.Ngoài ra còn có các loại ảnh khác như: ảnh minh họa, ảnh tư liệu, ảnhchân dung, ảnh quảng cáo…

Trang 10

CHƯƠNG II: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ẢNH TRÊN BÁO TUỔI TRẺ & ĐỜI SỐNG (khảo sát trong 5 số: số 169, số 170, số 171,

số 172, số 173).

1 Giới thiệu báo Tuổi Trẻ & Đời Sống

Báo Tuổi Trẻ & Đời Sống là một ấn phẩm phụ của báo Tuổi trẻ thủ đô.Báo được phát sóng định kỳ vào thứ 2 và thứ 5 trong tuần trên toàn quốc.Báo Tuổi Trẻ & Đời Sống có 24 trang báo, phản ánh tất cả các mặt củađời sống xã hội Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hộicũng như các loại hình thông tin đại chúng khác, tuy bị cạnh trang bởi các loạihình báo chí khác như báo mạng điện tử, báo phát thanh, báo truyền hình,nhưng báo in nói chung và tờ báo Tuổi Trẻ & Đời Sống nói riêng đã có nhữngbước phát triển riêng của mình, khẳng định vị trí cũng như chỗ đững của mìnhtrong làng báo chí

Báo Tuổi Trẻ & Đời Sống với những thông tin cụ thể, xác thực cũng cáchình ảnh sinh động, hấp dẫn phản ánh những vấn đề bức xúc, nóng hổi củanhân dân đã thu hút được số lượng độc giả khá lớn Điều đó chứng tỏ, báoTuổi trẻ & Đời sống đang ngày càng phát triển

Trong quá trình hội nhập, báo Tuổi trẻ & Đời sống đang từng bước thayđổi, điều chỉnh cơ sở vật chất cũng như nâng cao trình độ của đội ngũ nhà báo

để ngày càng phù hợp hơn, theo kịp sự phát triển của xã hội, xứng đáng là

“tiếng nói chung của quần chúng nhân dân”

2 Mối quan hệ giữa ảnh và nội dung bài viết

Nội dung bài viết sẽ tăng được sự chú ý của bạn đọc nếu có bức ảnh cóchất lượng cộng với tít dẫn phù hợp, đúng nội dung Bao giờ ảnh, tít dẫn vànội dung bài viết cũng có mối quan hệ mật thiết tạo nên sức mạnh bổ trợ chonhau tạo thành một tác phẩm báo chí hoàn hảo, có chất lượng tốt

Trang 11

Một số báo sẽ không thể không có một bức ảnh nào Nếu chỉ có chữkhông thì số báo đó trở thành một quấn sách khổ lớn chứ không phảI một tờbáo Qua khảo sát trên báo Tuổi trẻ & Đời sống, bình quân mỗi số báo đều cókhoảng trên dưới 60 bức ảnh mang những nội dung thông tin khác nhau, phảnánh những mảng đời sống khác nhau phục vụ cho các bài báo Nhưng bức ảnh

đó sẽ có ít giá trị nếu không có sự đóng góp của nội dung bài báo được đặt ở

vị trí xung quanh bức ảnh Bức ảnh không những góp phần bổ xung thông tincho bài viết, mà còn góp phần làm tăng giá trị thẩm mỹ của trang báo

Nhìn chung, ảnh báo chí luôn góp phần quan trọng không những làmhấp dẫn mà còn góp phần vào việc cung cấp thông tin bổ sung cho từng bàiviết Ngày nay, rất nhiều tờ báo luôn sử dụng những bức ảnh “Đinh” trêntrang nhất, nhiều khi chiếm tới 1/2 diện tích của trang báo, thậm chí có tờ báocòn in ảnh chàn hết diện tích trang 1 Bên cạnh những tấm ảnh in cỡ lớn đó lànhững tít dẫn được trau chuốt và độc đáo, gây được sự hiếu kỳ cho độc giảtheo dõi số báo như các báo: Lao Động, Tuổi Trẻ, Nông Nghiệp Việt Nam,Tiền Phong…

Có thể khẳng định một bức ảnh dù lớn cũng chỉ ghi lại khoảnh khắc ấychứ không thể mang được sức khái quát cao Trong thông tin bằng hình ảnh,thông tin tự nó đòi hỏi phải có sự gọi tên Tít dẫn và nội dung bài viết cùngkết hợp với hình ảnh sẽ giúp người xem hiểu rõ hơn tính nhất quán giữa thôngtin bằng hình ảnh và thông tin bằng ngôn từ (bài viết)

3 Khảo sát thực trạng sử dụng ảnh trên báo Tuổi Trẻ & Đời Sống trong 5 số

Có thể nói, hiện nay báo giấy tuy bị cạng tranh khốc liệt bởi các loạihình báo chí khác như báo mạng điện tử, phát thanh, truyền hình,…nhưng nóvẫn có chỗ đứng nhất định và trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếuđời sống văn hóa hàng ngày bởi những ưu điểm vốn có của nó mà không cómột loại hình báo chí nào có thể thay thế được như khả năng lưu trữ thông tin,thông tin được khai thác sâu, nhiều khía cạnh…

Trang 12

Mỗi tờ báo có tôn chỉ, mục đích riêng, hoạt động theo một lĩnh vực,

ngành nghề khác nhau Tuy nhiên, tờ báo nào cũng vậy, trong mỗi bài viết

của mình, các yếu tố tạo nên sức sống lâu bền của một bài báo nói riêng và

của một tờ báo nói chung đó chính là thông tin và hình ảnh Bài viết nào cũng

vậy, dù chỉ đưa một tin hay một bài (phóng sự) nào đó thì cũng cần có hình

ảnh, bởi ngoài những thông tin chính mà nhà báo cung cấp thì tâm lý của

người đọc muốn biết được cụ thể thông tin đó như thế nào thông qua các hình

ảnh Trong nhiều bài, nhiều trường hợp, hình ảnh lại là yếu tố chính cung cấp

thông tin cho người đọc, nhìn vào những bức ảnh đó có thể hiểu vấn đề mà

nhà báo đang đề cập đến Vì vậy, hiện nay, trên các tờ báo giấy số lượng hình

ảnh ngày càng được sử dụng nhiều, hầu như bài viết nào cũng có ảnh dù là

ảnh chân dung, ảnh minh họa hay phóng sự ảnh…

Trên báo Tuổi Trẻ & Đời Sống cũng vậy, sử dụng rất nhiều hình ảnh để

làm cho bài viết tăng tính thuyết phục

3.1 Về số lượng ảnh trên 5 số

Số báo, tổng số

lượng ảnh

Số 169(25/3/2013)

Số 170(28/3/2013)

Số 171(1/4/2013)

Số 172(4/4/2013)

Số 173(8/4/2013)

Bảng 1: khảo sát số lượng ảnh trong 5 số báo

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy, số lượng ảnh được dùng trong

5 số báo là rất nhiều, bao gồm các loại hình ảnh khác nhau Cụ thể: trong số

báo 169 ra ngày 25/3 có tất cả 57 hình ảnh, số báo 170 ra ngày 28/3 có 63

hình ảnh, số 171 ra ngày 1/4 có 62 hình ảnh, số báo 172 ra ngày 4/4 có 64

hình ảnh, số báo 173 ra ngày 8/4 có 60 hình ảnh Những số liệu trên cho thấy

rằng, so với các tờ báo như Nhân Dân, Tiền Phong…khác thì báo Tuổi Trẻ &

Trang 13

Đời Sống đã sử dụng nhiều hình ảnh trong việc cung cấp thông tin trên mọilĩnh vực của cuộc sống Trong các số báo trên, ta thấy, tần suất sử dụng ảnhcũng rất nhiều, có thể nói, bài viết nào cũng đều có hình ảnh, những hình ảnh

đó giúp cho độc giả hiểu rõ vấn đề hơn, sinh động hơn Điều đó chứng tỏ, báoTuổi Trẻ & Đời Sống đã biết cách khai thác, tận dụng được những yếu tố cần

có để tạo nên một bài viết hay, hấp dẫn, có sức thuyết phục, từ đó thu hútđược số lượng độc giả dành cho báo mình ngày càng tăng

3.2 Phân loại ảnh

Số báo, các loại

ảnh

Số 169(25/3/2013)

Số170(28/3/2013)

Số171(1/4/2013)

Số172(4/4/2013)

Số173(8/4/2013)

Bảng 2: phân loại ảnh trong 5 số báo

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, trong 5 số báo thì có rất nhiều các loạiảnh khác nhau: phóng sự ảnh, ảnh tưởng thuật, ảnh chân dung, ảnh minh họa,ảnh quảng cáo, ảnh kí sự, ảnh tư liệu Trong số các loại ảnh trên thì ảnh chândung chiếm số lượng lớn Vì báo Tuổi trẻ & Đời sống thường phản ánh cácvấn đề liên quan đến luật pháp (vi phạm pháp luật), những tấm gương điểnhình,…vì vậy, trong các số báo thì loại ảnh này chiếm đa số

Trong tất cả những bức ảnh được sử dụng trong 5 số báo, có những hìnhảnh rất tốt, bức ảnh có nội dung, có sức sống, nhìn vào bức ảnh là người đọc

có thể hình dung được nội dung bài viết như thế nào Tuy ảnh không có màusắc nhưng nó cũng đảm bảo được yêu cầu chứa đựng thông tin, bức ảnh “cóhồn” Ví dụ như trong bài ‘Xin giữa lấy những “kho báu” ở nhà bà NămNghĩa của tác giả Trần Quân trong số báo 172 ra ngày 4/4/2013 Đây là

Ngày đăng: 05/08/2016, 23:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w