Ảnh sử dụng trên báo phải là ảnh báo chí. Ảnh báo chí là những bức ảnh có nội dung thông tin diễn tả thời sự, khách quan, chân thực các sự kiện, vấn đề của hiện thực bằng hình ảnh và đạt các yêu cầu về chất lượng kỹ thuật, nghệ thuật. Có nhiều quan niệm phân chia thể loại ảnh báo chí. Ảnh báo chí thông thường được phân chia thành những hình thức thể loại như: ảnh tin, ảnh phóng sự, ảnh minh họa, ảnh tài liệu – nghệ thuật, ảnh ký sự, ảnh chân dung, ảnh quảng cáo, ảnh châm biếm hài hước,… Ảnh lựa chọn sử dụng trên báo phải là những bức ảnh đẹp cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Những bức ảnh đẹp sẽ làm độc giả nhớ lâu về các sự kiện, vấn đề mà tờ báo thông tin. Người làm báo phương Tây có câu: “Một bức ảnh giá trị hơn cả ngàn từ”. Đại ý là giá trị thông tin bằng hình ảnh trực quan dễ tác động và ghi nhớ lâu đối với độc giả. Một bức ảnh trên báo làm độc giả dễ hiểu, dễ nhớ hơn cả bài viết vì họ dễ nhận diện thông tin thông qua hình ảnh trực quan. Tuy nhiên, không phải bất cứ một đề tài nào cũng có thể diễn tả được bằng hình ảnh mà phải có sự kết hợp hài hòa cả thông tin bằng hình ảnh và chữ viết. Độc giả thường thích những tờ báo có nhiều hình ảnh hơn những tờ báo ít hoặc không đăng hình ảnh. Một sự kiện xảy ra, công chúng bao giờ cũng muốn biết tường tận, cụ thể. Với vai trò thông tin bằng hình, ảnh hỗ trợ cho bài viết những bằng chứng sống động, làm người xem có cảm giác như đang được chứng kiến sự kiện và giúp họ thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin. Một bức ảnh trên báo thể hiện rõ tính chiến đấu của nó. Ảnh là bằng chứng sống của lịch sử. Những bằng chứng sống động bằng hình ảnh đã trở thành vũ khí sắc bén của mỗi nhà nước, giai cấp trên mặt trận tư tưởng – văn hóa. Điều này được chứng minh bằng chính những bức ảnh của các nhà báo Việt Nam và quốc tế mô tả về cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong các cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại. Những cảnh nhà cháy, người bị thương, người hấp hối, xác chết ngổn ngang,… bom bi, bom napan và chất độc hóa học… hay những cảnh tải đạn, đánh chiếm căn cứ của địch, cảnh bắt giặc lái máy bay… tất cả đã được các nhà nhiếp ảnh mô tả sinh động và thương tâm. Ảnh trên báo đã hợp lực với các loại hình báo chí, văn học – nghệ thuật khác làm nên binh chủng thông tin hùng mạnh. Mối quan hệ này đã làm cho các tác phẩm ảnh báo chí có sức thuyết phục cao hơn.
Trang 1BÀI TẬP LỚN MÔN: NHẬP MÔN BÁO ẢNH
KHẢO SÁT
ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO TIỀN PHONG
Hà Nội, năm 2015
Trang 2I Lý thuyết:
Ảnh sử dụng trên báo phải là ảnh báo chí Ảnh báo chí là những bức ảnh có nội dung thông tin diễn tả thời sự, khách quan, chân thực các sự kiện, vấn đề của hiện thực bằng hình ảnh và đạt các yêu cầu về chất lượng kỹ thuật, nghệ thuật
Có nhiều quan niệm phân chia thể loại ảnh báo chí Ảnh báo chí thông
thường được phân chia thành những hình thức thể loại như: ảnh tin, ảnh
phóng sự, ảnh minh họa, ảnh tài liệu – nghệ thuật, ảnh ký sự, ảnh chân dung, ảnh quảng cáo, ảnh châm biếm hài hước,…
Ảnh lựa chọn sử dụng trên báo phải là những bức ảnh đẹp cả về nội dung và hình thức nghệ thuật Những bức ảnh đẹp sẽ làm độc giả nhớ lâu
về các sự kiện, vấn đề mà tờ báo thông tin Người làm báo phương Tây có câu: “Một bức ảnh giá trị hơn cả ngàn từ” Đại ý là giá trị thông tin bằng hình ảnh trực quan dễ tác động và ghi nhớ lâu đối với độc giả Một bức ảnh trên báo làm độc giả dễ hiểu, dễ nhớ hơn cả bài viết vì họ dễ nhận diện thông tin thông qua hình ảnh trực quan Tuy nhiên, không phải bất cứ một đề tài nào cũng có thể diễn tả được bằng hình ảnh mà phải có sự kết hợp hài hòa cả thông tin bằng hình ảnh và chữ viết Độc giả thường thích những tờ báo có nhiều hình ảnh hơn những tờ báo ít hoặc không đăng hình ảnh Một
sự kiện xảy ra, công chúng bao giờ cũng muốn biết tường tận, cụ thể Với vai trò thông tin bằng hình, ảnh hỗ trợ cho bài viết những bằng chứng sống động, làm người xem có cảm giác như đang được chứng kiến sự kiện và giúp họ thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin
Một bức ảnh trên báo thể hiện rõ tính chiến đấu của nó Ảnh là bằng chứng sống của lịch sử Những bằng chứng sống động bằng hình ảnh đã trở thành
vũ khí sắc bén của mỗi nhà nước, giai cấp trên mặt trận tư tưởng – văn hóa Điều này được chứng minh bằng chính những bức ảnh của các nhà báo Việt
Trang 3Nam và quốc tế mô tả về cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong các cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại Những cảnh nhà cháy, người bị thương, người hấp hối, xác chết ngổn ngang,… bom bi, bom napan và chất độc hóa học… hay những cảnh tải đạn, đánh chiếm căn cứ của địch, cảnh bắt giặc lái máy bay… tất cả đã được các nhà nhiếp ảnh mô tả sinh động và thương tâm Ảnh trên báo đã hợp lực với các loại hình báo chí, văn học – nghệ thuật khác làm nên binh chủng thông tin hùng mạnh Mối quan hệ này đã làm cho các tác phẩm ảnh báo chí có sức thuyết phục cao hơn
Bản thân nhiếp ảnh đã là một nghệ thuật, cho nên ảnh trên báo cũng mang lại cho công chúng những giá trị nghệ thuật nhất định Nhận thức thẩm mỹ của công chúng ngày càng cao, do đó bức ảnh báo chí phải đáp ứng cả những yêu cầu về giá trị thẩm mỹ Một bức ảnh bố cục cân đối, hài hòa, chất lượng kỹ thuật tốt cộng thêm sự độc đáo của nội dung thông tin sẽ gây ấn tượng cho độc giả
Một bức ảnh chất lượng tốt được sử dụng trên báo sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin thời sự nóng hổi và những giá trị thẩm mỹ nhất định, hướng người đọc tới một suy nghĩ bổ ích
Bức ảnh đẹp trên báo sẽ đáp ứng thói quen tiếp nhận thông tin bằng hình ảnh trực quan của công chúng Như trên đã đề cập, trong xã hội hiện đại công chúng đã quá quen với việc tiếp nhận thông tin bằng hình ảnh từ truyền hình
và báo mạng điện tử, vì vậy khi đọc các tờ báo in nếu chỉ có chữ mà không
có hình ảnh, bạn đọc sẽ thấy rất nhàm chán Vì vậy, bức ảnh được coi là yếu
tố trung chuyển công chúng từ loại hình báo chí khác đến với báo in
Bức ảnh còn là điểm đầu tiên mà người đọc nhìn thấy trong trang báo, nó có tác dụng gắn kết bạn đọc với tờ báo, bài báo Bức ảnh không có thông tin cũng là một nguyên nhân làm cho bạn đọc không tiếp tục đọc báo
Trang 4Những bức ảnh được lựa chọn đưa vào số báo, tạp chí cần bám sát ý đồ nội dung, hình thức từng tác phẩm, từng trang báo, số báo, tạp chí Một bức ảnh lựa chọn không đúng mục đích sẽ không ăn nhập với nội dung bài báo, trang báo và đôi khi còn làm giảm tác dụng nội dung của bài báo, trang báo, số báo đó
Đối với một bức ảnh báo chí, giá trị thông tin là yếu tố quan trọng Nếu bức ảnh không đem đến một giá trị thông tin nào cho bạn đọc thì nó chỉ mang tính chất giải trí cho tờ báo về hình khối, đậm nhạt Đó không phải là bức ảnh báo chí Trong thực tế, còn nhiều tờ báo, tạp chí của chúng ta đăng tải những bức ảnh có nội dung thông tin và giá trị nghệ thuật chưa cao
Ngoài giá trị thông tin tin tức, sự kiện, bức ảnh báo chí cần phải đạt yêu cầu
về hình thức nghệ thuật Một bức ảnh đảm bảo chất lượng về hình thức nghệ thuật là bức ảnh có bố cục hình ảnh hợp lý (cách lựa chọn góc độ chụp, thời điểm bấm máy, màu sắc, hình khối, đậm nhạt, đường nét…) Việc xây dựng
bố cục ảnh phụ thuộc phần lớn vào người sáng tạo ảnh báo chí và các biên tập viên ảnh Các tòa soạn báo cần có một đội ngũ phóng viên, biên tập viên ảnh chuyên nghiệp thì mới có những bức ảnh đăng báo chất lượng tốt
Cần chọn những bức ảnh có tình cảm (ảnh động) để sử dụng trên báo, tạp chí Tức là bức ảnh đó phải thể hiện được sự sống động sự kiện, nhân
vật Hình ảnh sống động sẽ biểu đạt được thông tin của sự kiện, vấn đề mà bức ảnh đề cập Đây là tiêu chí bắt buộc phải có trong mỗi bức ảnh khi lựa chọn, sử dụng trên báo Bức ảnh sống động sẽ làm cho người xem có cảm giác như được giao lưu với nhân vật, sự kiện trong ảnh Nếu ví tờ báo là một ngôi nhà thì những bức ảnh được ví là cửa sổ của ngôi nhà đó Vào một ngôi nhà có những chiếc cửa sổ mở ra với khung cảnh sống động sẽ cho ta cảm giác ngôi nhà đó tràn đầy sự sống Ngược lại, nếu vào một ngôi nhà không
Trang 5có cửa sổ hoặc cửa sổ mở ra với bối cảnh tĩnh lặng, sẽ tạo cho ta cảm giác ngôi nhà buồn tẻ, không có sự sống
Đối tượng của ảnh báo chí là sự vật, hiện tượng và đặc biệt là con người Con người trong ảnh báo chí là con người làm nên sự kiện, vấn đề, là con người biểu cảm Để có một bức ảnh sống động thì sự kiện, nhân vật trong ảnh phải chân thực, tức là không được sắp xếp, bố trí bối cảnh, nhân vật Con người trong ảnh báo chí là con người hoạt động Sự hoạt động của con người sẽ tạo nên sự sống động của hình ảnh Sự biểu cảm của con người trong ảnh chủ yếu thông qua ngôn ngữ, điệu bộ, cử chỉ của cơ thể Khuôn mặt con người là nơi tạo nên sự biểu cảm rõ nét nhất và đây cũng chính là yếu tố tạo nên “sự sống” của nhân vật trong những bức ảnh báo chí, nhất là ảnh chân dung Trong khuôn mặt con người, những bộ phận có tên gọi bắt
đầu từ chữ cái M (tiếng việt) như: mắt, mũi, miệng, môi, mày, mi, má, mai
đều là những bộ phận có khả năng biểu cảm rõ nét nhất Với loạt ảnh chân dung, nếu các yếu tố M của nhân vật trong bức ảnh không hoạt động thì không nên chọn ảnh đó sử dụng Vi phạm lỗi này thường là do người chụp sắp đặt quá thái nhân vật để chụp Nhân vật được chụp bị người chụp ảnh và chiếc máy ảnh chi phối khiến cho các chữ M đều không biểu cảm, do vậy bức ảnh thường không sống động
Bức ảnh được lựa chọn phải phù hợp với nhận thức của đông đảo bạn đọc Tức là đối tượng nào xem ảnh cũng nhận biết được thông tin Nếu xem
bức ảnh, một người có trình độ nhận thức nhất định mà không thể luận ra sự kiện trong ảnh là gì thì đồng nghĩa nhiều người xem cũng sẽ không hiểu được bức ảnh Một số biên tập viên thường có sở thích cá nhân lựa chọn đưa vào trang báo những bức ảnh “kỳ quặc” khiến cho độc giả không hiểu bức ảnh đó diễn tả điều gì Thông tin báo chí là dành cho công chúng, dù thông tin bằng chữ hình ảnh chụp hoặc đồ họa thì điều cốt yếu là độc giả ở đây
Trang 6cũng cần có sự chắt lọc chứ không phải độc giả thích gì là báo chí thông tin nấy, nhất là những hình ảnh tầm thường, gây phản cảm
Bất cứ bức ảnh nào sử dụng trên báo đều nên có chú thích, bởi vì hình
ảnh không thể diễn tả hết các chi tiết sự kiện Thông tin bằng hình ảnh là thông tin đa nghĩa Lời chú thích sẽ góp phần định hướng cho người xem ảnh để họ nhận thức đúng đắn sự kiện trong ảnh Những lời chú thích ảnh có khả năng làm cho thông tin của bức ảnh giá trị hơn nếu được thể hiện thời
sự, đầy đủ, chân thực, khách quan về sự kiện trong ảnh
Trong thực tế, nhiều tờ báo, tạp chí không đặt chú thích cho những bức ảnh, hoặc có nhưng chú thích chưa hợp lý Lời chú thích trên các báo thường chỉ
là những lời thuật lại những gì mà hình ảnh đã diễn tả hoặc chú thích bằng các câu, từ chung chung, áp đặt chủ quan, do vậy hiệu quả hỗ trợ thông tin của chú thích cho bức ảnh chưa cao
Có quan điểm cho rằng, bản thân hình ảnh đã nói hết tất cả, do vậy không cần chú thích cho các bức ảnh Điều này không có cơ sở, bởi hình ảnh chỉ biểu đạt được phần nào của sự kiện, vấn đề xảy ra trong hiện thực, do vậy chú thích sẽ giúp cho hình ảnh càng rõ ràng hơn, dễ hiểu hơn
Một lời chú thích ảnh tốt sẽ có khả năng làm móc nối các chi tiết sự kiện, vấn đề của tác phẩm bằng chữ viết hình ảnh; đồng thời hỗ trợ thông tin cho hình ảnh rõ ràng, chính xác hơn Nếu không có lời chú thích, người xem không thể tiếp nhận một cách đầy đủ những sự kiện, vấn đề mà bức ảnh đề cập Thông tin bằng hình ảnh có nhiều thế mạnh, nhưng cũng có nhiều hạn chế, nhất là những hạn chế về thông tin chi tiết sự kiện Do tính chất sự kiện trong ảnh chỉ là những “lát cắt thực tiễn” nên chi tiết sự kiện chỉ được biểu đạt trong thời điểm, góc nhìn nhất định và thời cơ bấm máy của người chụp,
do vậy đưa các lời chú thích ảnh đi kèm mỗi bức ảnh sẽ làm cho bức ảnh giá trị và tăng sức thuyết phục đối với độc giả
Trang 7Như trên đã đề cập, trong thực tế trên nhiều tờ báo của chúng ta còn có những bức ảnh chưa có chú thích hoặc chú thích chung chung, không có thông tin Thực trạng này xuất phát từ những lý do chủ quan và khách quan như: người tổ chức nội dung quan niệm bức ảnh này chỉ để “mình họa” (minh họa ở đây hay được hiểu theo nghĩa “lấp chỗ trống” trên báo hoặc trang trí cho tờ báo về mặt hình thức chứ không mang ý nghĩa là hỗ trợ, làm sáng tỏ thêm nội dung của bài báo) Mặt khác, người chụp ảnh cũng như người biên tập, tổ chức nội dung “tự cảm thấy” bức ảnh đã nói hết thông tin bằng hình nên cho rằng không cần phải chú thích Một vấn đề nữa là những bức ảnh trên báo không có chú thích (thậm chí không có tên tác giả ảnh) là
vì chính người chụp không có ý thức đặt chú thích và ghi tên mình thực hiện, do vậy ban biên tập không biết chú thích ra sao và cách an toàn nhất là vẫn cho đăng nhưng không chú thích bức ảnh đó Có tòa soạn báo còn đưa
ra lý do là vì thiếu ảnh nên phải dùng những bức ảnh không rõ tác giả và chú thích Đây cũng là cách làm thiếu tính chuyên nghiệp và quá dễ dãi của các tòa soạn báo bấy lâu nay
Những lý do trên dẫn đến tình trạng các bức ảnh vô thưởng, vô phạt về nội dung thông tin và hình thức nghệ thuật kém xuất hiện ngày càng nhiều trên báo, tạp chí của chúng ta Nếu tác giả ảnh hoặc người tổ chức trang coi thường giá trị thông tin ảnh qua lời chú thích, thì người đọc cũng sẽ sẵn sàng
từ chối tiếp nhận thông tin từ những bức ảnh không có chú thích đó
Lời chú thích ảnh trên báo không được phép lặp lại những gì mà hình ảnh đã biểu đạt Trong thực tế, có nhiều chú thích ảnh trên báo và tạp chí diễn đạt lặp lại thông tin mà hình ảnh đã biểu đạt Rất ít người đặt chú thích nhận biết sai sót này Lời chú thích không trùng lặp với những gì hình ảnh diễn tả sẽ
có tác dụng tốt cung cấp cho bạn đọc những chi tiết hỗ trợ thông tin hình ảnh
và làm cho bức ảnh báo chí giá trị lên rất nhiều
Trang 8Chú thích phải có thông tin, rõ ràng, cụ thể Chú thích ảnh báo chí càng cụ thể càng tốt, vì bạn đọc cần biết cụ thể, chi tiết sự kiện, vấn đề xảy ra trong hiện thực Khi chú thích ảnh, nếu dùng các cụm từ chung chung sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng lặp đi lặp lại chú thích ảnh trên các số báo Chú thích dạng này dễ làm độc giả không đọc vì người đặt chú thích sử dụng những cụm từ chung chung, không có thông tin
Khi chú thích ảnh không nên sa đà vào lựa chọn các chi tiết không có mối quan hệ mật thiết với chủ đề bức ảnh Nếu chú thích đi quá xa so với sự kiện, vấn đề mà hình ảnh đề cập sẽ dẫn đến phần lời không ăn nhập với phần hình Người chú thích bức ảnh nên lấy yếu tố hình ảnh hoặc chủ đề bài viết, chủ đề trang, số báo làm tâm điểm để đặt chú thích ảnh và coi chú thích ảnh
là một yếu tố quan trọng trong những nội dung cấu thành bài báo, tờ báo Tuy là thành tố nhỏ nhưng chú thích ảnh có mối quan hệ khăng khít với các yếu tố nội dung, hình thức khác trong tờ báo Để có được chú thích cụ thể,
hỗ trợ tốt cho bức ảnh đòi hỏi người chụp ảnh ngoài việc bấm máy còn phải công phu khai thác các tư liệu liên quan đến sự kiện mình chụp bằng nhiều nguồn và cách thức khác nhau để phục vụ việc chú thích ảnh Trong thực tế, nhiều tác giả ảnh khi chụp không để ý đến khai thác và lưu giữ tư liệu liên quan đến sự kiện trong ảnh nên thường phải đặt những chú thích ảnh chung chung, vô thưởng, vô phạt
Khi đặt chú thích ảnh không nên áp đặt ý nghĩ chủ quan của người chụp hoặc người biên tập vào chú thích ảnh
Lời chú thích cho ảnh nên thể hiện ở thì hiện tại Tính thời điểm là một yêu cầu quan trọng trong thông tin báo chí Người chụp ảnh, người tổ chức nội dung tờ báo chuyên nghiệp bao giờ cũng quan tâm đến tính thời sự của sự kiện Nội dung của mỗi tác phẩm báo chí đều xuất phát từ những nhu cầu thực của công chúng Nhiệm vụ của các cơ quan báo chí phải cập nhật thông
Trang 9tin cho bạn đọc Đề tài, chủ đề của mỗi bức ảnh phải được phản ánh cập nhật Các bức ảnh tài liệu, minh họa cho dù tác giả sáng tạo trong những thời điểm của quá khứ, nhưng trong những bối cảnh hiện tại, nếu sử dụng thích hợp nó vẫn mang tính thời sự cao Muốn bức ảnh tư liệu, minh họa mang tính thời sự thì chú thích ảnh cũng phải diễn tả tính thời điểm của sự kiện
Để làm được điều này, câu từ sử dụng trong chú thích ảnh phải luôn được thể hiện ở thì hiện tại Việc diễn tả bằng lời ở thì hiện tại sẽ phù hợp với yếu
tố hình ảnh đang có trong bức ảnh, đặc biệt là ảnh tin tức hoặc phóng sự ảnh
Kể cả những bức ảnh tài liệu nếu như có những lời chú thích ở thì hiện tại thì những hình ảnh của quá khứ sẽ được “sống lại” và có sức thuyết phục độc giả hơn
Kết cấu của chú thích ảnh cần logic và dễ hiểu Trong thực tế, những chú thích ảnh không có thông tin thường là do kết cấu chưa hợp lý, việc liên kết các chi tiết, ngôn từ không chặt chẽ, chung chung Kết cấu của chú thích ảnh khác với kết cấu của bài phóng sự hoặc bài bình luận Kết cấu chú thích ảnh
có phần giống kết cấu của thể loại tin, nhưng không áp dụng các mô thức viết như thể loại tin
Nhất thiết các bức ảnh sử dụng trên báo, tạp chí phải có tên tác giả thể hiện Tác giả là người tạo ra tác phẩm, do vậy phải được phép giữ bản quyền bức ảnh của mình bằng cách đứng tên cùng tác phẩm Trong thực tế, đôi khi một
số tờ báo khi đăng ảnh là “quên” đăng tên tác giả chụp, như vậy là vi phạm quyền tác giả Tên tác giả nên trình bày kèm lời chú thích để bạn đọc dễ nhận biết
Các bức ảnh sử dụng trên báo, tạp chí phải đảm bảo chất lượng kỹ thuật Những yếu tố kỹ thuật ảnh như việc điều chỉnh tiêu cực độ mở chế
quang, thời tiết, tráng rọi… đều ảnh hưởng đến chất lượng nội dung, hình thức của ảnh Bức ảnh có nội dung và bối cảnh tốt nhưng chất lượng kỹ
Trang 10thuật tráng rọi không đảm bảo, tốt nhất không nên sử dụng Trong trường hợp không có bức ảnh khác thay thế, nếu đó là bức ảnh màu thì nên chuyển sang in đen trắng và sử dụng kỹ thuật xử lý ảnh bằng photoshop điều chỉnh
độ đậm nhạt để nâng cao chất lượng ảnh Nếu có nhiều bức ảnh để lựa chọn, hãy chọn bức ảnh tốt nhất
Sử dụng các bức ảnh cận cảnh trên báo, tạp chí sẽ mang lại hiệu quả đối với bạn đọc hơn Không nên lạm dụng những bức ảnh chụp toàn cảnh, đông
người, cỡ nhỏ Người xem sẽ không nhận biết được thông tin từ bức ảnh đó
vì các nhân vật trong ảnh quá nhỏ Lựa chọn những bức ảnh cận cảnh sẽ giúp bạn đọc dễ nhận diễn thông tin sự kiện, vấn đề trong ảnh hơn là những bức ảnh chụp toàn cảnh Bức ảnh cận cảnh sẽ tạo ra hình ảnh ấn tượng, bố cục chặt chẽ, đậm nhạt rõ ràng và có khả năng biểu đạt thông tin cao trên trang báo
Trong quá trình lựa chọn ảnh cho số báo, tạp chí, nếu đã dùng bức ảnh ở
trang nhất thì không nên đưa lại ở trang trong Trường hợp bắt buộc phải
đưa lại, nên có phương án cắt cúp bức ảnh để bạn đọc không có cảm giác phải xem bức ảnh hai lần trong cùng một số báo
Lựa chọn ảnh đưa vào số báo, tạp chí cần có sự biên tập, cắt cúp hình ảnh chuẩn xác, hợp lý Dưới đây là những nguyên tắc về cắt cúp ảnh:
- Đánh giá tất cả các bức ảnh đã có trên cơ sở kế hoạch xuất bản đã được thực hiện, lựa chọn những bức ảnh tốt nhất để đưa vào trang Nên cắt cúp các bức ảnh trước khi đưa vào trình bày trang Không nên trình bày xong bài báo hay trang báo, thừa “đất” mới đi tìm ảnh Cách làm này chưa thể hiện tính chuyên nghiệp và là cách làm thiếu tính khoa học, bị động