Chủ nghĩa đế quốc là gì? Phải chăng “ Chủ nghĩa đế quốc là sự phát triển và sự kế tục trực tiếp của những đặc tính cơ bản của chủ nghĩa tư bản nói chung” ( Lênin toàn tập, tập 27, tr.488), hay “ Chủ nghĩa đế quốc là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản công nghiệp phát triển cao” như Causky định nghĩa. Trên thế giới đã có rất nhiều nhà kinh tế học đưa ra những lý luận về chủ nghĩa đế quốc theo những góc độ tiếp cận khác nhau. Và đặc biệt là trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” Lênin đã chỉ ra và phê phán những lý luận về chủ nghĩa đế quốc của các nhà kinh tế học tư sản và Causky. Tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” là một cống hiến to lớn của Lênin vào kho tàng lý luận của nhân loại. Thông qua tác phẩm này Lênin đã trình bày một cách có hệ thống và sâu sắc về chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản. Đồng thời tác phẩm giúp ta có cơ sở khoa học để phê phán các quan điểm tư sản, cải lương, đặc biệt là quan điểm của Causky về chủ nghĩa đế quốc, từ đó thấy rõ tính chất phản động phi Mác xít của Causky. Việc nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa đế quốc của các nhà kinh tế học tư sản và Causky trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” có ý nghĩa rất lớn đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nghiên cứu lý luận này có ý nghĩa đối với quá trình phát triển của cách mạng ở Việt Nam, giúp Đảng và Nhà nước đề ra đường lối phát triển đất nước thích hợp để hội nhập toàn cầu hóa nhưng vẫn kiên quyết giữ vững định hướng chính trị của mình đólà độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội. Vì vậy mà tôi chọn đề tài “Lý luận về chủ nghĩa đế quốc của các nhà kinh tế học tư sản và Causky trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này?” để hiểu rõ và sâu sắc hơn nữa về chủ nghĩa đế quốc.
Trang 1MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa đế quốc là gì? Phải chăng “ Chủ nghĩa đế quốc là sự pháttriển và sự kế tục trực tiếp của những đặc tính cơ bản của chủ nghĩa tư bản nóichung” ( Lênin toàn tập, tập 27, tr.488), hay “ Chủ nghĩa đế quốc là sản phẩmcủa chủ nghĩa tư bản công nghiệp phát triển cao” như Causky định nghĩa
Trên thế giới đã có rất nhiều nhà kinh tế học đưa ra những lý luận vềchủ nghĩa đế quốc theo những góc độ tiếp cận khác nhau Và đặc biệt là trongtác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” Lênin
đã chỉ ra và phê phán những lý luận về chủ nghĩa đế quốc của các nhà kinh tếhọc tư sản và Causky
Tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”
là một cống hiến to lớn của Lênin vào kho tàng lý luận của nhân loại Thôngqua tác phẩm này Lênin đã trình bày một cách có hệ thống và sâu sắc về chủnghĩa đế quốc, giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản Đồng thời tácphẩm giúp ta có cơ sở khoa học để phê phán các quan điểm tư sản, cải lương,đặc biệt là quan điểm của Causky về chủ nghĩa đế quốc, từ đó thấy rõ tínhchất phản động phi Mác xít của Causky
Việc nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa đế quốc của các nhà kinh tế học
tư sản và Causky trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng củachủ nghĩa tư bản” có ý nghĩa rất lớn đối với thế giới nói chung và Việt Namnói riêng Nghiên cứu lý luận này có ý nghĩa đối với quá trình phát triển củacách mạng ở Việt Nam, giúp Đảng và Nhà nước đề ra đường lối phát triển đấtnước thích hợp để hội nhập toàn cầu hóa nhưng vẫn kiên quyết giữ vững địnhhướng chính trị của mình đólà độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội
Vì vậy mà tôi chọn đề tài “Lý luận về chủ nghĩa đế quốc của các nhà kinh tế học tư sản và Causky trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này?” để hiểu rõ và sâu sắc hơn nữa về chủ nghĩa đế quốc.
Trang 2NỘI DUNG
1 Sơ lược về tiểu sử của Lênin và tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”.
1.1 Sơ lược về tiểu sử của Lênin:
V.I Lê-nin sinh ngày 22 tháng Tư năm 1870 ở Simbirsk (nay làUlianovsk), mất ngày 21 tháng Giêng 1924 ở làng Gorki gần Moskva
V.I Lênin sinh ngày 22- 4- 1870 tại nước Nga, Ông sinh ra và lớn lêntrong một gia đình trí thức tiến bộ Thuở nhỏ, Lênin là một cậu bé rất thôngminh, lanh lợi và hiếu học Thời niên thiếu, Lênin đã bắt đầu nghiên cứu chủnghĩa Mác và bước vào con đường đấu tranh cách mạng chống chế độ chuyênchế Nga Sa hoàng và bị đuổi ra khỏi trường Đại học
Năm 1890, Lênin được học ngoại trú tại trường đại học Peterbourg Chỉtrong vòng một năm, ông đã học hết chương trình và thi đỗ loại ưu Năm 23tuổi, Lênin trở thành nhà Mácxit thực thụ
Cuộc đời và sự nghiệp của Lênin trải qua nhiều gian truân, sóng gió.Năm 1897, Lênin bị đày 3 năm ở Xiberi Kể từ đó trở đi ông còn bị tù đày rấtnhiều lần và phải sống lưu vong ở nước ngoài Đến ngày 28-1-1924, Lênin đãqua đời
Lênin đã sống và cống hiến suốt cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranhgiải phóng dân tộc và sự nghiệp cách mạng tháng 10 Nga diễn ra và giànhthắng lợi đã đánh dấu một bước ngoặt của lịch sử loài người, mở ra cho nhânloại một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xãhội
Có thể nói, Lênin là một học trò trung thành và triệt để nhất của C.Mác và
Ph Ăngghen Ông đã bảo vệ thành công chủ nghĩa Mác trước sự đã kíchchống phá của bọn phản động và các trường phái tư sản Đồng thời Lênin còn
Trang 3là người kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác, nâng chủ nghĩa Mác lên mộttầm cao mới với những phát minh vĩ đại trong thời đại mới.
1.2 Sơ lược về tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”.
1.2.1 Hoàn cảnh ra đời:
Về kinh tế, điểm nổi bật về kinh tế cuối Thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là:
Lực lượng sản xuất có sự phát triển mạnh mẽ do có nhiều phát minh về kỹthuật và công nghệ được áp dụng vào quá trình sản xuất như: xuất hiện nhiều
lò luyện thép hiện đại thay cho lò thủ công; xuất hiện động cơ Điezen, Tuốcbin hơi nước và nhiều phương tiện giao thông hiện đại đó là ôtô, tàu điện, xelửa…
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã thúc đẩy sản xuất pháttriển, dẫn tới quá trình tích tụ tập trung sản xuất, làm hàng loạt xí nghiệp nhỏbiến đi, hình thành nên những xí nghiệp lớn
Chính những xí nghiệp lớn này đã liên kết với nhau đưa tới sự xuất hiệncủa tổ chức độc quyền
Về chính trị - xã hội, khi các tổ chức độc quyền xuất hiện làm cho chủ
nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển thành chủ nghĩa đế quốc Dưới sự thốngtrị của chủ nghĩa đế quốc, đời sống của giai cấp công nhân và mọi tầng lớpkhác trong xã hội bị bóc lột nặng nề hơn, đời sống khó khăn vì chúng quân sựhoá, chạy đua vũ trang gây ra các cuộc chiến để tranh giành thuộc địa
Trước tình hình đó đã dấy lên một phong trào đấu tranh của giai cấpcông nhân trong các nước đế quốc và phong trào đấu tranh của các dân tộcthuộc địa Phong trào đấu tranh này cần phải có một chính đảng tiên phong đểlãnh đạo, nhưng lúc đó Quốc tế II lại đi vào con đường phản bội chủ nghĩaMác, theo chủ nghĩa cải lương cơ hội
Trên sách báo họ tô son vẽ phấn cho chủ nghĩa đế quốc và bênh vựccác cuộc chiến tranh đế quốc Một yêu cầu khách quan là phải vạch rõ bản
Trang 4chất và xu hướng lịch sử của chủ nghĩa đế quốc Từ đó vạch ra đường lối đấutranh cách mạng đứng đắn cho phong trào của giai cấp vô sản và quần chúnglao động trên toàn thế giới.
Tác phẩm: “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” của Lênin đã đáp ứng được nhu cầu đó của thời đại Tác phẩm này được
viết từ tháng giêng cho đến tháng 6 năm 1916, hoàn cảnh lúc này là tình hìnhthế giới có nhiều biến đổi sâu sắc: lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽcùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật làm cho nền sản xuất tư bản chủnghĩa phát triển một cách nhanh chóng, hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều,trong khi đó thì khả năng tiêu thụ và khả năng thanh toán không đáp ứngđược Từ đó, dẫn đến khủng hoảng kinh tế Những cuộc khủng hoảng lớn vàonhững năm 1897, 1900, 1903 làm cho nền kinh tế tư bản đứng trước nhữngthách thức lớn Hàng loạt xí nghiệp nhỏ bị phá sản, tập trung sản xuất pháttriển mạnh dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền
Trước sự kiểm duyệt gắt gao của Nga Hoàng, Lênin đã phải hạn chế rấtnhiều trong việc phân tích kinh tế và trình bày những quan điểm của mình.Tuy nhiên, không vì thế mà làm cho tác phẩm mất đi phần giá trị của nó Sự
ra đời của cuốn sách này vẫn là sự ra đời của một công trình vĩ đại không chỉ
“Nêu rõ được tình hình tổng quát của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa toàn thếgiới trong những quan hệ quốc tế của nó vào thế kỷ XX” (Lênin toàn tập,t27,tr386), mà còn “giải thích…cho độc giả thấy những lời dối trá vô liêm sỉ củabọn tư bản cũng như bọn cơ hội Sô- vanh” (Lênin toàn tập,t27, tr386)
1.2.2 Kết cấu tác phẩm:
Tác phẩm gồm phần mở đầu và 10 chương
Phần mở đầu: Trước hết, Lênin nêu lên các cuộc chiến tranh đế quốc,Người coi đó là cái mốc của sự chuyển biến từ tự do cạnh tranh sang chủnghĩa đế quốc Tiếp đó, Lênin xác định nội dung của tác phẩm là: cố gắng
Trang 5trình bày sơ lược và giản đơn mối tương quan giữa tính chất kinh tế chủ yếucủa chủ nghĩa đế quốc, chứ không bàn đến những vấn đề khác ngoài kinh tế.Còn 10 chương: 6 chương đầu Lênin trình bày những đặc điểm kinh tế
cơ bản của chủ nghĩa đế quốc; 4 chương sau là sự tổng hợp rút ra định nghĩa
về chủ nghĩa đế quốc và địa vị lịch sử của nó Qua đó Người phê phán cácquan điểm tư sản, cải lương về chủ nghĩa đế quốc
2 Lý luận về chủ nghĩa đế quốc của các nhà kinh tế học tư sản và
Causky trong tác phẩm “ Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”
2.1 Lý luận của các nhà kinh tế học và Causky về những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa đế quốc.
2.1.1 Lý luận về độc quyền và cạnh tranh:
Lênin khẳng định, khi độc quyền xuất hiện nó có vai trò rất to lớn, nó nắm mọi nguồn nguyên liệu, nắm các phương tiện giao thông và đi vào mọi ngành, mọi nơi và bằng đủ mọi cách Tuy độc quyền có sức mạnh to lớn nhưng không xóa bỏ được tự do cạnh tranh mà trái lại làm cho cạnh tranh thêm gay gắt và có tính phá hoại nhiều hơn
Từ sự phân tích trên, Lênin rút ra kết luận: Chủ nghĩa tư bản mới này mang những nét quá rõ rệt, một cái gì hỗn hợp giữa cạnh tranh tự do và độc quyền Lênin viết: “ Độc quyền không thủ tiêu sự cạnh tranh tự do là cái đã sinh ra chúng; chúng tồn tại ở bên trên sự cạnh tranh tự do và cùng với sự cạnh tranh tự do, do đó mà gây ra một sự mâu thuẫn va chạm và xung đột đặc biệt gay gắt và kịch liệt.” (Lênin toàn tập, t27, tr489)
Qua đấy, Lênin đã phê phán các nhà kinh tế học tư sản vì họ cho rằng độc quyền xóa bỏ được các cuộc khủng hoảng kinh tế Theo Lênin, “ đó là câu chuyện hoang đường của những nhà kinh tế học tư sản vẫn cố hết sức tô điểm cho chủ nghĩa tư bản Trái lại, tổ chức độc quyền được thành lập trong một vài ngành công nghiệp lại làm cho tình trạng hỗn loạn vốn có của toàn bộ
Trang 6nền sản xuất tư bản chủ nghĩa tăng lên và trầm trọng thêm”( Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, Lênin,NXB Tiến Bộ tr44).
2.1.2 Lý luận về tư bản tài chính:
Lênin nêu khái niệm tư bản tài chính của Hin- phéc-đinh, ông là nhà kinh
tế học người Áo, là người đầu tiên nêu khái niệm tư bản tài chính Ông viết:
“Tư bản tài chính là tư bản do ngân hàng chi phối và do các nhà công nghiệp
sử dụng” ( Lênin toàn tập, t27, tr437)
Lênin đã phê phán quan điểm của Hin-phéc-đinh và cho rằng: khái niệmnày thiếu quan điểm lịch sử và không đầy đủ Bởi vì ông đã bỏ qua một sự thật cực kỳ quan trọng là sự tập trung dẫn đến độc quyền công nghiệp, độc quyền ngân hàng và sự thâm nhập lẫn nhau giữa hai loại độc quyền này
Sau khi phê phán Hin-phéc-đinh, Lênin đã nêu khái niệm tư bản tài chính Lênin viết: “Sự tập trung sản xuất, các tổ chức độc quyền sinh ra từ tậptrung đó, sự hợp nhất hay hòa vào nhau giữa ngân hàng và công nghiệp – đó
là lịch sử phát sinh của tư bản tài chính và là nội dung khái niệm tư bản tài chính” (Lênin toàn tập, t27, tr437) Như vậy, tư bản tài chính không phải là con số cộng đơn thuần của tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng mà là mộtloại tư bản mới về chất
2.1.3 Lý luận về việc phân chia thế giới giữa các liên minh của bọn
tư bản.
Sau khi phân chia xong thị trường trong nước cùng với việc tăng cường xuất khẩu tư bản, các tổ chức độc quyền và tư bản tài chính đã mở rộng ra thị trường thế giới dẫn đến việc hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế
Trong phần này, Lênin đã phê phán quan điểm của các nhà kinh tế học tưsản về độc quyền quốc tế Các nhà kinh tế học tư sản cho rằng, việc hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế thì sẽ có hòa bình, không có chiến tranh Lênin viết: “Một số nhà tư sản ( ngay cả Causky, là người đã hoàn toàn phản bội lập trường Mác xít mà ông đã giữ chẳng hạn vào năm 1909, cũng thuộc
Trang 7vào loại tác giả đó) cho rằng những các-ten quốc tế, một trong những biểu hiện nổi bật nhất của việc quốc tế hóa tư bản, đã cho phép người ta hy vọng rằng dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, giữa các dân tộc có thể có hòa bình”( Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, Lênin, NXB Tiến Bộ, tr126).
Lênin đã vạch trần tính chất phi lý ngụy biện của những quan điểm đó Người cho rằng: các tổ chức độc quyền quốc tế chỉ là liên minh tạm thời để nhằm đạt lợi nhuận cao Sự phân chia này căn cứ vào số tư bản và vào lực lượng mỗi bên Mà lực lượng này lại luôn biến đổi theo sự phát triển của kinh
tế chính trị mỗi nước, do đó tất yếu dẫn đến đấu tranh để phân chia lại thị trường
2.1.4 Lý luận về việc phân chia thế giới giữa các cường quốc lớn:
Ở chương này, Lênin tập trung phê phán các quan điểm tư sản và sự phân chia lãnh thổ thế giới và về chính sách thực dân, từ đó Lênin nêu lên nhữngđặc điểm của chính sách thực dân trong thời đại chủ nghĩa đế quốc Lênin đã phê phán quan điểm của những nhà kinh tế học tư sản về việc phân chia thế giới Các nhà kinh tế học tiêu biểu là Xupan cho rằng vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX là thời kỳ bắt đầu của sự phân chia thế giới Trong cuốn sách bàn về “sự bành trướng lãnh thổ thuộc địa của châu Âu” Xupan đã đưa ra kết luận vắn tắt về sự bành trướng đó vào cuối thế kỷ XIX như sau: “ Như vậy, đặc điểm của thời kỳ này là sự phân chia Châu Phi và Pô-ly-nê-di” Vì ở châu Á và châu Mỹ không còn lãnh thổ nào là chưa bị chiếm, nghĩa là những lãnh thổ chưa thuộc về nước nào, nên Lênin đã mở rộng câu kết luận của Xupan là phải nói rằng đặc điểm của thời kỳ đang nói đến đó, là sự dứt khoát trái đất, dứt khoát ở đây không phải hiểu theo ý nghĩa
là không thể có một sự phân chia lại, ngược lại vẫn có thể và cũng không thể tránh khỏi những sự phân chia lại Lênin viết: “Lần đầu tiên, thế giới đã hoàn toàn bị chia, khiến cho trong tương lai chỉ có thể nói đến việc chia lại mà thôi,
Trang 8nghĩa là việc chuyển từ tay chủ này sang tay chủ khác, chứ không phải việc chuyển từ chỗ vô chủ sang có chủ”( Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng củachủ nghĩa tư bản,Lênin, NXB Tiến Bộ, tr130.
Như vậy, theo Lênin kết luận trên của Xupan là chưa đầy đủ và chưa đi vào bản chất bên trong Vì vậy phải mở rộng kết luận đó và phải khẳng định: việc xâm chiếm thuộc địa là một tất yếu bắt nguồn từ bản chất của chủ nghĩa
đế quốc
Trong phần này Lênin còn phê phán quan điểm của các nhà kinh tế học
tư sản về chính sách thực dân Ở đây họ không hiểu đc chính sách thực dân ở thời đại chủ nghĩa đế quốc nên đã đồng nhất chính sách thực dân của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh với chính sách thực dân của chủ nghĩa đế quốc, thậm chí còn so sánh đại La Mã với đại Anh Quốc
Lênin viết: “Chính sách thực dân và chủ nghĩa đế quốc đã có ngay từ trước giai đoạn hiện đại của chủ nghĩa tư bản và thậm chí trước cả chủ nghĩa
tư bản nữa La-mã được xây dựng trên cơ sở chế độ nô lệ, đã thực hiện chính sách thực dân và đã thực hành chủ nghĩa đế quốc rồi Song những nghị luận
“chung chung” về chủ nghĩa đế quốc, vì bỏ qua hoặc xem nhẹ sự khác nhau căn bản giữa những hình thái kinh tế xã hội, nên không tránh khỏi trở thành những câu tầm thường rỗng tuếch, hay những câu khoác lác, như việc so sánhĐại La-mã với Đại Anh quốc.”( Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủnghĩa tư bản, Lênin, NXB Tiến Bộ, tr139)
Đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại là sự thống trị của liên minh độc quyền của bọn kinh doanh lớn nhất Các tổ chức độc quyền này trở nên vững chắc nhất khi một mình chúng chiếm đoạt được hết thảy các nguồn nguyên vật liệu.Lênin viết: “Cố nhiên, bọn cải lương tư sản và trong số đó thì đặc biệt là phái Causky hiện nay, đang tìm cách làm giảm bớt ý nghĩa của sự thật đó bằng cách nói rằng người ta có thể kiếm nguyên liệu trên thị trường tự
do mà không cần đến chính sách thực dân tốn kém và nguy hiểm, và người ta
Trang 9có thểtăng rất mạnh lượng cung về nguyên liệu bằng cách đơn giản cải thiện những điều kiện của nông nghiệp nói chung”( Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tộtcùng của chủ nghĩa tư bản, Lênin, NXB Tiến Bộ, tr141-142).
Song những ý kiến nêu lên ấy đã biến thành sự bảo vệ chủ nghĩa đế quốc, tô điểm cho chủ nghĩa đế quốc, vì những ý kiến nêu lên đó xuất phát từ chỗ bỏ qua các đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa tư bản hiện đại là: các tổ chứcđộc quyền Thị trường tự do ngày càng lùi vào quá khứ, các xanh-đi-ca và tơ-rớt độc quyền ngày càng cắt xén thị trường đó, còn việc “đơn giản” cải thiện những điều kiện của nông nghiệp thì dẫn đến chỗ cải thiện tình cảnh của quầnchúng, nâng cao tiền công và làm giảm lợi nhuận Nhưng thử hỏi, ngoài óc tưởng tượng của bọn cải lương nói ngọt như đường ra thì còn tìm đâu ra được những tơ-rớt có thể quan tâm đến tình cảnh của quần chúng chứ không phải làquan tâm đến việc đi xâm chiếm thuộc địa
Từ những điều phê phán về các nhà kinh tế tư sản, Lênin đã đưa ra những đặc điểm cơ bản của chính sách thực dân của tư bản tài chính Thứ nhất, chính sách thực dân của tư bản tài chính được hình thành trên cơ sở tư bản độc quyền và là sản phẩm tất yếu của sự thống trị của tư bản độc quyền Thứ hai,chính sách thực dân của tư bản tài chính tạo nên nhiều hình thức lệ thuộc Thứ ba, việc phân chia lãnh thổ thế giới, không phải là chia dứt khoát, vĩnh viễn mà có tính chất tạm thời, do đó tất yếu dẫn đến các cuộc chiến tranh
để phân chia lại
2.2 Lý luận của các nhà kinh tế học tư sản và Causky về chủ nghĩa đế quốc giai đoạn đặc biệt của chủ nghĩa tư bản.
2.2.1 Định nghĩa của Lênin về chủ nghĩa đế quốc:
Chủ nghĩa đế quốc là sự phát triển và sự kế tục trực tiếp của những đặctính cơ bản của chủ nghĩa tư bản nói chung Nhưng chủ nghĩa tư bản chỉ trởthành chủ nghĩa đế quốc tư bản chủ nghĩa khi nó đã đạt tới một trình độ pháttriển nhất định, rất cao, khi một số những đặc tính cơ bản của chủ nghĩa tư
Trang 10bản biến thành điều trái ngược với đặc tính đó, khi những đặc điểm của mộtthời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang một chế độ kinh tế xã hội cao hơn, đãhình thành và bộc lộ ra hoàn toàn Về mặt kinh tế, điểm cơ bản của quá trìnhnày là sự độc quyền tư bản chủ nghĩa đã thay thế cho cạnh tranh tự do tư bảnchủ nghĩa Cạnh tranh tự do là đặc tính cơ bản của chủ nghĩa tư bản và củanền sản xuất hàng hóa nói chung; độc quyền là cái trực tiếp trái ngược vớicạnh tranh tự do, nhưng trước mắt chúng ta cạnh tranh tự do biến thành độcquyền và tạo ra nền sản xuất lớn, loại bỏ nền sản xuất nhỏ, thay thế một nềnsản xuất lớn bằng một nền sản xuất lớn hơn nữa Đồng thời độc quyền khôngthủ tiêu được cạnh tranh tự do cái mà đã sinh ra chúng, chúng tồn tại ở bêncạnh tranh tự do và cùng với sự cạnh tranh tự do, do đó mà gây ra một số mâuthuẫn va chạm và xung đột đặc biệt gay gắt và kịch liệt Độc quyền là bướcquá độ từ chủ nghĩa tư bản lên một chế độ cao hơn.
Từ đó, Lênin xác định bản chất kinh tế của chủ nghĩa đế quốc bằngnhững định nghĩa:
Một là, định nghĩa vắn tắt: “Nếu cần định nghĩa chủ nghĩa đế quốc cho
thật hết sức vắn tắt thì phải nói rằng chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn độc quyềncủa chủ nghĩa tư bản”( Lênin toàn tập, t27, tr489)
Định nghĩa này đã nêu được cái bản chất nhất, chủ yếu nhất của chủnghĩa đế quốc, song chưa nêu được những đặc điểm cơ bản và không bao quátđược những mối liên hệ Do đó phải nêu định nghĩa thứ hai
Hai là, định nghĩa đầy đủ: Theo Lênin định nghĩa đầy đủ phải bao gồm
năm dấu hiệu cơ bản Lênin viết: “ Khi định nghĩa chủ nghĩa đế quốc phải đưa
ra một định nghĩa bao gồm năm dấu hiệu cơ bản của chủ nghĩa đế quốc: 1) Sựtập trung sản xuất và tư bản đạt tới mức độ phát triển cao khiến nó tạo ranhững tổ chức độc quyền có vai trò quyết định trong hoạt động kinh tế; 2) Sựhợp nhất tư bản công nghiệp với tư bản ngân hàng, và trên cơ sở tư bản tàichính đó, xuất hiện một bọn đầu sỏ tài chính; 3)Việc xuất khẩu tư bản, khác
Trang 11với việc xuất khẩu hàng hóa đã có một ý nghĩa đặ biệt quan trọng; 4) Sự hìnhthành những liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới
và 5) Việc các cường quốc tư bản lớn nhất đã chia nhau xong đất đai tên thếgiới”( Lênin toàn tập, t27, tr490)
2.2.2 Lý luận của các nhà kinh tế học tư sản và Causky về chủ nghĩa đế quốc:
Trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa
tư bản” Lênin viết: “ Để bạn đọc có được một khái niệm hết sức có căn cứ vềchủ nghĩa đế quốc, chúng tôi cố tìm cách dẫn ra thật nhiều ý kiến của nhữngnhà kinh tế học tư sản đã phải buộc thừa nhận những sự thật đã được xác nhậnmột cách đặc biệt không chối cãi được, rút từ trong nền kinh tế hiện đại chủnghĩa tư bản”( Lênin toàn tập, t27, tr490)
Nhưng tranh luận về định nghĩa chủ nghĩa đế quốc, thì phải tranhluận trước hết với Causky, nhà lý luận Mac xít chủ yếu của thời đại màngười ta gọi là thời đại Quốc tế II, nghĩa là khoảng thời gian 25 năm từ
1889 đến 1914 Năm 1915 và ngay từ tháng mười một 1914, Causky đãhoàn toàn kiên quyết lên tiếng phản đối những tư tưởng cơ bản thể hiệntrong định nghĩa của Lênin về chủ nghĩa đế quốc, và tuyên bố rằng phảihiểu chủ nghĩa đế quốc là một chính sách, chính là một chính sách nhấtđịnh mà tư bản tài chính “ưa thích” chứ không phải là một “giai đoạn” hoặcmột trình độ phát triển của nền kinh tế
Causky đã định nghĩa như sau: “Chủ nghĩa đế quốc là sản phẩm củachủ nghĩa tư bản công nghiệp phát triển cao Đó là xu hướng của mỗi dân tộc
tư bản chủ nghĩa công nghiệp muốn sáp nhập hoặc chinh phục tất cả nhữngvùng nông nghiệp lớn, bất kể dân tộc ở những vùng đó là dân tộc nào.” (Lênintoàn tập, t27,tr491-492)
Theo Lênin những quan điểm của Causky hoàn toàn không dùng được
và mang tính chất phản động vì nó chỉ tách riêng vấn đề ra một cách phiến
Trang 12diện, tức là một cách tùy tiện ( tuy rằng xét về bản thân vấn đề đó và về mốiquan hệ của vấn đề đó với chủ nghĩa đế quốc, thì vấn đề đó là một vấn đề cực
kỳ quan trọng), gắn liền một cách tuỳ tiện và sai lầm vấn đề ấy chỉ với riêng
tư bản công nghiệp trong những nước đi thôn tính nước khác, và nêu lên mộtcách cũng không kém phần tùy tiện và sai lầm, việc thôn tính những vùngnông nghiệp
Chủ nghĩa đế quốc là xu hướng đi đến những cuộc thôn tính –phầnchính trị trong định nghĩa của Causky quy lại là như thế Phần đó đúng nhưnghết sức không đầy đủ, vì xét về mặt chính trị thì chủ nghĩa đế quốc nói chung
là xu hướng đi đến bạo lực và phản động Nhưng cái chúng ta quan tâm ở đây,
là về mặt kinh tế của vấn đề, mà chính Causky cũng đưa vào định nghĩa củaông ta Những chỗ sai trong định nghĩa của Causky lộ ra sờ sờ trước mắt.Điểm tiêu biểu của chủ nghĩa đế quốc chính lại không phải tư bản côngnghiệp, mà là tư bản tài chính Tiêu biểu của chủ nghĩa đế quốc chính là ở chỗ
nó có xu hướng thôn tính không những các vùng nông nghiệp, mà thậm chí cảnhững vùng có nhiều công nghiệp nhất, vì một là, sự phân chia thế giới đãxong rồi cho nên khi chia lại người ta buộc phải với tay tới bất cứ đất đai nào;hai là, điểm trọng yếu của chủ nghĩa đế quốc là sự cạnh tranh của một sốcường quốc lớn chiếm bá quyền, nghĩa là muốn đi xâm chiếm đất đai, chủ yếu
là không phải nhằm trực tiếp chiếm chobản thân mình, mà nhằm làm suy yếuđối thủ và đánh đổ bá chiếm của đối thủ nữa
Causky đã đặc biệt viện dẫn, và nhiều lần viện dẫn người Anh, tưởngnhư người Anh đã xác định ý nghĩa thuần túy chính trị cho danh từ chủ nghĩa
đế quốc đúng theo ý của Causky Lênin đã dẫn ra đây tác phẩm của một ngườiAnh là Hốp-xơn, nhan đề “ Chủ nghĩa đế quốc”, xuất bản năm 1902, trong đó
ta đọc thấy như sau:
“ Chủ nghĩa đế quốc mới khác với chủ nghĩa đế quốc cũ: một là ở chỗ
nó không biểu thị những ước vọng của một đế quốc đang bành trướng, mà
Trang 13biểu thị lý luận và thực hành của nhiều đế quốc cạnh tranh với nhau, những đếquốc này đều bị chi phối bởi cùng những khát vọng như nhau là bành trướng
về chính trị và được lời về thương mại; hai là, ở chỗ những lợi ích tài chínhhay lợi ích liên quan đến đầu tư tư bản lại thống trị những lợi ích thương mại
Chúng ta thấy rằng trên thực tế Causky đã hoàn toàn sai khi viện dẫnngười Anh nói chung Chúng ta thấy rằng Causky tự xưng là vẫn tiếp tục bảo
vệ chủ nghĩa Mác, nhưng thật ra lại thụt lùi một bước so với nhà xã hội tự dochủ nghĩa Hốp-xơn vì ông này còn biết chú ý một cách đúng hơn về hai đặcđiểm lịch sử và cụ thể.( Với định nghĩa của mình Causky lại giễu cợt tính lịch
sử cụ thể) của chủ nghĩa đế quốc hiện đại
Định nghĩa của Causky không phải chỉ sai lầm không Mác xít mà thôi
Nó còn dùng làm cơ sở cho một hệ thống quan điểm đoạn tuyệt hoàn toàn với
lý luận Mác xít và thực tiễn Mác xít Thực chất vấn đề là ở chỗ Causky táchrời chính sách của chủ nghĩa đế quốc khỏi nền kinh tế cuả nó; ông ta giảithích rằng những cuộc thôn tính là chính sách “ưa thích” của tư bản tài chính,
và ông ta đem đối lập chính sách này với một chính sách tư sản khác tưởngnhư có thể thực hiện được cũng trên cơ sở tư bản tài chính đó Thế ra các tổchức độc quyền trong kinh tế đều có thể tương dung với một phương pháphành động chính trị không có tính chất độc quyền, không có tính chất bạo lực,không có tính chất xâm lược Thế ra sự phân chia đất đai trên thế giới đượchoàn thành đúng ngay vào thời kỳ tư bản tài chính và là cơ sở của các hìnhthức cạnh tranh đặc thù hiện tại giữa những nước tư bản lớn nhất, lại có thểtương dung với một chính sách không phải là đế quốc chủ nghĩa Kết quả là,đáng lẽ phải vạch ra tính chất sâu sắc của những mâu thuẫn cơ bản nhất tronggiai đoạn hiện đại của chủ nghĩa tư bản, thì lại làm lu mờ và xoa dịu nhữngmâu thuẫn đó Kết quả là chủ nghĩa cải lương tư sản chứ không phải là chủnghĩa Mác