NỘI DUNG TÁC PHẨM I - Tập trung sản xuất vào các tổ chức độc quyền Tổng hợp phân tích số liệu thống kê các nền kinh tế Đức , Mỹ , Anh , Pháp sau thời kỳ khủng hoảng phá sản năm 1873 .V
Trang 1CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC
GIAI ĐỌAN TỘT CÙNG CỦA CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
(Theo bản in tiếng Việt của Nhà xuất bản Tiến bộ Mát – xcơ – va 1975)
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
Những năm đầu thế kỷ XX khi CNTB độc quyền đã hoàn toàn thay thế CNTB tự do cạnh tranh , tình hình kinh tế, chính trị của CNTB có nhiều biến đổi Sự thống trị và bành trướng của tư bản độc quyền không chỉ trong hoạt động kinh tế mà bao trùm cả đời sống xã hội - chính trị Sự thống trị của độc quyền một mặt làm cho LLSX phát triển nhanh chóng, với tính chất xã hội hóa ngày càng cao , một mặt khác, của cải và quyền lực xã hội ngày càng tập trung vào trong tay một nhóm nhỏ tư bản độc quyền Tình hình này đẩy CNTB tới cực điểm mâu thuẫn của nó QHSX dựa trên sở hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất dường như không còn chứa đựng nổi LLSX đã xã hội hóa cao Xã hội tư bản đang tiềm ẩn trong lòng nó những điều kiện ngày càng chín muồi của một cuộc cách mạng xã hội
Nhà cách mạng lỗi lạc người Nga V.I.Lenine đã viết tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của CNTB” để phản ánh tình hình trên Tác phẩm được ông hoàn thành năm 1916 , xuất bản lần đầu tiên ở Mát – xcơ – va năm 1917 Tác phẩm đã phân tích toàn bộ đặc điểm kinh te, quy định sự vận động của CNTB trong thời kỳ CNTB độc quyền , phản ánh trung thực diễn biến lịch sử kinh tế , xã hội, chính trị thời kỳ này và rút ra những luận điểm nổi tiếng có ý nghĩa khoa học và cách mạng sâu sắc .Có thể nói đây là tác phẩm kế tục bộ “ Tư bản “ của K Marx trong thời kỳ CNTB độc quyền
Tác phẩm bao gồm lời tựa và nội dung 10 vấn đề Nội dung tác phẩm được giới thiệu trong tài liệu này theo bản in tiếng việt của Nhà xuất bản Tiến Bộ Mát-xcơ-va 1975
Trang 2NỘI DUNG TÁC PHẨM
I - Tập trung sản xuất vào các tổ chức độc quyền
Tổng hợp phân tích số liệu thống kê các nền kinh tế Đức , Mỹ , Anh , Pháp sau thời kỳ khủng hoảng phá sản năm 1873 V.I.Lenine chứng minh sự hình thành , phát triển của các tổ chức độc quyền diễn ra như một tất yếu , đáp ứng sự đòi hỏi khách quan phát triển LLSX “ Từ chỗ là hiện tượng nhất thời những Các-ten đã trở thành cơ sở của đời sống kinh tế” ( Trang 32) Nghiên cứu các tổ chức độc quyền , ông phản ánh 3 hình thức tổ chức phổ biến ở các nước Tư bản :
- Cartel (Các-ten)
- Syndicate ( Xanh-đi-ca)
- Trust ( Tơ-rớt)
Các-ten , Xanh-đi-ca là những liên minh độc quyền dựa trên sự ký kết hiệp định giữa các thành viên là những xí nghiệp lớn tham gia liên minh độc quyền “ Những Các-ten thỏa thuận với nhau về các điều kiện bán hàng , về kỳ hạn trả tiền , … chúng chia nhau các khu vực tiêu thụ , chúng quyết định số lượng sản phẩm cần chế tạo , chúng quy định giá cả , chia lãi cho các xí nghiệp” (Trang 33) Còn Tơ-rớt là “ chế độ liên hiệp hóa, nghĩa là sự tập hợp vào trong tay một xí nghiệp duy nhất nhiều ngành công nghiệp khác nhau , những ngành này hoặc thể hiện những giai đoạn kế tiếp nhau trong quá trình chế biến nguyên liệu , hoặc có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau” (Trang 25) Tập trung sản xuất làm cơ sở kinh tế của sự hình thành độc quyền và sự thống trị của các tổ chức độc quyền đối với nền kinh tế Nhờ sự thống trị này , các tổ chức độc quyền vừa thu lợi nhuận độc quyền cao , vừa triệt tiêu các xí nghiệp ngoài độc quyền qua việc khống chế giá cả , tước đoạt nguyên liệu , nhân lực , kỹ thuật … Quá trình hình thành độc quyền được V.I.Lenine chia làm 3 thời kỳ :
1) Những năm 1860 –1870 : Tự do cạnh tranh phát triển tột điểm Các tổ chức độc quyền chỉ là những mầm mống chưa rõ lắm
2) Sau cuộc khủng hoảng năm 1873 là giai đoạn phát triển rộng rãi của những Các-ten , những Các-ten đó vẫn là ngoại lệ Chúng vẫn còn chưa được vững chắc Chúng vẫn còn là một hiện tượng nhất thời
3) Thời kỳ phồn vinh cuối thế kỷ XIX và cuộc khủng hoảng của những năm 1900 – 1903 Các-ten trở thành một trong những cơ sở của toàn
Trang 3bộ đời sống kinh tế Chủ nghĩa tư bản đã biến thành Chủ nghĩa đế quốc ( Trang 33)
Ông rút ra những nhận xét :
- Sự hình thành và phát triển của các tổ chức độc quyền và sự thống trị của nó đối với nền kinh tế là đặc điểm hàng đầu của CNTB đế quốc
- Các tổ chức độc quyền thay thế cạnh tranh tự do nhưng không thủ tiêu cạnh tranh tự do mà đẩy cạnh tranh tự do đến một hình thái mới , ít ồn ào hơn nhưng gay gắt và khốc liệt hơn - cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền
- Cạnh tranh biến thành độc quyền , kết quả là việc xã hội hóa sản xuất tiến một bước lớn , trong đó cả quá trình phát minh ra các tiến bộ kỹ thuật cũng được xã hội hoá , nhờ đó xã hội có khả năng kiểm soát các tiến bộ kỹ thuật , các nguồn nguyên liệu , thị trường tiêu thu Xét về mặt này tập trung sản xuất là một sự tiến bộ của sản xuất xã hội
- Với sự thống trị của độc quyền sản xuất trở lên có tổ chức xã hội rộng lớn hơn nhưng sở hữu lại tập trung vào một số ít tư bản độc quyền Sự thống trị của độc quyền đối với xã hội “đã trở thành nặng nề , rõ rệt, không thể chịu nổi , hơn trước gấp trăm lần” (Trang 39)
II - Ngân hàng và vai trò mới của nó
Giống như trong công nghiệp , quá trình tích tụ và tập trung tư bản trong ngân hàng cũng dẫn tới sự ra đời của độc quyền ngân hàng Sự ra đời và phát triển của độc quyền ngân hàng , làm thay đổi vai trò của ngân hàng trong sản xuất xã hội , là một trong những đặc điểm cơ bản của CNTB độc quyền “ Việc biến đông đảo những kẻ trung gian khiêm tốn thành một nhóm nhỏ những kẻ độc quyền là một trong những quá trình cơ bản của sự chuyển biến CNTB thành chủ nghĩa đế quốc ” (Trang 49 )
Quá trình hình thành độc quyền Ngân hàng được thực hiện thông qua
“chế độ tham dự” diễn ra ở khắp các nước Tư bản những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bằng chế độ tham dự độc quyền trong ngân hàng hình thành với tên gọi Công-xoóc-xi-om (Consortium) “Các xí nghiệp lớn nhất là các ngân hàng , không những chỉ trực tiếp nuốt những xí nghiệp nhỏ , chúng còn làm cho những xí nghiệp nhỏ này “gắn liền” vào chúng , phục tùng chúng , sáp nhập vào tập đoàn chúng , nếu dùng thuật ngữ chuyên môn thì tức la vào các “Công-xoóc-xi-om” của chúng , bằng cách
Trang 4“tham dự” vào tư bản của những ngân hàng nhỏ ấy bằng lối mua hay trao đổi cổ phần , bằng hệ thống quan hệ vay mượn , … Trong đặc điểm này Le-nine phản ánh một tổ chức độc quyền mới Công-xoóc-xi-om được ông mô tả là sự liên kết của các xí nghiệp lớn có liên quan về kinh tế , kỹ thuật , thậm chí bao gồm cả các Xanh-đi-ca và Tơ-rớt hình thành nên những tập đoàn độc quyền lớn trong cả lĩnh vực công nghiệp và ngân hàng Chẳng hạn như : “tập đoàn” ngân hàng Đức là một trong những tập đoàn lớn nhất , nếu không phải là tập đoàn lớn hơn cả trong hết thảy các tập đoàn ngân hàng lớn … tổng cộng tham gia vào tập đoàn ngân hàng Đức , trực tiếp hay gián tiếp , toàn bộ hay từng phần , có 87 ngân hàng (Trang 51 và 53) ; còn ở Mỹ có 2 ngân hàng lớn nhất chi phối là ngân hàng của tập đoàn Rốc -cơ- phen-lơ và Moóc-gan
Với sự hình thành và phát triển của độc quyền ngân hàng , giờ đây mọi giao dịch của các ngành công nghiệp đã quy về một mối , trong sự kiểm soát , khống chế của ngân hàng độc quyền , tạo ra sự phụ thuộc qua lại ngày càng lớn giữa ngân hàng với công nghiệp , hình thành quan hệ mới , sự thâm nhập vào nhau giữa độc quyền công nghiệp với độc quyền ngân hàng Quá trình này diễn ra dưới sức mạnh của các tập đoàn ngân hàng, thông qua việc thanh toán , kiểm soát mọi hoạt động của khách hàng, giờ đây là những độc quyền công nghiệp Dẫn đến sự lệ thuộc ngày càng tăng của công nghiệp vào ngân hàng , và sự liên hiệp tất yếu diễn ra “sự hợp nhất giữa những ngân hàng này với những doang nghiệp kia bằng cách mua cổ phần , bằng cách đưa các giám đốc ngân hàng vào các hội đồng giám sát ( hay các ban quản trị) của các doang nghiệp công thương nghiệp và ngược lại” ( trang 67) Sự liên hiệp giữa tư bản độc quyền ngân hàng với tư bản độc quyền công nghiệp dẫn đến hình thành tư bản tài chính kiểm soát cả công nghiệp và ngân hàng, kiểm soát đại bộ phận kinh tế xã hội
Với quyền lực kiểm soát và không chế hoạt động kinh tế, các thế lực tư bản tài chính nhờ đó khống chế lĩnh vực xã hội và chính trị thông qua sự liên hiệp về con người với chính phủ; cử người tham gia vào chính phủ Thực chất là sự củng cố quyền lực của tư bản độc quyền, bằng việc thâm nhập vào bộ máy nhà nước, nắm quyền lực nhà nước phục vụ cho
tư bản độc quyền mà đứng đầu là các tập đoàn tư bản tài chính
Đặc điểm trên đây cho thấy ngân hàng trong thời kì độc quyền đã trở thành những cơ quan thực sự có “tính chất vạn năng” trong đời sống kinh tế, xã hội của các nước tư bản làm thay đổi đời sống xã hội được Lê-nin đánh giá “thế kỉ XX đánh dấu một bước ngoặt từ CNTB cũ sang CNTB
Trang 5mới, từ sự thống trị của tư bản nói chung sang sự thống trị của tư bản tài chính” ( Trang 77)
III - Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
Phần này tác giả mô tả quyền lực của tư bản độc quyền, thông qua sự lộng hành, sự thống trị của tư bản tài chính mà đứng đầu là bọn đầu sỏ tài chính, đối với xã hội
Cơ chế quyền lực của tư bản tài chính là chế độ tham dự vào công ty mẹ thông qua số cổ phiếu khống chế , khi đã kiểm soát công ty mẹ, cơ chế này cho phép tư bản tài chính chi phối công ty con và công ty cháu; với lượng tư bản một triệu, tư bản tài chính có thể chi phối hàng chục triệu của xã hội Từ quyền lực kinh tế tư bản tài chính tiến hành các hoạt động tước đoạt của cải xã hội, khống chỉ bằng quyền lực hợp pháp mà cả bằng những hoạt động gian lận, phi pháp, không chỉ trong thời kì phồn vinh mà ngay trong suy thoái, khủng hoảng Trước hết phải nói đến gian lận trong hoạt động kế toán ở các tập đoàn độc quyền, các bảng cân đối tài sản thường là: “giống những bản thoát tích thời trung cổ, trong đó trước hết người ta phải cạo lớp chữ rõ đi đã, rồi mới có thể tìm thấy những chữ nói lên nội dung thật sự của tài liệu” ( Trang 84 Lê-nin giải thích thoái tích là bảng giấy da trên đó người ta đã xoá lớp chữ gốc, để viết đè lên một lớp chữ mới) Sau đó là tước đoạt tài sản xã hội nhanh chóng, bằng việc mua rẻ các xí nghiệp trong thời kì suy thoái, khủng hoảng, những xí nghiệp vượt qua thời kì tiêu điều để bắt đầu phục hồi, cải tổ lại rơi vào chế độ tham dự cho sự cải tổ và phục hồi đó, hay sáng lập công ty mới, tư bản tiếp tục được thâu tóm ngày càng lớn vào tay các tập đoàn độc quyền Đứng đầu các tập đoàn độc quyền ấy là các trùm tài phiệt
Hơn thế nữa là việc giới tư bản tài chính, mua chuộc lũng đoạn nhà nước, trong việc nắm độc quyền khai thác cơ sở hạ tầng , điều phối quy hoạch, đầu cơ nâng giá đất đai, thu những khoản lợi khổng lồ Tuy nhiên hoạt động mang lại lợi nhuận lớn hơn hết là độc quyền phát hành chứng khoán công nghiệp, làm trung gian phát hành công trái cho nước ngoài vay, đã biến tư bản tài chính thành những kẻ thực lợi, tách khỏi quá trình sản xuất đứng ngoài sản xuất ăn bám xã hội trên phạm vi quốc tế Lê-nin kết luận “Chủ nghĩa đế quốc hay sự thống trị của tư bản tài chính là giai đoạn tột cùng của CNTB, khi mà sự tách rời ấy đạt tới một quy mô rất lớn Ưu thế của tư bản tài chính đối với tất cả các hình thức khác của tư bản, có nghĩa là bọn thực lợi và bọn đầu sỏ tài chính giữ địa vị thống trị,
Trang 6có nghĩa là một số ít quốc gia có sức mạnh tài chính tách khỏi tất cả các quốc gia khác” ( Trang 100)
Sự thống trị và lộng hành của tư bản tài chính, không chỉ ở kinh tế mà thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Vì thế thời đại tư bản độc quyền chính là thời đại thống trị của tư bản tài chính “Bọn đầu sỏ tài chính hoàn toàn thống trị, chúng thống trị cả báo chí và cả chính phủ” ( Trang 92)
IV - Xuất khẩu tư bản
Gắn với tư bản tài chính là xuất khẩu tư bản - đem tư bản ra nước ngoài đầu tư nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao “điển hình của CNTB mới nhất, trong đó các tổ chức độc quyền thống trị là việc xuất khẩu tư bản” ( Trang 103) Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài bắt đầu vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX , là một tất yếu kinh tế nảy sinh khi các tập đoàn tư bản độc quyền đã hoàn thành việc kiểm soát nền kinh tế , nẩy sinh hiện tượng
tư bản thừa tương đối, đòi hỏi nơi đầu tư có lợi nhất Một mặt khác, thời
kì này toàn thế giới đang bị cuốn hút vào quỹ đạo phát triển tư bản chủ nghĩa do thương mại quốc te, giao thông vận tải phát triển
Xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu, với những nước có nhiều thuộc địa “ là hình thức xuất khẩu tư bản trực tiếp thu lợi nhuận từ thị trường, nguyên vật liệu, công nhân rẻ mạt…Còn với các nước khác là thu lợi từ xuất khẩu tư bản cho vay dưới mọi hình thức và luôn đi kèm với những hợp đồng cho vay và những điều kiện nào đó”
“Một khoản nhượng bộ trong hiệp ước thương mại, một trạm cung cấp than đá , việc xây dựng hải cảng , một tô nhượng béo bở hay một món đặt mua đại bác ( Trang 109) ,và hơn thế nữa là những điều kiện chính trị Xuất khẩu tư bản làm cho “TBCN phát triển rộng và sâu thêm trên toàn thế giới ( Trang 108), nó kích thích xuất khẩu hàng hoá mở rộng phân công lao động phát triển thị trường…mang lại quyền lực kiểm soát thế giới, cho các tập đoàn tư bản độc quyền , như vậy “ có thể nói rằng tư bản tài chính bủa lưới của mình lên đầu tất cả các nước trên thế giới” ( Trang 111) hay
“ nói theo nghĩa bóng thì các nước xuất khẩu tư bản đã chia nhau thế giới” ( Trang 112) Đầu thế kỷ XX việc phân chia thế giới giữa các tập đoàn tư bản độc quyền đã hoàn thành, thế giới chia thành một bên là những nứơc chủ đầu tư, chủ nợ, những nước thực lợi còn một bên là những nước con nợ, do đó xuất khẩu tư bản là phương thức phát triển của độc quyền Tư bản độc quyền bóc lột toàn thế giới
Trang 7V-Việc phân chia thế giới giữa các liên minh của bọn
tư bản
Cùng với quá trình hình thành liên minh độc quyền trong từng quốc gia là sự hình thành các liên minh độc quyền quốc tế do sự phát triển đồng thời của thị trường TBCN ở cả phạm vi quốc gia và quốc tế Liên minh độc quyền quốc tế là “sự thoả thuận quốc tế, hình thành Cac-ten quốc tế” ( Trang 114)
Cac-ten quốc tế phản ánh mức độ mới của tập trung tư bản và tập trung sản xuất với quy mô quốc tế Điển hình là ngành công nghiệp điện, ngành tiêu biểu cho kỹ thuật tiên tiến nhất của CNTB cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ngành này do hai công ty điện khí của Đức và Mỹ khống chế toàn thế giới Ở Đức khởi đầu năm 1900 ngành điện có 8 tập đoàn gồm 27 công ty điện, mỗi tập đoàn có 2 đến 11 ngân hàng làm hậu thuẫn, đến 1907 tất cả các tập đoàn đó hợp nhất lại thành tổng công ty điện khí Đức (AEG ) Ở Mỹ quá trình diễn ra tương tự , tất cả các công ty được tập trung lại hình thành tổng công ty điện khí Mỹ ( GEC) Hai công ty khổng lồ cạnh tranh, chiếm hữu ngành điện thế giới Lê-nin dẫn lời một tác giả tư sản lúc bấy giờ mô tả “ Trên trái đất này không có một công ty điện nào khác lại hoàn toàn độc lập với hai công ty ấy” ( B 115, 117) Với quy mô to lớn việc cạnh tranh giữa hai công ty chỉ có thể đi đến kết quả là sự thỏa hiệp phân chia quyền “ cai quản” ngành điện thế giới Năm 1907 hai công ty đã ký kết hiệp định phân chia ngành điện thế giới, tổng công ty điện khí Đức được các nước Đức, Aùo, Đan Mạch, Nga, Hà Lan, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ…Tổng công ty điện khí Mỹ được Mỹ và Canada và cạnh tranh chấm dứt Sự phân chia thế giới như vậy được gọi chung là sự phân chia thế giới về kinh tế , nó diễn ra ở tất cả các ngành công nghiệp và không loại trừ những thay đổi và dẫn đến đấu tranh phân chia lại Chẳng hạn trong ngành dầu hỏa giữa một bên là Tơ – rốt dầu lửa của Mỹ của Roc-co-phen-lo và một bên là Tơ – rốt dầu lửa Nga của Rot- Sin –
do và No- benV Cuộc đấu tranh phân chia thế giới về khai thác và phân phối dầu lửa lôi kéo không chỉ những ngành có liên quan , nhu ngân hàng , điện học mà cả bộ máy của nhà nước, nó cho thấy quy mô cạnh tranh và đối đầu , không còn thuần túy là tư bản độc quyền mà đã trở thành cạnh tranh giữa các cường quốc tư bản độc quyền Những cuộc đấu tranh như thế thường kết thúc bằng hiệp định phân chia, phản ánh tương quan lực lượng của các tổ chức độc quyền và khi tương quan đó thay đổi, hiệp
Trang 8định liên minh độc quyền quốc tế bị phá vỡ, lại tiếp tục cuộc đấu tranh phân chia mới Trong cuộc đấu tranh này một trong những nước tư bản độc quyền hàng đầu bấy giờ là Đức đã tham dự gần 100 Cac –ten quốc tế “ Thời đại CNTB hiện đại chỉ cho ta rằng, giữa các liên minh của bọn tư bản, những quan hệ nhất định đã được xác lập trên cơ sở phân chia thế giới về kinh tế ( Trang 127 – 128 )
VI -Việc phân chia thế giới giữa các cường quốc lớn
Sự phân chia thế giới về kinh tế được củng cố và tăng cường bằng sự phân chia thế giới về lãnh thổ “ Chỉ có việc chiếm được thuộc địa mới hoàn toàn đảm bảo cho các tổ chức độc quyền đối phó có hiệu quả với mọi trường hợp bất trắc , trong cuộc đấu tranh với đối thủ của mình” ( Trang 140)
Các cường đế quốc ra sức xâm chiếm thuộc địa, bởi thuộc địa là nơi đảm bảo nguồn nguyên liệu và thị trường thường xuyên , là nơi an toàn trong cạnh tranh và đảm bảo thực hiện tốt những mục đích về kinh tế , chính trị và quân sự , chính vì vậy “CNTB phát triển càng cao, nguyên liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìn kiếm các nguồn nguyên liệu trên toàn thế giới càng ráo riết thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn” ( Trang 140 –141) Và chỉ trên thị trường thuộc địa, các tổ chức độc quyền mới dễ dàng loại trừ những kẻ cạnh tranh bằng những thủ đoạn độc quyền, mới dễ dàng nắm được nơi cung cấp hàng hóa Ngoài ra xâm chiếm thuộc địa còn là biện pháp tối ưu giải tỏa những “ bực tức, căm hờn” từ mâu thuẫn giai cấp ở các nước tư bản độc quyền
Thời kì 1884 đến 1900 là thời kì mãnh liệt nhất của các cường quốc
tư bản Trong xâm chiếm thuộc địa, và đấu tranh giữa các cường quốc trong giành giật thuộc địa Nó phản ánh sự phân chia thế giới giữa các cường quốc tư bản Nó biến CNTB độc quyền thành chủ nghĩa đế quốc , nó biến thế giới thành những nước xâm chiếm thuộc địa và những nước thuộc địa và phụ thuộc Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX các cường quốc tư bản đã phân chia xong lãnh thổ thế giới
Thuộc địa của các cường quốc lớn đến : 1914
Trang 9( Tính theo triệu km2 và triệu người )
NƯƠ
ÙC
Thuộc địa
triệu km2 triêu
người
Chính quốc triệu km2 triệu người
Tổng cộng triệu kmv2 triệu người
ANH
NGA
PHÁ
P
ĐỨC
MỸ
NHA
ÄT
33,5 393,5
17,4 33,2
10,6 55,5
2,9 12,3
0,3 9,7
0,3 19,2
0,3 46,5 5,4 136,2 0.5 39,6 0.5 64,9 9,4 97,0 0,4 53,0
33,8 440,0 22,8 169,4 11,1 95,1 3,4 77,2 9,7 106,7 0,7 72,2
TỔN
G
65,0 523,4 16,5 437,2 81,5 960,6
Thuộc địa của các cường quốc khác :(Bỉ , Hà lan…) ……… 9,9……… 45,3
Nửa thuộc địa:(Ba tư ,Trung quốc , Thổ nhĩ kỳ … )………14,5………… 361,2
Các nước khác : ……… 28,0 ………… 289,9 Toàn bộ trái đất : ……… 133,9 ………… 1657,0
( trang 137 )
Bảng trên cho thấy kết quả của sự phân chia lãnh thổ từ sự phát
triển không đều là tư bản Anh chiếm được nhiều thuộc địa nhất sau đó đến
Nga và Pháp Số dân thuộc địa của Anh chiếm nhiều hơn 12 lần số dân
thuộc địa của Nga và bằng 7 lần của Pháp, số dân thuộc địa của Pháp lại
nhiều hơn số dân thuộc địa của ba nước Đức, Mỹ, Nhật cộng lại Sự phân
chia lãnh thổ từ sự phát triển không đều của CNTB tất yếu dẫn đến cuộc
đấu tranh để phân chia lại đất đai thế giới đã chia xong, dẫn đến chiến tranh
thế giới
VII -Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn đặc biệt của CNTB
Phần này Lê- nin khái quát những quan điểm của ông về CNTB độc
quyền Như trên đã xác định CNTB độc quyền và đặc điểm kinh tế cơ bản
của nó là độc quyền thay thế cho cạnh tranh tự do, các tổ chức độc quyền
mà trên hết là các tư bản tài chính, thống trị xã hội từ kinh tế đến chính
trị, rồi mở rộng sự thống trị ra toàn thế giới qua xuất khẩu tư bản , cạnh
tranh giữa các cường quốc tư bản độc quyền trong xuất khẩu tư bản ra
nứơc ngoài dẫn tới sự phân chia thế giới về kinh tế và lãnh thổ Do sự
phát triển không đều, tương quan lực lượng biến đổi, các cường quốc tư
bản độc quyền đấu tranh quyết liệt với nhau , phân chia lại thế giới đã chia
Trang 10xong, vì vậy chiến tranh thế giới là kết quả tất yếu trong sự phát triển của CNTB độc quyền
Gắn với xâm lược thế giới về kinh tế và lãnh thổ CNTB là chủ nghĩa thực dân đế quốc; chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển cao của CNTB , mà trong đó “ những đặc tính cơ bản của CNTB đã bắt đầu biến thành điều trái ngược với những đặc tính đó” ( Trang 150) Theo Lê- nin; cạnh tranh tự do là đặc tính cơ bản của CNTB, của nền sản xuất hàng hóa nói chung, độc quyền là cái trực tiếp trái ngược với cạnh tranh tự do Cạnh tranh tự do chuyển hóa thành độc quyền cũng đồng thời là tao ra nền sản xuất lớn, loại bỏ sản xuất nhỏ, thay thế sản xuất lớn bằng sản xuất lớn hơn, đưa đến tập trung sản xuất và tập trung tư bản, hình thành các tổ chức độc quyền Sự dung hợp giữa độc quyền công nghiệp và độc quyền ngân hàng hình thành tư bản tài chính Bằng chế độ tham dự tư bản tài chính lộng hành, thao túng kinh tế xã hội và chính trị ở các nước tư bản Độc quyền thay thế cạnh tranh tự do nhưng không thủ tiêu cạnh tranh tự
do Độc quyền tồn tại bên trên cạnh tranh tự do , cùng với cạnh tranh tự do,
do đó mà “ gây ra một số mâu thuẫn, va chạm và xung khắc đặc biệt gay gắt và kịch kiệt Độc quyền là bước quá độ từ CNTB lên một chế độ cao hơn ( Trang 151) Làm rõ hơn về chủ nghĩa đế quốc, Lê nin khái quát 5 đặc điểm kinh tế của nó:
1 – Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới một mức độ phát triển cao, tạo
ra những tổ chức độc quyền, có vai trò quyết định trong đời sống kinh tế
2 – Sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp và trên cơ sở “
tư bản tài chính đó” xuất hiện bọn đầu sỏ tài chính
3 – Việc xuất khẩu tư bản có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt
4 – Sự hình thành những liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới
5 – Việc các cường quốc tư bản lớn nhất chia xong đất đai thế giới
Qua đây Lê - nin rút ra vai trò lịch sử của chủ nghĩa đế quốc là “giai đoạn phát triển đặc biệt của CNTB” Tính chất đặc biệt của chủ nghĩa đế quốc
ở chỗ trong bản thân nó có sự xung đột, đã “đặc biệt gay gắt”
Thông qua việc phê phán quan điểm về chủ nghĩa đế quốc của Cau -xky, Lê - nin đã đưa ra nhiều luận chứng, nhiều số liệu, từ chính các tác giả tư sản để chứng minh rằng với sự phát triển của độc quyền, sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân xâm lược đã mang lại sự tập trung sản xuất, tập trung tư bản ngày càng lớn vào tay một số đế quốc Nhờ đó, những nước này có quyền vơ vét, bóc lột toàn thế giới Thời đại tư bản độc quyền đã sinh ra những nước chủ nợ và những nước con nợ, phải phục