MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu. 3 3. Phạm vị nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Ý nghĩa của nghiên cứu. 4 6. Kết cấu của báo cáo 5 B. PHẦN NỘI DUNG 7 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 8 1.1 Khái quát chung về Sở Nội Vụ Tỉnh Hải Dương 8 1.2 Chức năng, nhiệm vụ chung của Sở Nội Vụ Tỉnh Hải Dương 8 1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Sở Nội Vụ Tỉnh Hải Dương 8 1.4 Cơ cấu tổ chức của Sở Nội Vụ tỉnh Hải Dương 10 1.5 Tổ chức bộ máy cơ quan 10 1.6 Lý luận chung về đào tạo và bồi dưỡng CBCC 16 1.6.1 Khái niệm Cán bộ, công chức 16 1.6.2 Khái niệm về Đào tạo và Bồi dưỡng CBCC 16 1.6.3 Đối tượng ĐTBD CB, CC 17 1.7 Vai trò và mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng 18 1.7.1 Vai trò công tác ĐTBD CB, CC 18 1.7.2 Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng 19 1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng CB,CC 20 1.8.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong 20 1.8.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 21 1.9 Các phương pháp ĐTBD CB, CC và quy trình ĐTBD CB, CC 22 1.9.1 Các phương pháp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức 22 1.9.2 Quy trình công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức 24 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÊ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH HẢI DƯƠNG 26 2.1. Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC 26 2.1.1. Về xác định nhu cầu đào tạo 26 2.1.2. Đối tượng, nội dung, hình thức ĐTBD CB, CC 27 2.1.3. Kết quả đạt được của công tác ĐTBD CB,CC giai đoạn 20082012 28 2.2. Một số đánh giá về hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC của Sở Nội Vụ 32 2.2.1. Những mặt đạt được 32 2.2.2. Những tồn tại 33 2.3. Nguyên nhân của những tồn tại. 34 2.3.1. Nguyên nhân khách quan 34 2.3.2. Vẫn còn nguyên nhân chủ quan 35 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐTBD CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI SỞ NỘI VỤ HẢI DƯƠNG 36 3.1. Những giải pháp 36 3.1.1. Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng 36 3.1.2. Về phía Sở 36 3.2. Một số khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và bồi dưỡng CB,CC tại Sở : 39 C.KẾT LUẬN 42 Phần Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo 45 PHỤ LỤC 46
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Phạm vị nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa của nghiên cứu 4
6 Kết cấu của báo cáo 5
B PHẦN NỘI DUNG 7
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 8
1.1 Khái quát chung về Sở Nội Vụ Tỉnh Hải Dương 8
1.2 Chức năng, nhiệm vụ chung của Sở Nội Vụ Tỉnh Hải Dương 8
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Sở Nội Vụ Tỉnh Hải Dương 8
1.4 Cơ cấu tổ chức của Sở Nội Vụ tỉnh Hải Dương 10
1.5 Tổ chức bộ máy cơ quan 10
1.6 Lý luận chung về đào tạo và bồi dưỡng CBCC 16
1.6.1 Khái niệm Cán bộ, công chức 16
1.6.2 Khái niệm về Đào tạo và Bồi dưỡng CBCC 16
1.6.3 Đối tượng ĐTBD CB, CC 17
1.7 Vai trò và mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng 18
1.7.1 Vai trò công tác ĐTBD CB, CC 18
1.7.2 Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng 19
1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng CB,CC 20
1.8.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong 20
1.8.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 21
1.9 Các phương pháp ĐT&BD CB, CC và quy trình ĐT&BD CB, CC 22
Trang 21.9.1 Các phương pháp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức 22
1.9.2 Quy trình công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức 24
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÊ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH HẢI DƯƠNG.26 2.1 Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC 26
2.1.1 Về xác định nhu cầu đào tạo 26
2.1.2 Đối tượng, nội dung, hình thức ĐTBD CB, CC 27
2.1.3 Kết quả đạt được của công tác ĐTBD CB,CC giai đoạn 2008-2012 28
2.2 Một số đánh giá về hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC của Sở Nội Vụ 32
2.2.1 Những mặt đạt được 32
2.2.2 Những tồn tại 33
2.3 Nguyên nhân của những tồn tại 34
2.3.1 Nguyên nhân khách quan 34
2.3.2 Vẫn còn nguyên nhân chủ quan 35
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐTBD CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI SỞ NỘI VỤ HẢI DƯƠNG 36
3.1 Những giải pháp 36
3.1.1 Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng 36
3.1.2 Về phía Sở 36
3.2 Một số khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và bồi dưỡng CB,CC tại Sở : 39
C.KẾT LUẬN 42
Phần Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo 45
PHỤ LỤC 46
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 4A PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 51 Lý do chọn đề tài
Trong thời kì đổi mới mở cửa hội nhập kinh tế Quốc tế, toàn bộ đội ngũ CB,
CC trong bộ máy hành chính nhà nước tạo thành một nguồn lực lớn phục vụ cho quátrình tổ chức và hoạt động của nhà nước CB, CC trong thời kì chuyển đổi từ nền kinh
tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường cần được trang bị kiến thức mới
để đương đầu với những thay đổi của thời cuộc, cần phải có sự chuẩn bị, chọn lọc chuđáo để có đội ngũ CB,CC trung thành với lý tưởng XHCN, nắm vững đường lối cáchmạng của Đảng ; vững vàng, đủ phẩm chất và bản lĩnh chính trị, có năng lực về lýluận, phấp luật, chuyên môn, có nghiệp vụ hành chính và khả năng thực tiễn để thựchiện công tác đổi mới Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển như vũ bãocàng đòi hỏi nhân lực của bộ máy nhà nước phải nâng cao được trí tuệ quản lý, nănglực điều hành và xử lý công việc thực tiễn Do đó, hoạt động công tác ĐTBD đội ngũCB,CC được đặt ra cấp thiết hơn
Ngay từ khi nhà nước độc lập, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đặt công tácĐTBD CB,CC vào vị trí có tầm quan trọng và có ý nghĩa quyết định Đó cũng là yêucầu cấp thiết đối với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước Nghị quyết trung ương 3( khóa III ) đã xác định; “ Xây dựng đội ngũ CB,CC cần phải được ĐTBD kiến thứctoàn diện, trước hết về đường lối chính trị, về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xãhội
Thực tế cho thấy hiệ nay các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã quan tâm hơnđến việc đào tạo CB,CC tuy nhiên nhiều nơi việc tổ chức ĐTBD chưa phù hợp với yêucầu chức năng của công việc Những hạn chế đó xuất phát từ lý do các cơ quan, tổchức ĐTBD chưa có kế hoạch ĐTBD hợp lý gây ra lãng phí về thời gian, tiền của và
cả nguồn nhân lực, do sử dụng nguồn nhân lực không đúng nơi, đào tạo không đúnglúc, đúng chỗ
Sở Nội Vụ Tỉnh Hải Dương là cơ quan hành chính nhà nước, trong những nămqua rất quan tâm đến công tác ĐTBD CB,CC xác định đó là một yếu tố cơ bản để nângcao hiệu lực, hiệu quả để quản lý nhà nước
Trang 6Với những kiến thức đã được học tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà nội và thờigian thực tập tại văn phòng Nội vụ Tỉnh Hải Dương em xin trình bày và đưa ra một số
ý kiến đánh giá kiến nghị giải pháp mang tính cá nhân để có thể nâng cao hiệu quả
công tác này qua bài : “Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ,
công chức của Sở Nội Vụ Tỉnh Hải Dương”
2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu
Báo cáo thực tập của em nhằm khái quát về vấn đề ĐTBD CB,CC tại Sở Nội VụTỉnh Hải Dương và qua thực tế cùng với lý luận về vấn đề ĐTBD em xin đưa ra một
số đề suất, kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả vấn đề ĐTBD CB,CC
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài là chú trọng nghiên cứu trong phạm vi CB,CC các
phòng ban đơn vị thuộc Sở Nội Vụ, đề cập đi sâu vào khâu ĐTBD CB,CC nhìn nhậnthực trạng ĐTBD CB,CC của Sở Nội Vụ, từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá nhữngnhận xét đánh giá và một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác ĐTBDCB,CC của Sở Nội Vụ Tỉnh Hải Dương
3 Phạm vị nghiên cứu
Về không gian : tại Sở Nội vụ Tỉnh Hải dương
Về thời gian : Trong giai đoạn từ năm 2008- Tháng 12 năm 2012
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, có rất nhiều phương pháp nghiên cứu nhưng
do đặc thù của đề tài và đơn vị thực tập cũng như hiệu quả của các phương phápnghiên cứu nên tôi đã đưa những phương pháp nghiên cứu đề tài sau:
Phương pháp phân tích tài liệu : Đây là phương pháp chính được sử dụng trongnghiên cứu này Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tìm hiểu các văn bản, tài liệuliên quan đế vấn đề nghiên cứu Đó là : Luật CBCC năm 2008; Nghị định số 18/2010NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Báo cáo của Văn phòng Nội
Trang 7vụ - Sở Nội Vụ về việc thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ CB,CC tính đến tháng
12 năm 2012 Bên cạnh đó, đề tài còn dựa trên báo cáo tổng kết, báo cáo thống kê sốliệu của các Phòng ban có liên quan
Phương pháp quan sát : Trong thời gian thực tập, nghiên cứu về công tác đàotạo , bồi dưỡng CB, CC tại cơ quan, tôi chủ động quan sát những vấn đề có liên quanđến đề tài nghiên cứu Đối tượng quan sát là việc thực hiện nhiệm vụ của các cán bộtrong đơn vị, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của đội ngũ CB,CC làm việc tại cơquan… Đồng thời, tiến hành thu thập, tổng hợp, thông tin, ghi chép từ các phòng ban,
bộ phận liên quan
Phương pháp phỏng vấn : Tiến hành phỏng vấn Trưởng phòng và chuyên viênphụ trách công tác đào tạo và bồi dưỡng tại đơn vị về các nội dung : Xây dựng mụctiêu đào tạo, bồi dưỡng CB, CC; Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo CB,CC;Kết quả thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC tại cơ quan… Nội dung phỏngvấn liên quan trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng CB,CC tại
cơ quan
5 Ý nghĩa của nghiên cứu.
Về mặt lý luận : Chuyên đề nghiên cứu là sự tổng hợp, phân tích những kiến
thức lý luận cơ bản nhất về đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, cụ thể là đội ngũCB,CC cấp tỉnh Từ đó, thấy rõ được vài trò quan trọng của công tác ĐTBD CB,CCđối với Sở Nội Vụ
Về mặt thực tiễn : Đề tài là tư liệu tham khảo cung cấp những thông tin hữu ích
mà bạn đọc quan tâm và sẽ nghiên cứu về vấn đề đào tạo và bồi dưỡng CB,CC Thôngqua những tìm hiểu về mặt lý luận về công tá đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CB,CC đểđưa ra những giải pháp , khuyến nghị thực tiễn Từ đó nâng cao hiệu quả công tác đàotạo và bồi dưỡng CB,CC và bên cạnh đó cũng có cơ hội kết hợp những lý thuyết đãhọc vào thực tế để có thêm kinh nghiệm cho bản thân
Trang 86 Kết cấu của báo cáo
Đề tài gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận Phần nội dung gồm cácchương :
+ Chương 1 : Cơ sở lý luận về đào tạo và bồi dưỡng các bộ, công chức.
+ Chuong 2 : Thực trạng về công tác đào tạo và bồi dưỡng CB,CC tại Sở Nội Vụ Hải Dương.
+ Chương 3 : Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng CB,CC tại Sở Nội Vụ Hải dương.
Trong thơi gian thực tập tại Văn phòng Nội vụ- Sở Nội Vụ tỉnh Hải Dương, quanghiên cứu công tác đào tạo và bồi dưỡng CB,CC tại cơ quan, em thấy rằng đã vàđang tích cực tiến hành một cách có hiệu quả công tác này Tuy nhiên do điều kiện cóhạn nên công tác đào tạo và bồi dưỡng CB,CC ở Sở Nội Vụ Hải Dương còn nhiểu hạnchế đòi hỏi cần phải có biện pháp giải quyết kịp thời
Do tầm quan trọng của vấn đề quản trị nhân lực nói chung và đào tạo bồi dưỡngnhân lực nói riêng cộng với lòng say mê mong muốn tìm hiểu về đội ngũ CB,CC trong
cơ quan, tổ chức và mong muốn góp một phần nhỏ của mình vào việc nâng cao hiệuquả công tác đào tạo và bồi dưỡng CB,CC tại cơ quan, em mạnh dạn chọn đề tài
nghiên cứu : “ Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức
của Sở Nội Vụ Tỉnh Hải Dương ” Em huy vọng một phần nào sẽ giúp cho Sở Nội
vụ Tỉnh Hải Dương đạt được hiệu quả cao trong thời gian tới
Trong quá trình thực hiện đề tài này em đã nhận được sự giúp đỡ, quan tâm củacác thầy cô giáo trong Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệttình của Thầy giáo hướng dẫn thực tập, đồng thời em cũng nhận được sự giúp đỡ củaBan lãnh đạo, các cô chú trong phòng Nội Vụ, đặc biệt là Chú Phạm Văn Trung – PhóChánh Văn phòng đã tạo điều kiện để em có thể tìm hiểu tiếp cận với thực tế, thu thậptài liệu và vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tế để hoàn thiện bản báocáo thực tập này
Trang 9Do thời gian thực tập có hạn , nên bài viết có thể chưa đầy đủ và hoàn hoànchỉnh Vì vậy, em rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, đánh giá và đóng góp ýkiến của thầy cô giáo cùng CB,CC công tác tại Văn phòng Sở Nội Vụ để bài báo cáonày hoàn thiện hơn.
Em xin chân thaanh cảm ơn !
Hà nội, ngày…tháng…năm 2015
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Phương Anh
Trang 10B PHẦN NỘI DUNG
Trang 11CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC
1.1 Khái quát chung về Sở Nội Vụ Tỉnh Hải Dương
- Sở Nội Vụ Tỉnh Hải Dương
- Địa chỉ : Số 1- Đô lương- TP Hải Dương – Tỉnh Hải Dương
- Số điện thoại Cơ quan :
- Email Cơ quan :
1.2 Chức năng, nhiệm vụ chung của Sở Nội Vụ Tỉnh Hải Dương
Chức năng của Sở Nội Vụ Tỉnh Hải Dương
Sở Nội Vụ Tỉnh Hải Dương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,
có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các chức năng quản lýnhà nước về nội vụ, gồm : tổ chức bộ máy ; biên chế các cơ quan hành chính, sựnghiệp nhà nước ; cái cách hành chính, chính quyền địa phương ; địa giới hành chính ;công chức, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn ; tổchức hội, tổ chức Phi Chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước ; tôn giáo; thi đua – khenthưởng
Nhiệm vụ của Sở Nội Vụ Tỉnh Hải Dương
Trình Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo các quyết định, chỉ thị ; quy hoạch, kế hoạch
dài hạn, 05 năm, hàng năm và các đề án, dự án, chương trình thuộc phạm vu quản lýnhà nước của Sở trên địa bàn tỉnh
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án,
dự án, chương trình đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra,phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước đượcgiao
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Sở Nội Vụ Tỉnh Hải Dương
- Tháng 9 – 1945, cùng với sự ra đời của Ủy ban hành chính lâm thời tỉnh HảiDương, đã hình thành bộ phận tham mưu giúp Ủy ban làm công tác tổ chức Bộ phận
Trang 12này còn được gọi là Phòng tổ chức cán bộ.
- Năm 1961, Tỉnh Ủy quyết định xác nhập Ban tổ chức Tỉnh ủy với Phòng Tổchức cán bộ thuộc Ủy ban hành chính tỉnh thành Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Ủy banhành chính tỉnh Đến năm 1963, Phòng tổ chức cán bộ được chia tách ra thành Ban Tổchức Tỉnh ủy thuộc Tỉnh ủy và Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Ủy ban hành chính tỉnh ;đồng thời, Phòng Tổ chức cán bộ được xác nhập với Phòng Dân chính thành Phòng Tổchức dân chính thuộc Ủy ban hành chính Tháng 8 – 1964 , thực hiện Thông tư 15/NVngày 13-6-1963 của Bộ Nội Vụ, Ủy ban hành chính tỉnh cho thành lập Ban Tổ chức
và dân chính thuộc Ủy ban hành chính tỉnh
- Năm 1968, khi hợp nhất 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thành tỉnh HảiHưng, Ủy ban hành chính tỉnh quyết định chia tách Ban Tổ chức dân chính thành 2ban là Ban Tổ chức và Ban Thương binh xã hội Đến năm 1978, Ban tổ chức đượcchia tách thành Ban Tổ chức và Ban Tuyển sinh
- Năm 1994, theo Nghị định số 181/CP ngày 9 -11-1994 của Chính phủ các cơquan làm công tác tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được đổi thành Ban
Tổ chức chính quyền tỉnh
- Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa X về việc cho phép chia tách tỉnhHải Hưng thành 2 tỉnh Hải Dương Và Hưng Yên Ngày 01-01-1997, tỉnh Hải Dươngchính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới Đến tháng 7 năm 2004 thực hiệnQuyết định số 248/2003/QĐ-TT ngày 20-11-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việcđổi tên Ban Tổ chức chính quyền các tỉnh, thành phố thành Sở Nội vụ và Thông tư số05/2004/TT-BNV ngày 19-01-2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy chuyên môn , giúp UBND quản lý nhà nước vềcông tác nội vụ ở địa phương, UBND tỉnh Quyết định số 2620/QĐ-UB ngày 2-7-2004quyết định đổi tên Ban Tổ chức chính quyền tỉnh thành Sở Nội Vụ
- Ngày 04-02-2008, Chính phủ ban chuyên hành Nghị định số 13/2008/NĐ-CPquy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương Ngày 04-6-2008 , Bộ Nội Vụ ban hành Thông tư số 04/2008/TT-BNVhướng dẫn cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụthuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện
- Thực hiện Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ NỘi Vụ,
Trang 13UBND tỉnh Hải Dương đã Ban hành các quyết định số 20 và số 21/2008/QĐ-UBNDngày 17-3-2008 xác nhập Ban thi đua- Khen thưởng, Ban tôn giáo vào Sở Nội Vụ ;Quyết định số 50/2008/QĐ-UBND ngày 20-10-2008 quy định về vị trí, chức năng ,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội Vụ , đồng thời chuyển giao Trungtâm lưu trữu( nay là Chi cục VTLT ) trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh về Sở Nội vụ
từ ngày 01-01-2009
- Ngày 20-04-2001, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định số11/2011/QĐ-UBND về bổ sung nhiệm vụ và tổ chức làm công tác thanh niên của SởNội vụ Thực hiện Quyết định này, Sở Nội vụ đã thành lập Phòng Công tác Thanh niên
để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên trên địa bàn tỉnh
1.4 Cơ cấu tổ chức của Sở Nội Vụ tỉnh Hải Dương
Bảng 1: Bộ máy tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nội vụ
STT Danh sách các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở Nội Vụ
1.5 Tổ chức bộ máy cơ quan
- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc phân cấp quản lý tổ chức bộ máy đôivới các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân Tỉnh,
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Trang 14- Thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, thờigian, quyền hạn, cơ cấu tổ chức các Sở, Ngành, các chi cục thuộc Sở, ngành, các đơn
vị sự nghiệp nhà nước thuộc tỉnh và quyết định việc thành lập, xác nhập, giải quyết cácđơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc Tỉnh theo quy định của nhà nước và phân cấp Tỉnh;
- Thẩm định, trình Chủ Tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc thành lập, xácnhập các tổ chức phối hợp liên quan đến ngành cấp tỉnh theo quy định của pháp luật
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng đề án thành lập, xác nhập, giảithể các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện theoquy định để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định theo thẩmquyền
- Phối hợp với các Sở, ngành hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện , thành phốtheo quy định chức năng của nhà nước và phân cấp của tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành hướng dẫn , theo dõi, kiểm tra thực hiệnphân loại, xếp hạng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của tỉnh theo quy định củapháp luật
Quản lý, sử dụng các biên chế hành chính , sự nghiệp
- Xây dựng và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch biên chế hành chính, sựnghiệp của Tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định tổng biên chế sự nghiệp
và thông qua tổng biên chế hành chính nhà nước trước khi trình cấp có thẩm quyềnquyết định
- Trình Chủ tịnh Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao chỉ tiêu biên chế hànhchính , sự nghiệp nhà nước cho các cơ quan, đơn vị trong tỉnh;
- Hướng dẫn quản lý, sử dụng biên chế đối với các Sở, ngành, ủy ban nhân dânhuyện, thành phố và các đơn vị sự nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật
Trang 15- Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả bầu cử Chủ tịch, PhóChủ tịch và thành viên khác của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Giúp Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướngChính phủ phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật;
- Tham mưu , giúp Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác đàotạo, bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; thống kê số lượng, chất lượng đạibiểu Hội đồng nhân dân và thành viên Ủy ban nhân dân các cấp để tổng hợp, báo cáotheo quy định ;
Công tác địa giới hành chính và phân loại đơn vị hành chính
- Theo dõi , quản lý công tác địa giới hành chính trong tỉnh theo quy định của phápluật và hướng dẫn của Bộ Nội Vụ; chuẩn bị các đề án, thủ tục liên quan đến việc thànhlập , xác nhập , chia tách, điều chỉnh địa giới, đổi tên đơn vị hành chính, nâng cấp đôthị trong địa bàn tỉnh để trình cấp có thẩm quyền để xem xét, quyết định ; hướng dẫn
và tổ chức thực hiện sau khi có quyết định phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền.Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện, hướng dẫn và quản lý việc phân loạiđơn vị hành chính các cấp theo quy định của pháp luật.;
- Tổng hợp và quản lý hồ sơ, bản đồ địa giới, mốc, địa giới hành chính của tỉnhtheo hướng dẫn và quy định của Bộ Nội Vụ;
- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của thôn, khu dân cư theo quy định của pháp luật
và của Bộ Nội Vụ
- Hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việc thực hiện Quy chế dân chủ tại xã,phường, thị trấn và các cơ quan hành chính , đơn vị sự nghiệp nhà nước trên địa bàntỉnh theo quy định của pháp luật
Cán bộ, công chức, viên chức
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức nước, cán bộ, công chức cấp xã ;
- Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản về tuyển dụng, quản
lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, côngchức, viên chức nhà nước và cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật;
- Thống nhất quản lý và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,viên chức ở trong và ngoài nước sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Hướng
Trang 16dẫn, kiểm tra việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng và việc thực hiện chính sách, chế độđối với cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh ;
- Trình Chủ tịnh Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hoặc quyết định theo thẩmquyền việc tuyển dụng, đánh giá, điều động, bổ nhiệm lại, luân chuyển, công chức,viên chức nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý
Cải cách hành chính
- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân công tác cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách các nội dụng , công việc của cải cách hành chính, baogồm : cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và phát triển độingũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền hànhchính ; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện theo quyết định của Ủyban nhân dân tỉnh;
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các sở, ngành, Ủy ban nhân các huyện, thành phố,
Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn triển khai công tác hành chính theo chươngtrình, kế hoạch;
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp việc thực hiện các quy định về chế độ tựchủ và tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng biên chế đối với cơ quan bộ máy nhà nước
và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy địnhcủa pháp luật;
- Xây dựng báo cáo công tác cải cách hành chính trình phiên họp hàng tháng của
Ủy ban nhân dân tỉnh ; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng báo cáo với Thủ tướngChính phủ, Bộ Nội Vụ về công tác cải cách hành chính
Công tác tổ chức hội và tổ chức phi Chính phủ :
- Thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép thành lập,giải thể, phê duyệt điều lệ của hội, tổ chức phi chính phủ trên địa bàn tỉnh theo quyđịnh của pháp luật ;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều lệ đối với hội, tổ chức phi chính phủtrong tỉnh Trình Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý theo thẩm quyền đối với các hội, tôt chứcphi Chính phủ vi phạm các quy định của pháp luật Điều lệ hội ;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở , ngành trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy bandân nhân tỉnh quyết định hỗ trợ định xuất và các chế độ, chính sách khác đối với tổ
Trang 17chức hội theo quy định của pháp luật.
Công tác văn thư, lưu trữ
- Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan hành chính, tổ chức sự nghiệp và doanh nghiệpnhà nước trên địa bàn chấp hành các chế độ, quy định pháp luật về văn thư, lưu trữ;
- Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ thu thập, bảo vệ, bảo quản và tổchức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn và Trung tâmLưu trữu tỉnh
- Thẩm định , trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt : Danh mục nguồn vàthành phần tài liệu thuộc diện nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh thẩm tra “Danh mụctài liệu hết giá trị” của Trung tâm Lưu trữ tỉnh và của các cơ quan thuộc Danh mụcnguồn lưu và Trung tâm Lưu trữu tỉnh và Lưu trữ huyện, thành phố
Công tác tôn giáo :
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện cácchủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công táctôn giáo trên địa bàn tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để thực hien và tổ chức thực hiệnnhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ công tác tôn giáo
- Làm đầu mối liên hệ giữa các chính quyền địa phương với các tổ chức tôn giáotrên địa bàn tỉnh
Công tác thi đua – khen thưởng
- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo,thống nhất quản lý nhà nước công tác thi đua, khen thưởng; củ thể hóa chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về thi đua khen thưởng phù hợp với tìnhhình thực tế của tỉnh ; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua – Khen thưởngtỉnh
- Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Hội đồng thi đua- khen thưởngtrình tổ chức các phong trào thi đua; sơ kết , tổng kết thi đua; phối hợp với các cơ quanliên quan tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến
- Xây dựng , quản lý và sử dụng Quỹ thi đua khen thưởng theo quy định của phápluật, quản lý, cấp phát , thu hồi, cấp đối hiện tượng khen thưởng
Trang 18 Công tác thanh niên
- Tổ chức, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thanh niên vàcông tác thanh niên sau khi được phê duyệt
- Phối hợp với Sở, ban, ngành và cơ quan, tổ chức có liên quan của tỉnh trong việctuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên; giải quyết vấn đề quantrọng, liên ngành về thanh niên và công tác thanh niên;
- Phối hợp với Ban tổ chưc Tỉnh ủy, các cơ quan liên quan, Tỉnh đoàn vầ các tổchức khác của thanh niên trong việc thực hiện cơ chế, chính sách đối với thanh niên vàcông tác thanh niên;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh niên vàcông tác thanh niên ; việc thực hiện chính sách , chế độ trong tổ chức và quản lý;
- Thực hiện các hoạt đọng hợp tác Quốc tế về thanh niên do Ủy ban nhân dân tỉnhgiao theo quy định của pháp luật ;
- Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác thanh niên đối với các Sở, ban,ngành, tổ chức có liên quan của Tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện; xã;
- Báo cáo tình hình hoạt động công tác thanh niên về Ủy, ban nhân dân tỉnh và BộNội Vụ theo quy định;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác thanh niên do Ủy ban nhândân tỉnh giao theo quy định của pháp luật
Thực hiện công tác hợp tác quốc tế về nội vụ và các lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật và theo công của ủy ban nhân dân tỉnh.
Thực hiện công tác, kiểm tra, đánh giá về công tác nội vụ ; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, tiêu cực
Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác nội vụ và các lĩnh vực khác được giao đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, chống lãng phí và xử
lý vi phạm pháp luật.
Tổng hợp, thống kê theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về tôt chức các cơ quan hành chính , đơn vị sự nghiệp; số lượng các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, thôn; số lượng, chất lượng đơn vị cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, công chức cấp xã.
Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học ; xây dựng công nghệ
Trang 19hệ thống thông tin, lưu trữ, số liệu phục vụ công tác quản lý và chuyên môn, nghiệp
vụ được giao.
Chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức các hoạt đọng dịch vụ công trpng các lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý của Sở
Thực hiện công tác thông tin, báo cáo Ủy ban nhân dân tinht và Bộ Nội vụ
về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.
1.6 Lý luận chung về đào tạo và bồi dưỡng CBCC
1.6.1 Khái niệm Cán bộ, công chức
Hiện nay, cán bộ và công chức được định nghĩa chung tại Điều 4 Luật CBCC
ngày 13-11-2008 như sau :
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị- xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( sau đâyđược gọi chung là cấp tỉnh ) , ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( sau đây gọichung là cấp huyện ) , trong biên chế và hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước
Công chức là công dân Việt Nam , được tuyển dụng , bổ nhiệm vào ngạch, chức
vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức, chínhtrị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện ; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân độinhân dân mà không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng,trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sỹ quan, hạ sĩ quanchuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập củaĐảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội ( sau đây gọi chung làđơn vị sự nghiệp công lập ) trong biên chê và hương lương từ Ngân sách Nhà nước;đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thìlương đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của phápluật
1.6.2 Khái niệm về Đào tạo và Bồi dưỡng CBCC
Đào tạo được xem như một quá trình cung cấp và tạo dựng khả năng làm việc cho
người học và bố trí đưa họ vào các chương trình, khoa học, môn học một cách có hệ
Trang 20thống hoặc nói cách khác là giáo dục và huấn luyện một cách có hệ thống, có sự kếthợp trong lĩnh vực khoa học chuyên ngành như kỹ thuật, cơ khí, thương mai vănphòng, tài chính, hành chính hay các lĩnh vực khác nhằm nâng cao kết quả thực hiệncông việc cho cá nhân , tổ chức và giúp họ hoàn toàn thành nhiệm vụ các mục tiêucông tác
Bồi dưỡng là quá trình làm cho người ta tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất ,vì vậyĐTBD chính là việc tổ chức ra những cơ hội cho người ta học tập, nhằm giúp tổ chứcđạt được mục tiêu của mình bằng những việc tăng cường năng lực, nhằm gia tăng giátrị của nguồn nhân lực cơ bản, quan trọng nhất là CB,CC Đào tạo bồi dưỡng tác độngđến con người trong tổ chức làm cho họ sự dụng các khả năng, tiềm năng vốn có pháthuy hết năng lực làm việc
Khái niệm Đào tạo, theo điểm 1 , điều 5 nghị định số 18/2010NĐ-CP ( ngày5/3/2010 ) của chính phủ về ĐT&BD công chức thi : “ Đào tạo là quá trình truyền thụ,tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo từng quy định của cấp bậc học, cấphọc ” Giáo trình tổ chức nhaanh sự hành chính ( HỌc viện Hành chính ) đưa ra : “Đào tạo là việc đi học lấy bằng cấp cao hơn, hay để có 1 nghề mới ” Nhu vậy , đàotạo được hiểu là quá trình tác động đến con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội vànắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ sảo… Một cách có hệ thống , chuẩn bị chongười đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhân sự phân công lao động nhất định ,hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao
Khái niệm bồi dưỡng theo điều 2 , điều 5 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày5/3/2010 của Chính phủ về ĐT&BD công chức thì : “ Bồi dưỡng là hoạt động trang
bị , cập nhật , năng cao kiến thức , kỹ năng làm việc ” Như vậy, bồi dưỡng là học tập
để nâng cao kỹ năng và năng lực liên quan đến công vụ, nhiệm vụ đang làm trên cơ sởcủa mặt bằng kiến thức đã được đào tạo trước đó, nhằm gia tăng khả năng hoàn thànhnhiệm vụ của cơ quan, tổ chức và cá nhân CBCC
Tóm lại, ĐTBD CB,CC là một khâu của công tác cán bộ, là một trong những hoạtđộng thường xuyên nhằm đảm bảo cho đội ngũ CB, CC đáp ứng được những điều kiệnluôn thay đổi trong môi trường thực thi công vụ và sự phát triển của kinh tế xã hội
1.6.3 Đối tượng ĐTBD CB, CC
Đối tượng của công tác ĐTBD BC, CC bao gồm :
Trang 21- CB, CC hành chính, công chức dự bị, hợp đồng lao động không xác định thờigian làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị- Xã hội ởTrung Ương, cấp tỉnh và cấp huyện.
- Cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong đơn vị sựnghiệp công lập
- Đại biểu HĐND các cấp; CB, CC xã, phường, thị trấn; Cán bộ không chuyên cấpxã
- Cán bộ thôn, làng ấp, bản, buôn, sóc ở xã và tổ chức dân phố ở phường, trị trấn;
- Luật sư, cán bộ quản lý doanh nghiệp và hiệp hội hành hàng
Như vậy, đối tượng của hoạt động ĐTBD CB, CC Nhà nước là một đội ngũ đôngđảo những người đang làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước và đoàn thể từTrung ương đến cơ sở
1.7 Vai trò và mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng
1.7.1 Vai trò công tác ĐTBD CB, CC
Công tác ĐTBD CB, CC là một yêu cầu khách quan, là đòi hỏi thường xuyên và
liên tục của bất kỳ các quốc gia nào muốn phát triền bền vững Có thể nói ĐTBDCB,CC nhà nước giữ vai trò trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng , hiệu lực và hiệuquả của nền hành chính nhà nước Bởi hiệu lực hiệu quả của bộ máy nhà nước nóichung và hệ thống hành chính nói riêng suy cho cùng được quyết định bởi phẩm chất,năng lực và công tác của đội ngũ CB, CC ngoài khả năng tinh thần tự học tập lại phụthuộc vào rất nhiều công tác ĐTBD thường xuyên đưa kiến thức và kỹ năng thực hànhvào cho họ Trong điều kiện đội ngũ CB, CC nước ta hiện nay đa số được đào tạotrong thời kỳ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chưa được chuẩn hóa theo tiêu chuẩnchức danh, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, mở của hội nhập với khu vực và Thế giới, thâm nhập vào tất cả cáclĩnh vực của đời sống KT-XH , việc ứng dụng những thành tựu KHCN, nhất là côngnghệ tin học và hiện đại hóa nền hành chính công tác ĐTBD CB, CC trở nên cần thiếthơn bao giờ hết
Trang 22
Có thể khái quát vai trò của công tác ĐTBD CB, CC qua sơ đồ sau :
Tóm lại : ĐTBD có vai trò công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực của các cơquan, tổ chức nhà nước nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ CB, CC chuyên nghiệp,thành thạo về chuyên mộn nghiệp vụ, trung thành với nhà nước, tận tụy với công việc.Kết quả mà mỗi công chức thu được sau mỗi khóa học khonng chỉ có ý nghĩa đối vớibản thân họ mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng hoạt động của cơ quan,đơn vị họ công tác
1.7.2 Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng
Ngay từ những ngày đầu xây dựng đất nước, chúng ta đã chú trọng tới công tác,ĐTBD đội ngũ cán bộ mà trước hết là giáo dục ý thức phục vụ nhân dân phục vụĐảng Nhà nước, nghị quyết đại biệu đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng để ranhiệm vụ : “ Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở cáccấp vững vàng về chính trị gương mẫu về đạo đức trong sáng về lối sống, có trí tuệ, cókiến thức, năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân ”, chương trình tổng thểcủa CCHC nhà nước là giai đoạn 2001-2010 cùng đề ra mục tiêu “xây dựng đội ngũCB,CC phải có phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu của công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước ” Tóm lại có thể phân thành ba mục tiêu cơ bản là :
Đào tạo tập trung
Tự đào tạo
Kết quả đào tạo bồi dưỡng (tăng sự hiểu biết)
Sử dụng vào thực tiễn quản lý Làm tăng năng lực cán
bộ tổ chức
Trang 23+ ĐTBD nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, chức danhCB,CC đac được quyđịnh.
+ ĐTBD nhằm giúp cá nhân tổ chức thay đổi và đáp ứng những nhu cầu trongtương lai của tổ chức
+ ĐTBD giúp cho cá nhân và tổ chức thực hiện công việc tốt hơn ĐTBD khôngchỉ khắc phục những hụt hẫng về năng lực công tác của CB, CC mà còn liên quan đếnviệc xác định và thỏa mãn các như cầu phát triển khác như phát triển về đa kỹ năng,tăng cường năng lực để làm việc công tác toàn diện và chuẩn bị cho đề bạt , bổ nhiệm,lên vị trí cao hơn với trách nhiệm nặng nề hơn trong tương lại của CB, CC
1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng CB,CC
1.8.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong
Môi trường bên trong tổ chức, doanh nghiệp có tác động lớn đến việc đào tạo và
bồi dưỡng cán bộ, công chức Nó quyến định đến việc các nhân viên được cử đi đàotạo hay không, đào tạo như thế nào, theo chương trình gì, mục tiêu ra sao Mặt khác,các chi phí và lợi ích đạt được dựa trên tính toán sau chương trình đào tạo đó Trongcác yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức không thể thiếu sựảnh hưởng của tổ chức, hoặc đáp ứng nhu cầu của hiện tại công việc hoặc xây dựng kếhoạch, chiến lược nhân lực dài hạn về năng lực phục vụ của các cá nhân trong tổ chức Tổng quan nhìn nhận có thể rút ra được mấy yếu tố chính trong môi trường bêntrong ảnh hưởng tới đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
Quan điểm người lãnh đạo
Quan điểm người lãnh đạo thể hiện ý trí thống nhất của ban lãnh đạo, là sự đồngtình và là định hướng hoạt động của tổ chức Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức
có tính chất tập thể và ý nghĩa trong toàn tổ chức nên nhất thiết cần sự ửng hộ và nhấtchí của các cấp ban lãnh đạo Nó là tiền đề cơ bản để có các phương thức sau này Bởi
nó quyết định từ chi phí cho chương trình đào tạo, công tác đào tạo và sự lựa chọnnhân lực cho công việc đào tạo Vậy để công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, côngchức diễn ra thuận lợi, cần thiết có ý kiến chỉ đạo của các cấp ban lãnh đạo để hoạtđộng đạt tới chuyên nghiệp và hiệu quả
Trang 24Phương thức tổ chức và điịnh hướng bồi dưỡng
Bất kỳ một tổ chức nào được thành lập đều có một định hướng nhất định và sựlựa chọn chiến lược phát triển cho riêng mình Do đó, luôn có sự gắn kết giữa chiếnlược và trình độ năn lực sản xuất hay kinh doanh Đây là mối liên hệ qua lại chặt chẽ,hiểu rẳng mục tiêu là ở tương lại và nhân lực để đáp ứng các bước đi đến tương lai đó
Sự đáp ứng này bao gồm cập nhật về công nghệ hay trình độ, năng lực sản xuất Chínhđiều đó cần phải tiến hành đào tạo lực lượng lao động để phục vụ các yêu cầu cần đặt
ra nhằm tăng cao hiệu quả năng xuất lao động
Đội ngũ cán bộ, công chức trong tổ chức
Sự tác động qua lại giữa tổ chức với con người là một vấn đề Và con người tạo
ra tổ chức Lực lượng lao động là yếu tố chính vận hành chính quá trình sản xuất, trình
độ của họ quyết định tới mức hoàn thành công việc và chất lượng sản phẩm Từ đó,ảnh hưởng tới mục tiêu hay kế hoạch của tổ chức, doanh nghiệp Nếu có một lực lượnglao động tốt sẽ làm tăng mức độ hoàn thành công việc giá trị sản phẩm cao hơn Vớilực lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, cần cấp thiết tiến hànhcân nhắc tới việc đào tạo lại
1.8.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài
Các tổ chức, doanh nghiệp tồn tại trong môi trường cạnh tranh Có tính cạnh
tranh là có sự đào thải Hiểu như vậy nghĩa là môi trường bên ngoài có ảnh hưởng rấtlớn tới mục tiêu và sự tồn tại của tổ chức Yếu tố để tạo được lợi thế cạnh tranh choriêng mình là nguồn nhân lực Cần có một đội ngũ CB,CC chuyên nghiệp hơn, hoànthiện hơn và hoạt động ăn khớp hơn để tăng cường tính cạnh tranh và tránh lạc hậu và
bị bỏ xa Môi trường bên ngoài có thể quan tâm tới các yếu tố sau :
Thị trường lao động
Nước ta có nguồn lao động dồi dào Tuy vậy, trình độ cao thì còn rất hạn chế.Song song đó chính là các chính sách thu hút nhân tài của các đối thủ cạnh tranh…Điều này càng khẳng định của tổ chức, doanh nghiệp tự định hướng phương thức đàotạo và đào tạo lại nguồn nhân lực của mình Đối với lao động mới ra trường, kinhnghiệp thực tế và khả năng thích nghi công việc chưa cao, nặng về mặt lý thuyết Từ
Trang 25đó, đặt ra cho tổ chức, các doanh nghiệp một định hướng bồi dưỡng nhân lực riêng đểtìm lợi thế cạnh tranh.
Trình độ phát triển của khoa học, công nghệ
Cứ sau một thập kỷ, chúng ta lại thấy sự phát triển của khoa học công nghệ Đócũng là một lợi thế bức phá, phát triển mạnh hơn đối thủ của mình NHưng đạt để đạtđược điều đó, đòi hỏi cần có các kỹ sư, công nhân lành nghề hơn, cập nhật kiến thứcnhanh hơn, sáng tạo hơn và đào tạo, phát triền nguồn nhân lực luoon song hành cùngkho học công nghệ Cần sự tính toán thông minh trong sự cân nhắc giữa đầu tư chocông nghệ và trình độ nhân lực
Pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nước banhành hoặc thừa nhận, phản ánh ý chí lợi ích của giai cấp thống trị và là nhân tố điềuchỉnh các mối quan hệ xã hội trong một trật tự, định hướng nhất định có lợi cho nhànước Luật lao động Việt Nam ra đời, được coi như nền tảng nhằm đảm bảo quyền,nghĩa vụ cho người lao động, nó điều chỉnh mọi hành vi của người lao động Đồngthời bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiệncho mối quan hệ người lao động được hài hòa và ổn định, góp phần phát huy tính sángtạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động chân tay, của người quản lý laođộng, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động
Người lao động trong bất kỳ cơ quan, tổ chức nào đều cùng một lúc bị chi phốicủa nhiều Luật ; Luật Cán bộ, công chức Việt Nam ; Luật Lao động ; Luật Dân sự ;Luật hôn nhân và gia đình… Vì vậy, để có thể đào tạo và phát triển nguồn nhân lựccho tương lại, người lao động cần phải chấp hành nghiêm chỉnh và tuân theo nhữngquy định của Pháp luật đã đề ra , đồng thời Nhà nước ta cũng cần xem xét và điềuchỉnh những vấn đề còn tồn đọng, chưa hợp lý trong Luật để khắc phục nhằm mang lạicho người lao động một hành lang pháp lý vững chắc để họ có thể yên tâm học tập vàlàm việc đạt hiệu quả cao nhất
1.9 Các phương pháp ĐT&BD CB, CC và quy trình ĐT&BD CB, CC
1.9.1 Các phương pháp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức