1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập quản trị nhân lực: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện bình gia, tỉnh lạng sơn

52 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 337 KB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài 3 7. Kết cấu đề tài 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN BÌNH GIA VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ. 4 1.1. Khái quát về huyện Bình Gia 4 1.2. Khái quát về phòng Nội vụ huyện Bình Gia 4 1.2.1. Tên, địa chỉ, số điện thoại, fax của phòng 4 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng 5 1.2.2.1. Chức năng 5 1.2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 5 1.2.3. Tóm lược quá trình phát triển của phòng 9 1.2.4. Cơ cấu tổ chức phòng Nội vụ huyện Bình Gia 10 1.2.5. Phương hướng hoạt động của phòng trong thời gian tới 12 1.2.6. Các hoạt động của công tác quản trị nhân lực tại phòng 13 1.2. Cơ sở lý luận về vấn đề nâng cao chất lượng CBCC cấp xã tại huyện Bình Gia 13 1.2.1. Khái niệm cán bộ, công chức 13 1.2.2. Khái niệm chất lượng cán bộ, công chức 15 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng CBCC chính quyền cấp xã 16 1.2.3.1. Về phẩm chất chính trị 16 1.2.3.2. Về phẩm chất đạo đức 17 1.2.3.3. Trình độ năng lực của CBCC 18 1.2.3.4. Phương pháp và kỹ năng làm việc của CBCC 24 1.2.3.5. Một số tiêu chí khác 25 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng CBCC cấp xã 26 1.2.4.1. Yếu tố về đào tạo bồi dưỡng CBCC 26 1.2.4.2. Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm. sử dụng CBCC cấp xã 26 1.2.4.3. Yếu tố về chế độ chính sách đảm bảo lợi ích vất chất đối với đội ngũ CBCC cấp xã 27 1.2.4.4. Yếu tố quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ CBCC cấp xã 28 1.2.4.5. Yếu tố văn hóa ở địa phương 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH GIA 30 2.1.Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Bình Gia 30 2.1.1. Đặc điểm của đội ngũ CBCC ở huyện Bình Gia 30 2.1.2. Số lượng, chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Bình Gia 31 2.2. Đánh giá thực trạng đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Bình Gia 33 2.2.1. Đánh giá chung 33 2.2.2. Đánh giá theo từng tiêu chí 34 2.2.2.1. Về phẩm chất chính trị 34 2.2.2.2. Về số lượng cán bộ, công chức 35 2.2.2.3. Về chất lượng cán bộ, công chức 35 2.2.2.4. Về độ tuổi, sức khỏe và thâm niên công tác 36 2.2.2.5. Về phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức 36 2.2.2.6. Phương pháp và kỹ năng giải quyết công việc 37 2.3. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, bất cập của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Bình Gia 38 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN BÌNH GIA 41 3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Bình Gia 41 3.1.1. Hoàn thiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 41 3.1.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 41 3.1.3. Nâng cao chất lượng công tác thu hút, quy hoạch và sử dụng cán bộ, công chức 42 3.1.4. Chuẩn hóa các chức danh và xác định cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 42 3.1.5. Nâng cao ý thức tự học của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 43 3.1.6. Tăng cường trang bị kỹ thuật tin học cho cán bộ, công chức cấp xã 43 3.1.7. Nâng cao công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật. 44 3.2. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Bình Gia 44 KẾT LUẬN 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 1

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa, đóng góp của đề tài 3

7 Kết cấu đề tài 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN BÌNH GIA VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ 4

1.1 Khái quát về huyện Bình Gia 4

1.2 Khái quát về phòng Nội vụ huyện Bình Gia 4

1.2.1 Tên, địa chỉ, số điện thoại, fax của phòng 4

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của phòng 5

1.2.2.1 Chức năng 5

1.2.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn 5

1.2.3 Tóm lược quá trình phát triển của phòng 9

1.2.4 Cơ cấu tổ chức phòng Nội vụ huyện Bình Gia 10

1.2.5 Phương hướng hoạt động của phòng trong thời gian tới 12

1.2.6 Các hoạt động của công tác quản trị nhân lực tại phòng 13

1.2 Cơ sở lý luận về vấn đề nâng cao chất lượng CBCC cấp xã tại huyện Bình Gia 13

1.2.1 Khái niệm cán bộ, công chức 13

1.2.2 Khái niệm chất lượng cán bộ, công chức 15

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng CBCC chính quyền cấp xã 16

1.2.3.1 Về phẩm chất chính trị 16

1.2.3.2 Về phẩm chất đạo đức 17

Trang 2

1.2.3.3 Trình độ năng lực của CBCC 18

1.2.3.4 Phương pháp và kỹ năng làm việc của CBCC 24

1.2.3.5 Một số tiêu chí khác 25

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng CBCC cấp xã 26

1.2.4.1 Yếu tố về đào tạo bồi dưỡng CBCC 26

1.2.4.2 Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm sử dụng CBCC cấp xã 26

1.2.4.3 Yếu tố về chế độ chính sách đảm bảo lợi ích vất chất đối với đội ngũ CBCC cấp xã 27

1.2.4.4 Yếu tố quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ CBCC cấp xã 28

1.2.4.5 Yếu tố văn hóa ở địa phương 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH GIA 30

2.1.Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Bình Gia 30

2.1.1 Đặc điểm của đội ngũ CBCC ở huyện Bình Gia 30

2.1.2 Số lượng, chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Bình Gia 31

2.2 Đánh giá thực trạng đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Bình Gia 33

2.2.1 Đánh giá chung 33

2.2.2 Đánh giá theo từng tiêu chí 34

2.2.2.1 Về phẩm chất chính trị 34

2.2.2.2 Về số lượng cán bộ, công chức 35

2.2.2.3 Về chất lượng cán bộ, công chức 35

2.2.2.4 Về độ tuổi, sức khỏe và thâm niên công tác 36

2.2.2.5 Về phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức 36

2.2.2.6 Phương pháp và kỹ năng giải quyết công việc 37

2.3 Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, bất cập của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Bình Gia 38

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN BÌNH GIA 41

Trang 3

3.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Bình Gia 413.1.1 Hoàn thiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 413.1.2 Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 413.1.3 Nâng cao chất lượng công tác thu hút, quy hoạch và sử dụng cán bộ, công chức 423.1.4 Chuẩn hóa các chức danh và xác định cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 423.1.5 Nâng cao ý thức tự học của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 433.1.6 Tăng cường trang bị kỹ thuật tin học cho cán bộ, công chức cấp xã 43

3.1.7 Nâng cao công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật 44

3.2 Một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Bình Gia 44

KẾT LUẬN 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

Thực tập tốt nghiệp là hoạt động giáo dục đặc thù nhằm góp phần hìnhthành, phát triển phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cần thiết của sinh viên theomục tiêu đào tạo đã đề ra Hoạt động này có vai trò đặc biệt quan trọng khôngchỉ với quá trình học tập mà còn với cả sự nghiệp của sinh viên sau này Thựctập tốt nghiệp là cơ hội để sinh viên có thể áp dụng các kiến thức học được trongnhà trường vào thực tế công việc, giúp sinh viên nhận biết được điểm mạnh,điểm yếu của mình và cần trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng gì để đáp ứngnhu cầu công việc

Trong năm học 2014-2015, thực hiện kế hoạch đào tạo của nhà trườngkhoa Tổ chức và Quản lý nhân lực trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tổ chức đợtthực tập tốt nghiệp cho sinh viên khóa 6, kéo dài gần 2 tháng (từ ngày 02/3/2015-24/4/2015) Là một sinh viên của lớp Quản trị nhân lực K6b tôi đã liên hệ được

và được Phòng Nội vụ huyện Bình gia tỉnh Lạng sơn tiếp nhận là nơi thực tậpcủa mình

1 Lý do chọn đề tài

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò đặc biệt quan trọng họ lànhững người gần dân nhất, trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, hàng ngày triển khai,hướng dẫn, vận động nhân dân thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, trực tiếp lắng nghe, giải quyết hoặc kiếnnghị lên chính quyền cấp trên những kiến nghị, ý kiến, nguyện vọng của nhândân Chính vì vậy nên việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã rất quantrọng, cần xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã có chất lượng tốt, có phẩm chất đạođức, năng lực, phương pháp, phong cách công tác tốt để đáp ứng yêu cầu côngviệc đồng thời xây dựng được hệ thống chính trị cấp cơ sở vững mạnh, hoạtđộng có hiệu quả.Tuy nhiên, một thực tế khách quan là chất lượng của đội ngũCBCC cấp cơ sở, đặc biệt là CBCC xã, phường, thị trấn ở các vùng nông thôn

và miền núi tương đối thấp, không tương xứng với vị trí, vai trò của họ cũng nhưđáp ứng đầy đủ các chức danh theo quy định của Nhà nước Điều này ảnh hưởngkhông nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp cơ sở; nghiêm

Trang 6

trọng hơn là dẫn đến nhiều sai phạm, làm mất lòng tin của nhân dân đối vớiĐảng và Nhà nước Do đó việc nâng cao chất lượng của CBCC cấp cơ sở để đápứng tiêu chuẩn chức danh và đòi hỏi của thực tế khách quan ngày càng cao lànhiệm vụ trọng tâm hiện nay trong công tác cán bộ cấp cơ sở Trong đợt thựctập tốt nghiệp vừa qua tại Phòng Nội vụ huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn, tôi cóđiều kiện tìm hiểu về tình hình và thực trạng đội CBCC cấp cơ sở của huyện.Chất lượng CBCC còn thấp, trình độ và năng lực thực thi công vụ của đội ngũnày hiện còn nhiều bất cập so với yêu cầu công việc và yêu cầu của thực tế đặt

ra Do đặc thù là huyện miền núi, tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn,trình độ dân trí còn thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao nên đội ngũ CBCC cấp xãhuyện Bình Gia còn nhiều hạn chế đáng kể Điều đó đặt ra nhiệm vụ phải tậptrung đổi mới, củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng chínhquyền cơ sở Vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã là một vấn

đề vô cùng cấp thiết và quan trọng Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài:

“Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tạihuyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Vận dụng những kiến thức đã học được để góp phần làm sáng tỏ cơ sở lýluận và thực trạng của đội ngũ CBCC, đặc biệt là chất lượng đội ngũ CBCC cấp

xã tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn Từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếucủa đội ngũ CBCC cấp xã và đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hoànthiện đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích trên, báo cáo có nhiệm vụ làm rõ những vấn

đề lý luận về khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã, của độingũ CBCC cấp xã nói chung và của huyện Bình Gia nói riêng

Tiến hành thu thập số liệu, nghiên cứu các bảng biểu về cơ cấu, số lượng,chất lượng CBCC cấp xã của huyện, từ đó đánh giá, tìm ra những ưu điểm, hạnchế của đội ngũ CBCC xã và tìm ra nguyên nhân, những yếu tố ảnh hưởng đếnđội ngũ CBCC cấp xã tại huyện Bình Gia

Qua đó đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng

Trang 7

đội ngũ CBCC cấp xã tại huyện.

4 Phạm vi nghiên cứu

Do thời gian nghiên cứu, tìm hiểu có hạn do vậy đề tài của tôi chỉ tậptrung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2014

5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành bài báo cáo tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;

- Phương pháp thu thập thông tin;

- Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích;

- Phương pháp so sánh, đánh giá;

Ngoài ra báo cáo còn sử dụng các phương pháp bổ trợ như: phươngpháp phỏng vấn, phương pháp điều tra, khảo sát thực tế

6 Ý nghĩa, đóng góp của đề tài

- Đối với cơ quan: Báo cáo là tài liệu để huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơntham khảo và căn cứ vào tình hình thực tế áp dụng trong hoạch định chính sách

về nâng cao chất lượng CBCC cấp xã Có thể dùng làm tài liệu tham khảo trongnghiên cứu

- Đối với nhà trường: Đóng góp vào kho tàng kiến thức của nhà trườngthêm những bài báo cáo khoa học, làm nền tảng để phát triển các đề tài cao hơnnữa

- Đối với bản thân: Trang bị những kiến thức về CBCC cấp xã và kiếnthức về Quản trị Nhân lực, bổ sung thêm những kĩ năng, kiến thức mà mình phải

có trước khi ra trường

7 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa bài báo cáo gồm 03 chương:

Chương 1: Tổng quan về phòng Nội vụ huyện Bình Gia và cơ sở lý luận

về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trênđịa bàn huyện Bình Gia

Chương 3: Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Bình Gia

Trang 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN BÌNH GIA VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ.

1.1 Khái quát về huyện Bình Gia

Bình Gia là một huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 70

km về phía Tây

Phía Bắc giáp huyện Tràng Định;

Phía Đông giáp huyện Văn Quan và Văn Lãng;

Phía Nam giáp huyện Bắc Sơn;

Phía Tây giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn)

Huyện có diện tích tự nhiên là 109.352,73 ha, có 20 đơn vị hành chínhgồm 19 xã và 01 thị trấn gồm thị trấn Bình Gia và 19 xã: Hưng Đạo, Vĩnh Yên,Hoa Thám, Quý Hòa, Hồng Phong, Yên Lỗ, Quang Trung, Thiện Hòa, MinhKhai, Thiện Thuật, Thiện Long, Hòa Bình, Mông Ân, Hoàng Văn Thụ, TânHòa, Tô Hiệu, Hồng Thái, Bình La và Tân Văn; với 194 thôn, khối phố, dân số53.214 nhân khẩu (tính đến hết tháng 12/2013), gồm các dân tộc Tày, Nùng,Mông, Dao, Kinh, Cao Lan sống rải rác và xen kẽ trên khắp địa bàn toànhuyện, canh tác chủ yếu bằng nghề trồng lúa, ngô và các cây trồng khác

Ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu bằng tiếng Tày, Nùng, Kinh Hệ thống giaothông có Quốc lộ 1B và 279 chạy qua thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa vàphát triển kinh tế xã hội của huyện, là một trong hai huyện có diện tích cây hồilớn nhất của cả tỉnh Lạng Sơn Hệ thống sông ngòi của Bình Gia chủ yếu là cácsuối nhỏ, có một sông lớn là sông Văn Mịch( theo tên địa phương), có đập PhaiDanh( cung cấp nước tưới tiêu thực hiện thủy lợi của nhân dân khu vực lân cận)

1.2 Khái quát về phòng Nội vụ huyện Bình Gia

1.2.1 Tên, địa chỉ, số điện thoại, fax của phòng

- Tên: Phòng Nội vụ huyện Bình Gia

- Địa chỉ: Khu 2 thị trấn Bình Gia, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

- Số điện thoại: 0253834821

- Fax: (025) 3835470

Trang 9

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của phòng

1.2.2.1 Chức năng

Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, tham mưu,giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tổchức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cán bộ, công chức,viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, thị trấn; chính quyền địa phương; địagiới hành chính; cải cách hành chính; tôn giáo; Hội, tổ chức phi chính phủ; côngtác thanh niên; văn thư lưu trữ nhà nước và thi đua, khen thưởng

Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu

sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện, đồng thờichịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của sở Nội vụ

1.2.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn

Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Nội vụ huyện được quy định tại Thông

tư số 04/2008/TT-BNV ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Bộ Nội vụ bao gồm cácnhiệm vụ sau đây:

1 Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên địa

bàn và tổ chức thực hiện theo quy định;

2 Trình UBND huyệnban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạchdài hạn, 5 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện cácnhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao;

3 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kếhoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục phápluật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao

4 Về tổ chức bộ máy

- Tham mưu, giúp UBND huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện theo hướng dẫn củaUBND tỉnh;

- Trình UBND huyện quyết định hoặc tham mưu cho UBND huyện trìnhcấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyênmôn thuộc UBND huyện;

Trang 10

- Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trìnhcấp có thẩm quyền quyết định;

- Tham mưu, giúp Chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập, giải thể,sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp huyện theo quy định của Phápluật

5 Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp

- Tham mưu, giúp Chủ tịch UBND huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế hànhchính, sự nghiệp hàng năm;

- Giúp UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chếhành chính, sự nghiệp;

- Giúp UBND huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế

độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sựnghiệp thuộc UBND huyện và UBND xã, thị trấn

6 Về công tác xây dựng chính quyền

- Giúp UBND huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc

bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo phân công của UBND huyện vàhướng dẫn của UBND tỉnh;

- Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch UBND huyện phê chuẩn các chứcdanh lãnh đạo của UBND cấp xã; giúp UBND huyện trình UBND tỉnh phêchuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật;

- Tham mưu, giúp UBND huyện xây dựng đề án thành lập mới, sáp nhập,chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để UBND huyện trìnhHĐND huyện thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyếtđịnh Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chínhcủa huyện;

- Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sáp nhập

và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của xóm, tổ dân phố trên địa bànhuyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó xóm, tổ dân phố

7 Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáoviệc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị

Trang 11

sự nghiệp, xã, thị trấn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn huyện.

8 Về cán bộ, công chức, viên chức

- Tham mưu, giúp UBND huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điềuđộng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; thực hiệnchính sách, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lýđối với cán bộ, công chức, viên chức;

- Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức cấp xã và thực hiện chínhsách đối với cán bộ, công chức và cán bộ chuyên trách, không chuyên trách cấp

xã theo phân cấp

9 Về cải cách hành chính

- Giúp UBND huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyênmôn cùng cấp và UBND cấp xã thực hiện công tác cải cách hành chính ở địaphương;

- Tham mưu, giúp UBND huyện về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cảicách hành chính trên địa bàn huyện;

- Tổng hợp công tác cải cách hành chính trên địa bàn huyện báo cáoUBND huyện và UBND tỉnh

10 Giúp UBND huyện thực hiện quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạtđộng của Hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn

11 Về công tác văn thư, lưu trữ

- Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hànhchế độ, quy định của Pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ;

- Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảoquản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bànhuyện và lưu trữ huyện

12 Về công tác tôn giáo

- Giúp UBND huyện hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiệncác chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo vàcông tác tôn giáo trên địa bàn;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện

Trang 12

nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của UBNDtỉnh và theo quy định của pháp luật.

13 Về công tác thi đua, khen thưởng

- Tham mưu, đề xuất với UBND huyện tổ chức các phong trào thi đua vàtriển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bànhuyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện;

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua,

khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khenthưởng theo quy định của Pháp luật

14 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các viphạm về công tác Nội vụ theo thẩm quyền

15 Thực hiện công tác thống kê, thông tin báo cáo Chủ tịch UBND huyện

và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên địabàn

16 Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng

hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác Nội

vụ trên địa bàn

17 Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãingộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đốivới cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theoquy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND huyện

18 Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của phápluật và theo phân cấp của UBND huyện

19 Giúp UBND huyện Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạncủa UBND cấp xã về công tác Nội vụ và các lĩnh vực công tác khác được giaotrên cơ sở quy định của Pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ

20 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND huyện

Đến ngày 10 tháng 02 năm 2011, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 04/2011/TT-BNV hướng dẫn bổ sung nhiệm vụ của Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác Thanh niên như sau:

Trang 13

21 Trình UBND cấp huyện ban hành Quyết định, Chỉ thị; Quy hoạch, Kếhoạch dài hạn, năm năm, hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiệncác nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước về công tác Thanh niên đượcgiao.

- Tổ chức thực hiện các văn bản Quy phạm pháp luật, Quy hoạch, Kếhoạch về Thanh niên và công tác Thanh niên sau khi được phê duyệt;

- Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Thanh niên vàcông tác Thanh niên được giao

1.2.3 Tóm lược quá trình phát triển của phòng

Năm 1989 Phòng Tổ chức ( nay là phòng Nội vụ) được thành lập giữ vaitrò là cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhànước về công tác tổ chức chính quyền, xây dựng đội ngũ CBCC của chínhquyền và các công tác khác trên địa bàn huyện theo quy định.Đến năm 1991Phòng Tổ chức đổi tên thành Phòng Tổ chức lao động Tháng 4 năm 2002Phòng Tổ chức lao động đổi tên thành Phòng Nội vụ- Lao động thương binh và

Xã hội Từ tháng 7 năm 2008 đến nay Phòng Nội vụ được thành lập theo Quyếtđịnh số 286/QĐ-UBND, ngày 14 tháng 7 năm 2008 của UBND huyện Bình Gia

“Về việc thành lập phòng Nội vụ trên cơ sở tách phòng Nội vụ - Lao độngthương binh và Xã hội”

Danh sách lãnh đạo Phòng Nội vụ qua các thời kỳ

Trưởng phòng

Hoàng Đình Đức 1991Hoàng Văn Soạn 1991-2002

Lâm Văn Ngang 2006-2014

Vy Xuân Tình 2015- nay

Trang 14

1.2.4 Cơ cấu tổ chức phòng Nội vụ huyện Bình Gia

Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng Nội vụ huyện Bình Gia – tỉnh Lạng Sơn

Chú thích: Quan hệ chỉ đạo

Quan hệ phối hợp công tác và quan hệ đồng cấp

Quan hệ thông tin, báo cáo

Trưởng phòng

Vy Xuân Tình (Phụ trách chung)

Trưởng phòng

Vy Xuân Tình (Phụ trách chung)

Phó trưởng phòng Văn Thị Thúy Hồng (phụ trách công tác chính quyền

cơ sở)

Phó trưởng phòng Văn Thị Thúy Hồng (phụ trách công tác chính quyền

Viên chức biệt phái (Bộ phận kế toán – Hoàng Đình Đức)

Chuyên viên (Bộ phận công tác thanh niên, văn thư, lưu trữ - Dương Thị Nga)

Chuyên viên (Bộ phận công tác thanh niên, văn thư, lưu trữ - Dương Thị Nga)

bộ công chức, viên chức, hợp đồng lao động

- Hoàng Thị Phát)

Chuyên viên (Bộ phận cán

bộ công chức, viên chức, hợp đồng lao động

- Hoàng Thị Phát)

Trang 15

Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng Nội vụ ở trên cho thấy các bộ phậntrong phòng được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến Phòng Nội vụ huyện Bình Giamang những đặc trưng cơ cấu của cơ quan Nhà nước – mô hình cơ cấu trựctuyến, là mô hình cơ cấu tổ chức đơn giản, có sự phân chia rõ ràng về vị trí côngviệc phụ trách cũng như chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, được lãnh đạotheo tuyến thẳng đứng – một chiều từ trên xuống dưới.

Trưởng phòng là người đứng đầu tổ chức, chịu trách nhiệm cao nhất chomọi hoạt động, Phó trưởng phòng và các chuyên viên giúp việc cho trưởngphòng hoàn thành mọi nhiệm vụ mà cấp trên giao phó Chức năng, nhiệm vụ củatừng vị trí được quy định cụ thể như sau:

Trưởng phòng: Vy Xuân Tình

Phụ trách chung các hoạt động của Chi bộ, phòng trực tiếp phụ trách côngtác tổ chức, bộ máy, nhân sự Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện vàtrước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao Xâydựng các đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn, các đơn vị

sự nghiệp trực thuộc UBND huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định Kiểmtra các văn bản của Phòng tham mưu trước khi UBND huyện ký, phê duyệt

Phó trưởng phòng: Hoàng Văn Thắng

Chịu trách nhiệm chính về công tác Thi đua, khen thưởng, công tác cảicách hành chính Quản lý nhà nước về công tác Hội và tổ chức phi chính phủ,công tác tôn giáo và công tác tổ chức hành chính, quản trị các Chi bộ, Phòng;công tác đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của UBND huyện hàng năm vàcông tác kiểm tra công vụ;

Dự thảo báo cáo tháng, quý và cả năm của Phòng;

Điều hành các hoạt động của Phòng khi được Trưởng phòng ủy quyền;Thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng phòng phân công

Phó trưởng phòng: Văn Thị Thúy Hồng

Chịu trách nhiệm chính về công tác chính quyền cơ sở Trực tiếp quản lýbiên chế, hồ sơ và thực hiện các chế độ, chính sách đối với CBCC cấp xã và cán

bộ không chuyên trách cấp xã, thôn, khối phố Công tác đánh giá, phân loại

Trang 16

chính quyền cơ sở, tách, sáp nhập thôn, khối phố Tuyển dụng và xây dựng kếhoạch đào tạo, bồi dưỡng, kê khai tài sản đới với CBCC cấp xã;

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng phân công

Công chức: Hoàng Thị Phát

Chịu trách nhiệm tham mưu thực hiện về quản lý, sử dụng biên chế hànhchính, sự nghiệp, hồ sơ và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, côngchức, viên chức và hợp đồng lao động, kiêm nhiệm công tác thủ quỹ của Phòng;

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng phân công

Công chức: Dương Thị Nga

Trực tiếp tham mưu thực hiện công tác cải cách hành chính, địa giới hànhchính, quản lý nhà nước về công tác thanh niên, công tác văn thư, lưu trữ củahuyện và công tác văn thư của Phòng Trực tiếp phụ trách kho Lưu trữ củaUBND huyện;

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng phân công

Công chức: Đặng Thị Tới

Trực tiếp tham mưu thực hiện công tác Thi đua, khen thưởng, xây dựng

kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, kê khai tài sản, đánh giá đối với cán bộ, công chức,viên chức và hợp đồng lao động, tuyển dụng đối với viên chức Tham mưu phân

bổ biên chế khối hành chính, sự nghiệp;

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng phân công

Viên chức biệt phái: Hoàng Đình Đức

Chịu trách nhiệm tham mưu chính về công tác tài chính, kế toán củaPhòng;

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng phân công

1.2.5 Phương hướng hoạt động của phòng trong thời gian tới

- Tổ chức tốt việc thực hiện củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy huyệntheo quy định của pháp luật, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên;

- Củng cố, nâng chất đội ngũ CBCC cấp huyện, cấp xã và đặc biệt đối vớiđội ngũ CBCC xã;

- Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý CBCC theo quy định của Luật Cán

Trang 17

bộ, công chức; Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn liên quan ;

- Tổ chức, hướng dẫn các cơ quan đơn vị thuộc UBND huyện, UBNDcác xã thực hiện tốt công tác cải cách hành chính tập trung vào nội dung cải cáchthủ tục hành chính tại huyện, xã; xây dựng, áp dụng và cải tiến các quytrình quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO nhằm nângcao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đem lại sự thuận tiện, giảm thiểu phiền

hà cho người dân

- Tổ chức, hướng dẫn các cơ quan đơn vị thuộc UBND huyện, UBND các

xã thực hiện tốt công tác thi đua - khen thưởng trên địa bàn huyện nhằm khuyếnkhích, động viên kịp thời tổ chức, cá nhân lập thành tích xuất sắc trong cácphong trào thi đua yêu nước theo định kỳ, đột xuất trong thời gian tới

- Tổ chức, hướng dẫn các đơn vị có liên quan thực hiện tốt công tác quản

lý nhà nước đối với công tác tôn giáo, đảm bảo các hoạt động sinh hoạt tôn giáotrên địa bàn quận đúng quy định của pháp luật

1.2.6 Các hoạt động của công tác quản trị nhân lực tại phòng

Phòng Nội vụ huyện Bình Gia đã và đang sử sụng các hoạt động sau: Công tác hoạch định nhân lực, công tác phân tích công việc, công táctuyển dụng nhân lực, công tác sắp xếp bố trí nhân lực, công tác đào tạo và pháttriển nhân lực, công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc, các chương trìnhphúc lợi cơ bản và công tác trả lương cho người lao động

1.2 Cơ sở lý luận về vấn đề nâng cao chất lượng CBCC cấp xã tại huyện Bình Gia

1.2.1 Khái niệm cán bộ, công chức

- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữchức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong biên chế và hưởnglương từ ngân sách nhà nước

- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà

Trang 18

nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơquan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhânchuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công annhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp cônglập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chứctrong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương đượcbảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của phápluật.

- Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theonhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, ngườiđứng đầu tổ chức chính trị - xã hội

- Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chứcdanh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởnglương từ ngân sách nhà nước

Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

+ Bí thư Đảng ủy;

+ Phó Bí thư Đảng uỷ;

+ Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

+ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

+ Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;

+ Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc;

+ Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ;

+ Chủ tịch Hội Nông dân;

+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

+ Trưởng Công an;

Trang 19

+ Chỉ huy trưởng Quân sự;

+ Văn hóa - Xã hội

Căn cứ theo quyết định số 1109/QĐ-UBND ngày 21 tháng 07 năm 2010của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc quy định chức danh, số lượng cán

bộ, công chức cấp xã:

+ Đối với xã phường thị trấn loại 1: không quá 25 người

+ Đối với xã phường thị trấn loại 2: không quá 23 người

+ Đối với xã phường thị trấn loại 3: không quá 21 người

Cán bộ, công chức cấp xã phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

+ Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội, có năng lực và tổ chúc vận động nhân dân thực hiện có kết quảđường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước;

+ Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm, thạo việc, tận tụy vớinhân dân, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng Có ýthức tổ chức kỷ luật trong công tác Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiếtvới nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;

+ Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối củaĐảng, chính sách và pháp luật của Nhà Nước Có trình độ văn hoá, chuyên môn,

đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả đáp ứng nhu cầu nhiệm vụđược giao

1.2.2 Khái niệm chất lượng cán bộ, công chức

Theo từ điển tiếng Việt thì chất lượng hiểu ở nghĩa chung nhất là "cái tạonên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật, sự việc"

Đối với một con người sống trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Chất lượng của cá nhân đó được hiểu là tổng hợp những phẩm chất nhất định về

Trang 20

sức khỏe, trí tuệ, khoa học, chuyên môn nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, ý chí,niềm tin, năng lực; luôn gắn bó với tập thể, với cộng đồng và tham gia một cáchtích cực vào quá trình CNH - HĐH đất nước.Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH -HĐH đất nước yêu cầu chất lượng đối với mỗi người trong xã hội nói chung vốn

đã cao thì yêu cầu đối với chất lượng CBCC càng cao hơn.Mỗi CBCCkhông tồntại một cách biệt lập mà phải được đặt trong một chỉnh thể thống nhất của cả độingũ CBCC Vì vậy quan niệm về chất lượng CBCC phải được đặt trong mốiquan hệ biện chứng giữa chất lượng của từng CBCC với chất lượng của cả độingũ

Như vậy có thể nói chất lượng CBCC bao gồm:

- Chất lượng của từng CBCC; cụ thể là phẩm chất chính trị, đạo đức; trình

độ năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ;

- Chất lượng của cả đội ngũ với tính cách là một chỉnh thể, thể hiện ở cơcấu đội ngũ được tổ chức khoa học, có tỷ lệ cân đối, hợp lý vì số lượng và độtuổi bình quân được phân bố trên cơ sở các địa phương, đơn vị là lĩnh vực hoạtđộng của đời sống xã hội

Như vậy các yếu tố cấu thành chất lượng CBCC không chỉ bao gồm mộtmặt, một khía cạnh nào đó, mà nó bao gồm cả một hệ thống, được kết cấu nhưmột chỉnh thể toàn diện từ chất lượng của từng CBCC cho đến số lượng nam nữ,

độ tuổi, thành phần cùng với việc bồi dưỡng, giáo dục, phân công, quản lý kiểmtra giám sát

Từ những đặc điểm trên có thể có khái niệm: Chất lượng CBCC cấp xã làmột hệ thống những phẩm chất, giá trị được kết cấu như một chỉnh thể toàn diệnđược thể hiện qua phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực,khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi CBCC và cơ cấu, số lượng, độ tuổi,thành phần của đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng CBCC chính quyền cấp xã 1.2.3.1 Về phẩm chất chính trị

Phẩm chất chính trị là lòng nhiệt tình cách mạng, lòng trung thành tuyệtđối với lý tưởng của Đảng, với Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh,

Trang 21

tinh thần tận tụy với công việc, hết lòng hết sức vì sự nghiệp của nhân dân; làbản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đường đi lên chủnghĩa xã hội.

Người CBCC chính quyền cấp xã có phẩm chất chính trị tốt là người tíchcực tuyên truyền, vận động gia đình, bà con nhân dân thực hiện tốt đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Là người luôn trăntrở băn khoăn và tìm cách tháo gỡ những khó khăn ở cơ sở, từng bước nâng caođời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; một lòng phục vụ Nhà nước, phục

vụ nhân dân Để trở thành những người CBCC có năng lực trước hết phải làngười có phẩm chất chính trị

Người có phẩm chất chính trị tốt không chỉ bằng những lời tuyên bố, hứahẹn mà quan trọng hơn là việc nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chỉ thị, nghịquyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, kiên quyết chống mọi lệch lạc, biểuhiện sai trái trong đời sống xã hội đi trái ngược với đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Đây là tiêu chí quan trọng nhất, quyết định đến năng lực quản lý nhà nướccủa CBCC, là động lực tinh thần thúc đẩy CBCC vươn lên hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ được giao Phẩm chất chính trị là yêu cầu cơ bản nhất đối với ngườiCBCC

1.2.3.2 Về phẩm chất đạo đức

Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc xử lý các mối quan hệ trong giađình, cộng đồng hay xã hội, được thừa nhận rộng rãi Đạo đức quy định hành vi,quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội nói chung Là nhữngnguyên lý (nguyên tắc) phải tuân theo trong quan hệ giữa người với người, giữa

cá nhân với xã hội, phù hợp với mỗi chế độ chính trị và kinh tế xã hội nhất định

CBCC cấp xã là người trực tiếp làm việc và sinh hoạt cùng với người dân.Cho nên đạo đức của người CBCC sẽ có tác động rất lớn đối với người dân, cóảnh hưởng rất lớn đối với hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã.Người CBCC phải luôn luôn gương mẫu, có lối sống lành mạnh, thực hiện cầnkiệm, liêm chính, chí công vô tư; không tham nhũng, vụ lợi cá nhân, sinh hoạt

Trang 22

bê tha, có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng, quan hệ mật thiết với quầnchúng nhân dân, sâu sát với công việc, không quan liêu cửa quyền, gây phiền hàcho dân, tác phong làm việc khoa học, dân chủ, không chạy theo vụ lợi, nói điđôi với làm - đó là những tiêu chí đánh giá đạo đức của người CBCC.

Người CBCC phải luôn có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể,khiêm tốn, giản dị, trung thực, không cơ hội, có nếp sống văn minh, nêu gươngcho quần chúng Như vậy mới tạo được lòng tin từ phía nhân dân, thuyết phụcđược nhân dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng, trung thành với sự nghiệp cáchmạng

Người CBCC chính quyền cấp xã muốn được nhân dân tin yêu thì phảithường xuyên rèn luyện tu dưỡng đạo đức trong mọi lúc, mọi nơi

bộ năng lực và hiệu quả làm việc nhưng là yếu tố cơ bản ảnh hưởng, đồng thờicũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực và hiệu quả hoạt động của độingũ CBCC cấp xã Hạn chế về trình độ học vấn sẽ làm hạn chế khả năng củangười CBCC trong hoạt động công tác như: hạn chế khả năng tiếp thu, lĩnh hộiđường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước, sự chỉ

Trang 23

đạo của cấp trên; làm hạn chế khả năng phổ biến những chủ trương, chính sách

đó cho nhân dân; làm hạn chế năng lực tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc, vậnđộng quần chúng…

Trình độ chuyên môn là mức độ đạt được về một chuyên môn, một ngànhnghề nào đó Đây là những kiến thức trực tiếp phục vụ cho công việc chuyênmôn của người CBCC, đặc biệt là công chức, những người thực hiện một công

vụ thường xuyên trong cơ quan hành chính nhà nước

Trình độ lý luận chính trị là mức độ đạt được trong hệ thống những kiếnthức lý luận về lĩnh vực chính trị, lĩnh vực giành và giữ chính quyền, bao gồmcác kiến thức về quyền lực chính trị, đảng phái chính trị, đấu tranh chính trị…

Hệ thống kiến thức này trang bị và củng cố lập trường giai cấp, lập trường quanđiểm của Đảng, lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam Nó giúp mỗi CBCC cấp

xã có quan điểm và lập trường đúng đắn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ củamình

Trình độ quản lý nhà nước là mức độ đạt được trong hệ thống tri thức vềlĩnh vực quản lý nhà nước, bao gồm các kiến thức về hệ thống bộ máy nhà nước,pháp luật, nguyên tắc, công cụ… quản lý nhà nước Hệ thống kiến thức này giúpngười CBCC hiểu rõ quyền hạn, nghĩa vụ của mình là gì và thực hiện như thếnào, cụ thể là họ được làm những gì và không được làm những gì; công cụ quản

lý, kỹ năng và phương pháp điều hành ra sao, hiểu được sự vận hành của hệthống tổ chức bộ máy nhà nước nói chung và ở cơ sở nói riêng, từ đó thực thicông việc đúng pháp luật và hiệu quả

Trình độ tin học là mức độ đạt được về những kiến thức, những kỹ năngtrong lĩnh vực tin học Hiện nay, trong thời đại công nghệ thông tin, trong xu thếhội nhập, toàn cầu hóa nền kinh tế quốc tế, việc trang bị kiến thức về tin học đốivới CBCC nói chung và CBCC cấp xã nói riêng lại càng trở nên cấp thiết Bởimọi công việc từ việc quản lý hồ sơ, văn bản đến việc giải quyết công việc đềuthông qua hệ thống máy tính và mạng Internet Máy tính và kỹ thuật tin học lànhững công cụ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công việc,

nó giúp công việc được tiến hành nhanh chóng và chính xác, làm tăng năng suất

Trang 24

lao động và giảm bớt công việc CBCC cấp xã Những kiến thức tin học màCBCC cấp xã cần nhất hiện nay đó là tin học cơ bản, tin học văn phòng (Word,Excel), những kiến thức về kế toán, việc sử dụng thành thạo hệ thống Vănphòng điện tử (eOffice) hoặc sử dụng thư điện tử (mail)…

Năng lực cũng là yếu tố rất quan trọng đối với CBCC Chính năng lựcquyết định hiệu quả công việc của người CBCC Năng lực là kết quả của quátrình học tập, rèn luyện, hoạt động thực tiễn của con người không phải tự nhiên

mà có; năng lực được phát triển trong quá trình hoạt động thực tiễn

Đối với bộ máy chính quyền cấp xã bao gồm hai thiết chế là HĐND vàUBND Mặc dù cũng là cấp cơ sở nhưng với vị trí pháp lý khác nhau; chứcnăng, nhiệm vụ quyền hạn khác nhau cho nên yêu cầu về trình độ năng lực đốivới CBCC không hoàn toàn giống nhau Ngoài những yêu cầu chung như phẩmchất đạo đức lối sống, bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn cónhững yêu cầu khác

Đối với cán bộ của HĐND

Năng lực của Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND cấp xã thể hiện:

- Năng lực triệu tập, chủ tọa các kỳ họp, năng lực chủ trì tham gia xâydựng nghị quyết, năng lực giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nghịquyết của HĐND;

- Năng lực tiếp xúc cử tri, lấy ý kiến cử tri, tổ chức tiếp dân, đôn đốc kiểmtra việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân;

- Năng lực quan hệ với đại biểu HĐND và phối hợp công tác vớiUBMTTQVN cùng cấp, năng lực báo cáo công tác với các cơ quan hữu quan;

- Năng lực chủ trì và phối hợp với UBND trong việc đưa ra bãi nhiệm đạibiểu HĐND theo đề nghị của UBMTTQVN cùng cấp

Đối với CBCC của UBND cấp xã

Năng lực của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã thể hiện:

- Năng lực triệu tập, chủ tọa các phiên họp UBND, năng lực quyết địnhcác vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch, Phó chủ tịch, tham gia quyết địnhcác vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND, năng lực tổ chức chỉ đạo, đôn đốc

Trang 25

kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên,nghị quyết của HĐND và các quyết định của UBND cấp xã;

- Năng lực tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của côngdân, năng lực giải quyết và trả lời các kiến nghị của UBMTTQVN và các đoànthể ở xã, phường, thị trấn;

- Năng lực áp dụng các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, quản lý và điềuhành bộ máy hành chính ở cơ sở; năng lực trực tiếp quản lý, chỉ đạo thực hiệnmột số nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;

- Năng lực tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của trưởng, phó thôn, tổdân phố theo quy định của pháp luật

Năng lực của công chức Tài chính - Kế toán:

- Năng lực xây dựng, thực hiện dự toán thu, chi ngân sách, quyết toánngân sách, kiểm tra hoạt động tài chính khác của xã;

- Năng lực thực hiện việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, tàisản công tại xã;

- Năng lực tham mưu cho UBND trong khai thác nguồn thu, thục hiện cáchoạt động tài chính ngân sách theo đúng quy định của pháp luật;

- Năng lực kiểm tra các hoạt động tài chính, ngân sách, năng lực thực hiệnchi tiền theo lệnh chi;

- Năng lực báo cáo tài chính, ngân sách

Năng lực của công chức Tư pháp - Hộ tịch:

- Năng lực giúp UBND cấp xã soạn thảo ban hành văn bản quản lý; lấy ýkiến nhân dân đối với các dự án luật, pháp lệnh; năng lực phổ biến, giáo dụcpháp luật trong nhân dân xã, phường, thị trấn;

- Năng lực giúp UBND xã chỉ đạo cộng đồng dân cư tự quản lý, xây dựnghương ước, quy ước, thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượngchính sách; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứupháp luật;

- Năng lực thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ tịch, thực hiện chứngthực và thực hiện một số công việc về quốc tịch theo quy định của pháp luật;

Trang 26

- Năng lực quản lý tư pháp, thống kê tư pháp, thi hành biện pháp giáo dụctại xã theo sự phân công;

- Năng lực giúp UBND xã về công tác thi hành án;

- Năng quản lý hồ sơ tài liệu, chế độ báo cáo công tác theo quy định

Năng lực của công chức Địa chính - Xây dựng:

- Năng lực lập và quản lý hồ sơ địa chính ở xã;

- Năng lực giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai theoquy định của pháp luật;

- Năng lực tham gia xây dựng và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch; kếhoạch sử dụng đất ở xã; tiến hành kiểm kê, thống kê đất đai Năng lực tuyêntruyền, phổ biến về chính sách pháp luật, đất đai cho nhân dân ở xã, phường, thịtrấn;

- Năng lực hòa giải tranh chấp đất đai, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáocủa dân về đất đai để giúp UBND có thẩm quyền giải quyết;

- Năng lực phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên trong việc đođạc, lập bản đồ địa chính, giải phóng mặt bằng

Năng lực của công chức Văn phòng - Thống kê:

- Năng lực giúp UBND cấp xã xây dựng chương trình công tác, lịch làmviệc và theo dõi việc thực hiện chương trình, lịch làm việc đó; năng lực tổng hợpbáo cáo tình hình kinh tế - xã hội, tham mưu giúp UBND trong chỉ đạo thựchiện;

- Năng lực soạn thảo văn bản;

- Năng lực quản lý văn bản, lập hồ sơ lưu trữ, lập biểu báo cáo thống kê,theo dõi biến động số lượng, chất lượng CBCC cấp xã;

- Năng lực tổ chức tiếp dân, tiếp khách, nhận đơn từ khiếu nại của nhândân chuyển đến HĐND và UBND hoặc lên cấp có thẩm quyền giải quyết;

- Năng lực đảo bảo điều kiện vật chất phục vụ cho các kỳ họp của HĐND,UBND, cho công việc của UBND

Năng lực của công chức Văn hóa - Xã hội:

- Năng lực lập chương trình, kế hoạch công tác văn hóa, nghệ thuật, thông

Ngày đăng: 05/08/2016, 21:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Chính phủ (2003): Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn Khác
3. Chính phủ (2009): Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Khác
4. Chính phủ (2011): Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn Khác
5. Bộ Nội vụ (2004): Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
6. Bộ Nội vụ (2004): Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn Khác
7. Bộ Nội vụ (2012): Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn Khác
8. UBND huyện Bình Gia( 2008): Quyết định số 286/QĐ-UBND, ngày 14 tháng 7 năm 2008 của UBND huyện Bình Gia Về việc thành lập phòng Nội vụ trên cơ sở tách phòng Nội vụ - Lao động thương binh và Xã hội Khác
9. Quyết định số 10/QĐ-NV ngày 01/02/2013 của Phòng Nội vụ huyện Bình Gia về việc ban hành Quy chế làm việc của phòng nội vụ Khác
10.Quyết định số 16/QĐ-NV ngày 13/02/2015 của Phòng Nội vụ huyện Bình Gia về việc phân công nhiệm vụ đối với công chức Khác
11. Báo cáo thực trạng, số lượng, chất lượng cán bộ, công chức xã năm 2014 và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã năm 2015 của Phòng Nội Vụ huyện Bình Gia Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w