MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài 5 7. Kết cấu đề tài. 6 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN VĂN YÊN, PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN VĂN YÊN TỈNH YÊN BÁI 7 1.1. Khái quát chung về UBND huyện Văn Yên, phòng Nội vụ huyện Văn Yên 7 1.1.1. Tổng quan về huyện Văn Yên 7 1.1.2. Về cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính của huyện Văn Yên 10 1.1.3. Khái quát về Phòng Nội vụ huyện Văn Yên 10 1.1.3.1. Đặc điểm, tình hình 10 1.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của phòng Nội vụ 11 1.1.3.3. Cơ cấu tổ chức và biên chế 14 1.1.4. Quá trình phát triển và những thành tích đạt được của Phòng Nội vụ huyện Văn Yên trong những năm qua 16 1.1.5. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Phòng Nội vụ huyện Văn Yên 20 1.1.6. Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực tại UBND huyện Văn Yên 22 1.2. Cơ sở lý luận cán bộ, công chức 23 1.3.Cơ sở pháp lý về cán bộ, công chức: 28 Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ, THỊ TRẤN HUYỆN VĂN YÊN TỈNH YÊN BÁI 30 2.1. Thực trạng về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái 30 2.1.1.Tổng biên chế được giao 30 2.1.2.Tổng biên chế hiện có ( tính đến hết 31122014) 30 2.1.3.Chất lượng CBCC xã , thị trấn trên địa bàn huyện Văn Yên . 30 2.1.3.1.Trình độ học vấn phổ thông 30 2.1.3.2.Trình độ chuyên môn nghiệp vụ 31 2.1.3.3.Trình độ lý luận chính trị 32 2.1.3.4.Trình độ quản lý nhà nước 32 2.1.3.5. Trình độ tin học 33 2.1.3.6. Trình độ ngoại ngữ 34 2.1.4.Về cơ cấu 34 2.1.4.1.Cơ cấu về độ tuổi 34 2.1.4.2.Cơ cấu về dân tộc, giới tính 35 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái 36 2.3. Đánh giá chung về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn của huyện Văn Yên 38 2.3.1. Về những mặt mạnh 38 2.3.2. Những tồn tại hạn chế. 39 2.4. Nguyên nhân 40 Chương 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, THỊ TRẤN HUYỆN VĂN YÊN 42 3.1.Rà soát, đánh giá và chuẩn hóa cán bộ, công chức: 43 3.2. Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ: 44 3.3. Làm tốt công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn: 46 3.3.1.Về nội dung chương trình đào tạo: 48 3.3.2.Về phương pháp giảng dạy: 49 3.4. Thực hiện bố trí sử dụng, luân chuyển cán bộ, công chức hợp lý: 50 3.5. Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, quản lý cán bộ: 53 3.6. Hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức ở cấp xã, thị trấn: 54 3.7. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cán bộ, công chức cấp xã: 55 3.8. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức cấp xã phải gắn với đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền cấp xã: 57 KẾT LUẬN 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục tiêu nghiên cứu 4
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Ý nghĩa, đóng góp của đề tài 5
7 Kết cấu đề tài 6
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN VĂN YÊN, PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN VĂN YÊN - TỈNH YÊN BÁI 7
1.1 Khái quát chung về UBND huyện Văn Yên, phòng Nội vụ huyện Văn Yên 7
1.1.1 Tổng quan về huyện Văn Yên 7
1.1.2 Về cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính của huyện Văn Yên 10
1.1.3 Khái quát về Phòng Nội vụ huyện Văn Yên 10
1.1.3.1 Đặc điểm, tình hình 10
1.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của phòng Nội vụ 11
1.1.3.3 Cơ cấu tổ chức và biên chế 14
1.1.4 Quá trình phát triển và những thành tích đạt được của Phòng Nội vụ huyện Văn Yên trong những năm qua 16
1.1.5 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Phòng Nội vụ huyện Văn Yên 20
1.1.6 Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực tại UBND huyện Văn Yên 22
1.2 Cơ sở lý luận cán bộ, công chức 23
1.3.Cơ sở pháp lý về cán bộ, công chức: 28
Trang 2Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC CẤP XÃ, THỊ TRẤN HUYỆN VĂN YÊN - TỈNH YÊN BÁI 30
2.1 Thực trạng về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái 30
2.1.1.Tổng biên chế được giao 30
2.1.2.Tổng biên chế hiện có ( tính đến hết 31/12/2014) 30
2.1.3.Chất lượng CBCC xã , thị trấn trên địa bàn huyện Văn Yên 30
2.1.3.1.Trình độ học vấn phổ thông 30
2.1.3.2.Trình độ chuyên môn nghiệp vụ 31
2.1.3.3.Trình độ lý luận chính trị 32
2.1.3.4.Trình độ quản lý nhà nước 32
2.1.3.5 Trình độ tin học 33
2.1.3.6 Trình độ ngoại ngữ 34
2.1.4.Về cơ cấu 34
2.1.4.1.Cơ cấu về độ tuổi 34
2.1.4.2.Cơ cấu về dân tộc, giới tính 35
2.2 Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái 36
2.3 Đánh giá chung về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn của huyện Văn Yên 38
2.3.1 Về những mặt mạnh 38
2.3.2 Những tồn tại hạn chế 39
2.4 Nguyên nhân 40
Chương 3 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, THỊ TRẤN HUYỆN VĂN YÊN 42
3.1.Rà soát, đánh giá và chuẩn hóa cán bộ, công chức: 43
3.2 Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ: 44
3.3 Làm tốt công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn: .46 3.3.1.Về nội dung chương trình đào tạo: 48
Trang 33.3.2.Về phương pháp giảng dạy: 493.4 Thực hiện bố trí sử dụng, luân chuyển cán bộ, công chức hợp lý: 503.5 Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, quản lý cán bộ: 533.6 Hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức ở cấp
xã, thị trấn: 543.7 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cán bộ, công chức cấp xã: 553.8 Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức cấp xã phải gắn với đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền cấp xã: 57
KẾT LUẬN 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, đất nước ta đang bước vào một thời kỳ phát triển mới sau khi
đã hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu hóa, với những cơ hội và tháchthức đòi hỏi phải có nguồn nhân lực thích ứng Vì thế, yếu tố con người đượccoi như những chìa khóa để mở ra những thành tựu của của đất nước trong thời
kỳ mới
Quản trị nhân sự gắn liền với mọi tổ chức, bất kỳ một cơ quan tổ chức nàocũng cần phải có bộ phận nhân sự Quản trị nhân sự là một thành tố quan trọngcủa chức năng quản trị, nó có gốc rễ và các nhánh trải rộng khắp nơi trong mọi
và cho em thêm kiến thức về môn chuyên ngành mà em đang theo học Giúp emhiểu ra được kiến thức giữa thực tiễn và lí luận một cách tòan diện hơn Thờigian thực tập đã giúp em nhận ra được những gì yếu kém, thiếu sót của bản thânkhi áp dụng vào thực tiễn để từ đó em sẽ có những kế hoạch để khắc phục nhữnghạn chế của mình tốt hơn
Qua đó, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Trịnh Việt Tiến - Giảng viênKhoa Tổ chức và Quản lý nhần lực đã trực tiếp hướng dẫn thực tập,và các thầy,các cô trong Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực cùng các thầy cô trong trường
đã trang bị cho em kiến thức để hành trang trong thời gian em theo học cũngnhư trong đợt thực tập này Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhàtrường đã tổ chức đợt thực tập cho sinh viên, để em cũng như các bạn sinh viênkhác có cơ hội học hỏi, làm quen với môi trường làm việc thực tế ở bên ngoài
Xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ, công chức trong Phòng Nội vụ huyệnVăn Yên đã trực tiếp giúp đỡ, chỉ bảo em tận tình để em hoàn thành tốt đợt thựctập này và từ đó hòan thành bài báo cáo tốt hơn Tuy nhiên, do còn hạn chế về
Trang 5mặt thời gian và khả năng thu thập dữ liệu thực tế nên không tránh khỏi nhữngthiếu sót, khiếm khuyết Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy côgiáo và độc giả để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Dù ở thời đại nào, nguồn nhân lực cũng luôn là yếu tố quan trọng nhấtquyết định sức mạnh của một quốc gia Bởi chúng ta biết rằng mọi của cải vậtchất đều được làm nên từ bàn tay và trí óc của con người Đất nước ta đangtrong giai đoạn Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và đang trong thời kỳ hội nhậpquốc tế Song song với quá trình đó là sự phát triển không ngừng về kinh tế - xãhội, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.Quá trình đó đã tạo cho đất nước ta những cơ hội lớn, bên cạnh đó cũng cónhững thách thức không nhỏ mà chúng ta cần phải cố gắng vượt qua
Trong giai đoạn hiện nay, trình độ dân trí không đồng đều, nhất là ở khuvực vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số… Tình hình mới đỏi hỏi những ngườicán bộ, công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước, không chỉ ở cấp Trungương mà cả cấp địa phương cũng phải có đủ năng lực, đủ chuyên môn, tốt vềphẩm chất chính trị mới có thể đưa nước ta vượt qua được những thách thức,
khó khăn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Cán bộ là gốc của vấn đề” Đội ngũ
cán bộ, công chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở nước ta là lựclượng nòng cốt của Bộ máy hành chính Nhà nước, đóng vai trò quan trọng.Trong đó Bộ máy hành chính Nhà nước là cơ quan hành chính trực tiếp thựchiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, của Nhà nước
Chính vì đội ngũ CBCC cấp xã có vai trò quan trọng như vậy nên việcxây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vững vàng về chính trị, có đạo đứctrong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực hiện cácnhiệm vụ được giao luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta
Trong những năm qua huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái đã không ngừngphát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,viênchức Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định trong giai đoạn vừa qua vềphát triển kinh tế và sự nghiệp văn hóa - xã hội, đời sống xã hội và tinh thần củangười dân ngày càng được cải thiện Tuy nhiên, huyện Văn Yên - tỉnh Yên Báivẫn là một tỉnh miền núi nghèo, nguồn nhân lực tự có cho đầu tư phát triển kinh
Trang 7tế - xã hội còn hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, trình độ cán bộ, đặcbiệt là cán bộ công chức cấp xã, thị trấn còn nhiều mặt hạn chế
Đây cũng là lý do mà em đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái”, để viết báo cáo quá trình thực tập kỳ 6 khóa học Cao
đẳng (2012 - 2015 )
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm giúp em làm quen với môi trường thực tế, cụthể tại cơ quan đơn vị có chức năng phù hợp với chuyên môn và ngành học.Giúp em hiểu tổng quan về những cơ sở lý luận và thực trạng của đội ngũ cán
bộ, công chức cấp xã, thị trấn của huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái Đồng thời vớinhững kiến thức được trang bị trên ghế nhà trường em mong muốn đưa ra cácquan điểm, phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện, nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiệnnay
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có nhiệm vụ làm rõ những vấn đề lí luận về khái niệm, đặc điểm, vịtrí, vai trò của chính quyền cấp xã.Trên cơ sở phân tích thực trạng về hệ thống,
cơ cấu, chất lượng của cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn Tiến hành đánh giá chỉ
ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, những yếu tố ảnh hưởng đến đội ngũCBCC cấp xã và rút ra kết luận về thực trạng đội ngũ CBCC cấp xã của huyện
Từ đó hình thành các quan điểm, kiến nghị phương hướng và giải pháp cơ bảnnhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
4 Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian và năng lực có hạn nên đề tài của em chỉ nghiên cứu đượcgiới hạn mức khái quát nhất về hệ thống cơ cấu, chất lượng, thực trạng đội ngũcán bộ công chức cấp xã, thị trấn tại UBND huyện Văn Yên từ đó đưa ra cácgiải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thị trấnhuyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái
Trang 8Không gian nghiên cứu: Các phòng, ban và các đơn vị sự nghiệp thammưu giúp việc của UBND huyện Văn Yên, như: Văn phòng HĐND và UBNDhuyện, phòng Nội vụ, phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, phòng Tư pháp,phòng Nông nghiệp và Phát tiển Nông thôn, phòng Tài chính- Kế hoạch,
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Văn Yên
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu bằng những phương pháp:
Phương pháp thống kê: tổng hợp và thống kê số liệu từ phòng Nội vụ để đưa vào bài báo cáo
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Điều tra xã hội học: sử dụng phương pháp quan sát, tìm hiểu
Phương pháp đánh giá: sau khi thu thập thông tin bằng các phương pháp trên tiến hành đánh giá thông tin nhằm đưa ra những cái nhìn cụ thể cho vấn đề
6 Ý nghĩa, đóng góp của đề tài
Đề tài giúp bản thân em củng cố kiến thức lý luận được trang bị trên ghếnhà trường Tạo điều kiện cho em tiếp xúc với môi trường thực tế để tránh sự bỡngỡ sau này khi ra làm việc thực tế và trên cơ sở đó em có thể đưa ra được sự sosánh giữa kiến thức và thực tế làm việc
Đối với tổ chức: Đề tài trên là sự tổng hợp, phân tích những kiến thức líluận chung về công tác hoạt động quản lý nhà nước.Tìm hiểu thực trạng để từ đóđưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cáo hiệu lực , hiệu quả hoạt độngquản lý nhà nước
Đối với bản thân: Đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức xã, thị trấn huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái” đã giúp
em hiểu rõ hơn về công tác quản lý nhà nước nói chung và tại cơ quan hànhchính nhà nước nói riêng
Trang 10Chương 1 TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN VĂN YÊN, PHÒNG NỘI VỤ
HUYỆN VĂN YÊN - TỈNH YÊN BÁI 1.1 Khái quát chung về UBND huyện Văn Yên, phòng Nội vụ huyện Văn Yên
1.1.1 Tổng quan về huyện Văn Yên
Quá trình thành lập: Huyện Văn Yên là một huyện thuộc vùng núiphía Bắc 16/12/1964 của Hội đồng Chính phủ
Văn Yên có tổng diện tích tự nhiên là 139.043,8 ha; có 26 xã, 1 thị trấn,
358 thôn, bản, khu phố; Các xã: An Thịnh, Lang Thíp, Châu Quế
Thượng, Châu Quế Hạ, Lâm Giang, An Bình, Quang Minh, Đông An, Phong Dụ
Hạ, Phong Dụ Thượng, Xuân Tầm, Tân Hợp, Đông Cuông, Mậu Đông, Ngòi
A, Yên Thái, Yên Hưng, Yên Hợp, Xuân Ái, Hoàng Thắng, Viễn Sơn, Mỏ Vàng, Nà Hẩu, Đại Sơn, Đại Phác, Yên Phú; huyện có 10 xã đặc biệt khó khăngồm các xã: Viễn Sơn, Đại Sơn, Nà Hẩu, Mỏ Vàng, Lang Thíp, Phong Dụ
Hạ, Phong Dụ Thượng, Xuân Tầm, Châu Quế Hạ, Châu Quế thượng và 39 thôn thuộc các xã vùng I, vùng II Thị trấn Mậu A là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện
Với vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi bao gồm đường sắt
- đường sông và đường bộ, đặc biệt tuyến đường cao tốc Nội bài - Lào Cai,chạy dọc qua địa phận 08 xã và có 2 Đảo giao thông dẫn vào trung tâmhuyện lỵ và xã Đông An, là điều kiện rất tốt cho phát triển kinh tế - vănhóa xã hội trong tương lai Tài nguyên, đất đai và khoáng sản của huyện
khá đa dạng; có lợi thế để phát triển du lịch sinh thái (khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu), du lịch văn hóa lịch sử cách mạng, (Đền Nhược sơn xã Châu Quế Hạ, Đình cả Mường A) và du lịch tâm linh, (Đền Đông Cuông, Đền Trạng xã Yên Thái). Với lợi thế này, thị trấn Mậu A sẽ là động lực để phát
triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh Quế Văn Yên được cho làgiống quế tốt nhất Việt Nam, có hàm lượng tinh dầu cao thứ 2 ở Việt Nam (sau
Trang 11quế Trà My), đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý Diện tích trồng quế ở Văn Yên lêntới 16 nghìn hecta.
Về Khí hậu: Văn Yên ổn dịnh, ít đột biến phù hợp với trồng trọt và chăn
nuôi, trồng các loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp dài ngày ở phíaNam Cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày như: sắn, lạc, đậu đỗ các loại ở phíaBắc
Văn Yên có nguồn lao động dồi dào, cơ cấu lao động trẻ, nhân dâncác dân tộc trong huyện đều có tính cần cù và sáng tạo trong lao động sảnxuất, luôn đi đầu trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa Mỗi dân tộc có sắc thái riêng, góp phần tạo nên sự đadạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam Trải qua 50 năm xây dựng,trưởng thành và phát triển, các thế hệ cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhândân trong huyện luôn phát huy truyền thống đoàn kết, tin tưởng tuyệt đốivào sự lãnh đạo của Đảng, cùng nhau chung sức, đồng lòng, tạo dựng cuộcsống ấm no, hạnh phúc trên quê hương Văn Yên giàu truyền thống cáchmạng Toàn huyện có 26 xã và một thị trấn với 358 thôn, tổ dân phố; Tổng diệntích đất tự nhiên 1.390,2 km2, dân số 114.235 người, mật độ dân số 82người/km2; huyện Văn Yên có 12 dân tộc;
Dân số : dân số trong huyện được phân bố ở 26 xã và 1 thị trấn Theo
Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 28/5/2008 về việc phê duyệt bổ sung danhsách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư chươngtrình 135 giai đoạn II và danh sách các xã ra khỏi diện đầu tư của chương trình
135 giai đoạn II của thủ tướng chính phủ Huyện Văn Yên được bổ sung thêm 2
xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển là (xã Đại Sơn, xãViễn Sơn, xã Dụ Hạ) nâng số xã vùng 135 lên 8 xã
Mật độ dân số phân bố không đều, có nơi tập trung rất đông dân cư nhưThị trấn Mậu A bình quân khoảng 1.253 người / km2, ngược lại một số xã vùngcao diện tích rộng nhưng mật độ dân cư ít như xã Phong Dụ Thượng bình quânkhoảng 23 người/ km2, xã Xuân Tầm 35 người/ km2, xã Nà Hẩu 28 người/ km2
Trang 12+ Phong tục tập quán sản xuất và sinh hoạt của các dân tộc:
- Các dân tộc Kinh, Tày, Mường, Nùng chiếm 71,53% dân số, dân tộcDao chiếm 22,91% dân số, họ sống thành cộng đồng làng bản ở vùng thấp, cókinh nghiệm thâm canh lúa nước, cây lương thực, cây công nghiệp, kết hợptrồng trọt với chăn nuôi, trồng cây nguyên liệu và sản xuất TCN, đời sống kinh
tế văn hoá khá
- Dân tộc Dao, H'mông và các dân tộc ít người khác chiếm tỷ lệ 3,87%dân số Cư trú và sinh sống trên các sườn núi và thung lũng, chủ yếu là trồng lúanương, ngô, sắn, quế, gong, chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm Trình độ canh táccòn thấp, kinh tế phát triển chậm
Lao Động:
Năm 2007, dân số trong độ tuổi lao động là 61.391 người, chiếm 53,1%dân số Trong đó: số người có khả năng lao động là 59.241 người, chiếm 96,5%,
số người mất khả năng lao động là 2.150 người, chiếm 3.5%
Phân phối nguồn lao động: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh
tế là 55.354 người, chiếm 85,48%; Lao động trong độ tuổi có khả năng lao độngđang đi học là 5.564 người, chiếm 8,59%; Số người trong độ tuổi có khả nănglao động làm nội trợ là 3.722 người, chiếm 5,75%; Số người trong khả năng laođộng đang không có việc làm 117 người, chiếm 0,81%, nguyên nhân chưa cóviệc làm là do một số là sinh viên mới ra trường chưa xin được việc làm, một số
là học sinh đã tốt nghiệp phổ thông sống ở khu vực thị trấn chưa tìm được việclàm
Trình độ lao động ở đây chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạotay nghề, nhất là ở khu vực nông thôn Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc ápdụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất Như vậy, nguồn nhân lực lao độnghuyện Văn Yên khá dồi dào, đa dạng
Mặc dù là một huyện miền núi, giao thông đi lại khó khăn, điều kiện kinh
tế còn hạn chế, chưa phát triển nhưng huyện luôn quan tâm và chú trọng tớinguồn nhân lực Không ngừng đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nâng caochất lượng cán bộ viên chức huyện, cán bộ công chức xã, thị trấn, đồng thời phát
Trang 13huy nhiều tiềm năng kinh tế vốn có và tìm tòi, khai thác những tiềm năng kinh tếcòn hạn chế Huyện đã chú trọng quan tâm tới nguồn nhân lực của tuyến xã, thịtrấn để đẩy mạnh và phát huy một cách có hiệu quả.
1.1.2 Về cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính của huyện Văn Yên
Ủy ban huyện Văn Yên có 13 phòng ban chuyên môn, 94 đơn vị sựnghiệp công lập (Trong đó: có 83 đơn vị trường học, 13 đơn vị sự nghiệpchung), 26 đơn vị xã và 01 thị trấn
Các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện Văn Yên:
- Văn phòng HĐND, UBND huyện Văn Yên
- Phòng Nội vụ huyện Văn Yên
- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Yên
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Văn Yên
- Thanh tra huyện Văn Yên
- Phòng Y tế huyện Văn Yên
- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Văn Yên
- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Yên
- Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Yên
- Phòng Văn hóa và thông tin huyện Văn Yên
- Phòng Tư pháp huyện Văn Yên
- Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Văn Yên
- Phòng Dân tộc huyện Văn Yên
1.1.3 Khái quát về Phòng Nội vụ huyện Văn Yên
1.1.3.1 Đặc điểm, tình hình
- Tên tập thể: Phòng Nội vụ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
- Địa điểm, trụ sở chính: Khu phố II, Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên,tỉnh Yên Bái Số điện thoại: 0293.834.396
- Ngày thành lập: 20/5/2008
- Tổ chức biên chế đơn vị: 10 cán bộ ( trong đó: nam: 07, nữ: 03 )
- Tổng số Đảng viên: 07 người; đoàn viên công đoàn: 10 người; đoànTNCS Hồ Chí Minh: 02 người
Trang 14- Chất lượng đội ngũ cán bộ: Đại học: 08 người; Thạc sỹ: 01 người; Caođẳng: 01 người.
1.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của phòng Nội vụ
a) Vị trí, chức năng
- Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, là cơ quantham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnhvực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cáchhành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, viên chức,công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổchức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng
- Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con đấu và tài khoản riêng; chịu sự
chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện, đồng thời chịu
sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ tỉnh YênBái
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạchsau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vềcác lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao
- Về tổ chức, bộ máy:
+ Tham mưu giúp UBND huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện theo hướng dẫn của UBNDtỉnh;
+ Trình UBND huyện quyết định hoặc UBND huyện trình cấp có thẩmquyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộcUBND huyện;
Trang 15+ Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trìnhcấp có thẩm quyền quyết định;
+ Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập, giải thể,sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp huyện theo quy định của phápluật
- Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:
+ Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện phân bố chỉ tiêu biên chế hànhchính, sự nghiệp;
+ Giúp UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý sử dụng biên chếhành chính, sự nghiệp;
+ Giúp UBND huyện tập hợp chung việc thực hiện các quy định về chế
độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sựnghiệp cấp huyện và UNBD các xã
- Về công tác xây dựng chính quyền:
+ Giúp UBND huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiệnviệc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo phân công của UBNDhuyện và hướng dẫn của UBND tỉnh;
+ Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch UBND huyện phê chuẩn các chứcdanh lãnh đạo của UBND cấp xã; Giúp UBND huyện trình UBND tỉnh phêduyệt các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật;
+ Tham mưu giúp UBND huyện xây dựng đề án thành lập mới, nhập,chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để UBND trình HĐND cùngcấp thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định Chịutrách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;
+ Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn, thành lập, giải thể, sáp nhập
và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phốtrên địa bàn huyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó thôn,làng, ấp, bản, tổ dân phố
- Về cán bộ, công chức, viên chức:
Trang 16+ Tham mưu giúp UBND huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điềuđộng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo, bồi dưỡng
về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, công chức, viênchức;
+ Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, thị trấn và thực hiện
chính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách xã, thị trấntheo phân cấp
- Về cải cách hành chính:
+ Giúp UBND huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyênmôn cùng cấp và UBND các xã thực hiện công tác cải cách hành chính ở địaphương;
+ Tham mưu, giúp UBND huyện về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cảicách hành chính trên địa bàn huyện;
+ Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo UBNDhuyện và tỉnh
+ Giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạtđộng của hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn
- Về công tác văn thư, lưu trữ:
+ Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan , đơn vị trên địa bàn huyện chấp hànhchế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ;
+ Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo
quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bànhuyện và lưu trữ huyện
- Về công tác tôn giáo:
+ Giúp UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiệncác chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo vàcông tác tôn giáo trên địa bàn;
Trang 17+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiệnnhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của UBNDtỉnh và theo quy định của pháp luật.
- Về công tác thi đua, khen thưởng:
+ Tham mưu, đề xuất với UBND huyện tổ chức các phong trào thiđua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nướctrên địa bàn huyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng thi đua - Khenthưởng của huyện;
+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua,khen thưởng theo quy định của pháp luật
+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các viphạm về công tác nội vụ theo thẩm quyền
- Các nhiệm vụ khác:
+ Thực hiện công tác thông kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND huyện
và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác Nội vụ trên địabàn
+ Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ hoa học, công nghệ; xây dựng hệthống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác Nội vụtrên địa bàn
+ Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,khen thưởng, ký luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối vớicán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theo quyđịnh của pháp luật và theo phân cấp của UBND huyện
+ Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật
và theo phân cấp của UBND huyện
+ Giúp UBND huyện quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
củ UBND xã, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực cong tác khác đượcgiao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND huyện
1.1.3.3 Cơ cấu tổ chức và biên chế
Trang 18- Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặtcông tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụđược phân công Khi trưởng Phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng đượcTrưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
- Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễnnhiệm, từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởngphòng do Chủ tịch UBND huyện quyết định theo quy định của pháp luật
*Danh sách cán bộ viên chức phòng Nội vụ:
1 Hoàng Thị Hà - Trưởng phòng 6 Giàng A Chỉnh - Chuyên viên
2 Phí Hùng Sơn - Phó Trưởng phòng 7 Nguyễn Đức Hiệp - Chuyên viên
3 Nguyễn Công Đức - Phó trưởng
phòng
8 Nguyễn Tuấn Anh - Chuyên viên
4 Trần Duy Định - Chuyên viên 9 Trần Trung Hiếu - Chuyên viên
5 Đoàn Thị Lan Anh - Chuyên viên 10 Đặng Thùy Dương - Chuyên viên
b) Về Biên chế: Biên chế của Phòng Nội vụ do Chủ tịch UBND huyện
quyết định trong tổng biên chế hành chính được giao hàng năm của huyện
Trang 19* Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Nội vụ huyện Văn Yên
a) Vài nét về quá trình phát triển:
Phòng Nội vụ huyện Văn Yên được thành lập từ ngày 20/5/2008, trên cơ
sở chia tách ra từ Phòng Nội vụ - Lao động thương binh và xã hội Kể từ khiđược thành lập đến nay Phòng Nội vụ luôn bám sát sự lãnh đạo của Thường trựcHuyện uỷ, HĐND, UBND huyện; chỉ đạo, hướng dẫn của ngành dọc cấp trên,
Trang 20phối hợp với các cơ quan, đơn vị, UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện, hoànthành xuất sắc nhiệm vụ được giao trên các lĩnh vực công tác tổ chức cán bộ,xây dựng chính quyền, thi đua - khen thưởng, công tác hội, tổ chức phi chínhphủ, văn thư - lưu trữ, công tác tôn giáo; đặc biệt trong công tác tham mưu tổchức triển khai thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểuHĐND các cấp ngày 22/5/2011, tổ chức kỳ thi tuyển dụng công chức nhà nước
Hàng năm, tổ chức hướng dẫn các phòng ban chuyên môn, các đơn vị
sự nghiệp trên địa bàn huyện thực hiện đánh giá, xếp loại cán bộ công chức,viên chức; xây dựng quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ cho các thànhviên UBND huyện; thực hiện tốt công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức,thường xuyên cập nhật thông tin, bổ sung hồ sơ, đảm bảo cung cấp số liệunhanh, chính xác
- Về công tác xây dựng chính quyền
Thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng cán bộ, công chức tại các xã, thịtrấn, đảm bảo thực hiện các chế độ, chính sách theo đúng quy định như chuyển xếplương, nâng lương thường xuyên, luân chuyển công chức xã, thị trấn theo Nghịđịnh số 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ đối với các chức danh: Tài chính - Kế
Trang 21toán; Địa chính - Xây dựng; Tư pháp - Hộ tịch…; tham mưu UBND huyện quyếtđịnh phê chuẩn kết quả bầu cử các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủtịch, Phó Chủ tịch UBND, các thành viên UBND các xã, thị trấn nhiệm kỳ 2011 -2016.
- Về công tác thi đua - khen thưởng
Từ năm 2009 - 2011, đã tham mưu Chủ tịch UBND huyện khen thưởng
355 tập thể, 407 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua theo đợt,khen thưởng thành tích đột xuất, khen thưởng tổng kết các Chỉ thị, Nghị quyết…Đồng thời tổ chức trao tặng các danh hiệu thi đua cấp huyện vào dịp khenthưởng tổng kết phong trào thi đua cho 235 tập thể và 951 cá nhân Năm 2010,phòng đã tham mưu xây dựng Kế hoạch, nội dung chương trình tổ chức thànhcông Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2005 - 2010 với trên 200 đại biểutham gia, khen thưởng đối với … tập thể, cá nhân
- Về công tác tôn giáo:
Làm tốt chức năng tham mưu giúp UBND huyện trong quản lý nhà nước
về hoạt động tôn giáo, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương,chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo tại các địabàn, đặc biệt là các xã vùng đồng bào có đạo; hướng dẫn đăng ký mục vụ hàngnăm xem xét, lập hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp đất, giao đất cho cơ sở tôn giáo;hướng dẫn UBND các xã, thị trấn, Linh mục quản nhiệm các họ giáo, Hội đồnggiáo xứ và các Ban hành giáo họ tổ chức Đại hội, Hội nghị tổng kết hết nhiệm
kỳ và chuẩn bị công tác bầu cử các thành viên tham gia Hội đồng giáo xứ, Banhành giáo họ
- Công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016:
Tích cực tham mưu cho UBND huyện, Uỷ ban bầu cử huyện Văn Yên tổ
chức triển khai thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cửđại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 như tổ chức Hội nghị triển khaicông tác bầu cử, xây dựng Kế hoạch và tiến hành tổ chức tập huấn bầu cử;chuẩn bị các điều kiện, vật chất, kỹ thuật; tổ chức in ấn, phô tô các văn bản, tài
Trang 22liệu, biểu mẫu đảm bảo đầy đủ, kịp thời để phục vụ tốt nhất cho công tác bầu
cử, số lượng cử tri tham gia bỏ phiếu đạt 99,93%
- Các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đã được ghi nhận
Năm Danh hiệu thi đua
Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban
hành quyết định
2008
Tập thể Lao động Xuất sắc Quyết định số 936/QĐ-UBND ngày
30/6/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái;
2009
Tập thể Lao động Xuất sắc
Tập thể Lao động tiên tiến
Quyết định số 755/QĐ-UBND ngày 14/6/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái;
Quyết định số 2846/QĐ-UBND ngày 22/12/2009 của Chủ tịch UBND huyện Văn Yên
2010
Tập thể Lao động xuất sắc
Tập thể Lao động tiên tiến
Quyết định số 444/QĐ-UBND ngày 05/4/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên BáiQuyết định số 1672/QĐ-UBND ngày
27/12/2010 của Chủ tịch UBND huyện Văn Yên
2011
Tập thể Lao động xuất sắc
Tập thể Lao động tiên tiến
Quyết định số 438/QĐ-UBND ngày 27/4/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên BáiQuyết định số 4399/QĐ-UBND ngày
26/12/2011 của Chủ tịch UBND huyện Văn
Quyết định số 1173/QĐ-TTg ngày 29 tháng
8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.Quyết định số 363/QĐ-UBND ngµy
Trang 2312/4/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái
Quyết định số 918/QĐ-UBND ngày 26/7/2013 của UBND tỉnh Yên Bái
2014
Cờ thi đua của UBND tỉnh
Cờ thi đua của Chính phủ
Bằng khen
Quyết định số 260/QĐ-UBND ngày 11/3/2014, củaChủ tịch UBND tỉnh Yên Bái
Quyết định số 571/QĐ-TTg ngày 22/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ
xã hội do HĐND huyện đề ra; tham gia đăng ký các danh hiệu thi đua, hình thứckhen thưởng của tập thể và các cá nhân với Hội đồng Thi đua - Khen thưởnghuyện; đồng thời tổ chức phát động thi đua trong đơn vị trên cơ sở bám sát nhiệm
vụ chuyên môn, các chỉ tiêu do UBND huyện giao hàng năm Xây dựng kế hoạchđào tạo cán bộ, công chức hàng năm trình UBND huyện xét phê duyệt.Thammưu cho UBND huyện nhận xét, đánh giá, phân loại xã thị trấn năm 2015
- Thường xuyên tuyên dương, nêu gương các cán bộ, công chức tiêu biểu,gương mẫu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại các buổi họp cơ quan hàng tháng,quý, năm; tổng kết thực nhiệm vụ công tác năm, tiến hành bình xét công khai,dân chủ, lựa chọn các cá nhân tiêu biểu xuất sắc đề nghị Hội đồng Thi đua -Khen thưởng các cấp khen thưởng
Trang 24- Với vai trò là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND huyện thựchiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quanhành chính; chính quyền địa phương; tôn giáo; thi đua - khen thưởng đặc biệttrong vai trò là cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởnghuyện, Phòng Nội vụ luôn chủ động làm tốt công tác tham mưu tổ chức triểnkhai thực hiện tốt nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng, các văn bản chỉ đạo,hướng dẫn của cấp trên; tổ chức phát động các đợt phong trào thi đua yêu nướcphấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kinh tế - xã hội do UBND tỉnh Yên Báigiao, Nghị quyết HĐND về nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; chútrọng khen thưởng thành tích đột xuất, kịp thời động viên các tập thể, cá nhân cónhiều thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, công tác; tổ chức trao thưởngđảm bảo trang trọng, có tác dụng nêu gương để các tập thể, cá nhân học tập, noigương; phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến gương người tốt, việc tốt;không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành và nhậnthức của toàn thể cán bộ, công chức, đảng viên, nhân dân lao động về vai trò, ýnghĩa, tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới.
- Cán bộ, công chức Phòng Nội vụ sẽ luôn chấp hành tốt đường lối, chủtrương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia các phong tràođoàn thể, thanh niên, công đoàn; tích cực hưởng ứng vận động quyên góp cácquỹ từ thiện
- Tích cực tham gia tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụnhư tập huấn nghiệp vụ công tác tôn giáo, cải cách hành chính, thi đua - khenthưởng, văn thư - lưu trữ Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án nângcao chất lượng và phát triển nhân lực huyện Văn Yên giai đoạn 2010-2015, năm2015
- Thường xuyên chăm lo đến đời sống của cán bộ, công chức; thực hànhtiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ; quychế dân chủ ở cơ quan, đơn vị
1.1.6 Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực tại UBND huyện Văn Yên
Trang 25Trong những năm vừa qua, phòng Nội vụ đã chú trọng, quan tâm, tổ chứctriển khai thực hiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc; công táctuyển dụng công chức; công tác đào tại và bồi dưỡng cán bộ, công tác phân tíchcông việc, quan điểm trả lương cho người lao động, công tác sắp xếp, bố trínhân lực cho các vị trí… tạo sự chuyển biến về cả tư tưởng, nhận thức và hànhđộng, mang lại chất lượng, hiệu quả công tác cho cơ quan, đơn vị; tạo động lựcquan trọng để cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
a) Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc
Đánh giá kết quả công việc là một quá trình liên tục, diễn ra thườngxuyên, không phải chỉ được thực hiện tại một thời điểm nào đó trong năm
Tuy nhiên, do nhận thức chưa thực sự đầy đủ, sâu sắc tầm quan trọngcủa công tác đánh giá, phân loại công chức, viên chức nên đã có không ít côngchức, viên chức còn có biểu hiện trông chờ, ỷ lại, ngại khó khăn, gian khổ Ýthức, tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao còn nhiều hạn chế, chưathực hiện đúng quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm được phân công
b) Công tác tuyển dụng
Để có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn caophù hợp với nhiệm vụ cụ thể trong nền kinh tế tri thức hiện nay Căn cứ vào yêucầu công việc và chỉ tiêu biên ché, UBND huyện lập kế hoạch tuyển dụng mớicán bộ, công chức trong toàn huyện theo sự thống nhất với UBND tỉnh
- Nguyên tắc tuyển dụng công chức:
1 Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật
2 Bảo đảm tính cạnh tranh
3 Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm
4 Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, ngườidân tộc thiểu số
Trang 26c) Công tác đào tạo và phát triển nhân lực
Đào tạo và phát triển nhân lực là một khâu rất quan trọng trong công tácquản trị nhân lực Hàng năm căn cứ vào quỹ ngân sách của đơn vị, đơn vị đãkhuyến khích và hỗ trợ kinh phí cho một số cán bộ đi học lớp Cao học và họccác lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoài ra đơn vịcòn được đi đào tạo, tập huấn theo chính sách của UBND huyện
d) Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực cho các đơn vị
Tại đơn vị công tác này cũng được quan tâm chú trọng, chủ trương sắpxếp bố trí nguồn nhân lực theo nguyên tắc “đúng người, đúng nghề” Với sốlượng nguồn nhân lực hiện có, đơn vị đã cố găng sắp xếp bố trí công việc phùhợp với chuyên môn sở trường của từng cán bộ, từng vị trí công việc để manglại hiệu quả cao nhất trong công việc Với các vị trí còn trống hoặc khối lượngcông việc nhiều thì đơn vị đã bố trí phù hợp, nhanh chóng đẩy mạnh tiến độ thựchiện công việc
e) Công tác phân tích công việc
Đơn vị đã dựa trên cơ sở các vị trí công việc để phân tích công việc, xácđịnh mối tương quan về trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ, công chức, viênchức, đưa ra các tiêu chuẩn về năng lực cụ thể của từng cá nhân, xác định đượcgiá trị của từng loại công việc, từ đó có chế độ trả công hợp lý Đơn vị đã xâydựng bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn công việc, phân tích công việc cụ thểcủa các cán bộ, công chức trong đơn vị trước khi làm việc
1.2 Cơ sở lý luận cán bộ, công chức
Công tác cán bộ có một vị trí vai trò quan trọng trong sự nghiệp cáchmạng của Đảng Nó gắn liền với vai trò đội ngũ cán bộ công chức, cán bộ côngchức là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thát bại đều do cán bộ tốt hay kém” Văn kiện Hội nghị lần thứ III BCH TW Đảng khóa VII cũng chỉ rõ “ Trong công tác xây dựng Đảng vấn đề cán bộ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng là khâu then chốt” Và lịch sử đã
chứng minh rẵng mỗi chính đảng của mốt giai cấp muốn giành và giữ chính
Trang 27quyền thì phải chăm lo và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Đặc biệt trungthành cho quyền lợi giai cấp mình, Đảng mình Vì vậy trong công tác cán bộ cầnchú ý tới tất cả các khâu lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp cán bộ vànâng cao chất lượng công tác cán bộ Đào tạo những cán bộ công chức có đủnăng lực, có trình độ, có ý thức kỷ luật, có đủ phẩm chất, có đủ bản lĩnh tưtưởng chính trị vững vàng, trung thành với chủ nghĩa xã hội và có uy tín vớinhân dân, chỉ có những người cán bộ công chức như thế chúng ta mới đề bạt,tuyển chọn bố trí vào các chức danh lãnh đạo Đảng, chính quyền và các cơ quanchuyên môn.
Những quan điểm cách mạng và khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh vềcán bộ và công tác cán bộ là vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn sâu sắc, vừathể hiện những nguyên tắc cơ bản của Đảng cộng sản, vừa kế thừa truyền thống
dùng người “ Dụng nhân như dụng mộc” của ông cha ta Để lại những bài học
thực tiễn đó, còn sống mãi trong công tác cán bộ của Đảng Trong quá trình đấutranh cách mạng Đảng ta và Bác Hồ đã dày công rèn luyện các thế hệ cán bộ nốtiếp nhau, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời kỳ cách mạng, sự nghiệp đốimới hiện đại đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng được đội ngũ cán bộ công chứcđương chức và đội ngũ cán bộ công chức kế cận, vững mạnh đủ tiêu chuẩn vềcác mặt, cán bộ ở mỗi cấp ngành đều có vai trò quan trọng Trong đó, vai trò cán
bộ công chức ở cơ sở có một vai trò rất lớn trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thựchiện, đưa chủ trương đường lối nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nước vào cuộc sống trở thành thực tế ở địa phương
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng ta đã nêu rõ “ Tình hình và nhiệm vụ mới đặt ra rất nhiều yêu cầu công tác cán bộ, toàn Đảng phải hết sức chăm lo xây dựng thật tốt đội ngũ cán bộ, chú trọng đội ngũ cán bộ
kế cận vững vàng đủ bản lĩnh về các mặt, sớm xây dựng chiến lược cán bộ của thời kỳ mới”.
Tại Đại hội đại biểu tàon quốc lần thứ IX của Đảng ta cũng nêu rõ “ToànĐảng nghiêm túc học tập chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để làm
Trang 28tốt công tác quy hoạch và đào tạo nguồn cán bộ, đánh giá bồi dưỡng, lựa chọn,
sử dụng cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn, lấy hiệu quả công tác thực tế và tín nhiệmcủa nhân dân làm thước đo chủ yếu Đổi mới trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo vàquản lý, kết hợp với độ tuổi tính liên tục, kế thực và phát triển lâu dài”
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ta Trong văn kiện mụctiêu của Đảng ta “Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ cóbản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức lối sống lành mạnh, không quan liêu,tham nhũng, lãng phí, cương quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãnh phí, có tưduy đổi mới sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong thời kỳ đầymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có tinh thần đoàn kết hợp tác, ý thức tổchức kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bố vớinhân dan, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đội ngũ cán bộ phải đồng
bộ, có tính kế thừa và phát triển, có số lượng và cơ cấu hợp lý
Như vậy, từ sau Đại hội VI của Đảng ta đến nay, Đảng ta càng nhận thựcsâu sắc hơn về tính cấp bách phải xây dựng một đội ngũ cán bộ có đủ tiêu chuẩn
về phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo quản lý để ngang tầm với sự nghiệpđổi mới của Đảng, trong thời kỳ đầy mạnh CNH-HĐH đất nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định “ Cấp xã gần dân nhất, là nên tảng của hành chính, cấp xã làm được việc thì mọi việc xong xuôi”.
* Khái niệm cán bộ: Theo Quy định tại khoản 3, Điều 4, Luật Cán bộ,
công chức năm 2008: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn,
bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư
Trang 29Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc
Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
Hiến pháp 1992 của nước ta cũng xác định xã, phường, thị trấn (gọi chung
là cấp xã) là đơn vị hành chính lãnh thổ cấp nhỏ nhất và cuối cùng là trong cùng
hệ thống tổ chức hành chính Nhà nước (Trung ương, tỉnh, huyện, xã)
Như vậy, chính quyền cấp xã có vị trí, vai trò rất quan trọng trong côngcuộc phát triển CNH-HĐH đất nước, điều đó được thể hiện ở những nội dung cơbản sau đây:
Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền trực tiếp với dân, gần dân, sátdân nhất trong bốn cấp hành chính (Từ trung ương đến cơ sở) có chức năng,nhiệm vụ giải quyết và chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân, nắm bắt tâm tư, ýchí nguyện vọng của nhân dân để phản ảnh với các cấp ủy Đảng, chính quyền vàcác cấp có liên quan
Chính quyền cấp xã gắn liền với tổ chức cơ sở Đảng và hệ thống chính trị
ở cơ sở, quản lý tổ chức thực hiện toàn diện các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, vănhóa- xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn cơ sở Hiệu quả hoạt động củachính quyền cấp xã là căn cứ quan trọng để đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạtđộng của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở
Chính quyền cấp xã là bộ máy mang tính quyền lực Nhà nước có chứnăng, nhiệm vụ điều hành, quản lý hành chính Nhà nước ở cơ sở Chính quyềncấp xã bao gồm HĐND và UBND Trong đó, HĐND là cơ quan quyền lực Nhànước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do nhân dânđịa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhànước cấp trên
Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống Thực
Trang 30tiền cho thấy có chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật đúng đắn và khoahọc Nhưng ở đó chính quyền cấp xã năng lực hoạt ođọng yếu kém thì chủtrương, đường lối chính sách, pháp luật sẽ không phát huy được tác dụng tíchcực trong cuộc sống, ở đâu chính quyền cấp xã có đội ngũ cán bộ công chức cónăng lực có tinh thần, trách nhiệm, có đạo đức, có ý thức tổ chức kỷ luật vàphong cách làm việc khoa học thì ở đó mọi chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước được thực nghiêm minh, đạt hiệu quả cao,chính trị ổn định, kinh tế phát triển, quốc phòng an ninh giữ vững, đời sống củanhân dân sẽ ngày càng được cải thiện, niền tin của nhân dân đối với Đảng,nhànước được củng cố bền chặt, cấp xã cũng là nơi giúp cấp trên nghiên cứu,thể nghiệm, điều chỉnh, bổ sung chủ trương đường lối của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước.
Chính quyền cấp xã là Cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân, trựctuyến tuyên truyền, phổ biến giáo dục đường lối của Đảng, chính sách pháp luậtcủa Nhà nước cho nhân dân hiểu để thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật
đó Đồng thời hướng dẫn, giám sát, đôn đốc các hoạt động tự quản của nhân dânnhằm tạo điều kiện cho nhân dân huy động mọi khả năng nội lực để phát triểnkinh tế- xã hội Đây là nét đặc thù của chính quyền cấp xã với chính quyền cáccấp huyện, tỉnh và Trung ương
Cấp xã là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quántiến bộ của dân tộc Việt Nam Có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn bảnsắc văn hóa dân tốc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng đời sốngvăn hóa mới ở khu dân cư, đặc biệt là ở vùng nông thôn
Qua phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm: Chính quyền cấp xã là cấpthấp nhất, gần dân nhất trong hệ thông chính quyền bốn cấp của Nhà nước ta,bao gồm HĐND, UBND, thực hiện quyền lực nhà nước và đại diện cho ý chínguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, quyết định và thực hiệnnhững chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng anninh trên địa bàn theo quy định của hiến pháp, pháp luật, các quyết định của cấp
Trang 31trên Đồng thời tổ chức phát huy tính tự quản của nhân dân tại cơ sở.
* Khái niệm công chức: Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ,
công chức năm 2008: "Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công
an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật".
d Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam
đ Bí thư đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
e Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
g Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn
có hướng dẫn nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội nông dân ViệtNam)
h Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam
2 Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
Trang 32g Văn hóa - xã hội
“Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý."