1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng văn hoá doanh nghiệp Công ty TNHH MTV BCA – Thăng Long

26 362 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 176,5 KB

Nội dung

2. Mục đích nghiên cứu Xác định việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và định hướng xây dựng từ góc nhìn của chính các nhân viên, những người quản lý đang trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu việc xây dựng, phát triển và định hướng về văn hóa doanh nghiệp của một vài doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Một vài doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội, đặc biệt là Công ty TNHH MTV BCA – Thăng Long, trụ sở tại 99 phố Tây Sơn, Phường Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp điều tra khảo sát Phương pháp thống kê

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do nghiên cứu

Dân tộc Việt Nam ta với gần chín mươi triệu dân đang bước vào thế kỷXXI, kỷ nguyên được mệnh danh là “Thế kỷ của bộ não” Đất nước ta đangchuyển mình đi lên với một sinh lực mới Công cuộc đổi mới đã có những thànhtựu đáng mừng Chưa bao giờ thế và lực Việt Nam mạnh như hiện nay Kinh tếViệt Nam liên tục phát triển với mức tăng trưởng cao nhất trong mười năm qua

Chân dung một đất nước hùng cường đang lộ rõ trên những khu côngnghiệp bề thế, hiện đại, những công trình kỳ vĩ, các đô thị văn minh, sầm uất,những khu du lịch hấp dẫn du khách bốn phương ngang tầm thế giới

Thương hiệu của một quốc gia thời hiện đại phải hội đủ ba hàm lượng: Trítuệ - công nghệ - văn hóa Trong đó, hàm lượng văn hóa là quan trọng nhất bởi

nó là nền tảng, là bệ phóng để một dân tộc bay lên Mỗi công dân – chủ thể củađất nước phải phát triển toàn diện trên 3 bình diện: Kiến thức, kỹ năng sống vàthái độ sống Trong đó kỹ năng sống là quan trọng nhất bởi nó chiếm 80% của sựthành công Nắm bắt được tình hình đó các doanh nghiệp đã thúc đẩy sự pháttriển của cơ quan mình bằng việc xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp và đặcbiệt là văn hóa trong văn phòng doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng xây dựng nên một đế chế phát triển bềnvững cho mỗi doanh nghiệp Một doanh nghiệp có nền văn hóa riêng sẽ tạo ramột sự khác biệt đối với các doanh nghiệp khác Ngày nay, khách hàng tiến tớilàm ăn không chỉ dựa vào lợi ích hai bên đem lại cho nhau, mà còn dựa trênphong cách làm việc của doanh nghiệp đó Hay nói cách khác, khách hàng căn

cứ vào sự bài bản của nền văn hóa doanh nghiệp đó để tiến hành đàm phán làm

Trang 2

ăn Vì vậy, việc tìm ra một bạn hàng, một đối tác làm ăn có thương hiệu về vănhóa doanh nghiệp sẽ là điều kiện tiên quyết khi ký kết hợp đồng Một doanhnghiệp mà có tác phong không tốt, văn hóa yếu, nhìn vào nhân viên mà có cảmgiác không năng động, sáng tạo hay trung thực, đặc biệt là yếu về tinh thần hếtmình với doanh nghiệp thì chỉ tạo ra những mối làm ăn thời vụ Chính vì thế,việc xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp, trong văn phòng doanh nghiệp cũng

là một phương pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của văn phòng doanh nghiệp

2 Mục đích nghiên cứu

Xác định việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và địnhhướng xây dựng từ góc nhìn của chính các nhân viên, những người quản lý đangtrực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu việc xây dựng, phát triển và định hướng về văn hóa doanh nghiệpcủa một vài doanh nghiệp

Phạm vi nghiên cứu: Một vài doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội, đặc biệt làCông ty TNHH MTV BCA – Thăng Long, trụ sở tại 99 phố Tây Sơn, PhườngQuang Trung, Đống Đa, Hà Nội

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

- Phương pháp điều tra khảo sát

- Phương pháp thống kê

Trang 3

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VĂN HÓA

DOANH NGHIỆP

1.1 Định nghĩa văn hóa doanh nghiệp

Xã hội hiện đại đặt ra những vấn đề gay gắt trong quá trình vận động và pháttriển tất yếu của nó Con người phải thích ứng để tồn tại và xây dựng một xã hộivăn hóa, văn minh Một xã hội, một dân tộc văn hóa sẽ tạo sẽ tạo ra những chủthể đẹp, văn hóa

Theo nhà bác học Charle Darwin (1809-1882), con người có nguồn gốc từvượn, theo sự tiến hóa của tự nhiên khoảng từ 8 đến 10 triệu năm Quá trình tiếnhóa bắt đầu từ từ khỉ đột Õ hắc tinh tinh Õ người Bộ óc người là một tổ chức vật

Trang 4

chất đặc biệt có cấu trúc tinh vi và phức tạp gồm 14- 15 tỉ tế bào thần kinh Vìthế, con người có tư duy, có trí tuệ, tri thức, có kinh nghiệm sống, có ý thứctrong mỗi hành vi của mình.

Con người là chủ thể sáng tạo ra tất cả: Tư tưởng và thượng đế, triết học vàthần linh, khoa học và thi ca, đạo đức và thẩm mĩ Trên trái đất này, không có gìquý hơn con người Tất cả rồi không còn, nhưng con người thì trường tồn và bấtbiến Con người sáng tạo ra văn hóa và văn hóa phục vụ lại con người

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về

trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trongquan hệ giữa người với người, với xã hội và với thiên nhiên Nó vừa là động lựcthúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vừa là mục tiêu của chúng ta Có rất nhiềuloại văn hóa như: Văn hóa ăn uống, văn hóa tổ chức, văn hóa giao tiếp, văn hóadoanh nghiệp…nhưng có thể thấy rằng sự hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi mỗimột doanh nghiệp phải tạo cho mình một nền văn hóa riêng, mà văn hóa doanhnghiệp là một dạng văn hóa ảnh hưởng rất lớn tới sự trường tồn và phát triển củamỗi doanh nghiệp

Vậy văn hóa doanh nghiệp được hiểu như thế nào: “Văn hóa doanh nghiệp”

được hiểu là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trìnhtồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm

và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phốitình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trongviệc theo đuổi và thực hiện các mục đích

1.2 Đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp

Trang 5

Văn hóa doanh nghiệp mang “tính nhân sinh”, tức là gắn với con người.

Tập hợp một nhóm người cùng làm việc với nhau trong tổ chức sẽ hình thànhnên những thói quen, đặc trưng của đơn vị đó Do đó,văn hóa doanh nghiệp cóthể hình thành một cách “tự phát” hay “tự giác” Theo thời gian, những thói quennày sẽ dần càng rõ ràng hơn và hình thành ra “cá tính” của đơn vị Nên, mộtdoanh nghiệp, dù muốn hay không, đều sẽ dần hình thành văn hoá của tổ chứcmình Văn hóa doanh nghiệp khi hình thành một cách tự phát có thể phù hợp vớimong muốn và mục tiêu phát triển của tổ chức hoặc không Chủ động tạo ranhững giá trị văn hoá mong muốn là điều cần thiết nếu doanh nghiệp muốn vănhóa thực sự phục vụ cho định hướng phát triển chung, góp phần tạo nên sứcmạnh cạnh tranh của mình

Văn hóa doanh nghiệp có “tính giá trị” Không có văn hóa doanh nghiệp

“tốt” và “xấu” (cũng như cá tính, không có cá tính tốt và cá tính xấu), chỉ có vănhoá phù hợp hay không phù hợp (so với định hướng phát triển của doanhnghiệp) Giá trị là kết quả thẩm định của chủ thể đối với đối tượng theo một hoặcmột số thang độ nhất định; và những nhận định này được thể hiện ra thành

“đúng-sai”, “tốt-xấu”, “đẹp-xấu” , nhưng hàm ý của “sai” của “xấu”, về bảnchất, chỉ là “không phù hợp” Giá trị cũng là khái niệm có tính tương đối, phụthuộc vào chủ thể, không gian và thời gian Trong thực tế, người ta hay áp đặtgiá trị của mình, của tổ chức mình cho người khác, đơn vị khác, nên dễ có nhữngnhận định “đúng-sai” về văn hoá của một doanh nghiệp nào đó

Văn hóa doanh nghiệp có “tính ổn định” Cũng như cá tính của mỗi con

người, văn hoá doanh nghiệp khi đã được định hình thì “khó thay đổi” Qua thờigian, các hoạt động khác nhau của các thành viên doanh nghiệp sẽ giúp các niềm

Trang 6

tin, giá trị được tích lũy và tạo thành văn hoá Sự tích lũy các giá trị tạo nên tính

ổn định của văn hoá

1.3 Phân loại văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được phân làm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần,biểu hiện ở các khía cạnh như:

1.4 Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp

Triết lý quản lý và kinh doanh: Đây là lớp trong cùng và quan trọng nhất

của văn hóa doanh nghiệp, bao gồm những triết lý quản lý và kinh doanh cốt lõinhất, căn bản nhất Đây là cơ sở xây dựng định hướng hoạt động của doanhnghiệp và chi phối các quyết định quản lý; là niềm tin, là giá trị bền vững không

Trang 7

thay đổi bất chấp thời gian và ngoại cảnh Vì vậy, điều kiện tiên quyết để quátrình xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công là sự cam kết của những ngườilãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp Bởi, phần quan trọng nhất, trái tim và khối

óc của doanh nghiệp nằm ở lớp trong cùng của văn hóa, xin nhắc lại, đó là triết

lý kinh doanh, phương châm quản lý của doanh nghiệp và chỉ có những nhà quản

lý cao nhất của doanh nghiệp mới đủ khả năng tác động đến lớp văn hóa cốt lõinày

Động lực của cá nhân và tổ chức: Lớp yếu tố quan trọng thứ hai của văn

hóa doanh nghiệp chính là các động lực thúc đẩy hành động của các cá nhân, vàmôi trường “động lực chung” của tổ chức Các yếu tố động lực này sẽ biểu hiện

ra ngoài bằng những hành vi hàng ngày của các cá nhân trong doanh nghiệp

Quy trình quy định: Quy trình, quy định, chính sách giúp doanh nghiệp hoạt

động ổn định, theo chuẩn Đây cũng là cấu thành giúp doanh nghiệp đáp ứng cácyêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, gópphần tạo tính ổn định và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp với nỗ lực làm hàilòng khách hàng và xã hội

Hệ thống trao đổi thông tin: Đây là lớp cấu thành thứ tư trong văn hoá

doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thông tin quản lý đa dạng, đa chiều, chính xác vàkịp thời Hệ thống này cần đảm bảo mọi thông tin cần thiết cho doanh nghiệpđều được thu thập, truyền đạt, lưu trữ và xử lý; đồng thời đảm bảo cho mọi thànhviên doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và sử dụng các thông tin cần thiết cho cáchoạt động thường nhật cũng như công tác lập kế hoạch, xây dựng định hướngchiến lược

Trang 8

Phong trào, nghi lễ, nghi thức: Đây là cấu thành văn hoá bề nổi, phản ánh

đời sống, sinh hoạt của doanh nghiệp Tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến kếtquả kinh doanh, nhưng ảnh hưởng của nó đối với mọi hoạt động của doanhnghiệp cũng rất lớn Nó tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách của doanhnghiệp, tạo ra sự khác biệt của doanh nghiệp với bên ngoài, tạo hình ảnh tốt chodoanh nghiệp trước cộng đồng qua đó góp phần xây dựng thương hiệu cho doanhnghiệp Do vậy, để thực sự tạo ra “cá tính” của doanh nghiệp, tạo ra sức mạnhcanh tranh cho doanh nghiệp, doanh nhân, cán bộ quản lý cấp cao, các nhà lãnhđạo và quản lý các cấp khác phải nhất thiết tham gia vào quá trình xây dựng vănhoá của tổ chức mình

1.5 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh:

- Văn hóa doanh nghiệp là cơ sở của sự trường tồn và phát triển- là yếu

tố vàng của sự thành công trên mỗi chặng đường phát triển của doanhnghiệp Một doanh nghiệp nếu không xây dựng cho mình một nền vănhóa, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức doanhnghiệp, thì khó có thể đứng vững và tồn tại được

- Khẳng định đẳng cấp và hình ảnh của doanh nghiệp Từ đó thu hút vàtạo sự tin cậy của khách hàng và các đối tác

- Giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, thu hút nhiều nhân tài

- Thể hiện bản sắc riêng cho doanh nghiệp, xây dựng một nền văn hóalâu dài và tránh được những tác động xấu từ bên ngoài

Văn hóa doanh nghiệp là một nguồn lực của doanh nghiệp:

Trang 9

- Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu,chiến lược của doanh nghiệp Việc xây dựng một nền văn hóa sẽ giúpcho các thành viên thấy được sự gắn kết và vai trò của mình trong tổchức , giúp họ cung cấp và có trách nhiệm với công việc để thực hiệncác mục tiêu nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

- Gắn bó các thành viên trong tổ chức Đó là tiền đề để hoạt động kinhdoanh có hiệu quả và thuận lợi nhờ sự đồng lòng giữa các cá nhân

- Tạo cơ hội giúp các cá nhân khẳng định, phát triển, giúp doanh nghiệpphát hiện, tận dụng những tài năng tiềm ẩn

Như vậy, văn hoá doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng Nó luôn tạo raniềm tin cho mỗi người làm việc trong môi trường đó Nó là sợi dây gắn kết giữanhững con người trong cùng doanh nghiệp, tạo ra tiếng nói chung giữa cácthành viên, và nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong điềukiện Việt Nam gia nhập WTO Hơn nữa, xây dựng văn hoá doanh nghiệp thíchhợp với đặc điểm của doanh nghiệp thì việc quản lý chính là dùng nền văn hoánhất định để tạo dựng con người

Văn hoá doanh nghiệp là một cơ chế quan trọng trong quản lý nguồn nhânlực Chỉ khi văn hoá doanh nghiệp thực sự hoà vào giá trị quan của mỗi nhânviên thì họ mới có thể coi mục tiêu của doanh nghiệp là mục tiêu phấn đấu củamình Vì vậy, quản lý bằng nền văn hoá mà nhân viên thừa nhận có thể tạo rađộng lực cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp

1.6 Những tác động của văn hóa doanh nghiệp

Có một nhà triết lý nói rằng: “mọi cái khác có thể bị mất đi, bị quên đi,nhưng văn hóa thì không” Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa

Trang 10

được gây dựng lên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanhnghiệp, nó trở thành các giá trị, các quan niệm, truyền thống ăn sâu vào hoạtđộng của doanh nghiệp, nó chi phối tình cảm hành vi của mọi thành viên củadoanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp được xây dựng không phải từ một chuyên đề nào,một thời điểm nào mà nó được tích lũy, được bồi đắp từ thế hệ này sang thế hệkhác, ngay từ ngày đầu thành lập và có những tác động không nhỏ đối với ngườilao động và việc lãnh đạo điều hành của doanh nghiệp đó

1.6.1 Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới người lao động

Không phải ngẫu nhiên mà con người- chủ thể sáng tạo ra văn hóa lại đề

cao vai trò của văn hóa doanh nghiệp Trong khuynh hướng hiện nay, các nguồn

lực của một doanh nghiệp là con người, mà văn hóa doanh nghiệp là chiếc cầunối giữa doanh nghiệp và nguồn nhân lực Vì vậy, văn hóa doanh nghiệp có tácđộng không hề nhỏ tới con người, đặc biệt là những người lao động làm việctrong các doanh nghiệp:

- Một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh sẽ tạo ra những nhân viênnăng động, sáng tạo, trung thực và gắn bó trung thành với lợi ích củadoanh nghiệp

- Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng vàbản chất công việc mình làm.Văn hóa doanh nghiệp còn tạo ra các mốiquan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoảimái, lành mạnh

- Văn hóa doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làmcông việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp.Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổbiến Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc Khi

Trang 11

thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọnmức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hoà đồng,thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng.

- Văn hóa doanh nghiệp giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn

đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động Khi ta phải đối mặtvới xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hoá chính là yếu tố giúp mọingười hoà nhập và thống nhất

- Thông qua người lao động, xã hội sẽ có cái nhìn về doanh nghiệp dựavào tư cách, tác phong của nhân viên đó Văn hóa doanh nghiệp mạnhkhông chỉ đào tạo ra những nhân viên, những người lao động hết mình

vì doanh nghiệp mà còn tạo ra những người có ích cho cộng đồng Vàhiển nhiên một nhân viên giỏi, năng động, trung thực trong doanhnghiệp thì ngoài xã hội cũng là những tấm gương tốt, là những cá nhân

có uy tín và có tác phong lịch sự Vì vậy, thông qua người lao động sẽtạo ra những hình ảnh tốt của doanh nghiệp đến xã hội một cách chânthực, hiệu quả nhất

- Văn hóa doanh nghiệp là một sự kế thừa từ thế hệ này sang thế hệkhác, thông qua người lao động làm việc trong doanh nghiệp lâu năm

sẽ thu hút các nguồn lực mới Qua đó sẽ giúp tạo nên một sự trường tồncho doanh nghiệp qua các thế hệ

1.6.2 Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới lãnh đạo điều hành

Trang 12

Trong doanh nghiệp, nhà lãnh đạo được xác định từ vị trí, nhiệm vụ vàhoạt động của họ đối với doanh nghiêp Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi cấptrong cơ cấu tổ chức của doanh nghiêp Càng ở vị trí cao, nhà lãnh đạo càng cóquyền lực chức vị và trách nhiệm công việc càng lớn Việc xây dựng văn hóatrong doanh nghiệp vai trò của người lãnh đạo rất quan trọng Vậy lãnh đạo là gì

và môi trường văn hóa trong doanh nghiệp tác động như thế nào tới lãnh đạođiều hành

“Lãnh đạo” là khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng trên người khác để

hoàn thành những mục tiêu mong muốn Nói cách khác, lãnh đạo thiên về khíacạnh nhân bản và nhắm đến “người” để nối kết họ thành một đội ngũ và độngviên họ tiến tới mục tiêu mong muốn Có hai loại lãnh đạo là lãnh đạo chính thức

và lãnh đạo không chính thức Lãnh đạo chính thức là người lãnh đạo có thựcquyền Người lãnh đạo có thực quyền là người lãnh đạo đồng thời đóng vai tròquản trị viên trong một tổ chức, được trao ban quyền hạn và chức năng hành xửtrên người khác để thi hành một công tác theo hoạch định Người lãnh đạo khôngchính thức hay còn gọi là lãnh đạo tự nhiên, là người lãnh đạo do thiên phú vớiphong cách lôi cuốn người khác

Đối với người lãnh đạo trong doanh nghiệp, văn hóa có tác động không hềnhỏ và đem lại những lợi ích thiết thực :

- Văn hóa doanh nghiệp là một trong những phương pháp lãnh đạo điềuhành hiệu quả nhất đối với lãnh đạo doanh nghiệp

- Khi xây dựng được một nền văn hóa doanh nghiệp vững vàng sẽ giảmbớt gánh nặng cho lãnh đạo trong việc điều hành, quản lý các nhân viên

Trang 13

- Lãnh đạo có nhiều thời gian cho công tác điều hành sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp , giúp lãnh đạo hoàn thành công việc một cách nhanh chóng vàhiệu quả.

1.7 Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp

Thực tế, văn hoá tồn tại khách quan và doanh nghiệp nào cũng có văn hoácủa riêng mình Chỉ có điều văn hoá được thể hiện như thế nào và doanh nghiệp

đó có phát hiện ra những giá trị tốt để phát huy và những giá trị chưa tốt để thayđổi hay không Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ những gì nhỏ nhất, cụ thể,không chung chung

TS Lê Quân - Chủ tịch Hội đồng chuyên gia EduViet Consultancy cũng

đã đưa ra những ví dụ cụ thể để khẳng định tầm quan trọng của văn hóa doanhnghiệptrong đời sống doanh nghiệp Và theo Ông, trong quá trình xây dựng vănhóa doanh nghiệp, cần chú trọng tới việc xác lập và phát triển các giá trị văn hóacốt lõi của doanh nghiệp, các phương pháp, kỹ thuật xác định và kiểm soát, pháttriển các giá trị cốt lõi trong hệ thống văn hóa của doanh nghiệp “Hệ thống giátrị cốt lõi là động lực chủ yếu thúc đẩy mọi người làm việc, hạt nhân liên kết mọingười trong doanh nghiệp với nhau, liên kết doanh nghiệp với khách hàng, đốitác của doanh nghiệp, liên kết doanh nghiệp với xã hội nói chung” - Ông Quânkhẳng định

TS Phạm Văn Phổ - Chuyên gia EduViet Consultancy, nguyên Việntrưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh Hà Nội cho rằng: “Xây dựng vănhóa doanh nghiệp là một quá trình kiên nhẫn, lâu dài và đòi hỏi ý chí lớn lao củatừng nhà lãnh đạo, cán bộ công ty” Và theo Ông, để xây dựng văn hóa trongdoanh nghiệp, trước hết phải là ý chí xây dựng văn hóa của ban lãnh đạo doanh

Ngày đăng: 02/08/2016, 21:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w