1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ AN BÌNH, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH

73 673 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 7,6 MB

Nội dung

MỤC LỤCMỞ ĐẦU11. Đặt vấn đề12. Mục tiêu nghiên cứu đề tài2CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU31.1.Cơ sở lý luận31.1.1.Một sô khái niệm cơ bản31.1.2.Nguyên tắc và nội dung bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM51.2. Cơ sở thực tiễn101.2.1. Tình hình xây dựng NTM tại Việt Nam101.2.2. Tình hình xây dựng NTM tại huyện Thuận Thành121.3. Tổng quan về xã An Bình201.3.1. Đặc điểm tự nhiên201.3.2. đặc điểm kinh tế xã hội211.3.3. Thông tin về việc thực hiện 19 tiêu chí trong bộ tiêu chí về nông thôn mới xã An Bình22CHƯƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU302.1. Nội dung nghiên cứu302.2. Đối tương, phạm vi nghiên cứu302.3. Phương pháp nghiên cứu30CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU323.1. Hiện trạng thực hiện tiêu chí sô 17 về môi trường theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới của xã An Bình323.1.1. Chỉ tiêu 01: chỉ tiêu về việc sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy định chuẩn quốc gia323.1.2. Chỉ tiêu số 02: 90% cơ sở sản xuất – kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường (10% còn lại tuy có vi phạm nhưng đang khắc phục).343.1.3. chỉ tiêu số 03: Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh – sạch – đẹp, không có hoạt động làm suy giảm ô nhiễm môi trường373.1.4. Chỉ tiêu số 04: Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý có quy hoạch423.1.5. Chỉ tiêu số 05: Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý đúng nơi quy định.443.2. Giải pháp duy trì và nâng cao việc thực hiện tiêu chí môi trường cho xã An Bình50KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ54

Trang 1

ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN VĂN HAI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI

XÃ AN BÌNH, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH

Hà Nội, Năm 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN VĂN HAI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI

XÃ AN BÌNH, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH

Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã ngành: D850101

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS Nguyễn Thị Hoài Thương

Hà Nội, Năm 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướngdẫn của ThS Nguyễn Thị Hoài Thương Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tàinày là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệutrong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giảthu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm vềnội dung luận văn của mình

Tác giả đồ án

Nguyễn Văn Hai

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Cơ sở lý luận 3

1.1.1 Một sô khái niệm cơ bản 3

1.1.2 Nguyên tắc và nội dung bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM 5

1.2 Cơ sở thực tiễn 10

1.2.1 Tình hình xây dựng NTM tại Việt Nam 10

1.2.2 Tình hình xây dựng NTM tại huyện Thuận Thành 12

1.3 Tổng quan về xã An Bình 20

1.3.1 Đặc điểm tự nhiên 20

1.3.2 đặc điểm kinh tế - xã hội 21

1.3.3 Thông tin về việc thực hiện 19 tiêu chí trong bộ tiêu chí về nông thôn mới xã An Bình 22

CHƯƠNG II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1 Nội dung nghiên cứu 30

2.2 Đối tương, phạm vi nghiên cứu 30

2.3 Phương pháp nghiên cứu 30

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32

3.1 Hiện trạng thực hiện tiêu chí sô 17 về môi trường theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới của xã An Bình 32

3.1.1 Chỉ tiêu 01: chỉ tiêu về việc sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy định chuẩn quốc gia 32

3.1.2 Chỉ tiêu số 02: 90% cơ sở sản xuất – kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường (10% còn lại tuy có vi phạm nhưng đang khắc phục) 34

3.1.3 chỉ tiêu số 03: Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh – sạch – đẹp, không có hoạt động làm suy giảm ô nhiễm môi trường 37

3.1.4 Chỉ tiêu số 04: Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý có quy hoạch 42

3.1.5 Chỉ tiêu số 05: Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý đúng nơi quy định 44 3.2 Giải pháp duy trì và nâng cao việc thực hiện tiêu chí môi trường cho xã An Bình 50 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TB&XH Thương binh và xã hội

DANH MỤC BẢNG

Hình 1.1 Bản đồ xã An Bình 20

Hình 3.1 Trạm cấp nước tập trung xã An Bình 32

Hình 3.2 Bể lọc nước và bình lọc nước nhà chú Vinh thôn Nghi Khúc, xã 33

An Bình 33

Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện số hộ có ngành nghề phát thải chất thải ra 35

môi trường 35

Hình 3.4 Một cơ sở sản xuất gạch của doanh nghiệp Ánh Dương tại thôn Nghi Khúc, xã An Bình 36

Hình 3.5 Ngã ba trục đường chính xã An Bình 38

Hình 3.6 Một góc khác trên trục đường chính xã An Bình 38

Hình 3.7 Một trục đường xã lối ra cánh đồng thôn Giữa 39

Hình 3.8 Đường làng thôn Thường Vũ 40

Hình 3.9 Đường làng thôn Yên Ngô 40

Hình 3.10 Một góc hàng rào vườn nhà ông Nam – thôn Yên Ngô 41

Hình 3.11 Nghĩa trang thôn Yên Ngô 43

Hình 3.12 Nghĩa trang thôn Giữa 43

Hình 3.13 Hệ thống cống trong một ngõ nhỏ thôn Chợ 45

Hình 3.14 Điểm tập kết rác thôn Chợ 46

Hình 3.15 Điểm tập kết rác thôn Yên Ngô 47

Hình 3.16 Hình thức thu gom rác thải của các hộ gia đình trong xã An Bình 47

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Kinh phí thực hiện chương trình xây dựng NTM xã Song Hồ 14

Bảng 1.2 Ngân sách sử dụng cho tiêu chí môi trường tại xã Song Hồ 15

Bảng 1.3 Bảng kinh phí thực hiện xây dựng NTM xã An Bình năm 2015 23

Bảng 1.4 Bảng nguồn ngân sách thực hiện xây dựng tiêu chí giao thông xã 24

An Bình 24

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Trong tình hình đất nước đang phát triển một cách nhanh chóng để trở thànhmột nước phát triển trong khu vực thì sự chênh lệch về đời sống kinh tế, xã hội giữathành thị và nông thôn càng gia tăng Trong những năm qua, nước ta có tốc độ đôthị hóa khá nhanh, tuy nhiên cho đến nay có khoảng 66,9% dân số sống ở vùngnông thôn Chính vì thế cuộc sống và tổ chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽđến toàn xã hội Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng nông thôn được nâng cấp,xây dựng mới đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn truyền thống Đời sống vật chấtcủa đại bộ phận cư dân nông thôn đã được cải thiện, nâng cao Bên cạnh mặt tíchcực cũng đã xuất hiện những biến đổi tiêu cực gây bức xúc trong xã hội Nông thônhiện nay được xây dựng một cách tự phát, thiếu quy hoạch Môi trường làng quêluôn trong tình trạng bị ô nhiễm nếu thiếu sự quản lý sát sao của cán bộ môi trường

và ý thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường chưa thực sự cao

Trong hội nghị lần thứ 7 của ban chấp hành Trung ương khóa 10 về nôngnghiệp, nông dân, nông thôn số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 đã chỉ ra mục tiêu tổngquát về xây dựng nông thôn mới là: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức hợp lý, gắn nôngnghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hộinông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trườngsinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường

Là một trong 8 địa phương được UBND tỉnh Bắc Ninh chọn làm xã điểm xâydựng nông thôn mới Sau hơn 3 năm triển khai, An Bình đã đạt được tất cả 19/19tiêu chí theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM, trong đó nhiều tiêu chí đã đạt

từ năm 2011 Bộ mặt nông thôn của An Bình đã khởi sắc trên nhiều lĩnh vực Tổngthu nhập toàn xã năm 2013 đạt gần 250 tỷ đồng, 6/6 đơn vị đạt danh hiệu làng vănhóa, tỷ lệ hộ nghèo giảm dưới 3% Các giá trị đầu tư xây dựng NTM được nhândân đồng tình hưởng ứng Qua hơn 3 năm, tổng nguồn kinh phí cho xây dựng NTM

là 115 tỷ đồng, trong đó 13% được doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trên địa bànđóng góp Các chỉ tiêu về quy hoạch, thủy lợi, giáo dục, thu nhập, giảm tỷ lệ hộnghèo đều hoàn thành khá sớm Đặc biệt là về khía cạnh môi trường, địa bàn xã đã

có rất nhiều cố gắng trong việc cải thiện môi trường sống, đảm bảo nguồn nướcsạch cho sinh hoạt của người dân Đến nay, các tiêu chí trong bộ tiêu chí xây dựngNTM vẫn được chính quyền xã duy trì thường xuyên và đang từng bước hoàn thiệnhơn trong công cuộc đổi mới diện mạo nông thôn của mình

Trang 9

Tuy nhiên, để hướng tới phát triển bền vững trong tương lai, thì địa bàn xã vẫncần phải khắc phục những điểm còn hạn chế để nâng cao hơn nữa chất lượng môitrường sống cũng như ý thức tự bảo vệ môi trường của người dân.

Vì vậy, từ những thực tại trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giáquá trình thực hiện tiêu chí về bảo vệ môi trường trong công tác xây dựng nôngthôn mới tại xã An Bình, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

- Đánh giá việc thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường trong đề án xây dựng

NTM của chính quyền và người dân trên địa bàn xã An Bình

-Đề suất giải pháp nhằm giải quyết các bất cập trong việc thực hiện các chỉ tiêubảo vệ môi trường trong đề án NTM

Trang 10

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một sô khái niệm cơ bản

Xét về mặt kinh tế - kỹ thuật, kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều ngànhkinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu Xét về mặtkinh tế - xã hội, kinh tế nông thôn cũng bao gồm nhiều thành phần kinh tế: kinh tếnhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể Xét về không gian và lãnh thổ, kinh tếnông thôn bao gồm các vùng như: vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên canh câymàu, vùng trồng cây ăn quả [9]

Nông thôn mới

Xây dựng NTM là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư

ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp;phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống vănhoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất,tinh thần của người dân được nâng cao

Xây dựng NTM là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệthống chính trị NTM không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế -chính trị tổng hợp

Xây dựng NTM giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ,đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh

Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/T.Ư của Trung ương, NTM là khu vực nông

thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa [6]

Trang 11

Với tinh thần đó, NTM có năm nội dung cơ bản Thứ nhất là nông thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại Hai là sản xuất bền vững, theo hướng hàng hóa Ba là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao Bốn là bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển Năm là xã hội nông

thôn được quản lý tốt và dân chủ Những nội dung trên có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau, trong quá trình thực hiện cần phải giải quyết đồng bộ và toàn diện nhằm khơidậy và phát huy tốt vai trò người nông dân trong công cuộc xây dựng NTM ở nước

ta ngày càng văn minh, hiện đại [6]

Qua khái niệm và tiêu chí xây dựng NTM có thể thấy sự khác biệt giữa xây

dựng nông thôn trước đây với xây dựng NTM hiện nay Xây dựng nông thôn đã có

từ lâu tại Việt Nam Trước đây, có thời điểm chúng ta xây dựng mô hình nông thôn

ở cấp huyện, cấp thôn, nay chúng ta xây dựng NTM ở cấp xã Sự khác biệt giữa xâydựng nông thôn trước đây với xây dựng NTM chính là ở những điểm sau:

- Thứ nhất, xây dựng NTM là xây dựng nông thôn theo tiêu chí chung cả nước

được định trước

- Thứ hai, xây dựng nông thôn địa bàn cấp xã và trong phạm vi cả nước,

không thí điểm, nơi làm nơi không, 9111 xã cùng làm

- Thứ ba, cộng đồng dân cư là chủ thể của xây dựng NTM, không phải ai làm

hộ, người nông dân tự xây dựng

- Thứ tư, đây là một chương trình khung, bao gồm 11 chương trình mục tiêu

quốc gia và 13 chương trình có tính chất mục tiêu đang diễn ra tại nông thôn [6]

Khái niệm môi trường

Khái niệm môi trường hiện nay vẫn chưa được đưa ra chuẩn xác nhất, vẫn cònnhiều quan điểm khác nhau và chưa đi đến thông nhất chung Theo luật bảo vệ môi

trường năm 2014 thì “ môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân

tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.” [5]

Hoạt động bảo vệ môi trường

Là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường;ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môitrường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường tronglành [5]

Trang 12

Ô nhiễm môi trường

Là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn

kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người vàsinh vật [5]

Suy thoái môi trường

Là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnhhưởng xấu đến con người và sinh vật [5]

1.1.2 Nguyên tắc và nội dung bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM

Nguyên tắc xây dựng NTM

- Xây dựng Nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể củacộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, banhành các tiêu chí, quy chuẩn, đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ, hướng dẫn Cáchoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyếtđịnh và tổ chức thực hiện

- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêuquốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triểnkhai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế,chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế, huy độngđóng góp của các tầng lớp dân cư

- Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội,đảm bảo quốc phòng an ninh của mỗi địa phương; có quy hoạch và cơ chế đảm bảocho phát triển theo quy hoạch

- Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chínhquyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ

chức thực hiện Hình thành cuộc vận động ”Toàn dân xây dựng Nông thôn mới” do

Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị xã hội vận động mọi tầng lớpnhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng Nông thôn mới [6]

Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM

Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nôngnghiệp, hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ

- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới

- Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện

có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp

Trang 13

Tiêu chí 2: Giao thông

- Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩntheo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT

- Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của

Bộ GTVT

- Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa

- Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuậntiện

Tiêu chí 3: Thủy lợi

- Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh

- Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa

Tiêu chí 4: Điện

- Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện

- Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn

Tiêu chí 5: Trường học

- Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vậtchất đạt chuẩn quốc gia

Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa

- Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL

- Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ DL

VH-TT-Tiêu chí 7: Chợ nông thôn

- Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng

Tiêu chí 8: Bưu điện

- Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông

Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động

- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất

Trang 14

- Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả

Tiêu chí 14: Giáo dục

- Phổ biến giáo dục trung học

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổtúc, học nghề)

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo

Tiêu chí 15: Y tế

- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế

- Y tế xã đạt chuẩn quốc gia

Tiêu chí 16: Văn hóa

- Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy địnhcủa Bộ VH-TT-DL

Tiêu chí 17: Môi trường

- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia

- Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường

- Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động pháttriển môi trường xanh, sạch, đẹp

- Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch

- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định

Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh

- Cán bộ xã đạt chuẩn

- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định

- Đản bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh"

- Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên

Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội được giữ vững

- An ninh, trật tự xã hội được giữ vững

Nội dung tiêu chí 17 về môi trường ( gồm có 5 chỉ tiêu)

Tiêu chí số 17 là tiêu chí về môi trường trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựngNTM theo Quyết định số 491/2009/QĐ – TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướngChính phủ ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM

Vai trò và ý nghĩa của tiêu chí môi trường: xây dựng, củng cố, bảo vệ môitrường, du lịch sinh thái Bảo vệ rùng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môitrường không khí và chất thải từ các khu công nghiệp để nông thôn phát triển bềnvững

Xã để được công nhận là NTM thì cần phải đạt được 5 chỉ tiêu sau đây:

Trang 15

Chỉ tiêu sô 1: tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy định đạt mức quy định của vùng:

- Nước sạch theo Quy chuẩn Quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quyđịnh của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN:02/2009/BYT) về chất lượng nướcsinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thông tư dố 05/2009/TT –BYT ngày17/06/2009

- Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn yêu cầuchất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa các thành phần gâyảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và nước theo Quy chuẩn Quốc gia theovùng quy định như sau:

+ Trung du miền núi phía Bắc và Tây nguyên: 80% số hộ được sử dụng nướchợp vệ sinh, trong đó 45% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Quốc gia.+ Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông cửu Long: 90% số

hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 50% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứngQuy chuẩn Quốc gia

+ Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ: 85% số hộ được sử dụng nướchợp vệ sinh, trong đó có 50% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Quốcgia

Chỉ tiêu số 2: 90% cơ sở sản xuất – kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường (10% còn lại tuy có vi phạm nhưng đang khắc phục):

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường nếu trong quá trìnhsản xuất, chế biến có xả nước thải, chất thải rắn, mùi, khói bụi, tiếng ồn nằm tronggiới hạn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại thông tư số46/2011/TT–BTNMT ngày 26/12/2011 quy định về bảo vệ môi trường làng nghề,Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 quy định chuẩn kỹ thuật quốcgia về môi trường và các văn bản pháp luật khác có liên quan

- Chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh là chuồng trại đáp ứng các yêu cầu: nằmcách biệt với nhà ở; chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu) được thu gom xử lý;không xả, chảy tràn trên bề mặt đất; không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trườngxung quanh

Chỉ tiêu số 3: Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh – sạch – đẹp, không có hoạt động làm suy giảm ô nhiễm môi trường:

Đạt tiêu chí đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh – sạch – đẹp,không có hoạt động làm suy giảm ô nhiễm môi trường khi đáp ứng các yêu cầu:

- Đường làng, ngõ xóm xanh – sạch – đẹp

Trang 16

- Trên 90% số hộ đã thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào, cổng khônglầy lội;

- Không có cơ sở sản xuất kinh doanh ( chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản xuấtnghề tiểu thủ công nghiệp, buôn bán phế liệu) gây ô nhiễm môi trường

Chỉ tiêu số 4: Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch

Mỗi thôn, liên thôn hoặc xã, liên xã có quy hoạch đất làm nghĩa trang lâu dàiphù hợp với tập quán của địa phương (trừ nơi có tập quán an táng không có nghĩatrang);

- Có Quy chế quản lý nghĩa trang;

- Việc tang người chết phải được được thực hiện phù hợp với tín ngưỡng, phongtục, tập quán tốt, truyền thông văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại

Chỉ tiêu số 5: Chất thải, nước thải thu gom và xử lý theo quy định

Rác thải, chất thải, nước thải được thu gom và xử lý là:

- Hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn quy định, có hệ thống tiêuthoát (nước thải, chất thải sinh hoạt) đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm không khí

và nguồn nước xung quanh

- Mỗi khu dân cư tập trung ở thôn, xã phải có hệ thống tiêu thoát nước thảithông thoáng, hợp vệ sinh

- Thôn, xã có tổ chức tổ dịch vụ thu gom rác thải và xử lý tại bãi rác tập trung

1.1.3 Văn bản pháp luật về xây dựng NTM

- Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Khoá

X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

- Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ

về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia NTM

- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ vềban hành chương trình MTQG xây dựng NTM

- Quyết định 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửađổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xâydựng NTM giai đoạn 2010-2020

- Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Bổsung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020

- Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 4/10/2013 của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM

Trang 17

- Nghị quyết số 127/2014/NQ-HĐND ngày 24/4/2014 của Hội đồng nhân dântỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTMtỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2020.

- Quyết định số 1085/QĐ-UBND ngày 16/10/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh

về việc phê duyệt kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh BắcNinh năm 2015 và giai đoạn 2016 – 2020

Từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước đãchuyển sang chủ động, tự tin tham gia tích cực vào xây dựng NTM Năng lực độingũ cán bộ vận hành chương trình, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở, đã được nânglên rõ rệt, nhận thức đầy đủ hơn và tổ chức thực hiện chương trình có hiệu quả hơn,nhất là trong việc xây dựng dự án, vận động quần chúng và tổ chức, thực hiện dựán

Nhiều địa phương đã cụ thể hóa các chính sách của Trung ương, chủ độngban hành cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương Hệ thống hạtầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn.Điều kiện sống cả về vật chất và tinh thần của nhiều khu vực dân cư nông thônđược nâng cao rõ rệt

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến, góp phầntích cực nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn Vai trò của các tổ chức Đảng,chính quyền, đoàn thể ở nhiều nơi được phát huy, dân chủ ở nông thôn được nânglên về chất

Tính đến hết tháng 11/2015, cả nước có 1.298 xã (14,5%) được công nhậnđạt chuẩn NTM, trong đó:

- 93,1% số xã đạt quy hoạch chung;

- 81% số xã phê duyệt đề án xây dựng NTM;

- Có khoảng trên 9.000 mô hình sản xuất có hiệu quả, tăng thu nhập cho nôngdân, bao gồm: mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị có ứng dụng công nghệ cao, gắnsản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, liên kế giứa doanh nghiệp với người dân;

Trang 18

- Mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đạt 24,4 triệu đồng/ năm( tăng khoản 1,9 lần so với năm 2010).

- Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn đến hết tháng 11/2015 là 10,6%, giảm bình quân 2%năm trong thời điểm kinh tế khó khăn;

- Số tiêu chí bình quân/xã là 12,9 tiêu chí (tăng 8,2 tiêu chí so với 2010);

- Số xã khó khăn nhưng có nỗ lực vươn lên (xuất phát điểm dưới 3 tiêu chí, nay

đã đạt được 10 tiêu chí trở lên) là 183 xã

Ở cấp huyện, đã có 11 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ ban hànhQuyết định công nhận đạt chuẩn NTM là: Huyện Xuân Lộc, Thống Nhất, thị xãLong Khánh (Đồng Nai), Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè (TPHCM), Đông Triều(Quảng Ninh), Hải Hậu (Nam Định), Đơn Dương (Lâm Đồng), Đan Phượng (TP

Hà Nội), thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang)

Mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đã đạt 24,4 triệu đồng/năm(tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2010) [7]

Những điểm còn hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn những điểm còn hạn chế:

- Tiến độ triển khai nhìn chung vẫn còn chậm so với mục tiêu, yêu cầu; nhậnthức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân về những nội dung thiết yếucủa Chương trình còn chưa đầy đủ, việc quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền

ở một số nơi chưa thường xuyên, sâu sát; một số cơ chế, chính sách, không phùhợp, chậm được bổ xung điều chỉnh, sửa đổi; công tác sơ kết, nhân rộng mô hìnhchưa được thường xuyên, kịp thời; bộ máy giúp việc Ban chỉ đạo ở một số địaphương còn chưa đủ mạnh

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới phương thức tổ chức mô hình sảnxuất theo nông nghiệp đang có xu hướng chậm lại; sản xuất nông nghiệp chậm pháttriển theo hướng hiện đại, thiếu tính bền vững; quy mô sản xuất nông nghiệp cònnhỏ lẻ, chưa gắn đước sản xuất với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu; nghiên cứu,chuyển giao, ứng dụng tiến độ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chưađược coi trọng Đào tạo nghề cho nông dân chưa đáp ứng được yêu cầu

- Tỷ lệ hộ nghèo cả nước tuy có giảm nhưng vẫn cao, thu nhập và mức sống củanông dân còn khó khăn; tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn chưa được giảiquyết hiệu quả, năng lực ứng phó thiên tai còn nhiều hạn chế; chất lượng y tế, vănhóa, giáo dục ở nhiều nơi còn thấp; hệ thống hạ tầng nông thôn, nhất là các vùngnúi còn lạc hậu, chậm được cải thiện

- Nguồn lực Trung ương và huy động nguồn lực xã hội cho Chương trình cònthấp nhiều so với yêu cầu thực tế [7]

Trang 19

Bài học kinh nghiệm

Từ thực tế chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình trong 5 năm qua, nhiềubài học kinh nghiệm quý đã được rút ra, như: Xây dựng nông thôn thực chất là thựchiện các nội dung cụ thể để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Do đó, phải gắn xây dựng NTM với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kếhoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương

Phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân Công tác tuyên truyền,vận động quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu Làm cho dân hiểu, dântin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công, của và chủđộng thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tố quyết định sự thành công trong xâydựng NTM

Phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên sâu sát, quyết liệt của cáccấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành,đoàn thể

Có cách làm phù hợp với điều kiện của từng địa phương thông qua lựa chọnnội dung, nhiệm vụ ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách Có phương thứchuy động các nguồn lực phù hợp Phải có hệ thống chỉ đạo, đồng bộ, hiệu quả; có

bộ máy giúp việc đủ năng lực, chuyên nghiệp, sát thực tế sẽ là yếu tố quan trọngđảm bảo cho công tác chỉ đạo có hiệu quả

Lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước và cácnguồn lực đa dạng; việc huy động, đóng góp của người dân phải được thực hiệntrên cơ sở thực sự tự nguyện, bàn bạc dân chủ, không gượng ép quá sức dân [7]

1.2.2 Tình hình xây dựng NTM tại huyện Thuận Thành

Sau 5 năm triển khai thực hiện, chương trình xây dựng NTM đã làm thay đổinhận thức của đa số người dân trên địa bàn huyện, từ số đông còn chủ động còn tưtưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước đã chuyển sang chủ động tham giatích cực vào xây dựng NTM Hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, điềukiện sống cả về vật chất và tinh thần của số lượng lớn dân cư nông thôn được nângcao rõ rệt Thu thập bình quân đầu người năm 2015 đạt 30,5 triệu đồng/người/năm;

Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn (theo tiêu chí mới) giảm xuống còn 3,52% Sảnxuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến, góp phần tích cự nângcao thu nhập của dân cư nông thôn Vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền,đoàn thể được phát huy, dân chủ ở nông thôn được nâng lên Kết quả đạt được từchương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã góp phần tích cực thức đẩy kinh

tế xã hội toàn huyện phát triển

Trang 20

Để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, những năm qua, huyệnThuận Thành tập trung đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn Với sự hỗ trợcủa Nhà nước cùng sự chung tay góp sức của cộng đồng, trong 5 năm (từ năm 2010đến 2015) có 385 hạng mục, công trình được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí1.790 tỷ đồng, trong đó có 288 hạng mục, công trình giao thông nông thôn với tổngkinh phí gần 1.000 tỷ đồng; 28 hạng mục, công trình thủy lợi với tổng kinh phí xấp

xỉ 80 tỷ đồng; 80 hạng mục, công trình trường học với tổng kinh phí gần 430 tỷđồng; 21 hạng mục, công trình văn hóa với tổng kinh phí hơn 53 tỷ đồng; 17 hạngmục, công trình y tế với tổng kinh phí hơn 70 tỷ đồng và nhiều công trình, cơ sở hạtầng thuộc các lĩnh vực khác

Cùng với đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo diện mạo mới cho khu vựcnông thôn, huyện còn chú trọng chỉ đạo người dân thực hiện nhiệm vụ phát triển sảnxuất, nâng cao thu nhập Các cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển ngành nghề, làng nghề, tiểu thủ côngnghiệp; Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; Xây dựng các mô hìnhtrồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tếcao; Triển khai các mô hình khuyến nông hiệu quả

Huyện quan tâm đến công tác đào tạo nghề giải quyết việc làm cho lao độngnông thôn Kết quả từ năm 2010 đến 2015, toàn huyện tổ chức được được hơn 60lớp đào tạo nghề (chăn nuôi, thú y, điện nông thôn, trồng nấm, đúc đồng, mộc mỹnghệ, may công nghiệp…) cho hơn 2.000 lượt lao động, trong đó hơn 1.200 laođộng có việc làm sau đào tạo nghề Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn của huyện tổchức tập huấn kỹ thuật sản xuất cho hơn 3.000 lượt hộ nông dân, góp phần nâng caonăng suất, sản lượng cũng như hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp

Với sự chỉ đạo tập trung cùng sự nỗ lực, chung tay của cả cộng đồng trong thựchiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đến nay, huyện Thuận Thành

có 5/17 xã: An Bình, Song Hồ, Đại Đồng Thành, Thanh Khương, Trí Quả đượcUBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM; Các xã còn lại đều đạt từ 11 đến 17/19 tiêuchí

Phát huy những kết quả trong thực hiện chương trình, thời gian tới huyệnThuận Thành tiếp tục tập trung chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương triển khai đồng

bộ các tiêu chí, tuy nhiên có sự ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc lĩnh vực: y tế,giáo dục, nước sạch, vệ sinh môi trường Phấn đấu đến hết năm 2016 có thêm 5 xãđạt chuẩn NTM, đến năm 2020 có 80% số xã đạt chuẩn NTM [1]

Cụ thể như sau:

Xã Song Hồ

Trang 21

Xã Song Hồ có tổng 04 thôn: thôn Đông Khê, thôn Đạo Tú, thôn Tú Tháp,thôn Lạc Loài.

Sau khi tiếp thu kế hoạch xây dựng NTM của các cấp triển khai, Đảng ủy đãxây dựng nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ xây dựng NTM, UBND xã thành lập banquản lý chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, xây dựng NTM theođúng mục tiêu các cấp xác định đảm bảo sát với thực tế của cơ sở

Công tác tuyên truyền: Đảng , chính quyền , các đoàn thể nhân dân tích cựctập trung tuyên truyền bằng nhiều hình thức đến nhân dân để nhân dân hiểu rõ mụcđích, ý nghĩa và nhiệm vụ xây dựng NTM

Công tác đào tạo, tập huấn: Ban quản lý NTM của xã tham gia đầy đủ các đợttập huấn chuyên đề về xây dựng NTM do các cấp tổ chức ban quản lý NTM của xã

đi thực tế học tập mô hình kinh nghiệm xây dựng NTM của đơn vị điểm toàn quốc.[1]

a Kết quả huy động nguồn lực xây dựng NTM:

Bảng 1.1 Kinh phí thực hiện chương trình xây dựng NTM xã Song Hồ

(Theo báo cáo NTM xã An Bình năm 2015)

b Tiêu chí về môi trường:

- Yêu cầu của tiêu chí đáp ứng đủ 05 yêu cầu:

+ Là hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 90% trở lên, trong đó 50%

số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Quốc gia;

+ 90% cơ sở sản xuất – kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường.(10% còn lại tuy có vi phạm nhưng đang khắc phục);

+ Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh – sạch – đẹp, không có hoạtđộng làm suy giảm ô nhiễm môi trường;

+ Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch;

+ Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định

- Kết quả thực hiện tiêu chí:

Trang 22

+ Tình hình tổ chức triển khai thực hiện: Tuyên truyền về 5 tiêu chí thực hiện

lý theo quy hoạch Chất thải, nước thải được thu gom đúng quy định [1]

+ Khối lượng thực hiện:

Bảng 1.2 Ngân sách sử dụng cho tiêu chí môi trường tại xã Song Hồ

- Tổng số hộ trên địa bàn xã Thanh Khương hiện nay là 7800 hộ Tỷ lệ hộ

được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 90% trở lên, trong đó trên 50% số hộ sửdụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Quốc gia 100% hộ sử dụng nước giếng khoan,không còn hộ dùng nước giếng đào, nước ao hồ, trên 30% hộ lắp đặt thêm hệ thốnglọc nước, khử trùng… vv

- Tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã gồm 69 cơ sở trong đó

90% cơ sở sản xuất – kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường (10% còntùy có vi phạm nhưng đang khắc phục)

- Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh – sạch – đẹp, không có hoạt

động làm suy giảm môi trường

- Nghĩa trang 5 thôn đều có quy hoạch và có tổ, đội trông nom, quản lý theo quy

hoạch

- Chất thải rắn, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định Công tác thu

gom, vận chuyển rác thải thường xuyên được quan tâm chỉ đạo, cơ bản không cóhiện tượng tập kết rác thải bừa bãi, không đúng nơi quy định gây mất vệ sinh môitrường Các tổ đội thu gom rác thải hoạt động đung quy chế, hiệu quả, việc tập kếtrác thải tại 2 điểm trung chuyển thường xuyên được quan tâm thu dọn, quản lý và

sử dụng hiệu quả

Quán triệt và thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về bảo vệ môitrường, quy định của các cấp gắn với đặc thù của địa phương có khu, cụm công

Trang 23

nghiệp, khu trung tâm trợ Dâu, các cơ quan, đơn vị, trường học đóng trên địa bàn đểthường xuyên tuyên truyền về 5 yêu cầu thực hiện các tiêu chí về môi trương.

- Tích cực vận động người dân tham gia dự án cấp nước sạch cụm 5 xã ( Đình

Tổ, Đại Đồng Thành, Thanh Khương, Hà Mãn, Xuân Lâm) Hiện nay có 2/5 thônđang lắp đặt hệ thống đường ống mạng cấp nước, các thôn còn lại đang vận độngnhân dân đăng ký, nộp tiền để tham gia dự án [1]

Xã Đại Đồng Thành

- Đảng ủy, HĐND, UBND xã đã triển khai quán triệt kế hoạch các văn bản,

nghị quyết của trung ương, tỉnh, huyện, đề án của xã về chương trình mục tiêu quốcgia xây dựng NTM tới toàn thể cán bộ đảng viên và nhân dân trong xã

- BCĐ xây dựng NTM chỉ đạo hướng dẫn đôn đốc các thôn, thực hiện tốt các kế

hoạch chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM

- Tổ chức các hội nghị truyền thông sâu rộng tới các ban ngành đoàn thể, trên

hệ thống đài truyện hình của xã, thôn về kế hoạch đề án xây dựng NTM

- Hộ gia đình sử dụng nước sạch hợp vệ sinh là 2932/2992 hộ đạt 98%.

- Tổng số doanh nghiệp cơ sở sản xuất kinh doanh về môi trường 209/209 cơ

sở, đạt 100% cơ sở đảm bảo hợp vệ sinh môi trường

- Hàng năm UBND xã đã chỉ đạo phát động toàn dân tổng vệ sinh môi trường,

đường làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp và phát động phong trào trồng cây xanh làmcho cảnh quan ngày càng xanh, sạch, đẹp, không gây ô nhiễm môi trường

- Nghĩa trang nhân dân được xây dựng theo quy hoạch 4/4 thôn đạt 100%.

- Công tác thu gom xửa lý rác thải, chất thải, nước thải:

+ Hộ đủ 3 công trình là 2453/2992 hộ đạt 82%, đạt quy chuẩn theo quy định.+ Hộ gia đình có hệ thống thoát nước thải không gây ô nhiễm môi trường2992/2992 hộ đạt 100%

+ Có 4 tổ dịch vụ thu gom chất thải, rác thải 4/4 thôn đạt 100% [1]

Xã đình tổ

- Tổng số hộ trên địa bàn xã đình tổ hiện này là: 2874 hộ.

Trong đó số hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh (giếng khoan, nước mưa)là: 2874 hộ, chiếm tỷ lệ 100% số hộ trên địa bàn xã được sử dụng nước sạch hợp vệsinh Dự kiến năm 2016 có trên 60% số hộ dân trên địa bàn xã được sử dụng nướcmáy sạch

- Tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã là: 444 cơ sở Trong đó

tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn về môi trường là 405 cơ sở, đạt 91,2%.Tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh đang khắc phục vi phạm môi trường là 39 cơ sở,chiếm tỷ lệ 8,8%

Trang 24

- Đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa, lát gạch đạt 100%, hệ thống cống

rãnh tiêu thoát nước trên địa bàn xã thường xuyên được cải tạo, nâng cấp luôn đảmbảo thông thoáng không gây ngập lụt, lầy lội vào mùa mưa; các cơ sở sản xuất cónguy cơ gây ô nhiễm môi trường được quy hoạch tập trung, di chuyển ra xa khu dân

cư Hàng năm UBND xã phát động phong trào trồng cây xanh tại các điểm côngcộng như: trường học, trạm y tế, được giao thông liên tục, trục xã và nghĩa trang,nghĩa địa… Kết quả hàng năm trồng bổ xung được từ 2500 – 3000 cây xanh cácloại Hệ thống cổng, tường rào, sân vườn được 100% các hộ củng cố, nâng cấp luônđảm bảo sạch đẹp

- 4/4 thôn trên địa bàn xã đều có quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa, việc chôn

cất, cải táng người qua đời được thực hiện đúng theo quy định

Đặc biệt là từ khi nghị quyết số 20, 22 của HĐND tỉnh về thực hiện nếp sốngvăn minh trong việc cưới, việc tang Nhân dân xã Đình Tổ thực hiện việc điện táng,hỏa táng người qua đời đạt kết quả cao Điển hình như thôn Phú Mỹ đến nay đạt tỷ

lệ 100% số người trong thôn qua đời được đưa đi điện táng, hỏa táng, góp phần làmxanh, sạch môi trường sống và không lãng phí đất đai

- Tỷ lệ hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn chiếm trên 80%; 4/4

thôn thôn đều có hệ thống thoát nước thải, chất thải hợp lý luôn được nhân dân khơithông đảm bảo tưới tiêu thoát tố không để gây ô nhiễm môi trường;

- Về xử lý rác thải: 4/4 thôn đều có tổ thu gom rác thải hoạt động thường

xuyên đảm bảo 100% khối lượng tác thải sinh hoạt được thu gom, xử lý đưng nơiquy định Số cơ sở sản xuất kinh doanh đề được UBND xã hướng dẫn xử lý chấtthải đảm bảo theo tiêu chuẩn về môi trường Các hoạt động làm suy giảm môitrường được quản lý tốt không để phát sinh [1]

Xã Trí Quả

- Tổng số hộ trên toàn xã là 2250 hộ, trong đó 100% số hộ được sử dụng nước

sạch hợp vệ sinh

- Tổng số doanh nghiệp trong toàn xã là 8 doanh nghiệp trong đó 8/8 doanh

nghiệp đã đảm bảo vệ sinh

Cơ sở sản xuất kinh doanh có 509 cơ sở tuy nhiên công tác đảm bảo vệ sinhmôi trường vẫn đạt hiệu quả chưa cao

- Tiêu chí đường làng, ngõ xóm đảm bảo 93% là đường bê tông còn lại 7% là

đường lát gạch sạch sẽ Số xanh - sạch - đẹp không có hoạt động làm suy giảm ônhiễm môi trường là 95%

- Quy hoạch và quản lý nghĩa trang theo quy hoạch

Trang 25

Nghĩa trang nhân dân đảm bảo theo quy hoạch cụ thể theo từng thôn có quản

lý là 5/5 thôn Nghĩa trang liệt sỹ xã theo đúng quy hoạch và hình thức trangnghiêm

- Công tác thu gom, xử lý rác thải, chất thải, nước thải cụ thể như: tổng số hộ

2250 hộ có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn quy định, có hệ thống tiêu thoátnước thải, chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường không khí

và nguồn nước xung quanh đảm bảo là 100%

Hệ thống tiêu thoát nước thải của khu dân cư tập trung trong đường làng vẫncòn 4/5 thôn do ảnh hưởng của hệ thống rãnh thoát nước bị ứ đọng gây ô nhiễm môitrường là thôn Trà Lâm (đã có đề án nâng cấp sửa cải tạo)

Để đảm bảo tình hình thu gom chất thải trong thôn toàn xã đã thành lập 5/5thôn có tổ vệ sinh thu gom để tập kết rác thải về bãi trung chuyển với khối lượnghàng tháng là 120.000kg [1]

Kế hoạch thực hiện chương trình xây dựng NTM năm 2016

Đối với các xã đã đạt chuẩn NTM: thường xuyên rà soát, đánh giá cụ thể

từng tiêu chí đã đạt chuẩn theo quy định hiện hành; có giải pháp duy trì, củng cố,nâng cao các tiêu chí đã đạt chuẩn; xã Đại Đồng Thành cần có giải pháp cụ thể giản

tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 3% (đến 31/12/2015 tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mớicủa xã là 5,12%) [2]

Đối với các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2016:

- Xuân Lâm: phấn đấu đạt chuẩn 02 tiêu chí (thu thập bình quân đầu người,

hình thức tổ chức sản xuất), cụ thể:

Thu thập bình quân đầu người năm 2015 đạt 19 triệu đồng, UBND xã phốihợp với phòng lao động TB&XH, Chi cục Thống kê huyện tổ chứ điều tra chọnmẫu đánh giá thu thập bình quân đầu người trên địa bàn xã sát với thực tế Thờigian hoàn thành xong trong quý III/2016

Hình thức tổ chức sản xuất: Đảng ủy, UBND xã tập trung chỉ đạo HTXDVNN Xuân Lâm thực hiện các bước chuyển đổi theo luật HTX năm 2012, xâydựng phương án hoạt động của HTX trong nhiệm kỳ tới đạt hiệu quả Thời gianthực hiện xong trước 30/5/2016 [2]

- Xã Đình Tổ: Phấn đấu đạt chuẩn 3 tiêu chí ( Hộ nghèo, hệ thống chính trị, an

ninh trật tự xã hội), cụ thể:

Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 theo chỉ tiêu mới của xã là 3.81% trong năm 2016Đảng ủy, UBND tập trung chỉ đạo các ban, ngành đoàn thể từ xã đến nông thônphối hợp với cơ quan chuyên môn có giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các hộ

Trang 26

nghèo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập để thoát nghèo Phấn đấu giảm tỷ lệ hộnghèo xuống còn < 3%.

Hệ thống tổ chức chính trị xã hội – xã hội vững mạnh: Đảng ủy, UBND cầntập chung lãnh chỉ đạo các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - XH của xã, thônhăng hái thi đua lập thành tích, phấn đấu thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm

vụ về kinh tế - xã hội; phấn đấu năm 2016 hệ thống tổ chức chính trị - XH của xãđạt vững mạnh

An ninh, trật tự xã hội: Thực hiện tốt các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; tăngcường nắm bắt tình hình, quản lý tốt an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trênđịa bàn xã [2]

- Xã Hoài Thượng: Phấn đấu đạt 3 tiêu chí ( cơ sở vật chất văn hóa, Tỷ lệ hộ

nghèo, Y tế), cụ thể:

Cơ sở vậy chất van hóa: Nhà văn hóa xã đang đang được đầu tư xây dựng, dựkiến hoàn thành đưa vào sử dụng vào quý III/2016; Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 theotiêu chí mới là 3,06%, năm 2016 Đảng ủy, UBND xã tập trung chỉ đạo các ban,ngành đoàn thể từ xã đến thôn phối hợp với các cơ quan chuyên môn có giải pháp

cụ thể nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập đểthoát nghèo phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 3%

Y tế: trạm y tế xã đã được đầu tư xây dựng hoàn thành trong năm 2015, đềnghị đầu tư trang thiết bị chuyện môn phục vụ khám chữa bệnh đạt chuẩn theo quyđịnh trong năm 2016 [2]

- Xã Gia Đông: Phấn đấu đạt chuẩn 03 tiêu chí (Giao thông, tỷ lệ hộ

nghèo,hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh), cụ thể:

Giao thông: Đang triển khai thi công 3km đường trục xã , liên xã, dự kiếnhoàn thành trong quý II/2016; Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới nawmg 2015 là 4%.Đảng ủy, UBND xã cần tập trung chỉ đạo các ban, ngành đoang thể xã, thôn có cácgiải pháp cụ thể nhằm hôc trợ người nghèo pháp triển sản xuât, tạo việc làm nângcao thu nhập thoát nghèo Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 xuống còn 3%

Hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh: Đảng ủy, UBND xã cần tập trung chỉđạo các ngành, đoàng thể, tổ chức chính trị - XH của xã, thông hăng hái thi đua lậpthành tích, phấn đấu thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ về kinh tế - xãhội; phấn đấu năm 2016 hệ thống tổ chứ chính trị - XH của xã được vững mạnh [2]

- Xã Nghĩa Đạo: phấn đấu đạt chuẩn 03 tiêu chí (Giao thông, Thu nhập, Môi

trường), cụ thể:

Trang 27

Giao thông: Còn 2 km đường trục thôn, xóm cần đầu tư cứng hóa đạt chuẩn(hiện đã giải cấp phối đá dăm, lát gạch) Vận động nhân dân tham gia đóng góp đầu

tư xây dựng hoàn thành trong quý II/2016

Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 25,3 triệu đồng, UBND xã phốihợp với Phòng Lao động – TB&XH, chi cục thống kê huyện có kế hoạch tổ chứcđiều tra, đánh giá thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã sát thực tế Thờigian hoàn thành trong quý III/2016

Môi trường: Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt tại một số trục đường giaothông trong khu dân cư chưa có nắp đậy; công tác vệ sinh trong thôn, xóm chưađược thường xuyên Cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dântham gia giữ gìn vệ sinh môi trường; giao cho các tổ chức đoàn thể chính trị ở xã,thôn tham gia các hoạt động tự quản theo từng tuyến đường, từng xóm ngõ đảm bảomôi trường xanh – sạch – đẹp [2]

- Các xã còn lại: Căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng huy động nguồn

lực tại địa phương, các xã xây dựng kế hoạch chi tiết, đồng thời để ra các giản pháp

cụ thể nhằm thực hiện đạt chuẩn các tiêu chí, phấn đấu mỗi xã đạt chuẩn từ 2 tiêuchí trở lên Cụ thể: Tiêu chí giao thông: 02 xã ( Song liễu, Hà mãn); Tiêu chí trườnghọc: 03 xã ( Hà Mãn, Nguyệt Đức, Ngũ Thái); Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa: 01

xã (Mão Điền); Tiêu chí hộ nghèo: 01 xã ( Ninh Xá); Tiêu chí y tế: 03 xã (Ninh xá,

Hà Mãn, Ngũ Thái); Tiêu chí Văn hóa: 03 xã ( Trạm Lộ, Hà Mãn, Ngũ Thái); Tiêuchí môi trường: 04 xã (Song Liễu, Trạm Lộ, Nguyệt Đức, Ngũ Thái); Tiêu chí hệthống chính trị - xã hội vững mạnh: 04 xã ( Trạm Lộ, Ninh Xá, Song Liễu, NguyệtĐức); Tiêu chí an ninh, trật tự xã hội: 01 xã (Ninh Xá) [2]

1.3 Tổng quan về xã An Bình

1.3.1 Đặc điểm tự nhiên

Hình 1.1 Bản đồ xã An Bình

Trang 28

Xã An Bình nằm ở phía đông của huyện Thuận Thành, các trung tâm huyện lỵ1km, cách thành phố Bắc Ninh 13km, có đường tỉnh lộ 282 chạy qua và Quốc lộ 38nằm liền kề rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Tổngdiện tích tự nhiên 804,63 ha Trong đó diện tích canh tác là 489,9 ha Dân số trong

xã khoảng hơn 9120 người, với 2153 hộ gia đình trong 06 thôn chạy dọc từ đôngsang tây bao gồm: thôn Đường, thông Giữa, thôn Chợ, thôn Yên Nghô, thônThương Vũ và thôn Nghi Khúc

Vị trí xã An Bình tiếp giáp: phía Bắc giáp xã Mão Điền, xã Hoài Thượng; PhíaNam giáp xã Trạm Lộ; phía Đông giáp xã Đại Bái – huyện Gia Bình; Phía Tây giápThị trấn Hồ

Hiện tại trên địa bàn xã đã có 05 doanh nghiệp vừa và nhỏ vào địa phươngthuê đất với tổng diện tích 22 ha ( 04 doanh nghiệp sản xuất và 01 doanh nghiệpkinh doanh du lịch sinh thái) và 55 ha khu công nghiệp thuận thành II giai đoạn 1

Số các hộ kinh doanh buôn bán dịch vụ trên địa bàn xã là 422 hộ [3]

1.3.2 đặc điểm kinh tế - xã hội

“điện, đường, trường, trạm”, tạo điều kiện cho người dân tập trung phát triển kinh tếcũng như những tinh thần được nâng cao

Trong những năm qua cán bộ địa phương rất trú trọng trong việc chuyển giaokhoa học kỹ thuật, dạy nghề có người dân (nhất là đối với những hộ nghèo) Đã córất nhiều những giải pháp, chính sách hỗ trợ được áp dụng vào sản xuất nôngnghiệp như: hỗ trợ kinh phí mua giống tốt, phòng chống dịch bệnh, đưa vào nhữnghình thức sản xuất mới có hiệu quả… Đặc biệt, đáng quan tâm hơn là việc thực hiệnchủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập cho nông dân, Hợp tác

xã Nông nghiệp An Bình đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Thuận Thànhxây dựng mô hình trồng dưa chuột sạch Ban đầu chỉ có hơn 20 hộ tham gia vớidiện tích 1,5 ha trên đất 2 lúa Được hợp tác xã hỗ trợ tiền giống, Trạm Khuyếnnông tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái sản phẩm…, bà con đã mạnh dạntham gia Đến nay, đã có 5/6 thôn của xã trồng dưa chuột, với năng suất bình quân 3

Trang 29

- 4 tấn/sào, bà con lãi ròng khoảng 30- 40 triệu đồng/ha Điều đáng ghi nhận là,nông dân An Bình đã có ý thức xây dựng thương hiệu dưa chuột sạch, bằng việchạn chế tối đa lượng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng duy nhất một lần vào thờiđiểm khi cây mới mọc được 3-4 lá ( 20 ngày tuổi).

Không chỉ bó hẹp ở trong lĩnh vực nông nghiệp mà còn thử nghiệp ở một sốlĩnh vực khác như: xây dựng, kinh doanh ở một số mặt hàng…

Sự quan tâm của chính quyền địa phương, nỗ lực của người dân cùng với điềukiện thuận lời của địa bàn xã đã thu hút các doanh nghiệp về đầu tư tạo công ăn việclàm cho nhiều người dân thì đã giúp cho nền kinh tế xã An Bình luôn ổ định vàđang trên đà tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng Từ đó làm tiền đềcho thu nhập của người dân luôn ổ định và tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyêntăng cao [4]

Văn hóa – xã hội

Với truyền thống của nền văn hóa cố xưa người Kinh Bắc thì xã An Bình vẫngiữ được những nét văn hóa tiêu biểu của riêng mình, những lễ hội đầu năm hàngnăm vẫn thường xuyên được tổ chức tạo đà tinh thần, tôn giáo tín ngưỡi rất lớn chongười dân địa phương để bước vào một năm sản xuất cũng như làm kinh tế đầythuận lợi của mình

Với việc nhận thức của người dân đang ngày được tăng cao thì trên địa bàn xã

đã không còn những hủ tục cổ xưa mà thay vào đó là nếp sống văn minh trong việccưới hỏi, ma chay, lễ hội, phòng trống tham những, lãng phí… Năm 2010, đã có 6/6thôn thuộc địa bàn xã đã được công nhận là làng văn hóa

Đối với văn hóa thể thao thì các hoạt động về văn hóa nghệ thuật và TDTTđược triển khai mạnh mẽ và rộng khắp Những hoạt động TDTT của huyện cũngnhư của tỉnh tổ chức luôn được người dân địa phương hưởng ứng nhiệt tình và thamgia hết mình đem lại kết quả rất khả quan và đáng khích lệ Công tác quản lý di tích

và hoạt động lễ hội được ban lãnh đạo quan tâm, chỉ đạo [4]

1.3.3 Thông tin về việc thực hiện 19 tiêu chí trong bộ tiêu chí về nông thôn mới

xã An Bình

Xã An Bình là một trong hai xã thí điểm của huyện Thuận Thành (cùng với xãSong Hồ) trong công cuộc xây dựng theo mô hình NTM của Quốc gia Là xã đi đầutrong việc hình thành và xây dựng mô hình NTM của huyện Thuận Thành, vì vậy

mà xã đã được sự đầu tư và chú trọng rất lớn cả về phương thức thực hiện cũng nhưkinh phí của chính quyền huyện

Ngay từ khi nhận được kế hoạch số 02/KH – BCĐ ngày 21/03/2011 của Banchỉ đạo chương trình mực tiêu Quốc gia xây dựng NTM huyện Thuận Thành về kế

Trang 30

hoạch chi tiết chỉ đạo xã An Bình triển khai xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2011.Đảng ủy – UBND xã đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc: Đảng ủy đã cóquyết định số 52/NQ – ĐU ngày 28/01/2011 về xây dựng NTM UBND xã tậptrung chỉ đạo thành lập Ban Quản lý xây dựng NTM gồm 23 thành viên do đồng chíchủ tich UBND xã là trưởng ban; tổ giúp việc gồm 25 thành viên do đồng chí phóchủ tịch UBND xã phụ trách kinh tế làm tổ chưởng Phân công nhiệm vụ cho từngthành viên, xây dựng đề án NTM trên địa bàn.

Kết quả bước đầu rà soát của UBND xã tổn số tiêu chí xã tổ chức tự đánh giáđạt chuẩn nông thôn mới là 12/19 tiêu chí đạt 63,2%, còn 07/19 tiêu chí chưa đạtchuẩn, gồm: Quy hoạch, giao thông, thủy lợi, bảo hiểm y tế, tỷ lệ hộ nghèo, thunhập bình quân, môi trường

Sau 04 năm tiếp tục lỗ lực thực hiện, địa bàn xã đã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí cụthể như sau: Năm 2011 thực hiện hoàn thành 02 tiêu chí (Quy hoạch, hộ nghèo);năm 2012 thực hiện hoàn thành 02 tiêu chí (Thu nhập và Thủy lợi); năm 2013 thựchiện hoàn thành 01 tiêu chí về Môi trường; năm 2014 thực hiện hoàn thành 02 tiêuchí (y tế và giao thông) [4]

Tổng kinh phí thực hiện xây dựng NTM của xã được thống kê trong bảng sau:

Bảng 1.3 Bảng kinh phí thực hiện xây dựng NTM xã An Bình năm 2015

(Theo báo cáo NTM xã An Bình năm 2015)

Chi tiết 19 tiêu chí như sau:

a Tiêu chí số 01 về Quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch

Triển khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo chương trình xâydựng NTM với sự tham gia của các đồng chí trong BCH Đảng ủy, trưởng ngành,trưởng thôn tham gia vào các nội dung quy hoạch, thê đơn vị tư vấn có đủ năng lựcthực hiện nhiệm vụ được giao Trong đó tập trung vào các quy hoạch cụ thể là: quyhoạch chung về NTM; quy hoạch mạng lưới điểm dân cư đạt chuẩn theo quy định

từ giai đoạn 2010 – 2020; quy hoạch sản xuất nông nghiệp đến năm 2020; quyhoạch chỉnh trang khu trung tâm của xã và quy hoạch chi tiết hệ thống giao thôngthủy lợi đến nay đã hoàn thành và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sởcho tổ chức thực hiện xây dựng các dự án, bảo đảm đúng quy hoạch chung

Trang 31

Tổng kinh phí thực hiện tiêu chí là 350 triệu đồng, trong đó ngân sách từ tỉnh

là 300 triệu đồng, chiếm 85,7%; ngân sách từ xã là 50 triệu đồng, chiếm 14,3% [4]

b Tiêu chí số 02 về giao thông

Là một xã khá phát triển do đó hệ thống giao thông xã An Bình tương đốihoàn chỉnh Tổng toàn xã có 4.430m đường trục xã và 23.600m đường các thôn.Hiện trạng đường trục xã 3km đã được bê tông hóa và 95% ngõ, xóm các thôn đềuđược bê tông hóa Đường giao thông nội đồng đã được quy hoạch

Trong năm 2011, UBND xã đã tập trung lập dự án thi công đoạn đường giaothông nông thôn gồm 38 gói công trình với tổng giá trị 69.454 triệu đồng, cụ thể:đường trục xã gồm :14 gói công trình chiếm 24.068 triệu đồng; đường giao thôngcác thôn: 22 gói công trình chiếm 36.308 triệu đồng; đường giao thông nội đồng: 02gói công trình Đến nay đã tổ chức thi công và hoàn thành với các nguồn ngân sáchnhư sau:

Bảng 1.4 Bảng nguồn ngân sách thực hiện xây dựng tiêu chí giao thông xã

(Theo báo cáo NTM xã An Bình năm 2015)

c Tiêu chí số 03 về thủy lợi

Hệ thống thủy lợi của xã được quy hoạch khá hoàn chỉnh, bao gồm các tuyếnkênh tưới, tiêu hợp lý, gồm 06 kênh dẫn, kênh tưới chính của các trạm bơm cục bộvào trên địa bàn xã như: Kênh B 17A: 1200m; kênh từ trạm bơm số 1 đi Ba Đường,Đồng Trắng dài 800m; kênh tưới B17C dài 850m; kênh tưới B15 dài 760m; kênhtưới từ trạm bơm Mão Điền về Nghi Khúc dài 1000m

Cả xã có 02 trạm bơm của Nhà nước đặt trên địa bàn và 02 trạm bơm cục bộ

để phục vụ tưới tiêu Tuy nhiên, cả xã hiện có khoảng 1,5km kênh mương cứng,một số kênh giáp khu dân cư còn chưa được tu bổ, nạo vét thường xuyên, do đóviệc phục vụ tưới tiêu còn hạn chế

Trong năm 2011, UBND xã đã lập kế hoạch 06 gói công trình, trị giá khoảng10.499,945 triệu đồng và tổ chức thi công 02 gói công trình, với tổng chiều dài là1km, trị giá 3 tỷ đồng Đến nay, An Bình đã có hệ thống kênh mương được thiết kế

và bê tông hóa phù hợp với thực trạng cả 6 thôn, phục vụ đắc lực trong sản xuấtnông nghiệp [4]

d Tiêu chí số 04 về Điện nông thôn

Trang 32

Xã có hệ thống điện hạ thế dài khoảng 15km Tất cả các tuyến đường vào ngõ,xóm đều có bóng đèn 100% hộ sử dụng điện trực tiếp từ lưới điện Quốc gia Hiệntại số lượng đèn chiếu sáng của xã được trang bị đầy đủ, kịp thời Số trạm biến ápcủa xã: 08 trạm và tất cả đều đạt yêu cầu

Năm 2014, UBND xã đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện dự án lắp đặt

hệ thống đèn chiếu sáng đoạn đường từ ngã tữ Yên Ngô, Thường Vũ đi Di tích lịch

sử đền Bình Ngô và đoạn đường từ cổng bà Thảo đi cống xã [4]

f tiêu chí số 06 về cơ sở vật chất, văn hóa

Toàn xã có 6/6 nhà văn hóa chức năng, trong đó 5/6 nhà văn hóa được đầu tưxây dựng trước năm 2010, còn 01 nhà văn hóa đã năng ( thông Nghi Khúc) đượcxây dựng vào năm 2014 Mỗi nhà văn hóa có sức chứa khoảng 250 đến 300 chỗngồi và đều phát huy và khai thác tốt giá trị đầu tư [4]

g Tiêu chí số 07 về Chợ nông thôn

An Bình có 01 chợ trung tâm xã đầu tư xây dựng trong 02 năm (2009 – 2010).Chợ họp 1 tháng 06 phiên, đồng thời hằng ngày có khoảng 20 tiểu thương khai thác

và sử dụng các Ki-ôt Riêng tại 6/6 thôn đều hình thành các chợ cóc, khu buôn bánnhỏ và khu dịch vụ ăn uống của xã Trên địa bàn xã có 05 quán kinh doanh thức ăn;

30 quán giải khát ven đường; 57 quán kinh doanh cố định; 06 cơ sở chế biến; 05điểm kinh doanh trong lĩnh vực giải trí Tổng kinh phí thực hiện lên tới 1.100 tỷđồng với chủ yếu là ngân sách tỉnh [4]

h Tiêu chí số 08 về Bưu điện

Xã có 01 điểm bưu điện văn hóa đạt chuẩn và 02 điểm bưu điện văn hóa củathôn, hiện vẫn đang hoạt động và phục vụ tốt nhu cầu của người dân

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con ngời cũng dần pháttriển Với vị trí địa lý hết sức thuận lợi người dân An Bình được hội nhập và tiếpcận nhanh chóng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin Toàn xã cókhoảng 5.000 điện thoại di động; số điện thoại cố định là 832 chiếc; bình quân 2,3

hộ lại có 01 điện thoại Tổng số máy vi tính là 500 máy Số máy vi tính có kết nốiinternet là 400 máy.[4]

Trang 33

i Tiêu chí số 09 về Nhà ở dân cư

Tổng số nhà ở trên địa bàn xã là: 1837 căn; trong đó có hơn 70% nhà kiên cố,không có nhà tranh tre dột lát [4]

k Tiêu trí số 10 về Thu nhập

Tổng số thu nhập xã hội trên địa bàn xã An Bình năm 2010 là 197 tỷ đồng, thunhập bình quân đầu người là 22,5 triệu đồng/người/năm Năm 2011, Đảng ủy,UBND xã đã tập trung chỉ đạo đầu tư hỗ trợ cho nông nghiệp, đưa tỷ lệ lúa lai đạttrên 50% tổng diện tích, lúa chất lượng cao trên 20% tổng diện tích Tập trung đónbắt 05 doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn thuê đất với tổng diện tích gấn 80 ha Tuyêntruyền, vận động nhân dân tích cực tham gia lao động sản xuất, tăng thu nhập Mặtkhác, khuyến khích phát triển các ngành nghề dịch vụ truyền thống của địa phươngnhư: mộc dân dụng, xay sát, làm đậu Động viên con em địa phương ra ngoài pháttriển kinh tế Năm 2012 tổng doanh thu trên địa bàn xã đạt 225,2 tỷ đồng, thu nhậpbình quân đầu người đạt 245 tỷ đồng/người/năm Năm 2013 tổng thu nhập trên địabàn xã đạt 245 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 26,5 triệuđồng/người/năm Năm 2014 tổng thu nhập trên địa bàn đạt 265 tỷ đồng, thu nhậpbình quân đầu người đạt 29 triệu đồng/người/năm [4]

l Tiêu chí số 11 về Hộ nghèo

Năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo toàn xã là 7,2% (146 hộ) chưa đáp ứng được yêucầu Năm 2011 Đẳng ủy – UBND xã đã tập trung lãnh đạo cùng các cấp, các ngànhhỗ trợ được 45 hộ nghèo xóa nhà tranh tre, môi hộ là 30 triệu đồng, phối hợp vớiliên minh HTX thực hiện nuôi gà an toàn cho 100 hộ nghèo trong xã trị giá 3 triệuđồng/hộ Ngoài ra, tổ chức tập huấn, nâng cao khoa học kỹ thuật, thâm canh sảnxuất cho hộ nghèo, đưa nhiều giống cây con có giá trị kinh tế cao như: lúa lai, lúachất lượng cao, các cây hoa màu như: dưa chuột, dưa gang, bí xanh… kết quả ràsoát hộ nghèo năm 2011, số hộ nghèo của toàn xã còn 56 hộ, chiếm 2,77% Năm

2012 là 48 hộ, chiếm 2,33%; Năm 2013 là 46 hộ, chiếm 2,23%; Năm 2014 là 45 hộ,chiếm 2,17%; Tổng kinh phí thực hiện cho tiêu chí này là 3.667,5 triệu đồng [4]

m Tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên

Dân số An Bình là dân số trẻ nên An bình có lực lượng lao động khá dồi dàochiếm 57% trong độ tuổi lao động, ứng với 5.010 người

Trong đó:

Lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp: 3.256 người, chiếm65% lực lượng lao động toàn xã; lao động làm việc trong lĩnh vực tiểu thủ côngnghiệp, dịch vụ, thương mại, công chức, viên chức nhà nước 1722 người, chiếm

Trang 34

28% lực lượng lao động toàn xã (trong đó có 550 hộ làm việc trong các xí nghiệp,doanh nghiệp trên địa bàn huyện và các vùng lân cận).

Đây là lực lượng lao động hùng hậu trong các công cuộc đổi mới, xây dựng vàphát triển văn hoá xã hội của xã Song vấn đề khó khăn nhất của An Bình hiện nay

là giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn cho người laođộng Hầu hết số lao động có việc làm nhưng khoảng thời gian nông nhàn còn lớn

Do đó, để phát huy tổng thể mọi nguồn lực trong quy hoạch, phát triển của xã, cầnđặc biệt quan tâm đến đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề và mở các khóa đào tạonhân cấy nghề mới cho người lao động [4]

n Tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất

Song song với phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, An Bình cũng đẩy mạnh pháttriển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ môi trường Ngoàisản xuất tập trung theo dự án, xã đã tăng nguồn vốn hỗ trợ nông dân thông quachương trình khuyến nông, khuyến công Đặc biệt là vốn tín dụng để hình thành các

mô hình, dự án sản xuất có hiệu quả kinh tế Chú trọng phát triển HTX dịch vụnông nghiệp, coi đây là cấu nối giữa nông dân và các tổ chức khoa học, kỹ thuật,các doanh nghiệp Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tập huấn chuyểngiao khoa học kỹ thuật, các lớp dạy nghề cho nông dân, giải quyết cơ bản việc làm.Đặc biện chú trọng đến chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề cho hộ nghèo,giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo

Năm 2014, thực hiện kế hoạch của UBND huyện chuyển đổi HTX hoạt độngtheo luật HTX năm 2012 UBND xã đã dây dựng kế hoạch và ra quyết định thànhlập BCĐ chuyển đổi HTX hoạt động theo luật năm 2012 Trong thời gian tới, đểphát huy tốt vai trò, trách nhiệm của HTX Không chỉ hoạt động bó hẹp trong lĩnhvực nông nghiệp mà còn thử nghiệm ở một số lĩnh vực khác như: xây dựng, kinhdoanh một số mặt hàng…[4]

o Tiêu chí số 14 về giáo dục

Trong những năm qua, phong trào giáo dục của xã luôn được cấp ủy Đảng,chính quyền quan tâm, phát triển toàn diện Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàngnăm được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt từ 90% - 95%

Tỷ lệ học sinh đỗ vào cấp III và số học sinh đỗ vào các trường đại học ngày càngcao.[4]

p Tiêu chí số 15 về y tế

Xã có 1 trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia, với đội ngũ y, bác sỹ là 09 người có 05giường bệnh Năm 2010, trạm y tế được đầu tư với đầy đủ cơ sở hạ tầng, các trang,thiết bị đáp ứng về nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân Công tác chăm sóc sức

Trang 35

khỏe cho người dân được thực hiện tốt Chất lượng khám chữa bệnh có nhữngchuyển biến tích cực Công tác tiêm chủng đảm bảo an toàn cao; vệ sinh an toànthực phẩm được chú trọng Mỗi năm có khoảng 5500 lượt người đến khám, chữabệnh tại trạm Ngoài ra trạm còn mời đoàn các y bác sỹ giỏi có nhiều kinh nghiệmtại các tuyến trung ương, tỉnh, huyện về để điều trị và khám chữa bệnh cho ngườidân trong xã.

Tuy nhiên, trong những năm qua tỷ lệ người dân An Bình tham gia bảo hiểmchưa cao, chiếm 27% tổng số dân Năm 2011, 2012 Đảng ủy – UBND xã đã có chủtrương chỉ đạo , tuyên truyền, vận động các tổ chức chính trị, xã hội cả 4 cấp học,đối tượng chính sách và toàn thể người dân tham gia đóng bảo hiểm y tế tự nguyện

Mở các lớp tư vấn về các loại hình bảo hiểm trên địa bàn xã, khuyến khích, cử cáchội viên, đoàn viên ưu tú của các tổ chức tham gia làm đại lý bảo hiểm đến tận nhàdân để tư vấn lợi ích vủa việc tham gia bảo hiểm Do vậy, toàn xã số người tham giabảo hiểm đã đạt 53% tổng dân số Năm 2014, bằng sự tuyên truyền, vận động ngườidân tích cực tham gia bảo hiểm y tế nhằm đảm bảo an sinh xã hội Giao chỉ tiêu cụthể cho các ngành, đoàn thể, các thôn, các trường học Qua gần 1 năm tổ chức thựchiện đến nay An Bình đã có trên 70% tổng dân số tham gia mua bảo hiểm y tế [4]

p Tiêu chí số 16 về văn hóa

Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên nhằm thực hiện tốt các công táctuyên truyền với nhiều nội dung thiết thực Tổ chức triển khai kế hoạch hành độngthực hiện đồng bộ các giải pháp của Chính phủ về nếp sống văn minh trong việccưới, việc tang, lễ hội, phòng trống tham nhũng, lãng phí… Năm 2010, 6/6 thônthuộc địa bàn xã đạt chuẩn làng văn hóa; trên 90% đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.Khai thác sử dụng tốt các tiết chế văn hóa ở các điểm nhà văn hóa thôn, các côngtrình tâm linh như: Đình, Đền, Chùa trên địa bàn xã [4]

q Tiêu chí số 17 về môi trường

Qua kết quả rà soát bước đầu tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh trong toàn xãđạt 100% hộ dân đều sử dụng nước giếng khoan ở tầng nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh

Tỷ lệ hộ dân xây dựng 03 công trình vệ sinh đạt chuẩn là 60%

Tình hình xử lý chất thải: các thôn trên địa bàn xã đều có đội thu gom rác thải,

vệ sinh môi trường, tổng số người làm công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn xã

là 14 người, bình quân môi trường được hưởng mức lương là751.000đ/người/tháng Năm 2011, UBND xã đã tổ chức quy hoạch và lập dự ántoán thi công 06 bãi rác thải ở 6 thôn với trị giá trên 1,6 tỷ đồng Đồng thời tăngcường công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân cũngnhư người làm công tác vệ sinh môi trường [4]

Trang 36

s Tiêu chí số 18 về hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh

Xã An Bình có 01 đảng bộ cơ sở và 12 chi bộ trực thuốc, với 296 đảng viên,trong đó có 06 chi bộ khối nông thôn; 04 chi bộ khối nhà trường; 02 chi bộ cơ quan.Đảng bộ An Bình nhiều năm liền được công nhận là Đảng bộ trong sạch, vữngmạnh Năm 2014, đảng bộ An Bình được công nhận là đảng bộ trong sạch vữngmạnh tiêu biểu

UBND xã đã có nhiều cố gắng trong chỉ đạo điều hành, cụ thể hóa các chủtrương, nghị quyết của cấp ủy Công tác quản lý hành chính nhà nước trên lĩnh vựcđời sống xã hội được tăng cường, đổi mới thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế 1của bước đầu có hiệu quả Công tác tiếp dân giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo củacông dân thường xuyên được duy trì thực hiện nghiêm túc Năm 2012 Bộ trưởng Bộgiao thông vận tải tặng bằng khen trong công tác xây dựng đường giao thông nôngthôn Năm 2013 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen trong xây dựng nôngthôn mới

Trình độ cán bộ không ngừng được nâng cao, với 34 người, gồm: 11 cán bộcông chức, 08 cán bộ chuyên trách và 15 cán bộ không chuyên trách ( trong đó Đạihọc 08 người; trung cấp 09 người; sơ cấp 12 người)

Về trình độ chính trị: trung cấp 12 người; sơ cấp 07 người [4]

t Tiêu chí số 19 về an ninh, trật tự xã hội được giữ vững

Thường xuyên quan tâm lãnh đạo tổ chức quán triệt các chỉ thị nghị quyết vềbảo đảm ANCT, công tác đấu tranh phòng trống âm mưu Diễn biến hòa bình củachủ nghĩa Đế quốc và các thế lực thù địch được duy trì phát huy hiệu quả Công tácđấu tranh phòng trống tội phạm và các tệ nạn xã hội được duy trì, góm phần củng

cố và giữ vững được an ninh chính trị tại địa phương Chú trọng và chăm lo đảmbảo đủ mạnh về con người, đủ dụng cụ, phương tiện và điều kiện vật chất cho độingũ an ninh để hoàn thành tốt nhiệm vụ Do vậy, các vụ việc vi phạm trật tự an toàn

xã hội được phát hiện, xử lý kịp thời [4]

Ngày đăng: 31/07/2016, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w