Để quá trình đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả đối với môn địa lí theo chủ trương của bộ giáo dục đồng thời tích hợp những vấn đề mang tính thời sự giáo dục học sinh qua những bài
Trang 1I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định mục tiêu tổng quát của đổi mới là: Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo và làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc có hiệu quả Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt, có cơ cấu và phương thức hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; hệ thống giáo dục được chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc Hướng tới mục tiêu đó, cần phải đổi mới đồng bộ về mục tiêu giáo dục, chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục, cách thức kiểm tra, đánh giá và công tác quản lí giáo dục Với đặc thù môn địa lí ở trường thpt được lồng ghép nhiều nội dung mang tính thời sự để giáo dục học sinh như: “giáo dục học sinh hướng về biển đảo quê hương”, “ giáo dục học sinh tiết kiệm năng lượng”, “ giáo dục học sinh bảo vệ môi trường và tài nguyên”, “ rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh” và dạy học môn địa lí lổng ghép giáo dục học sinh bảo vệ di sản địa phương thông qua các buổi học ngoại khóa Để quá trình đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả đối với môn địa lí theo chủ trương của bộ giáo dục đồng thời tích hợp những vấn đề mang tính thời sự giáo dục học sinh qua những bài dạy trong chương trình địa lí lớp 10, 11, 12 là một vấn đề không dễ Để quá trình tích hợp nội dung giáo dục trong bộ môn địa lí có hiệu quả, đồng thời thực hiện dạy học theo hướng nghiên cứu bài học có hiệu quả ở trường thpt Điểu Cải, là một tổ
trưởng bộ môn tôi mạnh dạn chon chuyên đề: “ sinh hoạt tổ địa lý theo
chuyên đề ” làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình Quá trình thực hiện
chuyên đề tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng cơ bản đã thực hiện và đạt được một số kết quả quan trọng: Kết quả giáo dục nâng cao, được quý đồng nghiệp hưởng ứng, ban giám hiệu nhà trường chấp nhận và học sinh hưởng ứng tích cực
Trang 2
II.CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
Theo xu hướng mới của bộ giáo dục, các cơ sở giáo dục trung học, tổ
chuyên môn và giáo viên được chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của học sinh Nhà trường tổ chức cho giáo viên rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa, điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản, xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn; chú trọng giáo dục đạo đúc và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật Điều 16 bộ giáo dục quy định
nhiệm vụ của tổ chuyên môn như sau:
1 Giáo viên trường Trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học Mỗi tổ chuyên môn có một tổ trưởng và một hoặc hai tổ phó
do Hiệu trưởng cử
2 Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn sử dụng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các qui định khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo
b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; kiểm tra đánh giá chất lượng, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường
c) Đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên
3 Tổ chuyên môn sinh hoat hai tuần một lần
Kế hoạch giáo dục của mỗi trường học xây dựng từ tổ bộ môn, được phòng, sở góp ý, phê duyệt làm căn cứ thực hiện và kiểm tra
Căn cứ vào những chủ trương của bộ giáo dục và quyền hạn của tổ bộ môn địa lí ở trường trung học phổ thông, tổ địa lí xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo chuyên đề Mỗi buổi sinh hoạt chuyên đề gắn liền với những chủ
đề mà tổ đã đưa ra trong kế hoạch sinh hoạt, những chủ đề mang tính thiết thực, thời sự, gắn liền nội dung môn học Thông qua những buổi sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề thành viên trong tổ đúc kết được vấn đề trọng tâm kiến thức để truyền thụ cho học sinh thông qua những tiết dạy, đồng thời qua những buổi sinh hoạt tổ theo chuyên đề các tổ viên mạnh dạn đưa ra những đóng góp thiết thực làm cho nội dung sinh hoạt tổ phong phú Những buổi sinh hoạt tổ thực sự là những buổi thảo luận về chuyên môn giúp cho quá trình giảng dạy tốt hơn, hạn chế những buổi sinh hoạt chuyên môn mang tính hình thức
Để hoạt động sinh hoạt chuyên đề ở tổ bộ môn hiệu quả hãy bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ Ngoài ra, tổ chuyên môn cần thống nhất với nhau về việc sẽ ra quyết định thế nào khi giải quyết vấn đề và xác định các nguyên tắc làm việc của tổ
Trang 3Những buổi họp là cách thức hiệu quả để bồi đắp tinh thần đồng đội và thói quen làm việc theo nhóm của tổ chuyên môn Để tạo sự đồng thuận mọi thành viên của tổ cần thống nhất về việc phải nhắm tới các mục tiêu nào và bàn định các biện pháp thực hiện
Phân công nhiệm vụ phù hợp, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai trò của mỗi thành viên trong tổ: Mỗi giáo viên sẽ làm việc hết mình nếu họ được đánh giá đúng năng lực, sử dụng đúng và được tin tưởng Sự phân công rõ ràng trách nhiệm của từng giáo viên sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của tổ chuyên môn
Phát huy tốt vai trò của nhóm trưởng, tổ trưởng là nguồn sinh lực, người liên hệ chính giữa tổ và các bộ phận khác trong trường, là người phát ngôn cho tổ
Xây dựng môi trường khuyến khích mọi người làm việc: Trong tổ chuyên môn luôn tuân thủ kế hoạch đã vạch ra; làm việc đúng giờ, tôn trọng, nêu cao tinh thần hợp tác và chia sẻ, dân chủ, công bằng, đánh giá đúng năng lực
và sự cống hiến của các thành viên trong tổ, thừa nhận sự khác biệt cá nhân, cùng theo đuổi mục tiêu chung của tổ đề ra
Trong hoạt động của một tổ chức, các cá nhân có thể là nguồn phát sinh những ý tưởng sáng tạo nhất, nhưng nhóm làm việc vẫn là công cụ tốt nhất của tổ chức để biến các ý tưởng thành hiện thực
Mỗi chuyên đề tổ đưa ra sinh hoạt phải gắn liền với nội dung môn học, thông qua những chuyên đề là những nguồn tư liệu quý giá để giáo viên trong tổ truyền thụ đến học sinh
Tên mỗi chuyên đề gắn liền với tính thời sự của ngành giáo dục, của đất nước, thông qua những buổi sinh hoạt chuyên đề giúp cho quá trình lồng ghép kiến thức vào môn địa lí tốt hơn ở trường trung học phổ thông, giúp cho giáo viên giảng dạy hiểu sâu kiến thức hơn khi truyền thụ đến học sinh Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề cũng là hoạt động sinh hoạt chuyên môn nhưng ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: Học sinh học như thế nào? học sinh đang gặp khó khăn
gì trong học tập? nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không, kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không? cần điều chỉnh điều gì và điều chỉnh như thế nào? Và qua những buổi sinh hoạt tổ theo chuyên đề, tổ thống nhất nội dung giảng dạy cho học sinh qua những buổi thảo luận chuyên môn, tránh những bất đồng ý kiến về kiến thức giữa các thành viên trong tổ
Những buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề khác nhau làm cho buổi sinh hoạt chuyên môn thêm sinh động, cuốn hút thành viên trong tổ tham gia đóng góp, hạn chế những buổi sinh hoạt tổ theo tính hình thức
Trang 4III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP:
Dựa trên thực tế tổ địa lý trường thpt Điểu Cải có 6 giáo viên trong đó trực tiếp giảng dạy 6 giáo viên và 4 giáo viên làm công tác chủ nhiệm, 1 giáo viên làm công tác đoàn trường Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ theo các mục tiêu sau:
+ Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức học tập
+ Tạo động lực làm việc cho thành viên trong tổ
+ Tăng cường khả năng làm việc nhóm trong tổ chuyên môn
+ Khuyến khích quá trình tự học, tự bồi dưỡng của các thành viên trong tổ
Tổ địa lí có 06 giáo viên
TT Họ và tên Ngày sinh Chức vụ trường đại học Tốt nghiệp
Năm vào ngành
1 Phạm Văn Lâm 07/06/1980 Tổ trưởng Sư phạm Huế 09/2003
2 Ngô thị Bích
Thuận
20/08/1981 Giáo viên Sư phạm Huế 09/2003
3 Đào Thị Thu 31/08/1982 Giáo viên Khoa học Huế 09/2006
02/11/1979 Giáo viên Khoa học Huế 09/2007
6 Lưu Thị Soa 10/10/1984 Giáo viên T.phố Hồ Chí
Minh
09/2008
Phân công chuyên môn
+ Môn: Địa lý
+Kỳ I: khối 12 (1 tiết), khối 10 dạy (2 tiết); khối 11 (dạy 1 tiết) /tuần
+Kỳ II: khối 12 (2 tiết), khối 10 dạy (1 tiết); khối 11 (dạy 1 tiết) /tuần
Trang 5Giáo viên Phụ trách giảng dạy các lớp Kiêm
11
10 Phạm Thị An 12CB1,12CB4,12CB7,10 A1,10
NĂM HỌC 2014 – 2015
Căn cứ vào kế hoạch về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2014- 2015
của Trường THPT Điểu Cải
Căn cứ vào điều kiện thực tế của Tổ Địa Lý trong năm học 2014 -
2015
Tổ Địa Lý xây dựng kế hoạch cụ thể về sinh hoạt tổ theo chuyên đề
như sau:
1 / MỤC TIÊU :
a/ Với giáo viên:
- Thông qua các quy trình nghiên cứu bài học, giúp giáo viên tìm các
giải pháp trong quá trình dạy học nhằm nâng cao kết quả học tập của học
sinh Người dự giờ tập chung phân tích hoạt động học của học sinh, phát
hiện những khó khăn mà học sinh gặp phải, tìm các giải pháp nhằm nâng
cao kết quả học tập, mạnh dạn đưa ra những thay đổi, điều chỉnh nội dung,
cách dạy cho phù hợp
- Tạo cơ hội cho giáo viên phát triển năng lực chuyên môn, tiềm năng
sáng tạo Thông qua việc dạy và dự giờ minh họa mỗi giáo viên tự rút ra bài
học kinh nghiệm để vận dụng trong quá trình dạy học của mình
- Giáo viên tự tin, chủ động, sáng tạo, tìm ra biện pháp để nâng cao
chất lượng dạy
Trang 6và học; có cơ hội nhìn lại quá trình dạy để kịp thời điều chỉnh; quan tâm đến
học sinh nhiều hơn; cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp, sẵn sàng chia sẻ
và giúp đỡ đồng nghiệp, tôn trọng và học hỏi lẫn nhau
b/ Với học sinh:
Kết quả học tập được cải thiện, học sinh trở thành trung tâm của quá
trình dạy học, các em hứng thú học tập môn địa lí
2/ KẾ HOẠCH CỤ THỂ:
Thứ
tự Thời gian
Nội dung chuyên đề sinh hoạt
Người thực hiện
Điều chỉnh bổ sung
Lần 1 Tháng 9
- Triển khai nội dung chuyên
đề “Đổi mới SHCM theo nghiên cứu bài học”
- Họp tổ chuyên môn xác định mục tiêu bài học
- Tất cả các thành viên trong tổ tham gia soạn giáo án mẫu
- Tổ trưởng
- Cả tổ Địa
- Cô Soa
………
………
………
………
Lần 2 Tháng 10 - Họp tổ, nhóm chuyên môn thảo luận xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu - Cử đại diện giáo viên dạy minh họa - Phân công vị trí dự giờ, quan sát, hỗ trợ - Tổ trưởng, tất cả thành viên trong tổ - Cô Soa dạy minh họa ………
………
………
………
………
………
Lần 3 Tháng 11 - Sinh hoạt tổ theo chuyên đề: “ giáo dục học sinh 12 hướng về biển, đảo quê hương” - Cả tổ Địa ………
………
………
………
………
Lần 4 Tháng 12 - Sinh hoạt tổ theo chuyên đề:“ Tích hợp kiến thức giáo dục học sinh tiết kiệm năng lương trong chương trình địa lí thpt” - Cả tổ Địa ………
………
………
………
………
…………
Trang 7Lần 5 Tháng 1
- Sinh hoạt tổ theo chuyên đề:“ Tích hợp kiến thức giáo dục học sinh lớp 12 bảo vệ môi trường và tài nguyên”
- Cả tổ Địa
………
………
………
………
Lần 6 Tháng 2 - Sinh hoạt tổ theo chuyên đề:“ rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh trong chương trình địa lí thpt” - Cả tổ Địa ………
………
………
………
………
………
Lần 7 Tháng 3 - Sinh hoạt tổ theo chuyên đề:“ xây dựng kế hoạch tham quan địa lí để giáo dục học sinh bảo vệ di sản văn hóa địa phương” - Cả tổ Địa kết hợp với đoàn trường Lần 8 Tháng 4 - Sinh hoạt tổ theo chuyên đề:“thành lập câu lạc bộ địa lí ở trường thpt kết hợp địa phương giáo dục chính sách dân số ” -Cả tổ Địa kết hợp chính quyền địa phương ………
………
………
………
………
Lần 9 Tháng 5 - Sinh hoạt tổ theo chuyên đề:“xây dựng hệ thống trò chơi địa lí để giáo dục học sinh bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai ” - Cả tổ Địa 3/ NHỮNG ĐỀ XUẤT: a/ Với BGH: - Tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học - Cung cấp kinh phí cho hoạt động chuyên đề mua giấy, bút, in tranh ảnh,… b/ Với các thành viên trong tổ: - Các thành viên được phân công nhiệm vụ hoàn thành hồ sơ và lưu vào hồ sơ tổ chuyên môn - Đây là chuyên đề mới được áp dụng trong sinh hoạt chuyên môn nên có nhiều khó khăn, vì vậy giáo viên trong tổ cần thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm để chuyên đề đạt được kết quả cao
Trang 8CHỦ ĐỀ MINH HỌA TỔ ĐỊA LÝ XÂY DỰNG THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
CHỦ ĐỀ: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM
CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12 Nội
Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
Hiểu được đặc điểm của địa hình đồng bằng của nước ta và sự khác nhau giữa các đồng bằng
Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên khu vục đồi núi và đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế
xã hội
- Sử dụng bản đồ địa hình Việt Nam để làm
rõ một số đặc điểm chung của địa hình, đặc điểm và
sự phân bố các khu vực địa hình ở nước ta
Đánh giá được các mặt thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng đất ở mỗi vùng đồng bằng
- Hiểu được quá trình hình thành một số
- Đánh giá được giá trị kinh tế của các dạng địa hình và
hệ sinh thái ven biển
Vì sao sử dụng hợp lý tài nguyên Biển Đông, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai là chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển
Trang 9gió mùa của khí
hậu nước ta
- Nêu được biểu
có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
Phân tích được bảng
số liệu về nhiệt độ và lượng mưa
ở một số địa điểm ở nước ta
Giải thích được một
số hiện tượng tự nhiên của Việt Nam: gió fơn, gió mùa Đông Nam, tuyết ở Sapa, Lạng Sơn, Lào Cai , giải thích được sự chênh lệch nhiệt độ và biên độ nhiệt B-N
Biết được thiên
nhiên phân hoá
- Phân tích được đặc điểm của cảnh quan ba miền
tự nhiên ở nước ta : miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc
và Bắc Trung
Bộ, miền
Giải thích được đặc điểm của cảnh quan
ba miền tự nhiên ở nước ta : miền Bắc
và Đông Bắc Bắc
Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung
Bộ, miền Nam Trung
Bộ và Nam
Bộ
Vận dụng được để giải thích tại sao duyên hải MT có nhiều cảng nước sâu
Trang 102 Năng lực giải quyết vấn đề
3 Năng lực giao tiếp
4 Năng lực hợp tác
5 Tự quản lí
6 Năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt:
1 Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
2 Năng lực học tập tại thực địa
3 Năng lực sử dụng bản đồ
4 Năng lực sử dụng ảnh, hình vẽ, mô hình
1 Câu hỏi nhận biết
Câu A Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam
Gợi ý trả lời:
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
Câu B.Nêu đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc
- Ở tả ngạn sông Hồng
- Đồi núi thấp chiếm ưu thế, địa hình thấp dần từ TB xuống ĐN
- Núi hướng vòng cung, có 4 cánh cung lớn, chụm đầu ở Tam đảo, mở ra về phía bắc và đông
2 Câu hỏi thông hiểu
So sánh địa hình đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Trang 11Tiêu chí Đồng bằng Sông
Hồng
Đồng bằng sông Cửu
Long Nguồn gốc hình
thành
Sông Hồng và sông Thái Bình
Sông Tiền và sông Hậu
Địa hình
Cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển, bị chia cắt thành nhiều ô
Địahình thấp, phẳng hơn, kênh rạch chằng chịt
Đất đai
Vùng trong đê không được phù bồi đắp hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước
Vùng ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm
2/3 diện tích là đất phèn, đất mặn
3 Câu hỏi vận dụng thấp
Dựa vào Átlát Địa lí VN và kiến thức đã học, hoàn thành bảng sau:
4.Câu hỏi vận dụng cao
Dựa vào Átlát và kiến thức của mình, cho biết huyện Định Quán thuộc
dạng địa hình nào?
Gợi ý trả lời: địa hình bán bình nguyên
5 Câu hỏi định hướng năng lực
Câu 1.Bằng kiến thức địa lý đã học, em hãy giải thích nguyên nhân tạo thành đá ba chồng ở thị trấn huyện Định Quán
Trang 12GỢI Ý TỔ CHỨC DẠY HỌC (bài 6-7)
Mức độ
nhận thức Kiến thức, kĩ năng
PP/KT dạy học
Hình thức dạy học
địa
Phương pháp phát vấn, giải thích
Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ Átlát
- Hiểu được đặc điểm của địa hình đồng bằng của nước ta và sự khác
nhau giữa các đồng bằng
Phương pháp động não Nhóm
Vận dụng
thấp
- Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên khu vục đồi núi và đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế xã hội
- Sử dụng bản đồ địa hình Việt Nam để làm rõ một số đặc điểm chung của địa hình, đặc điểm và
sự phân bố các khu vực địa hình ở nước ta
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
Cả lớp
Cặp đôi
Vận dụng
cao
Đánh giá được các mặt thuận lợi
và khó khăn trong việc sử dụng
đất ở mỗi vùng đồng bằng
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề Cả lớp
Trang 13(bài 8)
Mức độ
nhận thức Kiến thức, kĩ năng
PP/KT dạy học
Hình thức dạy học
Nhận biết
- Biết diện tích ; trình bày được một số đặc điểm của Biển Đông
và vùng biển nước ta
- Biết nước ta có nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng ; một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta ; sự cần thiết
phải bảo vệ môi trường biển
Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ- Átlát
- Hiểu được quá trình hình thành
một số dạng địa hình ven biển
Phương pháp động não Phương pháp đàm thoại gợi
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
Quan sát atlat, giải thích Nhóm
(bài 9-13)
Mức độ
nhận thức Kiến thức, kĩ năng
PP/KT dạy học
Hình thức dạy học
- Nêu được đặc điểm của cảnh quan ba miền tự nhiên ở nước ta :
Đàm thoại gợi mở, giải thích, chứng minh
Cả lớp,
cá nhân, nhóm
Trang 14Mức độ
nhận thức Kiến thức, kĩ năng
PP/KT dạy học
Hình thức dạy học
miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Công nghệ thông tin Nhóm,
Vận dụng
thấp
- Phân tích được đặc điểm của cảnh quan ba miền tự nhiên ở nước ta : miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Giải thích được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra đã phá hoại sản xuất, gây thiệt hại về người và của
- Phân tích được bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa ở một số địa điểm ở nước ta
Đàm thoại gợi mở
Nhóm,cá nhân
Cả lớp
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1 Câu hỏi nhận biết
Câu A.Nêu khái quát về biển đông
2 Câu hỏi thông hiểu
Câu A.Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta
Câu B.Em hãy kể tên một vài khoáng sản do biển Đông mang lại cho nước ta?
3 Câu hỏi vận dụng thấp
Trang 15Dựa vào át lát và kiến thức thực tiễn em kể tên môt số bãi biển đẹp ở nước ta?
4 Câu hỏi vận dụng cao
Câu A Em kể tên hệ thống đầm phá lớn nhất nước ta?
Gợi ý trả lời: Hệ thống đầm phá Tam Giang, Cầu Hai ở Huế
Câu B.Vì sao Việt Nam cùng vĩ độ như một số nước ở Tây Á, Bắc Phi nhưng Việt Nam không có hoang mạc?
Gợi ý trả lời: Do hình thể Việt Nam kéo dài và hẹp ngang, có ba mặt giáp biển nên Việt Nam không khô hạn như một số quốc gia cùng vĩ độ ở Tây Á
nên dạng địa hình nào ở nước ta?
Đáp án: Địa hình caxtơ như động Phong Nha, Thiên Đường ở tỉnh Quãng Bình
E.Câu hỏi định hướng năng lực và gắn với thực tiễn
Qua câu thơ “ Nỗi niềm chi rứa Huế ơi?
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên”
Bằng kiến thức địa lý đã học, em hãy giải thích hiện tượng này ?
Gợi ý trả lời: Huế lượng mưa cao nhất cả nước 3000mm/năm do dãy Bạch
Mã chắn gió, ảnh hưởng hai luồng gió trong năm lượng ẩm cao đó là gió mùa Tây Nam và gió tín phong bắc bán cầu