Sinh hoat cum Dia ly

32 205 0
Sinh hoat cum Dia ly

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT LONG AN Trường: THCS - THPT Mỹ Quý Thực hiện: Tổ Lịch sử - Địa lý trường THCS-THPT Mỹ Quý NỘI DUNG BÁO CÁO – THẢO LUẬN 1. Phương pháp giảng dạy học sinh yếu kém và học viên hệ GDTX đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp. ( THPT Đức Huệ) 2. Phương pháp rèn luyện kỹ năng Atlat cho học sinh yếu kém và học viên hệ GDTX hiệu quả. ( THCS- THPT Mỹ Bình) 3. Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh yếu kém và học viên hệ GDTX hiệu quả. (THPT An Ninh) 1. Phương pháp giảng dạy học sinh yếu kém và học viên hệ GDTX đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp 1. Xác định đối tượng đây là học sinh yếu kém và học viên hệ GDTX 2. GV cần nhiệt tình, tận tụy, quan tâm, có tinh thần trách nhiệm 3. Nội dung bài học cần ngắn gọn 4. Hướng dẫn học sinh khai thác triệt để kiến thức trong Atlat 5. Rèn luyện những kỹ năng cơ bản về vẽ và nhận xét biểu đồ, bảng số liệu 6. Tạo bầu không khí thoải mái, sinh động trong tiết học 7. Làm cho các em yêu thích môn Địa lý 8. Hạn chế tạo áp lực cho các em 9. Khuyến khích các em xung phong trong kiểm tra bài cũ, hoặc phát biểu xây dựng bài mới 10. Lắng nghe ý kiến học sinh, có thái độ tôn trọng và động viên các em. 11. Cần phải có tiết phụ đạo để củng cố kiến thức cho học sinh. 2. Phương pháp rèn luyện kỹ năng Atlat cho học sinh yếu kém và học viên hệ GDTX hiệu quả - GV phải nắm rõ nội dung trong từng trang Atlat. (1 trang Atlat có thể dạy được nhiều bài, hay 1 bài phải sử dụng nhiều trang Atlat) - GV yêu cầu học sinh phải có Atlat từ đầu năm học. - GV hướng dẫn HS đọc kĩ trang kí hiệu chung và tìm hiểu trang mục lục: bắt buộc các em thuộc 1 số kí hiệu hình học quan trọng: than, dầu mỏ, khí tự nhiên,sắt, thiếc …đặc biệt để đọc được các bản đồ tự nhiên các em phải nắm được bảng màu phân tầng địa hình về độ cao, độ sâu. - GV hướng dẫn các em nắm được các nhóm kí hiệu chúng được thể hiện ở những nội dung nào trong Atlat. - Hướng dẫn các em xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, qui mô, vị trí các đối tượng địa lí trên lãnh thổ. - GV nên lưu ý cho các em một số biểu đồ trong Atlat: trong biểu đồ có các số liệu bổ trợ kiến thức và để các em biết được cách vẽ các dạng biểu đồ. 2. Phương pháp rèn luyện kỹ năng Atlat cho học sinh yếu kém và học viên hệ GDTX hiệu quả - Khi khai thác nội dung Atlat phần Địa lí tự nhiên GV hướng dẫn các em xác định các mối liên hệ trên bản đồ: địa hình ảnh hưởng đến khí hậu, đất, dòng chảy,  tiềm năng phát triển kinh tế. - Khi khai thác nội dung Atlat phần Địa lí dân cư và Địa lí các ngành kinh tế GV lưu ý các em về cỡ chữ, màu chữ và các biểu đồ. - GV hướng dẫn các em phải so sánh, kết hợp SGK khi sử dụng Atlat - Hướng dẫn các em khai thác nội dung từng trang có liên quan đến phần lý thuyết để các em đỡ phải học thuộc lòng. - Nhắc nhỡ các em sử dụng Atlat khi học bài - Thường xuyên cho các em sử dụng Atlat: bắt buộc các em sử dụng Atlat khi kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút, 1 tiết, khi khai thác nội dung bài mới… - Trong nhiều trường hợp, học sinh phải kết hợp nhiều trang trong Atlat để trình bày về một lãnh thổ địa lí cụ thể. VD: Dựa vào trang 4,5 hành chính: GV dùng để khai thác kiến thức: bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ *Vị trí địa lí: nước ta nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. - Hệ tọa độ địa lý đất liền, trên biển * Lãnh thổ Vùng đất: - Đường biên giới trên đất liền tiếp giáp các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia - Đường bờ biển dài 3260 km, cong hình chữ S - Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa Vùng biển: - Tiếp giáp vùng biển 8 nước - Diện tích khoảng 1 triệu km 2 - Trên biển: Kéo dài tới vĩ độ 6 0 50’B, kinh độ từ khoảng 101 0 Đ đến trên 117 0 20’Đ Vùng trời: Khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ. * Ý nghĩa về kinh tế: + Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng + Vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu hợp tác phát triển kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới + Là cửa ngõ mở lối ra biển cho Lào, Đông Bắc Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc. + Tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ. - Trong trang này còn thể hiện các TP. Trực thuộc Trung Ương bài 18: Đô thị hóa Các thành phố có dấu* - Hoặc kể tên các đảo, quần đảo: bài 42 vấn đề phát triển KT, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo VD: Để dạy bài 6,7 Đất nước nhiều đồi núi GV hướng dẫn các em khai thác nhiều trang Atlat và biết vận dụng Atlat để học bài. Dựa vào Atlat các em có thể khai thác được các nội dung: - Đặc điểm chung của địa hình - So sánh các vùng núi: Đông Bắc với Tây Bắc, Trường Sơn Bắc với Trường Sơn Nam, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO SỬ DỤNG ATLAT Câu 1: Dựa vào Atlat và kiến thức đã học:Nêu đặc điểm vị trí địa lí nước ta. Đặc điểm đó có tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của nước ta? Câu 2: Dựa vào Atlat, xác định trên đất liền, trên biển nước ta giáp với các nước nào? Câu 3: Dựa vào Atlat, xác định các tỉnh và thành phố của nước ta giáp biển lần lượt từ bắc vào Nam Câu 4: Xác định trên bản đồ 3 tỉnh có diện tích lớn nhất, 3 tỉnh có diện tích nhỏ nhất nước ta Câu 5: Căn cứ bảng số liệu ở trang 5 hãy tính mật độ dân số năm 2011 của một số tỉnh và TP sau đây: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Kon Tum, Đồng Nai, Cần Thơ Câu 6: Dựa vào atlat, hãy so sánh đặc điểm tự nhiên của vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, Trường sơn Bắc và Trường Sơn Nam Câu 7: Dựa vào atlat và kiến thức đã học: hãy chứng minh thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo hướng Bắc Nam Câu 8: Dựa vào atlat: a. Nhận xét sự phân bố các đô thị có quy mô từ 100.000 người trở lên ở nước ta và giải thích nguyên nhân. b. Kể tên 5 thành phố trực thuộc trung ương. c. Kể tên 6 đô thị có dân số lớn nhất nước ta? Trong đó đô thị nào trực thuộc tỉnh? Câu 9: Dựa vào atlat, hãy kể tên các vùng nông nghiệp có cây cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng. Giải thích tại sao cà phê được trồng nhiều ở nơi đó? Câu 10: Dựa vào atlat, kể tên các vùng nông nghiệp có cây chè là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng. Giải thích tại sao cây chè được trồng nhiều ở đó? Câu 11: Dựa vào atlat hãy kể tên các vùng nông nghiệp ở nước ta và nêu các sản phẩm chuyên môn hóa của từng vùng. Câu 12: Dựa vào atlat, kể tên các nhà máy thủy điện (nhiệt điện) có công suất: trên 1000 MW. Giải thích sự phân bố của các nhà máy thủy điện và nhiệt điện. Câu 13: Dựa vào atlat kể tên 10 trung tâm công nghiệp có ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Giải thích sự phân bố đó. Câu 14: Dựa vào atlat, kể tên 6 trung tâm công nghiệp lớn nhất Việt Nam. Giải thích tại sao Tp HCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước? . . nghe ý kiến học sinh, có thái độ tôn trọng và động viên các em. 11. Cần phải có tiết phụ đạo để củng cố kiến thức cho học sinh. 2. Phương pháp rèn luyện kỹ năng Atlat cho học sinh yếu kém và. 3. Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh yếu kém và học viên hệ GDTX hiệu quả. (THPT An Ninh) 1. Phương pháp giảng dạy học sinh yếu kém và học viên hệ GDTX đạt kết quả cao trong. đối tượng đây là học sinh yếu kém và học viên hệ GDTX 2. GV cần nhiệt tình, tận tụy, quan tâm, có tinh thần trách nhiệm 3. Nội dung bài học cần ngắn gọn 4. Hướng dẫn học sinh khai thác triệt

Ngày đăng: 11/02/2015, 23:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Slide 1

  • Slide 2

  • Slide 3

  • Slide 4

  • Slide 5

  • Slide 6

  • Slide 7

  • Slide 8

  • Slide 9

  • Slide 10

  • Slide 11

  • Slide 12

  • Slide 13

  • Slide 14

  • Slide 15

  • Slide 16

  • Slide 17

  • Slide 18

  • Slide 19

  • Slide 20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan